Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MAKERTING CHO SẢN PHẨM GẠO THƠM THIÊN NGA CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG TẠI THỊ TRƯỜNG TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.77 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MAKERTING CHO SẢN
PHẨM GẠO THƠM THIÊN NGA CỦA CÔNG TY
LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG TẠI
THỊ TRƯỜNG TP.HCM

PHAN THỊ PHƯỢNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Xây Dựng Chiến
Lược Marketing Cho Sản Phẩm Gạo Thơm Thiên Nga của Công Ty Lương Thực
Tiền Giang ” do Phan Thị Phượng, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .
LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Vậy là bốn năm trên giảng đường đại học bây giờ chỉ còn lại vài ngày ngắn

ngủi nữa thôi. Ngày mai thức dậy đã không còn quay lại hôm nay được nữa.
Để có trang cảm tạ này trong luận văn tốt nghiệp, con xin khắc ghi công ơn to
lớn của cha mẹ, xin cám ơn ba mẹ, chị hai và em gái đã luôn là chỗ dựa vật chất và
tinh thần vững chãi nhất để con vượt qua hết những khó khăn trong hơn 4 năm qua.
Con cám ơn thầy Lê Văn Lạng – Giảng Viên Trường Đại Học Nông Lâm Tp
Hồ Chí Minh đã quan tâm và tận tình hướng dẫn con trong suốt quá trình làm đề tài và
hơn hết, thầy đã cho con một cơ hội quan trọng nhất trong cuộc đời.
Xin cám ơn giảng đường Nông Lâm với thầy cô và bao bè bạn thân thương đã
cho em kiến thức và những năm tháng khó quên nhất trong đời.
Xin biết ơn cuộc sống đã cho tôi cơ hội may mắn có được giây phút viết nên
trang cảm tạ này.

Phan Thị Phượng


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ PHƯỢNG. Tháng 7 năm 2010. "Xây Dựng Chiến Lược Marketing Cho
Sản Phẩm Gạo Thơm Thiên Nga Của Công Ty Lương Thực Tiền Giang Tại Thị
Trường TP. Hồ Chí Minh".
PHAN THI PHUONG. July 2010. “Setting Up The Marketing Strategy for Tien
Giang Food Company’s Thien Nga Fragant Rice in Ho Chi Minh City Market”.
Đề tài sử dụng số liệu điều tra thực tế từ 100 hộ tiêu dùng gạo, bằng các phương
pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp thứ cấp, kết hợp với phương pháp thống kê mô
tả, đề tài đánh giá đặc điểm và tình hình tiêu thụ gạo tại thị trường thành phố Hồ Chí
Minh, tình hình hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp. Thông qua các
số liệu, thông tin thu thập được từ điều tra thị trường đề tài xác định thị trường mục
tiêu, hướng đến xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm gạo thơm Thiên Nga
của công ty lương thực Tiền Giang. Gạo thơm Thiên Nga là loại gạo thơm thông dụng
nhưng hiện tại có thị phần tiêu thụ hạn hẹp ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh, khảo
sát 100 hộ gia đình kết quả cho thấy chưa có hộ nào từng dùng qua gạo thơm Thiên

Nga cũng như chỉ có 4% người tiêu dùng đã từng tiếp cận sản phẩm. Đề tài đặt thực
trạng tiêu thụ gạo thơm Thiên Nga trong đặc điểm tiêu dùng hiện tại của thị trường
như: dân số, mức giá phổ biến, khối lượng mua phổ biến…Từ đó định hướng các
chiến lược marketing cho sản phẩm để gạo thơm Thiên Nga có thể mở rộng thị phần
và từng bước xây dựng hình ảnh sản phẩm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu thấy rằng các hoạt động marketing của doanh nghiệp
còn nhiều yếu kém và tồn tại nhiều khó khăn. Nghiên cứu đề xuất một vài các giải
pháp để khắc phục khó khăn cũng như đưa ra những kết luận, những kiến nghị nhằm
giúp doanh nghiệp thực hiện một cách tốt hơn, hiệu quả hơn các chiến lược marketing
đã hoạch định.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................................. x
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề. ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận. .......................................................................... 3
1.4. Cấu trúc của khóa luận. ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ........................................................................................................ 4
2.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ................................................................................ 4
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 4
2.2.1. Đặc điểm địa lý, hành chính............................................................................... 4
2.2.2. Đặc điểm về kinh tế, dân cư, xã hội ................................................................... 5
2.3 Tổng quan về thị trường gạo Việt Nam ..................................................................... 6

2.4 Tổng quan về công ty lương thực Tiền Giang và sản phẩm ...................................... 7
2.4.1 Tổng quan về công ty lương thực Tiền Giang .................................................... 7
2.4.2 Vài nét về sản phẩm .......................................................................................... 13
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 17
3.1 Một số khái niệm cơ bản được dùng trong nghiên cứu ........................................... 17
3.1.1 Khái niệm về Marketing ................................................................................... 17
3.1.2 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng ............................................................... 17
3.1.2 Các lý thuyết Marketing – mix ......................................................................... 19
3.1.3. Mô hình truyền thông Marketing ..................................................................... 20
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................. 21
3.2.2. Phương pháp xây dựng chiến lược................................................................... 22
v


3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả............................................................................ 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 24
4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp.......................... 24
4.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh ....................................................................... 24
4.1.2 Tình hình hoạt động marketing ......................................................................... 28
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp ..................... 28
4.2.1. Các nhân tố vĩ mô tác động đến hoạt động marketing ..................................... 28
4.2.2 Các nhân tố vi mô tác động đến hoạt động marketing ...................................... 31
4.3. Nghiên cứu đặc điểm thị trường tiêu thụ gạo tại Tp Hồ Chí Minh ........................ 35
4.3.1. Đặc điểm tự nhiên – văn hóa............................................................................ 35
4.3.2. Đặc điểm tiêu dùng hiện tại đối với sản phẩm gạo .......................................... 35
4.3.3. Đặc điểm đối thủ cạnh tranh ............................................................................ 38
4.3.4. Đặc điểm tiêu thụ gạo thơm Thiên Nga ........................................................... 40
4.4 Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm gạo thơm Thiên Nga của công ty
lương thực Tiền Giang ................................................................................................... 40

4.4.1 Xác định khúc thị trường cho gạo thơm Thiên Nga ......................................... 40
4.4.2 Chiến lược sản phẩm ......................................................................................... 44
4.4.3. Chiến lược giá .................................................................................................. 51
4.4.4. Chiến lược phân phối cho gạo thơm Thiên Nga .............................................. 55
4.4.5 Chiến lược xúc tiến ........................................................................................... 63
4.5 Đề xuất các giải pháp để thực hiện những chiến lược đã hoạch định ..................... 71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 72
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 72
5.2 Kiến nghị.................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 75
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BH

Bán Hàng

CB – CNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

CCDV

Cung Cấp Dịch Vụ

Cty TM – DV


Công Ty Thương Mại Dịch Vụ

Cty TNHH

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

ĐVT

Đơn Vị Tính

FAO

Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and
Agricultural Organization)

HĐKD

Hoạt Động Kinh Doanh

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

P.KHKD – XNK

Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh – Xuất Nhập Khẩu

XN


Xí Nghiệp

VFA

Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Giá Một Số Sản Phẩm Gạo tại Cửa Hàng của Công Ty ........................ 17
Bảng 4.1. Sản Lượng Gạo Thu Mua từ Năm 2006 – 2008 ............................................ 24
Bảng 4.2. Doanh Thu Bán Hàng Lương Thực Nội Địa Từ Tháng 1/2008 – 12/2008 ... 25
Bảng 4.3. Doanh Thu Tổng Hợp TK 511 Năm 2008 ..................................................... 26
Bảng 4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh qua hai năm 2008 – 2009.............................. 27
Bảng 4.6. Thu Nhập Hộ Gia Đình Tại Tp HCM ............................................................ 42
Bảng 4.7. Phản Ứng Người Tiêu Dùng Đối Với Sản Phẩm Mới Được Quảng Cáo ...... 43
Bảng 4.8. Thị Hiếu Tiêu Dùng Phổ Biến Đối Với Sản Phẩm Gạo ................................ 46
Bảng 4.9. Đánh Giá Mức Độ Thông Tin Về Sản Phẩm Gạo ......................................... 48
Bảng 4.10. Khối Lượng Mua Hàng Phổ Biến Tại Các Kênh ......................................... 49
Bảng 4.11. Giá Bán Trung Bình Gạo Thơm Thiên Nga tại 5 Siêu Thị Tháng 4 – 5…..53
Bảng 4.12. Khung Giá Gạo Tiêu Dùng Phổ Biến .......................................................... 53
Bảng 4.13. Kênh Phân Phối Gạo ở Chợ ......................................................................... 58
Bảng 4.14. Kênh Phân Phối Gạo tại Siêu Thị ................................................................ 58
Bảng 4.15. Kênh Phân Phối tại Đại Lý .......................................................................... 59
Bảng 4.16. Nguồn Phổ Biến Thông Tin Sản Phẩm ........................................................ 66
Bảng 4.17. Các Hình Thức Khuyến Mãi Được Ưa Thích .............................................. 69

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Các Phòng Ban Của Công Ty Lương Thực Tiền Giang .......... 9
Hình 2.2. Sản phẩm gạo Chín Con Rồng Vàng................................................................. 13
Hình 2.3. Sản Phẩm Gạo Hương Việt ............................................................................... 14
Hình 2.4.Sản Phẩm Gạo Nàng Thơm Chợ Đào ................................................................ 14
Hình 2.5. Sản Phẩm Gạo Thơm Thiên Nga....................................................................... 15
Hình 3.1. Tiến Trình Ra Quyết Định Mua ........................................................................ 19
Hình 3.2. Mô Hình Truyền Thông Marketing ................................................................... 20
Hình 4.1. Đánh Giá Chất Lượng Gạo Đang Dùng ............................................................ 36
Hình 4.2.Biểu Đồ Khung Giá Gạo Tiêu Dùng Phổ Biến .................................................. 37
Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Quy Mô Gia Đình tại Tp HCM.............................................. 41
Hình 4.4. Sự Ưu Tiên Lựa Chọn Sản Phẩm ..................................................................... 47
Hình 4.5. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Định Giá.................................................... 52
Hình 4.6. Biểu Đồ Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Tiêu Dùng Đối Gạo .......................... 54
Hình 4.7. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Chủ Yếu Của Sản Phẩm .............................................. 57
Hình 4.8.Đồ Cơ Cấu Các Kênh Mua Gạo Chủ Yếu .......................................................... 61
Hình 4.9. Sơ Đồ Phân Phối Gạo Thơm Thiên Nga ........................................................... 62
Hình 4.10. Tầm Quan Trọng Của Các Công Cụ Xúc Tiến ............................................... 67

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ Lục 2: Bảng Câu Hỏi

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có truyền thống sản xuất lúa nước từ lâu
đời. Hạt gạo từ lâu đã là thứ không thể thiếu trong bữa cơm gia đình Việt Nam, hơn
thế nữa nó còn làm nên văn hóa, là nét truyền thống đẹp đẽ của con người Việt. Trải
qua từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của dân tộc, của đất nước, sự phát triển của
ngành trồng lúa nước đã vượt khỏi biên giới quốc gia. Việt Nam may mắn sở hữu
những giống lúa quý, cho ra sản phẩm gạo có giá trị dinh dưỡng và thẩm mỹ cao.Với
sự cần cù lao động sáng tạo của người nông dân, cộng với những ưu đãi của thiên
nhiên như về đất đai, khí hậu, thủy văn…Việt Nam đang là nước đứng thứ 2 trên thế
giới về tổng sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm.
Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vựa lúa khổng lồ của đất nước hằng
năm cung cấp hàng triệu tấn gạo cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó, Tiền
Giang cũng là một trong những tỉnh có diện tích trồng lúa lớn của khu vực. Chính
quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang đã và đang ra sức sản xuất, tìm đầu ra và tháo gỡ
những khó khăn cho hạt gạo tỉnh nhà. Hiện công ty lương thực Tiền Giang cũng đã
thực hiện vai trò đầu tàu trong việc thu mua, chế biến và phân phối sản phẩm gạo
thành phẩm cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời có vai trò quan trọng
trong việc kết hợp với các công ty lương thực trực thuộc tổng công ty lương thực Miền
Nam điều tiết sản lượng và giá gạo trên thị trường, góp phần bình ổn thị trường gạo
trong nước. Công ty lương thực Tiền Giang cũng có vai trò quan trọng trong việc tìm
kiếm thị trường xuất khẩu, hằng năm công ty chịu trách nhiệm xuất khẩu hàng trăm
ngàn tấn gạo, đem lại cơ hội cho hạt gạo trong nước cũng như góp phần tháo gỡ những
khó khăn cho người nông dân.


Doanh nghiệp hiện có thị trường rộng khắp từ Bắc tới Nam. Ở thị trường Tp

Hồ Chí Minh, một vài sản phẩm gạo đóng gói của công ty như: Rồng Vàng, Hương
Việt, Thiên Nga… đã có mặt tại nhiều siêu thị lớn như CoopMart, Big C…được người
tiêu dùng ưa chuộng. Trong đó, gạo thơm Thiên Nga là loại gạo có chất lượng tốt, giá
cả trung bình nhưng thị trường tiêu thụ còn rất hạn hẹp. Thực tế cho thấy thị phần tại
Tp Hồ Chí Minh của các sản phẩm gạo đóng gói của công ty vẫn còn rất hạn chế, bản
thân doanh nghiệp cũng chưa có một động thái nào nhằm xây dựng hình ảnh sản
phẩm, phát triển thương hiệu doanh nghiệp đồng thời gia tăng thị phần cho sản phẩm.
Trong khi đó, Tp Hồ Chí Minh là thị trường gần gũi, thuận lợi và đầy tiềm năng của
doanh nghiệp với dân số hơn 7 triệu người, thu nhập bình quân 2.534 USD/người/năm,
thị hiếu tiêu dùng phong phú. Do vậy, rất cần thiết phải có những tìm hiểu, những
nghiên cứu rõ ràng về thị trường, cách tiếp cận thị trường và có những định hướng
Marketing có hiệu quả cho sản phẩm gạo của tỉnh nhà. Cũng giống như bất kỳ sản
phẩm công nghiệp hay dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp cũng nhất thiết phải có riêng
những chiến lược Marketing phù hợp, hiệu quả để sản phẩm có thể thâm nhập vào thị
trường, giúp người tiêu dùng tiếp cận được với sản phẩm, tin tưởng vào chất lượng,
quyết định lựa chọn và trung thành với sản phẩm. Để đạt được điều này, đòi hỏi một
quá trình marketing sáng tạo và nổ lực không ngừng. Một khi sản phẩm được tin dùng,
dần dần tạo được thương hiệu sẽ góp phần giải quyết các vấn đề nan giải về đầu ra đối
với sản phẩm gạo, sẽ hỗ trợ và giúp được người nông dân của tỉnh nhà nói riêng và cả
nước nói chung cải thiện được cuộc sống và sản xuất. Đưa nông nghiệp Việt Nam
bước tới một giai đoạn phát triển mới, và sản phẩm gạo Việt Nam sẽ được tin dùng
rộng rãi và có thương hiệu hơn, giá trị hơn cho xuất khẩu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua điều tra, nghiên cứu thị trường người tiêu dùng, mục tiêu chung của
đề tài nhằm tìm hiểu và xây dựng những chiến lược Marketing phù hợp nhằm đưa sản
phẩm gạo thơm Thiên Nga xâm nhập được vào thị trường, tiếp cận được với người
tiêu dùng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp.

2


b. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing.
c. Nghiên cứu đặc điểm thị trường tiêu thụ gạo tại Tp Hồ Chí Minh.
d. Xác định chiến lược Marketing cho gạo thơm Thiên Nga tại thị trường Tp Hồ
Chí Minh.
e. Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược đã hoạch định.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Phạm vi không gian: điều tra ngẫu nhiên 100 hộ gia đình trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
Thời gian: tháng 5 năm 2010.
1.4. Cấu trúc của khóa luận.
Chương 1 Mở đầu
Giới thiệu chung về sự cần thiết, mục tiêu của đề tài, phạm vi nghiên cứu, giới
hạn của đề tài.
Chương 2 Tổng quan
Tổng quan về thị trường tiêu dùng sản phẩm gạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
Tổng quan về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ các phòng ban, hoạt động kinh doanh
của công ty.
Chương 3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chỉ rõ những cơ sở hình thành lý luận và phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử
dụng.
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung về vấn đề nghiên cứu
Một vài kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về những vấn đề còn
khó khăn mà đề tài nghiên cứu nhận thấy.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Sản phẩm gạo đến tay người tiêu dùng trải qua 2 giai đoạn sản xuất chính: giai
đoạn trồng trọt thu hoạch trên đồng ruộng và giai đoạn xay xát, đóng gói thành phẩm,
phân phối đến người tiêu dùng. Đề tài quan tâm tới sản phẩm gạo, có nghĩa đó phải là
kết quả sau cùng của quá trình sản xuất. Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thị trường,
đánh giá các tiềm năng có thể có của sản phẩm và từ đó có những định hướng
Marketing phù hợp cho sản phẩm. Đề tài không chú trọng vào giai đoạn từ khi trồng
trọt đến thu hoạch trên đồng ruộng. Nói một cách khác, đề tài không quan tâm đến
năng suất, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất hay cách thức canh tác. Đó là một
phạm vi nghiên cứu khác. Vấn đề trong các nghiên cứu đó là tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng, năng suất, hiệu quả canh tác hay hiệu quả ứng dụng phương thức khoa học
mới. Trong phạm vi đề tài này, chỉ nghiên cứu đến phần thị trường, người tiêu dùng và
xây dựng những chiến lược Marketing cho sản phẩm. Đề tài quan tâm đến việc làm
sao để phát triển sản phẩm, lựa chọn chiến lược Markerting nào là phù hợp và hiệu
quả, triển khai chiến lược đó như thế nào để sản phẩm từng bước xâm nhập vào thị
trường, chiếm được niềm tin người tiêu dùng.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm địa lý, hành chính
Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ. Phía bắc giáp
tỉnh Bình Dương, Tây – Bắc giáp Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, ,
Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền
Giang. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một
đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền



các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa
miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc
xuống Nam và từ Đông sang Tây.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung
ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5
huyện. Toàn thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó các huyện
ngoại thành chiếm 63 xã . Thành phố có tổng diện tích 2.095,01 km².
2.2.2. Đặc điểm về kinh tế, dân cư, xã hội
Về kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới
20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước
ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó
139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm
2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn
nhiều so với trung bình cả nước là 1024 USD/năm. Tuy vậy, nền kinh tế của Thành
phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10%
cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc
hậu, quá tải, chỉ số giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây
khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các
lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
Về dân cư, xã hội: Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố
Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93
người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415
người chiếm 51,9% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số
thành phố tăng thêm 2,086.185 người, bình quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ
tăng 3,53%/năm, chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Theo
số liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và Thành phố
Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Sự phân bố
dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi

các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9,
12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất
5


thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ
tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung
bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm
2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu. Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu
nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng
khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường.
Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản
xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở
ngoại thành.
2.3 Tổng quan về thị trường gạo Việt Nam
Dự báo đầu tiên của FAO về sản lượng lúa thế giới trong năm 2010 tăng 4%
đến kỷ lục 710 triệu tấn. Tăng sản lượng hàng năm dự kiến tập trung tại các nước châu
Á với sản lượng lúa dự kiến 643 triệu tấn, cao hơn 29 triệu tấn so với năm 2009.
Chủ yếu phản ánh những điều chỉnh con số sản lượng của năm 2009, FAO đã
nâng dự báo thương mại gạo thế giới trong năm 2010 đến 31,3 triệu tấn, cao hơn 5%
so với 29,7 triệu tấn của năm 2009. Sự hồi phục này dự kiến là do nhập khẩu của các
nước châu Á, nguyên nhân chính làm tăng nhập khẩu gạo thế giới trong năm 2010.
Tiêu thụ gạo toàn cầu trong năm 2010 dự kiến tăng khoảng 1 - 2% đến 454 triệu tấn
gạo xay xát. Trong số này, dự kiến 388 triệu tấn được dùng làm lương thực, cao hơn 6
triệu tấn so với năm 2009. Cung cấp được dùng cho các mục đích khác nhau dự kiến
tăng đến 53 triệu tấn, trong khi một phần nhỏ gạo được dùng làm thức ăn gia súc có
thể giảm còn 12,1 triệu tấn. Dựa vào các ước tính hiện tại, tiêu thụ gạo đầu người trên
toàn cầu trong năm 2010 có thể tăng từ 56,5 kg/người trong năm 2009 lên 56,8 kg, cho
thấy tăng tiêu thụ gạo bình quân tại các nước đang phát triển cũng như tại các nước
phát triển.

Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), đến hết tháng 3.2010, số lượng gạo đăng
ký xuất khẩu của các DN trong nước là 3,4 triệu tấn, trong đó đã xuất khẩu được 1,29
triệu tấn, số lượng còn phải giao từ tháng 4.2010 là 2,1 triệu tấn. Kết quả xuất khẩu
này so với cùng kỳ năm 2009 đã giảm 18,54% về số lượng và giảm 5,12% về trị giá
FOB. Theo báo cáo từ VFA, kết quả thực hiện xuất khẩu gạo 9 ngày đầu tháng 4.2010
đạt 135.806 tấn, trị giá 64,799 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 469,63
6


USD/tấn. Dự kiến sản lượng gạo xuất khẩu của VN trong năm 2010 sẽ vào khoảng 6
triệu tấn. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 5.600 - 5.700
đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 5.400 - 5.500
đồng/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 6.600 - 6.700
đồng/kg, gạo 25% tấm khoảng 6.100 - 6.200 đồng/kg tùy chất lượng. Tuy nhiên, với
tình hình xuất khẩu gạo trầm lắng, giá lúa mua tại các hộ nông dân có nơi không đạt
mức giá sàn 4.000 đồng/kg mà còn xuống thấp hơn.
Như vậy, rõ ràng tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo nước ta còn mang tính chất
chưa ổn định. Mặc dù có xuất khẩu nhưng giá chưa cao.
2.4 Tổng quan về công ty lương thực Tiền Giang và sản phẩm
2.4.1 Tổng quan về công ty lương thực Tiền Giang
a. Sự hình thành và phát triển
- Tên doanh nghiệp: Công ty lương thực Tiền Giang
- Tên giao dịch: TIGIFOOD ( TIEN GIANG COMPANY)
- Thuộc loại hình : Doanh nghiệp nhà nước
- Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam
- Mã số thuế: 1222 100 959 – 1
- Giấy phép thành lập số: 4.141.002/GP, cấp ngày 21/12/1992 Do Bộ Thương Mại cấp.
- Trụ sở chính: số 256 Khu phố 2, phường 10, Thành Phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
- Email:
- Website: www.tigifood.com

- Vốn kinh doanh tại thời điểm đăng ký: 29.291.000.000 đồng. Gồm :
+ Vốn cố định: 3.756.000.000 đồng
+ Vốn lưu động: 25.535.000.000 đồng
Công ty lương thực Tiền Giang là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc
lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty hoạt động dưới hình thức là doanh nghiệp
Nhà Nước theo quyết định số: 388/TTCP của Thủ Tướng Chính Phủ. Công ty lương
thực Tiền Giang là thành viên của Tổng công ty lương thực Miền Nam và Hiệp Hội
lương thực Việt Nam chuyên kinh doanh xuất khẩu gạo, nhập phân bón, thuốc trừ sâu
và kinh doanh tổng hợp các mặt hàng nông sản, thực phẩm, máy nông nghiệp, phương
tiện vận tải, vật liệu xây dựng.
7


b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty
Chức năng : Công ty có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng
sau:
− Kinh doanh xay xát chế biến lương thực nội địa, phân bón thuốc trừ sâu
− Xuất khẩu gạo thành phẩm các loại
− Nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất nông nghiệp, vật tư
nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Nhiệm vụ:
− Tổ chức thu mua, vận chuyển, dự trữ, bảo quản, chế biến các mặt hàng lương
thực theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, góp phân tiêu thụ lương
thực trong địa phương, đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu.
− Nhận và sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn, đất đai và các nguồn nhân
lực khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh.
− Thực hiện chế độ quản lý tài sản, bảo hiểm xã hội, làm tốt công tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
− Ngoài ra, công ty còn có các nhiệm vụ khác như: nộp thuế và các khoản nộp
nhà nước theo quy định của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao

động, công khai tình hình tài chính hằng năm của công ty theo quy định.
Quyền hạn:
− Có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác được Nhà Nước
giao.
− Có quyền đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, mua lại một phần hoặc
toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
− Có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản
lý cảu công ty trừ những tài sản quan trọng có giá trị lớn phải được tổng công ty
cho phép.
− Được vay, huy động vốn để kinh doanh, được thế chấp giá trị quyền sử dụng
đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của công ty tại các ngân hàng để
vay vón kinh doanh theo quy định của pháp luật.
− Có quyền đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường.
8


c. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
Hình2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Các Phòng Ban Của Công Ty Lương Thực Tiền Giang
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

TT nông sản Phú Cường
P.TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

XN xay xát và chế biến lương
thực số 2

XN xay xát và chế biến lương
thực số 3

CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ

XN xay xát và chế biến lương
thực số 4
XN lương thực Bến Tre

P. ĐẦU TƯ KỸ
THUẬT

XN xay xát và chế biến gạo
Việt Nguyên
Cửa hàng kinh doanh lương
thực vật tư
Kho Mỹ Phước Tây

P. TÀI CHÍNH

CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ TRỰC THUỘC

P.KHKD- XNK

KẾ TOÁN

Kho Mỹ Lợi B
XN nước giải khát Suối Xanh
VP ĐẠI DIỆN


XN bánh
tráng

TẠI TP HCM

Đội tải
Nguồn: Phòng nghiệp vụ Công Ty Lương Thực Tiền Giang

9


Nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc: Do hội đồng quản trị của công ty đề ra, có quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của công ty. Tổ chức bộ máy và trực
tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất, đáp
ứng được yêu cầu bảo toàn và phát triển công ty theo phương hướng và kế hoạch đã đề
ra. Xem xét, bổ nhiệm và mãi nhiệm cấp trưởng phòng và các tổ trưởng trở xuống của
công ty. Ký kết các hoạt động kinh tế, các văn bản giao dịch với các cơ quan chức
năng phù hợp với pháp luật hiện hàng, thực hiện mọi chế độ chính sách và luật pháp
nhà nước trong hoạt động của công ty.
Phó giám đốc: điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân
công của giám đốc, chịu nhiệm vụ trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Phó
giám đốc là người hỗ trợ cho giám đốc trong suốt quá trìng điều hàng sản xuất kinh
doanh, được sự ủy quyền của giám đốc và thay mặt giám đốc thực hiện các hoạt động
kinh tế của công ty.
Phòng tổ chức hành chính:
Tham mưu cho giám đốc, phó giám đốc được sự ủy quyền về công tác tổ chức
nhân sự, tuyển dụng, đào tạo về chế độ, chính sách lao động, tiền lương của toàn thể
CB – CNV trong công ty.
Quản lý hành chánh, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động CB – CNV tòan công ty,

quản lý cấp phát và thu hồi sổ lao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn công ty.
Tiếp nhận, quản lý các đơn khiếu nại, tố cáo, tham mưu cho ban giám đốc giải
quyết.
Yêu cầu các đơn vị trực thuộc công ty cung cấp các số liệu, hồ sơ về nhân sự
phục vụ cho công tác tổ chức hành chánh.
Điều hành công tác hành chánh tổ chức bố trí nhân sự, đào tạo và bồi dưỡng
nhân viên, nhận công văn đến từ cấp trên và các đơn vị, thực hiện quản lý công văn đi
của toàn công ty.
Phòng kế hoạch kinh doanh- xuất nhập khẩu
Có nhiệm vụ xây dựng chiến lược kinh doanh từng thời kỳ, phương án kinh
doanh từng thương vụ, thực hiện giao dịch hợp đồng, thu mua lương thực trong nước,

10


bán buôn vật tư nông nghiệp, khai thác khả năng liên doanh liên kết với các đơn vị
trong và ngoài nước.
Tham mưu cho Ban Giám Đốc công ty trong việc ký hợp đồng kinh tế trong
nước và hợp đồng xuất nhập khẩu.
Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng vật tu, nguyên vật liệu đầu vào, chất
lượng đầu ra, hàng tồn kho, xuất nhập hàng đúng quy cách.
Phòng đầu tư kỹ thuật
Theo dõi vật tư phục vụ sản xuất, nâng cấp sửa chữa tài sản cố định, cung cấp
về mặt kỹ thuật cho các cơ sở xay xát, xoa bóng của công ty.
Quản lý kỹ thuật: số lượng, chất lượng, sữa chữa, bảo trì máy móc thiết bị hiện
có của công ty.
Phòng tài chính kế toán
Tổ chức triển khai các công việc quản lý tài chính của công ty theo phân
cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo thực hiện các công việc về lãnh vực kế
toán, thống kê theo quy chế tài chính đảm bảo chính xác, kịp thời, trung thực.

Thực hiện kiểm tra các hoạt động kinh tế. Thực hiện quản lý chế độ chính
sách tài chính của công ty và chế độ chính sách với người lao động trong công ty theo
quy định hiện hàng.
Tổ chức thực hiện các thủ tục quản lý thanh toán nội bộ, quyết toán các
hoạt động kinh tế thuộc phạm vi công ty được phân cấp quản lý.
Thực hiện công tác theo dõi ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, lập báo cáo tài chính quý, năm và lập báo cáo thống kê theo quy định.
Các phòng ban trực thuộc:
Bao gồm các xí nghiệp xay xát và chế biến gạo, các phân xưởng chế biến bao
bì, đóng gói, các cửa hàng, các kho lương thực thực hiện chế độ hạch toán báo cáo sổ.
Các đơn vị này thực hiện phương thức khoán, có nghĩa công ty cấp kinh phí hoạt động
theo kế hoạch. Nếu kinh doanh ngoài kế hoạch thì tự đi tìm nguồn hàng và khách hàng
để gia công thu tiền gia công nộp về công ty. Sau đó, công ty sẽ thanh toán lại cho các
cơ sở theo chi phí giao khoán với tiền bồi dưỡng trong quan hệ tìm nguồn hàng.
c. Vài nét về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

11


Công ty lương thực Tiền Giang kinh doanh mặt hàng chủ yếu là gạo. Hằng năm
công ty chịu trách nhiệm thu mua hàng triệu tấn lúa gạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. Theo sự phân công của các tổng công ty lương thực Miền Nam, công ty chịu
trách nhiệm dữ trự, xay xát, sản xuất thành phẩm cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Sản phẩm của công ty được sản xuất theo dây chuyền tiên tiến được cấp chứng nhận
về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm của công ty được phân phối rộng
rãi trên cả nước. Ngoài ra công ty cũng nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng
ngàn tấn gạo theo đơn đặt hàng của nhiều đơn vị quốc tế như Emad Mohamep
Hamada, America’s Fresh Foods, Like Import, Riso Roncaia Romano…
Thị trường trong nước: các siêu thị tại Tp Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Đông,
các tỉnh miền Bắc, Hà Nội, Hải Phòng. Thị trường của công ty khá rộng, đây là một lợi

thế. Thị trường của công ty ngày càng được mở rộng đây là yếu tố thuận lợi cho công
ty trong việc xuất khẩu. Cùng những thuận lợi về tài chính, có quan hệ tốt với khách
hàng, được nhà nước hỗ trợ, thị trường tiêu thụ lại rộng lớn. Giá xuất khẩu cao giúp
cho công ty ngày càng có vị thế trong lĩnh vực xuất khẩu và nâng cao kim ngạch xuất
khẩu của công ty.
Năm 2010 công ty lương thực Tiền Giang đề ra mục tiêu phấn đấu mua vào và
bán ra khoảng 900.000 tấn lương thực quy gạo, trong đó xuất khẩu khoản 650.000 tấn.
Tiêu thụ nội địa khoản 250.000 tấn. Để thực hiện được mục tiêu công ty cần phát triển
và mở rộng thị trường. Vì thị trường là một trong các yếu tố quan trọng quyết định tới
hoạt động thu mua và xuất khẩu của công ty.
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các sản phẩm như: nước khoáng, nước uống,
nước đá, bánh tráng xuất khẩu… Tất cả đều đạt mục tiêu đề ra.
Ngày 17/04/2009, công ty lương thực Tiền Giang nhận giải thưởng “ Thương
Hiệu Quốc Gia” tại nhà hát lớn Hà Nội. Chương trình “ Thương Hiệu Quốc Gia” có
tổng số gần 1000 doanh nghiệp tham gia và công ty lương thực Tiền Giang là một
trong 30 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt yêu cầu.
Ngày 28/09/2009 tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình, công ty được
vinh dự nhận giải thưởng cúp Vàng ISO 2008. Lễ trao giải cho các doanh nghiệp xuất
sắc trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động

12


sản xuất kinh doanh. Công ty là đơn vị duy nhất của tỉnh Tiền Giang và lần thứ hai
được nhận vinh dự này.
Ngày 26/2/2010 tổ chức Bureau Veritas Certification Việt Nam đã xét nghiệm
hệ thống quản lý chất lượng tại xí nghiệp chế biến gạo Việt Nguyên và kết luận tiếp
tục được duy trì có hiệu lực và phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Ngày 2/3/2010 công ty lương thực Tiền Giang được tôn vinh “ 200 Doanh
Nghiệp Tiêu Biểu 1000 Năm Thăng Long Hà Nội”.

2.4.2 Vài nét về sản phẩm
Công ty lương thực Tiền Giang hiện đang thực hiện kinh doanh các sản phẩm
gạo, bánh tráng xuất khẩu, nước khoáng Suối Xanh, vật tư nông nghiệp, thuốc trừ
sâu… Trong đó, gạo là sản phẩm chính và chiếm tỉ trọng cao nhất.
Một số sản phẩm gạo của công ty lương thực Tiền Giang:
a. Gạo Chín Con Rồng Vàng: là một trong những nhãn hiệu gạo thơm cao cấp
của Công ty Lương Thực Tiền Giang Gạo Chín Con Rồng. Trong sản phẩm này hầu
như không có tạp chất và thóc lẫn, có thể bảo quản lâu dài Sản phẩm đã được đăng ký
chất lượng và qua kiểm nghiệm bởi Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng (TP.HCM), đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (không có dư lượng hoá chất hoặc nấm mốc, vi sinh
độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người) Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng, bền,
dẻo và có vị ngọt khi nấu thành cơm.
Hình 2.2. Sản phẩm gạo Chín Con Rồng Vàng

b. Gạo Hương Việt: Gạo Hương Việt là một trong những nhãn hiệu gạo thơm
cao cấp của Công ty Lương Thực Tiền Giang. Gạo Hương Việt được chế biến trên một
13


dây chuyền sản xuất hiện đại, có hệ thống máy tách màu theo hạt nên đảm bảo sạch,
đẹp không có lẫn tạp chất và phù hợp với vệ sinh an toàn thực phẩm (sản phẩm đạt
chất lượng đăng ký và không có dư lượng hoá chất hoặc nấm mốc, vi sinh độc hại…)
Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng, dẻo và có vị ngọt khi nấu thành cơm rất được nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng.
Hình 2.3. Sản Phẩm Gạo Hương Việt

c. Gạo Nàng Thơm Chợ Đào: là một trong những nhãn hiệu gạo thơm của
Công ty Lương Thực Tiền Giang. Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng, mềm cơm và có
vị ngọt khi nấu thành cơm. Hiện nay, đang được bày bán ở các hệ thống siêu thị lớn tại
TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng như Metro, BigC,

Maximark,… rất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Hình 2.4.Sản Phẩm Gạo Nàng Thơm Chợ Đào

d. Gạo thơm Thiên Nga: Gạo Thiên Nga là một trong những nhãn hiệu gạo
thông dụng của Công ty Lương Thực Tiền Giang. Sản phẩm này khi nấu cho cơm
14


mềm và có mùi thơm nhẹ đang được ưa chuộng thị trường nội địa và được bày bán ở
các hệ thống siêu thị lớn tại TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ như Co.op Mart,
Maximart…
Hình 2.5. Sản Phẩm Gạo Thơm Thiên Nga

Ngoài ra còn nhiều loại gạo khác như gạo Hồng Hạc, gạo Tài Nguyên, gạo
64…Hầu hết các sản phẩm gạo của công ty đều được chế biến trên một dây chuyền
sản xuất hiện đại, có hệ thống máy tách màu theo hạt nên đảm bảo sạch, đẹp không có
lẫn tạp chất và phù hợp với vệ sinh an toàn thực phẩm (sản phẩm đạt chất lượng đăng
ký và không có dư lượng hoá chất, nấm mốc, vi sinh độc hại… Các sản phẩm đang
được ưa chuộng thị trường nội địa và được bày bán ở các hệ thống siêu thị lớn tại
TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ như Co.op Mart, Maximart, Metro, Big C…
Bảng 2.1. Giá Một Số Sản Phẩm Gạo tại Hệ Thống Cửa Hàng Của Công Ty
Đvt: Đồng/kg
Tên gạo
Chín Con Rồng Vàng
Nàng Thơm Chợ Đào
Hương Việt
Hồng Hạc
Thiên Nga
Thông Dụng
Hương Sen


Loại gạo
5% tấm
5% tấm
5% tấm
5% tấm
5% tấm
8% tấm
5% tấm

Loại sản phẩm
Giá gạo
Đóng gói 5kg
19,000
Đóng gói 5kg
16,000
Đóng gói 5kg
15,000
Đóng gói 5kg
14,800
Đóng gói 5kg
12,000
Đóng gói 5kg
7,850
Đóng gói 5kg
12,000
Nguồn: ghi nhận thực tế

Nhìn chung, sản phẩm của công ty cũng khá phong phú với nhiều mức giá. Giá
sản phẩm tại các cửa hàng thông thường thấp hơn ở các siêu thị từ 500 đồng đến 1.500

15


×