Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN HỘ XÃ VIÊN TẠI HTX NN – KDDV HOÀ PHONG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HOÀ PHONG,TÂY HOÀ, PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.8 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY
VỐN HỘ XÃ VIÊN TẠI HTX NN – KDDV HOÀ PHONG
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HOÀ PHONG,TÂY HOÀ, PHÚ YÊN

TRẦN ĐÔNG TRÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả Cho
Vay Vốn Hộ Xã Viên Tại HTX NN – KDDV Hoà Phong Trong Hoạt Động Sản
Xuất Nông Nghiệp Xã Hoà Phong, Tây Hoà, Phú Yên”,
do TRẦN ĐÔNG TRÀ, sinh viên khóa 32, ngành PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN đã bảo
vệ thành công vào ngày -----------------

VÕ NGÀN THƠ
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức của cá nhân tôi
mà nó còn là công sức của những người đã dạy dỗ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập. Nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi luôn
ghi nhớ:
Tất cả các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm, những người đã truyền đạt
kiến thức và dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập.

Cảm ơn sâu sắc đến Cô Võ Ngàn Thơ, người đã tận tình hướng dẫn, tạo điều
kiện để tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
Lãnh đạo HTX NN – KDDV Hoà Phong, Tây Hoà, Phú Yên.
Cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả những người bạn đã luôn giúp đỡ,
động viên tôi hoàn thành tốt báo cáo.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người!

Sinh viên
Trần Đông Trà


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN ĐÔNG TRÀ. Tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Hiệu Quả Cho Vay
Vốn Hộ Xã Viên Tại HTX NN – KDDV Hoà Phong Trong Hoạt Động Sản Xuất
Nông Nghiệp, Hoà Phong, Tây Hoà, Phú Yên”.
TRẦN ĐÔNG TRÀ. July 2010. “Analysis Of Credit Loan Effectivity Of
Hoa Phong Co-operative Members In Agricultural Activities At Hoa Phong
Village, Tay Hoa District , Phu Yen Province”.
Tín dụng được xem là yếu tố đầu vào quan trọng để giúp nông dân duy trì và
mở rộng hoạt động sản xuất tạo thu nhập, giúp xoá đói giảm nghèo… Dịch vụ tín dụng
của HTX NN – KDDV Hoà Phong là kênh cung cấp tín dụng chính thức, được Nhà
nước khuyến khích phát triển.
Đề tài “Phân tích hiệu quả cho vay vốn hộ xã viên tại HTX NN – KDDV
Hoà Phong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, Hoà Phong, Tây Hoà, Phú Yên”
bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và điều tra ngẫu nhiên 65 hộ trên địa bàn xã
Hoà Phong, tổng hợp, phân tích nhằm đánh giá về: Mức độ huy động vốn từ gửi tiết
kiệm của xã viên, mức vốn vay trung bình của xã viên , đánh giá nhu cầu vay vốn của
xã viên, hiệu quả sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất cây trồng, vật nuôi mà họ
đầu tư.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng nội bộ HTX đã có tác động tăng đầu tư

trong các ngành sản xuất NN. Nghiên cứu còn cho thấy nhu cầu vốn vay của xã viên
ngày càng tăng và những đoàn thể mà họ tham gia có ảnh hưởng đến lượng vốn và
hình thức tiếp cận vốn vay của họ.
Việc đầu tư vốn tín dụng HTX trong sản xuất nông nghiệp của các hộ xã
viên hiện nay là có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng đầu tư vốn tín
dụng trong chăn nuôi cao hơn trong trồng trọt nên lượng vốn cung ứng trong chăn nuôi
luôn cao hơn trong trồng trọt. Điều này giúp HTX có định hướng trong chiến lược cho
vay theo mục đích vay của xã viên phù hợp với nguồn vốn của HTX.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu nhiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Địa bàn nghiên cứu

3

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.3 Nội dung nghiên cứu


3

1.3.4. Thời gian nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Vị trí địa lý

5

2.2.2. Thời tiết - Khí hậu

5

2.2.3 Thủy lợi

6


2.2.4. Địa hình- Thổ nhưỡng

6

2.2.5. Tài nguyên – Khoáng sản

6

2.2.6. Diện tích- Dân số- Lao động

6

2.2.7. Cơ sở hạ tầng của Xã

7

2.2.8. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Xã

7

2.2.9. Đặc điểm tình hình sản suất nông nghiệp của Xã

8

2.2.10. Tổng quan về tín dụng nông thôn xã Hòa Phong

9

v



2.3. Nhận xét chung về địa phương (nhận xét của báo cáo địa phương)

11

2.4. Tổng quan về HTX NN - KDDV Hòa Phong

11

2.4.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển HTX NN - KDDV Hoà Phong

11

2.4.2. Sự cần thiết của dịch vụ tín dụng nội bộ (TDNB)

12

2.4.3. Cơ sở pháp lý để thục hiện hoạt đông TDNB tại HTX Hoà Phong

13

2.4.4. Phạm vi hoạt động

13

2.4.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy HTX

13


2.4.6. Đối tượng được vay vốn HTX

15

2.4.7. Những mặt được và hạn chế của TDNB HTX hiện nay

15

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

17

3.1.1. Khái niệm về tín dụng

17

3.1.2. Mục đích tín dụng nội bộ (TDNB) HTX

17

3.1.3. Bản chất tín dụng

17

3.1.4. Vai trò tín dụng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 18
3.1.5. Đặc điểm cơ bản trong cho vay nông nghiệp

19


3.1.6. Các hình thức tín dụng

20

3.1.7. Tiền gửi tiết kiệm

20

3.1.8. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

21

3.1.9. Những vấn đề cơ bản về kinh tế hộ (hộ nông dân)

24

3.1.10. Những nội dung cơ bản về HTX

25

3.2. Phương pháp nghiên cứu

26

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

26

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu


26

3.2.3. Phương pháp phân tích

27

3.3. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế được sử dụng trong phân tích

28

3.3.1 Các chỉ tiêu xác định kết quả

28

3.3.2 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm và quy mô của HTX NN – KDDV Hoà Phong

30

4.2. Tình hình hoạt động TDNB của HTX

31

vi



4.2.1. Tìm hiểu đặc điểm hoạt động TDNB HTX Hoà Phong

31

4.2.2. Nguồn vốn hoạt động và tình hình huy động vốn TDNB HTX Hoà Phong 33
4.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

36

4.2.4. Lãi suất tại HTX

37

4.2.5. Kết quả hoạt động dịch tín dụng của các HTX

39

4.3. Thực trạng về việc cho vay của HTX qua điều tra

40

4.4. Tình hình sản xuất của các hộ điều tra năm 2009

42

4.4.1. Đặc điểm của hộ điều tra

42

4.4.2. Tình hình sản xuất của hộ điều tra


43

4.5. Tình hình sử dụng vốn vay của hộ điều tra

44

4.5.1. Cơ cấu sử dụng vốn vay trong các ngành của hộ điều tra năm 2009

44

4.5.2. Số lượng hộ có nhu cầu vay vốn tại HTX

45

4.5.3. Mức độ đầu tư vốn trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ 48
4.5.4. Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ

50

4.6. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại HTX NN
– KDDV Hoà Phong

56

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

58


5.2. Kiến nghị

59

5.2.1 Đối với HTX

59

5.2.2. Đối với nhà nước

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
BVTV
CNH-HĐH
CT – TTg
CP
DV
ĐT CT – XH
ĐVT

GTSL
HTX
HQSX
KDDV
KQ

NHCSXH
NHNo&PTNT

Bình quân
Bảo vệ thực vật
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Chỉ thị của Thủ Tướng Chính Phủ
Chi phí
Dịch vụ
Đoàn thể chính trị - xã hội
Đơn vị tính
Giá trị sản lượng
Hợp tác xã
Hiệu quả sản xuất
Kinh doanh dịch vụ
Kết quả
Lao động
Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHNN
NHTM
NN
PTNT

SX
SXNN
TCTD
TDNB
TDN
THCS
TNV
TN
TTCN
TW
UBND
WTO
XV

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Nông nghiệp
Phát triển nông thôn
Sản xuất
Sản xuất nông nghiệp
Tổ chức tín dụng
Tín dụng nội bộ
Tổng dư nợ
Trung học cơ sở
Tổng nguồn vốn
Thu nhập
Tiểu thủ công nghiệp
Trung Ương
Uỷ ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới

Xã viên

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất ở Xã Hoà Phong Tính đến 01/01/2010

7

Bảng 4.1. Nguồn Vốn Hoạt Động Tín Dụng Năm 2008 và 2009

34

Bảng 4.2. Mức Vốn Huy Động Trung Bình Năm 2008 và 2009

35

Bảng 4.3. Tình Hình Dư Nợ Cho Vay và Mức Vốn Vay Trung Bình Năm 2008 và
2009

36

Bảng 4.4. Lãi Suất Tiền Gửi Tiết Kiệm Tại HTX và NHNo&PTNT Cuối Năm 2008
và 2009

38

Bảng 4.5. Lãi Suất Cho Vay Kinh Tế Hộ SXNN Tại HTX và NHNo&PTNT Cuối

Năm 2008 và 2009

39

Bảng 4.6. Tổng Hợp Kết Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại HTX Hòa Phong Năm
2008 và 2009

40

Bảng 4.7. Đặc Điểm của Hộ Điều Tra Có Vay Vốn và Không Vay Vốn

42

Bảng 4.8. Cơ Cấu Sản Xuất của Các Hộ Điều Tra

43

Bảng 4.9. Cơ Cấu Vốn Vay Trong Các Ngành Sản Xuất NN của Các Hộ Điều Tra 44
Bảng 4.10. Thẩm Định Nhu Cầu Vay Vốn của Hộ Qua Kết Quả Điều Tra (2010) 45
Bảng 4.11. Thẩm Định Nguyên Nhân Các Hộ Có Nhu Cầu Vay Lại Không Được
Vay

47

Bảng 4.12. Mức Độ Đầu Tư Vốn Trong Các Hoạt Động SXNN của Hộ

48

Bảng 4.13. Mức Độ Thỏa Mãn Nhu Cầu Vay Vốn


50

Bảng 4.14. Mục Đích Đầu Tư Vốn Trong SXNN của Hộ Qua Điều Tra

51

Bảng 4.15. KQ và HQSX của Những Hộ Sản Xuất Lúa và Hoa Màu Trên 1 ha

52

Bảng 4.16. KQ và HQSX Vật Nuôi Cụ Thể của Hộ Qua Điều Tra Năm 2009

54

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Xã Hoà Phong Năm 2010

8

Hình 2.2. Cơ Cấu Vốn Tín Dụng Nông Thôn Theo Đối Tượng Cung Cấp

11

Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Điều Hành HTX

14


Hình 2.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Cán Bộ Theo Trình Độ Đào Tạo

15

Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Lợi Nhuận Phân Theo Dịch Vụ của HTX Hòa Phong
Năm 2009

31

Hình 4.2. Sơ Đồ Hoạt Động TDNB của HTX NN – KDDV Hòa Phong

32

Hình 4.3. Sơ Đồ Quy Trình Cho Vay

32

Hình 4.4. Sơ Đồ Cho Vay Trực Tiếp

33

Hình 4.5. Cây Sơ Đồ Nguyên Nhân Trong 15 Hộ Không Vay Vốn HTX
Qua Điều Tra

46

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Phiếu Điều Tra Nông Hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường, nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất

nông nghiệp ngày càng gia tăng. Thực tế, không phải nông hộ nào cũng có khả năng
về vốn đầu tư từ nguồn vốn sẵn có của mình. Ở nước ta tín dụng nông thôn rất cần
thiết, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nông dân, có tác
động mạnh mẽ đến bộ mặt sản xuất làm cho nông thôn ngày càng đổi mới và văn minh
hơn. Trong hoàn cảnh nhu cầu tín dụng đang phát triển mạnh mẽ như vậy đã tạo ra cơ
sở cho sự ra đời của hệ thống tín dụng nông thôn (Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Ngân hàng chính sách, các quỹ tín dụng nông thôn…) nhưng phần lớn
thị trường tín dụng nông thôn này vẫn chưa thật sự phát triển một cách bền vững (Trần
Độc Lập, 2003, Luận văn thạc sỹ Khoa học kinh tế).
Hiện nay, các Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày càng mở
rộng nhưng hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận thương mại. Trong khi đó các khoản
vay dành cho phát triển kinh tế hộ, những khoản vay ngắn hạn thì người dân nông thôn
lại rất khó tiếp cận được nguồn vay này. Để đáp ứng nhu cầu vốn vay cho sản xuất của
người dân thì tín dụng nội bộ hợp tác xã ở nông thôn đã phát triển mạnh hình thức cho
vay các khoản vay ngắn hạn, kết hợp với công tác khuyến nông đã hỗ trợ người dân

trong sản xuất, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển. Có thể nói,
hoạt động tín dụng nội bộ của hợp tác xã ở nông thôn lại là giải pháp cho việc tiếp cận
tín dụng một cách có hiệu quả ở nông thôn hiện nay.
Hoà phong là một xã thuộc huyện nông nghiệp, Tây Hoà, tỉnh Phú Yên, chủ
yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề cung ứng vốn hỗ trợ cho các hộ
dân sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Trong khi đó, hợp tác xã Hoà Phong là một
trong những hợp tác xã trong địa bàn tỉnh có hoạt động cho vay ngắn hạn kinh tế hộ
1


phát triển mạnh mẽ và việc sử dụng vốn của người dân đạt được hiệu quả cao trong
sản xuất.
Dựa trên thực trạng này, đề tài “Phân tích hiệu cho vay vốn hộ xã viên tại
HTX NN - KDDV Hoà Phong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp xã Hoà
Phong, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên” được tôi tiến hành nhằm tìm hiểu hoạt động
tín dụng của hợp tác xã hoà Phong và phân tích hiệu quả của vốn tín dụng này trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Trên cở cơ sở đó có thể đánh giá xem
tín dụng của hợp tác xã có thực sự đem lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và cải
thiện đời sống của người dân hay không? Từ đó đề xuất ý kiến liên quan đến hoạt
động tín dụng của hợp tác xã tại địa bàn.
1.2. Mục tiêu nhiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu hoạt động tín dụng nội bộ của HTX NN - KDDV Hoà Phong và phân
tích hiệu quả của nguồn vốn tín dụng này đến hoạt động sản xuất nông nghiệp xã Hoà
Phong.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như đã nêu trên cần phải giải quyết những mục tiêu cụ
thể như sau:
- Hiểu được tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ tại HTX NN KDDV Hoà Phong.
-


Hiểu rõ tình hình hoạt động tín dụng của HTX NN - KDDV Hoà Phong.

-

Nắm được tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ năm 2009.

-

Biết được nhu cầu vốn của nông hộ:
+ Biết tình hình sử dụng vốn vay của hộ xã viên.
+ Nhu cầu vay vốn của nông hộ và mức độ đầu tư vốn vay vào sản xuất nông

nghiệp.
- Phải phân tích được hiệu quả vốn vay tại HTX NN - KDDV của nông hộ, thể hiện
qua kết quả, hiệu quả sản xuất thấy sự thay đổi như thế nào đến sản xuất và đời
sống nông hộ.

2


-

Đề xuất một số ý kiến cải thiện hoạt động cho vay vốn của HTX NN – KDDV
Hoà Phong để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đó trong hộ xã
viên.

1.3.

Phạm vi nghiên cứu


1.3.1. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được tập trung nghiên cứu trong phạm vi xã Hoà Phong, số mẫu điều tra
là 65 hộ.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của khoá luận liên quan đến lĩnh vực vốn tín dụng HTX
NN - KDDV trong nông nghiệp và nông thôn, do đó đối tượng nghiên cứu chủ yếu là
những nông hộ có vay vốn tại HTX. Ngoài ra, còn có một số đối tượng có liên quan
như HTX NN - KDDV, UBND xã.
1.3.3 Nội dung nghiên cứu
Về phía HTX NN - KDDV, chỉ dừng lại nghiên cứu tìm hiểu các hoạt động sản
xuất - kinh doanh - dịch vụ, đặc biệt là hoạt động tín dụng của HTX NN - KDDV Hoà
Phong.
Nghiên cứu về nông hộ thuộc xã viên của HTX NN - KDDV, trong đó tìm hiểu
về hoạt động sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp, kết quả, hiệu
quả sản xuất từ các hoạt động này.
Đưa ra một số giải pháp thiết thực để nâng cao hoạt động tín dụng của HTX NN
- KDDV Hoà Phong.
1.3.4. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện khoá luận từ ngày 01/04/2010 đến ngày 07/06/2010
1.4.

Cấu trúc khóa luận

Đề tài thực hiện bao gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1: Là phần giới thiệu về đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu.
Chương 2: Là chương tổng quan, giới thiệu tổng quát về vấn đề và địa bàn
nghiên cứu.


3


Chương 3: Là phần nội dung cơ sở lý luận, trình bày các khái niệm, các chỉ tiêu
được sử dụng nghiên cứu và hệ thống các phương pháp nghiên cứu liên quan đến đề
tài.
Chương 4: Là nội dung nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động sản xuất - kinh doanh dịch vụ của HTX NN - KDDV, hoạt động tín dụng nội bộ, mô hình sản xuất nông
nghiệp của nông hộ, hiệu quả từ các họat động này mang lại. Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp ở nông hộ.
Chương 5: Là chương kết luận từ những vấn đề nghiên cứu ở trên, đề xuất
phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của HTX NN - KDDV
Hoà Phong, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu được thu thập từ HTX Hoà Phong, UBND xã Hoà Phong.
Các tài liệu có liên quan đến vấn đề tín dụng từ sách, báo, đề tài trước…
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Vị trí địa lý
Xã Hòa Phong là một xã thuộc khu vực nông thôn nằm ở phía tây huyện Tây
Hòa, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm huyện 04 km, cách TP. Tuy Hoà 25 km.
Phía đông giáp xã Hòa Bình 2.
Phía tây giáp xã Hòa Phú.
Phía nam tiếp giáp xã Hòa Mỹ Đông và Hòa Đồng.
Phía bắc tiếp giáp sông Đà Rằng - huyện Phú Hòa.

Xã Hòa Phong có tuyến đường ĐT 645 đi qua trung tâm trên địa bàn xã. Đây là
tuyến đường nối tỉnh Phú Yên với tỉnh ĐăkLăk, cũng là cửa ngõ vào khu vực Tây
Nguyên.
Lợi thế: Rất thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán hàng hóa với các xã lân cận,
các huyện trong tỉnh, và trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Có điều kiện thu
hút các nguồn từ bên ngoài tham gia đầu tư vào địa bàn.
(nguồn: VP. UBND xã Hòa Phong: Báo cáo tình hình nông thôn cuối năm 2009)
2.2.2. Thời tiết - Khí hậu
- Xã Hòa Phong thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nắng từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 12.
- Nhiệt độ trung bình 26,5oc và độ ẩm không khí hơn 80%.
(nguồn: VP. UBND xã Hòa Phong: Báo cáo tình hình nông thôn cuối năm 2009)
5


2.2.3 Thủy lợi
- Với nguồn nước thuộc hệ thống thủy nông Đồng Cam, được vận hành trên
36,6 km kênh mương và 27 ngán đập. Trong đó có 12,24 km kênh mương do công ty
thủy nông Đồng Cam quản lý điều tiết; 27,368 km kênh mương nội đồng và 27 ngán
đập HTX quản lý. Với hệ thống thủy lợi như trên đã phục vụ tưới tiêu: 612,3 ha đất
sản xuất 02 vụ lúa.
- Nhưng một số tuyến kênh chưa được gia cố bê tông, đang ở tình trạng xuống
cấp, thường xuyên bị sạt lở trong mùa mưa lũ, hiệu quả sử dụng hạn chế, HTX gặp
khó khăn trong việc điều tiết nước tưới, nhất là vụ lúa hè thu hàng năm, các cánh đồng
cuối kênh thường bị khô hạn nhiều nơi.
(nguồn: VP. UBND xã Hòa Phong: Báo cáo tình hình nông thôn cuối năm 2009)
2.2.4. Địa hình- Thổ nhưỡng
- Là một xã có địa hình tương đối bằng phẳng 94% diện tích tự nhiên là đồng
bằng.

- Đồng bằng mang đặc trưng chung của đồng bằng Phú yên, chủ yếu là đất phù
sa cổ. Đất có dinh dưỡng khá, thích hợp cho cây lúa nước, hoa màu.
(nguồn: VP. UBND xã Hòa Phong: Báo cáo tình hình nông thôn cuối năm 2009)
2.2.5. Tài nguyên – Khoáng sản
- Rừng: Đất rừng 98,7 ha, trong đó: Rừng trồng sản xuất 97,8 ha gồm của hộ
gia đình quản lý 74,96 ha và UBND xã quản lý 14,74 ha.
- Khoáng sản: Xã Hòa Phong có mỏ cát tự nhiên tại sông Ba, trữ lượng cát
khoảng 04 triệu m3. Nhìn chung về tài nguyên của xã phù hợp việc sản xuất nông
nghiệp, trồng rừng và khai thác vật liệu xây dựng.
(nguồn: VP. UBND xã Hòa Phong: Báo cáo tình hình nông thôn cuối năm 2009)
2.2.6. Diện tích- Dân số- Lao động
- Diện tích tự nhiên 1.454,71 ha.
- Tổng số hộ trong toàn xã:3.159 hộ
- Tổng số nhân khẩu: 11.947 người
- Lao động trong độ tuổi: 7.168 người, trong đó lao động nông - lâm - ngư
nghiệp: 4659 người; lao động Công nghiệp TTCN: 1.218 người; lao động Thương mại
- dịch vụ: 1.290 người.
6


Nhìn chung, Lao động trong độ tuổi chiếm 60 % dân số trong toàn xã, dân số có
cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, đây là nguồn lực
chính tạo ra năng suất xã hội.
(nguồn: VP. UBND xã Hòa Phong: Báo cáo tình hình nông thôn cuối năm 2009)
2.2.7. Cơ sở hạ tầng của Xã
- Giao thông: Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn trong toàn xã 22,8
km, được bê tông hoá 31,4%, có tuyến đường ĐT 645 đi qua trung tâm trên địa bàn
xã, hầu hết các tuyến đường liên thôn, liên xã được tiếp giáp với tuyến đường này tạo
điều kiện thuận lợi để giao lưu, đi lại thông thương trong phát triển kinh tế, văn hoáxã hội.
- Trường học: Trên địa bàn xã có 04 trường gồm: 01 trường THCS, 02 trường

tiểu học và 01 trường mẫu giáo. Với số giáo viên là 115 người trong đó giáo viên mẫu
giáo 13 người, cấp I là 34 người, cấp II là 67 người.
- Y Tế: Trạm y tế xã quy mô xây dựng cấp 3, có 13 phòng chức năng, đảm bảo
đội ngũ cán bộ phục vụ hoạt động của trạm. Trạm đạt chuẩn quốc gia theo quy định.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Trên địa bàn xã có khu vui chơi thể thao với diện
tích 1,6 ha trong đó gồm: 01 sân bóng đá trung tâm và 9 sân bóng chuyền.
- Chợ: Toàn xã có 02 chợ diện tích 01 ha, quy mô xây dựng cấp 4, đang phục
vụ tốt về nhu cầu mua, bán kinh doanh phục vụ nhân dân.
- Bưu điện: Trên địa bàn xã có 01 Bưu điện văn hóa xã, có thùng thư công
cộng, hiện trạng đang hoạt động tốt phục vụ bưu chính viễn thông; số điểm dịch vụ
internet: 09 điểm, được đăng ký hoạt động theo quy định.
(nguồn: VP. UBND xã Hòa Phong: Báo cáo tình hình nông thôn cuối năm 2009)
2.2.8. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Xã
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất ở Xã Hoà Phong Tính đến 01/01/2010
Khoản mục
Đất nông nghiệp
Đất phi nồng nghiệp
Đất chưa sử dụng
Tổng

Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
948,65
65,21
394,51
27,12
111,55
7,67
1454,71
100

Nguồn tin: VP. Địa chính UBND xã Hoà Phong

7


Bảng 2.1 ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích
đất toàn xã. Vì vậy thu nhập chính của người dân ở xã vẫn là thu nhập từ nông nghiệp.
2.2.9. Đặc điểm tình hình sản suất nông nghiệp của Xã
Sản xuất nông nghiệp là ngành mũi nhọn của xã và từng bước thâm canh tăng
năng suất, sản lượng. Trong những năm qua với nền kinh tế của địa phương từng
bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp phát triển nông thôn. Kinh
tế phát triển đúng hướng, có những chuyển biến rõ rệt và đi vào ổn định, với tốc độ
tăng trưởng khá, đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển theo cơ chế thị trường. Hiện
nay thực trạng kinh tế các ngành được thể hiện ở hình sau:
Hình 2.1. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Xã Hoà Phong Năm 2010

18%

17%
65%

Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Thương mại - Dịch vụ

TTCN - Xây dựng

Nguồn tin: VP. Thống kê UBND xã Hoà Phong
Hình 2.1 cho ta thấy ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 65%, vẫn là ngành
sản xuất chủ đạo tại địa phương và chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu các ngành
kinh tế tại địa phương, ngành TTCN và xây dựng chiếm 17%, ngành thương mại, dịch

vụ chiếm 18 % giá trị sản xuất. Tỷ trọng trong các ngành TTCN, dịch vụ vẫn còn
chiếm tỷ lệ thấp. Nhưng theo dự báo trong giai đoạn tới thì tỷ trọng của 2 nhóm này sẽ
tăng lên và tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong xã vẫn chiếm vị trí hàng
đầu.

8


2.2.10. Tổng quan về tín dụng nông thôn xã Hòa Phong
Kênh cung cấp tín dụng nông thôn xã Hòa Phong cũng như các địa phương
khác tồn tại ba khu vực cung cấp tín dụng cho nông dân: Khu vực chính thức; khu
vực bán chính thức; khu vực phi chính thức.
- Khu vực chính thức: Gồm có ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn (NHNN&PTNT); ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) và tín dụng nội
bộ của các HTXNN sau khi được chuyển đổi.
+ Hiện nay huy động vốn của NHNo&PTNT không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn
của các hộ gia đình ở các địa phương trên địa bàn. Dù thực tế NHNo&PTNT đã đạt
được mức huy động vốn lớn nhưng ngân hàng này vẫn chưa có phương thức huy động
các khoản tiền nhỏ. Hiện nay NHNo&PTNT tiếp cận hộ nông dân nhiều hơn bất kỳ
một định chế tài chính nào khác. Nguồn vốn hoạt động cho vay trên địa bàn là
6,61 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 40% trong tổng nguồn vốn cung ứng tín dụng trên địa
bàn.
+ Ngân hàng CSXH được vay từ Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng
thương mại. Khả năng huy động nguồn tiết kiệm của NHCSXH bị hạn chế do
nguồn vốn hoạt động của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào vốn vay từ các ngân
hàng thương mại và ngân sách Nhà nước, tổng dư nợ còn nhỏ tốn 2,58 tỷ đồng,
chiếm tỷ lệ 15% trong tổng nguồn vốn cung ứng tín dụng toàn xã.
+ HTX NN – KDDV Hoà Phong cung cấp dịch vụ tín dụng chủ yếu là hỗ
trợ sản xuất nông nghiệp. Nguồn vốn hoạt động từ tiền gửi tiết kiệm của xã viên
và vốn tự có của HTX. Tổng dư nợ cho vay 4,33 tỷ đồng, chiếm 26% tổng lượng

tín dụng trên toàn xã.
- Khu vực bán chính thức: Gồm các chương trình tín dụng thông qua các
tổ chức đoàn thể là chủ yếu. Các tổ chức đoàn thể (Hội nông dân, Phụ nữ) có một
mạng lưới rộng khắp các thôn, xóm. Cấu trúc của đoàn thể cho phép tiếp cận cả
những người nghèo nhất. Hoạt động tín dụng của các tổ chức này chủ yếu là liên
kết với NHNo&PTNT, NHCSXH, các tổ chức đoàn thể thường làm môi giới giữa
các ngân hàng và người vay (chủ yếu là hội viên). Đoàn thể thực hiện vai trò này
thông qua việc hỗ trợ thành lập các nhóm vay vốn, giới thiệu người vay và xác
nhận đơn xin vay của hội viên, hỗ trợ ngân hàng thẩm định khoản vay và đôn đốc
9


hội viên trả gốc và lãi cho ngân hàng. Ở một số nơi đoàn thể thực hiện bảo lãnh
cho hội viên vay vốn của ngân hàng, tuy nhiên các ngân hàng cũng lo ngại rằng
các đoàn thể không có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong
trường hợp có nhiều người vay không trả được nợ. Hiện nay số dư tín dụng thông
qua các đoàn thể là 1,23 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 7% tổng lượng tín dụng trên
toàn xã.
- Khu vực phi chính thức: Dịch vụ tài chính không chính thức chiếm ưu
thế trong thị trường tài chính nông thôn với các dịch vụ rất đa dạng: cho vay bằng
tiền, bằng hiện vật, các khoản vay nóng và “bán lúa non”. Đặc điểm của dịch vụ
không chính thức là cung cấp kịp thời các khoản vay trong trường hợp khẩn cấp,
thủ tục vay đơn giản, đôi lúc không cần tài sản thế chấp, dễ tiếp cận nhưng lãi
suất thì rất cao. Người cho vay nặng lãi cho vay với các kỳ hạn khác nhau theo
mùa, vụ hoặc theo ngày bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật (phân bón, giống, thức
ăn chăn nuôi, lúa gạo…). Họ thường là những người khá giàu ở nông thôn, có
nhiều tiền hoặc hàng hoá. Những người cho vay này về cơ bản dựa theo lãi suất
thị trường rồi cộng thêm 3%/ tháng đến 4%/ tháng tùy theo đối tượng vay, đối với
người vay nghèo, ít tài sản thế chấp phải trả lãi suất cao hơn những nhà khá giả.
Những người cho vay này cũng thường ấn định mức lãi suất rất cao đặc biệt trong

các trường hợp họ nắm được nhu cầu khẩn thiết (ốm đau, ma chay, bệnh tật…),
những nhu cầu không thể không vay để trang trải của nông dân. Do vậy gia đình
nông thôn mắc nợ có thể dễ dàng trở nên nghèo đói và lâm vào vòng luẩn quẩn
của nợ nần. Những người cho vay dưới dạng hiện vật (phân bón, thức ăn chăn
nuôi, giống…) thường cho vay kèm theo điều kiện đến vụ thu hoạch người vay
phải bán lại nông sản cho họ với mức giá họ mua vào thường thấp thậm chí thấp
hơn nhiều so với giá của thương lái và những cơ sở thu mua khác, người chịu thiệt
vẫn là nông dân. Tuy nhiên theo điều tra văn phòng kinh tế xã, loại tín dụng này
chiếm 12% trong các nguồn cung cấp tín dụng ở nông thôn.

10


Hình 2.2. Cơ Cấu Vốn Tín Dụng Nông Thôn Theo Đối Tượng Cung Cấp

Hội đoàn
thể
7%

Phi chính
thức
12%

HTX
26%

NHNO&PT
NT
40%


NHCSXH
15%
Nguồn tin: VP.Thống kê Xã Hoà Phong

2.3. Nhận xét chung về địa phương (nhận xét của báo cáo địa phương)
Xã Hoà Phong là xã thuần nông nghiệp, công nghiệp – thương mại, dịch vụ
chưa phát triển mạnh. Thế mạnh ở đây là trồng lúa, trồng màu và chăn nuôi heo, bò,
gia cầm. Những năm gần đây xã đã đặt ra mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng
nhanh, hiệu quả, ổn định và bền vững theo hướng CNH - HĐH, để giảm bớt khoảng
cách chênh lệch giữa các xã lân cận. Xây dựng và phát triển các nguồn lực tương đồng
với mức bình quân của huyện. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân về mọi mặt,
đặc biệt quan tâm đến vùng khó khăn, các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo.
Để đạt được những mục tiêu trên vấn đề đặt ra hiện nay là tăng cường đầu tư
vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Đảm bảo các điều
kiện để phát triển ổn định và bền vững.
2.4. Tổng quan về HTX NN - KDDV Hòa Phong
2.4.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển HTX NN - KDDV Hoà Phong
HTX Hoà Phong được hình thành từ HTXNN kiểu cũ từ năm 1980, dựa
trên cơ sở tập thể hoá về tư liệu sản xuất, hoạt động chính là tổ chức sản xuất
nông nghiệp.

11


Đến ngày 20/ 11/ 1995, HTX NN chuyển đổi tên thành HTX NN – KDDV Hòa
Phong theo quy luật phát triển kinh tế - xã hội và theo đường lối đổi mới kinh tế nông
thôn của Đảng. HTX đã chuyển sang mô hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ theo
luật hợp tác xã năm 1996. Thời kỳ chuyển tiếp này, HTX hoạt động gần như khập
khiễng, lệ thuộc vào sự chỉ đạo của chính quyền cơ sở.
Từ năm 1979 đến năm 2010, từ khi HTX thành lập cho đến nay đã trải qua 31

năm hoạt động. Ngay bước đi ban đầu thay đổi cơ bản lực lượng sản xuất từ cá thể
nhỏ, lẻ, thành lực lượng sản xuất mang tính chất tập thể hóa. Tư liệu sản xuất ban đầu
chủ yếu: Đất đai, trâu bò, máy móc phục vụ nông nghiệp, tích lũy vốn tập thể tạo ra
bước đầu sự phân công xã hội trong lao động tập trung. Sau khi có Nghị định 64/ CP
giao đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân.
Đến năm 2003, khi luật hợp tác xã mới được Quốc Hội khoá 11 thông qua,
HTX mới thực sự chủ động trong việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh
theo luật định, phù hợp với điều kiện thực tế. Cùng với sự đổi mới kinh tế của đất
nước, HTX cũng liên tục đối mới về tổ chức quản lý, về loại hình và quy mô hoạt
động, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh. Hoạt động dựa trên nguyên tắc
vì vợi ích xã viên, bảo toàn vốn, trích luỹ vốn và phân phối lãi cổ phần.
Hoạt động tín dụng nội bộ sau khi có thông tư số 06/ 2004/ TT/ NHNN của
ngân hàng nhà nước Việt Nam về hướng dẫn TDNB HTX.
2.4.2. Sự cần thiết của dịch vụ tín dụng nội bộ (TDNB)
Xuất phát từ tình hình thực tế về nhu cầu vay vốn của xã viên trên địa bàn ngày
càng tăng để phát triển kinh tế hộ như mua vật tư, giống cây trồng, mua công cụ phục
vụ sản xuất, phát triển các ngành nghề nông thôn và tạo dòng vốn luân chuyển trong
sản xuất…Mặt khác, để khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, tình trạng
khó tiếp cận các nguồn vốn vay ngắn hạn, nhỏ ở các ngân hàng (NHTM), nhất là các
hộ nghèo cần vốn sản xuất để vươn lên thoát nghèo.
Năm 1996, sau khi xác nhập hai HTX thành HTX NN – KDDV Hoà Phong đã
quyết định tổ chức hoạt động TDNB để đáp ứng nhu cầu nói trên. Hoạt động này giúp
sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của xã viên và của HTX một cách có hiệu quả. Coi đây
là một nội dung hoạt động dịch vụ của HTX nhằm tạo điều kiện giúp xã viên phát triển
kinh tế, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
12


2.4.3. Cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động TDNB tại HTX Hoà Phong
HTX NN – KDDV Hoà Phong hoạt động TDNB dựa trên cơ sở pháp lý:

- Thông tư số 06/ 2004/ TT/ NHNN của nhà nước VN về hướng dẫn TDNB HTX.
- Luật dân sự 1995: Liên quan đến vay mượn, trong đó quy định rõ về hợp đồng vay,
nghĩa vụ của bên cho vay, bên trả nợ…(Điều 467 đến điều 475)
- Luật HTX 2003: Quy định quyền và nghĩa vụ của xã viên, có những điều liên quan
đến hoạt động TDNB của HTX “cho xã viên vay vốn theo quy định pháp luật”
- Luật các tổ chức tín dụng 2004: Nêu rõ việc tổ chức và hoạt động của các TCTD.
- Ngoài ra còn có chỉ thị số 22/ 2003/ CT – TTg ngày 3/ 10/ 2003 của Thủ Tướng
Chính Phủ về việc thực hiện Nghị Quyết TW 5 (khoá IX) về kinh tế tập thể.
2.4.4. Phạm vi hoạt động
HTX NN – KDDV Hòa Phong hoạt động trong phạm vi địa giới của xã Hòa
Phong (chỉ cho vay hộ xã viên), huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Trong trường hợp hoạt
động sản xuất, kinh doanh ngoài địa giới hành chính phải có ý kiến chấp thuận bằng
văn bản của UBND tỉnh Phú Yên
2.4.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy HTX
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy HTX từ năm 1997 đến nay
Bộ máy quản lý HTX do đại hội xã viên bầu ra, gồm có: Chủ nghiệm; Phó
chủ nhiệm; Kiểm soát, Ban quản trị HTX quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, kế
hoạch và tuyển dụng nhân viên làm việc theo quy mô và yêu cầu của HTX, ban
quản trị có nhiệm vụ điều hành HTX hoạt động đúng luật, điều lệ HTX và chịu
trách nhiệm trước xã viên.

13


×