Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ NÔNG SẢN

PHẠM VĂN TUYỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
NÔNG SẢN” do PHẠM VĂN TUYỀN, sinh viên khóa 32, ngành quản trị kinh doanh,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

Thầy. LÊ VĂN MẾN
Người hướng dẫn

Ngày

tháng



năm 2010

Chủ tich hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm 2010

Ký tên, ngày tháng năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cảm ơn sâu sắc đến Bố - Mẹ của con và những người thân
trong gia đình đã luôn động viên, cổ vũ giúp con vững bước trong cuộc sống và trên
con đường học tập mình.
Tôi xin cảm ơn đến quý Thầy – Cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt là
quý Thầy – Cô trong khoa Kinh Tế đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức trong
học tập cũng như những kinh nghiêm, lời khuyên quí báu trong cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Mến đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân
viên công ty cổ phần Vật Tự Nông Sản, đặc biệt là các Anh – Chị phòng Tổ chức –
Hành chính đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập.
Ngoài ra tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn quan tâm và giúp đỡ
tôi trong cuộc sống hàng ngày.
Cuối cùng, tôi xin chúc toàn thể quý Thầy - Cô trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM cùng toàn thể bạn bè và những người thân luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc
và thành đạt trong cuộc sống.


TP. Hồ Chí Minh, 12/07/2010

Phạm Văn Tuyền


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM VĂN TUYỀN. Tháng 7 năm 2010. “Phân Tích Thực Trạng Quản Trị
Nguồn Nhân Lực tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Nông Sản (APROMACO)”.
PHAM VAN TUYEN. July 2010. “Analysis Human Resource Management
at Agricultural Products and Materials Joint Stock Company (APROMACO)”.
Trong môi trường kinh doanh khó khăn và phức tạp như hiện nay, các doanh
nghiệp phải luôn tìm ra những hướng phát triển riêng cho mình, để có thể tạo được vị
chỗ đứng trong lòng khách hàng. Mà muốn phát triển thì doanh nghiệp phải không
ngừng cải tiến những tiềm năng nội lực của mình, trong đó quản trị nguồn nhân lực là
một trong những vấn đề then chốt đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công
ty cổ phần Vật Tư Nông Sản.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng tại Công ty, tác giả thấy còn
một số vấn đề cần được cải thiện trong chính sách thu hút, tuyển dụng và bố trí nhân
sự. Công ty cần chú ý đến những nguồn tuyển dụng khác nhau, không nên chú trọng
vào một nguồn tuyển dụng nào. Khi đã tuyền dụng thì cần phải tìm hiểu và đánh giá
đúng năng lực của nhân viên mới để bố trí công việc phù hợp với họ. Trong quá trình
làm việc, Công ty cần phải thường xuyên tổ chức và đào tạo để nâng cao tay nghề cho
nhân viên của mình, tránh tình trạng có chậm phát triển công nghệ, kỹ thuật với xu thế
phát triển của xã hội. Công tác duy trì nguồn nhân lực của Công ty cũng cần được cải
thiện để cho những người lao động cảm thấy yên tâm vào lao động sản xuất, tạo ra
năng suất hiệu quả cao cho Công ty.
Từ những nghiên cứu và tìm hiều tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp để
nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho Công ty.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2

4

2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty

4

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty

4

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển


4

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

5

2.2.1. Chức năng

5

2.2.2. Nhiệm vụ

5

2.3. Một số lĩnh vực kinh doanh của Công ty

6

2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

7

2.4.1. Cơ cấu

7

2.4.2. Chức năng của từng bộ phận

9


2.5. Tình hình nhân lực của Công ty

10

2.5.1. Đặc điểm nhân lực

10

2.5.2 Kết cấu lao động qua 2 năm 2008 – 2009

11

2.5.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCVN, LĐ

12

2.6. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua của Công ty.

12

2.6.1. Cơ sở vật chất của Công ty.

12

2.6.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm

13

v



2.7. Thuận lợi và khó khăn của Công ty

14

2.7.1. Thuận lợi

14

2.7.2. Khó khăn

15

CHƯƠNG 3

16

3.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực

16

3.1.1. Khái niệm

16

3.1.2. Vai trò, ý nghĩa

16


3.2. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực

17

3.2.1. Thu hút nguồn nhân lực

18

3.2.2. Đào tạo và phát triển

19

3.2.3. Duy trì nguồn nhân lực

20

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác ĐT và PT nguồn NL trong CTy

24

3.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong.

24

3.3.2.Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

25

3.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả quản trị nhân lực


27

3.5. Phương pháp nghiên cứu

28

3.5.1. Phương pháp phân tích

28

3.5.2. Phương pháp chọn mẫu

28

3.5.3. Phương pháp phân tích số liệu.

29

CHƯƠNG 4

30

4.1 Phân tích hoạt động thu hút, tuyển dụng, bố trí nhân sự

30

4.1.1. Tình hình phân tích công việc

30


4.1.2. Tình hình tuyển dụng

30

4.1.3. Bố trí nhân sự

36

4.2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

37

4.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

37

4.2.2. Đánh giá hiệu quả chính sách đào tạo

41

4.3. Phân tích thực trạng sử dụng và duy trì nguồn nhân lực

43

4.3.1. Hệ thống đánh giá năng lực nhân viên.

43

4.3.2 Tình hình trả công lao động.


45

4.3.3. Chính sách trợ cấp, phúc lợi của Công ty

48

4.3.5. Quan hệ trong lao động

52
vi


4.3.6. Đánh giá chính sách duy trì nguồn nhân lực tại Công ty.

54

4.4. Đánh giá chung về mức độ thỏa mãn của NLĐ

55

4.5. Phân tích kết quả và hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty.

56

4.5.1.Mối quan hệ giữa tiền lương BQ và năng suất BQ

56

4.5.2. Hiệu quả sử dụng lao động qua 2 năm 2008 - 2009


57

4.6. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác QTNS tại Công ty Apromaco

58

4.6.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực.

58

4.6.2. Hoàn thiện công tác đào tạo tại công ty

60

4.6.3. Hoàn thiện công tác về động viên và duy trì

62

CHƯƠNG 5

65

5.1.Kết luận

65

5.2. Kiến nghị

65


5.2.1 Đối với công ty

65

5.2.2 Về phía Nhà nước

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban giám đốc

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình quân

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CPTL

Chi phí tiền lương

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CTy

Công ty

DT

Doanh thu

ĐVT


Đơn vị tính



Lao động

LN

Lợi nhuận

MQH

Mối quan hệ

NLĐ

Người lao động

NSBQ

Năng suất bình quân

NSLĐ

Năng suất lao động

QL

Quỹ lương


QTNS

Quản trị nhân sự

TL

Tiền lương

TNBQ

Thu nhập bình quân

TP

Thành phố

TS

Tần số

XNK

Xuất nhập khẩu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Kết Cấu Lao Động Qua 2 Năm 2008 – 2009

11

Bảng 2.2. Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ của CBCNV, LĐ

12

Bảng 2.3. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 Năm 2008 - 2009

14

Bảng 4.1. Nguồn Cung Ứng Lao Động của Công Ty

33

Bảng 4.2. Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Qua 2 Năm 2008 – 2009

34

Bảng 4.3. Kinh Phí Tuyển Dụng Bình Quân Trên Người của 2 Năm 2008 – 2009

34

Bảng 4.4. Đánh Giá Cách Bố Trí Nhân Sự của NLĐ

37

Bảng 4.5. Kết Quả Đào Tạo Kỹ Năng Tay Nghề của Công Ty


40

Bảng 4.6. Chi Phí Đào Tạo Trung Bình Cho Một LĐ qua 2 Năm 2008 – 2009

40

Bảng 4.7. Các Khoản Chi Phí Đào Tạo

43

Bảng 4.8. Mức Độ Đánh Giá của NLĐ về Khả Năng Đánh Giá Năng Lực Hiện Tại của
Công Ty

44

Bảng 4.9. Mức Độ Đánh Giá của NLĐ về NQ, QĐ Đối với LĐ trong CTy

47

Bảng 4.10. Kết Quả Trợ Cấp, Phúc Lợi của NLĐ tại Công ty Qua 2 Năm

48

Bảng 4.11. Quy Định về Giờ Giấc Làm Việc của CBCNV, LĐ

51

Bảng 4.12. Mức Độ Đánh Giá của NL Đ về Thời Gian Làm Việc và Nghỉ Ngơi

52


Bảng 4.13. Cơ Cấu Lao Động Theo Thâm Niên Qua 2 Năm 2008 – 2009

54

Bảng 4.14. Số Lao Động Nghỉ Việc Năm 2008 – 2009

55

Bảng 4.15. Tỷ Lệ Đánh Giá Chung về Mọi Vấn Đề Hiện Tại của NLĐ

56

Bảng 4.16. Các Chỉ Tiêu về Tiền Lương BQ và Năng Suất BQ

57

Bảng 4.17. Hiệu Quả Sử Dụng LĐ Qua 2 Năm 2008 – 2009

58

Bảng 4.18. Kinh Phí Dự Trù cho Một Lần Đào Tạo

61

Bảng 4.19. Kinh Phí Dự Trù cho Một Hội Thi Tay Nghề Giỏi

62

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty

8

Hình 2.2. Biến Động Lao Động Qua Các Năm

10

Hình 3.1. Sơ Đồ Lợi Ích của Phân Tích Công Việc

18

Hình 3.2. Hệ Thống Đánh Giá Năng Lực Thực Hiện Công Việc của Nhân Viên

21

Hình 3.3. Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công trong Các Doanh Nghiệp

22

Hình 3.5. Mô Hình Quản Trị Nguồn Nhân Lực

24

Hình 4.1. Quá Trình Tuyển Dụng


31

Hình 4.2. Tỷ Lệ Đánh Giá về Mức Độ Hài Lòng của NLĐ với Công Việc Hiện Tại 36
Hình 4.3. Mức Độ Thăng Tiến của NLĐ tại Công Ty

39

Hình 4.4. Mức Độ Đánh Giá của NLĐ về Việc Áp Dụng Kiến Thức Từ Khóa
Đào Tạo Vào Công Việc

42

Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Công Việc

44

Hình 4.6. Mức Độ Đánh Giá về Tiền Lương Hiện Tại của NLĐ

46

Hình 4.7. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về Kỳ Hạn Thanh Toán Lương của Công Ty

47

Hình 4.8. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về Chính Sách Trợ Cấp, Phúc Lợi của CTy

49

Hình 4.9. Mức Độ Đánh Giá của NLĐ về Y Tế, An Toàn và BHLĐ của Công Ty


50

Hình 4.10. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về Điều Kiện Làm Việc tại Công Ty

51

Hình 4.11. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về MQH Giữa Các Đồng Nghiệp

53

Hình 4.12. Tỷ Lệ Đánh Giá của NLĐ về MQH Giữa NLĐ với Nhà Lãnh Đạo

53

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Thăm Dò CBCNV, LĐ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường kinh doanh
ngày càng biến động, phức tạp và rủi ro. Xu thế khu vực hóa toàn cầu hóa đang diễn ra
mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin đã làm thay đổi hình thức kinh

doanh và môi trường xã hội một cách nhanh chóng. Điều này, tạo ra cơ hội lẫn thách
thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt
với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp phải không ngừng cải tiến công tác quản lý các tiềm năng nội lực của mình để
nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quan
trọng nhất.
Chính vì vậy một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù là doanh nghiệp tư nhân hay
doanh nghiệp Nhà nước muốn tồn tại và phát triển để hòa nhập với nền kinh tế khu
vực và nền kinh tế thế giới, đều phải quan tâm đồng bộ đến hệ thống chiến lược cơ bản
về tổ chức, công nghệ, con người. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay đòi
hỏi các doanh nghiệp phải biết phát huy tối đa các nguồn lực của mình nhất là nguồn
lực con người. Nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định sự thành bại của một
doanh nghiệp hay một công ty. Như Giáo sư Tiến sĩ Letter C. Thurow – nhà kinh tế và
quản trị học thuộc viện công nghệ kỹ thuật Matsachuset (MIT) đã nói : “ Điều quyết
định cho sự tồn tại và phát triển Công ty là những con người mà Công ty đang có. Đó
phải là những con người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hóa và
biết cách làm việc có hiệu quả…”
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của Công ty và tầm quan trọng của công tác Quản
trị nhân lực trong kinh doanh và được sự cho phép của Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế
trường Đại học Nông Lâm cùng ban lãnh đạo của Công ty, tôi xin được thực hiện đề


tài : “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN” để làm luận văn tốt nghiệp đại học. Với mong
muốn giúp cho Công ty có cái nhìn tổng quát về thực trạng quản lý nhân lực để từ đó
đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức – quản trị nguồn nhân lực cho
sự phát triển của Công ty.
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng quản trị nguồn nhân lực của Công ty

thông qua số liệu thu thập từ các phòng ban đồng thời kết hợp bảng câu hỏi phỏng vấn
với người lao động tại Công ty. Từ số liệu sơ cấp và thứ cấp thu được tiến hành phân
tích để hiểu rõ về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty, trên cơ sở đó đề ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty, góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế cho Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích hoạt động thu hút, tuyển dụng, bố trí nhân sự.

-

Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân lực.

-

Phân tích thực trạng sử dụng và duy trì nguồn nhân lực của Công ty.

-

Phân tích kết quả và hiệu quả quản trị nhân lực tại Công ty.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian : Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Vật Tư Nông Sản.
- Về thời gian : Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010.
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1 : Mở Đầu, nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu và cấu trúc
của đề tài nghiên cứu.
Chương 2 : Tổng quan về Công ty, trước hết ta đi vào khái quát tình hình hoạt động
của Công ty gồm : Lịch sử hình thành, cơ cấu bộ máy quản lý, đánh giá chung về tình

hình lao động của Công ty, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chương 3 : Nội dung và phương pháp nghiên cứu, đi vào cơ sở lý luận về quản trị
nhân lực, vận dụng những kiến thức liên quan vào đề tài nghiên cứu.
2


Chương 4 : Kết quả và thảo luận
Phân tích các hoạt động thu hút, tuyển dụng, duy trì, đào tạo và phát triển nhân lực mà
Công ty đã thực hiện. Đánh giá sự hài lòng, thỏa mãn của người lao động đối với công
việc hiện tại. Phân tích kết quả và hiệu quả quản trị nhân lực thông qua các chỉ tiêu
tiền lương bình quân, năng suất bình quân, … Từ đó đề xuất mốt số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại xí nghiệp.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị, nêu kết luận tổng quan về kết quả nghiên cứu và
đưa ra những kiến nghị đối với Công ty và Nhà nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty
Công ty cổ phần Vật Tư Nông Sản (Apromaco), trước đây là công ty Vật Tư
Nông Sản thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được cổ phần hoá tháng 11
năm 2005 là một trong những doanh nghiệp chuyên doanh phân bón lớn nhất Việt
Nam.
Trụ sở chính: 14 Ngô Tất Tố, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 35111290
Fax: (04) 35132391

Email:
Website: www.apromaco.vn
Logo:
Mã số thuế: 0100514947
Tổng số vốn điều lệ ( Vốn CSH) của công ty :1000.000.000.000 VND
Vốn nhà nước góp: 17.560.380.000 VND, chiếm tỷ lệ: 17,56%
Vốn chủ sở hữu của các cổ đông 82.439.380.000 VND, chiếm tỷ lệ: 82,44%
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1990 Công ty Vật Tư Nông Sản (Apromaco) được thành lập theo quyết
định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Apromaco là thành
viên của Tổng công ty vật tư Nông nghiệp Việt Nam (VIGECAM)


Năm 1997 Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn có quyết định sát nhập
công ty vật tư dịch vụ Nông nghiệp và công ty vật tư Nông nghiệp 2 Hà Bắc vào công
ty Vật Tư Nông Sản để trở thành công ty có qui mô lớn hơn, hoạt động sản xuất kinh
doanh được mở rộng hơn.
Năm 2005 Apromaco được cổ phần hoá theo Quyết định số 3037/BNNDMDN ngày 3/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.2.1. Chức năng
Chức năng sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là:
1. Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng : phân bón, vật tư nông nghiệp,
lương thực, thực phẩm, nông sản, vật liệu xây dựng
2. Sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản
3. Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng làm bằng chất dẻo
4. Sản xuất, in ấn, mua bán, xuất nhập khẩu bao bì
5. Kinh doanh bất động sản
6. Xây dựng công trình dân dụng giao thông
7. Đầu tư, kinh doanh nhà
8. Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa

9. Kinh doanh các sản phẩm hóa chất, sulphuric acid
10. Kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển, đường sông, đường bộ
11. Thăm dò khai thác chế biến và kinh doanh khoáng sản
2.2.2. Nhiệm vụ
ƒ Công ty cổ phần Vật Tư Nông Sản ngay từ ngày đầu mới thành lập được Bộ
Thương mại giao nhiệm vụ XNK trực tiếp hàng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
hàng tiêu dùng thiết yếu. Công ty đã chủ động xây dựng phương án kinh doanh và
thực hiện thành công kế hoạch 5 năm lần thứ nhất qua đó tạo ra chuyển biến cơ bản,
tạo đà cho kế hoạch 5 năm lần thứ 2.

5


ƒ Với hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện, và mạng lưới đại lý trên toàn quốc,
Apromaco cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại phân bón và vật tư nông nghiệp phục vụ
nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên cả nước. Với phương châm là “người bạn đồng
hành tin cậy của người nông dân” các sản phẩm phân bón do Apromaco cung cấp đó
được khẳng định uy tín về chất lượng và sự tín nhiệm trên thị truờng. Ngoài việc cung
ứng phân bón, Apromaco cũng tổ chức các khóa đào tạo, khuyến nông, hướng dẫn và
trợ giúp người nông dân trong việc sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao nhất.
ƒ Thực hiện chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước, nhằm huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và tài nguyên của đất nước, tạo thêm việc làm,
phát huy nội lực và xây dựng cho mình một mô hình phát triển đa dạng ở các lĩnh vực
khác nhau.
2.3. Một số lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Với chức năng là doanh nghiệp chuyên kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu,
xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm…theo quyết định cấp ngày 10/11/2005 của Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất
và xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản (phân bón, bao bì…)

Hiện nay các ngành nghề kinh doanh của Công ty là:
a) Kinh doanh phân bón


Trong năm 2007, Apromaco đã bán được 600.000 tấn phân bón các loại, bao

gồm UREA, Ammonium Sulfate, Kali, DAP, MAP, NPK…
• Apromaco có mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ với những nhà kinh doanh và
sản xuất phân bón lớn trên thế giới như: Keytrade, Agrosin, Transammonia, Toepfer,
Mekatrade, Liven Agrichem, Mitsui, Samsung, Belarusian Potash Company…
• Apromaco cũng bán các sản phẩm của mình thông qua các kênh phân phối trực
tiếp: Các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc thông qua mạng lưới đại lý rộng khắp
trên khắp Việt Nam.
• Apromaco đang xây dựng nhà máy sản xuất Supe Lân và NPK tại tỉnh Lào Cai,
Việt Nam. Tổng giá trị đầu tư cho giai đoạn đầu tiên là 10 triệu USD. Nhà máy có

6


công suất 200.000 tấn Supe Lân/năm và 200.000 tấn NPK/năm. Công trình này sẽ
hoàn thành vào cuối năm 2008.
b) Kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Apromaco xây dựng một Liên doanh tại tỉnh Bình Định để sản xuất tất cả các
loại thức ăn gia súc. Số vốn đăng ký của liên doanh này là 7 triệu USD và sản xuất
khoảng 150.000 tấn/năm
c) Kinh doanh bao bì
Apromaco sở hữu một nhà máy sản xuất bao bì với tổng diện tích là 20.000m2.
Nhà máy sản xuất 30 triệu bao PP/PE chất lượng cao mỗi năm.
d) Kinh doanh vận tải
Với đội tàu biển và xe tải mới, Apromaco cũng tham gia vào dịch vụ vận

chuyển. Cùng với sự phát triển của Công ty, Apromaco có kế hoạch tăng cường năng
lực vận chuyển lên tới hàng triệu tấn vào năm 2010.
e) Kinh doanh bất động sản
• Apromaco đang thực hiện một dự án khu đô thị mới tại TP. Nha Trang, tỉnh
Khánh Hoà. Diện tích 30ha được dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, biệt thự, khu
đô thị mới…Tổng trị giá đầu tư cho dự án này là 20 triệu USD.
• Apromaco cũng đang thực hiện hai dự án xây dựng “Trung tâm thương mại” tại
TP. Thái Bình và TP. Lào Cai. Mỗi dự án trị giá 7 triệu USD.
f) Kinh doanh tổng hợp
Ngoài phân bón là mặt hàng buôn bán chủ yếu của Công ty, Apromaco cũng
đang mở rộng kinh doanh ra các loại hàng hoá khác để phục vụ đời sống và sản xuất.
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.4.1. Cơ cấu
Cơ cấu tổ chức quản trị của từng doanh nghiệp không nhất thiết phải giống
nhau và phụ thuộc vào đặc điểm riêng từng doanh nghiệp để xây dựng được cơ cấu tổ
chức quản trị phù hợp với mục tiêu của từng doanh nghiệp.
Từ những nhiệm vụ, chức năng, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, đòi
hỏi phải có bộ máy quản lý và sản xuất hợp lý thì mới sản xuất kinh doanh có hiệu
quả. Căn cứ vào quy trình sản xuất và tình hình thực tế sản xuất kinh doanh. Công ty
cổ phần Vật Tư Nông Sản tổ chức bộ máy quản lý sản xuất như sau:
7


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty
Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm Soát
Tổng Giám Đốc

Phó
Tổng Giám Đốc


Phòng Tổ Chức
Hành Chính

VPĐD
Quảng
Nình

BQLDA
Nam
Vĩnh
Hải

BQLDA
Super
Lân

Cửa Hàng
KHTH
Cầu Giấy

Phòng Kế Hoạch
Kinh Doanh

Phòng Kế Toán
Tài Chính

Chinh Nhánh
Thái Bình


Chi Nhánh Bắc
Giang

VPĐD
Lào
Cai

BQLDA
TĂCN
&
CBNS

Cửa Hàng
KHTH
Ngọc Hồi

Phó
Tổng Giám Đốc

Phó
Tổng Giám Đốc

VPĐD
Hải
Phòng

Chi Nhánh Bao
Bì Hà Nội

VPĐD

Quy
Nhơn

VPĐD
Đà
Nẵng

BQLD
A
TTM
VTNS
Hà Nội

BQLDA
TTTM
Thái
Bình

CH 61
Trường
Chinh

Cửa Hàng
KHTH
Văn Điển

VPĐD
TP
HCM


VPĐD
CHDCND
Lào

Tổ Công
Tác
Móng
Cái

Tổ Công
Tác Cái
Lân

Đại lý
Các Tỉnh

Đại Lý
Bán Lẻ

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
8


2.4.2. Chức năng của từng bộ phận
Hội đồng quản trị :
Là bộ phận quản trị cao nhất của công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt động
của tổng công ty trong hiện tại và các kế hoạch trong tương lai.
Ban kiểm soát:
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập

báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của
công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ
đông tại cuộc họp thường niên. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty,
các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy
cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông
hoặc nhóm cổ đông.
Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về
tài chính kế toán, kiểm toán.
Các phó giám đốc:
Giúp giám đốc quản lý điều hành các mảng hoạt động mà ban giám đốc giao
phó, đồng thời thay mặt giám đốc để quản lý điều hành các công việc khi được ủy
quyền.
Phòng Tổ chức – Hành chính:
Tham mưu, quản lý công tác tổ chức đối với doanh nghiệp, công tác cán bộ,
công tác lao động tiền lương, công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện chế độ chính
sách trong công ty.
Quản lý điều hành mọi hoạt động hành chính – quản trị của khối cơ quan Công
ty.
Phòng Kế toán – Tài chính
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là giúp giám đốc kiểm tra chỉ đạo, điều hành các
hoạt động tài chính tiền tệ của Công ty và các đơn vị cơ sở. Tiến hành các hoạt động
về quản lý, tính toán hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cân đối giữa vốn và nguồn
9


vốn, kiểm tra việc bảo vệ sử dụng sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm
quyền chủ động tài chính của Công ty.
Phòng kế hoạch kinh doanh
Tham mưu cho giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch mục tiêu hoạt động

kinh doanh, xuất nhập khẩu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng hợp và cân đối toàn
diện kế hoạch nhằm xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời chịu trách
nhiệm trước giám đốc và công tác đối ngoại với thị trường trong và ngoài nước.
2.5. Tình hình nhân lực của Công ty
2.5.1. Đặc điểm nhân lực
Nhìn chung nhân lực qua các năm biến động không nhiều, từ năm 2005 đến
năm 2008 số lượng CBCNV, LĐ tăng. Điều này phù hợp với việc Công ty ngày càng
mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh XNK.
Hình 2.2. Biến Động Lao Động Qua Các Năm

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Đến cuối năm 2008 khi mà quy mô hoạt động đã tương đối ổn định thì Công ty
tập trung vào nâng cao trang thiết bị có nhiều cải tiến và sáng kiến mới cộng với sự
khủng hoảng kinh tế toàn cầu điều này đã làm cho nhân lực năm 2009 giảm xuống.

10


2.5.2 Kết cấu lao động qua 2 năm 2008 – 2009
Theo bảng 2.1 ta thấy tổng số CBCNV, LĐ năm 2009 giảm đáng kể so với năm
2008 là 160 người tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,01%. Việc giảm này do Công ty đã
có những sáng kiến đóng góp nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi giữa các khâu sản xuất,
cộng với máy móc dây chuyền hiện đại, cách quản lý đã được điều chỉnh làm giảm bớt
số lượng lao động. Lượng lao động giảm chủ yếu là nữ 22,66% do tính chất đặc thù
của công việc cần nam. Như là phải đòi hỏi về tay nghề kỹ thuật, máy móc, xây dựng,
vận chuyển hàng hóa XNK…
Trong số lao động giảm trong năm 2009 thì lao động gián tiếp không giảm mà
lại tăng lên do nhu cầu mở thêm văn phòng đại diện, chi nhánh nên số lượng lao động
gián tiếp tăng 17 ngưởi tương ứng với tỷ lệ là 12,59%.
Bảng 2.1. Kết Cấu Lao Động Qua 2 Năm 2008 - 2009

Năm 2008
Chỉ tiêu
Tổng CBCVN, LĐ

Năm 2009

Số lượng Tỷ trọng
(người)
(%)
1230
100,00

Chênh lệch

Số lượng
(người)
1070

Tỷ trọng
(%)
100,00

±Δ
-160

±%
-13,01

Theo giới tính
Nam


824

66,99

736

68,78

-88

-10,67

Nữ

406

33,01

334

31,22

-72

-17,73

LĐ trực tiếp

1095


89,02

918

85,79

-177

-16,16

LĐ gián tiếp

135

10,98

152

14,2

17

12,59

Dưới 2 năm

724

58,86


579

54,11

-145

-20,03

Từ 2-5 năm

289

23,50

208

19,43

-81

-28,03

Trên 5 năm

217

17,64

283


26,46

66

30,41

Theo TCSX

Theo thâm niên

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Trong năm 2009, số lao động có thâm niên trên 5 năm tăng 30,41% so với năm
2008 cụ thể là 66 người. Do Công ty có môi trường làm việc tốt, chế độ ưu đãi với
người lao động tương đối cao. Nên những lao động có thâm niên lao động muốn gắn

11


bó lâu dài với Công ty. Đối với những lao động có thâm niên dưới 2 năm chiếm tỷ lệ
khá cao trong năm 2008 cụ thể là 724 LĐ chiếm 58,86% số LĐ của Công ty. Nhưng
năm 2009 lại giảm đi đáng kể từ 724 LĐ xuống còn 579 LĐ, vì phần lớn họ là những
lao động trẻ, luôn muốn thể hiện tuổi trẻ của mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với
những người có thâm niên từ 2 – 5 năm cũng giảm.
2.5.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCVN, LĐ
Bảng 2.2. Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ của CBCNV, LĐ
ĐVT: Người
Chênh lệch: 09/08
Trình độ


Năm 2008

Năm 2009

±Δ

±%

Trên đại học

17

23

6

35,29

Đại học

57

68

11

19,29

Cao đẳng – Trung cấp nghề


264

278

14

5,30

Dưới trung cấp

892

701

-191

-21,41

1230

1070

Tổng

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Trong năm 2009 những CBCVN có trình độ trên đại học tăng 35,29% ứng với
mức tăng là 6 người so với năm 2008. Công ty luôn tạo điều kiện tốt cho những người
muốn đi học cao hơn bằng việc sắp xếp thời gian hợp lý để họ có thể theo học các
khóa học. Những người có trình độ đại học tăng từ 57 người lên 68, do tình hình tuyển
dụng nhân sự vào các phòng ban mở rộng các văn phòng đại diện. Những người có

trình độ cao đẳng, trung cấp nghề là những người qủa lý dưới các cơ sở sản xuất kinh
doanh, họ có trình độ chuyên môn công việc cao cũng tăng 5,30% ứng với mức tăng là
14 người so với năm 2008.
2.6. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua của Công ty.
2.6.1. Cơ sở vật chất của Công ty.
Cơ sở vật chất của Công ty cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra
năng suất làm việc đạt hiệu quả cao. Khi được làm việc trong một môi trường tốt,
12


trang thiết bị đầy đủ người lao động sẽ cảm thấy thoải mái có hứng thú đối với công
việc của mình.
a) Đối với văn phòng
Các phòng ban được bố trí có tính tương tác rất cao, tùy thuộc vào tính chất
công việc mà được ngăn bởi vách gỗ thấp hoặc cửa kính và phòng nào cũng có bảng
tên đơn vị.
Thiết bị văn phòng: trang bị máy móc thiết bị văn phòng đầy đủ cho nhân viên,
tùy thuộc vào công việc của từng người. Mỗi người có một không gian làm việc riêng
và có các trang thiết như, điện thoại, máy tính, thùng rác… Còn một số thiết bị chuyên
biệt như máy photocopy, scanner, máy fax được sử dụng chung cho toàn bộ nhân viên.
Môi trường làm việc: Nhân viên được làm việc trong môi trường máy lạnh, hệ
thống chiếu sáng phù hợp.
b) Đối với cơ sở sản xuất
Trong hai năm qua, Công ty đã ký kết hợp tác với hàng chục Công ty Nhà
nước, nước ngoài nhằm đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại đa dạng hóa sản phẩm,
triển khai đề tài nghiên cứu cải tiến kỹ thuật đem lại hiệu quả cao làm lợi cho Công ty
hàng tỷ đồng.
2.6.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm
Qua bảng 2.3 ta thấy lợi nhuận của Công ty trong năm 2008 bị lỗ 14.586 triệu
đồng, nguyên nhân là do đầu năm 2008 Công ty mở thêm cơ sở sản xuất ở Lào Cai và

sự khủng hoàng nền kinh tế toàn cầu vào cuối năm, nhiều mặt hàng của Công ty không
xuất khẩu được, cộng với lượng sử dụng trong nước cũng giảm mạnh do ai cũng ngại
trong việc chi tiêu của mình.
Nhưng khi bước sang năm 2009 với sự nỗ lực trong hoạt động sản xuất, giải
quyết được một số lượng lớn hàng tồn kho, cùng với những chiến lược hợp lý trong
kinh doanh, doanh thu của Công ty đã tăng 18,55% với mức tăng là 51.748 triệu đồng
so với năm 2008. Không chỉ làm tăng doanh thu mà chi phí của Công ty cũng đã giảm
3,22% tương ứng mức giảm 9.473 triệu đồng. Do cùng với lượng sản xuất như vậy
nhưng Công ty đã giảm được lượng lao động, bỏ qua những thao tác không hợp lý,

13


cộng với việc tiết kiệm nguyên vật liệu dẫn đến chi phí của Công ty đã giảm. Khi chi
phí giảm thì lơi nhuận của năm 2009 cũng đã tăng lên mức 46.635 triệu đồng.
Bảng 2.3. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 Năm
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2008

Năm 2009

Chênh lệch 09/08
±Δ

±%

1. Doanh thu


Triệu

278.960

330.708

51.748

18,55

2. Tổng chi phí

Triệu

293.546

284.073

-9.473

- 3,22

3. Vốn sản xuất

Triệu

75.504

139.418


63.914

84,64

4. Lợi nhuận

Triệu

-14.586

46.635

61.221

-419,72

5. Hiệu quả
Tỷ suất LN/CP

Lần

-0,049

0,164

0,213

434,69


Tỷ suất LN/DT

Lần

-0,052

0,141

0,193

371,15

Tỷ suất LN/Vốn

Lần

-0,193

0,334

0,527

273,30

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của năm 2009 tăng lên 434,69% với mức tăng
0,213 lần so với năm 2008. Khi bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu được 0,164 đồng lợi nhuận.
Trong khi đó nếu bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ bị lỗ 0,049 đồng lợi nhuận trong năm 2008.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng 371,15% ứng với mức tăng 0,193 lần trong
năm 2009. Khi bỏ ra 1 doanh thu sẽ thu được 0,141 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận

trên nguồn vốn tăng 273,30% ứng với 0,527 lần so với năm 2008. Trong năm 2009
khi bỏ ra 1 đồng vốn sẽ thu được 0,334 đồng lợi nhuận.
Tóm lại sau năm 2008 chịu sự tác động của cuộc khủng hoàng kinh tế toàn cầu.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không được tốt, nhưng bước sang năm
2009 với chiến lược định hướng phát triển lâu dài, cùng với những nỗ lực của toàn thể
CBCVN, LĐ trong Công ty. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã
vượt ra khỏi hậu khủng hoảng kinh tế để vững mạnh phát triển đem lại hiệu quả kinh
tế cho Công ty cũng như đất nước.
2.7. Thuận lợi và khó khăn của Công ty
2.7.1. Thuận lợi

14


×