Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN S.G

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN S.G

TRẦN THỊ MINH THÙY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hải Sản S.G” do Trần Thị
Minh Thùy, sinh viên khóa 32, ngành kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày

TRẦN VĂN MÙA
Người hướng dẫn

Ký tên, ngày…..tháng……năm…….

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

ngày…..tháng…..năm……


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

ngày…..tháng…..năm…..


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin cảm ơn Ba Mẹ đã sinh thành dưỡng dục con nên người như
ngày hôm nay, cả đời vất vả chỉ mong con nên người và học tập thật tốt, công lao đó
con nguyện sẽ ghi nhớ suốt đời. Và con xin gửi lời cảm ơn đến những người thân đã
ủng hộ, động viên con trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô Trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng toàn thể thầy cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu, giúp em vững tin trên con đường học vấn và cả sự nghiệp
trong tương lai. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Văn Mùa đã tận
tình giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và hướng dẫn em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Hải Sản S.G và các anh chị trong
phòng kế toán, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn chị Đào, anh Linh, chị Trang đã tận
tình hướng dẫn, tạo điệu kiện cho em hoàn thành đề tài của mình. Và đặc biệt là giúp
em có những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của mình
trong ,tương lai.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn đã quan tâm, giúp
đỡ và ủng tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM,ngày 07 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Trần Thị Minh Thùy


NỘI DUNG TÓM TẮT

TRAN THI MINH THÙY. Tháng 7 năm 2010. “Kế Toán Tiêu Thụ Thành
Phẩm Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại Công Ty Cổ Phần Hải Sản S.G”.
TRAN THI MINH THÙY. JULY 2010. “Products Consuming Accounting
and The Defination of Business Resulf at S.G FISCO Joint Stock Company”.
Đề tài thực hiện dựa trên nguồn số liệu thu thập được tại tất cả các phòng ban
của Công ty Cổ phần Hải Sản S.G, đặc biệt là phòng kế toán.
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu về công tác kế toán tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty thông qua việc quan sát, tìm
hiểu, mô tả, phân tích các qui trình của quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết
quả kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quá trình lưu chuyển chứng từ, ghi sổ
kế toán liên quan đến quá trình xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời đề tài còn đưa
ra nhận xét và khuyến nghị một số giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn công tác kế
toán tại đơn vị.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục


xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1.Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Hải Sản S.G

3
4

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


4

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

4

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý

5

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý

6

2.1.5. Khó khăn, thuận lợi và phương hướng phát
triển của công ty

8

2.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần hải sản
Sài Gòn

9
2.2.1. Sơ đồ tổ chức

9

2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế


10

2.2.3. Chế độ kế toán áp dụng

11

toán
2.2.4. Niên độ kế toán ,đơn vị tiền tệ sử dụng và
nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương

11

tiền
2.2.5. Chứng từ và TK sử dụng

12


2.2.6. Phương pháp kế toán công ty đang áp dụng

12

2.2.7. Hình thức sổ kế toán và công cụ kế toán máy
công ty đang áp dụng

12

2.2.8. Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo
cáo tài chính


13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1. Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả kinh doanh

14

3.1.1. Kế toán thành phẩm

14

3.1.2. Kế toán quá trình tiêu thụ thành phẩm

14

3.1.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa tại công ty


30

4.1.1. Môi trường hoạt động và tổ chức sản xuất
kinh doanh của công ty

30

4.1.2. Quy trình bán hàng tại công ty

31

4.1.3. Một số phương thức tiêu thụ tại công ty

32

4.1.4. Kế toán quá trình tiêu thụ thành phẩm

33

4.1.5. Kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh

47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận

73

5.2. Đề nghị


75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN

Bảo Hiểm Thất Nghiệp

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

BGĐ

Ban Giám Đốc

BTC

Bộ Tài Chính

CBCNV

Cán Bộ Công Nhân Viên


DTHĐTC

Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính

GTGT

Giá Trị Gia Tăng

GVHB

Giá Vốn Hàng Bán

HĐGTGT

Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng

HĐKT

Hợp Đồng Kinh Tế

HĐQT

Hội Đồng Quản Trị

K/C

Kết Chuyển

KDNĐ&CƯ


Kinh Doanh Nội Địa & Cung Ứng

KDXNK

Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu

KPCĐ

Kinh Phí Công Đoàn

KQKD

Kết Quả Kinh Doanh

NSNN

Ngân Sách Nhà Nước

NVL

Nguyên Vật Liệu



Quyết Định

QLDN

Quản Lý Doanh Nghiệp


TGNH

Tiền Gửi Ngân Hàng

TM

Tiền Mặt

TK

Tài Khoản

TNDN

Thu Nhập Doanh Nghiệp

TP

Thành Phẩm


TSCĐHH

Tài Sản Cố Định Hữu Hình

TSCĐVH

Tài Sản Cố Định Vô Hình


TTĐB

Tiêu Thụ Đặc Biệt


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Bảng Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty

6

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

10

Hình 2.3. Sơ Đồ Hạch Toán Theo Hình Thức Kế Toán Máy

13

Hình 3.1. Sơ Đồ Kết Cấu Tài Khoản 511,512

15

Hình 3.2. Sơ Đồ Hạch Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ

15


Hình 3.3. Sơ Đồ Kết Cấu Tài Khoản 521

20

Hình 3.4. Sơ Đồ Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại

20

Hình 3.5. Sơ Đồ Kết Cấu Tài Khoản 531

20

Hình 3.6. Sơ Đồ Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại

21

Hình 3.7. Sơ Đồ Kết Cấu Tài Khoàn 532

21

Hình 3.8. Sơ Đồ Hạch Toán Giảm Giá Hàng Bán

21

Hình 3.9. Sơ Đồ Kết Cấu Tài Khoản 632

22

Hình 3.10. Sơ Đồ Hạch Toán Giá Vốn Hàng Bán


22

Hình 3.11. Sơ Đồ Kết Cấu Tài Thoản 641

23

Hình 3.12. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Bán Hàng

24

Hình 3.13. Sơ Đồ Kết Cấu Tài Khoản 642

25

Hình 3.14. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Quản Lý Doanh nghiệp

25

Hình 3.15. Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính

26

Hình 3.16. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Tài Chính

26

Hình 3.17. Sơ Đồ Hạch Toán Thu Nhập Khác

27


Hình 3.18. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Khác

27

Hình 3.19. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Hiện Hành

27

Hình 3.20. Sơ Đồ Kết Cấu Tài Khoản 911

28

Hình 3.21. Sơ Đồ Hạch Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh

29

Hình 4.1. Sơ Đồ Quy Trình Tiếp Thị, Đàm Phán Và Ký Kết Hợp Đồng

31

Hình 4.2. Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Bán Hàng Trong Nước

35

Hình 4.3. Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Bán Hàng Xuất Khẩu

39

Hình 4.9. Sổ Cái TK 6323


49

Hình 4.10. Sổ Cái TK 6411

54


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Cân Đối Kế Toán
Phụ lục 2. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Phụ lục 3. Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng là dòng vận động muôn thủa của mọi
phương thức sản xuất, của mọi xã hội, trong đó sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở
để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Khi nói đến sản xuất phải nói đến tiêu
dùng, có cung phải có cầu và ngược lại. Tiêu dùng tạo ra mục đích và là động cơ
thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động tiêu thụ
(bán hàng) sản phẩm là khâu cuối cùng kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh.
Thực hiện việc cung cấp sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã
hội. Nhất là khi nền kinh tế đất nước đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế quản lý kinh tế tài chính có sự đổi mới
sâu sắc đã tác động rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất.
Hoạt động sản xuất trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải đứng

trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế. Đứng
trước hiện trạng như vậy, việc sản xuất ra thành phầm đã khó nhưng việc tiêu thụ
nó còn khó khăn hơn nhiều. Có thể nói rằng: tiêu thụ hay không tiêu thụ sản phẩm
quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại, sự phát triển hay phá sản của doanh
nghiệp.
Ý thức được điều đó, Công ty cổ phần Hải sản S.G đã không ngừng đầu tư
chiều sâu, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm nhằm mục tiêu bán sản phẩm sao cho có lợi nhuận cao.
Bên cạnh đó, ở Công ty cổ phần Hải sản S.G, công tác kế toán nói chung, kế toán
tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng


luôn được chú trọng đổi mới nhằm phát huy tác dụng trong cơ chế thị trường. Tuy
vậy không phải không còn tồn tại những vấn đề cần tháo gỡ.
Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác kế toán tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi đi sâu vào khảo
sát nghiên cứu tình hình thực tế công tác này ở Công ty em chọn đề tài: "Kế toán
tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Hải sản
S.G.
Qua thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty đã giúp em hiểu rõ về
công tác hạch toán kế toán giữa thực tế với học tập ở trường, tạo điều kiện tốt cho
công tác sau này. Bài viết ít nhiều có những sai sót em mong thầy, cô giáo trong
phòng kế toán góp ý để chuyên đề thêm phong phú về lý luận và thiết thực về thực
tiễn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết
quả kinh doanh làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hải Sản S.G.
- Từ đó, đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cty,

đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán công
ty để hoạt động ngày càng có hiệu quả.
- Ngoài ra, đây cũng là cơ hội gắn kết kiến thức đã được học với thực tiễn
nhằm củng cố kiến thức và học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu sau:
- Phạm vi không gian: Tại phòng Tài chính kế toán công ty Cổ phần Hải sản
S.G
- Phạm vi thời gian: từ ngày 26/03/2010 đến ngày 05/06/2010
- Nội dung nghiên cứu: kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty Cổ phần Hải Sàn S.G
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
2


Chương I: Mở đầu
Nêu lí do chọn đề tài
Chương II: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần Hải sản S.G
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Lý luận chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp sản xuất .
Chương IV: Thảo luận và nghiên cứu
Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty Cổ phần Hải Sản S.G, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn công tác kế toán.
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Qua những vấn đề đã nghiên cứu, đưa ra ưu điểm, khuyết điểm và một số ý
kiến nhằm hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ

phần Hải sản S.G

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần hải sản Sài Gòn
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Hải Sản S.G
Tên giao dịch quốc tế: SG FISHERIES JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: S.G FISCO
Địa chỉ: Lô C24/24B/II,đường 2F,KCN Vĩnh Lộc,Bình Chánh,Tp.HCM
Điện thoại: 84-08-7652062/7652063
Fax: 84-08-4252407

Email:
Website: www.sgfisco.com.vn-www.sgfisco.com
Vốn hoạt động: 5.000.000 USD
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ những năm 2000, khi nhà nước chủ trương tạo điều kiện cho ngành thủy
sản phát triển cùng với nhu cầu thủy sản trong và ngoài nước ngày càng cao, trước
sự thuận lợi đó công ty S.G FISCO đã được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh số 4103001727 do Sở kế hoạch đầu tư cấp vào ngày 18/07/2003.
Lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy hải
sản và thực phẩm chế biến.Nhà máy sản xuất nằm trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc,
Tp.HCM với công suất sản xuất là 20 tấn thành phẩm / ngày.
Ngay từ những ngày đầu thành lập S.G Fisco đã xác định: muốn thành công
trong lĩnh vực kinh doanh, không còn con đường nào khác là phải đi bằng “hai

chân”, một trong hoạt động xuất nhập khẩu và phần còn lại là đầu tư mạnh vào thị


trường nội địa. Do đó, chỉ sau một năm chuẩn bị, Fisco đã đưa ra thị trường nội địa
hai dòng sản phẩm là thương hiệu lẩu hải sản Fisco (gồm 7 loại) và thương hiệu
con cá vàng (20 loại).
Fisco là doanh nghiệp nhỏ, không có nhiều kinh phí dành cho quảng bá
thương hiệu, hơn nữa lại tham gia sau trong lĩnh vực kinh doanh hải sản.Vì vậy
Công ty nhận thấy: để cạnh tranh, chỉ còn cách tạo ra chất lượng vượt trội cũng như
tính độc đáo của sản phẩm. Từ những định hướng như vậy, nên dòng lẩu thương
hiệu Fisco khi đưa ra thị trường thời điểm đó có thêm gói gia vị, nước dùng đã
nhanh chóng được người tiêu dùng tin yêu, đón nhận. Sau sáu năm có mặt trên thị
trường, Fisco vinh dự nhận hai lần liên tiếp (2008-2009) danh hiệu hàng Việt Nam
chất lượng cao. Để đáp lại sự tin tưởng này, thời gian tới, Fisco sẽ nỗ lực nâng cao
chất lượng hơn nữa bằng cách chọn nguyên liệu đầu vào ngay từ vùng nuôi đưa vào
chế biến.
Hiện nay, Fisco đang quản lý chất lượng theo ba hệ thống: ISO, HACCP và
BRC truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn châu Âu. Ngoài ra, để đa dạng hóa sản
phẩm, năm 2010 Fisco sẽ tung ra thị trường thêm dòng sản phẩm khô tẩm gia vị.
Với nỗ lực thâm nhập thị trường nội địa, năm nay doanh số bán hàng của Fisco đã
tăng 26% so với 2008; và dự kiến lên 25% năm 2010.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ
2.1.3.1. Chức năng
Là một công ty chuyên chế biến mặt hàng đông lạnh thuỷ sản để tiêu thụ nội
địa và xuất khẩu Các sản phẩm chế biến chủ đạo là lẩu Thái, lẩu nắm, mực xốt phá
lẩu, cà ri hải sản, cá basa, cá trứng, cá hồi. Riêng thị trường Tết năm nay, Fisco có
thêm mặt hàng giò mực, giò tôm, giò tôm cua và gỏi hải sản.Với sản lượng 150 tấn
sản phẩm/tháng các mặt hàng thủy hải sản chế biến, trong đó 78% là hàng xuất
khẩu sang thị trường Nhật và Mỹ (22% tiêu thụ nội địa).
2.1.3.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng và tổ chức các kế hoạch sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và
các kế hoạch có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của công
ty.

5


- Huy động và sử dụng hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát triển cơ sở vật
chất kỹ thuật nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh nhiệm vụ khác theo kế hoạch.
- Dựa trên năng lực hiện có của mình, công ty tiến hành phát triển trình độ
cho nhân viên, phát triển chất lượng sản phẩm, hệ thống quản lý, chiến lược kinh tế
và chăm lo cải thiện đời sống cho các CBCNV cho công ty.
- Tuân thủ tốt những quy định của nhà nước và các cơ quan chức năng, xuất
nhập khẩu và tiêu thụ nội địa cũng như nghĩa vụ các khoản thuế đối với nhà nước.
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty có 7 phòng ban, trong đó:
- Giám đốc Công ty quản lý chung
- Phó Giám Nội chính quản lý phòng tổ chức nhân sự và phòng cơ điện
- Phó giám đốc sản xuất quản lý phòng quản lý sản xuất, phòng đảm bảo
chất lượng và phòng kinh doanh sản phẩm nội địa.
- Phó giám đốc kinh doanh quản lý phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và
cung ứng, phòng kế toán tài chính.
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
GIÁM ĐỐC

ĐẠI DIỆN LÃNH
ĐẠO

PHÓ GIÁM ĐỐC

NỘI CHÍNH

P. CƠ
ĐIỆN

P. TỔ
CHỨC
NHÂN
SỰ

PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

P.KINH
DOANH
XUẤT
NHẬP
KHẨU

P.KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH

6

PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT

P.ĐẢM

BẢO
CHẤT
LƯỢNG

P.QUẢN
LÝ SẢN
XUẤT

P.KINH
DOAN
H SPNĐ


2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban
¾ Giám đốc công ty
- Hoạch định, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động thực hiện các mục
tiêu được hội đồng quản trị duyệt
- Báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm của
công ty cho HĐQT. Báo cáo tình hình hoạt động của công ty cho HĐQT và ban
kiểm soát.Thực hiện các văn bản do hội đồng quản ban hành.
¾ Đại diện lãnh đạo
- Tổ chức xây dựng hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 9001:9002 trong
toàn công ty. Triển khai việc thực hiện, ban hành, duy trì hệ thống theo các tài liệu
được ban hành.
- Đề xuất các chương trình, phương án nhằm phát triển công ty và năng cao
hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.Thực hiện các nhiệm vụ đột
xuất do giám đốc giao.
¾ Phó giám đốc nội chính
- Thiết lập các chính sách, qui định về quản lý lao động, hoạch định và quản
lý cơ cấu lao động, trả lương, thưởng, xem xét thi đua cũng như kế hoạch đào tạo

và tuyển dụng.
- Quản lý tài sản hữu hình, tình hình sử dụng điện, nước, máy móc thiết bị,
công tác hành chính, văn thư, mỹ quan toàn công ty và xây dựng “văn hóa S.G
Fisco”.Giám sát việc sữa chữa, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trong toàn
công ty.
¾ Phó giám đốc sản xuất
- Chấp hành các văn bản do HĐQT ban hành, báo cáo tình hình hoạt động
sản xuất, phân tích số liệu theo định kì theo yêu cầu của BGĐ và HĐQT.
- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý các chi phí theo sự phân
công của BGĐ. Đồng thời, hướng dẫn các nghiệp vụ và triển khai kịp thời và các
hoạt động sản xuất cho các bộ phận liên quan trong toàn công ty.
¾ Phó giám đốc kinh doanh
- Chấp hành các văn bản do HĐQT ban hành, thực hiện các công việc được
phân công và chịu trách nhiệm trước BGĐ và HĐQT
7


- Chịu trách nhiệm đảm bảo sự chính xác, hiệu quả và hợp lệ trong công ty
quản lý tài chính. Lập các hương dẫn, thủ tục, quy định về tài chính trong toàn công
ty phù hợp với qui định của pháp luật
¾ Phòng kế toán
- Phản ánh qua sổ sách kế toán các thông tin hoạt động kinh doanh, tài chính.
- Tồ chức báo cáo thuế, thu chi, thanh toán các loại.
- Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các mức tiêu hao, các dự toán chi phí
nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng không đúng kế hoạch, sai
mục đích.
¾ Phòng tổ chức nhân sự
- Thực hiện các chức năng về tổ chức, quản lý nhân sự, văn thư…
¾ Phòng nghiệp vụ kinh doanh
- Lập kế hoạch, xuất tiến các hoạt động tiếp thị, bán hàng và cung ứng

nguyên vật liệu, vật tư, bao bì và tổ chúc quản lý kho. Kinh doanh xuất nhập khẩu,
kinh doanh nội địa, điều động sản xuất và giao nhận hàng hóa.
¾ Phòng quản lý sản xuất
- Tổ chức thực hiện sản xuất từ nguyên vật liệu đến sản phẩm.
¾ Phòng kỹ thuật HACCP
- Tổ chức và quản lý các hoạt động giám sát chất lượng sản phẩm và phòng
ngừa mối nguy hại đến sản phẩm.
¾ Phòng cơ điện
- Tổ chức và vận hành sửa chữa, bảo trì toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị
cơ điện, cơ sở hạ tầng của công ty.
2.1.5. Khó khăn, thuận lợi và phương hướng phát triển của công ty:
2.1.5.1. Thuận lợi

- Nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao, giỏi nghiệp vụ công tác,
có hiệu quả chất lượng cao để từng bước kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm từ đội ngũ
cán bộ giàu kinh nghiệm.
- Có các đối tác và bạn hàng trong nước lẫn ngoài nước, sản phẩm của công
ty luôn được đánh giá cao cả về mẫu mã và chất lượng.

8


2.1.5.2. Khó khăn
- Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang
trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng, các doanh nghiệp, công ty gặp khó khăn
trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO làm
giá nhiên liệu tăng; tỷ giá các đồng ngoại tệ mạnh không ổn định, lãi suất tín dụng
tăng, giảm đảo chiều liên tục, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại kém,
nguồn cung cấp điện năng cho các doanh nghiệp hoạt động bị thiếu nghiêm trọng,
cộng thêm yếu tố giá và sản lượng lượng xuất khẩu đầu ra giảm.

2.1.5.3. Phương hướng phát triển
- Huy động tối đa mọi nguồn nhân lực, vật lực hiện có của Công ty và khai
thác tốt các nguồn vốn khác, tiếp tục cải thiện thu nhập, tạo thêm việc làm cho
người lao động; triệt để thi hành chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, tăng năng
suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm và khách hàng, thực hiện nêu cao tinh thần
thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, không giao động trước những khó khăn đang
diễn ra.
- Xây dựng chiến lược mặt hàng đối với từng nhóm sản phẩm theo từng giai
đoạn căn cứ vào nhu cầu thị trường, thế mạnh sản xuất của Công ty và lợi nhuận
mà sản phẩm mang lại. Tập trung ưu tiên cho những đơn hàng lớn, kéo dài, ổn định
để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Trong giai đoạn 2009 - 2010,
Công ty dự kiến tập trung mặt hàng cá khô các loại nhằm phục vụ các thị trường
truyền thống, đặc biệt là thị trường Nga, các nước Trung đông, Đài Loan, Hàn
Quốc...

9


2.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần hải sản Sài Gòn
2.2.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Trưởng Phòng

Phó Phòng

Tài Chính

Kế Toán

Kế

toán
công
nợ

Kế
toán
bán
hàng

Kế
toán
TP &
tổng
hợp

Kế
toán
NVL

Kế
toán
ngân
hàng

Thủ
quỹ

Tiền
lương


Theo
dõi
định
mức,
chi
phí

Quản lý
mạng
máy
tính nội
bộ

2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán
¾ Trưởng phòng kế toán
- Quản lý nghiệp vụ kế toán, quản lý tài sản,quản trị tài chính, quản trị tài
chính.
Quản lý, phân công và huấn luyện nhân viên trong bộ phận thực hiện công việc.
¾ Phó phòng kế toán
- Kiểm tra số liệu, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính hợp lệ của chứng từ
- Báo cáo thuế hàng tháng, quyết toán năm, hoàn thuế GTGT.
- Quản lý điều hành cong tác và nhân sự thuộc bộ phận kế toán.
¾ Kế toán thanh toán
- Phản ánh hạch toán chính xác, kịp thời tình hình thu chi, tồn của từng loại
vốn bằng TM, TGNH.
10


- Đối chiếu số liệu trong sổ sách kế toán với số thực tế và số liệu của ngân
hàng nhằm thực hiện tốt việc quản lý chặt chẽ các khoản vốn bằng tiền.

¾ Kế toán công nợ
- Lập báo cáo và phân tích tình hình thu theo dõi công nợ phải thu, phải
trả.Thực hiện nhiệm vụ đột xuất do trưởng bộ phận giao.
¾ Kế toán nguyên vật liệu, vật tư, bao bì
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, nhập
xuất tồn kho nguyên vật liệu, vật tư, bao bì. Áp dụng đúng đắn phương pháp hạch
toán nguyên vật liệu, mở sổ sách cần thiết và hạch toán.
¾ Kế toán bán hàng
- Viết HĐGTGT, theo dõi doanh số bán, hợp đồng kinh tế. Thực hiện công
việc đột xuất do trưởng phòng giao.
¾ Thủ quỹ
- Tổ chức, kiểm tra tình hình chấp hành các quy định về quản lý thu, chi.
Lập báo cáo và phân tích tình hình thu, chi và tồn quỹ về các khoản vốn bằng tiền.
¾ Nhân viên lao động tiền lương
- Hàng tháng tính lương cho nhân viên và các khoản phải trích theo lương.
¾ Kế toán thành phẩm
Lập bảng xuất nhập tồn thành phẩm, bán thành phẩm và định kì kiểm kê kho
thành phẩm.
¾ Kế toán theo dõi định mức vật tư, bao bì
- Theo dõi tình hình vật tư, bao bì cung cấp cho sản xuất.
- Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu và phát hiện, đề xuất biện
pháp xử lý vật tư, bao bì, phụ liệu thừa thiếu.
¾ Nhân viên IT
- Bảo trì, sửa chữa máy tính nội bộ công ty. Khắc phục các lỗi do mạng máy
tính.
2.2.3. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty Cổ phần Hải sản S.G FISCO đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam
được ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC.
11



2.2.4. Niên độ kế toán ,đơn vị tiền tệ sử dụng và nguyên tắc ghi nhận các
khoản tiền và các khoản tương đương tiền
+ Niên độ kế toán áp dụng từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND)
+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỉ
giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
2.2.5. Chứng từ và TK sử dụng
¾ Chứng từ
+ Chứng từ bắt buộc
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu xuất kho
……………….
+ Chứng từ hướng dẫn
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
- Bảng chấm công.
- Bảng thanh toán tiền lương
¾ TK sử dụng
Hệ thống TK được ban hành kèm theo QĐ 15/2006 QĐ – BTC
2.2.6. Phương pháp kế toán công ty đang áp dụng
+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ
TSCĐHH, TSCĐVH được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng,
TSCĐHH, TSCĐVH được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn
lại.

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
- Đối với NVL và TP: theo phương pháp bình quân gia quyền.
12


- Đối với sản phẩm dở dang: theo phương pháp NVL chính.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
2.2.7. Hình thức sổ kế toán và công cụ kế toán máy công ty đang áp dụng
+ Hình thức sổ kế toán áp dụng trong toàn công ty là Chứng từ ghi sổ
Công ty sử dụng các loại sổ sau:
Sổ Cái
Sổ Quỹ
Sổ Tổng Hợp
Và các loại sổ, thẻ khác.
+ Công cụ kế toán máy công ty đang áp dụng
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán “AccNet” được mua bản
quyền sử dụng của công ty phần mềm máy tính. AccNet 200 được áp dụng hình
thức “Chứng từ ghi sổ” được hạch toán theo trình tự tự đông như sau:
Hình 2.3. Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán máy
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN

Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN


MÁY VI TÍNH

SỔ KẾ TOÁN
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết

BCTC

- Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra làm căn
cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi
tính theo các phần hệ chức năng chính của phần mềm AccNet . Các thông tin được
tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính.
Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết cũng được thực hiện tự
động và luôn bảo đảm chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.

13


2.2.8. Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo tài chính
Công ty sử dụng các báo cáo kế toán theo quy định của BTC bao gồm các
loại sau:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính

14



×