Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TẠI THỊ TRẤN PHƯỚC HẢI, HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN
TẠI THỊ TRẤN PHƯỚC HẢI, HUYỆN ĐẤT ĐỎ,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

VĂN MINH KHOAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Tác Động
Kinh Tế – Xã Hội của Biến Đổi Khí Hậu Đến Cộng Đồng Dân Cư Ven Biển Tại
Thị Trấn Phước Hải, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” do Văn Minh
Khoan, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày __________________

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

_____________________
Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________

___________________

Ngày

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Bố và Mẹ, những người đã sinh thành, nuôi
nấng và tạo mọi điều kiện cho tôi có ngày hôm nay.
Tôi xin được cám ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt

thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến cô Phan Thị Giác Tâm, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin được cám ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại UBND TT Phước Hải,
UBND huyện Đất Đỏ, PKĐK khu vực TT Phước Hải và các cán bộ Trạm Hải Văn
Vũng Tàu đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cho tôi gởi lời cám ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân
thành cám ơn Anh Nguyễn Văn Phương, Chị Nguyễn Thị Ngọc Bích, Em Trần Thị
Bích Luyên cùng một số Anh Chị đang sống tại TT Phước Hải đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong thời gian thực tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2010
Sinh Viên
VĂN MINH KHOAN


NỘI DUNG TÓM TẮT
VĂN MINH KHOAN. Tháng 7 năm 2010. “Phân Tích Tác Động Kinh Tế –
Xã Hội của Biến Đổi Khí Hậu đến Cộng Đồng Dân Cư Ven Biển tại Thị Trấn
Phước Hải, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
VAN MINH KHOAN. July 2010. “Analysis of Socio – Economic Impacts of
Climate Change on Coastal Population Community in The Town of Phuoc Hai,
Dat Do District, Ba Ria – Vung Tau ”
Với mục tiêu chính là phân tích tác động kinh tế - xã hội của BĐKH đến cộng
đồng dân cư ven biển tại TT Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh BR – VT, đề tài sử dụng
các phương pháp định giá dựa vào giá thị trường và các phương pháp tiết lộ sở thích
để xác định tổng thiệt hại do BĐKH gây ra. Qua điều tra 60 hộ dân tại TT Phước Hải,
kết quả cho thấy: BĐKH tại đây đang diễn ra rất rõ rệt. BĐKH đã tác động nghiêm
trọng đến đời sống kinh tế của người dân. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài, tác giả

tiến hành lượng hóa những thiệt hại do giảm thu nhập từ nguồn lợi thủy sản, thiệt hại
về sức khỏe, chi phí giảm nhẹ những thiệt hại do nắng nóng và chi phí phòng ngừa
thiệt hại do bão của người dân, với tổng thiệt hại tối thiểu trong năm 2009 là:
88.275.308.000 đồng. Bên cạnh đó, đề tài còn cho thấy BĐKH đã tác động tiêu cực
đến nhiều mặt đời sống xã hội của người dân như chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi
cấu trúc xây dựng nhà cửa và tạo ra tâm lý lo lắng cho người dân trong khu vực. Ngoài
ra, đề tài sử dụng mô hình logit nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức
của người dân về BĐKH. Kết quả cho thấy khả năng nhận thức của người dân phụ
thuộc vào tuổi, giới tính, số nguồn thông tin tiếp cận và số người làm nghề đánh bắt cá
trong gia đình. Mặt khác, tác giả tiến hành phân tích các giải pháp ứng phó của người
dân, kết quả cho thấy giải pháp sửa chữa nhà cửa được người dân lựa chọn nhiều nhất.
Bên cạnh đó, giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp và chuyển chỗ ở cũng được lựa chọn.
Tuy nhiên, người dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp ứng
phó. Cuối cùng, thông qua tìm hiểu thực tế, nguyện vọng của người dân, tác giả đưa ra
ý kiến đề xuất nhằm ứng phó có hiệu quả với hiện tượng BĐKH.


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.3.1. Phạm vi không gian ....................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi thời gian ........................................................................................... 4
1.4. Bố cục luận văn .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .......................................................................................... 5
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................................. 5
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 6

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 7
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 10
3.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................... 10
3.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 10
3.1.2. Nguyên nhân và biểu hiện của BĐKH......................................................... 11
3.1.3. Tình hình BĐKH toàn cầu và Việt Nam...................................................... 12
3.1.4. Tác động của BĐKH đến kinh tế - xã hội của Việt Nam............................. 16
3.1.5. Tác động của BĐKH đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................................ 22
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 23
3.2.1. Nội dung....................................................................................................... 23
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 33
4.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của người phỏng vấn................................................. 33
4.2. Tình hình BĐKH trong những năm vừa qua tại BR – VT ................................. 35
4.2.1. Nhiệt độ........................................................................................................ 35
4.2.2. Lượng mưa................................................................................................... 36
4.2.3. Mực nước biển ............................................................................................. 37
v


4.3. Đánh giá tác động của BĐKH đến đời sống kinh tế của người dân................... 37
4.3.1. Thiệt hại của BĐKH đối với sức khoẻ dân cư trong khu vực...................... 37
4.3.2. Chi phí giảm nhẹ thiệt hại do nắng nóng ..................................................... 42
4.3.3. Chi phí phòng ngừa thiệt hại do bão ............................................................ 44
4.3.4. Thiệt hại do giảm thu nhập từ nguồn lợi thủy sản ....................................... 46
4.4. Đánh giá tác động của BĐKH đến đời sống xã hội của người dân.................... 50
4.4.1. Tác động đến việc chuyển đổi nghề nghiệp................................................. 50
4.4.2. Tác động đến việc xây dựng nhà cửa........................................................... 52
4.4.3. Tác động đến tâm lý..................................................................................... 53
4.5. Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH.................................................... 55

4.5.1. Nhận thức của người dân về biểu hiện của BĐKH...................................... 56
4.5.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về BĐKH ... 58
4.6. Phân tích hiệu quả các giải pháp ứng phó với BĐKH của người dân................ 61
4.6.1. Các giải pháp ứng phó với BĐKH của người dân ....................................... 61
4.6.2. Khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp ứng phó ......................... 62
4.7. Hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc ứng phó với BĐKH ................. 64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 66
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 66
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….70

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (Asian Development Bank)

BĐKH

Biến Đổi Khí Hậu

BR – VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

CHXHCNVN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


ĐDSH

Đa Dạng Sinh Học

IPCC

Uỷ Ban Liên Chính Phủ Về Thay Đổi Khí Hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)

KT – XH

Kinh Tế - Xã Hội

LHQ

Liên Hợp Quốc

PKKV

Phòng Khám Khu Vực

STT

Số Thứ Tự

TB

Trung Bình


TĐHV

Trình Độ Học Vấn

TNMT

Tài Nguyên Môi Trường

TT

Thị Trấn

VNĐ

Việt Nam Đồng

WB

World Bank

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu các Biến trong Mô Hình........................................................ 28
Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn.......................... 33
Bảng 4.2. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn (Tiếp theo)....... 34
Bảng 4.3. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh của 60 Hộ Điều Tra trong Năm 2009 ................... 40
Bảng 4.4. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Bình Quân của Một Hộ trong Năm 2009. ............ 41

Bảng 4.5. Chi Phí Giảm Nhẹ Trung Bình của Một Hộ trong Năm 2009 ..................... 43
Bảng 4.6. Chi Phí Xây Dựng Trung Bình của Phương Tiện Tránh Bão ...................... 45
Bảng 4.7. Số Lần Đánh Bắt Trung Bình của Một Hộ................................................... 46
Bảng 4.8. Thu Nhập Bình Quân Một Lần Đánh Bắt của Một Hộ trong Năm 2009 ..... 47
Bảng 4.9. Thu Nhập Bình Quân Một Lần Đánh Bắt của Một Hộ trong Năm 2009 ..... 48
Bảng 4.10. Mức Độ Ảnh Hưởng của BĐKH Đến Nghề Nghiệp ................................. 50
Bảng 4.11. Tình Trạng Nhà Ở của các Hộ Điều Tra .................................................... 52
Bảng 4.12. Lý Do Sửa Chữa Nhà ................................................................................. 53
Bảng 4.13. Tâm Lý của Hộ Gia Đình đối với các Hiện Tượng Cực Đoan của Thiên
Nhiên............................................................................................................................. 53
Bảng 4.14. Quan Sát của Người Dân về Sự Thay Đổi Nhiệt Độ ................................. 56
Bảng 4.15. Quan Sát của Người Dân về Sự Thay Đổi Lượng Mưa ............................. 56
Bảng 4.16. Quan Sát của Người Dân về Sự Thay Đổi Độ Ẩm .................................... 57
Bảng 4.17. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit.......................................................... 58
Bảng 4.18. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình.............................................................. 60
Bảng 4.19. Các Giải Pháp Ứng Phó với BĐKH của Người Dân ................................. 61
Bảng 4.20. Khó Khăn trong Việc Sửa Nhà................................................................... 62
Bảng 4.21. Khó Khăn trong Việc Chuyển Chổ Ở ........................................................ 63
Bảng 4.22. Khó Khăn trong Việc Chuyển Đổi Nghề ................................................... 63
Bảng 4.23. Nhận Xét của Người Dân về Công Tác Ứng Phó với Thiên Tai tại Địa
Phương.......................................................................................................................... 64

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Hiệu Ứng Nhà Kính...................................................................................... 11
Hình 3.2. Diễn Tiến Nhiệt Độ Trung Bình Toàn Cầu .................................................. 12
Hình 3.3. Diễn Biến của Mực Nước Biển Trung Bình Toàn Cầu ................................ 13

Hình 3.4. Nhiệt Độ Trung Bình Tháng của Một Số Tỉnh trong Cả Nước .................... 14
Hình 3.5. Diện Tích Đất các Quốc Gia bị Ảnh Hưởng theo các Kịch Bản Nước Biển
Dâng ở Đông Nam Á .................................................................................................... 15
Hình 3.6. TP Vũng Tàu có Nguy Cơ bị Ngập do Nước Biển Dâng ............................. 23
Hình 4.1. Nhiệt Độ Trung Bình tại BR – VT Qua Các Năm........................................ 35
Hình 4.2. Lượng Mưa Trung Bình tại BR – VT Qua Các Năm ................................... 36
Hình 4.3. Mực Nước Biển tại BR – VT Qua Các Năm ................................................ 37
Hình 4.4. Tỷ Lệ Các Bệnh Liên Quan đến BĐKH. ...................................................... 38
Hình 4.5. Tình Hình Bệnh Tật ở Trẻ Em Năm 2008 - 2009......................................... 39
Hình 4.6. Ý Kiến của Người Dân về Tình Hình Nắng Nóng ....................................... 43
Hình 4.7. Mức Độ Ảnh Hưởng của Bão ....................................................................... 44
Hình 4.8. Ống Cống Tránh Bão.................................................................................... 46
Hình 4.9. Tình Hình Chuyển Đổi Nghề Nghiệp ........................................................... 51
Hình 4.10. Tỉ Lệ Chuyển Đổi Nghề Nghiệp................................................................. 51
Hình 4.11. Tình Hình Sửa Chữa Nhà Cửa.................................................................... 52
Hình 4.12. Có Nghe Thông Tin về BĐKH ................................................................... 55
Hình 4.13. Hầm Trú Ẩn ................................................................................................ 61

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi điều tra
Phụ lục 2. Bảng kết xuất mô hình ước lượng

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Với mục tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá, từ hàng thế kỷ nay, loài người đã
và đang khai thác kiệt quệ, tàn phá nguồn tài nguyên sinh thái dẫn đến hậu quả là môi
trường sống của chính con người đang bị đe doạ nghiêm trọng và khí hậu đang ngày
càng bị biến đổi nhanh.
Theo tổ chức Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì sự nóng lên của
khí hậu trái đất không còn đơn thuần là vấn đề môi trường mà đã trở thành vấn đề của
sự phát triển. Sự biến đổi diễn ra trên toàn cầu, trong các khu vực, bao gồm cả các thay
đổi trong thành phần hoá học của khí quyển, biến đổi nhiệt độ bề mặt, nước biển dâng,
các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai tăng lên đáng kể về số lượng và cường
độ. Những thay đổi này dẫn đến những thay đổi trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học
và hệ thống kinh tế - xã hội trên toàn bộ hành tinh. Những thay đổi này cũng đang đe
doạ sự phát triển, đe doạ cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái.
BĐKH là một thực thể diễn tiến trong quá khứ đến hiện tại và được phỏng đoán
là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai. Sự phát thải quá nhiều chất khí như
CO2, CH4, CFC, ... vào bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, hệ quả tạo nên hiện
tượng nóng lên toàn cầu làm băng ở Bắc và Nam cực cũng như các dải băng ở các dãy
núi cao tan nhanh hơn khiến mực nước biển đang có xu thế dâng cao, cán cân tuần
hoàn nước thay đổi làm đe dọa toàn bộ hệ sinh thái hiện hữu. Đặc biệt, các vùng đất
thấp, vùng ven biển sẽ chịu tác động nặng nề nhất. Trên thế giới, hơn 1,7 triệu nông
dân và người chăn nuôi quy mô nhỏ đang nằm trong nhóm dễ bị tổn thương nhất do
các tác động của BĐKH (Phạm Mạnh, 2009).
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Jonhannesburg (Cộng
hòa Nam Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của BĐKH toàn cầu trực


tiếp tác động đến sự sinh tồn của loài người, cụ thể đến tài nguyên nước, năng lượng,
sức khỏe con người, nông nghiệp - an ninh lương thực và đa dạng sinh học. Năm lĩnh
vực này có liên quan mật thiết với nhau.

Là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chịu ảnh hưởng
của vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng. Với hơn 75% dân số
sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sông
Cửu Long, Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi BĐKH. Câu hỏi hiện nay không còn là: “Liệu hiện tượng BĐKH có
ảnh hưởng đến nước ta hay không?”mà là “Ứng phó như thế nào để giảm thiểu thiệt
hại, bảo vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và tiếp tục phát triển bền vững”.
Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và
phê chuẩn Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH và nghị định thư Kyoto.
Nhiều bộ, ngành, địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu tình
hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển KT –
XH, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó. Tuy vậy, những cố gắng nói
trên là chưa đủ để đảm bảo ứng phó có hiệu quả với những tác động trước mắt và tiềm
tàng của BĐKH.
Đến nay, việc nghiên cứu liên quan đến BĐKH ở Việt Nam nói chung và miền
Nam nói riêng chưa có nhiều. Việc chuẩn bị thích ứng chỉ mới ở bước đầu và mới
được thực hiện ở một số địa phương. Theo ông Koos Neefjes, chuyên gia tư vấn chính
sách về BĐKH của Chương trình Phát triển LHQ tại Việt Nam thì Việt Nam cần được
tiếp tục nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của những giải pháp đã có, đồng thời tìm ra
các giải pháp mới để ứng phó với BĐKH. Vì vậy, việc đầu tư những chương trình
nghiên cứu đặc biệt về những tác động và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là
điều thực sự cần thiết.
Các vùng đất thấp ven biển ở miền Nam Việt Nam được xem là vùng nhạy cảm,
dễ chịu nhiều tổn thương do nơi đây có mật độ dân cư tập trung tương đối cao, sản
xuất nông ngư nghiệp chịu lệ thuộc lớn vào thời tiết và nguồn nước. Bà Rịa – Vũng
Tàu là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, với lợi thế bờ biển dài đã tạo điều kiện cho tỉnh
phát triển du lịch, đánh bắt thủy hải sản và các ngành kinh tế biển khác. Tuy nhiên,
chính địa thế trên cũng làm cho BR – VT trở thành nơi dễ chịu tác động của BĐKH. Ở
2



BR – VT theo qui luật thì 80 năm mới có một trận bão lớn, nhưng vào khoảng 10 năm
gần đây đã có hai trận bão lớn gây thiệt hại nặng nề. Tình trạng xói lở vùng ven biển,
nước dâng sóng lớn, gây xói lở rất mãnh liệt dải ven bờ từ TP.Vũng Tàu đến Bình
Châu. Chỗ thì xói lở, chỗ thì bồi lấp cửa sông luồng lạch. Việc xâm ngập mặn nước
ngầm mạnh hơn những năm trước đây (Trương Thành Công, 2009). Điều này cho
thấy, BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân nơi đây,
đặc biệt là cộng đồng cư dân sống ven biển.
Năm 2006, cơn bão số 9 đã bất ngờ đổ bộ vào BR – VT và gây nhiều thiệt hại.
Phước Hải là một thị trấn ven biển thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh BR – VT do đó cũng chịu
ảnh hưởng không nhỏ. Theo thống kê, khoảng 800 căn nhà bị tốc mái, 89 người bị
thương (Tuổi Trẻ, 2006). Thị trấn Phước Hải có khoảng 80% dân số sống bằng nghề
đánh bắt, chế biến hải sản và làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Vì vậy, khả năng tác động
của BĐKH đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại Phước Hải là rất lớn. Vì
thế, rất cần những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến người dân nhằm đánh giá
hiệu quả của những giải pháp đã có, đồng thời tìm ra các giải pháp mới để ứng phó với
BĐKH.
Vì thế, được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM,
tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ
HỘI CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TẠI
THỊ TRẤN PHƯỚC HẢI, HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích tác động kinh tế - xã hội của BĐKH đến cộng đồng
dân cư ven biển tại thị trấn Phước Hải.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Tìm hiểu tình hình BĐKH trong những năm vừa qua tại tỉnh BR - VT.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến đời sống kinh tế của người dân.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến đời sống xã hội của người dân.
- Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH.
- Phân tích hiệu quả các biện pháp ứng phó với BĐKH của người dân.

- Tìm hiểu các hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với người dân.
- Đề xuất những giải pháp nhằm ứng phó với hiện tượng BĐKH.
3


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 2 khu phố: Lộc An và Hải Trung của thị trấn
Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh BR – VT.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ 20/3/2010 đến 07/07/2010.
1.4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương: Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương 2 tổng quan
những tài liệu có liên quan làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời, khái quát
điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội tại TT Phước Hải. Trong chương 3, dựa
trên những khái niệm liên quan đề tài đưa ra nguyên nhân, biểu hiện, tình hình BĐKH
trên thế giới và tại Việt Nam. Đề tài còn đưa ra những tác động của BĐKH đến đời
sống kinh tế - xã hội tại Việt Nam nói chung và tỉnh BR – VT nói riêng. Tác giả sử
dụng các phương pháp định tính cũng như định lượng để giải quyết từng mục tiêu
nghiên cứu cụ thể. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: thu thập số liệu sơ cấp
thông qua việc tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp những người dân; các phương pháp dựa
vào giá thị trường và các phương pháp tiết lộ sở thích để đánh giá thiệt hại do BĐKH
gây ra đối với người dân trong năm 2009; phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các cán
bộ, các chuyên gia về môi trường tại địa phương; cùng với việc thu thập số liệu thứ
cấp từ các tài liệu nghiên cứu liên quan, internet, báo chí, … sau đó xử lý, phân tích số
liệu trên phần mềm excel, kinh tế lượng. Chương 4, qua kết quả điều tra 60 hộ dân
trong vòng 2 tuần, đề tài đã phản ánh những tác động của BĐKH đến đời sống kinh tế
- xã hội của người dân nơi đây. Đồng thời tìm hiểu, phân tích và dựa trên kết quả đó,
đề tài đã đánh giá được nhận thức của người dân về BĐKH, cũng như phân tích hiệu

quả của các biện pháp thích ứng. Sau cùng, đề tài còn tìm hiểu những hỗ trợ của chính
quyền địa phương trong việc giúp người dân ứng phó với BĐKH. Chương 5 rút ra
những kết luận xung quanh những vấn đề đã được khảo sát và từ đó đề xuất những ý
kiến cho các cấp, ban ngành địa phương và người dân nhằm ứng phó có hiệu quả với
BĐKH.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới về
nguyên nhân, biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu cũng như tìm hiểu về sự thích
ứng của con người đối với BĐKH. Đề tài đã tham khảo một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu “Ứng phó với biến đổi khí hậu và biển dâng”của GS. TS Nguyễn
Ngọc Trân đã đề cập những tác động của BĐKH lên môi trường tự nhiên và ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội hội ở đồng bằng sông Cửu Long và vùng
duyên hải miền Trung. Tác giả đề ra những nhiệm vụ cần tiến hành trong các lĩnh vực
nghiên cứu triển khai, phát huy và đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nhà nước và hợp
tác quốc tế nhằm ứng phó có hiệu quả, bảo vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và
tiếp tục phát triển bền vững - một nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với đất nước trong
những thập kỷ tới và cần được nhận thức đúng mức.
Nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu đối với Bà Rịa – Vũng Tàu”của các
tác giả Nguyễn Đình Hòe, Đặng Đình Long, Trần Thị Xuân Thủy đã trình bày một số
phác thảo về BĐKH ở Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đã phác thảo tác động của
BĐKH đối với tỉnh BR – VT, một trong các vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
hiện tượng BĐKH. Theo nghiên cứu này, BĐKH sẽ làm BR – VT chuyển sang trạng
thái bán khô hạn và theo đó là các hệ lụy như: thiếu nước sạch trong sinh hoạt, thiếu

nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, thiếu nước dẫn đến khai thác không bền vững tài
nguyên nước ngầm và dịch bệnh ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, BĐKH là thách
thức lớn cho vùng bờ như: tác động đến tài nguyên đất, đánh bắt - nuôi trồng thủy sản,
công nghiệp, du lịch, đa dạng sinh học cũng như tác động đến các vấn đề xã hội khác
như: xóa đói giảm nghèo, di dân và tái định cư. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đưa ra
những định hướng chung trong việc ứng phó với BĐKH ở BR – VT.


Nghiên cứu “Đánh giá tổn hại và xây dưng chính sách đối ứng khi mực nước
biển dâng tại phường Đông Hải, thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh
Thuận”do nhóm sinh viên Đại Học Nông Lâm thực hiện, 2009. Đề tài đặt ra giả định
mực nước biển dâng lên 1m để xác định tổng thiệt hại về kinh tế và đời sống nhân dân
tại phường Đông Hải. Từ đó, tác giả tiến hành đánh giá tổn hại về đất đai, nhà cửa,
giao thông, nguồn nước, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Bằng cách áp dụng
phương pháp dựa vào giá thị trường, đề tài đã tính tổng giá trị tổn hại khi mực nước
biển dâng lên 1m là 165.19 tỷ đồng tại các khu phố ven biển của phường Đông Hải.
Bên cạnh đó, đề tài tập trung xây dựng một số chính sách phù hợp nhằm đối phó với
vấn đề mực nước biển dâng. Đồng thời kêu gọi những việc cần làm tại địa bàn nghiên
cứu để hạn chế tác động của nước biển dâng lên.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Phước Hải là một thị trấn ven biển thuộc huyện Đất Đỏ. Có vị trí địa lý: phía
Đông giáp xã Lộc An, phía Tây giáp thị trấn Long Hải (thuộc huyện Long Điền), phía
Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp xã Long Mỹ và xã Phước Hội.
b) Lịch sử hình thành
TT Phước Hải có một vị trí quan trọng về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế,
nơi đây là vùng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và ch người dân về BĐKH. Vì
vậy, chính quyền thị trấn cần phải tuyên truyền phân tích cho các phụ huynh thấy được
những lợi ích trong tương lai. Để thực hiện tốt điều này cần phải có chính sách hỗ trợ

học phí cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

69


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu, Hà Nội, 7/2008.
Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Văn Thắng và Trần Thục, 2008. Biến đổi khí hậu ở Việt
Nam và giải pháp ứng phó, Đồ Sơn, 14-15/8/2008.
Trương Quang Học, 2009. Tác động của biến đổi khí hậu tới tự nhiên và đời sống xã
hội, Chương trình Hợp tác Việt Nam - Thụy Điển (SEMLA), Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Trần Thanh Lâm, 2009. Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế: Dự báo và giải
pháp. Tạp chí cộng sản, số 11.
Nguyễn Thị Mộng Lan, 2008. Sự thích ứng của con người đối với thay đổi khí hậu.
Tiểu luận Cao học Môi trường, Trường Đại Học Xã Hội Nhân Văn TP.HCM.
Nguyễn Ngọc Trân, 2009. Ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ứng phó
với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Chương trình mục tiêu quốc gia, Một
số nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần triển khai, Paris, 30/5 và 20/6/2009.
Nguyễn Đình Hòe, Đặng Đình Long và Trần Thị Xuân Thủy, 2009. Tác động của
BĐKH đối với Bà Rịa –Vũng Tàu. Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường
vùng CERSED.
Báo cáo UBND.Thị trấn Phước Hải, 2009 Về việc tổng kết tình hình phát triển Kinh
tế - Văn hóa xã hội – QPAN năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010.

70


S. Rahmstorf, Hans J. Schellnhuber, 2007. Khí hậu biến đổi thảm kịch vô tiền khoáng

hậu trong lịch sử nhân loại (Trang Quan Sen dịch, 2008). Nhà xuất bản trẻ
TP.HCM.
Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC),2007. Biến đổi khí hậu và khả
năng thích ứng với những tác động.
Song An, “Thị trấn Phước Hải: Bảo vệ môi trường bằng hương ước”, tháng 11/2008.
< />Thái Chuyên, “Tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế Việt Nam”, Sở công
thương, 12/2009.
< />Trương Thành Công, “BR-VT đối mặt với biển đổi khí hậu”, 10/2009.
< />Phạm Mạnh, “Biến đổi khí hậu đem đến thêm những chi phí mới”, 12/2009.
< />ng_chi_phi_moi>
Thúy Ngà, “Biến đổi khí hậu tác động đến nông nghiệp và nông thôn rất lớn”, 2009.
< />sites%20content/live/vir/web%20contents/>
Nhóm sinh viên, 2009. Đánh giá tổn hại và xây dưng chính sách đối ứng khi mực nước
biển dâng tại phường Đông Hải, thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh
Thuận. Báo cáo thực tập tổng hợp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt
Nam.

71


PHỤ LỤC
Phu Lục 1: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Hộ Gia Đình
Số TT phiếu………Ngày ……….…....
Nơi phỏng vấn …….……...…………..
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Phân tích tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu đến cộng đồng dân cư ven
biển tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG
1. Thông tin người được phỏng vấn
Câu 1. Họ và tên chủ hộ: …………………………………

Câu 2. Tuổi: …………………
Câu 3. Giới tính:

1. Nam

2. Nữ

Câu 4. Dân tộc:

1. Kinh

2. Hoa

Câu 5. Trình độ học vấn:
Câu 6. Nghề nghiệp:

3. Khác ………………

1. Mù chữ

2. Tiểu học

3. THCS

4. THPT

5. Học nghề

6. CĐ, ĐH trở lên


1. Chủ ghe đánh bắt xa bờ

2. Chủ ghe đánh bắt gần bờ

3. Công bạn

4. Đan lưới

5. Buôn bán nhỏ

6. Công nhân

7. Nội trợ

8. Khác …………………..

2. Thông tin hộ gia đình
Câu 7. Tổng số người sống trong hộ (hiện tại): …………… người.
Câu 8. Tổng số lao động trong hộ: …………… người.
Câu 9. Số người làm nghề đánh bắt cá: ……… người
Câu 10. Anh/chị có phải là người dân địa phương không?
1.Có

2. Không

Câu 11. Khoảng cách từ nhà ra biển?.......................m


PHẦN II: NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BĐKH
Câu 12. Anh/chị có từng được nghe về vấn đề BĐKH hay không? (Nếu không PVV

đọc rõ khái niệm BĐKH)
1. Có

2. Không

Câu13. Nếu có, nghe từ nguồn thông tin nào?
1. Từ kinh nghiệm bản thân

2. Từ người lớn tuổi

3. Hàng xóm

4. Chính quyền địa phương

5. Tivi, báo, đài phát thanh

6. Khác……………….

Câu 14. Theo anh/chị BĐKH là gì?
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Pvv đọc rõ ràng khái niệm: “Biến đổi khí hậu là những ảnh hưởng có hại của
biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các
hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (IPPC,
2007).
Câu 15. Theo anh /chị, khu vực cộng đồng sinh sống hiện nay có chịu tác động của
BĐKH hay không?
1. Có


2. Không

Câu 16. Nếu có, anh/chị thấy biểu hiện của BĐKH tại địa phương như thế nào?
Yếu tố

Biểu hiện (1. Tăng; 2. Giảm; 3. Thay đổi thất
thường; 4. Không thay đổi)

1. Lượng mưa trung bình
2. Nhiệt độ trung bình
3. Độ ẩm trung bình
Câu 17. Theo anh/chị BĐKH tại địa phương diễn ra từ năm nào? ................
Câu 18. BĐKH gây ra những ảnh hưởng gì cho gia đình anh/chị?
1. Giảm thu nhập nghề cá

2. Phải xây dựng/mua phương tiện tránh bão

3. Tăng các chi phí để tránh nóng 4. Bênh tật gia tăng

5. Khác.......


PHẦN III: TÁC ĐỘNG KINH TẾ
1. Thiệt hại về sức khỏe
Câu 19. Theo anh/chị tình trạng BĐKH như hiện nay có ảnh hưởng đến sức khoẻ của
gia đình không?
1. Có

2. Không


3. Không biết

Câu 20. Mức độ ảnh hưởng ?
1. Rất nghiêm trọng
2. Nghiêm trọng
3. Không nghiêm trọng
Câu 21. Những bệnh thường gặp nhất do BĐKH trong thời gian qua?
1. Các bệnh do muỗi truyền (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não)
2. Các bệnh đường ruột (tiêu chảy, viêm đường ruột,…)
3. Các bệnh đường hô hấp (cúm, viêm xoang, thương hàn, bệnh về phổi…)
4. Các bệnh khác (suy dinh dưỡng, …)
Câu 22. Trong năm qua, có bao nhiêu người trong gia đình anh/chị bị mắc các bệnh
trên? …………… người.
Câu 23. Anh/chị vui lòng cho biết thiệt hại do các bệnh phát sinh đột ngột và có phần
nghiêm trọng?
Tên

Lần

1
2
1
2
1
2

Số

Số ngày Số


ngày Số

ngày Tăng khẩu Chi phí Tiền

ngày

nằm

không lao người thân phần

thuốc

bệnh

viện

động

men/lần động

chăm sóc

ăn/ngày

công lao


Câu 24. Anh/chị cho biết thiệt hại do các bệnh phát sinh thường xuyên?
Tên người bệnh


Lần bệnh

Tiền thuốc

Số ngày nghỉ việc

Tổng chi

1
2
3
1
2
3
1
2
3
2. Thiệt hại về đánh bắt thủy sản
a. Chủ ghe đánh bắt xa bờ
Câu 25. Nếu thời tiết thuận lợi, số lần đánh bắt trong tháng là: …………. lần
Câu 26. Số tháng đánh bắt trong năm: ……… tháng
Câu 27. Trong năm 2009, số lần đánh bắt trong tháng là: ………. ……. lần
Câu 28. Số tháng đánh bắt trong năm 2009: ……….. tháng
Câu 29. Vui lòng cho biết chi phí đánh bắt:
Chi phí biến đổi
Chi phí vận chuyển: …………………. đồng/lần.
Chi phí bảo quản: ……………………. đồng/lần.
Chi phí thức ăn: ………………….. đồng/lần.
Chi phí tu bổ ghe mỗi năm (lên ụ): ………………….. đồng/năm.

Chi phí khác: …………………………. đồng/lần.
Công lao động
Chi phí công lao động thuê trung bình cho mỗi lần đánh bắt: …………….. đồng.


Dụng cụ đánh bắt
Khoản mục

Số lượng

Đơn giá

Thời hạn sử dụng Thành tiền

Ghe/đò + máy
Máy điện đài
Định vị
Máy D + Nimô
Thúng
Miệng cào
Dây (Củ mì)
Xích + dây bụi
Cảo
Cặp dép
Cáp
Xích
Dập ghẹ
Lưới
Khác (mani, dây bồng, xích kèo)
Câu 30. Doanh thu trung bình một lần đánh bắt trong năm 2009 của anh/chị là bao

nhiêu? …..…………...... đồng
b. Chủ ghe đánh bắt gần bờ
Câu 31. Nếu thời tiết thuận lợi, số lần đánh bắt/tháng là:……….. lần.
Câu 32. Số tháng đánh bắt trong năm: …… tháng.
Câu 33. Năm 2009, số lần đánh bắt/tháng là:……….. lần.
Câu 34. Số tháng đánh bắt trong năm 2009: …… tháng.


Câu 35. Vui lòng ước tính chi phí đánh bắt:
Khoản mục

Số lượng

Đơn giá

Thời hạn sử dụng

Thành tiền

Đò/thúng
Lưới
Điện đàm
Xăng dầu

X

Công bạn

X


Chi phí tu bổ đò/

X

thúng 1 năm
Chi phí tu bổ

X

lưới/lần đánh bắt
Khác

X

Câu 36. Doanh thu trung bình mỗi lần đánh bắt trong năm 2009 của gia đình là:
……………. đồng.
3. Chi phí tránh nóng
Câu 37. Trong năm 2009, anh/chị thấy thời gian nắng nóng có kéo dài hơn trước
không? (Nếu không chuyển qua câu 42)
1. Có

2. Không

Câu 38. Nếu có, số tháng tăng thêm là bao nhiêu? ………… tháng.
Câu 39. Anh/chị làm gì để tránh nóng?
1. Giải khát (đi uống cà phê, mua nước giải khát, ….) nhiều hơn.
Số lần/tháng: …… lần

Chi phí/lần: ......................... đồng.


2. Sử dung nước nhiều hơn

Tiền nước gia tăng/tháng: ................ đồng.

3. Mua thiết bị làm mát (quạt, điều hòa)
4. Sử dụng điện nhiều hơn

Chi phí: ....................... đồng.

Tiền điện gia tăng/tháng: ............... đồng .

5. Trồng cây xanh

Chi phí: …………….. đồng

6. Khác …………………

Chi phí: ……………...đồng

4. Chi phí phòng ngừa thiệt hại về tính mạng và tài sản do bão
Câu 40. Mức độ ảnh hưởng của bão đến cuộc sống của gia đình như thế nào?
1. Rất nghiêm trọng

2. Nghiêm trọng

3. Không nghiêm trọng


Câu 41. Anh/chị có các phương tiện để tránh những thiệt hại về tính mạng và tài sản
do bão gây ra hay không?

1. Có

2. Không

Câu 42. Nếu không, trong tương lai anh chị có muốn xây dựng/mua các phương tiện
để tránh bão? (Nếu không chuyển qua câu 46)
1. Có

2. Không

Câu 43. Anh/chị cho biết chi phí xây dựng/mua phương tiện tránh bão?
Phương tiện tránh bão

Số lượng

Đơn giá

Thời hạn sử dụng

Thành tiền

Hầm trú ẩn
Ống cống
Phòng trú ẩn
Nơi trú ẩn
PHẦN IV: TÁC ĐỘNG XÃ HỘI
1. Tác động đến nghề nghiệp
Câu 44. Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến nghề nghiệp của các thành viên trong gia
đình anh/chị?
1. Ảnh hưởng nhiều


2. Ảnh hưởng ít

3. Không ảnh hưởng

Câu 45. Gia đình đã bao giờ chuyển nghề chưa? (Nếu chưa, chuyển qua câu 50)
1. Có

2. Chưa

Câu 46. Nếu có, gia đình đã chuyển đổi nghề mấy lần? ................... lần
Cụ thể: …………………………………………………………………………
Câu 47. Vì sao lại đổi nghề?
……………………………………………………………………………………..
Câu 48. Tổng thu nhập trung bình/tháng của hộ gia đình là: ……………. ( đồng).


×