Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

THỰC HIỆN HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA COLA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC HIỆN HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT
COCA COLA VIỆT NAM

TRẦN THỊ KIM NGỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh xác nhận bài luận“Thực hiện hạch toán quản lý môi trường doanh
nghiệp cho công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam” do Trần Thị Kim
Ngọc, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ
khóa luận tốt nghiệp thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên cho con tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã không ngại khó khăn vất vả lo cho con
ăn học nên người.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Kinh tế đã tận tình dạy bảo, truyền
đạt cho em những kiến thức, những bài học quý báu mà nhờ đó em có thể vận dụng nó
một cách thiết thực vào công việc và cuộc sống.
Em xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn
Thị Ý Ly, người đã giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp trong quá trình thực tập và hoàn
thành Khoá Luận Tốt Nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Đốc, lãnh đạo

các phòng ban của công ty Coca Cola Việt Nam, đặc biệt là anh Phạm Quang Lâm đã
hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ
và bên cạnh tôi, những bạn bè, những người thân quen đã giúp tôi về mặt kiến thức
cũng như trong quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2010
Sinh Viên
Trần Thị Kim Ngọc


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ KIM NGỌC, tháng 7 năm 2010“Thực hiện hạch toán quản lý
môi trường tại công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam”
TRAN THI KIM NGOC, July 2010 “Implementing the environmental
management accounting in Coca Cola Viet Nam company. Ltd”
Khóa luận nghiên cứu tình hình sử dụng nguyên nhiên liệu và thực hiện hoạch
toán quản lý môi trường cho công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam, bài
nghiên cứu dựa trên những số liệu thu thập được tại công ty và tiến hành thực hiện
hạch toán cụ thể những dòng nguyên vật liệu, năng lượng, nước, nhiên liệu mà công ty
đã sử dụng. Từ đó, nhận dạng ảnh hưởng đối với môi trường trong quá trình hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp và đề xuất một số biện pháp cụ thể để tiết kiệm năng lượng
cho công ty. Đề tài tiến hành thực hiện tính toán các dòng nguyên nhiên liệu, nước,
điện và các chi phí liên quan đến môi trường.
Hiện tại, công ty đang sử dụng loại bóng đèn T10 tiêu hao nguồn năng lượng
rất lớn, đề tài tiến hành tính toán chi phí cho việc tiêu thụ điện thực tại của nhà máy
khi sử dụng loại bóng đèn này và đề xuất giải pháp tiết kiệm lượng điện bằng cách sử
dụng bóng đèn T5 thay thế để tiết kiệm nguồn năng lượng cho công ty.
Bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và dùng các hàm exel

thông thường dựa trên số liệu đã có, và số liệu thu thập đựơc trong quá trình thực tập
tại công ty ta tính được chi phí và khoản tiền tiết kiệm được từ phương án tiết kiệm
điện năng. Kết quả cho thấy khi tiến hành thay thế bóng đèn T5 mỗi năm công ty có
thể tiết kiệm được 268.233.936 (đồng)/năm. Đồng thời, có thể dùng máy UV thay thế
hệ thống chiller chi phí khoản 900 (triệu) trong vòng 10,5 tháng công ty sẽ thu hồi vốn
và giảm chi phí, tiết kiệm điện cho công ty.
Thông qua số liệu đã tính toán, khóa luận đề xuất một số giả pháp để sử dụng
điện hiệu quả, bằng việc củng cố sử dụng tôn sáng dựa vào ánh sáng mặt trời và nâng
cao ý thức sử dụng năng lượng của nhân viên trong công ty.


M ỤC L ỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................xi
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài. .......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chính................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3.1. Phạm vi không gian........................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi thời gian ........................................................................................... 3
1.3.3. Phạm vi về nội dung....................................................................................... 3
1.3.4 Cấu trúc của khóa luận .................................................................................... 3
CHUƠNG 2 ..................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN.................................................................................................................. 5

2.1. Tổng quan về công ty Coca Cola. ......................................................................... 5
2.1.1. Cơ cấu tổ chức................................................................................................ 5
2.1.2. Lịch sử phát triển Công ty.............................................................................. 5
2.1.2.1. Lịch sử phát triển trên thế giới của cocacola .......................................... 5
2.1.2.2. Lịch sử phát triển tại Việt Nam ............................................................... 8
2.1.3. Sơ lược về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ................................. 9
2.1.3.1. Những mặt hàng hiện có của cocacola .................................................... 9
2.1.3.2. Chính sách chất lượng của công ty. ...................................................... 13
2.2. Tổng quan về tài liệu ..........................................................................................14
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................15
v


3.1. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................15
3.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến EMA ................................................................15
3.1.2. Các khái niệm, định nghĩa liên quan đến EMA ...........................................16
3.1.2.1. EMA là gì? ............................................................................................ 16
3.1.2.2. Các dòng thông tin cần thiết để thực hiện EMA ................................... 17
3.1.3. Các lợi ích của Hạch toán Quản lý Môi trường ...........................................18
3.1.4. Tình hình thực hiện EMA trên thế giới và Việt Nam hiện nay ...................20
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................21
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................21
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................21
3.2.3. Phương pháp so sánh....................................................................................21
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................23
4.1. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................23
4.1.1. Tổng quan về quy trình hoạt động hiện tại tại công ty ................................23
4.1.1.1. Các sản phẩm chính tại công ty............................................................. 25

4.1.1.2. Đầu vào đầu ra có nguy cơ ảnh hưởng dến môi trường của công ty .... 26
4.1.1.3. Tình hình sử dụng nhiên liệu tại công ty............................................... 28
4.1.1.4. Tiêu thụ hơi ........................................................................................... 29
4.1.1.5. Tiêu thụ năng lượng (Điện) ................................................................... 30
4.1.1.6. Tình hình sử dụng nước của công ty ..................................................... 37
4.1.1.7. Hệ thống xử lý nước thải thải ra môi trường......................................... 43
4.1.2. Các quy trình sản xuất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường. ...........49
4.1.2.1. Công đoạn rửa chai gây ra nguồn nước thải tại công ty ....................... 49
4.1.2.2. Mô tả công đoạn rửa đường ống và vệ sinh nhà xưởng ........................ 49
4.1.2.3.Công đoạn gia nhiệt nồi hơi ................................................................... 50
4.1.2.4.Nước thải sinh hoạt ................................................................................ 50
4.1.3. Ước tính các chi phí và các khoản tiết kiệm liên quan đến môi trường ......51
4.1.3.1. Các chi phí liên quan đến môi trường ................................................... 51
4.1.3.2. Các khoản tiết kiệm của công ty ........................................................... 56
4.1.4. Các nguồn gây tác động đến môi trường tại công ty ...................................58
vi


4.1.4.1. Chất thải. ............................................................................................... 58
4.1.4.2. Nước thải . ............................................................................................. 60
4.1.4.3. Khí thải .................................................................................................. 60
4.1.4.4. Tiếng ồn, độ rung .................................................................................. 60
4.1.5. Chương trình môi trường về TPM đang thực hiện tại công ty ....................61
4.1.6. Đề xuất giải pháp hướng đến tiết kiệm NVL-NL và thân thiện với môi
trường .....................................................................................................................65
4.1.6.1. Tiến hành thay thế bóng đèn T10 bằng T5 ........................................... 65
4.1.6.2. Dự án thay thế chiller bằng máy UV sử dụng tia cực tím..................... 69
4.1.6.3. Giải pháp tiết kiệm điện bằng cách giáo dục nâng cao ý thức nhân viên
trong công ty Coca Cola. ....................................................................................70
4.1.7. Các kiến nghị đề xuất liên quan đến hiệu suất sử dụng năng lượng ............71

4.1.7.1. Đối với bộ phận sản xuất....................................................................... 71
4.1.8. Các hình thức xử lý nước thải khác .............................................................72
4.2. Thảo luận. ...........................................................................................................73
4.2.1.Về việc sử dụng NVL ...................................................................................74
4.2.2. Về việc sử dụng Năng lượng điện................................................................74
4.2.3. Về việc sử dụng nước...................................................................................74
4.2.4. Về bộ phận hạch toán ...................................................................................74
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................75
5.1. Kết luận ...............................................................................................................75
5.1.1. Kết quả đạt đựợc ..........................................................................................75
5.1.2. Hạn chế đề tài ...............................................................................................76
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................77
5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng ....................................................................77
5.2.2. Đối với công ty TNHH Coca Cola Việt Nam ..............................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................78
PHỤ LỤC ......................................................................................................................78

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

DN

Doanh Nghiệp


ĐVT

Đơn vị tính

EAS

Environment Accounting System
(Hệ thống hạch toán môi trường)

EMA

Enviromental Management Accounting
(Hạch toán quản lý môi trường)

ĐT & TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp

HQ

Huỳnh quang

KPI

Key Performance Indicator (chỉ số đo lường hiệu suất)

MT

Môi trường


MTĐT TP HCM

Môi Trường Đô Thị Thành Phố Hồ Chí Minh

NVL

Nguyên Vật Liệu

P

Công Suất

SHE

Safety- Health -Environment

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TCCQS

The Coca Cola Quality System (hệ thống quản lý chất

lượng của Coca Cola).
TP


Thành phố

TPM

Total Productive Management

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1. Tổng Lít Nước Ngọt Công Ty Đã Sản Xuất Năm 2009 .............................25
Bảng 4.2. Nguyên Vật Liệu Đầu Vào và Sản Phẩm, Chất Thải Đầu Ra của Công Ty
.....................................................................................................................................27
Bảng 4.3. Mức Sinh Nhiệt của Nhiên Liệu DO và FO ................................................28
Bảng 4.4. Tiêu Thụ Nhiên Liệu của Công Ty vào Năm 2009.....................................29
Bảng 4.5. Tình Hình Tiêu Thụ Hơi Công Ty vào Năm 2009......................................29
Bảng 4.6. Sản lượng điện công ty sử dụng vào năm 2009 ..........................................31
Bảng 4.7. Đặc Tính của Máy Phát Điện ......................................................................32
Bảng 4.8. Suất Tiêu Hao Năng Lượng Trên 1lít Nước Ngọt ......................................32
Bảng 4.9. Chi Phí Điện Cho Cả Hệ Thốngchiller .......................................................34
Bảng 4.10. Thống Kê Các Loại Đèn Được Sử Dụng Trong Công Ty ........................35
Bảng 4.11. Số Lượng Bóng Đèn Sử Dụng Trong Công Ty .......................................36
Bảng 4.12. Lượng Nước Sử Dụng Của Công Ty Vào Năm 2009 ...............................42

Bảng 4.13. Kiểm Tra Độ DO Trong Nước ..................................................................45
Bảng 4.14. Đo Độ PH ..................................................................................................46
Bảng 4.15. Đo DO và Độ Lắng ...................................................................................46
Bảng 4.16. Nguyên Vật Liệu Tạo Thành Thành Phẩm ...............................................52
Bảng 4.17. Nguyên vật liệu không tạo thành thành phẩm...........................................53
Bảng 4.18. Lượng Nước Thải và Phí Vận Chuyển Thu Gom Rác Công Nghiệp Không
Nguy Hại ......................................................................................................................54
Bảng 4.19. Chi Phí Khấu Hao Các Hệ Thống Xử Lý Chất Thải và Chi Phí Thu Gom
Vận Chuyển Rác. .........................................................................................................55
Bảng 4.20. Các Chi Phí Liên Quan Môi Trường .........................................................56
Bảng 4.21. Chi Phí Tiết Kiệm Đựơc Lượng Nước và Phế Liệu Mà Công Ty Tiết
Kiệm Được...................................................................................................................57
ix


Bảng 4.22. Bảng Phân Loại Chất Thải ........................................................................59
Bảng 4.23. Những Thành Tựu Đạt Được Của TPM ...................................................63
Bảng 4.24. Một số đặc tính kỹ thuật của đèn HQ T5/F=16mm ..................................65
Bảng 4.25. Bảng So Sánh Giữa Bóng HQ T5-28W Và T10-40W Trong 20.000 Giờ
Sử Dụng. ......................................................................................................................68

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.Tổng Công Ty Coca Cola Tại Hoa Kỳ ........................................................... 6
Hình 2.2. Công Ty Coca Cola Việt Nam(Nhà Máy Tại Thành Phố Hồ Chí Minh) ...... 8
Hình 2. 3. Chai cam ép Splash 240ml ........................................................................... 9
Hình 2. 4. sản phẩm Coke............................................................................................10

Hình 2. 5. Sản phẩm Thums up ...................................................................................10
Hình 2.6. Sản phẩm Coke Light ..................................................................................10
Hình 2.7. Sản phẩm Samurai .......................................................................................11
Hình 2.8. Sản phẩm Sprite ...........................................................................................11
Hình 2.9. Sản phẩm Fanta ...........................................................................................12
Hình 2.10. Sản phẩm Fanta Soda ................................................................................12
Hình 2.11. Sản phẩm Tonic. ........................................................................................13
Hình 2.12. Sản phẩm Joy. ............................................................................................13
Hình 4.1. Quy Trình Sản Xuất Của Công Ty ..............................................................24
Hình 4.2. Sản Lượng và Lượng Điên Tiêu Thụ Năm 2009 Của Công Ty ..................33
Hình 4.3. Tỉ Lệ Lượng Điện Sử Dụng cho Hệ Thống Chiiler.....................................34
Hình 4.4. Quy Trình Xử Lý Nước ..............................................................................37
Hình 4.5. Tỉ Lệ Lượng Nước của Công Ty .................................................................43
Hình 4.6. Quy Tình Xử Lý Nước Thải ........................................................................44
Hình 4.7. Song Chắn Rác ............................................................................................45
Hình 4.8. Trạm Bơm Nước Sang Bể Trung Hoa .........................................................45
Hình 4.9. Bể Trung Hòa ..............................................................................................46
Hình 4.10. Bể Vi Sinh..................................................................................................47
Hình 4.11. Bể Lắng......................................................................................................47
Hình 4.12. Bể Chứa Bùn..............................................................................................48
Hình 4.13. Máy Ép Bùn ...............................................................................................48
Hình 4.14. Nước Thải Đầu Ra Của Công Ty ..............................................................48
Hình 4.15. Mô Tả Đầu Vào Đầu Ra Tại Công Đoạn Rửa Chai ..................................49
Hình 4.16. Mô Tả Công Đoạn Rửa Đường ống, Nhà Xưởng .....................................50
xi


Hình 4.17 Mô Tả Công Đoạn Đầu Vào Đầu Ra Tại Công Đoạn Gia Nhiệt Nồi Hơi .50
Hình 4.18. Hình Ảnh về Rác Thải ...............................................................................59
Hình 4.19. Những Hoạt Động Chính của TPM ...........................................................61

Hình 4.20. Kiểm Tra, Vận Hành Máy .........................................................................62
Hình 4.21 Kiểm Tra Dây Chuyền Sản Phẩm...............................................................62
Hình 4.22. Lợi Ích Mang Lại Của TPM ......................................................................64
Hình: 4.23. Hình Ảnh về Máy UV ..............................................................................70
Hình 4.24. Công Nghệ Xử Lý Của HTXLNT Sinh Hoạt ............................................73

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1.Các Chỉ Tiêu Phải Đạt Của Nước Rửa Chai
Phụ Lục 2. Bảng Chỉ Tiêu Nước RO
Phụ lục 3.Máy Móc Thiết Bị Sử Dụng Trong Line 1
Phụ lục 4.Máy Móc Thiết Bị Sử Dụng Trong Line 2
Phụ lục 5 :Máy Móc Thiết Bị Sử Dụng Trong Line can
Phụ lục 6.Máy Móc Thiết Bị Sử Dụng Trong Line PET

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài.
Trong bối cảnh pháp luật ngày càng chặt chẽ, sự triển khai của các chính sách
kinh tế và các biện pháp khác nhằm khuyến khích bảo vệ môi trường, quan tâm chung
của các bên hữu quan về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững ngày càng tăng,
thì các tổ chức thuộc mọi thành phần ngày càng chú ý đến việc đạt được và chứng tỏ
kết quả hoạt động môi trường tốt thông qua kiểm soát ảnh hưởng môi trường cho các
hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình. Nhiều tổ chức đã tiến hành “xem xét” hoặc

“ đánh giá” môi trường nhằm đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình. Để có
hiệu quả chúng cần phải được tiến hành trong một hệ thống quản lý được cơ cấu và
hợp nhất với hoạt động quản lý toàn diện, nhằm hỗ trợ cho các tổ chức đạt được các
mục tiêu môi trường và kinh tế. Việt Nam đã tham gia hội nhập phát triển kinh tế thế
giới, một trong những lợi thế để phát triển kinh tế là vấn đề môi trường phải đạt tiêu
chuẩn, và rất cần đựơc quan tâm lên hàng đầu.
Một công cụ để doanh nghiệp đạt được thuận lợi đó chính là phương pháp Hạch
toán quản lý môi trường (Enviroment Management Accounting – EMA). Đây là một
lĩnh vực mới và đang phát triển nhằm tính toán một cách chi tiết những thông tin cần
thiết về các khoản chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trường trong quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ cho doanh nghiệp hay chủ dự án
trong các quyết định kinh tế, khuyến khích nỗ lực trong hoạt động sử dụng tài nguyên
một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa những hoạt động gây tổn hại cũng như lượng
rác thải, chất thải cho môi trường. Tuy nhiên vấn đề này nhìn chung ở Việt Nam vẫn
chưa được thực hiện, đa số các doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành hoạch toán một cách
riêng biệt các chi phí liên quan đến môi trường. Coca Cola Việt Nam cũng là một
trong số những công ty chưa thực hiện vấn đề này một cách cụ thể. Một trong những


vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là vấn đề môi trường và sử dụng năng lượng có
hiệu quả nhất. Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM - cho biết: “TP.HCM
được EVN phân bổ 43,5 triệu kWh/ngày, trong khi sản lượng điện tiêu thụ trung bình
ngày của TP là 44,6 triệu kWh. Như vậy TP cần tiết giảm 1 triệu kWh/ngày. Tuy nhiên,
ông Phước cho rằng với mức điện dùng thắp sáng sinh hoạt, hành chính sự nghiệp
chiếm 17,84 triệu kWh/ngày, nếu các hộ gia đình, các cơ quan tiết kiệm khoảng 6%
sản lượng điện tiêu thụ thì TP sẽ tiết kiệm khoảng 1,07 triệu kWh/ngày. Với lượng điện
tiết kiệm này, TP sẽ không thiếu sản lượng so với sản lượng được phân bổ”
Nhận định trên cho thấy rằng việc sử dụng năng lượng cần có biện pháp chặt
chẽ tại Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam nói riêng và công ty khác
nói. Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam tọa lạc tại số 485 Xa Lộ Hà

Nội, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh với 100% vốn nước ngoài
được đầu tư về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng với quy mô lớn, hiện đại. Đội ngũ công
nhân viên với trình độ kỹ thuật cao. Công ty được đánh giá là một doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả kinh tế và chất lượng môi trường
trong nhiều năm qua công ty đã rất chú trọng đến an toàn vệ sinh và chất lượng môi
trường, công ty đã áp dụng nhiều chương trình bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng
lượng. Đề tài thực hiện với mục đích tìm hiểu tình hình sử dụng năng lượng của công
ty, từ đó tiến hành hạch toán và tìm ra các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lựơng (điện),
để mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất. Đề tài “Thực hiện hạch toán quản lý môi
trường cho công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam” sẽ đưa ra cái nhìn
tổng quát hơn về vấn đề này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chính


Thực hiện hạch toán quản lý môi trường cho Công ty TNHH nước giải khát

Coca Cola Việt Nam. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty và giảm tác động môi trường.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể


Thực hiện tính toán các dòng nguyên vật liệu, năng lượng và nước trong năm

2009. Từ đó tính toán được năng lượng, nước tiêu hao để tạo ra sản phẩm và chất thải
phát thải không tạo ra sản phẩm để sản xuất nước ngọt trong 1 năm tương ứng.



Tính toán các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng NVL, năng lượng trong quá

trình sản xuất của nhà máy và xác định các điểm gây ô nhiễm tại nhà máy


Tìm giải pháp tiết kiệm và nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, năng

lượng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện tại Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 10/02/2010 đến 20/07/2010. Trong
đó khoảng thời gian từ 10/02 đến 20/05 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, từ ngày
21/05 đến ngày 20/07 tiến hành xử lý số liệu, viết báo cáo.
1.3.3. Phạm vi về nội dung
Do hạn chế về số liệu thứ cấp có sẵn và thời gian nghiên cứu hạn chế, nên đề tài
chỉ thực hiện những nội dung chính sau:
-Tình trạng sử dụng nước, điện,….tại công ty TNHH nước giải khát Coca Cola
Việt Nam
-Các chi phí và phương pháp xử lý các vấn đề có liên quan đến môi trường như:
về rác thải, khí thải, nước thải, …Từ đó đề xuất các giải pháp xử lý hiệu quả nhất
-Đưa ra một số giải pháp để sử dụng và tiết kiệm điện hiệu quả
1.3.4 Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương
Chương 1:Mở đầu
Trình bày sự cần thiết để thực hiện đề tài, phạm vi nghiên cứu: phạm vi thời
gian, không gian nghiên cứu, phạm vi nội dung thực hiện đề tài và cấu trúc của khóa

luận

3


Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về công ty Coca Cola tại Việt Nam và thế giới về: lịch sử hình
thành, tình hình sản xuất kinh doanh, chính sách chất lượng
Tổng quan về tài liệu thu thập đựợc
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm liên quan đến EMA, các dòng thông tin để thực
hiện EMA, và các lợi ích mà EMA mang lại. Phương pháp nghiên cứu bao gồm
phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, thống kê mô tả, và phương pháp xử lý số
liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm:tình
hình chung của công ty, tình hình sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước, các nguy cơ
ảnh hưởng đến môi trường, các chi phí và tiết kiệm liên quan đến môi trường, một số
giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả của công ty.
Cuối cùng là một số đề xuất .
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng tại công ty

4


CHUƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về công ty Coca Cola.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức.
Cách tổ chức của Coca được phân theo cấu trúc Circle, gồm 5 bộ phận chính


HR ( Recruitment, training, admin)



Finance (planning, accounting)



Sales (MDC – nhà phân phối, Key Account - siêu thị, nhà hàng khách sạn,

trường học, công ty)


Marketing (brand, trade marketing



Production (production, ware house, distribution - trucks)

2.1.2. Lịch sử phát triển Công ty
2.1.2.1. Lịch sử phát triển trên thế giới của cocacola

Coca-Cola là hãng nước ngọt phổ biến nhất trên thế giới, nó được bán rộng
khắp trên hơn 200 nước và thường được nhắc đến với cái tên đơn giản Coke. CocaCola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại
Mỹ. Cha đẻ của Coca Cola là một dược sỹ và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ

đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa
Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của
người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của
mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại đồ uống ngon lành và tươi mát. Cho đến
ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai CocaCola được đăng ký bảo hộ năm 1960.


Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước
ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ khuynh đảo vì người ta
đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới.
Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng ở
Atlanta, đã thật sự thu hút được sự chú ý của hầu hết những người thưởng thức bởi
hương thơm tuyệt vời và màu sắc hấp dẫn. Thời gian qua đi, hương thơm ấy, màu sắc
ấy đã được bảo quản và giữ gìn bởi những con người cần mẫn đang ngày đêm tham gia
sản xuất, phân phối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola trên khắp thế giới bằng
chính tình cảm và nhiệt huyết họ giành cho Coca-Cola. Nhờ vậy, Coca-Cola đã trở
thành nước giải khát nổi tiếng toàn cầu.
Hình 2.1.Tổng Công Ty Coca Cola Tại Hoa Kỳ

Nguồn: Thu thập- tổng hợp
Lịch sử phát triển của công ty
- Ngày 8 tháng 5 năm 1886, tại Bang Atlanta- Hoa Kỳ, dược sỹ John
SPemberton đã chế ra một loại syrup có hương thơm đặc biệt và có mùi caramel, chứa
trong một bình nhỏ bằng đồng. Ngay sau đó người trợ lý của John là Frank
M.Robinson đã đặt tên cho loại syrup này là Coca Cola

6


- Năm 1891 Ông Asa G.Candler một dược sỹ đồng thời là thương gia ở Atlanta

đã quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca Cola với giá
2300 USD
- Năm 1892, Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công
ty cổ phần tại Georgia và đặt tên là “Công ty Cola Cola”
- Năm 1893, thương hiệu Coca Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu
công nghiệp.
- Năm 1897, Coca Cola bắt đầu được giới thiêu đến một số thành phố ở Canada
và Honolulu.
- Ngày 31 tháng 01 năm 1899, một nhóm thương gia gồm Thomas, Whitehead
cùng với đồng nghiệp J.T.Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai và
phân phối sản phẩm Coca Cola đến khắp mọi nơi trên đất Mỹ .
- Năm 1906, nhà máy đóng chai đầu tiên được thực thành lập ở Havana Cuba
- Năm 1919, những người thừa hưởng gia tài của Candler bán công ty Coca
Cola cho Ernest Woodruff được bầu làm Chủ Tịch Điều Hành Công Ty, bắt đầu sáu
thập kỷ lãnh đạo và đưa công ty Coca Cola đến một tầm cao mới mà không một người
nào có thể mơ thấy
-Đến thời điểm này, sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, Coca Cola đã có
mặt ở hơn 200 nước trên thế giới
Trên thế giới, Coca Cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu,
Âu Á và Trung Đông, Châu Á, Châu Phi
Ở Châu Á, Coca Cola hoạt động tại 6 khu vực:
1. Trung Quốc
2. Ấn Độ
3. Nhật Bản
4. Philipin
5. Nam Thái Bình Dương và Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc và New
Zealand)
6. Khu vực phía Tây và Đông Nam Châu Á (SEWA)

7



2.1.2.2. Lịch sử phát triển tại Việt Nam

Kể từ khi trở lại Việt Nam vào năm 1994 công ty Coca Cola Việt Nam đã
không ngừng nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người tiêu
dùng như: Coca-Cola, Fanta Sprite, Diet Coke, Fanta, nước uống đóng chai Joy, nước
tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các
sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta
Chanh, Fanta Dâu, Soda Chanh, v.v…trong thời gian qua công ty đã không ngừng phát
triển và hoàn thiện bản thân, tạo thêm nhiều sản phẩm mới cung cấp cho người tiêu
dùng
Hình 2.2. Công Ty Coca Cola Việt Nam(Nhà Máy Tại Thành Phố Hồ Chí Minh)

Nguồn: Thu thập- tổng hợp
Lịch sử phát triển
- Năm 1960 lần đầu tiên Coca Cola được giới thiệu tại Việt Nam
- Tháng 2 năm 1994, Coca Cola tới Việt Nam
- Tháng 4 năm 1994- Tháng 1 năm 1998, Công ty nước giải khát Coca Cola
Ngọc Hồi, Coca Cola Chương Dương, Coca Cola Non Nước được thành lập.
- Tháng 10 năm 1998-Tháng 8 năm 1999, 3 công ty được cho phép trở thành
công ty 100% vốn nước ngoài.

8


- Tháng 6 năm 2001, Chính phủ Việt Nam cho phép 3 công ty nước giải khát
Coca Cola hợp nhất làm một và có chung sự quản lý của Coca Cola Việt Nam .
- Ngày 1 tháng 3 năm 2004, Coca Cola Việt Nam được chuyển giao cho Coca
Cola Sabco.

2.1.3. Sơ lược về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.3.1. Những mặt hàng hiện có của cocacola
Công ty sản xuất với nhiều loại sản phẩm và trong nhiều năm qua công ty đã
tạo đựoc mối quan tâm cũng như sự tiêu dùng của nguời tiêu dùng. Các sản phẩm dưới
này chỉ là một số ít trong số các sản phẩm của công ty, hiện nay công ty đang cho lắp
đặt một dây chuyền mới để sản xuất sản phẩm trà sữa có lợi cho sức khỏe của người
tiêu dùng, đặc biệt là với phụ nữ
i). Splash 240 ml
Hình 2. 3. Chai cam ép Splash 240ml

Nguồn: Thu thập- tổng hợp
-Thành phần: nước, đường, nước cốt cam va tép cam (14,3% w/v), hương cam
tự nhiên, chế tạo độ chua (330, 331 iii), lactate canxi, chất bảo quản (202), vitamin E
(10,9 ppm) và màu thực phẩm (102, 110)
ii). Coke 200ml,300ml, 330ml, 1500ml
Thành phần: nước bão hòa CO2, đường, màu thực phẩm (150d), chất tạo độ
chua (338), hương liệu tự nhiên và Cafein.

9


Hình 2. 4. sản phẩm Coke

Nguồn: Thu thập- tổng hợp
iii). Thums up 330ml, 240ml
Hình 2. 5. Sản phẩm Thums up

Nguồn: Thu thập- tổng hợp
Thành phần: nước bão hòa CO2, đường, chất tạo độ chua (330), màu thực phẩm
(1, 2, 3), hương liệu tổng hợp, chất bảo quản (211)

iv). Coke Light 330ml
Hình 2.6. Sản phẩm Coke Light

Nguồn: Thu thập- tổng hợp
10


Thành phần: nước bão hòa CO2, màu thực phẩm ( 150d), chất tạo độ chua ( 338,
331 iii), chất tạo ngọt tổng hợp ( 951, 950), hương liệu tự nhiên, chất bảo quản ( 211)
và Cafein.
v). Samurai 250ml, 240ml
Thành phần: nước bão hòa CO2, đường, chất tao độ chua ( 330, 331 iii), hương
liệu nhân tạo, Taurine, chất bảo quản (202), Cafein, Inositol, màu thwujc phẩm ( 101,
102), Niacin ( 9,6mg/l), CA Pantothenate ( 4,8mg/l), vitamin B6 ( 1,08mg/l), vitamin
B2 ( 0,84mg/l), axit Folic ( 0,12mg/l), vitamin B12 (1,08mcg/l).
Hình 2.7. Sản phẩm Samurai

Nguồn: Thu thập- tổng hợp
vi). Sprite 200ml,300ml, 330ml, 1500ml
Hình 2.8. Sản phẩm Sprite

Nguồn: Thu thập- tổng hợp
Thành phần: nước bảo hòa CO2, đường, chất tao độ chua (330, 331 iii), hương
liệu tự nhiên, chất bảo quản (211).

11


vii). Fanta 200ml, 300ml, 330ml, 1500ml
Hình 2.9. Sản phẩm Fanta


Nguồn: Thu thập- tổng hợp
Thành phần: nước bão hòa CO2, đường, chất tao độ chua (330), chất tạo nhũ,
hương liệu, hương liệu tự nhiên và giống tự nhiên, chất bảo quản (211) và màu thực
phẩm (110).
viii). Soda 330ml
Hình 2.10. Sản phẩm Fanta Soda

Nguồn: Thu thập- tổng hợp
Thành phần :nước bão hòa CO2, Natri Bicacbonate
ix.)Tonic 330ml
Thành phần :nước bão hòa CO2, đường, chất tạo độ chua (330), hương liệu tự
nhiên quinine.

12


×