Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cấu trúc đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.72 KB, 2 trang )

Tiết 23
Tuần 12
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.MỤC TIÊU
-Kiểm tra các kiến thức trong chương I: Điện Học
-Các dạng bài tập đã giải trong chương
II. KIỂM TRA
ĐỀ 1.
A. Lí thuyết ( 5 điểm)
Câu 1. Điện trở có ý nghĩa như thế nào? Điện trở phụ thuộc như thế nào vào chiều dài và tiết diện của
dây dẫn? (2 điểm)
Câu 2. Để xác định công suất của các dụng cụ điện cần phải có các dụng cụ đo nào? (1 điểm)
Câu 3. Phát biểu định luật Ôm? Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn thay đồi thì điện trở
của bóng đèn có thay đổi không? Vì sao? (2 điểm)
B. Bài tập (5 điểm)
Bài 1.( 2 điểm)Cho điện trở R=15
a.Khi mắc điện trở này vào nguồn điện 6V thì cường độ dòng điện qua nó bằng bao nhiêu?
b.Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,6A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt
vào hai đầu điện trở bằng bao nhiêu?
Bài 2.( 2 điểm)Mắc một cuộn dây điện trở có trị số bằng 10Ω được quấn bằng nikêlin có tiết diện là 0,1
mm
2
và có điện trở suất là 0,40.10
-6
Ωm vào nguồn điện 12V
a.Tính chiều dài của cuộn dây nikêlin dùng để quấn cuộn dây điện trở này?
b.Tính nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn trên trong thời gian 5 phút?
Bài 3. (1 điểm). Một bóng đèn ghi có 6V-3W được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 3V. Tính
công suất của bóng đèn khi đó?
ĐỀ 2


A. Lí thuyết ( 5 điểm)
Câu 1. Vì sao nói dòng điện có mang năng lượng? Thế nào là công của dòng điện sản ra trong một
đoạn mạch? (2 điểm)
Câu 2.Vẽ sơ đồ mạch điện trong thí nghiệm xác định điện trở của một dây dẫn? (1 điểm)
Câu 3. Phát biểu định luật Jun-Lenxơ?Từ công thức R=U/I ta nói “Điện trở tỉ lệ thuận với hiệu điện
thế, tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện” đúng hay sai? Vì sao? (2 điểm)
B. Bài tập (5 điểm)
Bài 1.( 2 điểm)Cho điện trở R=15 Ω
a.Khi mắc điện trở này vào nguồn điện 6V thì cường độ dòng điện qua nó bằng bao nhiêu?
b.Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,6A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt
vào hai đầu điện trở bằng bao nhiêu?
Bài 2.( 2 điểm)Mắc một cuộn dây điện trở có trị số bằng 10Ω được quấn bằng nikêlin có tiết diện là 0,1
mm
2
và có điện trở suất là 0,40.10
-6
Ωm vào nguồn điện 12V
a.Tính chiều dài của cuộn dây nikêlin dùng để quấn cuộn dây điện trở này?
b.Tính nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn trên trong thời gian 5 phút?
Bài 3. (1 điểm). Một bóng đèn ghi có 6V-3W được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 3V. tính công
suất của bóng đèn khi đó?
IV. ĐÁP ÁN
Lí thuyết ( 5 điểm)
ĐỀ 1.
Câu 1. Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn (1đ)
Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài (0,5 đ) tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn (0,5đ)
Câu 2. Để xác định công suất của các dụng cụ điện cần phải có các dụng cụ đo :ampe kế (0,5 đ),
vôn kế ( 0.5)
Câu 3. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế (0,5 đ) đặt vào hai đầu dây
dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây (0,5 đ)

Không. Vì I tỉ lệ thuận với U (0,5 đ), nên khi U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần, thương số
U/I R không đổi. (0,5 đ)
KIỂM TRA 1 TIẾT
Đề 2.
Câu 1. Vì có khả năng thực hiện công (0,5 đ) và cung cấp nhiệt lượng (0,5 đ)
công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng
năng lượng khác (1,0 đ)
Câu 2.(1 đ)
Câu 3. Nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương của cưởng độ dòng điện (0,5 đ), với
điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua(0,5 đ)
Sai. Vì I tỉ lệ thuận với U (0,5 đ), nên khi U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần, thương số U/I R
không đổi. (0,5 đ)
BÀI TẬP.
Bài 1.( 2 điểm)
I= U / R (0,5 đ) = 6/15=0.4 (A) (0,5 đ)
I’=0,4+0,6=1,0 (A) (0,5đ)
U=I.R=1.15=15V (0,5 đ)
Bài 2.( 2 điểm)Mắc một cuộn dây điện trở có trị số bằng 10Ω được quấn bằng nikêlin có tiết diện là 0,1
mm
2
và có điện trở suất là 0,40.10
-6
Ωm vào nguồn điện 12V
a.Tính chiều dài của cuộn dây nikêlin dùng để quấn cuộn dây điện trở này?
b.Tính nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn trên trong thời gian 5 phút?
R=
K
● ●
● ●
/ /

A
V

×