Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI ÁPHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN THỊ ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.59 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á-PHÒNG GIAO DỊCH
NGUYỄN THỊ ĐỊNH

QUÁCH MAI QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ
TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á-PHÒNG GIAO
DỊCH NGUYỄN THỊ ĐỊNH” do Quách Mai Quỳnh, sinh viên khóa 32, ngành KẾ
TOÁN, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

GV ĐỖ THIÊN ANH TUẤN
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

(Chữ ký)

(Họ tên)

(Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn, trước hết con xin gửi lời kính trọng và biết ơn sâu sắc
đến ba mẹ đã sinh thành, giáo dưỡng con nên người. Con xin cám ơn cô dì, chú bác đã

khuyên răn và ủng hộ con trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đã truyền đạt
những kiến thức quý báu làm hành trang để em bước vào đời. Đặc biệt, em xin gửi lời
cám ơn sâu sắc đến thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em trân trọng cám ơn Ban Giám Đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á cho
em cơ hội được thực tập tại đơn vị, trân trọng cám ơn toàn thể anh chị tại Phòng Giao
Dịch Nguyễn Thị Định đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành kỳ thực tập
tốt nghiệp.
Cuối cùng, cám ơn tất cả các bạn đã luôn bên cạnh giúp đỡ tôi những lúc khó khăn.
Xin kính chúc quý thầy cô, các anh chị sức khỏe và thành công!


NỘI DUNG TÓM TẮT
QUÁCH MAI QUỲNH. Tháng 7 năm 2010. “Kế Toán Nghiệp Vụ Tiền Gửi tại
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á-Phòng Giao Dịch Nguyễn Thị Định”.
QUÁCH MAI QUỲNH. July 2010. “ Account of Deposit at Daia Commercial
Joint Stock Bank- Nguyen Thi Dinh Bank Agency”.
Khóa luận tìm hiểu về công tác kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Đại Á- phòng giao dịch Nguyễn Thị Định, cụ thể như: các hình thức tiền
gửi, quá trình luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán nghiệp vụ. Từ đó, đưa ra
nhận xét và một số kiến nghị với hy vọng đóng góp phần nào trong việc mở rộng công tác
nghiệp vụ tiền gửi tại ngân hàng.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục phụ lục

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề

1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4.Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỒNG QUAN

4

2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đại Á

4

2.1.1.Quá trình ra đời và phát triển


4

2.1.2.Kết quả hoạt động năm 2009 và mục tiêu hoạt động năm 2010

7

2.2.Giới thiệu về phòng giao dịch Nguyễn Thị Định- chi nhánh TPHCM
2.2.1.Quá trình thành lập và hoạt động
2.2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nhiệm vụ các bộ phận

9
9
10

2.3.Đặc điểm công tác kế toán

11

2.3.1.Chứng từ

11

2.3.2.Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng

13

2.3.3.Cơ cấu tài khoản

13


2.3.4.Hình thức kế toán

13

2.3.5.Nguyên tắc kế toán

14

2.3.6.Tổ chức bộ máy kế toán

15

CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Khái quát nghiệp vụ tiền gửi

16
16

3.1.1.Tiền gửi

16

3.1.2.Tiền gửi tiết kiệm

17


3.2.Phương pháp hạch toán

18


3.2.1.Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng

18

3.2.2.Tài khoản sử dụng

19

3.2.3.Phương pháp hạch toán

21

3.2.4.Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi

23

3.3.Phương pháp nghiên cứu

24

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1.Các tài khoản sử dụng tại phòng giao dịch

25

4.2.Nguyên tắc hạch toán


26

4.3.Quy trình giao dịch

26

4.4.Tiền gửi không kỳ hạn

29

4.4.1.Đặc điểm sản phẩm

29

4.4.2.Phí và lãi suất

30

4.4.3. Đăng ký mở tài khoản

30

4.3.4.Thẻ thanh toán và rút tiền nội địa

32

4.3.5. Nộp tiền vào tài khoản

35


4.3.6. Rút tiền mặt từ tài khoản TGTT

37

4.3.7. Chuyển khoản từ tài khoản TGTT

38

4.3.8. Chuyển tiền mặt đến TK TGTT

39

4.3.9.Đóng TK TGTT

40

4.5.Tiền gửi có kỳ hạn

41

4.5.1.Tiện ích

41

4.5.2.Quy trình mở tài khoản

41

4.6.Tiền gửi tiết kiệm


42

4.6.1.Quy trình mở sổ

42

4.6.2.Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

44

4.6.3.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

47

4.6.4. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam với lãi suất thả
nổi

54
vi


4.6.5.Chương trình khuyến mại “gửi tiền nhận ngay vàng SJC và tiền
thưởng

56

4.6.6.Tiền gửi tiết kiệm bằng vàng SJC

58


CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1.Kết luận

61

5.2.Kiến nghị

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

CMND

Chứng minh nhân dân


GTGT

Giá trị gia tăng

KH

Khách hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

PGD

Phòng giao dịch



Quyết định

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGKKH


Tiền gửi không kỳ hạn

TGTT

Tiền gửi thanh toán

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

TK

Tài khoản

TM

Tiền mặt

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTT

Trung tân thanh toán.


UNC

Ủy nhiệm chi

VNĐ

Việt Nam đồng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1.Hạn Mức Giao Dịch Trên Thẻ ATM- Chìa Khóa Đa Năng

33

Bảng 4.2.Phí Thẻ ATM- Chìa Khóa Đa Năng

33

Bảng 4.3.Tình Hình Biến Động Lãi Suất của Tiền Gửi Kỳ Hạn 12 Tháng Lãi Cuối Kỳ 55
Bảng 4.4.Mức Tiền Thưởng Chương Trình Khuyến Mãi

57

Bảng 4.5.Lãi Suất Huy Động Vàng SJC Ngày 14/04/2010

59


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.Cơ Cấu Tổ Chức Của PGD

10

Hình 2.2.Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Thông Qua Phần Mềm

14

Hình 4.1.Sơ Đồ Quy Trình Giao Dịch

28

Hình 4.2.Lưu Đồ Luân Chuyền Chứng Từ Gửi Tiền Gửi Thanh Toán

32

Hình 4.3.Luu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Gửi Tiền Gửi Tiết Kiệm

43

Hình 4.4.Tình Hình Biến Động Lãi Suất Vàng-USD

59


x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sổ kế toán và một số báo cáo.
Phụ lục 2. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản TGTT và chứng từ nộp tiền vào tài khoản.
Phụ lục 3.Chứng từ rút tiền mặt từ TK TGTT.
Phụ lục 4.Chứng từ chuyển khoản từ tài khoản TGTT.
Phụ lục 5.Chứng từ chuyển tiền mặt đến TK TGTT .
Phụ lục 6.Giấy đóng tài khoản TGTT.
Phụ lục 7.Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn.
Phụ lục 8.Chứng từ gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Phụ lục 9.Chứng từ gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Phụ lục 10.Phiếu lưu tiền gửi tiết kiệm với lãi suất thả nổi.
Phụ lục 11.Chứng từ gửi tiết kiệm dự thưởng.
Phụ lục 12.Phiếu lưu tiền gửi tiết kiệm bằng vàng.
Phụ Lục 13.Biểu lãi suất huy động.
Phụ lục 14.Biểu phí dịch vụ khách hàng.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Năm 2010, nền kinh tế nước ta vẫn còn ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới. Nhà nước sử dụng những công cụ điều tiết cần thiết để lèo lái con thuyền
kinh tế thoát được con sóng lớn. Nếu tiền tệ được ví như máu huyết đối với cơ thể, tiền tệ
lưu thông mang theo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì ngân hàng hoạt động

như trái tim , vừa bơm tiền vào từng tế bào để nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển, vừa
thu hút tiền thừa từ nền kinh tế giúp cho lưu thông tiền tệ được điều hòa thông qua 2 chức
năng chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay.
Hoạt động huy động vốn có ý nghĩa quan trọng đối với một ngân hàng. Vốn điều lệ
của ngân hàng chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định, trụ sở văn phòng, máy móc thiết bị. Để
thực hiện các hoạt động kinh doanh như tín dụng, dịch vụ thanh toán…, ngân hàng phải
huy động vốn từ khách hàng. Mặt khác, hoạt động này cung cấp cho người dân một một
kênh tiết kiệm và sinh lợi cho đồng tiền, một nơi an toàn để cất trữ, tích lũy vốn tạm thời
nhàn rỗi và người dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ thanh toán nhanh, tiện lợi.
Trong những hình thức huy động vốn thì huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là
hình thức huy động cổ điển và tính đặc thù riêng có của ngân hàng thương mại. Ngày nay,
ngân hàng thành lập ngày càng nhiều, để cạnh tranh với nhau, mỗi ngân hàng phải thiết kế
và phát triển nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau, phù hợp với nhu cầu gửi tiền đa
dạng của khách hàng và mang đặc trưng riêng của từng ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đại
Á là ngân hàng đầu tiên hoạt động tại tỉnh Đồng Nai thành lập vào năm 1993. Những
bước đầu hoạt động tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang từng bước vươn lên để
khẳng định mình như cung cấp đa dạng sản phẩm tiền gửi, hoàn thiện công tác tổ chức,


công tác kế toán, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, xử lý dữ liệu nhanh chóng hiệu
quả. Từ đó , tạo được uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, đúng với
khẩu hiệu “Đại Á Bank- Điểm tựa thành công”.
Do đó, em chọn đề tài “ kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại ngân hàng TMCP Đại Áphòng giao dịch Nguyễn Thị Định” làm đề tài cho khóa luận.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình huy động vốn bằng tiền gửi.
Tìm hiểu các hình thức gửi tiền tại ngân hàng, đặc biệt là phòng giao dịch Nguyễn
Thị Định
Tìm hiểu về chế độ kế toán áp dụng, hình thức kế toán, tài khoản sử dụng, chứng
từ sử dụng, cách luân chuyển và lưu trữ chứng từ, phương pháp hạch toán các nghiệp vụ
tiền gửi

Nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm trong tổ chức công tác kế toán tiền gửi. Từ đó
đưa ra góp ý
1.3.Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Đề tài được thực hiện trong phạm vi sau:
Về không gian: Kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại ngân hàng TMCP Đại Á- phòng
giao dịch Nguyễn Thị Định.
Về thời gian: 6 tháng đầu năm 2010.
1.4.Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu:
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiên cần đạt được, phạm vi và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2:Tổng quan:
Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đại Á và phòng giao dịch Nguyễn Thị Định về các
mặt:quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức , hình thức kế toán áp dụng.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
Trình bày cơ sở lý luận của kế toán nghiệp vụ tiền gửi và phương pháp nghiên cứu
của khóa luận.
2


Chương 4: Kết quả và thảo luận:
Mô tả quá trình hạch toán nghiệp vụ tiền gửi tại ngân hàng Đại Á- phòng giao dịch
Nguyễn Thị Định. Từ đó, đưa ra nhận xét về công tác kế toán.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị:
Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra ưu và nhược điểm về công tác kế toán và một số
kiếm nghị.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng về Ngân hàng Thương Mại cổ phần Đại Á
2.1.1.Quá trình ra đời và phát triển
Tên gọi: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á.
Tên giao dịch quốc tế: Dai A Commercial Joinstock Bank.
Tên viết tắt: Daiabank.
Trụ sở chính: 56-58 Cách Mạng Tháng 8, tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Website: www.daiabank.com.vn.
Điện thoại: (061) 3846831 - 3941066 .
Fax:(061)3842926.
Email:
Mã số thuế: 3600251642.
Vốn điều lệ: 1.000.000.000.000 đồng.
Ngân hàng Đại Á được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 30/07/1993 theo giấy
phép số 0036/NH-GP do Thống Đốc ngân hàng Nhà Nước cấp ngày 26/03/1993, với tên
giao dịch là ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nông Thôn Đại Á (NH TMCPNT Đại Á).
Ngân hàng Đại Á là ngân hàng cổ phần đầu tiên hoạt động tại tỉnh Đồng Nai. Vốn
điều lệ ban đầu 1 tỷ đồng.
Năm 2001 sáp nhập Quỹ tín dụng Quang Vinh vào Đại Á Ngân hàng, tăng vốn
điều lệ lên 8 tỷ VNĐ.
Năm 2002 tăng vốn điều lệ 16 tỷ VNĐ, với mạng lưới hoạt động 01 hội sở chính,
04 chi nhánh tại Thành phố Biên Hòa và Thị xã Long Khánh.


Năm 2003 tăng vốn điều lệ 25 tỷ VNĐ, thuộc sở hữu của 70 cổ đông trong đó có
02 cổ đông pháp nhân là Ngân hàng Đầu tư phát triển Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai và Công
ty Tín Nghĩa.
Tháng 07 năm 2003: khai trương Phòng giao dịch Tam Phước tại huyện Long

Thành.
Ngân hàng Đại Á khá thành công trong lĩnh vực tài trợ vốn cho các hộ dân doanh
(sản xuất, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp), doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt cho vay
tiêu dùng, xây dựng nhà ở và sửa chữa nhà ở.
Đã đầu tư mua sắm toàn bộ trụ sở làm việc: Hội sở chính, chi nhánh Quang Vinh,
chi nhánh Long Khánh, chi nhánh Hố Nai, chi nhánh Tam Hiệp, chi nhánh Trảng Bom,
phòng giao dịch Tam Phước.
Năm 2004 Ngân hàng Đầu tư Phát triển Chi nhánh Đồng Nai hợp đồng liên kết hỗ
trợ Ngân hàng Đại Á trong lĩnh vực: phát triển dịch vụ, công nghệ thông tin, nâng cao
nghiệp vụ, cấp tín dụng.
Tháng 05 năm 2004, tham gia dự án Tài chính Nông thôn II do Hiệp hội Phát triển
Quốc tế (IDA) tài trợ.
Năm 2004, tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ đồng với số cổ đông sở hữu vốn là 73.
Tháng 03 năm 2005, khai trương chi nhánh Trảng Bom tại huyện Trảng Bom.
Ngày 31/12/2006 tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng với mạng lưới hoạt động gồm
Hội sở chính, 05 chi nhánh và 01 phòng giao dịch.
Năm 2007:
Ngày 02/01/2007 khai trương Phòng giao dịch Thạnh Phú, trụ sở tại xã Thạnh Phú
- huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
Ngày 27/01/2007 khai trương Phòng giao dịch Thống Nhất, trụ sở tại xã Quang
Trung - huyện Thống Nhất - Đồng Nai.
Ngày 12/04/2007 khai trương Phòng giao dịch Thanh Bình, trụ sở tại phường
Thanh Bình - Tp. Biên Hòa - Đồng Nai.

5


Năm 2007 Đại Á Ngân hàng thực hiện thành công công tác chuyển đổi mô hình
hoạt động và chính thức được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi sang mô hình
Ngân hàng TMCP đô thị tại Quyết định số 2402/QĐ-NHNN ngày 10/11/2007.

Ngày 11/12/2007 Đại Á Ngân hàng khai trương PGD Tân Hiệp.
Năm 2008:
Ngày 26/2/2008 Sở Giao dịch I TP. Hồ Chí Minh, đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên sau
khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính thức đi vào hoạt động.
Ngày 19/4/2008, Thẻ ATM 'Chìa khóa đa năng' chính thức được phát hành
Ngày 30/07/2008, Ngân hàng TMCP Đại Á (Đại Á Ngân hàng) tổ chức Lễ kỷ
niệm 15 thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước trao
tặng. Đây là mốc son quan trọng, đánh dấu chặng đường 15 năm xây dựng và trưởng
thành của Đại Á Ngân hàng trên thị trường tài chính Việt Nam. Cùng với ngành ngân
hàng cả nước, Ngân hàng TMCP Đại Á đang bước vào một giai đoạn phát triển mới sau
15 năm thành lập.
Ngày 2/10/2008, Khai trương chi nhánh Hà Nội.
Ngày 27/11/2008, Khai trương PGD Phương Lâm tại số 06, Quốc lộ 20, Ấp Thanh
Thọ, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Năm 2009:
Quý I năm 2009, DaiABank tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng
Ngày 13/4/2009: DaiABank chính thức triển khai hình thức “Gửi tiền bằng phong
bì qua máy ATM” trên toàn hệ thống
Ngày 22/4/2009: Khai trương PGD Hà Huy Tập tại địa chỉ 91 Hà Huy Tập, Huyện
Gia Lâm – Hà Nội và
Khai trương PGD Nguyễn Chí Thanh tại 118 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa –
Hà Nội
Ngày 28/4/2009: Khai trương PGD Tân Phú tại 149 Nguyễn Sơn, P.Phú Thạnh,
Q.Tân Phú
Ngày 2/6/2009: Khai trương PGD Nhơn Trạch tại địa chỉ Ngã Ba, Ấp Bến Cam, xã
Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai
6


Ngày 7/7/2009: Khai trương Quỹ tiết kiệm Xuân An tại số 10 đường Lê Lợi,

Phường Xuân An, Thị xã Long Khánh, Đồng Nai.
Ngày 7/8/2009: Khai trương Chi Nhánh Bình Dương tại 553 Đại lộ Bình Dương,
phường Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một.
Ngày 9/9/2009: Khai trương PGD Quang Trung tại địa chỉ 573 Quang Trung,
phường Phú La, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
Ngày 18/9/2009: Khai trương PGD Bảo Hòa tại số 407, ấp Hòa Bình, xã Bảo Hòa,
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Ngày 13/10/2009: Khai trương PGD Long Thành tại địa chỉ Đường quốc lộ 51 A,
Khu Phước Thuận, Thị trấn Long Thành, Huyện Long Thành, Đồng Nai và
Khai trương PGD Hoàng Hoa Thám tại 94 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Quận
Bình Thạnh, TP.HCM
Ngày 14/12/2009: Khai trương Phòng Giao Dịch Hàng Buồm tại 54 Hàng Buồm,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và
Khai trương PGD Âu Cơ tại địa chỉ 954 Âu Cơ, phường 14, Quận Tân Bình, TP.
Hồ Chí Minh
Ngày 30/12/2009: Khai trương Phòng Giao dịch Thụy Khuê tại 249A Thụy Khuê,
Quận Tây Hồ, Hà Nội và PGD Yên Phụ tại 7A Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
Năm 2010:
Ngày 5/1/2010: Khai trương PGD Tạ Uyên tại địa chỉ số 134 đường Tạ Uyên, F.4,
Q.11, TP.HCM và PGD Nguyễn Thị Định tại địa chỉ số 519 Nguyễn Thị Định, KP1,
F.Cát Lái, Q.2, TP.HCM
Ngày 16/1/2010: Khai trưởng Sở Giao dịch Đồng Nai tại 56 - 58 CMT8 Biên Hòa,
Đồng Nai.
2.1.2.Kết quả hoạt động năm 2009 và mục tiêu hoạt động năm 2010
a.Kết quả hoạt động
Ngày 17/4/2010, Ngân hàng TMCP Đại Á đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2009 tại địa chỉ: 3 Nguyễn Ái Quốc, phường Quang Vinh, TP.Biên Hòa, Đồng

7



Nai (Công ty SX KT và DVTH Đồng Nai) để báo cáo kết quả hoạt động năm 2009 do
công ty Ernst & Young kiểm toán và đặt mục tiêu cho năm 2010.
Năm 2009 đã khép lại những khó khăn và thách thức đối với hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng khi vừa phải duy trì tăng
trưởng tín dụng, chống suy giảm kinh tế, kiểm soát và ngăn chặn tái lạm phát. Đứng trước
những khó khăn đó, với mục tiêu tăng cường các yếu tố an toàn, ổn định nhằm đảm bảo
khả năng thanh khoản, kết quả hoạt động năm qua Ngân hàng Đại Á tăng trưởng tốt…tạo
tiền đề cho sự phát triển Đại Á Ngân hàng trong thời gian tới.
Tính đến 31/12/2009, tổng tài sản của Đại Á Ngân hàng đến cuối năm 2009 đạt
7.077 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với cuối năm 2008; Vốn huy động đạt 4.766 tỷ đồng,
tăng 164% so với năm 2008; Dư nợ tín dụng đạt 4.240 tỷ đồng, tăng 131%. Hệ thống
mạng lưới tăng thêm 14 điểm, nâng tổng số điểm giao dịch của Đại Á Ngân hàng đến 38
điểm vào cuối năm 2009. Đây là năm phát triển mạng lưới nhanh nhất của Đại Á kể từ
ngày thành lập đến nay; Chất lượng tài sản tốt, đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn hoạt động
ngân hàng và an toàn thanh khoản. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,45%.
Ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống, năm qua dịch vụ mới là thanh toán quốc
tế, kinh doanh ngoại tệ tuy mới được Đại Á đưa vào hoạt động từ tháng 6/2009 nhưng đã
mang lại kết quả tốt với tổng doanh số mua bán ngoại tệ từ tháng 6/2009 – 12/2009 là
194.581.002 USD, mang lại lợi nhuận thuần trên 21,5 tỷ đồng.
Song song với mục tiêu kinh doanh, việc đầu tư công nghệ, đào tạo nhân sự, luôn
được Đại Á Ngân hàng chú trọng. Hiện dự án Core banking (ngân hàng lõi) với số vốn
đầu tư 1,9 triệu USD đang trong quá trình thực hiện, dự kiến đến tháng 6/2010 sẽ hoàn
thiện, hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ mới của một ngân
hàng hiện đại. Dự án tái cấu trúc nhằm quản trị ngân hàng hiện đại, tách bạch giữa kinh
doanh và quản lý, qua đó chú trọng đến mảng “bán hàng” chuyên nghiệp cũng đã và
đang triển khai đến từng thành viên trong hệ thống.
b.Mục tiêu chung:
-Tăng lợi ích cổ đông.
-Môi trường làm việc ổn định và phát triển cho nhân viên

8


-Mang đến sự thuận lợi cho khách hàng.
-Tuân thủ pháp luật trong kinh doanh.
c.Mục tiêu hoạt động trong năm 2010.
-Chỉ tiêu kinh doanh:
Tổng tài sản: 11.144 tỷ đồng, tăng 57%/ năm 2009.
Tổng nguồn vốn huy động: 9.238 tỷ đồng, tăng 94%/ năm 2009.
Tổng dư nợ: 8.224 tỷ đồng, tăng 95%/ năm 2009.
Phát triển mạng lưới: 3 chi nhánh và 22 Phòng giao dịch;
Tổng lợi nhuận trước thuế: 106,189 tỷ đồng
Tỷ lệ cổ tức: 8%
-Chỉ tiêu chất lượng hoạt động ngân hàng:
Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ <=2%.
Tỷ lệ nợ xấu tối đa không quá 1%
Tỷ lệ an toàn vốn >8%
-Chỉ tiêu về đầu tư:
Chi phí đầu tư Hội sở: 100 tỷ đồng.
Chi phí đầu tư phát triển cơ sở vật chất và mạng lưới:300 tỷ đồng.
Tăng vốn điều lệ năm 2010 từ 1.000 tỷ đồng lên 3.100 tỷ đồng thông qua hình thức
phát hành cổ phiếu.
Thực hiện sửa đổi, bổ sung điều lệ ngân hàng cho phù hợp với sự phát triển.
Dự án Core Banking được đưa vào sử dụng.
2.2.Giới thiệu về phòng giao dịch Nguyễn Thị Định-chi nhánh TPHCM
2.2.1.Quá trình thành lập và hoạt động
Căn cứ quy định về phát triển mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ
Phần Đại Á được ban hành kèm theo quyết định số 554/2009/QĐ-NHĐA-HĐQT ngày
27/10/2009 của Hội đồng quản trị quyết định thành lập Phòng Giao dịch Nguyễn Thị
Định trực thuộc sự quản lý của Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; tại số 519 Nguyễn Thị

Định, Khu Phố 1, Phường Cát Lái, Quận 2, TP HCM.

9


Ngày 5/1/2010, phòng giao dịch Nguyễn Thị Định chính thức khai trương tại địa
chỉ trên. Phòng Giao dịch Nguyễn Thị Định thực hiện các hoạt động trong nội dung được
phép hoạt động của Chi nhánh TP.HCM và theo quyết định của Ngân hàng Đại Á:
-Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng.
-Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
-Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union; Thu đổi
ngoại tệ.
-Các dịch vụ ngân hàng khác…
PGD Nguyễn Thị Định mới thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm
kiếm khách hàng ,nằm trong vùng kinh tế còn mới, trong khi đó số lượng Ngân hàng đang
hoạt động trong khu vực quá nhiều ( hơn 10 Ngân hàng ),tuy nhiên toàn thể nhân viên ở
đây đã không ngại khó, ngại khổ đi đến gõ cửa từng căn nhà để huy động nguồn vốn nhàn
rỗi trong những hộ kinh doanh cá thể, những người dân được đền bù giải tỏa trong khu
vực. Vì vậy, dù chỉ trong quý đầu năm đã huy động được 24 tỷ đồng, cho vay 7 tỷ đồng.
Đây là 1 nỗ lực rất lớn của toàn thể nhân viên tại đây, hi vọng sang quý tiếp theo, PGD
tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu, mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng.
2.2.2.Cơ cấu tổ chứcbộ máy quản lý và nhiệm vụ các bộ phận
Hình 2.1.Cơ Cấu Tổ Chức của Phòng Giao Dịch
Trưởng PGD

Bộ phận kế
toán- ngân quỹ

Bộ phận
tín dụng


Bộ phận
bảo vệ

Nguồn: Phòng kế toán giao dịch
b.Nhiệm vụ các bộ phận
 Trưởng phòng giao dịch:
10


Quản lý tất cả hoạt động tại phòng giao dịch.
Nhận nhiệm vụ , chỉ thị, mục tiêu từ chi nhánh TP HCM và phổ biến cho nhân
viên.
Ký duyệt chứng từ các nghiệp vụ phát sinh.
Tiếp khách, gặp gỡ những khách hàng lớn.
 Bộ phận kế toán- ngân quỹ:
Giao dịch, tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
Thực hiện công việc hạch toán kế toán các ngiệp vụ phát sinh như huy động , cho
vay, chuyển tiền…, lập báo cáo hoạt động hàng ngày và hàng tháng trình trưởng phòng.
Quản lý theo dõi tình hình sử dụng tài sản tại đơn vị.
Nhân viên ngân quỹ thực hiện thu chi tiền, điều chuyển vốn về chi nhánh , đảm
bảo số dư tồn quỹ.
 Bộ phận tín dụng:
Tìm kiếm, gặp gỡ khách hàng có nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng lập hồ
sơ, thẩm định tàn sản khách hàng, lập hồ sơ thẩm định, hồ sơ cho vay. Theo dõi quá trình
thu hồi nợ để báo khách hàng trả nợ đúng hạn.
 Bộ phận bảo vệ:
Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh trong khu vực phòng giao dịch.
2.3.Đặc điểm công tác kế toán.
2.3.1.Chứng từ

a.Ngân hàng sử dụng chứng từ giấy bao gồm
-Ủy nhiệm chi.
-Giấy nộp tiền mặt.
-Yêu cầu gửi tiền.
-Giấy rút tiền mặt.
-Phiếu chuyển khoản.
-Phiếu thu, phiếu chi.
b.Nguyên tắc lập chứng từ

11


Chứng từ phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các nội dung quy
định trên mẫu chứng từ do Ngân Hàng Nhà Nước quy định.
Nội dung nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được
tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực; số và chữ viết phải liên tục, không ngắt
quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị
thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai, chứng từ phải hủy bỏ theo quy định.
Chứng từ phải được lập đủ số liên theo quy định. Nội dung các liên phải giống
nhau, liên gửi ra bên ngoài phải có dấu của ngân hàng. Các chứng từ phải có đầy đủ chữ
ký và dấu (nếu có) theo quy định. Các chữ ký phải được ký trực tiếp trên các liên chứng
từ. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Chứng từ điện tử
sau khi xử lý phải in ra giấy.
Các chứng từ tiền mặt: Ngày ghi trên chứng từ phải là ngày thực tế ngân hàng thu
hoặc chi tiền mặt.
c.Kiểm soát chứng từ
 Kiểm soát trước:
Do nhân viên giao dịch thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng.
Nội dung kiểm soát gồm:
Kiểm tra việc lập chứng từ theo các nguyên tắc lập chứng từ.

Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trên
chứng từ.
Đối chiếu số tiền ghi trên chứng từ vời số dư trên tài khoản.
 Kiểm soát sau:
Do các kiểm soát viên thực hiện sau khi các chứng từ đã được giao dịch viên kiểm
soát, xử lý.
Nội dung kiểm soát gồm:
Kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ (trừ chữ ký của khách hàng).
Kiểm soát cách xử lý nghiệp vụ của giao dịch viên.
d.Nguyên tắc tổ chức luân chuyển và lưu trữ chứng từ kế toán
Đảm bảo nguyên tắc ghi chép kế toán Nợ trước, Có sau.
12


Chứng từ kế toán phải được luân chuyển trong nội bộ một ngân hàng hoặc nội bộ
hệ thống ngân hàng, không quay lại khách hàng sau khi chứng từ đã được giao dịch viên
tiếp nhận, xử lý trừ trường hợp đặc biệt.
Đảm bảo chứng từ được kiểm soát chặt chẽ và luân chuyển nhanh chóng, an toàn.
2.3.2.Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng
Ngân hàng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán dành cho các tổ chức tín dụng được
ban hành theo QĐ số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004, QĐ số 807/2005/QĐNHNN ngày 01/06/2005, QĐ số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 và QĐ số
02/2008/QĐ-NHNN ngày 15/01/2008 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước.
2.3.3.Cơ cấu tài khoản
Tài khoản hạch toán có dạng tổng quát gồm 5 chữ số:
XXX-XXXXX-XX-XXXXX
Trong đó:
-3 chữ số đầu là mã chi nhánh.Mã phòng giao dịch là 077.
-5 chữ số tiếp theo là tài khoản tổng hợp cấp 4 do NHNN quy định.
-2 chữ số tiếp theo là mã số quy định loại tiền tệ (thường Việt Nam là mã
“00”.ngoại tệ là “37”).

-5 chữ số cuối là mã cho từng tiểu khoản nghiệp vụ do ngân hàng Đại Á quy định
thể hiện bằng những con số từ 0 đến 9.
2.3.4.Hình thức kế toán
a.Hình thức ghi sổ
Ngân hàng thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính. Ngân hàng sử dụng phần
mềm Smartbank với giao diện Tiếng Việt dễ hiểu, dễ sử dụng.
Phần mềm phân quyền giữa kế toán giao dịch , kiểm soát viên và thủ quỹ bằng mật
mã riêng. Các công việc hạch toán ghi sổ, in báo cáo hàng ngày sẽ được phân cụ thể cho
từng nhân viên.
b.Hình thức sổ kế toán
Ngân hàng Đại Á áp dụng hình thức nhật ký sổ cái với các loại sổ chủ yếu:
-Sổ kế toán chi tiết nội bảng và ngoại bảng.
13


-Bảng kê giao dịch phát sinh trong ngày theo giao dịch viên.
c.Trình tự ghi sổ
Hằng ngày khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán hạch toán trên phần mềm
Smartbank, in định khoản kế toán ngay trên chứng từ gốc. Phần mềm Smartbank tự động
cập nhật vào bảng kê giao dịch phát sinh trong ngày theo giao dịch viên, sổ kế toán chi
tiết nội bảng và ngoại bảng và các báo cáo hàng ngày, hàng tháng.
Hình 2.2.Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Thông Qua Phần Mềm

SỔ KẾ TOÁN
-Bảng kê giao dịch
phát sinh trong
ngày theo giao
dịch viên.
- Sổ kế toán chi tiết
nội bảng và ngoại

bảng

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
CHỨNG
TỪ GỐC

-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán quản
trị

MÁY VI TÍNH

Nguồn:quầy kế toán giao dịch
2.3.5.Nguyên tắc kế toán
Trước khi hạch toán kế toán phải xử lý và kiểm soát chứng từ xem có đầy đủ tính
hợp pháp, hợp lệ. Tất cả các thông tin khách hàng, thông tin nghiệp vụ phát sinh sẽ được
lưu giữ trong máy vi tính bằng việc nhập dữ liệu thông qua bút toán chứng từ.
Sau khi hạch toán xong, chứng từ được luân chuyển theo đúng quy định, lưu trữ
theo thời gian phát sinh nghiệp vụ và số chứng từ. Cuối tháng chứng từ được đóng thành
cuốn và chuyển về chi nhánh TP HCM.
Hàng ngày sau khi xử lý chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán giao
dịch in Bảng kê giao dịch phát sinh trong ngày theo giao dịch viên để đối chiếu chứng từ
phát sinh trong ngày và quản lý doanh số hoạt động trong ngày.
14


×