Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆNTỬ FOSTER (VIỆT NAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.38 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
9001:2008 TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆNTỬ
FOSTER (VIỆT NAM)

TRIỆU THỊ THU XƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm hiểu tình hình thực
hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty TNHH
Điện tử Foster (Việt Nam)” do Triệu Thị Thu Xương, sinh viên khóa 32, ngành Quản
trị kinh doanh (Tổng hợp), đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

Nguyễn Viết Sản
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày


tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin cám ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học

tập tại trường.
Và đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Viết Sản đã tận tình hướng
dẫn tôi trong thời gian thực tập vừa qua.
Ngoài ra, tôi xin gởi lời cám ơn đến Ban Giám Đốc, bộ phận QA, QC và toàn
thể nhân viên trong Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam) đã nhiệt tình giúp đỡ
trong thời gian tôi thực tập ở Công ty để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đến Cha Mẹ, người đã thương
yêu, chăm sóc và luôn bên cạnh hỗ trợ tôi.


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRIỆU THỊ THU XƯƠNG. Tháng 7 năm 2010. "Tìm Hiểu Tình Hình Thực
Hiện Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn ISO 9001:2008 Tại Công
Ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam)".
TRIEU THI THU XUONG. July 2010. “Studing The Implementation Of Iso
9001:2008 Registration Quality Management System Foster Electric (Viet Nam)
Co., LTD”.
Với xu hướng giành thắng lợi trong cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm như
hiện nay, công tác quản lý chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng rất lớn đối với các
công ty. Chính vì vậy các công ty phải quan tâm, đưa vấn đề chất lượng lên hàng đầu
để từ đó nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề hệ thống quản lý chất lượng, cần phải
hiểu rõ công tác quản lý hệ thống chất lượng ảnh hưởng như thế nào đối với công ty
của mình, từ đó lên kế hoạch chất lượng cho công ty mình. Công ty TNHH Điện tử
Foster (Việt Nam) cũng không ngoại lệ.
Khóa luận này mong muốn tìm hiểu và giới thiệu Hệ thống quản lý chất lượng
tại Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam). Trước hết, luận văn trình bày khái quát
về quá trình hình thành Công ty cũng như quy mô, tình hình nhân sự và hiệu quả kinh
doanh của Công ty. Tiếp đến, đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu các bước xây dựng, áp dụng và
duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty. Ngoài
ra, bài viết còn nêu lên thực trạng quản lý chất lượng tại Công ty, đưa ra một số nhận

định về những ưu khuyết điểm, từ đó xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng hệ thống này.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.4 Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Giới thiệu về Công ty

4

2.1.1 Tóm tắt lịch sử thành lập

4

2.1.2 Tình hình trang thiết bị

5

2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty


5

2.3 Tình hình lao động của Công ty

7

2.3.1 Về số lượng

7

2.3.2 Về chất lượng

8

2.4 Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty

9

2.5 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

9

2.5.1 Chức năng

9

2.5.2 Nhiệm vụ

10


2.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

10

2.7 Định hướng phát triển

11

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12
12

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm chung về chất lượng và quản lý chất lượng

12

3.1.2 Tiêu chuẩn ISO 9001:2008

14
17

3.2 Phương pháp nghiên cứu
v


3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

17


3.2.2 Phương pháp phân tích

18

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các bước áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại Công

20
20

ty
4.1.1 Phần Plan (P) – Lập kế hoạch

20

4.1.2 Phần Do (D) – Áp dụng HTQLCL

27

4.1.3 Phần Check (C) PDCA của quá trình chất lượng

28

4.1.4 Phần Act (A) của vòng tròn PDCA

28

4.2 Các yêu cầu về QLCL đã và đang được duy trì ở Foster


28

4.2.1 Trách nhiệm của lãnh đạo

30

4.2.2 Quản lý nguồn lực

37

4.2.3 Quá trình tạo sản phẩm

40

4.2.4 Hoạt động đo lường, phân tích và cải tiến

52

4.3 Ưu, khuyết điểm trong công tác QLCL tại Công ty

56

4.3.1 Ưu điểm

56

4.3.2 Khuyết điểm

59


4.3.3 Phân tích SWOT quá trình thực hiện HTQLCL

61

4.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện HTQLCL
4.4.1 Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ của người

61
60

lao động
4.4.2 Tăng cường sử dụng các công cụ quản trị chất lượng

62

4.4.3 Quản trị chặt chẽ khâu nguyên vật liệu đầu vào

64

4.4.4 Thành lập nhóm chất lượng

65

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

5.1 Kết luận

66


5.2 Kiến nghị

66

5.2.1 Đối với Ban lãnh đạo Công ty

66

5.2.2 Đối với Nhà Nước

66
68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAR

Yêu cầu hành động sữa chửa

CNKT

Công nhân kỹ thuật

DCC


Trung tâm kiểm tra tài liệu



Giám đốc

LAR

Tỷ lệ con hàng đạt tiêu chuẩn

HP

Tai nghe

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

IQC

Kiểm tra vật tư đầu vào

LOT

Lô hàng sản xuất trong 1 ca, trên 1 phương tiện sản xuất (cùng 1 dây chuyền)
sẽ được coi là 1 lot (kích cỡ lot: tổng số lượng hàng trong 1 lot)

MAT-H

Bộ chuyển đổi âm thanh của loa


MIS

Quản lý thông tin

NG

Not good (chưa đạt yêu cầu)

NVL

Nguyên vật liệu

PE

Kỹ thuật sản xuất

PPM

Lỗi phần triệu

Prod. MGR

Giám đốc sản xuất

Prod. Sup

Giám sát sản xuất

QA


Đảm bảo chất lượng (Là toàn bộ các hoạt động cần thiết đã được lập kế hoạch
và có tính hệ thống nhằm đảm bảo rằng nguyên vật liệu, sản phẩm và/hoặc
dịch vụ sẽ thỏa mãn các yêu cầu đã định trước về chất lượng)

QC

Kiểm soát chất lượng

QLCL

Quản lý chất lượng

TP

Trưởng phòng

TTTH

Thu thập tổng hợp

WIS

Hướng dẫn tiêu chuẩn công việc

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1

Số Lượng Lao Động Theo Chức Năng Năm 2008-2009

7

Bảng 2.2

Số Lượng Lao Động Theo Trình Độ Năm 2008-2009

8

Bảng 2.3

Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Năm 2008-2009

11

Bảng 3.1

Sơ Đồ Ma Trận SWOT

19

Bảng 4.1

Nội Dung Sổ Tay Chất Lượng Của Công Ty

21


Bảng 4.2

Mục Tiêu Chất Lượng (Tháng 4/2010 đến tháng 3/2011)

31

Bảng 4.3

Các Tài Liệu Đầu Vào Cho Cuộc Họp

36

Bảng 4.4

Mục Tiêu Và Kế Hoạch Đào Tạo Nhân Viên

38

Bảng 4.5

Theo Dõi Tình Hình Chất Lượng Nguyên Vật Liệu Trong Năm

41

Bảng 4.6

Mục Tiêu Và Kết Quả Đạt Được Về Kế Hoạch Mua Hàng

42


Bảng 4.7

Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục Mua Hàng Trễ Hạn

42

Bảng 4.8

Mẫu Phân Tích Lỗi Công Đoạn Trên Line Sản Xuất

44

Bảng 4.9

Kết Quả Kiểm Tra Chất Lượng Đầu Ra MAT-H

45

Bảng 4.10

Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục MAT-H Bị Lỗi

45

Bảng 4.11

Kiểm Tra Chất Lượng Đầu Ra Cord Wire Qua Các Tháng

46


Bảng 4.12

Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục CORD Lỗi

46

Bảng 4.13

Kết Quả Kiểm Tra Chất Lượng Đầu ra Headphone

48

Bảng 4.14

Theo Dõi Việc Giải Quyết Các Phàn Nàn Của Khách Hàng

52

Bảng 4.15

Kế Hoạch Đánh Giá Chất Lượng Nội Bộ

54

Bảng 4.16

So Sánh Mục Tiêu Chất Lượng Của Công ty Qua 2 Năm

59


Bảng 4.17

Phân Tích Ma Trận SWOT

61

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty

7

Hình 4.1 Tóm Tắt Sơ Đồ Kiểm Soát Tài Liệu

26

Hình 4.2 Tóm Tắt Quy Trình HTQLCL ISO 9001:2008 tại Foster

29

Hình 4.3 Tóm Tắt Sơ Đồ Quá Trình Đào Tạo

39

Hình 4.4 Lưu Đồ Quy Trình Đánh Giá Tại Công Đoạn

43


Hình 4.5 Biểu Đồ Mục Tiêu Và Kết Quả Các Phàn Nàn Khách Hàng

50

Hình 4.6 Biểu Đồ Những Nguyên Nhân Phàn Nàn Của Khách Hàng

51

Hình 4.7 Quy Trình Và Trách Nhiệm Đánh Giá Chất Lượng Nội Bộ

53

Hình 4.8 Quy Trình Hành Động Khắc Phục

56

Hình 4.9 Biểu Đồ Nhân Quả Nguyên Nhân HP Không Tiếng

57

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Báo Cáo Đánh Giá HTCL Nhà Cung ứng
Phụ lục 2. Quy Trình HTQLCL ISO 9001:2008 Tại Foster
Phụ lục 3. Sơ Đồ Kiểm Soát Tài Liệu
Phụ lục 4. Sơ Đồ Quá Trình Đào Tạo


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Toàn cầu hoá và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tạo ra
những cơ hội to lớn đồng thời cũng đặt ra những thách thức hết sức gay gắt đối với các
công ty. Trong bối cảnh mới, vấn đề chất lượng ngày càng quan trọng và trở thành yếu
tố chính quyết định sự thành công của các công ty trong bất cứ môi trường nào.
Để đảm bảo và nâng cao chất lượng, các công ty không thể tiến hành các hoạt
động đơn lẻ mà phải giải quyết vấn đề một cách toàn diện, thông qua xây dựng các hệ
thống chất lượng. Việc lựa chọn HTCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 đã làm thay
đổi cách thức làm việc tuỳ tiện bằng tổ chức công việc khoa học và có kế hoạch, nâng
cao ý thức trách nhiệm và khả năng phối hợp của mọi thành viên, giúp các công ty
giảm chi phí chất lượng nhờ nhận biết và ngăn ngừa các sai lỗi nảy sinh.
Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam) là Công ty sản xuất tai nghe và vật
tư tai nghe, chuyên cung cấp tai nghe cho các nhãn hàng Nokia, Palm, AKG…và trong
tương lai Công ty còn dự định mở rộng thị trường hơn nữa, khách hàng tiếp theo của
Foster sẽ là Apple, Sony Ericson… Vì vậy, việc tạo nên những sản phẩm chất lượng
có thể đáp ứng nhu cầu của những khách hàng khó tính trên là điều tất yếu cho sự tồn
tại và phát triển của Công ty.
Tại Foster, Ban lãnh đạo Công ty đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của
việc cũng cố và cải tiến HTCL. Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu mới thành lập tại
Việt Nam, Công ty đã có những kế hoạch về đào tạo, về đầu tư xây dựng sở vật chất
và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho Công ty.
Kết quả lớn nhất mà hệ thống này mang lại là sản phẩm sản xuất có chất lượng ngày
càng ổn định, niềm tin của khách hàng và uy tín của Công ty ngày càng nâng cao.



Vậy, Công ty đã làm thế nào để có thể xây dựng, thực hiện và duy trì tốt hệ
thống quản lý chất lượng, Công ty đã đạt được những kết quả gì, còn những tồn tại gì
Công ty cần phải khắc phục qua việc áp dụng hệ thống quản lý theo chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO này?
Được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế trường Đại học Nông Lâm TPHCM, của
giáo viên hướng dẫn và sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban quản lý cũng như các anh chị trong
Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam), tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu
tình hình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại
Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam)”
Trong thời gian thực tập vừa qua, mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng do
thời gian có hạn cộng với khả năng còn hạn chế nên khóa luận này chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong nhận được sự chỉ dạy, đóng
góp ý kiến của thầy, các anh chị trong Công ty và sự đóng góp ý kiến của các bạn để
bài viết của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam) để từ đó
thấy được những ưu, khuyết điểm.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hệ thống quản lý
chất lượng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài tìm hiểu tình hình thực hiện hệ thống QLCL tại Công ty TNHH
Điện tử Foster (Việt Nam).
Địa chỉ: Số 20, đường số 5, khu công nghiệp VSIP II, huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương, Việt Nam.
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 22/03/2010 đến 22/06/2010.
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
tại Foster, để từ đó thấy được những thành quả mà Công ty đã đạt được, bên cạnh đó
phát hiện những vấn đề còn tồn tại và tìm ra hướng khắc phục.

1.4 Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương, cụ thể như sau:
2


Chương 1. Mở đầu: Trình bày lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và tóm tắt sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2. Tổng quan: Giới thiệu khái quát và tìm hiểu sơ lược về Công ty.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày chi tiết những vấn đề lý
luận liên quan đến hệ thống QLCL và giới thiệu các phương pháp nghiên cứu mà khóa
luận sử dụng.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Chương này nêu lên các kết quả đạt được
trong quá trình thực hiện khóa luận và phân tích/thảo luận các kết quả đạt được về mặt
lý luận cũng như thực tiễn. Cụ thể là tình hình thực hiện HTQLCL tại Công ty và
những thành quả, tồn tại trong quá trình thực hiện, các giải pháp nhằm khắc phục
những tồn tại này.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Trình bày ngắn gọn những kết quả chính mà khóa
luận đã đạt được từ trong quá trình thực hiện khóa luận. Từ những kết quả nghiên cứu
trên, đưa ra những nhận xét, những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống
QLCL của Công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về Công ty
2.1.1 Tóm tắt lịch sử thành lập
Tên Công ty: Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam)

Tên giao dịch nước ngoài: Foster Electric (Viet Nam) Co., LTD
Điện thoại: 06503.635050
Fax: 06503.635051
Công ty TNHH Điện tử Foster (Việt Nam) được thành lập vào tháng 1/2006 và
chính thức hoạt động vào tháng 6/2006 căn cứ vào giấy phép đầu tư số 164/GP – KCN
– VS, do Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore cấp ngày 24/1/2006 quy
định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị. Là Công ty 100% vốn đầu tư
nước ngoài từ Nhật Bản, chuyên sản xuất tai nghe và vật tư tai nghe, đạt chứng nhận
QMS ISO 9001:2008 vào cuối năm 2009.
Khái quát về lịch sử thành lập các trụ sở của Foster:
FV1: Với diện tích xây dựng 24130m2
- Tháng 1 năm 2006 : Công ty được thành lập và đăng ký ở Việt Nam.
- Tháng 6 năm 2006: Bắt đầu sản xuất tai nghe ở cơ sở Estec để huấn luyện công
nhân.
- Tháng 9 năm 2006: Bắt đầu sản xuất ở tòa nhà mới đặt ở số 6A VSIP.
- Tháng 12 năm 2006: Đạt chứng nhận QMS ISO 9001:2000
Địa chỉ: Số 6A, đường số 6, khu công nghiệp VSIP I, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương, Việt Nam.
FV2: Với diện tích xây dựng 33000 m2
- Tháng 9 năm 2007: Bắt đầu sản xuất tai nghe ở FV2.


- Tháng 1 năm 2009: Tái chứng nhận QMS 9001:2000.
Địa chỉ: Số 20, đường số 5, khu công nghiệp VSIP II, huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương, Việt Nam.
2.1.2 Tình hình trang thiết bị
Công ty chỉ mới thành lập và đi vào hoạt động những năm gần đây nên nhìn
chung tình hình nguồn trang thiết bị vẫn còn mới và hoạt động tốt.
Trang thiết bị chính của Công ty gồm:
- Chuyền băng tải/Cell line lắp ráp thủ công.

- Máy kiểm tra âm thanh.
- Máy đo tầng sóng – phòng thử nghiệm cách âm.
- Kiểm tra môi trường.
- Phòng điều kiện chuẩn.
- Máy lắp ráp cuộn dây.
- Máy làm khuôn màng rung.
- Băng chuyền lắp ráp mạch từ.
- Máy làm khuôn cao su cho đầu cắm dây dẫn.
- Máy làm khuôn nhựa.
- Máy kiểm tra dây dẫn.
- Máy in ma trận rear case.
2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Nhiệm vụ của một số bộ phận trong Công ty
Tổng giám đốc
- Quyết định các chính sách và mục tiêu chất lượng.
- Ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Xét duyệt các quyết định quan trọng.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các nhân viên trong Công ty theo
đúng quy định.
- Đại diện Công ty trước pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty
theo đúng pháp luật Nhà Nước.
- Đề xuất các phương án đầu tư và phát triển sản xuất.
- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện HTQLCL.
5


Bộ phận hành chính – nhân sự
- Đề ra các chính sách tuyển dụng lao động và đào tạo lao động, trong đó có
chính sách đào tạo lao động mới và cũ.
- Có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động lao động trong Công ty.

- Quản lý việc thực hiện quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm,
có trách nhiệm lo các thủ tục về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn
cho Cán bộ - Công nhân viên trong Công ty.
- Quản trị lương bổng và phúc lợi đúng với quy chế tiền lương Công ty đã đề ra.
Phòng kế toán
- Kiểm kê ngân quỹ, từ chối các hóa đơn không hợp lệ.
- Giám sát việc thực hiện các đề án phát triển của Công ty như xây dựng, sản
xuất sản phẩm mới.
- Kiểm tra việc thu chi và hiệu quả kinh tế của Công ty.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính kế
toán quy định.
Phòng sản xuất
- Đảm bảo sự ổn định của quy trình và kiểm soát quy trình phù hợp.
- Khi các sản phẩm hoặc quy trình bị khước từ sự phản hồi sẽ ngay lập tức
chuyển tới cấp thẩm quyền cao hơn và người phụ trách phòng có liên quan.
- Đảm bảo việc sản xuất chính xác sản phẩm/làm đúng lịch trình trước khi sản
phẩm được xuất xưởng.
- Tránh các thiệt hại/bị giảm giá trị ở tất cả các khâu.
Quản lý sản xuất
- Lập kế hoạch sản xuất có hiệu lực/hiệu quả và đảm bảo các yêu cầu theo lịch
trình của khách hàng được đáp ứng và điều phối nguồn lực vào lịch trình sản xuất có
hiệu lực/hiệu quả để đáp ứng các mục tiêu Chất lượng, Số lượng, Thời gian, Các yêu
cầu đặc biệt khác.
Phòng quản lý chất lượng
- Đảm bảo sự phù hợp của kế hoạch chất lượng dành cho việc thực hiện đúng
về Khách hàng, Sản phẩm, Hệ thống.
- Nhận biết vấn đề một cách chủ động có tính phòng ngừa và đảm bảo thực hiện
6



hành động khắc phục.
- Đảm bảo chỉ những sản phẩm được sản xuất đúng mới được xuất xưởng nhập
kho/giao cho khách hàng.
Bảo trì - PE
- Bảo đảm mọi thiết bị phải được bảo trì toàn bộ và trong tình trạng hoạt động
tốt.
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty
Tổng giám đốc
Phó giám đốc

Giám đốc

Hành
chính

Tổng
vụ/
Nhân
sự/
Đào
tạo

Kế
toán

Quản lý
chất lượng

Quản lý
sản xuất


Công
nghệ
thông
tin

Kế
hoạch
sản
xuất

Xuất
nhập
khẩu

PE Bảo trì

Mua
hàng

Sản
xuất
HP

Sản
xuất

Sản
xuất
MAT


PPE
(Bảo
trì sản
xuất)

QC
( Kiểm
tra
chất
lượng)

Kho
Nguồn: Phòng Nhân sự
2.3 Tình hình lao động của Công ty
2.3.1 Phân theo chức năng
Bảng 2.1. Số Lượng Lao Động Theo Chức Năng Năm 2008-2009
Chênh lệch

Chức năng

Năm
2008

Năm
2009



%


Tỷ trọng
(%)

Lao động gián tiếp

237

532

295

124,5

5,5

Lao động trực tiếp

3982

9140

5158

129,5

94,5

Tổng số


4219

9672

5453

129,2

100
Nguồn: Phòng Nhân sự

7


Được biết, khi mới thành lập vào cuối năm 2006, Công ty chỉ có khoảng 400
lao động nhưng chỉ vài năm đi vào hoạt động đến nay đã thu hút gần 10 ngàn lao động
ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Mỗi năm, do kế hoạch sản xuất kinh doanh nên nhu cầu lao động trong Công ty
luôn có xu hướng tăng lên đáng kể.
Nhìn vào bảng số lượng lao động trên ta thấy lao động gián tiếp của Công ty
bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, nhân viên các phòng ban hiện có 532 người,
chiếm 5,5 %, còn lại là làm việc tại phân xưởng sản xuất. Với bộ máy quản lý đơn
giản, đây là một thuận lợi của Công ty, tránh được tình trạng bộ máy quản lý cồng
kềnh, do đó tránh sự phân cấp và mất thời gian khi ra quyết định, giúp cho công tác kế
hoạch hóa nguồn nhân lực được nhanh chóng thuận lợi, đồng thời giúp Công ty tiết
kiệm một khoảng lớn về chi phí quản lý.
2.3.2 Phân theo trình độ
Bảng 2.2. Số Lượng Lao Động Theo Trình Độ Năm 2008-2009
Trình độ


Năm 2008

Năm 2009

Chênh lệch


%

Tỷ trọng
(%)

Đại học

59

122

63

106,8

1,26

Cao đẳng

47

69


22

46,8

0,71

Trung cấp

82

104

22

26,8

1,08

4031

9377

5346

132,6

96,95

4219


9672

5453

129,2

100

Sơ cấp + CNKT
Tổng số

Nguồn: Phòng Nhân sự
Bảng trên trình bày số liệu thống kê trình độ văn hóa của toàn bộ Công nhân
viên trong Công ty. Bảng số liệu thống kê này cho thấy trình độ Cán bộ - Công nhân
viên của Công ty là chưa cao. Tỷ lệ có trình độ Đại học chỉ chiếm 1,26%, Cao đẳng
chiếm 0,71%, và Trung cấp chiếm 1,08% còn lại là lao động phổ thông.
Vì đây là Công ty sản xuất, do đó, với một cơ cấu về trình độ như trên có thể
nói là ổn định cho việc vận hành các hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, về lâu dài, để
đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh, Công ty
nên thường xuyên lên kế hoạch đào tạo nhân viên, thực hiện các chính sách bồi dưỡng
8


kiến thức, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, thu hút nguồn lao động mới với trình
độ cao hơn.
2.4 Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty
Quá trình sản xuất headphone được thực hiện một cách khoa học, với sự kiểm
soát chặt chẽ và cải tiến liên tục, gồm những công đoạn sau:
- Nhập vật tư từ nhà cung cấp
- Kiểm tra vật tư từ nhà cung cấp

- Lưu trữ vật tư tại kho vật tư (mạch điện, cord lớn, cord nhỏ, capsule, rear case,
front case, ECM, housing L-R, paking, poly bag, carton)
- Cấp vật tư
- In chữ lên rear case bằng tia lazer và kiểm tra hình dáng
- Gắn ECM lên PWB
- Hàn chì lên ECM, kiểm tra mối hàn
- Phân chia PWB
- Thắt dây, xỏ dây vào housing L, thắt dây, đo dây
- Thắt dây, xỏ dây vào housing R, thắt dây, đo dây
- Hàn chì dây cord vào dây HP vào PWB và kiểm tra mối hàn
- Gắn SW Button vào front case, lắp PWB vào rear case, lắp front case, kiểm
tra đèn và nghe test mic
- Hàn dây HP L, R vào dây capsule và bôi keo vào capsule, lắp capsule vào
housing
- Lau plug, kiểm tra tính năng mic, HP SPL, mic SPL và kiểm tra âm thanh
OSC, đo dây
- Kiểm tra hình dáng dây cord, housing, rearcase, frontcase, đóng gói HP vào
bọc nylon
- Cân hàng lần 1
- Cân hàng lần 2
- Lưu kho
2.5 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.5.1 Chức năng

9


Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là chuyên sản xuất các loại tai nghe và
vật tư tai nghe.
Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường để tìm ra các chiến lược phát

triển cho Công ty, xây dựng các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản xuất kinh doanh.
Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư tăng năng suất
sản xuất, cải tiến công nghệ để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp
với yêu cầu của thị trường.
Mở rộng quan hệ cả trong và ngoài nước để đảm hoạt động sản xuất kinh doanh
ngày càng có hiệu quả hơn.
2.5.2 Nhiệm vụ
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty có nghĩa vụ đăng ký và kinh
doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
Công ty chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm
trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm mà Công ty sản xuất, thực hiện chế độ
báo cáo thống kê theo quy định của Nhà Nước.
Công ty chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu, tuân thủ các quy định về
thanh tra của các cơ quan tài chính.
Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý tài sản,
kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà Nước quy định.
Công ty có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy
định của pháp luật.
Công ty thực hiện các quy định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường,
quốc phòng và an ninh quốc gia.
2.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2008-2009 Công ty đã hoạt động ổn định và
bắt đầu có lãi. Việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty đã hoàn thành mục
tiêu đặt ra ở tất cả các hạng mục. Bảo tồn và phát triển liên tục vốn kinh doanh, đảm
bảo thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các khoản nộp thuế và nộp ngân
sách, đóng BHXH, BHYT cho người lao động đầy đủ.
Đến nay Công ty không bị một khoản nợ quá hạn nào, các khoản thanh toán
công nợ với khách hàng vẫn đảm bảo đúng thời hạn.
10



Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của Công ty bị giới hạn bởi những khó khăn
trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công tác phát triển thị
trường, tính năng động trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế ở một số đơn vị, công
tác thu hồi công nợ có nơi chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Bảng 2.3.Tình Hình Hoạt Động Của Công Ty Năm 2008-2009
ĐVT: Triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

Chênh lệch

Năm 2008

Năm 2009

1425000

1590300

165300

11,6



%

1


Doanh thu

2

Nộp ngân sách

63800

70200

6400

1003

3

Giá trị tăng thêm

124300

132230

7930

6,38

4

Lợi nhuận


38600

40010

1410

3,65

5

Thu nhập bình quân

2,0

2,2

0,2

10

Nguồn: Phòng Kế toán
2.7 Định hướng phát triển
Ban quản lý Công ty đã xác định rõ: Toàn bộ Công ty phải phấn đấu để hoàn
thành nhiệm vụ, đưa Công ty phát triển vững mạnh nhằm tăng vị thế của mình, đồng
thời tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi Cán bộ - Công nhân viên trong toàn Công ty. Vì
vậy, Công ty xác định phương hướng phấn đấu sắp tới là:
- Phấn đấu sản xuất đạt 12 triệu sản phẩm trong năm.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo.
- Đảm bảo thu nhập bình quân của Công ty tăng 15% năm.

- Đảm bảo tiền lương tăng 12% năm.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm chung về chất lượng và quản lý chất lượng
a) Chất lượng là gì?
Theo ISO 9000:2000 chất lượng là “Mức độ tập hợp các đặc tính vốn có để đáp
ứng các yêu cầu”
Đặc tính: Đặc trưng để phân biệt, đặc tính có thể định tính hay định lượng, có
thể mang tính vật lý, cảm quan, hành vi…
Vốn có: Tồn tại trong cái gì đó, thường mang tính tồn tại lâu bền.
Yêu cầu: Là các nhu cầu hay mong đợi ngầm hiểu, được công bố hay chưa tiết
lộ. Yêu cầu có thể là yêu cầu đối với sản phẩm, hệ thống hay quá trình. Yêu cầu có thể
nảy sinh từ các bên quan tâm khác nhau.
b) Đặc điểm của chất lượng
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì một lý do
nào đó không đáp ứng được nhu cầu, không được thị trường chấp nhận thì bị cho là
chất lượng kém dù trình độ công nghệ chế tạo sản phẩm có thể rất hiện đại. Đó cũng
chính là điểm then chốt làm cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định chính sách, chiến
lược kinh doanh của mình.
Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu mà nhu cầu luôn luôn thay đổi
theo không gian, thời gian, điều kiện sử dụng. Vì vậy phải định kỳ xem xét lại các yêu
cầu chất lượng. Cần phải phân biệt rõ giữa cấp chất lượng và chất lượng.
Cấp chất lượng là phẩm cấp hay thứ hạng định cho các đối tượng có cùng chức
năng nhưng khác yêu cầu về chất lượng.



Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả
năng thỏa mãn các yêu cầu đã công bố hay còn tiềm ẩn.
c) Quản lý chất lượng
“Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát
một tổ chức về chất lượng” (ISO 9000:2000)
Việc định hướng và kiểm soát chất lượng bao gồm:
Chính sách chất lượng: Ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên
quan đến chất lượng do lãnh đạo cao nhất công bố chính thức.
Hoạch định chất lượng: Hoạch định chất lượng tập trung vào thiết lập các mục
tiêu chất lượng và quy định các quy trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên
quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng.
Kiểm soát chất lượng: Các kỹ thuật và hoạt động tác nghiệp được sử dụng để
thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Đảm bảo chất lượng: Đảm bảo chất lượng tập trung vào việc gây dựng lòng tin
rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện đầy đủ.
Cải tiến chất lượng: Tập trung vào việc nâng cao khả năng thực hiện các yêu
cầu chất lượng.
d) Các phương pháp quản lý chất lượng
Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàng lọc và
loại ra bất cứ sản phẩm nào hay một bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy
cách kỹ thuật.
Kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC): Là các hoạt động và kỹ thuật mang
tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng
là kiểm soát các yếu tố sau đây:
- Con người
- Phương pháp và quá trình
- Đầu vào
- Thiết bị

- Môi trường
Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control – TQC)

13


Thuật ngữ Kiểm soát chất lượng toàn diện được Feigenbaum định nghĩa như
sau: “Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các
nổ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một
tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến
hành một cách tinh tế nhất, cho phép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng.”
e) Hệ thống quản lý chất lượng
Một hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống có cấu trúc tổ chức, quy trình,
trách nhiệm và nguồn lực được xác định rõ ràng để định hướng và kiểm soát một tổ
chức về chất lượng.
Mục đích của các HTQLCL là quản lý tất cả các khía cạnh của một tổ chức có
liên quan đến chất lượng để đảm bảo với khách hàng rằng tổ chức đó có đủ năng lực
để cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ một cách ổn định, phù hợp với yêu cầu, đồng
thời cải thiện sự hài lòng của khách hàng qua việc quản lý có hiệu lực và cải tiến liên
tục hệ thống quản lý.
3.1.2 Tiêu chuẩn ISO 9001:2008
a) Giới thiệu ISO 9001
ISO là viết tắt của từ “The International Organization for Standardization”,
nghĩa là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.
ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng mới nhất được sửa
đổi lần thứ 4 của tổ chức ISO. Đây là sự đúc kết các kinh nghiệm tốt nhất về hệ thống
quản lý chất lượng trên thế giới. ISO 9001 cũng là tiêu chuẩn được thừa nhận và áp
dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Với bộ tiêu chuẩn cũ 9001:2000 (sửa đổi lần 3 vào
năm 2000) của tổ chức ISO đã có hơn 750.000 tổ chức được cấp chứng chỉ, trong đó
tại Việt Nam có hơn 4000 tổ chức được cấp chứng chỉ này tính đến năm 2005 và hết

năm 2007 đã có ít nhất 951.486 chứng chỉ ISO 9001:2000 tại 175 quốc gia và các nền
kinh tế.
Phiên bản mới ISO 9001:2008 đã chính thức ban hành từ ngày 14/11/2008. Sau
24 tháng kể từ ngày ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2008 - đến ngày 14/11/2010 - tất cả
các giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 sẽ hết hiệu lực. Thay vào đó là tất
cả đều áp dụng phiên bản ISO 9001:2008.Với phiên bản mới ISO 9001:2008 sẽ là
công cụ giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến và phát triển.
14


Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 là thiết lập các quy trình
để đảm bảo công ty áp dụng, luôn đáp ứng những yêu cầu của khách hàng mà công ty
đã cam kết.
b) Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008
ISO 9001:2008 không đưa ra yêu cầu gì mới so với phiên bản năm 2000 mà chỉ
làm rõ hơn những yêu cầu hiện đang áp dụng trong ISO 9001:2000 và giới thiệu
những thay đổi theo định hướng cho phù hợp với ISO 14001:2004.
4 nhóm yêu cầu chính đó là:
- Trách nhiệm của lãnh đạo
- Quản lý các nguồn lực
- Quá trình sản xuất sản phẩm
- Đo lường, phân tích và cải tiến
Yêu cầu chung: Tổ chức phải xây dựng, lập văn bản, thực hiện duy trì, thường xuyên
nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tổ chức phải:
- Nhận biết các quá trình cần thiết trong quá trình QLCL và áp dụng chúng
trong toàn bộ tổ chức.
- Xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình.
- Xác định các chuẩn mực, phương pháp cần thiết đảm bảo việc tác nghiệp
và khảo sát các quá trình tác nghiệp và khảo sát các quá trình có hiệu lực.
- Đảm bảo có sẵn nguồn lực, thông tin cần thiết để hổ trợ các hoạt động tác

nghiệp và theo dõi các quá trình.
- Thường xuyên đo lường, theo dõi, phân tích các quá trình.
- Thực hiện các hành động cần thiết để đạt kết quả dự định và cải tiến liên
tục quá trình.
c) Lợi ích khi áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001
Lợi ích khi xây dựng và áp dụng ISO 9001:2008 về quản lý nội bộ
Quản lý doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.
Nâng cao uy tín của lãnh đạo, giúp lãnh đạo quản lý một cách hiệu quả hoạt
động trong doanh nghiệp.
Tạo một tác phong công nghiệp trong làm việc, một nét đẹp của một tổ chức.
Duy trì và củng cố mối quan hệ hữu cơ trong bộ máy quản lý.
15


×