Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE LÁ BA NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.1 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE LÁ BA NHẤT

TRẦN THỊ NGỌC TỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng Chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE LÁ BA NHẤT” do TRẦN THỊ
NGỌC TỊNH, sinh viên khóa 32, ngành kinh tế, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng ngày …………..

LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn
(Ký tên)

Ngày tháng năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Ký tên)



Ngày tháng năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Ký tên)

Ngày tháng năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Ba Mẹ người đã sinh thành và dạy dỗ em
nên người.
Các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM-những người đã tận tâm
truyền đạt cho chúng em những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu trong
thời gian học tập tại trường.
Ban chủ nhiệm HTX Mây Tre Lá Ba Nhất và tất cả các cán bộ công nhân viên
trong HTX đã giúp đỡ, hỗ trợ và cung cấp số liệu cho tôi thực hiện đề tài này
Đặc biệt, em xin cảm ơn:
Thầy Lê Văn Lạng, giảng viên Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, người
thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này.
Ông Trần Hữu Phục – phó chủ nhiệm HTX Mây Tre Lá Ba Nhất đã tận tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Các bạn bè thân hữu đã động viên, ủng hộ và đóng góp ý kiến để em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và xin gửi lời chúc sức khỏe, thành đạt
và hạnh phúc đến các quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 01 tháng 06 năm 2010
Trần Thị Ngọc Tịnh



NỘI DUNG TÓM TẮT
Với việc sử dụng phương pháp thu thập số liệu, sau đó xử lý để có những số
liệu đáng tin cậy, tôi tiến hành so sánh, đánh giá tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng
Mây Tre Đan của HTX Mây Tre Lá Ba Nhất trong giai đoạn 2008 – 2009. Đánh giá
tình hình xuất khẩu sản phẩm theo thị trường.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của HTX. Đề tài chủ
yếu sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý số liệu so sánh, phân tích, đánh giá
thông qua ma trận SWOT, môi trường bên ngoài, môi trường bên trong để thấy được
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của HTX. Để từ đó khắc phục những mặt hạn
chế, phát huy những điểm mạnh. Sau đó xây dựng một số phương pháp để đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu hàng Mây Tre Đan của HTX.
Phần cuối đề tài tôi xin đề ra một số giải pháp như giải pháp chủ động nguồn
nguyên liệu, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả công tác Marketing, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác marketing
– mix và cuối cùng là giải pháp phát triển thị trường.


MỤC LỤC
MỤC LỤC

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Lý do chọn đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Về không gian


3

1.3.2 Về thời gian

3

1.4 Cấu Trúc Luận Văn.

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Giới thiệu sơ lược về HTX.

4

2.1.1 Lịch sử hình thành

4

2.1.2 Một số thông tin cơ bản về HTX Ba Nhất

4

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của HTX.

5


2.2.1 Chức năng

5

2.2.2 Nhiệm vụ

5

2.3 Cơ cấu tổ chức - bộ máy quản lý của HTX.

6

2.4 Phương thức kinh doanh xuất khẩu

8

2.5 Phương thức thanh toán thư tín dụng (Letter of Credit – L/C)

8

2.6 Quy Trình Xuất Khẩu

10

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

11
11


3.1.1 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu

11

3.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu

11

3.1.1.2 Phân loại xuất khẩu

11

3.1.1.3 Vai trò của xuất khẩu

12
v


3.1.1.4 Yêu cầu của việc xuất khẩu

13

3.1.1.5 Mục tiêu của xuất khẩu

13

3.1.1.6 Nhiệm vụ của xuất khẩu

13


3.2 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu.

13

3.4 Lý thuyết về ma trận SWOT

16

3.5 Phương pháp nghiên cứu

17

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

19

4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của HTX trong 2 năm 2008 – 2009.

19

4.2 Tình hình xuất khẩu của HTX từ 2006 – 2009.

20

4.2.1 Kim ngạch xuất khẩu

20

4.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của HTX


22

4.2.3 Phân tích tình hình thị trường xuất khẩu của HTX

24

4.3 Sơ lược về tình hình xuất khẩu hàng mây tre lá của Việt Nam năm 2009.

27

4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của HTX

29

4.4.1 Phân tích môi trường bên trong

29

4.4.2 Phân tích môi trường bên ngoài

38

4.5 Phân tích ma trận SWOT

41

4.6 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại HTX Mây Tre Lá Ba Nhất

44


4.6.1 Cơ sở, quan điểm đề xuất giải pháp

44

4.6.2 Giải pháp chủ động nguồn nguyên liệu

44

4.6.3 Giải pháp tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm

45

4.6.4 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

46

4.6.5 Giải pháp về tài chính

48

4.6.6 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác Marketing

48

4.6.7 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác Marketing – Mix

50

4.6.8 Giải pháp trên một số thị trường chủ lực


52

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

55

5.1 Kết luận

55

5.2 Kiến nghị

56
55

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HTX:

Hợp tác xã

TĐT:

Tương đương tiền


TCDH:

Tài chính dài hạn

MMTB:

Máy móc thiết bị

BCH:

Ban Chấp Hành

SXKD:

Sản Xuất Kinh Doanh

QLNS:

Quản Lý Nhân Sự

SX:

Sản Xuất

XK:

Xuất khẩu

KDXNK:


Kinh doanh xuất nhập khẩu

KTTT:

Kinh tế tập thể

TSLĐ:

Tài sản lưu động

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX qua 2 năm.

19

Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu của HTX trong 4 năm 2006 – 2009

21

Bảng 4.3: Tốc độ tăng (giảm) của kim ngạch xuất khẩu 2006 – 2009

22

Bảng 4.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của HTX

22


Bảng 4.5: Tình hình xuất khẩu của HTX phân theo châu lục giai đoạn 2007 - 2009 24
Bảng 4.6: Thị trường xuất khẩu của HTX theo quốc gia giai đoạn 2008 – 2009

26

Bảng 4.7: Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2009

28

Bảng 4.8: Phân loại trình độ lao động của HTX

30

Bảng 4.9: Kết cấu tài sản và nguồn vốn

34

Bảng 4.10: Tỷ số thanh toán hiện hành

36

Bảng 4.11: Tỷ số thanh toán nhanh

37

Bảng 4.12.Hiệu suất sử dụng tài sản của HTX

37


Bảng 4.13: Tỷ giá VNĐ/USD

38

Bảng 4.14: Ma Trận Tổng Hợp SWOT

42

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức - bộ máy quản lý của HTX Ba Nhất

6

Hình 2.2: Quy trình thanh toán L/C của HTX Ba Nhất

9

Hình 2.3 Quy trình xuất khẩu của HTX Mây Tre Lá Ba Nhất

10

Hình 3.1 Mô hình ma trận SWOT

17

Hình 4.1: Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 – 2009


21

Hình 4.2: Tình hình xuất khẩu của HTX theo châu lục giai đoạn 2007-2009

25

Hình 4.3: Cơ cấu lao động của HTX

30

Hình 4.4: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng từ 4/2009 đến 4/2010

39

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại hiện nay, ngoại thương có vị trí hết
sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta, nếu không có sự hỗ trợ của ngoại thương,
trong đó đặc biệt là xuất nhập khẩu thì nhiều ngành kinh tế quốc dân khó có thể tự
mình cân đối để tồn tại và phát triển.
Ngày nay, trong điều kiện hội nhập quốc tế, Việt Nam gia nhập WTO nền kinh
tế nước ta đã và đang đứng trước những cơ hội phát triển cao, tạo cơ hội thuận lợi cho
các đơn vị kinh doanh đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, giao lưu buôn bán với các nước
trên thế giới. Song song đó là những nguy cơ và thách thức trước sự cạnh tranh gay gắt
của thị trường quốc tế. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đào
thải bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt

Nam nói chung và HTX Mây Tre Lá Ba Nhất nói riêng đang đứng trước những thuận
lợi và khó khăn lớn trong sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới về trình độ,
khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, giá thành sản phẩm, chất lượng sản
phẩm, khả năng tìm kiếm thị trường, khả năng cạnh tranh…hay nói khác hơn là khả
năng kinh doanh của chúng ta còn rất non trẻ nên trong quá trình hội nhập phải cạnh
tranh với các tập đoàn lớn, có nhiều kinh nghiệm chính vì vậy sẽ gặp phải không ít
những khó khăn và thử thách.
Năm 2008 có nhiều biến động do suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta
chịu áp lực từ nhiều mặt đi từ lạm phát cao rồi dẫn đến suy thoái kinh tế vào cuối năm
2008 nên ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu nước ta. Vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ đã đem lại một lượng ngoại tệ không nhỏ cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu nhập quốc dân, có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân cũng như mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác.


Để có thể đứng vững và thành công trên thương trường quốc tế là một vấn đề
hết sức khó khăn, vấn đề không phải để có thể tồn tại lâu dài mà làm sao để ngày càng
phát triển. Điều này đòi hỏi các đơn vị kinh doanh phải không ngừng phát huy khả
năng để phù hợp với tình hình mới, cố gắng vừa tìm ra những phương hướng đi mới
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và hoạt động có hiệu quả hơn. Một trong
những nguyên nhân thành công của hoạt động xuất khẩu là do chúng ta biết phân tích,
chọn ra các nguồn lực, lợi thế so sánh trong điều kiện cụ thể của mình đối với từng
ngành hàng, nhóm hàng, mặt hàng và kết hợp các lợi thế so sánh này trong hoạt động
xuất khẩu.
Xuất phát từ quan điểm trên và thực tế tại HTX Mây Tre Lá Ba Nhất với sản
phẩm 100% là hàng xuất khẩu cùng sự đồng ý của khoa kinh tế với sự hướng dẫn nhiệt
tình của thầy Lê Văn Lạng cùng với sự giúp đỡ tận tình của Chủ Nhiệm HTX và Các
Phòng Ban của HTX tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE LÁ BA NHẤT” để làm đề tài
tốt nghiệp.

Do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức còn hạn chế nên quá trình nghiên
cứu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của quí thầy cô, Chủ
Nhiệm HTX, Các Phòng Ban của HTX và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu của HTX trong những năm gần đây để thấy
được những ưu và khuyết điểm trong công tác tổ chức và thực hiện quy trình xuất
khẩu của HTX, nhằm giúp HTX tiếp tục phát huy những thế mạnh sẵn có, khắc
phục những nhược điểm còn tồn tại, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu của HTX.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
a) Đánh giá tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu của HTX giai đoạn 20082009.
b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
c) Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của HTX.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Về không gian
Đề tài được thực hiện tại HTX Mây Tre Lá Ba Nhất 169-171 Xô Viết Nghệ
Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, tp.HCM.
1.3.2 Về thời gian
Thời gian thực tập từ 01/04/2010 – 29/04/2010.
1.4 Cấu Trúc Luận Văn.
CHƯƠNG 1: Đặt Vấn Đề.
CHƯƠNG 2: Tổng Quan.
CHƯƠNG 3: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu.
CHƯƠNG 4: Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận.
CHƯƠNG 5: Kết Luận Và Kiến Nghị.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu sơ lược về HTX.
2.1.1 Lịch sử hình thành
Năm 1975, giải phóng miền nam, Việt Nam hoàn toàn độc lập, cuộc sống của
người dân miền nam hết sức khó khăn, tàn dư chiến tranh để lại là rất nhiều tệ nạn xã
hội như: ma túy, mại dâm, trộm cắp, trẻ bụi đời…đặc biệt là một số chị em vợ sỹ quan
binh lính chế độ cũ, họ không còn công ăn việc làm thành phần này chiếm rất nhiều ở
tp. Hồ Chí Minh và nhất là ở quận Bình Thạnh.
Đứng trước tình hình đó BCH Hội Liên hiệp Phụ Nữ phường 16 (nay là phường
17) đã thành lập cơ sở sản xuất dạy nghề thủ công mây tre lá do bà Nguyễn Thị Cúc
đứng đầu để giải quyết việc làm cho các thành phần này. Và tổ hợp mây tre lá có tên là
111 chính thức được ra đời vào tháng 10 năm 1976.
Đến tháng 12 năm 1978 tổ hợp được chính thức công nhận là HTX Mây Tre Lá 111.
Đến năm 1980 HTX Mây Tre Lá 111 đổi tên thành HTX Mây Tre Lá Ba Nhất
và hoạt động cho đến nay.
2.1.2 Một số thông tin cơ bản về HTX Ba Nhất
Tên : Hợp Tác Xã Mây Tre Lá Ba Nhất
Địa chỉ văn phòng chính: 169 – 171 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình
Thạnh. Tp.HCM.
Địa chỉ phân xưởng sản xuất : khu phố 4, thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 8980916

Fax: 8996864


Email:
Chủ nhiệm HTX: Nguyễn Thị Cúc


Vốn điều lệ HTX tính đến ngày 31/12/2009: 4.724.601.636 Đ.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của HTX.
2.2.1 Chức năng
Thu mua nguyên liệu bằng mây tre lá sản xuất ra các mặt hàng trang trí nội thất
để xuất khẩu.
Tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động có trình độ thấp, người già, dân
nhập cư. Mặt khác HTX còm kết hợp dạy nghề cho học viên sau cai nghiện ma túy.
Hưởng ứng chương trình do UBND thành phố đề ra.
2.2.2 Nhiệm vụ
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD, đảm bảo tồn tại và phát triển
của HTX.
Tuân thủ chặt chẽ quy định về bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc,
quản lý tốt sức khỏe người lao động.
Thực hiện vai trò xã hội của HTX, hỗ trợ xã viên thoát nghèo xây dựng gia đình
hạnh phúc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho xã viên và người lao động.
Giải quyết việc làm cho lao động tại các trung tâm, trường cai nghiện.
Nộp thuế và các khoản phải nộp khác theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền
lương, bảo hiểm xã hội. Làm tốt công tác bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ và trình độ
tay nghề cho xã viên và công nhân.

5


2.3 Cơ cấu tổ chức - bộ máy quản lý của HTX.

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức - bộ máy quản lý của HTX Ba Nhất
Ban chủ
nhiệm

Chủ nhiệm

Phó chủ
nhiệm
phụ
trách tài
chính

Phòng
kế toán

Phòng
QLNS

Phó chủ
nhiệm
phụ
trách
sản xuất

Phó chủ
nhiệm
phụ
trách
xuất
khẩu


Phòng
KD
XNK

Phòng
quản lý
chất
lượng

Các tổ
SX

Ban kiểm soát
Nguồn tin: Phòng quản lý nhân sự

6


Ban chủ nhiệm
Chủ nhiệm: là người có quyền hành cao nhất, người đại diện pháp nhân của
HTX, điều hành mọi hoạt động của HTX, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.
Các phó chủ nhiệm: là những người đại diện cho chủ nhiệm HTX, được chủ
nhiệm ủy quyền và chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu
trách nhiệm trực tiếp với chủ nhiệm về phần việc được phân công.
Ban kiểm soát
Thực hiện kiểm soát tiến trình thực hiện theo đúng các mục tiêu đã đề ra của
HTX.
Phòng kế toán

Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn của HTX, ghi chép phản ảnh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh của HTX, tập hợp các chi phí các phòng ban. Ngoài ra phòng kế toán
còn có nhiệm vụ xác định kết quả kinh doanh của HTX và lập báo cáo tài chính theo
từng thời kỳ.
Phòng xuất nhập khẩu
Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, ký kết các hợp đồng, nhằm không ngừng
mở rộng thị trường và quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh,
góp phần thúc đẩy sản xuất.
Phòng quản lý nhân sự
Có nhiệm vụ lo toàn bộ những vấn đề có liên quan đến nhân sự. Ngoài ra còn
thực hiện các công tác như tổ chức bảo vệ HTX, bảo vệ an ninh chính trị.
Phòng kinh doanh
Có nhiệm vụ cung ứng và buôn bán các loại sản phẩm. Nghiên cứu điều tra thị
trường tìm đối tác mua hàng cho HTX.
Phòng quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý, kiểm tra chất lượng của sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn trước khi giao
hàng.
Các tổ sản xuất
Có nhiệm vụ sản xuất hàng để kinh doanh xuất khẩu theo kế hoạch của HTX.
Các đơn vị sản xuất có nhệm vụ sản xuất kinh doanh, quản lý máy móc, trang thiết bị,
7


phối hợp với các phòng chức năng để nâng cao tay nghề cho lao động …báo cáo tình
hình triển khai kế hoạch để kịp thời điều chỉnh trang bị, cải tiến máy móc nâng cao
chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.4 Phương thức kinh doanh xuất khẩu
Để thu lợi nhuận thông qua hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các đơn vị kinh
doanh Việt Nam đã sử dụng nhiều phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu được pháp
luật cho phép.

Đối với HTX Ba Nhất hiện nay thực hiện phương thức kinh doanh là tự doanh.
Hình thức tự doanh: là hình thức HTX ký kết hợp đồng xuất khẩu và bằng vốn của
mình để tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký.
Ưu điểm
HTX có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng
sản phẩm hoặc tinh chế sản phẩm để xuất khẩu với giá cao và tìm mọi cách để giảm
chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu để thu được nhiều lợi nhuận.
Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố sống còn của HTX Ba Nhất, chất lượng sản
phẩm có uy tín với phương thức tự doanh đảm bảo cho HTX đẩy mạnh hoạt động ở thị
trương thế giới và cái thu được chẳng những là lợi nhuận mà vốn vô hình đó là nhãn
hiệu, biểu tượng của HTX ngày càng nâng cao.
Hạn chế
Chi phí kinh doanh cao do tiếp thị, tìm kiếm khách hàng.
Vốn kinh doanh lớn.
Đòi hỏi phải có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghệ riêng.
2.5 Phương thức thanh toán thư tín dụng (Letter of Credit – L/C)
Hình thức thanh toán ở khâu thu mua nguyên liệu có thể áp dụng hình thức
chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt tùy theo yêu cầu của bên bán. Với các hộ gia đình,
đơn vị kinh doanh nhỏ, hình thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, điều kiện ký hợp đồng đối với các công ty nước
ngoài theo thỏa thuận giữa hai bên. Tỷ giá áp dụng cho việc thanh toán tiền hàng là tỷ
giá tại thời điểm ký kết hợp đồng.
HTX sử dụng phương thức thanh toán L/C

8


Hình 2.2: Quy trình thanh toán L/C của HTX Ba Nhất

Ngân Hàng

Thông Báo

(2)

Ngân Hàng Mở
L/C

(5)
(6)

(3)

(5) (6)

(8) (7)

HTX Ba Nhất

(1)

Người Mua

(4)
(1) Người mua làm đơn xin mở L/C và gửi cho ngân hàng mở L/C yêu cầu ngân hàng
mở L/C cho HTX Ba Nhất hưởng.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và thông báo nội
dung L/C này cho HTX Ba Nhất biết và gửi bản chính L/C cho HTX qua ngân hàng
thông báo.
(3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo nội dung L/C cho HTX Ba Nhất và
chuyển bản chính cho HTX.

(4) HTX Ba Nhất giao hàng cho người mua, nếu chấp nhận L/C, nếu không chấp nhận
L/C thì yêu cầu người mua và ngân hàng mở L/C sửa đổi L/C theo yêu cầu của mình,
đến khi chấp nhận mới tiến hành giao hàng.
(5) HTX Ba Nhất lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho ngân hàng mở L/C
thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền.
(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với L/C thì
tiến hành trả tiền cho HTX Ba Nhất. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh
toán và gửi trả lại chứng từ cho HTX.
(7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua.

9


(8) Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền lại cho ngân
hàng mở L/C và nhận bộ chứng từ, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
Thư tín là một văn bản pháp lý quan trọng, không có L/C thì HTX Ba Nhất không giao
hàng và như vậy thì phương thức này sẽ giảm bớt nhiều rủi ro và bảo đảm thanh toán
tiền hàng.
2.6 Quy Trình Xuất Khẩu
Hình 2.3 Quy trình xuất khẩu của HTX Mây Tre Lá Ba Nhất
Ký kết hợp đồng

Kiểm tra và chấp nhận LC

Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Làm thủ tục hải quan

Kiểm Tra hàng hoá


Thuê phương tiện vận tải
Mua bảo hiểm hàng hoá
Giao hàng cho người vận tải
Lập bộ chứng từ thanh toán
Khiếu nại nếu có
Thanh lý hợp đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh XNK
10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu
3.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài. Nói cách khác xuất
khẩu là đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi lãnh thổ một nước hoặc một khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ đó, được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Xuất khẩu được hiểu như một hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc
tế. Song đó không phải là phạm vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ
mua bán trong một nền thương mại có tổ chức nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, ổn
định từng bước nâng cao mức sống của người dân. Do đó, xuất khẩu là hoạt động kinh
tế đối ngoại dễ mang lại những hiệu quả kinh tế rất cao bởi sự tham gia vào phân công
lao động quốc tế, nhưng nó cũng có thể làm rối loạn và thiệt hại nền kinh tế mà chủ
yếu là do sự thiếu hiểu biết và hệ thống quản lý yếu kém.
3.1.1.2 Phân loại xuất khẩu
Những hình thức xuất khẩu phổ biến nhất
Xuất khẩu tại chỗ: là hình thức mà các đơn vị kinh doanh xuất khẩu ngay tại
đất nước của mình để thu ngoại tệ, thông qua việc giao hàng bán cho các đơn vị kinh

doanh đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài
hoặc bán hàng sang khu chế xuất hay các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam.
Xuất khẩu ủy thác: là hình thức mà đơn vị xuất khẩu kinh doanh dịch vụ
thương mại thông qua xuất khẩu hàng hóa cho một đơn vị khác và được hưởng phí
trên việc xuất khẩu đó.


Hình thức gia công xuất khẩu: là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu.
Trong đó người ta đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ
liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước, người nhận gia công trong
nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm
làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.
Xuất khẩu tự doanh: là hình thức đơn vị kinh doanh tự tạo ra sản phẩm (tổ
chức thu mua hoặc tổ chức sản xuất), tự tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu.
Hình thức tạm nhập, tái xuất: là hình thức đơn vị kinh doanh xuất khẩu Việt
Nam mua hàng của một nước, nhập về Việt Nam sau đó tái xuất khẩu sang một nước
khác mà không cần qua chế biến tại Việt Nam.
Hình thức chuyển khẩu: là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ khác ngoài Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu
vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Xuất khẩu mậu biên: thực chất đây là một hình thức xuất khẩu tự doanh, đặc
biệt doanh nghiệp tự tổ chức đưa hàng hóa của mình đến các khu kinh tế cửa khẩu,
biên giới để xuất khẩu.
3.1.1.3 Vai trò của xuất khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng
trưởng kinh tế. Xuất khẩu phát triển cho phép mở rộng sản xuất. Xuất khẩu là đòn bẩy
rất mạnh để thực hiện cân bằng cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
Đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển
sản xuất.

Xuất khẩu làm gia tăng sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập
cho người lao động. Ngoài ra, một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu
những mặt hàng tiêu dùng khác từ nước ngoài, góp phần cải thiện và nâng cao đời
sống nhân dân.
Tóm lại: Xuất khẩu là hoạt động cơ bản trong kinh tế đối ngoại mang tính chiến
lược để đưa nền kinh tế Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới trong quá trình
thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ở thời kỳ hội nhập.

12


3.1.1.4 Yêu cầu của việc xuất khẩu
Đối với đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, yêu cầu quan trọng đặt ra là xuất
khẩu được nhiều hàng hóa với giá cả thích hợp, phương thức thanh toán hợp lý, tổ
chức xuất khẩu nhanh gọn, điều kiện giao hàng thuận tiện và giảm thiểu các chi phí
phải chi ra trong quá trình này nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Do tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp và yêu cầu của
người tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi các đơn vị sản xuất kinh doanh phải không
ngừng nâng cao và đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu để tạo uy tín trên thương
trường.
Một yêu cầu không kém phần quan trọng của việc xuất khẩu là phải đảm bảo
thu hồi được vốn đúng thời hạn và có lời.
3.1.1.5 Mục tiêu của xuất khẩu
Đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với mức tăng trưởng cao, thỏa mãn các yếu
tố đầu vào (nhập khẩu). Muốn có nguồn ngoại tệ nhập khẩu thì phải tác động tích cực
đến sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Thực hiện xuất khẩu để giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội là giải quyết lao
động tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho người lao động.
Lợi nhuận được xem là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại.

3.1.1.6 Nhiệm vụ của xuất khẩu
Đánh giá khái quát thường xuyên và toàn diện tình hình hoạt động kinh doanh
của đơn vị sản xuất kinh doanh.
Xác định nguyên nhân các nhân tố ảnh hưởng và tình hình tài chính của đơn vị
sản xuất kinh doanh.
Phân tích vị thế của đơn vị trong thị trường hiện tại và có thể trong tương lai.
3.2 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu.
a) Thị trường
Thị trường là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu vì
đó là môi trường hoạt động của các đơn vị kinh doanh. Một thị trường ổn định giúp
đơn vị kinh doanh thuận lợi trong việc hình thành và thực hiện các chiến lược xuất
khẩu. Đồng thời với các khách hàng quen thuộc, công tác thanh toán tiền hàng sẽ diễn
13


ra thuận lợi và ít rủi ro, giá cả được xác định rõ ràng và những điều kiện khác của hợp
đồng như: số lượng, kích cỡ, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng….cũng đều có
thể tính toán và ước lượng trước được. Trong trường hợp thị trường xuất khẩu của đơn
vị kinh doanh bị thu hẹp hoặc bất ổn, bên cạnh việc đơn vị kinh doanh bị thu hẹp quy
mô kinh doanh, mà các chi phí sản xuất cũng có quy mô tăng lên, làm giảm lãi xuất từ
đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
b) Chất lượng hàng xuất khẩu
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của đơn
vị kinh doanh. Hàng hóa chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu và yêu cầu của khách
hàng thì kim ngạch xuất khẩu tăng cao, tạo thương hiệu tốt đối với thị trường quốc tế.
Ngược lại nếu sản phẩm có chất lượng kém thì không những không thu hút được
khách hàng nước ngoài, giảm doanh thu và lợi nhuận mà quan trọng hơn sẽ ảnh hưởng
không tốt đến uy tín và thương hiệu của đơn vị kinh doanh trên thị trường.
c) Vốn kinh doanh và cơ sở vật chất – kỹ thuật
Quy mô kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của đơn vị kinh doanh phụ thuộc

rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ của đơn vị như hệ thống kho
bãi, mặt bằng kinh doanh, máy móc trang thiết bị, phương tiện vận chuyển và quan
trọng nhất là khả năng tài chính phục vụ cho mảng kinh doanh xuất khẩu của đơn vị
kinh doanh. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn đảm bảo thì đơn vị mới có khả
năng mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giá thành sản phẩm, từ đó tăng
tính cạnh tranh của đơn vị kinh doanh trên thị trường. Mặt khác, cơ sở vật chất tốt
cũng giúp cho thương hiệu và uy tín của đơn vị tăng lên, bởi vì trước khi ký kết các
hợp đồng ngoại thương, nhiều doanh nghiệp từ Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản thường
khảo sát cơ sở và năng lực kinh doanh của đối tác trong nước.
d) Giá cả hàng hóa
Giá mua và giá bán hàng hóa đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị kinh
doanh. Nếu giá mua hàng hóa (giá đầu vào) quá cao rồi lại bán theo giá thị trường
thì lãi gộp (phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua) giảm và làm cho lợi nhuận
giảm theo, ngược lại nếu giá mua hạ thì lãi gộp sẽ tăng lên và kéo theo lợi nhuận
kinh doanh lớn.

14


e) Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Đặc
biệt, khi có sự biến động, tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của từng đơn vị kinh
doanh. Làm tăng hay giảm kim ngạch xuất khẩu.
f) Thuế
Thuế là những khoản tiền mà đơn vị kinh doanh phải nộp cho nhà nước, và nó
thường phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, nếu chính phủ có chủ trương
khuyến khích xuất khẩu, thì thuế nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản
xuất sẽ giảm đồng thời thuế xuất khẩu các mặt hàng sản xuất trong nước sẽ giảm, từ đó
đơn vị xuất khẩu có điều kiện tăng lợi nhuận.
g) Yếu tố con người

Con người là yếu tố quan trọng nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi con
người phải có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng vận dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động,
đồng thời kinh doanh quốc tế đòi hỏi người lao động phải có trình độ ngoại ngữ và
những kiến thức cơ bản về luật lệ, cách thức kinh doanh trên thị trường thế giới.
h) Các yếu tố khác
Các yếu tố khác như cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước, các chính
sách hỗ trợ đơn vị kinh doanh ngoại thương của các ban ngành và chính phủ như chính
sách tín dụng, thuế xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, hỗ trợ xúc tiến thương mại
…Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu muốn kinh doanh hiệu quả cần theo dõi và nắm bắt
những thông tin về chính sách vĩ mô, những sự thay đổi trong cơ chế quản lý ngoại
thương … để có biện pháp xử lý kịp thời.
3.3 Các công cụ thúc đẩy xuất khẩu
a) Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là công cụ khá phổ biến ở các quốc gia theo đuổi chiến lược
công nghiệp hóa với định hướng xuất khẩu là giai đoạn đầu. Vì ở các quốc gia đang
phát triển các nhà xuất khẩu thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị
trường xuất khẩu ngay cả những mặt hàng mới có chất lượng tốt giá cả cạnh tranh. Sở
dĩ có vấn đề này là do các nhà xuất khẩu thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường quốc tế, kỹ
năng đàm phán thương lượng.
15


b) Những công cụ thúc đẩy xuất khẩu khác
Liên quan đến đầu vào: Miễn giảm thuế cho các nhập lượng trung gian sử dụng
sản xuất hàng xuất khẩu, cấp tín dụng nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu, trợ giá cho
các yếu tố đầu vào về tiện ích công cộng. Cho hưởng lãi xuất khẩu, ưu tiên tiếp cận đối
với khoản cho vay đầu tư.
Liên quan đến chính phủ: Có thể miễn giảm thuế trực thu và gián thu, trợ cấp
bảo hiểm hàng hóa, tín dụng rẻ và trợ cấp cho các hoạt động tiếp thị ở nước ngoài.

Chi tiêu chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, cung cấp cơ sở hạ
tầng trên thị trường xuất khẩu mới.
Chính phủ có thể cho các nhà xuất khẩu đi tiên phong độc quyền trên thị trường
xuất khẩu mới.
3.4 Lý thuyết về ma trận SWOT
Thuật ngữ SWOT
S: Điểm mạnh bên trong (Strengths)
W: Điểm yếu bên trong (Weaknesses)
O: Cơ hội từ bên ngoài (Opportunities)
T: Đe dọa từ bên ngoài (Threats)
Ma trận SWOT là ma trận chiến lược hai chiều trong đó một chiều thể hiện sự
đe dọa và cơ hội của môi trường, một chiều thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của đơn
vị kinh doanh. SWOT cho phép ta xác định được vị thế của đơn vị kinh doanh trong
quá trình hoạch định chiến lược. Tuy nhiên, SWOT chỉ đưa ra những phác họa có tính
gợi ý cho chiến lược của đơn vị, bản thân nó chưa phải là một kỹ thuật quyết định việc
lựa chọn chiến lược cuối cùng đối với đơn vị kinh doanh.
Các bước tiến hành để lập ma trận SWOT
Bước 1: Đưa ra các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên
các ô của ma trận.
Bước 2: Đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic.
S + O: Cần phải sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội có được từ bên
ngoài?
S + T: Cần phải sử dụng những mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên
ngoài?
16


×