Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỆ THỐNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.42 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HỆ THỐNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI

TRẦN THỊ THÙY NGA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng và
giải pháp nhằm nâng cao hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu
Tư Và Phát Triển chi nhánh Gia Lai” do Trần Thị Thùy Nga, sinh viên khóa 32, ngành
Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_______________

TS.Phạm Thanh Bình
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

______________________
Ngày Tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

_______________________
Ngày

Tháng

Năm 2010

(Chữ ký)

_______________________
Ngày

Tháng

Năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ và bạn bè đã tạo mọi điều kiện tốt, giúp đỡ
tận tình cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh.

Xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế trường ĐH Nông Lâm đã tận tình giảng
dạy trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn Thầy Phạm Thanh Bình đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
này.
Trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển chi nhánh
Gia Lai, anh Nguyễn Tấn Hoàng cùng các anh, chị đang làm việc tại phòng Dịch Vụ
Khách Hàng 1 đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập, tạo mọi
điều kiện tốt để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ THÙY NGA. Tháng 7 năm 2010. “Phân Tích Thực Trạng Và
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hệ Thống Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại
Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Tỉnh Gia Lai”
TRAN THI THUY NGA. July 2010. “ Analysis of actual situation and
solutions to enhance the work of non-cash payment at bank for investment and
development of Viet Nam - Gia Lai province branch”
Khóa luận tìm hiểu thực trạng của công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi nhánh Tỉnh Gia Lai, dựa trên cơ sở phân tích, so
sánh số liệu từ năm 2007 đến năm 2009. Ngoài ra còn sử dụng thông tin thu thập từ
phỏng vấn khách hàng để phân tích mức độ hài lòng của khách hàng đối với các thể
thức thanh toán. Qua đó đưa ra nhận xét và giải pháp chung và giải pháp riêng đối với
từng thể thức nhằm nâng cao hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

xii

1.1. Đặt vấn đề:

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

2

1.2.1 Mục tiêu chung:

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu:

2

1.3.1 Địa điểm nghiên cứu:

2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu:

2

1.4. Cấu trúc luận văn:

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Gia Lai:

4

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

4


2.1.2 Các điều kiện kinh tế kĩ thuật:

5

2.1.3 Tình hình nhân sự:

8

2.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ:

9

2.1.5 Kết quả kinh doanh:

11

2.2 Điều kiện tự nhiên:

17

2.3 Điều kiện xã hội:

18

2.3.1 Đặc điểm dân số:

18

2.3.2 Tình hình kinh tế:


18

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Cơ sở lí luận:

19
19

3.1.1 Khái niệm:

19
v


3.1.2 Đặc điểm:

19

3.1.3 Quy định chung trong thanh toán không dùng tiền mặt:

20

3.1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt:

23

3.1.5. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt và vai trò của nó trong nền
kinh tế thị trường:


36

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

38

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin:

38

3.2.2 Phương pháp phân tích:

39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

40

4.1 Tình hình tổ chức TTKHTM nói chung tại Ngân hàng BIDV CN Gia Lai

40

4.2 Thực trạng TTKHTM tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Lai:

42

4.2.1. Hình thức thanh toán ủy nhiệm chi.

43


4.2.2. Hình thức thanh toán séc:

45

4.2.3 Hình thức thanh toán thẻ:

46

4.2.4 Hình thức thanh toán khác:

48

4.3 Tình hình thu phí dịch vụ thanh toán:

48

4.3.1 Thu phí thanh toán bằng UNC qua hệ thống bù trừ liên Ngân hàng:

48

4.3.2 Thu phí dịch vụ thanh toán qua thẻ:

49

4.4 Đánh giá về TTKHTM tại Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Gia Lai:

50

4.4.1. Kết quả đạt được.


50

4.4.2. Kết quả đạt được qua điều tra phỏng vấn khách hàng:

51

4.4.3 Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế.

55

4.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác TTKHTM của các ngân hàng thương mại. 58
4.5.1 Môi trường kinh tế vĩ mô.

58

4.5.2. Môi trường pháp lý.

58

4.5.3. Khoa học công nghệ.

59

4.5.4 Yếu tố con người.

60

4.5.5. Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.

60


4.5.6 Yếu tố tâm lý

61

4.6 Giải pháp nhằm mở rộng TTKDTM tại ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Gia
Lai:

62
vi


4.6.1 Giải pháp chung:

62

4.6.2 Giải pháp đối với thể thức thanh toán:

64

CHƯƠNG 5

67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1 Kết luận:


67

5.2 Kiến nghị:

67

5.2.1 Đối với Chính Phủ:

67

5.2.2 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

69

5.2.3 Đối với Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

70

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTKDTM

Thanh toán không dùng tiền mặt

TTBTM

Thanh toán bằng tiền mặt


NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

QHKH

Quan hệ khách hàng

DVKH

Dịch vụ khách hàng

QL&DVKQ

Quản lí và dịch vụ kho quỹ

TTQT

Thanh toán quốc tế

NH ĐT&PT

Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển

VNĐ

Việt Nam Đồng

CBCNV


Cán bộ công nhân viên

TC-KT-XH

Tổ chức kinh tế xã hội

UNC

Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nhiệm thu

TTD

Thư tín dụng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2: Tình Hình Nhân Sự Tại Ngân Hàng

9

Bảng 2.3: Kết Quả Tài Chính Của NH ĐT&PT Gia Lai

11


Bảng 2.4: Tình Hình Huy Động Vốn Của NH ĐT&PT Gia Lai

12

Bảng 2.5: Tình Hình Sử Dụng Vốn Của NH ĐT&PT Gia Lai

14

Bảng 4.1: Tình Hình Thanh Toán Chung Của NH ĐT&PT Gia Lai

40

Bảng 4.2: Các Hình Thức TTKDTM Tại NH ĐT&PT Gia Lai

42

Bảng 4.3: Các Hình Thức Thanh Toán UNC Của NH ĐT&PT Gia Lai

44

Bảng 4.4: Các Hình Thức Thanh Toán Séc Của NH ĐT&PT Gia Lai

45

Bảng 4.5: Hình Thức Thanh Toán Thẻ

47

Bảng 4.6: Doanh Số Giao Dịch POS


48

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Ngân Hàng

8

Hình 2.2 Tốc Độ Tăng Trưởng Huy Động Vốn Qua Các Năm

13

Hình 2.3: Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Cho Vay Qua Các Năm

14

Hình 2.4: Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Của Công Tác Thu Nợ Qua Các Năm

16

Hình 2.5: Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Của Dư Nợ Cho Vay Qua Các Năm

17

Hình 4.1 Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Số Món Và Doanh Số Thanh Toán UNC

43


Hình 4.2: Biểu Đồ So Sánh Tốc Độ Tăng Trưởng SCK Và SBC

46

Hình 4.3 Tốc Độ Tăng Trưởng Doanh Số Thanh Toán Thẻ

48

Hình 4.4 Biểu Đồ Doanh Thu Thu Phí UNC Qua Hệ Thống Bù Trừ Liên NH

49

Hình 4.5 Biểu Đồ Doanh Thu Thu Phí Dịch Vụ Thanh Toán Thẻ

50

Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện lí do khách hàng lựa chọn giao dịch tại NH

51

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện đánh giá của khách hàng đối với giao dịch viên NH

52

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của khách hàng đối với các DVTT

53

Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện những sự cố thường gặp trong các hình thức giao dịch


54

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các cá nhân và doanh nghiệp được phỏng vấn

73

Phụ lục 2: Bảng câu hỏi điều tra

75

Phụ lục 3: Kết quả điều tra

77

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:
Đổi mới hoạt động Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế đã đặt ra những yêu cầu, thách thức về mở rộng các dịch vụ Ngân
hàng. Sự lớn mạnh của các Ngân hàng là điều kiện cần để một nền kinh tế có thể phát
triển một cách ổn định và bền vững. Một trong những chức năng của Ngân hàng đó là
chức năng trung gian thanh toán. Chức năng này được thể hiện thông qua công tác

thanh toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng. Nền kinh tế phát triển càng mạnh
thì thanh toán dưới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt càng chiếm tỷ trọng lớn,
càng được nhiều người ủng hộ bởi những tiện ích do nó mang lại và sự ưu việt của nó
so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt.
Từ những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ
cao, được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong khoảng
thời gian sắp tới. Sự phát triển về mặt kinh tế đồng nghĩa với việc gia tăng sản xuất và
tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô
thanh toán. Ở nước ta hiện nay, việc thanh toán giá trị sản phẩm chủ yếu vẫn bằng tiền
mặt. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng tiền mặt có rất nhiều hạn chế như: chi phí thanh
toán, chi phí chuyên trở, bảo quản, kiểm đếm rất tốn kém cả về thời gian và tiền
bạc…do đó thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đáp ứng được yêu cầu mới, theo kịp
xu hướng phát triển của quốc tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư. Trong tương lai,
cùng với sự phát triển của xã hội ta thấy rằng thanh toán không dùng tiền mặt có xu
hướng phổ biến trên toàn thế giới và là một hình thức thanh toán chủ yếu của các xã
hội văn minh.
Từ nhận thức tầm quan trọng của công tác thanh toán, tôi nhận thấy việc nâng
cao chất lượng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là một vấn đề đầy bức xúc và


cấp thiết. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và giải pháp
nhằm nâng cao hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu Tư
Và Phát Triển chi nhánh tỉnh Gia Lai” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Từ cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tỉnh Gia Lai, tôi xin phân tích thực trạng
và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và vai trò của nó trong
nền kinh tế thị trường
- Phân tích thực trạng hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
- Đánh giá kết quả và những mặt hạn chế của thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng
- Đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển chi nhánh tỉnh Gia
Lai.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu:
Số liệu thu thập từ năm 2007 đến 2009
Thực tập tại Ngân hàng từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2010.
1.4. Cấu trúc luận văn:
- Chương 1: MỞ ĐẦU
Giới thiệu khái quát các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Chương 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển chi nhánh tỉnh Gia Lai
- Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2


Trình bày khái niệm, đặc điểm và qui trình thực hiện thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng. Nêu phương pháp nghiên cứu và phân tích.
- Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
-


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và đưa ra kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Gia Lai:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Gia lai là một trong những chi nhánh
lớn nhất, năng động nhất trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là
1 trong 7 chi nhánh đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
được xếp hạng doanh nghiệp hạng 1. Chi nhánh kiến thiết tỉnh Gia Lai-Kon Tum (tiền
thân của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Gialai) được thành lập theo số 580/TCVB
ngày 15 tháng 11 năm 1976 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trải qua nhiều năm hoạt
động, Chi nhánh luôn giữ được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, không ngừng
tăng trưởng, phục vụ tối đa nhu cầu của các khách hàng trên địa bàn và đóng góp đáng
kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Từ khi thành lập đến nay đã qua các lần đổi tên :
Tháng 7 năm 1981 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh
Gia Lai
Tháng 7 năm 1990 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh
Gia Lai-Kon Tum
Tháng 10 năm 1991 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển
tỉnh Gia Lai
Trụ sở chính đặt tại 112 Lê Lợi- TP.Pleiku- tỉnh Gia Lai
Phương châm hoạt động của ngân hàng: Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh Gia Lai 5 năm 2010 – 2015 và chiến lược phát triển giai đoạn 2006 –
2010 tầm nhìn đến 2015 của NH ĐT&PT, chi nhánh Gia Lai đã xây dựng mục tiêu với
mức tăng trưởng tổng dư nợ đến năm 2010 đạt 5.600 tỷ đồng (tăng trưởng 20% so với
năm 2009) và tổng huy động vốn cuối kỳ phấn đấu đạt 2.600 tỷ đồng.


Chi nhánh luôn xác định hoạt động kinh doanh ổn định và không ngừng tăng
trưởng theo định hướng: “Lấy an toàn, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững là
mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh; tiếp tục chuyển đổi các cơ cấu hoạt động, cách
thức quản lý và điều hành, hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của một ngân
hàng thương mại hiện đại...”.
Chi nhánh luôn đồng hành và chia sẻ khó khăn cùng với các doanh nghiệp với
phương châm: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”
2.1.2 Các điều kiện kinh tế kĩ thuật:
a, Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức, hoạt động của BIDV Gia Lai theo Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam ban hành kèm Quyết định số 54/QĐHĐQT ngày 12/8/2002 của Hội đồng quản trị và được Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/9/2002; bao gồm:
1- Ban giám đốc:
Ban giám đốc là những người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
2- Các khối nghịêp vụ :
 Khối quan hệ khách hàng:
- Phòng quan hệ khách hàng 1: Thực hiện công tác cho vay, tiếp thị, giới thiệu
các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phí ngân hàng đến các khách hàng doanh
nghiệp khối nông lâm, thủy sản, công nghiệp…
- Phòng quan hệ khách hàng 2: Thực hiện công tác tiếp thị, giới thiệu các sản
phẩm dịch vụ, đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp sản xuất, thương mại, xây dựng, dịch vụ…
- Phòng quan hệ khách hàng 3: Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch

vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phát triển quan hệ khách
hàng đối với khách hàng là cá nhân…
 Khối quản lý rủi ro:
- Phòng quản lý rủi ro: Với nhiệm vụ chính là tham mưu, đề xuất chính sách,
biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát,

5


phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn. Thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, công
tác phòng chống rửa tiền, công tác quản lý hệ thống ISO và công tác kiểm tra nội bộ.
 Khối tác nghiệp:
- Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay,
bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh.
Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan
hệ khách hàng theo đúng quy định của BIDV và gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro
để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Chịu trách nhiệm hoàn toàn
về an toàn trong tác nghiệp của phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước
khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp
đồng.
- Phòng dịch vụ khách hàng 1: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với
khách hàng, bán sản phẩm dịch vụ tài quầy, thực hiện giải ngân vốn vay cho khách
hàng. Trực tiếp chi trả kiều hối đối với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ khách hàng
chuyển tiền quốc tế. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch
vụ, thủ tục, phong cách giao dịch để phản ánh với Lãnh đạo.
- Phòng dịch vụ khách hàng 2: Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ. Tiếp
nhận, hướng dẫn thủ tục, xử lý tác nghiệp, thực hiện các báo cáo theo quy định. Tổ
chức xay dựng kế hoạch, các biện pháp phát triển chính sách khách hàng, chính sách
marketting… Hỗ trợ quá trình triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến
với khách hàng. Tổ chức quản trị, điều hành, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh

do Giám đốc giao như ATM, POS, BSMS, Homebanking…
- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý
kho và xuất/nhập quỹ, quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ của ngân hàng và khách
hàng. Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận lợi, an
toàn cho khách hàng. Chịu trách nhiệm đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về
các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ,
thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.
- Phòng thanh toán quốc tế: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ
thương mại với khách hàng. Phối hợp vơi các phòng để tiếp thị, tiếp cận khách hàng,
giới thiệu các sản phẩm về tài trợ thương mại. Chịu trách nhiệm về viêc phát triển và
6


nâng cao hiệu quả kinh doanh đối ngoại của chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính
xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của chi nhánh/BIDV và của khách
hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại.
 Khối quản lý nội bộ:
- Phòng tài chính kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi
tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán
của chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Đề xuất tham mưu với
Giám đốc chi nhánh về hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế
độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ
hợp lý và đúng chế độ. Quản lý thông tin và lập báo cáo.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Thực hiện thu thập thông tin phục vụ công tác kế
hoạch tổng hợp. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ
chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Giúp việc Giám
đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện công
tác nguồn vốn, giải pháp phát triển nguồn vốn nâng cao lợi nhuận, Thu thập báo cáo
những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường và đề xuất phương án xử lý.
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác hành

chính, công tác quản trị hậu cần và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi
nhánh.
b, Mô hình tổ chức:
Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Gia Lai có trụ sở chính tại 112 Lê LợiTP.Pleiku- tỉnh Gia Lai và các phòng giao dịch như:
- Phòng Giao dịch Thành phố Pleiku.
- Phòng Giao dịch Trung tâm .
- Phòng Giao dịch Đô thị .
- Phòng Giao dịch khu vực Bắc Gia Lai.
- Phòng Giao dịch khu vực Đông Gia lai.
- Phòng Giao dịch khu vực Nam Gia Lai.
- Phòng Giao dịch Phù Đổng.

7


Hình 2.1: Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Ngân Hàng:

BAN GIÁM ĐỐC

KHỐI QUAN
HỆ KHÁCH
HÀNG
Phòng
QHKH 1

KHỐI QUẢN
LÍ RỦI RO

KHỐI TÁC
NGHIỆP


KHỐI QUẢN
LÍ NỘI BỘ

Phòng QT
Tín Dụng

Phòng
TC-KT

Phòng
QHKH 2

Phòng
DVKH 1

Phòng
KH-TH

Phòng
QHKH 3

Phòng
DVKH 2

Phòng
TC-HC

Phòng
QLRR


Phòng QLDVKQ

Phòng
TTQT

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
2.1.3 Tình hình nhân sự:
Hiện nay hội sở chính của NH ĐT&PT Gia Lai có tổng số cán bộ công nhân
viên là 193 người. Chi nhánh NH ĐT&PT với bộ máy tổ chức khoa học, đội ngũ cán
bộ lâu năm có kinh nghiệm kết hợp với lực lượng cán bộ trẻ có năng lực nhạy bén
trong kinh doanh, luôn tạo được tín nhiệm và lòng tin đối với khách hàng góp phần
đưa NH tiến những bước phát triển vững mạnh.

8


Bảng 2.2: Tình Hình Nhân Sự Tại Ngân Hàng
Khoản mục

Số lượng

Tổng số CBCNV phân

Tỷ lệ (%)

193

100%


+ Cao học

02

1,04%

+ Đaị học

154

79,79%

+ Sơ cấp

02

1,04%

+ Trình độ khác

35

18,13%

theo trình độ văn hóa:

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ:
a, Sản phẩm tiền gửi:
- Các sản phẩm phát hành thường xuyên

+ Tiền gửi thanh toán VNĐ
+ Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiết kiệm “ổ trứng vàng”
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
+ Tiết kiệm rút trước hạn hưởng lãi bậc thang theo thời gian thực gửi
+ Tiết kiệm bậc thang
+ Tiết kiệm rút dần…
- Các sản phẩm phát hành theo đợt.
+ Tiết kiệm dự thưởng
+ Trái phiếu ( thông thường)
+ Trái phiếu tăng vốn
+ Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, Kỳ phiếu
+ Chứng chỉ tiền gửi dài hạn…
b, Sản phẩm tín dụng:
- Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở
- Cho vay mua ô tô
- Cho vay người đi lao động nước ngoài
- Cho vay cán bộ công nhân viên
9


- Thấu chi tài khoản
- Cho vay CBCNV mua cổ phiếu phát hành lần đầu trong các DNNNCPH
- Cho vay đi du học
- Cho vay ứng trước chứng khoán T+3
- Cho vay có đảm bảo bàng cầm cố GTCG, thẻ tiết kiệm
- Chiết khấu giấy tờ có giá
- Thẻ tín dụng quốc tế VISA GOLD…
c, Sản phẩm bảo lãnh:

- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm…
d, Các sản phẩm chuyển tiền:
- Dòng sản phẩm chuyển tiền trong nước:
+ Dịch vụ chuyển tiền đi trong nước
+ Dịch vụ chuyển tiền đến trong nước
+ Dịch vụ: Cung ứng séc trắng, Bảo chi séc, thanh toán séc, thanh toán ủy
nhiệm chi, thu trong nước
+Dịch vụ: Nhận séc, ủy nhiệm thu gửi đi nhờ thu…
- Dòng sản phẩm chuyển tiền quốc tế:
+ Dịch vụ chuyển tiền đi quốc tế
+ Dịch vụ chuyển tiền đến quốc tế
+ Dịch vụ thanh toán séc quốc tế
e, Dịch vụ ngân quỹ:
- Thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
- Thu chi tiền mặt lưu động tại địa chỉ của cá nhân
- Thu giữ hộ tiền mặt qua đêm
g, Danh mục sản phẩm phi tín dụng:
- Dịch vụ gửi – nhận tin nhắn ngân hàng qua ĐTDĐ(BSMS)
- Dịch vụ vấn tin qua Internet(Direct Banking)
10


- Dịch vụ Homebanking
- Dịch vụ thanh toán hóa đơn
- Dịch vụ gạch nợ cước viễn thông với Viettel
- Các sản phẩm Bancassurance…

h, Danh mục các sản phẩm thẻ:
- Thẻ nội địa ghi nợ : Power, thẻ eTrans 365+, thẻ vạn dặm, Harmony…
- Thẻ tín dụng quốc tế: Visa gold. Master card…
2.1.5 Kết quả kinh doanh:
Với những nỗ lực cố gắng không ngừng, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Gia Lai
hoạt động kinh doanh luôn có lãi và số lãi không ngừng tăng lên theo các năm. Tổng
thu và tổng chi tăng.
Bảng 2.3: Kết Quả Tài Chính Của NH ĐT&PT Gia Lai
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2009 so với 2008
2007

2008

2009

Số tuyệt

%

đối
Tổng thu

419,437

524,904

674,913


150,009

28,6%

Tổng chi

340,647

324,150

345,040

220,89

68,1%

Chênh lệch Thu-Chi

78,790

200,754

329,873

129,119

64,3%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kế toán năm 2007,2008, 2009)

Từ kết quả tài chính trên cho thấy cơ cấu Thu-Chi của NH đã có sự thay đổi
đáng kể trong những năm gần đây, tăng tối đa nguồn thu và giảm tối đa chi phí trên cơ
sở lợi nhuận hợp lí, bằng các biện pháp thích hợp.
Từ số liệu trên cho thấy:
Tổng thu năm 2008 tăng 105,467 tỷ đồng so với năm 2007 tức tăng 25,14%.
Năm 2009 tăng 150,009 tỷ đồng so với năm 2008 tức tăng 28,6%
Tổng chi năm 2008 giảm 16,497 tỷ đồng so với năm 2007 tức giảm 4,8%.
Năm 2009 tăng 20,89 tỷ đồng so với năm 2008 tức tăng 6,44%
Chênh lệch Thu-Chi:
11


Năm 2008 đạt 200,754 tỷ đồng, tăng 121,964 tỷ đồng so với năm 2007 tức tăng
154,8%
Năm 2009 đạt 329,873 tỷ đồng, tăng 129,119 tỷ đồng so với năm 2008 tức tăng 64,3%
Lợi nhuận của Ngân hàng tăng chủ yếu do doanh thu từ các hoạt động Ngân
hàng tăng, đồng thời chi phí qua các năm thấp. Tổng Thu của Ngân hàng tăng đều qua
các năm và tỉ lệ tăng luôn cao hơn so với tỉ lệ tăng tổng Chi. Điều này dẫn đến chênh
lệch thu- chi của năm sau tăng cao so với năm trước. Đây là biểu hiện tích cực chứng
tỏ những định hướng và chính sách của Ngân hàng là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu
của thị trường.
a, Công tác huy động vốn:
Huy động vốn là công việc đầu tiên làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo
của quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Bằng các hình thức huy động vốn phù hợp
với từng thời kì và các điều kiện cho phép của cơ chế chính sách Ngân hàng cùng với
sự lãnh đạo tài tình của ban Giám Đốc, Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Gia Lai có số
vốn huy động tăng trưởng không ngừng và thường xuyên vượt kế hoạch đặt ra.
Bảng 2.4: Tình Hình Huy Động Vốn Của NH ĐT&PT Gia Lai
Đơn vị: tỷ đồng
Tỷ

Tên chỉ tiêu
Vốn huy động
-Tiền gửi các TCKT-XH
-Tiền gửi dân cư

2007

2008

2009

2009 so với 2008

trọng

Số tuyệt

2009

đối

%

1.844

2.203

2.782

100%


579

26,3%

1.278

1.513

1.736

62,4%

223

14,7%

566

690

1.046

37,6%

356

51,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kế toán năm 2007,2008, 2009)

Qua số liệu 3 năm ta thấy tình hình huy động vốn tăng trưởng đều đặn qua các
năm. Năm 2007 vốn huy động là 1.844 tỷ đồng đến năm 2008 đạt 2.203 tỷ đồng tăng
359 tỷ đồng tức tăng 19,5%. Đến năm 2009 vốn huy động đạt 2.782 tỷ đồng và tăng
579 tỷ đồng so với năm 2008 tức tăng 26,3%.

12


Hình 2.2 Tốc Độ Tăng Trưởng Huy Động Vốn Qua Các Năm
2000
1500

1513
1278

1046

1000
500
0

1736

690

566

Năm 2007

Năm 2008


Tiền gởi các TC-KT-XH

Năm 2009

Tiền gởi dân cư

Trong đó tiền gửi từ các TC-KT-XH chiếm 62,4% tổng vốn huy động và là
kênh huy động vốn chủ lực của Ngân hàng. Năm 2007 đạt 1.278 tỷ đồng, đến năm
2008 tăng lên 1.513 tỷ đồng, số tuyệt đối tăng 235 tỷ, tức tăng 18,4%. Năm 2009 đạt
1.736 tỷ đồng tăng lên 223 tỷ đồng so với năm 2008, tỉ lệ tăng là 14,7%.
Tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng vốn huy động vì
Gia Lai về cơ bản vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so
với bình quân của cả nước nên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn
chưa thể cao mặc dù nguồn vốn này có tính ổn định. Cụ thể năm 2007 đạt 566 tỷ đồng,
đến năm 2008 tăng lên 690 tỷ, số tuyệt đối tăng 124 tỷ, tức tăng 21,9%. Năm 2009
tăng lên 1.046 tỷ đồng, số tuyệt đối tăng 356 tỷ, và tăng 51,6% so với 2008.
Sở dĩ có kết quả như vậy, là do Chi nhánh đã có biện pháp chỉ đạo hợp lý, sát
với điều kiện thực tế và phát huy được sức mạnh tập trung trong công tác khơi động
nguồn vốn từ dân cư, từ nền kinh tế, chẳng hạn: đa dạng hóa khách hàng, cải tiến công
tác ngân quỹ, tăng thêm nhân lực đếm tiền, ngoài ra triển khai mạnh các chương trình
Marketing, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tiết kiệm dự
thưởng, chương trình “khách hàng thân thiết”, chào mừng chủ thẻ may mắn, để thu hút
vốn đầu tư.
b, Công tác sử dụng vốn:
Song song với hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn không chỉ góp
phần mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng mà còn góp phần phát triển kinh tế.
Mặt dù nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa
13



các ngân hàng. Nhưng dựa vào những lợi thế của mình mà Ngân hàng Đầu Tư Và Phát
Triển Gia Lai đã có nhiều thành tích trong hoạt động sử dụng vốn.
Bảng 2.5: Tình Hình Sử Dụng Vốn Của NH ĐT&PT Gia Lai
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2009 so với

Tỉ

2008

trọng
2009

+/-

%

1. Cho vay

2.670.007 5.840.456 9.555.939


100% 3.715.483 63,6

- Ngắn hạn

2.398.921 5.251.410 8.922.929

93,4%

- Trung và dài hạn

271.086

589.046

633.010

3.671.519 69,9

6,6%

43.964

7,5

2. Thu nợ

2.249.750 5.410.127 9.148.220

100% 3.738.093 69,1


- Ngắn hạn

1.977.943 4.869.358 8.577.360

93,8%

- Trung và dài hạn

271.807

540.769

3.708.002 76,1

570.860

6,2%

30.091

5,6

3. Dư nợ

3.789.041 4.229.446 4.636.218

100%

406.772


9,6

- Ngắn hạn

1.709.134 2.101.261 2.444.244

52,7%

342.983 16,3

- Trung và dài hạn

2.079.907 2.128.185 2.191.974

47,3%

63.789

3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kế toán năm 2007,2008, 2009)
’ Doanh số cho vay:
Hình 2.3: Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Cho Vay Qua Các Năm
12000000
10000000
8000000
6000000
4000000
2000000
0


Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Trung, dài hạn

271086

589046

633010

Ngắn hạn

2398921

5251410

8922929

14


×