Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH NAMYANG SÔNG MÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.43 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LẬP KẾ
HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH
NAMYANG SÔNG MÂY

TRẦN KIM LIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Giải pháp nâng cao chất
lượng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH Namyang Sông Mây” do Trần
Kim Liên, sinh viên khóa 2006 - 2010, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ___________________.

NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chân thành gửi đến Ba & Mẹ cùng những người thân lòng
biết ơn sâu sắc đã hết lòng nuôi dưỡng, chỉ bảo, động viên để con có được ngày hôm
nay.
Em xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu, quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế - trường Đại
Học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian em theo học tại trường.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy Nguyễn Viết Sản đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn em hoàn thành cuốn luận văn này. Em sẽ luôn ghi nhớ và thầy mãi là
người thầy đáng kính cho em học hỏi và noi theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ông Yi Chul Ho, Tổng Giám Đốc công ty, ông Nguyễn Vũ, trưởng phòng tổng
vụ, chị Lê Thị Thanh, trưởng phòng kế toán, anh Lê Trung kiên, phòng nhân sự. Đặc
biệt ông Ewan Song và chị Lê Thị Minh Trang, phòng kế hoạch, đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực tập tại công ty.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn những người bạn đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập ở trường cũng như trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2010
Sinh Viên

Trần Kim Liên


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN KIM LIÊN. Tháng 05 năm 2010. “Giải pháp nâng cao chất lượng
công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH NamYang Sông Mây”.
TRAN KIM LIEN. May 2010. “Solution to improve the quality of
production planning assignment at NamYang Co., Ltd”.
Đề tài phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm 2008 –
2009 thông qua tình hình doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tình hình sử dụng vốn, lao
động, qua đó đánh giá hiệu quả công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty. Từ đó đề
ra các giải pháp để công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty đạt hiệu quả hơn.
Bằng các phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp so sánh sử dụng
trong đề tài, đã giúp cho quá trình thu thập số liệu từ các nguồn được chính xác và
hiệu quả hơn. Với việc sử dụng những phương pháp này, tôi tiến hành thu thập số liệu
từ các phòng ban, phỏng vấn trực tiếp nhân viên của công ty.
Nội dung của đề tài:
-

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.


-

Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến công tác lập kế
hoạch sản xuất.

-

Phân tích ảnh hưởng của những phòng ban và những người có liên quan đến
công tác lập kế hoạch sản xuất.

Từ những phân tích trên, lựa chọn , phát huy những công tác tốt, loại bỏ, điều chỉnh
những vấn đề chưa đạt hiệu quả, đồng thời đưa ra các giải pháp khác nhằm nâng cao
chất lượng công tác lập kế hoạch của công ty để việc kinh doanh của công ty ngày
càng hiệu quả hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2

1.4 Những đóng góp chính của đề tài

2

1.5 Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về công ty TNHH NamYang Sông Mây


4

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

4

2.1.2 Biểu tượng (logo) của công ty

5

2.1.3 Đặc điểm loại hình sản xuất, ngành nghề kinh doanh

5

2.1.4 Quy mô hoạt động

5

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

7

2.2.1 Chức năng

7

2.2.2 Nhiệm vụ

7


2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

8

2.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý

8

2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng ban
2.4 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

9
11

13
13

3.1.1 Khái niệm và vai trò lập KHSX

13

3.1.2. Quy trình lập KHSX

16

3.1.3. Các yếu tố tác động đến công tác lập KHSX

19


3.2 Phương pháp nghiên cứu

24
v


3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

24

3.2.1 Phương pháp phân tích

24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

25

4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm

25

4.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

25

4.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

27


4.2 Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến công tác lập KHSX
32

4.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài:

32

4.2.2 Phân tích môi trường bên trong:

33

4.3 Thực trạng công tác lập KHSX tại công ty

35

4.3.1 Hệ thống kế hoạch hiện nay của Công ty

35

4.3.2 Các căn cứ lập kế hoạch của Công ty

36

4.3.3 Những kết quả đạt được

43

4.4. Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng lập kế hoạch cho công ty


46

4.4.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức trong Công ty

46

4.4.2. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường

46

4.4.3. Tăng cường bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác lập kế hoạch

47

4.4.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty

49

4.4.5. Đánh giá chính xác việc thực hiện các kết quả kế hoạch sản xuất kinh doanh để
rút ra bài học kinh nghiệm

50

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1 Kết luận

52


5.2 Kiến nghị

53

5.2.1 Đối với công ty

53

5.2.2 Đối với nhà nước

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT

Đơn vị tính

KCN

Khu công nghiệp

ĐHNL

Đại học Nông Lâm


NXB

Nhà xuất bản

TGĐ

Tổng giám đốc

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

PKD

Phòng kinh doanh

XNK

Xuất nhập khẩu

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ


Tài sản lưu động

LN

Lợi nhuận

VND

Việt Nam đồng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NVL

Nguyên vật liệu

KHSX

Kế hoạch sản xuất

SX

Sản xuất


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tình Hình Thu Nhập Của CB-CNV Công Ty Trong 3 Năm Hoạt Động

28

Bảng 4.2. Tình Hình Tài Sản Của Công Ty Từ Năm 2007 – 2009

29

Bảng 4.3. Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty

29

Bảng 4.4. Mặt Hàng Kinh Doanh Của Công Ty

31

Bảng 4.5. Năng Lực Sản Xuất Của Công Ty Năm 2009

39

Bảng 4.6. Kế Hoạch SX Của Xưởng 1 Tháng 5-6/2010

41


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Toàn Công Ty

9

Hình 2.2. Sơ Đồ Tóm Tắt Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Sản Phẩm

12

Hình 3.1. Mô Hình Cấp Quản Lý Trong Doanh Nghiệp

20

Hình 3.2. Chu Kì Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp

20

Hinh 4.1: Mô Hình Tổ Chức Sản Xuất Của Xưởng Sản Xuất

26

Hình 4.2. Biểu Đồ So Sánh Doanh Thu Qua 2 Năm 2008 và 2009

31

Hình 4.3. Bản Đồ Thế Giới


32

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp với
việc phác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào việc xác
định đúng các mục tiêu, hướng đi, xác lập, đánh giá, lựa chọn các phương án phối hợp
các nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch là căn cứ cho công tác tổ chức, quản trị hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của công tác xây dựng kế hoạch là hoạch định các
tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp và hướng tới cực tiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi
nhuận là mục tiêu của doanh nhiệp. Vì vậy nó chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và
đảm bảo tính phù hợp. Kế hoạch thay thế sự manh mún, không được phối hợp bằng sự
nỗ lực chung, thay thế những luồng hoạt động bất thường bởi một luồng đều đặn có
tính ổn định cao và thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân
nhắc kỹ lưỡng. Ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của kế hoạch đối với các hoạt động
tác nghiệp kinh tế càng rõ nét. Quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ thường được
chia thành nhiều công đoạn, nhiều chi tiết có liên quan chặt chẽ, mang tính dây chuyền
với nhau, quá trình đó cần phải được phân chia thành các tác nghiệp kinh tế, kỹ thuật
chi tiết theo thời gian và không gian. Công tác xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệp
tạo cơ sở cho việc nhìn nhận khoa học các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ
với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng.
Trên nền tảng đó các nhà quản trị thực hiện việc phân công, điều độ, tổ chức các hoạt

động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, đảm bảo cho quá trình sản xuất ổn định ít bị rối
loạn và ít bị tốn kém.


Công ty TNHH NamYang Sông Mây là đơn vị chuyên sản xuất hàng thời trang,
may mặc xuất khẩu. Sản phẩm chính của nhà máy là quần, áo khoác, áo sơ mi, váy,..
Sản phẩm của công ty đều xuất khẩu sang các nước Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Đức,…
Với nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất
trong việc xác định cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tiến trình nước ta hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới và mong muốn áp dụng những kiến thức đã
được học tập, nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn ở doanh nghiệp mình góp
phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước nên em chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH
NamYang Sông Mây” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại một doanh nghiệp
may mặc xuất khẩu để từ đó đề xuất về giải pháp hoàn thiện.
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tại công ty TNHH NamYang Sông Mây, KCN Sông
Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thu thập thông tin, số liệu của công ty chủ yếu
trong hai năm 2008 và 2009.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/02/2010 đến ngày 30/05/2010.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của
một doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Công ty TNHH Nam Yang Sông Mây.
1.4 Những đóng góp chính của đề tài
Việc nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Công ty
TNHH NamYang Sông Mây từ trước đến nay chưa có ai thực hiện. Vì vậy, đề tài

“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH
NamYang Sông Mây” có những đóng góp sau :
- Hệ thống hoá lý luận chung về xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
trong đó có đi sâu vào những đặc thù xây dựng kế hoạch sản xuất của một doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc.
2


- Phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Công ty TNHH
NamYang Sông Mây, chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế trong công tác
xây dựng kế hoạch của công ty.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch
sản xuất của Công ty TNHH NamYang Sông Mây.
1.5 Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Mở đầu. Giới thiệu khái quát mục đích và nội dung nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu sơ lược về tình hình cơ bản của công ty
TNHH NamYang Sông Mây
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương này đưa ra các lý
thuyết liên quan tới đề tài và các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày các nội
dung phân tích, những kết quả thu thập được qua quá trình nghiên cứu ở công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tổng kết lại những gì đã nghiên cứu được và
đưa ra kiến nghị phù hợp với công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1 Tổng quan về công ty TNHH NamYang Sông Mây
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH NamYang Sông Mây là một trong những công ty thành viên
trong Tập đoàn Namyang International. Tập đoàn NamYang International đặt trụ sở tại
Samsung-dong 159-1, Kang nam-gu, Seoul là Tập đoàn chuyên sản xuất trang phục
xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc do ông Hong Jin Soo sáng lập lần đầu tiên vào năm
1985 và đến năm 1987 đã đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là 50 triệu won.
Trải qua nhiều năm phát triển một các bền vững, công ty đã nhận được nhiều
giải thưởng của chính phủ Hàn Quốc và các công ty thời trang nổi tiếng như Liz
Claiborne, Mast Industries,… trong lĩnh vực may mặc & xuất khẩu.
Năm 1997 công ty đã tăng tổng vốn đầu tư lên 600 triệu won.
Năm 2000 công ty bắt đầu mở rộng hoạt động ra thế giới. Văn phòng đại diện
đầu tiên được đặt tại Mỹ là Namyang America và sau đó là tại Guatemala và Trung
Quốc.
Năm 2002 thành lập công ty TNHH NamYang Việt Nam tại KCN Amata – Tp.
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Năm 2008 thành lập công ty NamYang San Felix tại Philippine.
Năm 2011 sẽ thành lập thêm nhà máy sản xuất tại Hubei, Trung Quốc.
Công ty TNHH NamYang Sông Mây được ra đời và được thành lập vào ngày
31 tháng 8 năm 2006 với 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, tổng số vốn ban đầu là 8
triệu USD và sau đó tăng lên 13 triệu USD vào năm 2007 với ngành nghề sản xuất là
may mặc xuất khẩu.
Công ty đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2007.
- Tên công ty viết bằng tiếng anh: NamYang Song May Co., Ltd


- Tọa lạc tại địa chỉ: Lô B1, đường 6, KCN Sông Mây, Trảng Bom, Đồng Nai
- Điện thoại: 061 627 9331
- Fax: 061 627 9339

2.1.2 Biểu tượng (logo) của công ty

2.1.3 Đặc điểm loại hình sản xuất, ngành nghề kinh doanh
a) Loại hình sản xuất
Công ty có 2 loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu là:
- Hình thức sản xuất hàng gia công may mặc xuất khẩu cho các công ty trong
nước: Đây là hình thức sản xuất kinh doanh ở thị trường nội địa của Công ty. Khách
hàng gửi nguyên vật liệu cho Công ty chế biến thành sản phẩm rồi xuất khẩu hoặc
chuyển lại cho phía khách hàng theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết giữa
Công ty với các khách hàng.
- Hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng quốc tế: Đây là hình thức sản xuất kinh
doanh chủ yếu của công ty. Công ty sẽ nhận đơn hàng và nguyên vật liệu như: Vải,
chỉ, dây kéo, nhãn mác,… từ văn phòng chính ở Hàn Quốc. Sau đó, tiến hành lập kế
hoạch và sản xuất theo đơn hàng, mẫu mã, kiểu dáng, số lượng,… Và sau khi thành
thành phẩm sẽ xuất khẩu đi các nước theo yêu cầu của văn phòng chính và khách
hàng.
b) Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là gia công, sản xuất và xuất khẩu
các sản phẩm may mặc với các loại sản phẩm cơ bản: Quần áo sơ mi, công sở, áo
Jacket, quần áo thun các loại, quần áo trẻ em,…
2.1.4 Quy mô hoạt động
a) Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị nhà xưởng:
Công ty có tổng diện tích là 65.595m2, gồm 5 xưởng sản xuất, mỗi xưởng rộng
5.500m2 trang bị các loại máy móc công nghiệp hiện đại cho nghành may và một tòa
5


nhà Văn Phòng rộng 1000m2 với 3 tầng lầu có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cho công
việc quản lý sản xuất kinh doanh và cư xá cho người nước ngoài.
b) Nhân sự:

Công ty có khoảng gần 3.700 công nhân viên lao động, trong đó lao động nữ
chiếm đa số với khoảng 95%. Hầu hết công nhân được tuyển ở các khu vực lân cận
như Huyện Trảng Bom, H. Thống Nhất và H. Vĩnh cửu. Công ty thành lập góp phần
giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng thất nghiệp ở địa phương. Tuy nhiên năm
2009, tình hình biến động nhân sự cao do có sự ra đời của nhiều công ty may mặc
trong vùng tạo áp lực cạnh tranh về tuyển dụng lao động. Công ty luôn trong tình trạng
thiếu hụt lao động có tay nghề.
c) Tài chính:
Công ty NamYang Sông Mây cũng nằm trong bối cảnh khó khăn chung của
ngành May mặc vốn là ngành phải chịu nhiều khó khăn nhất trong nước hiện nay. Từ
khi đi vào hoạt động đến nay, công ty vẫn chưa có lãi do phải đầu tư nhiều trang thiết
bị, chi phí sản xuất như dầu, điện nước & nguyên vật liệu tăng cao. Bên cạnh đó,
nguồn nhân công mới tuyển vào hầu hết đều chưa có tay nghề ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm và sản lượng thấp, công ty phải chịu chi phí đào tạo. Năm 2009 vừa
qua, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho công ty vốn đã khó khăn lại càng
khó khăn hơn khi mà nhiều khách hàng của công ty quyết định cắt giảm số lượng đơn
đặt hàng và giảm giá gia công đến mức thấp nhất. Để duy trì được sự hoạt động sống
còn và giữ cho công ty thoát khỏi phần nào khó khăn, Ban Giám Đốc công ty đã đưa
ra nhiều biện pháp khắc phục và kêu gọi toàn thể CB-CNV thực hành tiết kiệm để
giảm chi phí, đến nay tuy cuộc khủng hoảng tài chính đã qua đi nhưng nền kinh tế thế
giới cũng phục hồi không đáng kể cũng ảnh hưởng tình hình tài chính của công ty. Dù
có khó khăn trong sản xuất kinh doanh, công ty vẫn luôn đảm bảo đầy đủ việc làm cho
người lao động, đã thực hiện điều chỉnh tăng lương theo quy định của chính phủ và
xem xét các chế độ phúc lợi đảm bảo mức thu nhập bình quân của người lao động
tương đương với các công ty khác trong khu vực. Mức doanh thu của bình quân của
công ty mỗi tháng là 22tỉ đồng. Mỗi tháng công ty chi trả hơn 7,5 tỉ đồng cho tiền
lương CB-CNV.
d) Sản phẩm:
6



Sản phẩm chính của công ty là các loại quần áo nữ mặc thường ngày như quần
dài, quần short, váy, áo khoác, áo thun, …
Mục tiêu của công ty là đa dạng hoá sản phẩm, từ sản xuất ban đầu chỉ là mặt
hàng vải dệt, năm 2008 đã có 1 xưởng đi vào hoạt động chuyên sản xuất đồ thun; từ
các sản phẩm quần áo của nữ sang quần áo cho Nam giới và trẻ em. Công ty sản xuất
gia công các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như: The Limited, Lerner, Chico,
Express, Target, Kohl’s,…
e) Thị Trường:
Thị trường chính của công ty ban đầu nhắm đến là người tiêu dùng Mỹ. Nhưng
kể từ năm 2007, công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Âu và
Nhật Bản.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.2.1 Chức năng
Hoạt động theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty tập đoàn và theo
quy định trong bộ luật doanh nghiệp Việt Nam và điều lệ đối với công ty.
Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý, trình lên Tổng Giám Đốc duyệt và và
chỉ đạo thực hiện. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện các quy
định của công ty. Tham gia các hoạt động về sản xuất kinh doanh, quan hệ giao dịch
quản lý do tổng Giám Đốc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, báo cáo theo quy
định định kỳ và theo yêu cầu của Tổng Giám Đốc công ty. Phân tích kinh doanh của
toàn công ty, giúp Tổng Giám Đốc có cơ sở ra quyết định điều hành sản xuất kinh
doanh.
2.2.2 Nhiệm vụ
Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập. Tổ chức
quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất của toàn công ty theo chỉ đạo của Chủ
Tịch và Tổng Giám Đốc công ty theo các nguyên tắc, các phương pháp quản lý khoa
học tiên tiến, nhằm phát triển công ty một cách toàn diện lâu dài và ổn định.
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức các biện pháp thực hiện, kiểm
tra và đánh giá nhằm phục vụ cho các mục tiêu lâu dài của công ty.

Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, có tinh thần trách nhiệm
cao, đoàn kết gắn bó, trung thực, cùng nhau phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải
7


tiến chuyên môn, quản lý phục vụ có hiệu quả cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Xây dựng hệ thống tài chính chặt chẽ, chính xác, có khoa học. Tổ chức tốt việc
thực hiện chế độ hoạch toán theo quy định của Nhà nước và hoạch toán kế toán quản
trị, phân tích hoạt động kinh tế, cung cấp thông tin kịp thời chính xác, trung thực cho
điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổ chức lãnh đạo và chỉ đạo điều hành các đơn vị hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế
hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Tập đoàn NamYang International giao cho
công ty.
Tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật Nhà nước Việt Nam có liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Xây dựng nội quy, quy chế, mối quan hệ giữa các phòng ban trên tinh thần
đoàn kết, ý thức trách nhiệm cao vì lợi ích của công ty.
2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty TNHH NamYang được thành lập theo hình thức một công ty TNHH
với 100% vốn đấu tư của Hàn Quốc và là một pháp nhân Việt Nam. Bộ máy quản lý
được tổ chức theo mô hình trực tuyến.

8


Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Toàn Công Ty

TỔNG GIÁM ĐỐC


GIÁM ĐỐC KINH DOANH

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

PHÒNG
KỸ
THUẬT

PHÒNG
KẾ
HOẠCH

GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH

P.
KCS

PHÒNG
HÀNH
CHÁNH,

NHÂN
SỰ

PHÒNG
KẾ
TOÁN

GIÁM ĐỐC CÁC XƯỞNG

NHÂN VIÊN THỐNG KÊ
XƯỞNG

XƯỞNG
1

XƯỞNG
2

NHÂN VIÊN THỐNG KÊ
XƯỞNG

XƯỞNG
3

XƯỞNG
4

XƯỞNG
5


Nguồn: Phòng Nhân Sự
2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng banTrên thực tế , hiện
nay bộ máy quản lý của công ty vẫn chia thành hai cấp, cấp công ty và cấp xưởng sản
xuất với sự chỉ đạo của Tổng giám đốc.
a) Cấp công ty
Tổng giám đốc
9


- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp nhận thông tin từ
cấp trên và cấp dưới và có biện pháp giải quyết mọi tình huống xảy ra.
- Đại diện công ty trước pháp luật và nhà nước về tư cách pháp nhân, chịu trách
nhiệm trước các sở, ban, nghành, cấp trên về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
- Quan hệ giao dịch với khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế và tổ chức
thực hiện các hợp đồng đó.
- Tổ chức quản lý các bộ phận sản xuất, kinh doanh của công ty, miễm nhiệm,
bổ nhiệm, khen thưởng, nâng lương, hợp đồng lao động, …theo qui định của tỉnh
Đồng Nai và theo qui định của pháp luật Việt Nam.
Giám đốc các bộ phận:
- Hỗ trợ với tổng giám đốc điều hành các công việc có liên quan đến sự phân công cụ
thể của tổng giám đốc.

- Theo dõi, điều hành toàn bộ mọi hoạt động thuộc trách nhiệm quản lý của
mình.
- Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về nhiệm vụ được giao.
Một số phòng ban tham mưu:
- Phòng kinh doanh: Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc kinh doanh về hoạt
động kinh doanh, tiếp thị và quảng bá hình ảnh công ty. Tính toán, phân tích, lập kế
hoạch kinh doanh, tiêp cận, tìm kiếm thị trường hàng gia công trong nước.

- Phòng xuất nhập khẩu: Tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,
nguyên vật liệu cho công ty, quan hệ với cơ quan hải quan về vấn đề xuất nhập khẩu,
thanh lý,…
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật cho công nhân, đảm bảo
hoạt động của máy móc thiết bị, kế hoạch bảo trì cũng như hướng dẫn an toàn sản xuất
cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo hệ thống điện và internet của công ty để không
làm gián đoạn việc kinh doanh của công ty.
- Phòng kế hoạch: Lên kế hoạch sản xuất từ việc nhận đơn hàng từ văn phòng
chính ở Hàn Quốc và đơn hàng gia công bên ngoài từ phòng kinh doanh. Bên cạnh đó
còn có trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu cho xưởng sản xuất hàng hóa, báo cáo
tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong kho cho văn phòng chính, theo dõi tiến trình
10


sản xuất của đơn hàng cho đến khi đơn hàng đã được đóng gói hoàn tất và đã được
xuất đi.
- Phòng KCS: Theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm mẫu cùng vời bộ phận
kiểm tra chất lượng sản phẩm của khách hàng để có được sự chấp thuận cho việc sản
xuất sản phẩm số lượng lớn. Đồng thời, trong quá trinh sản xuất, KCS cũng có trách
nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng khâu sản xuất, tiến hành sửa lỗi kỹ thuật,
chất lượng thành phẩm tiến hành đóng gói và cho nhập kho thành phẩm.
- Phòng hành chánh, nhân sự: Chịu trách nhiệm quản lý văn thư, tuyển dụng
công nhân, quản lý hoạt động của lái xe, bảo vệ, tạp vụ, các nhà ăn của công ty. Theo
dõi tình hình lao động, chấm công và tính lương cho toàn thể nhân viên và công nhân
trong công ty.
- Phòng kế toán: Lập kế hoạch thu chi tài chính, theo dõi tình hình thực hiện
hợp đồng đã ký kết, dự toán chi phí theo dõi tình hình thực hiện các dự toán với thực
tế, lập báo cáo kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh, thực hiện tất cả các nghiệp vụ
kế toán tài chính và chịu trách nhiệm trước cấp trên về công việc của mình. Đồng thời,
phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện

pháp đảm bảo hoạt động của Công ty có hiệu quả.
b) Xưởng sản xuất
Trong các xưởng sản xuất, ban quản lý gồm có: Giám đốc xưởng, quản lý các
khâu. Giúp việc cho giám đốc xưởng sản xuất có các nhân viên thống kê và kế toán.
Ngoài ra còn có các tổ trưởng sản xuất, trưởng chuyền, tổ cấp phát nguyên liệu.
2.4 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ sản phẩm chủ yếu của Công ty là quy trình phức tạp kiểu
liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất. Nhưng dù là mặt hàng nào,
kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó có yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt,
thời gian hoàn thành đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền khép kín gồm: 2 tổ
cắt, 12 dây chuyền may, 2 tổ là với quy trình công nghệ như sau:
Nguyên vật liệu chính là vải, vải được đưa vào tổ cắt, tại tổ cắt vải được trải,
đặt mẫu, cắt phá, cắt gọt, đánh số và cắt thành thành phẩm, sau đó được nhập kho và
chuyển cho bộ phận may trong xưởng. Đối với những sản phẩm yêu cầu thêu hay in
thì phải được thực hiện sau khi cắt rời mới đưa xuống tổ may.
11


Các tổ may tiến hành các công đoạn: may thân, may tay, may cổ,… rồi sau đó
mới ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh để chuyển sang tổ là. Nếu sản phẩm cần giặt tẩy
thì trước khi giao cho tổ là, sản phẩm được đưa đi giặt tẩy tại công ty giặt tẩy.
Sản phẩm sau khi qua các khâu trên sẽ được hoàn chỉnh chuyển xuống bộ phận
là ủi. Phòng KCS có trách nhiệm kiểm tra lại sản phẩm như chất lượng, quy cách, kích
cỡ,… trước khi chuyển cho tổ hoàn thành đóng gói sản phẩm.
Hình 2.2. Sơ Đồ Tóm Tắt Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Sản Phẩm
NVL
( vải)

Cắt


May

Trải vải,
đặt mẫu,
cắt phá,
Cắt gọt,
đánh số,
đồng bộ

May thân,
may tay
..……
ghép
thành,
thành
phẩm

Thêu



Giặt tẩy
Đóng gói,
kiểm tra
Vật
liệu
phụ

Bao bì
đóng kiện


Nhập kho

Nguồn: Phòng kỹ thuật

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm và vai trò lập KHSX
a) Khái niệm lập kế hoạch
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với
mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành
động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm
đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Cho đến nay thì có rất nhiều khái niệm về chức năng lập kế hoạch. Với mỗi
quan điểm, mỗi cách tiếp cận khác nhau đều có khái niệm riêng nhưng tất cả đều cố
gắng biểu hiện đúng bản chất của phạm trù quản lý này.
Nếu đứng trên góc độ ra quyết định thì: “Lập kế hoạch là một loại ra quyết định
đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức
của họ”. Quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
tra. Lập kế hoạch có thể ví như là bắt đầu từ rễ cái của một cây sồi lớn, rồi từ đó mọc
lên các “nhánh” tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Xét theo quan điểm này thì lập kế
hoạch là chức năng khởi đầu và trọng yêú đối với mỗi nhà quản lý. Với cách tiếp cận
theo quá trình :
Kế hoạch sản xuất kinh doanh có thể coi là quá trình liên tục xoáy trôn ốc với

chất lượng ngày càng tăng lên kể từ khi chuẩn bị xây dựng kế hoạch cho tới lúc chuẩn
bị tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đưa hoạt động của doanh nghiệp theo đúng mục
tiêu đã đề ra.


Theo STEYNER thì: “Lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập
các mục tiêu, quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được
mục tiêu đã định. Lập kế hoạch cho phép thiết lập các quyết định khả thi và bao gồm
cả chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằm hoàn thiện
hơn nữa”.
Theo cách tiếp cận này thì lập kế hoạch được xem là một quá trình tiếp diễn
phản ánh và thích ứng được với những biến động diễn ra trong môi trường của mỗi tổ
chức, đó là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn của môi trường bằng việc xác
định trước các phương án hành động để đạt được mục tiêu cụ thể của tổ chức.
Với cách tiếp cận theo nội dung và vai trò:
Theo RONNER: “Hoạt động của công tác lập kế hoạch là một trong những hoạt
động nhằm tìm ra con đường để huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
một cách có hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh”.
Theo HENRYPAYH: “Lập kế hoạch là một trong những hoạt động cơ bản của
quá trình quản lý cấp công ty, xét về mặt bản chất thì hoạt động này nhằm mục đích
xem xét các mục tiêu, các phương án kinh doanh, bước đi trình tự và cách tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh”.
Như vậy, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các
phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Lập kế hoạch nhằm mục đích xác định mục
tiêu cần phải đạt được là cái gì, và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó như thế
nào. Tức là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây
dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, và việc triển khai
một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động.
b) Vai trò của lập kế hoạch
Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kế hoạch là một trong

những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nước. Còn trong phạm vi một doanh nghiệp
hay một tổ chức thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quá
trình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao,
đạt được mục tiêu đề ra.
14


Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết phương
hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi
trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, và thiết lập nên những tiêu chuẩn
thuận tiện cho công tác kiểm tra. Hiện nay, trong cơ chế thị trường có thể thấy lập kế
hoạch có các vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp. Bao gồm:
Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việc phối hợp
nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, và
cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Khi tất cả nhân viên trong cùng một
doanh nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi đâu và họ sẽ cần phải đóng góp gì để
đạt được mục tiêu đó, thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác và làm việc một
cách có tổ chức. Nếu thiếu kế hoạch thì quĩ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là
đường ziczăc phi hiệu quả.
Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp, hay tổ
chức. Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trở
thành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý. Lập kế hoạch
buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổi trong
nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng của
chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.
Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí
nguồn lực của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác định,
những phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng nguồn
lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hoá chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạt động
hiệu quả và phù hợp.

Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác
kiểm tra đạt hiệu quả cao. Một doanh nghiệp hay tổ chức nếu không có kế hoạch thì
giống như là một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông thời gian. Một khi doanh nghiệp
không xác định được là mình phải đạt tới cái gì và đạt tới bằng cách nào, thì đương
nhiên sẽ không thể xác định đựợc liệu mình có thực hiện được mục tiêu hay chưa, và
cũng không thể có được những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc
xảy ra. Do vậy, có thể nói nếu không có kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra.
15


Như vậy, lập kế hoạch quả thật là quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi
nhà quản lý. Nếu không có kế hoạch thì nhà quản lý có thể không biết tổ chức, khai
thác con người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, thậm
chí sẽ không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác. Không
có kế hoạch, nhà quản lý và các nhân viên của họ sẽ rất khó đạt được mục tiêu của
mình, họ không biết khi nào và ở đâu cần phải làm gì.
Còn đối với mỗi cá nhân chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không biết tự lập kế hoạch
cho bản thân mình thì chúng ta không thể xác định được rõ mục tiêu của chúng ta cần
phải đạt tới là gì? Với năng lực của mình thì chúng ta cần phải làm gì để đạt được mục
tiêu đó? Không có kế hoạch chúng ta sẽ không có những thời gian biểu cho các hoạt
động của mình, không có được sự nỗ lực và cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu. Vì
thế mà chúng ta cứ để thời gian trôi đi một cách vô ích và hành động một cách thụ
động trước sự thay đổi của môi trường xung quanh ta. Vì vậy mà việc đạt được mục
tiêu của mỗi cá nhân ta sẽ là không cao, thậm chí còn không thể đạt được mục tiêu mà
mình mong muốn.
Tóm lại, chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm của
mọi quá trình quản lý. Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra được những kế
hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu quả những
mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
3.1.2. Quy trình lập KHSX

Quá trình lập kế hoạch bao gồm các bước cơ bản sau:
a) Nghiên cứu và dự báo
Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của công tác lập kế hoạch. Để nhận thức
được cơ hội của mình thì doanh nghiệp cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị
trường, về sự cạnh tranh, về điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh
tranh khác. Chúng ta phải dự đoán trước các yếu tố không chắc chắn có thể xảy ra từ
đó đưa ra phương án đối phó thích hợp. Công tác lập kế hoạch đòi hỏi doanh nghiệp
phải có những dự đoán thực tế về cơ hội. Doanh nghiệp phải phân tích môi trường để
biết:

16


×