Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Cấu trúc bài kiểm tra của các nhà tuyển dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.75 KB, 15 trang )

1. Mẫu test kiểm tra về năng lực hành vi

Đây là phần kiểm tra nhằm đánh giá về tính cách của bạn, các kỹ năng b ạn có nh ư k ỹ n ăng giao
tiếp, làm việc nhóm…để đánh giá mức độ phù hợp của bạn đối với công việc đang ứng tuyển.

Ví dụ 1: Khi thiết lập một nhóm cho một công việc, bạn sẽ lựa chọn các thành viên như thế nào?

a/ Có nhiều thế mạnh khác nhau

b/ Có thế mạnh về kỹ thuật

c/ Có khả năng liên kết với mọi người

d/ Theo đúng chỉ dẫn

e/ Người thích bạn

Ví dụ 2: Khi gặp một người hoàn toàn xa lạ, bạn cảm thấy thế nào trong vi ệc b ắt đầu nói chuy ện v ới
họ?

a/ Cực kỳ dễ dàng

b/ Dễ dàng


c/ Không khó khăn lắm

d/ Khó khăn

e/ Cực kỳ khó khăn


2. Mẫu test kiểm tra khả năng suy luận, tính toán

Phần này có thể bao gồm các bài toán từ đơn giản đến phức t ạp, các bài toán suy lu ận logic m ệnh
đề, suy luận số học, hình học, khả năng ngôn ngữ…

Ví dụ: Trong 3 tháng đầu năm, tổng số nhân viên của nhà máy bị gi ảm b ớt 2% m ỗi tháng. Trong
tháng 4, do nhu cầu về sản phẩm của nhà máy t ăng lên nên t ổng s ố nhân viên được t ăng thêm 8%.
Tổng số nhân viên của nhà máy trong tháng 1, trước khi b ị gi ảm b ớt, là 334. V ậy t ổng s ố nhân viên
của nhà máy sau khi số nhân viên được tăng thêm trong tháng 4 là bao nhiêu?

A. 317 nhân viên

B. 328 nhân viên

C. 338 nhân viên

D. 340 nhân viên

E. 342 nhân viên

Ví dụ 2: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau?


Tay:

ngón

tay

thì


Cây:….

A. Cành

B. Lá

C. Đất

D. Gốc

3. Mẫu test kiểm tra trình độ chuyên môn

Ví dụ 1: Năm 2016, các nhà đầu tư góp vốn thành lập Công ty k ế toán Hà N ội nh ư sau: góp v ốn
bằng tiền 20 tỷ, góp vốn bằng nhà cửa máy móc 8 tỷ, góp vốn bằng hàng tồn kho 2 tỷ. Chỉ tiêu “Ti ền
thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ s ở hữu” ở dòng ti ền từ ho ạt động tài chính trên
BCLC tiền tệ của DN phản ánh số tiền là:

a. 30 tỷ

b. 28 tỷ

c. 22 tỷ

d. 20 tỷ

Ví dụ 2: Trong tháng 12/2014, DN có phát sinh TGNH có kỳ hạn 2 tháng b ằng ngo ại t ệ USD. Kho ản
tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ này được đánh giá lại vào cuối năm tài chính, vì:

a. là khoản mục tiền tệ


b. là khoản đầu tư

c. là tài sản ngắn hạn

d. khoản mục phi tiền tệ


Hai ví dụ trên là mẫu test kiểm tra về trình độ chuyên môn các ứng viên xin vào ngành k ế toán t ổng
hợp.

4. Mẫu test kiểm tra về chỉ số IQ của bạn

Ví dụ: Điền vào dấu "?" sao cho hợp logic

1) A , D , G , J , ?

2) 1 , 3 , 6 , 10 , ?

3) 1 , 1 , 2 ,3 , 5 , ?

4) 21, 20 , 18 , 15 , 11 , ?

5) 8 , 6 , 7 , 5 , 6 ,4 , ?

6) 65536 , 256 , 16 , ?

7) 1 , 0 , -1 , 0 , ?

8) 3968 , 63 , 8 , 3 , ?


Dưới đây là bài test IQ gồm 10 câu hỏi của công ty Samsung, bạn hãy thử
sức xem sao:


Câu 1. Trong bài test của bạn có một số câu hỏi. Bạn đã trả lời sai 10
câu hỏi. Kết quả thang điểm của bạn chỉ đạt 60%. Vậy bài test của
bạn có tất cả bao nhiêu câu hỏi?
A. 20
B. 25
C. 30
D. 35
Câu 2. Điền hình còn thiếu vào chỗ trống.

Câu 3. Hình tiếp theo sẽ là hình nào?


Câu 4. Trong 4 loại sau đây, loại nào có đặc tính ít giống với 3 loại
còn lại?
A. Tỏi
B. Nho
C. Rau diếp cá
D. Nấm
Câu 5. Trời âm u, đất tù mù, có 3 người gù, chung một cây dù. Hỏi
người nào ướt?
A. Người thứ nhất
B. Người thứ hai
C. Người thứ ba
D. Không có người nào ướt
Câu 6. Hình tiếp theo là hình nào?


Câu 7. Bạn có 84 quả táo đựng trong 12 giỏ, nếu muốn ăn 1/3 số táo
trong mỗi giỏ thì bạn cần ít nhất bao nhiêu lần cắn, biết rằng mỗi
lần bạn cắn được 1/3 của 1/2 quả táo.
A. 168
B. 121
C. 144
D. 225
Câu 8. Tám người sơn được 3 cái nhà trong 6 giờ. Hỏi với 12 người sẽ
sơn được bao nhiêu cái nhà trong 12 giờ?
A. 3 cái
B. 5 cái
C. 7 cái
D. 9 cái


Câu 9. Người ta đổ nước vào một bể cạn theo tỷ lệ không đổi, sau 8
giờ thì đổ được 3/5 thể tích của bể. Hỏi cần thêm thời gian là bao lâu
nữa để đổ đầy bể nước đó?
A. 5 giờ 30 phút
B. 5 giờ 20 phút
C. 4 giờ 48 phút
D. 3 giờ 12 phút
Câu 10. Sắp xếp các chữ cái: "HÙCYẬNUC" bạn được tên
A. Một tỉnh thành
B. Một nhà thơ
C. Một bài hát
D. Một vị vua
ĐÁP ÁN:
1. B

2. A
3. A
4. B
5. D
6. Hình 2
7. A
8. D
9. B
10. B

Một trong những công cụ đánh giá (assessment center) hỗ trợ tích cực trong việc tuyển dụng
các vị trí yêu cầu cao về kỹ năng viết như: biên tập viên, nhân viên viết nội dung,…chính là “Bài
kiểm tra viết” (Written Exercises).
Vậy, bài kiểm tra viết là gì? Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được những gì qua vòng kiểm tra
này?
Bài kiểm tra viết (Written Exercises) thường được nhà tuyển dụng dùng khi muốn đánh giá khả
năng triển khai ý tưởng, nội dung qua từ ngữ- kỹ năng viết. Bài kiểm tra viết có thể được thực
hiện online hoặc offline.


Trong kỹ năng viết, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về các mặt: kỹ năng trình bày cấu trúc bài viếttính logic và hợp lý của bài viết; cách triển khai ý tưởng súc tích, dễ hiểu, đảm bảo độ dài bài
viết đúng yêu cầu; sử dụng thuần thục từ vựng, ngữ pháp.
Bên cạnh kỹ năng viết, nhà tuyển dụng còn dùng phương pháp này để đánh giá những kỹ năng
khác như: Kỹ năng phân tích thông tin và xác định vấn đề, tư duy logic, kỹ năng ra quyết định và
đề xuất ý tưởng.
Bài tập viết bao gồm những dạng nào?
Tùy thuộc vào kỹ năng, yêu cầu từ vị trí công việc mà nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn dạng bài kiểm
tra viết phù hợp.
- Bản phác thảo thư và báo cáo (Drafting letters and reports):
Dạng bài kiểm tra này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xác định vấn đề và diễn đạt chúng

một cách rõ ràng, súc tích. Ngoài ra, nó còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực ngoại
ngữ của ứng viên.
Thông thường dạng bài kiểm tra này được thực hiện không quá 60 phút. Nhà tuyển dụng sẽ
cung cấp cho ứng viên những thông tin, dữ liệu được thu thập từ người bên ngoài công ty như
phỏng vấn viên, khách hàng và yêu cầu ứng viên nhận định và giải quyết đúng vấn đề, thông
thường ứng viên được yêu cầu viết báo cáo hoặc thư trả lời khách hàng.
Ví dụ: Ứng viên ứng tuyển vị trí chuyên viên Quản lý rủi ro, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cho ứng
viên thông tin cần thiết như: hồ sơ, đề xuất tín dụng/ đề xuất đầu tư của khách hành. Yêu cầu
ứng viên phải phân tích được những thông tin trên, rà soát, đo lường, đánh giá rủi ro tín
dụng/đầu tư từ đó lập báo cáo thẩm định rủi ro.
-Bài kiểm tra viết từ thực tế công việc ( In-tray written exercises):
Nhà tuyển dụng chủ yếu dùng bài ki ểm tra này để đánh giá kh ả n ăng phân tích tình
huống và khả năng ra quyết định của ứng viên.
Dạng bài kiểm tra này th ường bao g ồm 2 nhi ệm v ụ riêng bi ệt. Nhi ệm v ụ th ứ nh ất, ứng
viên phải tr ả l ời nh ững câu h ỏi t ừ nhà tuy ển d ụng sau khi nghiên c ứu k ỹ tình hu ống, tài
liệu được giao trong khoảng 80 phút. Ví dụ ứng viên là trưởng phòng marketing c ủa
một công ty chuyên s ản xu ất s ản ph ẩm d ưỡng da. Nhà tuy ển d ụng cung c ấp cho ứng
viên những bài nghiên cứu thị trường v ề xu h ướng tiêu dùng, d ữ li ệu v ề tài chính, thông
tin v ề đố i th ủ c ạnh tranh và nh ững ti ềm l ực khác c ủa công ty. Ứng viên ph ải xác định rõ
ràng đặc tr ưng thị tr ường c ủa t ừng lo ại s ản ph ẩm, t ừ đó đưa ra quy ết định s ản ph ẩm
nào sẽ được cung ứng ra thị trường. Sau khi hoàn thành nhi ệm v ụ đầu tiên, ứng viên
sẽ thực hiện bản báo cáo c ủa mình theo yêu c ầu c ủa nhà tuy ển d ụng trong kho ảng 40
phút. Theo ví dụ trên, ứng viên đượ c yêu c ầu l ập m ột b ản báo cáo đánh giá đi ểm
mạnh, đi ểm yếu của 1 hoặc 2 chi ến l ược marketing cho s ản ph ẩm v ừa ch ọn và đề xu ất
chiến lược kinh doanh phù h ợp kèm theo những s ố li ệu, thông tin thuy ết ph ục.


- Bài kiểm tra viết nghiên cứu tình huống (Case study exercises):
So với 2 dạng bài ki ểm tra vi ết ở trên, d ạng bài ki ểm tra vi ết này đơn gi ản h ơn b ởi vì
không nh ững bài ki ểm tra cung c ấp thông tin đầy đủ và đa d ạng mà bài ki ểm tra này

còn được trình bày rất hệ thống. Nhiệm vụ c ủa ứng viên ch ỉ c ần đưa ra nh ững quy ết
định hợp lý dựa trên những dữ kiện được cung cấp.
Nhìn chung dạng bài ki ểm tra vi ết này không yêu c ầu ứng viên ph ải trình bày thông tin
quá chi tiết nh ư 2 dạng bài ki ểm tra trên- bài vi ết t ừ công vi ệc th ực t ế hay bài vi ết th ư,
báo cáo m ẫu.
Ví dụ ứng viên ứng tuyển vị trí tr ưởng phòng tuy ển d ụng. Nhà tuy ển d ụng đưa cho ứng
viên thông tin của 3 nhân viên kinh doanh X và Y (bao g ồm kinh nghi ệm, n ăng l ực, k ỹ
năng, kiến thức) đang tranh cử cho vị trí đại diện công ty tìm ki ếm đối tác kinh doanh
trong H ội ch ợ ngành k ỹ thu ật nông nghi ệp đượ c t ổ ch ức ở M ỹ s ắp t ới. Nhi ệm v ụ c ủa
ứng viên là phân tích năng lực của 3 nhân viên kinh doanh, l ựa ch ọn nhân viên phù
hợp, sau đó viết một lá thư điện tử đề xuất nhân viên đó cho c ấp qu ản tr ị.
- Bài kiểm tra viết phân tích khái quát (Analysis Exercises):
Một dạng bài kiểm tra viết nữa mà ứng viên có thể phải đối mặt chính là bài kiểm tra viết phân
tích khái quát. Bài kiểm tra này tập trung đánh giá khả năng phân tích tự nhiên của ứng viên và
nó thường gắn liền với vị trí ứng tuyển.
Ví dụ khi ứng viên ứng tuyển vào một ngân hàng, ứng viên đó phải phân tích những thông tin
liên quan đến một tình huống cụ thể mà ngân hàng đó có thể phải đối mặt. Nhà tuyển dụng chủ
yếu đánh giá kỹ năng phân tích của ứng viên thông qua việc trình bày chi tiết ý kiến, ý tưởng
của họ trong bài báo cáo.
Bài kiểm tra viết thường được thực hiện như thế nào?


Nhà tuyển dụng sẽ xác định vị trí và yêu cầu tuyển dụng của vị trí đó.



Xác định hình thức bài kiểm tra viết (được phân loại bên dưới).




Ra đề kiểm tra và xác định tiêu chí chấm điểm.



Gửi đề bài cho ứng viên và giải đáp những thắc mắc cần thiết.



Quy định thời gian làm bài (thường thời gian làm bài sẽ kéo dài từ 40-60 phút).



Thu nhận bài viết và đánh giá.

Có rất nhiều bài kiểm tra khác nhau được các nhà tuyển dụng lớn hay sử dụng tùy
thuộc vào đặc thù và vị trí công việc cần tuyển nhưng có hai loại được áp dụng phổ
biến nhất đó là: kiểm tra kiến thức chuyên môn và trắc nghiệm trí tuệ.


– Tùy vào đặc thù từng ngành mà có những bộ câu hỏi về kiến thức chuyên môn, các nhà
tuyển dụng cần đến sự trợ giúp của các trưởng phòng từng ban ngành đang cần tuyển để
đưa ra những câu hỏi, bài test để đánh giá đúng nhất về năng lực của ứng viên.
– Dạng câu hỏi kiểm tra trí tuệ thì bài test IQ/EQ thường áp dụng phổ biến hơn cả, đây là
phương pháp kiểm tra trí tuệ tổng hợp nhằm kiểm tra tính cách mỗi người cũng như đo
lường được chỉ số thông minh. Mặc dù vậy nhưng hiện nay do đặc thù và tính chất từng
công việc mà các nhà tuyển dụng sử dụng những tiêu chuẩn nhất định để kiểm tra, các nhà
tuyển dụng cũng sử dụng các bài để đánh giá năng khiếu bẩm sinh chứ không chỉ dừng lại
ở việc test chỉ số IQ/EQ. Các bài kiểm tra chuyên biệt này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá
chính xác tiềm năng và mức độ phù hợp của từng Ứng viên đối với vị trí tuyển dụng.
Các bài test IQ/EQ được phân làm các kiểu sau:

– Kỹ năng từ vựng, ngữ pháp, giao tiếp qua các cuộc thảo luận, sáng tạo trong văn bản.
– Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ điệu bộ và tư duy logic sáng tạo.
– Năng khiếu hội họa, âm nhạc ( cảm thụ nghệ thuật)…
– Kỹ năng giái quyết vấn đề, các bài toán con số, logic trừu tượng.
– Kỹ năng giao tiếp, quan hệ đồng nghiệp, cảm thông, kỹ năng làm việc nhóm, tiếp nhận và
đưa phản hồi.
– Tư duy, phân tích chiến lược, xử lý cảm xúc, hiểu biết về bản thân, lý luận chính trị, tập
trung
– Kiểm tra trí nhớ, tính sáng tạo


Bài kiểm tra tuyển dụng tại một số công ty tài chính có thể có nhiều dạng như kiểm tra tính
toán nhanh (Numerical Reasoning Test), kiểm tra đọc, hiểu và tư duy (Verbal Test), bài kiểm
tra khả năng xử lý tình huống (Situational Judgment Tests), bài kiểm tra khả năng tư duy
logic (Logical Reasoning Test)…




Bài kiểm tra tính toán nhanh (Numerical Reasoning Test): Câu hỏi của bài kiểm
tra này về toán học. Thí sinh được cung cấp thông tin dưới dạng biểu đồ hoặc bảng
thông tin. Thí sinh được yêu cầu tính toán bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm hoặc các
tỷ số. Thông qua bài kiểm tra tính toán nhanh, thí sinh sẽ được đánh giá khả năng làm
việc với con số và kỹ năng quan sát và đọc hiểu. Trong bài kiểm tra này, thường có tối
đa 20 câu hỏi, thí sinh có khoảng 1 phút cho mỗi câu. Tùy vào vị trí tuyển dụng, mức độ
khó và thời gian làm bài của mỗi bài kiểm tra tính toán nhanh sẽ khác nhau. Hầu hết các
Big 4 đều sử dụng dạng bài kiểm tra tính toán nhanh trong quy trình tuyển dụng nhân
viên.
Bài kiểm tra đọc, hiểu và tư duy (Verbal Test): Trong bài kiểm tra này, thí sinh sẽ
được cung cấp bài đọc. Trong mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ được cung cấp thông tin và được

yêu cầu so sánh thông tin của câu hỏi với thông tin của bài đọc để trả lời các dạng câu
hỏi ‘đúng’, ‘sai’ hoặc ‘không thể kết luận’. Để có câu trả lời đúng, thí sinh phải sử dụng
kỹ năng đọc, hiểu và tư duy. Việc đọc kỹ, chú ý đến những chi tiết nhỏ về sự khác nhau
giữa thông tin của câu hỏi và bài đọc là vô cùng quan trọng. Cũng như bài kiểm tra tính
toán nhanh, thời gian làm bài và mức độ khó của bài kiểm tra tùy thuộc vào từ vị trí
tuyển dụng. Hầu hết các Big 4 đều sử dụng dạng bài kiểm tra đọc, hiểu và tư duy trong
quy trình tuyển dụng nhân viên


Bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống (Situational Judgment Test): Bài kiểm
tra này thường được công ty sử dụng với các bài kiểm tra tuyển dụng khác sau khi thí
sinh đã vượt qua vòng hồ sơ. Không phải tất cả Big 4 đều gọi là bài kiểm tra khả năng
xử lý tình huống. Ví dụ E&Y gọi bài kiểm tra này là bài kiểm tra thế mạnh của thí sinh
(Strengths Test).Trong bài kiểm tra này, thí sinh được phải giải quyết các tình huống
công việc để doanh nghiệp đánh giá được các ưu tiên và giá trị mà thí sinh đang theo
đuổi để từ đó tìm ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. Bài kiểm tra cung cấp cho thí sinh
các tình huống về mâu thuẫn và vấn đề phát sinh trong công việc trong mối quan hệ
giữa cấp trên và cấp dưới, giữa khách hàng và đại diện công ty và giữa đồng nghiệp với
nhau.Thường có 2 dạng câu hỏi: (1) thí sinh được yêu cầu chọn giải pháp tốt nhất trong
các giải pháp câu hỏi đưa ra; (2) thí sinh được yêu cầu sắp xếp thứ tự quan trọng của
giải pháp (từ giải pháp tốt nhất đến giải pháp tệ nhất

Bài kiểm tra tư duy (Logical Reasoning Test): Bài kiểm tra này không phải là bài
kiểm tra đọc hiểu hay bài kiểm tra về toán. Bài kiểm tra này thường được gọi là bài kiểm
tra phi ngôn ngữ (Non-Verbal Test). Bài kiểm tra cung cấp một số ảnh, hình và khối được
sắp xếp theo một logic nào đó. Thí sinh sẽ phải chọn ảnh, hình hoặc khối đáp ứng quy
luật logic của các hình đã cho. Hoặc thí sinh được yêu cầu nhóm ảnh, hình và khối theo
một logic nào đó.
Ngoài ra, để tuyển dụng những vị trí cấp cao, nhà tuyển dụng có thể sử dụng biện pháp
viết luận bằng tiếng anh (essay test. Đây đã và đang là một hình thức được sử dụng phổ

biến giúp số lượng ứng viên sẽ được lọc từ số lượng lớn từ vài trăm xuống còn vài chục
ứng viên tiềm năng nhất để bước vào vòng phỏng vấn. Tổng quan về bài thi viết luận tiếng
anh:


Cấu trúc đề: Tùy theo từng đơn vị tuyển dụng mà cấu trúc vòng thi viết luận có sự
khác biệt. Chẳng hạn, đối với thi tuyển vào Big4, cấu trúc đề bài sẽ gồm 2 phần: Sửa lỗi
chính tả trong 1 bức thư & viết bài luận ngắn. Với một số chương trình quản trị viên tập
sự (như Nestle), đề bài vòng viết luận bao gồm 2 bài luận với 2 chủ đề khác nhau.

Thời gian làm bài: Tùy theo cấu trúc đề, thời gian làm bài từ 30 – 45 phút.

Chủ đề bài luận: Không mang tính chuyên ngành. Các chủ đề là các vấn đề mang
tính xã hội, để thí sinh bộc lộ quan điểm cá nhân.
Mục đích của bài thi viết luận tiếng anh:


Kiểm tra khả năng viết tiếng anh của ứng viên: Khả năng sử dụng thành thạo
tiếng anh là một yêu cầu gần như bắt buộc nếu bạn muốn làm trong các tập đoàn đa
quốc gia.

Kiểm tra tư duy: Thông qua bài luận, giám khảo có thể đánh giá được năng lực tư
duy của ứng viên, thể hiện qua cách triển khai vấn đề, lập luận có mạch lạc, sáng tỏ và
thuyết phục hay không.
Không có bất cứ bài kiểm tra chuẩn nào cho tất cả các Nhà tuyển dụng. Tùy vào từng nhu
cầu công việc, từng văn hóa doanh nghiệp mà các nhà quản trị cần lựa chọn cho mình một
phương pháp/ hình thức kiểm tra ứng viên một cách hợp lý. Thông thường khi làm bài test
về IQ/EQ tâm lý của ứng viên tham dự là coi đó như một kì thi, rất nhiều ứng viên đã biết
trước được đáp án, hay thấy ở đâu đó nhưng vẫn lúng túng, hoang mang. Các nhà tuyển
dụng cần nhớ rõ việc giới hạn thời gian test để đo lường mức độ tập trung cũng như năng

suất làm việc của ứng viên trong thời gian ngắn nhất. Qua kỹ năng test các nhà quản trị sẽ
đánh giá được đặc điểm về tư duy cũng như nhận xét được khả năng làm việc mà tốc độ
xử lý thông tin.



Đây là bài kiểm tra nhằm đánh giá về tính cách của bạn, các kỹ năng bạn có như kỹ năng
giao tiếp, làm việc nhóm…nhằm đánh giá mức độ phù hợp của bạn đối với công việc.
Những câu hỏi này mang tính định tính rất cao và ứng viên hoàn toàn có thể thay đổi kết
quả theo ý muốn của ứng viên. Chẳng hạn:
Khi thiết lập một nhóm cho một công việc, bạn sẽ lựa chọn các thành viên:
a/ Có nhiều thế mạnh khác nhau
b/ Có thế mạnh về kỹ thuật
c/ Có khả năng liên kết với mọi người
d/ Theo đúng chỉ dẫn
e/ Người thích bạn
Câu này thì với đáp án a và c sẽ được nhiều người lựa chọn cũng như được đánh giá là
người có khả năng làm việc nhóm tốt, các đáp án b, d và e thì bạn có xu hướng độc tài
trong làm việc nhóm, kém tin tưởng.
Một ví dụ khác:
Khi gặp một người hoàn toàn xa lạ, bạn cảm thấy thế nào trong việc bắt đầu nói chuyện với
họ:
a/ Cực kỳ dễ dàng
b/ Dễ dàng
c/ Không khó khăn lắm
d/ Khó khăn
e/ Cực kỳ khó khăn
Ở đây, nếu bạn đang nộp vào một vị trí Sales mà bạn chọn đáp án e thì không hay tí nào
cho dù bạn thực sự cảm thấy như thế, tốt nhất ở đây bạn nên chọn đáp án c đáp án dung
hòa giữa yếu tố yêu cầu của công việc và tính cách vủa bạn.

Lời khuyên khi làm các bài này là hãy “thông minh” một tí, đừng thật thà trả lời những gì
bạn thực sự cảm nhận, suy nghĩ xem nhà tuyển dụng sẽ muốn một người như thế nào và
dung hòa mong muốn của nhà tuyển dụng với bản thân bạn.
Nhưng, cũng đừng có nói dối, vì trong khi thiết lập hệ thống câu hỏi này, họ luôn có những
câu để kiểm chứng độ chính xác của những câu trước mà bạn không nhận ra (đơn giản
nhất là họ sẽ hỏi lại cùng 1 câu nhưng ở cách xa nhau, bạn nói dối và bị áp lực thời gian thì
đáp án của bạn sẽ khác nhau giữa 2 câu).
BÀI KIỂM TRA KHẢ NĂNG SUY LUẬN, TÍNH TOÁN


Có dạng chính yếu như là các bài toán tính toán từ đơn giản đến phức tạp, các bài toán
suy luận logic mệnh đề, suy luận số học, hình học, khả năng ngôn ngữ. Ví dụ:
1.
Tính toán:
Trong 3 tháng đầu năm, tổng số nhân viên của nhà máy bị giảm bớt 2% mỗi tháng. Trong
tháng 4, do nhu cầu về sản phẩm của nhà máy tăng lên nên tổng số nhân viên được tăng
thêm 8%. Tổng số nhân viên của nhà máy trong tháng 1, trước khi bị giảm bớt, là 334. Vậy
tổng số nhân viên của nhà máy sau khi số nhân viên được tăng thêm trong tháng 4 là bao
nhiêu?


1.
2.
3.
4.
5.

317 nhân viên
328 nhân viên
338 nhân viên

340 nhân viên
342 nhân viên
Đáp án ở đây là D (334 x 0,98^3 x 1,08 = 339,5)
2.
Suy luận số học
Ví dụ 1:
Hãy điền tiếp 2 số vào dãy số sau:1 1 2 3 5 8 13
Câu này thì khá dễ, số sau thì bằng 2 số trước cộng lại, đáp án là 21 và 34.
Ví dụ 2:
Điền tiếp 1 số vào dãy số
5 -5 10 -15 25 -40 65
Đáp án đúng là -105, quy luật là chênh lệch của số trước và số sau là dãy fibonacci 10 15
25 40 65 105 -> 170, và cứ trừ rồi cộng các chênh lệch này là ra được đáp án.
Đối với những câu này thì đơn giản là các bạn cứ cộng trừ nhân chia các các chữ số trong
dãy, thể nào cũng ra quy luật, người có chỉ số IQ cao và thường xuyên tiếp xúc với số học
sẽ nhận biết ra các quy luật nhanh hơn thôi.
Trên đây mình đã giới thiệu cho các bạn làm quen với những dạng kiểm tra năng lực
thường được các nhà tuyển dụng sử dụng, nó giúp cho nhà tuyển dụng có một đánh giá
sâu, toàn diện và công bằng hơn là chỉ sử dụng phỏng vấn. Những bài kiểm tra này tuy rất
quen thuộc và có một số mẹo như trên nhưng những mẹo này chỉ giúp các ứng viên tăng
điểm của mình lên khoảng 2% và làm nó nhanh hơn, chỉ năng lực của ứng viên mới quyết
định đến kết quả bài kiểm tra này.



×