Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN THUỘC CÔNG TY ĐIỆN LỰC II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN
THUỘC CÔNG TY ĐIỆN LỰC II

VÕ THỊ THU TRÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Trung tâm thí nghiệm điện - công ty điện lực II ” do Võ
Thị Thu Trâm, sinh viên khóa 32, ngành kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày

.

BÙI XUÂN NHÃ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm 2010

tháng

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba, mẹ những người đã sinh
ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi nên người như ngày hôm nay.
Xin cho tôi gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả thầy cô trường đại học
Nông Lâm, đặt biệt là các thầy cô khoa kinh tế - những người đã tận tình dạy dỗ
truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu nhất
giúp tôi làm nền tảng khi bước chân ra đời để đi làm.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Xuân Nhã, giảng viên bộ môn Kế Toán,
khoa Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt khóa
luận này.

Xin cho tôi gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Trung Tâm Thí Nghiệm Điện –
Công Ty Điện Lực II . Cảm ơn cô Thảo - kế toán trưởng, cũng như cô Loan, anh Bình,
anh Lực, chị Sương, chị Ngân, chị Mi, chị Nga, chị Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và cung cấp số liệu để tôi thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả những người thân, những người bạn đã luôn
bên cạnh, giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn, và chia sẽ với tôi những buồn vui
trong suốt quãng đời sinh viên.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

VÕ THỊ THU TRÂM


NỘI DUNG TÓM TẮT

VÕ THỊ THU TRÂM. Tháng 05 năm 2010. “Kế Toán Chi Phí Sản Xuất và Tính
Giá Thành Sản Phẩm tại Trung Tâm Thí Nghiệm Điện – Công Ty Điện Lực II”.

VO THI THU TRAM. May 2010. “Production Cost Accounting and Unit Cost
at Electric Testing Center – Electric II Company ”.

Khóa luận được thực hiện dựa trên các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và xác
định giá thành sản phẩm đã học vận dụng vào thực tiễn, các số liệu thu thập năm 2009.
Ngoài ra còn kết hợp với việc thống kê, phỏng vấn trực tiếp.
Nội dung chủ yếu nhằm mô tả lại quy trình hạch toán và xác định giá thành thực tế tại
Trung Tâm. Thông qua quá trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chỉ ra một số vấn
đề bất cập của mô hình hạch toán đang áp dụng để hướng tới hoàn thiện quy trình hạch
toán và tính giá thành sản phẩm tại Trung tâm nhằm phát huy tiềm lực vốn có.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2


1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm thí nghiệm điện – Công ty điện lực II 4
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

4

2.1.2. Khái quát về Trung tâm

4

2.1.3. Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm

5

2.2. Bộ máy tổ chức và quản lý của Trung tâm

5

2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

5

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban


7

2.3. Tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm

11

2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán

11

2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành

12

2.3.3. Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ áp dụng

14

2.3.4. Đặc điểm tin học hoá công tác kế toán tại Trung tâm

14

2.4. Những thuận lợi, khó khăn của Trung tâm trong giai đoan vừa qua và định
hướng phát triển trong tương lai

16

2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn


16

2.4.2 Định hướng phát triển trong tương lai

16

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

3.1. Chi phí sản xuất

17

3.2. Giá thành sản phẩm

18
v


3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

19

3.4. Nhiệm vụ của kế toán trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành
sản phẩm

19

3.5. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và

kỳ tính giá thành

19

3.6. Các yếu tố cấu thành nên sản phẩm, phương pháp tập hợp và cách phân bổ20
3.6.1. Chi phí nguyên vật liệu

20

3.6.2. Chi phí nhân công trực tiếp

22

3.6.3. Chi phí sản xuất chung

23

3.7. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

24

3.7.1. Kế toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng

24

3.7.2. Kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất

25

3.8. Tập hợp chi phí sản xuất, điều chỉnh các khoản làm giảm giá thành

sản phẩm

26

3.9. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

27

3.10. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

29

3.11. Phương pháp nghiên cứu

31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1 Đặc điểm về cơ cấu sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm tại trung tâm
thí nghiệm điện

32

4.1.1 Cơ cấu sản phẩm

32

4.1.2 Quy trình sản xuất sản phẩm tại trung tâm


32

4.2 Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kì tính giá thành

33

4.2.1 Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

33

4.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

33

4.2.3 Đối tượng tính giá thành

33

4.2.4 Kì tính giá thành

34

4.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất

34

4.3.1 Giá thành định mức của sản phẩm


34

4.3.2 Tình hình sản xuất trong kì

39

vi


4.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

40

4.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm

60

4.4.1 Tập hợp chi phí sản xuất

61

4.4.2 Tính giá thành sản phẩm

62

4.5 Nhận xét chung và ý kiến đề xuất

64

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


66

5.1 Kết luận

66

5.2 Kiến nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

P.

Phòng

PX

Phân xưởng

TCKT

Tài chính kế toán


HC

Hành chính

TBĐ

Thiết bị điện

BHXH/TN

Bảo hiểm xã hội và thất nghiệp

BHYT

Bảo hiểm y tế

KPLĐ

Kinh phí lao động

CP

Chi phí

TSCĐ

Tài sản cố định

NVL


Nguyên vật liệu

NC

Nhân công

SXC

Sản xuất chung

CPNVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT

Chi phí nhân công trực tiếp

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

CPSXKDDD

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

CPSXKDDD

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang


CPSXKDPS

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phát sinh

ĐK

Đầu kì

CK

Cuối kì

PS

Phát sinh

CPNVLDD

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang

CPNCDD

Chi phí nhân công trực tiếp dở dang

SP

Sản phẩm

SPHT


Sản phẩm hoàn thành

SLSP

Số lượng sản phẩm

SPHTTĐ

Sản phẩm hoàn thành tương dương
viii


SC

Sửa chữa

GT

Giá trị

KT

Kế toán

TK

Tài khoản

đm


Định mức

QL

Quản lí

BĐGĐM

Bảng đơn giá định mức

PGNV

Phiếu giao nhiệm vụ

PĐNCVT

Phiếu đề nghi cấp vật tư

PXK

Phiếu xuất kho

BCC

Bảng chấm công

BCCLTG

Bảng chấm công làm thêm giờ


TGNH

Tiền gửi ngân hàng

DT

Doanh thu

KH

Khấu hao

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 : Bảng tổng hợp giá thành định mức của các sản phẩm trong mã T003

34

Bảng 4.2: Tình hình sản xuất mã sản phẩm T003 trong tháng 12/2009

39

Bảng 4.3: Tổng giá thành định mức theo sản lượng thực tế

39


Bảng 4.4 Bảng lương cơ bản tháng 12/2009

47

Bảng 4.5 Doanh thu của nhóm sản phẩm CT-PT

48

Bảng 4.6 Bảng tổng hợp CP SXC (Trừ chi phí khấu hao TSCĐ)

57

Bảng 4.7 Bảng tổng hợp tính giá thành thực tế từng sản phẩm mã T003 tháng
12/2009

64

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức Trung tâm thí nghiệm điện

6

Hình 2.2 : Sơ đồ bộ máy kế toán tại Trung tâm

11


Hình 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung

14

Hình 4.1 Quá trình lập và luân chuyển chứng từ trong kế toán chi phí nguyên
vật liệu

41

Hình 4.2 Quá trình lập và luân chuyển chứng từ trong kế toán

45

Hình 4.3 Quá trình lập và luân chuyển phiếu chi tiền mặt

52

Hình 4.4 Quá trình lập và luân chuyển Phiếu chi tiền gửi ngân hàng

53

Hình 4.5 Quá trình lập và luân chuyển bảng phân bổ điện nước

54

Hình 4.6 Quá trình lập và luân chuyển bảng phân bổ công cụ dụng cụ

55

Hình 4.7 Quá trình lập và luân chuyển bảng phân bổ khấu hao


55

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước ta từ một nước có nền kinh tế bao cấp lạc hậu đã phát triển hoà nhập vào
nền kinh tế thị trường đầy tiềm năng. Có thể nói đây là một yếu tố quan trọng để thúc
đẩy nước ta phát triển theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Tuy đây là một thị
trường đầy triển vọng nhưng nó cũng không kém phần nguy hiểm bởi ở đây sự cạnh
tranh là không thể tránh khỏi chưa kể là cạnh tranh rất khốc liệt. Người xưa có câu :
“thương trường là chiến trường” quả là không sai nếu bạn không đủ mạnh thì bạn sẽ
không bao giờ đứng nổi trong nền kinh tế này.
Tuy hiện tại ngành điện vẫn chưa chịu sự tác động nhiều của nền kinh tế thị
trường, không có nhiều doanh nghiệp trong nước cạnh tranh, đầu tư nước ngoài vào
nước ta về lĩnh vực này còn ít nhưng với xu thế phát triển hiện nay thì không bao lâu
nữa ngành điện cũng sẽ phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường.
Vì vậy để đứng vững trong nền kinh tế thị trường thì một vấn đề cần thiết nhất đó là
giá cả phải cạnh tranh. Mà nói đến giá cả tức là nói đến giá thành sản phẩm - một yếu
tố quan trọng nhất của sản xuất.
Như vậy kế toán giá thành là vấn đề trọng tâm trong công tác hạch toán kế toán
tại doanh nghiệp. Trên cơ sở hạch toán giá thành một cách chính xác, đầy đủ và khoa
học cùng với việc cập nhập thường xuyên những thông tin khác về thị trường và khách
hàng cho phép doanh nghiệp có những quyết định sáng suốt trong kinh doanh, phát
hiện chấn chỉnh kịp thời những yếu tố sai sót trong công tác quản lý, điều hành sản
xuất để doanh nghiệp ngày càng phát tiển.

Xuất phát từ những quan điểm trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế trường
Đại Học Nông Lâm, Ban lãnh đạo Trung Tâm Thí Nghiệm Điện – Công Ty Điện Lực
II và sự hướng dẫn của thầy Bùi Xuân Nhã, tôi tiến hành nghiên khóa luận “Kế toán


chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Trung Tâm Thí Nghiệm Điện – Công
Ty Điện Lực II”. Trong quá trình thực hiện khóa luận này, mặc dù đã cố gắng nhưng
thời gian ngắn, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế không nhiều chắc chắn tôi
sẽ có nhiều sai sót. Kính mong quý thầy cô, anh chị tại trung tâm góp ý để bản thân rút
kinh nghiệm cho quá trình công tác tiếp theo được tốt hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực tế công tác kế toán và việc vận dụng chế độ kế toán về tâp hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại trung tâm như thế nào. Qua đó đưa ra
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội gắn kết những kiến thức đã học với thực tế
nhằm củng cố nâng cao kiến thức và học hỏi kinh nghiệm trong môi trường làm việc
thực tế bên ngoài để làm hành trang cho bản thân sau này đi làm.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Phạm vi không gian : Nghiên cứu khóa luận “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm” tại Trung tâm Thí Nghiệm Điện – Công ty Điện Lực II .
- Phạm vi thời gian : Thời gian nghiên cứu khóa luận từ ngày 29/03/2010 đến
ngày 26/06/2010.
- Nội dung nghiên cứu : Tìm hiểu đặc điểm tình hình cơ bản của trung tâm cũng
như phương pháp, quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Trung tâm thí nghiệm điện – Công ty điện lực II. Qua thực tế tìm hiểu rút ra nhận xét,
đánh giá và đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1. Mở đầu
Nêu lý do chọn khóa luận, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc

khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Trung tâm : Quá trình hình thành và phát triển, bộ máy tổ
chức và quản lý, tổ chức công tác kế toán,… tất cả các vấn đề liên quan đến Trung tâm
đều trình bày ở chương này.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2


Trong chương này gồm 2 đề mục lớn : Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Phần nội dung là trình bày những khái niệm, những vấn đề có tính chất lý
thuyết về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Phần phương pháp nghiên cứu nêu lên các công cụ, phương pháp để thực hiện
khóa luận.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Trung
tâm . Từ đó có những nhận xét về công tác kế toán ở đây .
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Qua những nghiên cứu nêu ra được những ưu nhược điểm và tìm ra nguyên
nhân, trên cơ sở đó đề xuất ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt đông của Trung tâm.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm thí nghiệm điện – Công ty điện lực II
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm thí nghiệm điện ( gọi tắt là Trung tâm ) là một Doanh nghiệp Nhà nước

trực thuộc Công ty Điện lực II, thành lập theo quyết định của bộ Năng Lượng ( số 011
– ĐL/TCCB ngày 08/04/1981 ). Trung tâm là đơn vị thành viên của Công ty Điện lực
II, có tư cách pháp nhân, hạch toán bằng cách lấy thu bù chi, tự chịu trách nhiệm về
kết quả tài chính, hoạt động theo điều lệ về Xí nghiệp quốc doanh của Nhà nước và
theo quy chế phân cấp của Công ty điện lực II ( số 674 – ĐVN/DDL 2-3 ngày
16/05/1995 ).
Trung tâm được sử dụng con dấu riêng và có mở tài khoản số 10201 00000 87863 Sở giao dịch 2 tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, được quan hệ giao dịch và kí kết
hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước nằm trong phạm vi trách nhiệm
và quyền hạn quy định.
Trung tâm được Công ty Điện lực II giao vốn, tài sản và nhân lực để hoạt động
độc lập. Bên cạnh đó, Trung tâm có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn để đảm bảo
tái sản xuất.
Trung tâm được thành lập và hoạt động nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng về điện và các sản phẩm về điện, mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho xã hội, tạo lợi nhuận cho đơn vị, đóng góp cho Ngân sách
Nhà nước, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên và người lao động.
2.1.2. Khái quát về Trung tâm
- Tên Trung tâm : Trung tâm Thí nghiệm điện.
- Tên tiếng Anh : Electric Testing Center.
- Trụ sở chính : 22Bis Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh.


2.1.3. Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm
+ Chức năng
-

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sản xuất chế tạo một số thiết bị chuyên dùng cho
ngành điện.

-


Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp góp
phần đào tạo cán bộ, kĩ sư, công nhân kỹ thuật chuyên ngành.

-

Thực hiện một số chức năng về quản lý chuyên ngành, được Tổng cục tiêu
chuẩn đo lường chất lượng và Công ty điện lực II uỷ nhiệm trong lĩnh vực đo,
hiệu chỉnh, thí nghiệm điện.

-

Tư vấn kỹ thuật cho các dự án, công trình điện xây dựng mới hay mở rộng cải
tạo.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn
-

Tổ chức thí nghiệm, hiệu chỉnh các công trình điện mới xây dựng và kiểm tra
định kì hàng năm đối với các công trình đang vận hành.

-

Thí nghiệm các loại thiết bị, dụng cụ điện và các loại thiết bị, dụng cụ an toàn
cho khách hàng trong và ngoài ngành.

-

Thực thi Luật lao động, kí kết hợp đồng, thoả ước lao động tập thể, vận dụng
các hình thức trả lương, thưởng thích hợp và có hiệu quả. Tổ chức chăm lo đời

sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các chế độ
chính sách đối với người lao động.

-

Tổ chức bảo vệ tài sản Xã Hội Chủ Nghĩa, đảm bảo an ninh trật tự trong cơ
quan an toàn cho người và thiết bị trong sản xuất .

-

Tổ chức thanh tra định kì và đột xuất tại các đơn vị trực thuộc, giải quyết khiếu
tố, khiếu nại trong nội bộ Trung tâm.

-

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Công ty điện lực II

2.2. Bộ máy tổ chức và quản lý của Trung tâm
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

5


Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức Trung tâm thí nghiệm điện
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
P. TCKT
P. KĨ THUẬT
P. HC – TCLĐTL – TTBV & PC
ĐỘI THÍ NGHIỆM CAO ÁP


Tổ bảo vệ

ĐỘI RƠLE TỰ ĐỘNG
P. KẾ HOẠCH
P . KCS
Tổ kinh doanh
P. THÍ NGHIỆM HOÁ DẦU

Tổ kinh tế kế hoạch

PX. ĐIỆN NĂNG KẾ
P. VẬT TƯ - VẬN TẢI
Tổ kiểm tra giao nhận

Tổ vật tư

Tổ sửa chữa

Tổ xe
PX. SỬA CHỮA TBĐ

Tổ chuẩn định

PX. SẢN XUẤT TBĐ

Tổ
CT
PT


Tổ
đúc
nhựa

Tổ
chế
tạo
TBĐ

Tổ
cuốn
tụ
điện

6

Tổ
sấy
tẩm
tụ
điện

Tổ
hoàn
thành
sản
phẩm


2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

 Ban Giám Đốc
- Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước giám đốc Công ty
điện lực II về toàn bộ hoạt động của Trung tâm bao gồm:
 Tổ chức bộ máy để hoạt động có hiệu quả cao, xây dựng kế hoạch hoạt động
sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu thực tế lâu dài và theo các chính
sách chủ trương của Đảng, Nhà Nước, Cấp trên .
 Tổ chức áp dụng thực hiện các định mức kinh tế - kĩ thuật, đơn giá tiền
lương, tiêu chuẩn sản phẩm trong từng khâu sản xuất kinh doanh.
 Ký duyệt các quyết định đối với các đề án tổ chức, dự án đầu tư, hợp đồng
kinh tế; điều động, khen thưởng, bổ nhiệm, kỷ luật,… đối với cán bộ công
nhân viên.
- Phó giám đốc : phụ trách công việc trong hệ thống điện
 Trực tiếp theo dõi chỉ đạo công tác thí nghiệm định kì, xử lí sự cố trong hệ
thống điện, chỉ đạo thí nghiệm cônng trình nguồn, lưới điện mới xây dựng.
 Quản lí kĩ thuật liên quan đến hệ thống điện.
 Chỉ đạo công tác kĩ thuật an toàn lao động, trưỏng ban chỉ đạo chấm điểm
BHLĐ.
 Công tác nghiên cứu, sáng kiến cải tiến khoa học kĩ thuật, thông tin khoa
học kĩ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật nhất là công nghệ thông tin
vào các mặt của quản lí.
 Phòng Kế hoạch
- Soạn thảo cho giám đốc các hợp đồng kinh tế, hồ sơ dự thầu, đơn giá thí
nghiệm điện lẻ …
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng cơ bản và
theo dõi chỉ tiêu sản xuất hàng năm.
- Theo dõi và cập nhật các quyết định, văn bản liên quan đến việc thiết lập các
hợp đồng kinh tế.
- Xây dựng và tham gia xây dựng các định mức, đơn giá và hợp đồng khoán nội
bộ… áp dụng cho trung tâm để trình duyệt và ban hành sử dụng.
- Lập báo cáo liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

7


- Thực hiện tiếp thị, quảng cáo cho các sản phẩm. Đồng thời bán các sản phẩm
của Trung tâm chế tạo.
 Phòng Kĩ thuật
- Làm công tác quản lí kĩ thuật đối với mặt sản xuất của Trung tâm như :
+ Công tác thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị, xử lí sự cố của lưới điện trong
và ngoài ngành.
+ Công tác sửa chữa, sản xuất TBĐ ( điện kế, tủ điện, bản điện, … ) .
- Phối hợp thiết lập các đặc tính kĩ thuật đối với các vật tư trong thiết bị được
mua sắm phục vụ nhu cầu sản xuất.
- Tham gia xây dựng định mức cho công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh, sửa chữa,
sản xuất TBĐ.
- Quản lí kĩ thuật, theo dõi chế độ bảo dưỡng, kiểm định đối với các thiết bị thí
nghiệm, phục vụ sản xuất, kể cả các thiết bị áp lực và thiết bị an toàn.
- Tham gia xét duyệt nghiệm thu về mặt kĩ thuật các đề án cải tiến quy trình
công nghệ, đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến dự án chế tạo sản phẩm mới.
- Chịu trách nhiệm về quản lí hệ thống công nghệ thông tin, sửa chữa, bảo trì,
bảo dưỡng các thiết bị liên quan.
 Phòng Vật tư - Vận tải
- Quản lí vật tư và các hoạt động cung ứng vật tiếp liệu (tồn trữ, bảo quản, xuất
nhập, kiểm kê, thanh lí, khai thác chứng từ ...) . Quản lí về việc sử dụng vật tư đúng
mục đích, tiết kiệm nhất. Thực hiện sắp xếp vật tư trong kho.
- Xuất nhập vật tư, nhiên liệu theo yêu cầu và phải có chứng từ đi kèm.
- Lập các biểu báo cáo vật tư định kì hàng tháng, hàng quý. Tham gia kiểm kê
kho hàng năm, đề xuất các giải pháp đối với các vật tư tồn kho, ứ đọng, không đủ tiêu
chuẩn…
- Quản lí tập trung các đầu xe phục vụ sản xuất và công tác xa. Thực hiện bảo
dưỡng, sửa chữa thường xuyên. Lập kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện trung đại tu

hàng năm, quản lí kĩ thuật công xa…

8


 Phòng Hành chính - Tổ chức – Lao động tiền lương – Thanh tra bảo vệ
và pháp chế
- Là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm trong việc quản lí, chỉ đạo,
điều hành công tác hành chính, công văn giấy tờ, công tác thi đua khen thưởng, tổ
chức bộ máy, công tác cán bộ và quản lí lao động (giải quyết chế độ tiền lương, và
chính sách, thanh tra bảo vệ người lao động đúng theo quy định của nhà nước). Đảm
bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
 Phòng Tài chính kế toán
- Là một bộ phận của hệ thống quản lí, có chức năng thông tin và kiểm tra về
tài sản, nguồn hình thành tài sản, nghiên cứu vốn kinh doanh và quy trình vận động
của vốn. Thu thập và xử lí thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, công khai và minh
bạch.
Với chức năng trên thì P.TCKT là một bộ phận tham mưu cho Giám đốc trong
việc quản lí tài chính, kiểm tra và giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy
động vốn của Trung tâm.
- Nhiệm vụ
* Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị. Phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
* Kiểm tra giám sát về tình hình tài chính củu Trung tâm.
* Kiểm tra quản lí việc sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.
* Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu hoạch định các chính sách về huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực
tài chính.
* Cung cấp thông tin kinh tế tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của Trung tâm giúp nhà quản lí đưa ra quyết

định chiến lược.
* Lập kế hoạch tài chính hàng năm để Công ty điện lực II phê duyệt.
* Lập báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm và các báo cáo khác để nộp cho
Công ty điện lực II và Các cơ quan quản lí Nhà nước theo quy định.

9


 Đội Rơle tự động
- Thí nghiệm, hiệu chỉnh, và sửa chữa các TBĐ, thiết bị đo lường, điều khiển
và bảo vệ trên toàn bộ hệ thống lưới điện.
- Tư vấn kĩ thuật điện đặc biệt trong lĩnh vực điều khiển - bảo vệ - đo lường
các hệ thống điện động lực cho các đơn vị trong và ngoài ngành.
 Đội Thí nghiệm cao áp
- Thí nghiệm, hiệu chỉnh các TBĐ nhất thứ của các công trình trạm, nhà máy
mới xây dựng hoặc đang vận hành cũng như các TBĐ khác.
- Thí nghiệm các thiết bị và dụng cụ an toàn điện.
- Tư vấn kỹ thuật điện.
- Tham gia thiết kế, thi công lắp đặt, bảo trì các hệ thống điện động lực, hệ
thống tiếp địa...
 Phân xưởng Chế tạo TBĐ
- Nghiên cứu chế tạo các thiết bị thí nghiệm chuyên dùng theo yêu cầu của các
đơn vị.
- Nghiên cứu hoặc phối hợp nghiên cứu với các đơn vị về các đề tài về chế tạo
tụ điện.
- Thiết kế chế tạo các sản phẩm như: tụ, tụ bù và các loại tụ khác… trong điều
kiện cho phép của các thiết bị có trong dây chuyền.
- Tham gia lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện công tác tiểu - trung - đại tu
thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất.
- Chế tạo các loại biến áp (PT) và biến dòng (CT) trung và hạ thế theo yêu cầu

của khách hàng.
- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trung tâm nghiên cứu cải biến các
quy trình sửa chữa máy biến thế, sản xuất PT, CT Theo nhu cầu của thị trường.
- Lắp ráp tụ bảng điện, gia công các chi tiết cơ khí, lắp ráp các loại máy thử cao
áp AC…
 Phân xưởng Sửa chữa TBĐ
- Sửa chữa các loại máy biến thế trung - hạ thế.
- Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trung tâm nghiên cứu cải tiến các quy
trình sửa chữa máy biến thế theo yêu cầu của khách hàng.
10


 Phân xưởng Điện năng kế
- Sửa chữa và chuẩn định các loại điện năng kế.
- Kiểm tra định kì các hệ thống đo đếm ranh giới theo yêu cầu của Tổng công
ty điện lực Việt Nam.
- Kiểm chuẩn điện kế mẫu.
- Kiểm định điện kế phụ.
- Khảo sát, thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống điện kế.
- Phục hồi các điện kế phế thải, cải tạo điện kế không phù hợp tính năng.
 Phòng KCS
- Thử nghiệm kiểm chuẩn máy biến thế, CT, PT, tụ điện trung - hạ thế, thiết bị
đo các loại và các thiết bị điện khác. Ngoài ra còn thử nghiệm mẫu xung áp, xung
dòng, phóng điện cục bộ…
- Kiểm tra xuất xưởng các sản phẩm do Trung tâm sản xuất và sửa chữa (TU TI trung, hạ thế; máy biến thế các loại; tụ điện trung - hạ thế).
- Quản lý các mẫu đo lường của Trung tâm. Kiểm chuẩn định kì các mẫu tại
Trung tâm 3 hoặc Trung tâm đo lường.
 Phòng Thí nghiệm hoá dầu
- Khai thác có hiệu quả các thiết bị và bảo quản để vận hành lâu bền.
- Thử nghiệm các mẫu dầu phục vụ công tác thí nghiệm định kì và sản xuất sản

phẩm. Theo dõi, thống kê, đánh giá và tư vấn cho khách hàng về tình trạng vận hành
của máy biến thế qua việc thử nghiệm mẫu dầu.
2.3. Tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.2 : Sơ đồ bộ máy kế toán tại Trung tâm
TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ PHÒNG
(Kế toán tổng hợp)

Thủ
quỹ

Kế
toán
giá
thành

KT
VT,
TSC
Đ

KT
thanh
toán
tiền
mặt

11


KT
thanh
toán
tiền
NH

KT lập hoá
đơn, công
nợ & khai
thuế

KT CT
nhận
thầu


2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành
Tổng số nhân sự phòng TCKT : 9 người
Các cá nhân xử lý công việc theo các quy trình tác nghiệp mà phòng TCKT đã
thiết lập,chịu trách nhiệm về thời hạn giải quyết,tính chính xác trong xử lý số liệu ,tính
hợp lệ của chứng từ theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định của Nhà nước ,lưu
giữ và bảo quản hồ sơ theo từng bộ phận .Nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân được khái
quát như sau:
 Trưởng phòng (kế toán trưởng)
-

Tổ chức bộ máy TCKT, kiểm tra đôn đốc mọi hoạt động về TCKT.

-


Phân tích số liệu, thông tin, đề xuất giải pháp cho Giám Đốc trong các chính
sách của Trung Tâm.

-

Lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ sao cho đáp ứng kịp thời nhu
cầu về vốn của Trung tâm.
 Phó phòng (kế toán tổng hợp)

-

Hạch toán phân bổ lương và BHXH.

-

Trích lập,theo dõi khấu hao TSCĐ.

-

Phân bổ các chi phí dịch vụ mua ngoài.

-

Quyết toán nguồn vốn quỹ.

-

Quyết toán quỹ tiền lương sản xuất kinh doanh.


-

Lập báo cáo quyết toán và phân tích hoạt động Tài chính Kế toán

-

Quyết toán và lập báo cáo Thuế thu nhập cá nhân.

-

Lập báo cáo tài chính khác.

-

Phụ trách ISO, phụ trách ứng dụng và lập trình CNTT
 Kế toán vật tư, TSCĐ

Hạch toán,theo dõi, lưu giữ hồ sơ về :
-

Công cụ,dụng cụ lao động xuất dùng

-

Nhập ,xuất kho vật tư

-

Quản lý hồ sơ công nợ phải trả người bán vật tư,hàng hóa (331)


-

Lập báo cáo về vật tư

-

Hạch toán,theo dõi lưu trữ hồ sơ về tăng giảm biến động khác của TSCĐ.

-

Lập các báo cáo về TSCĐ
12


 Kế toán thanh toán tiền mặt
-

Lập các phiếu thu,phiếu chi tiền mặt.

-

Xử lý chứng từ ban đầu về hồ sơ thanh toán, quản lý hồ sơ thanh toán tiền
mặt.

-

Kê khai thuế đầu vào.

-


Theo dõi công nợ (141),Phải thu phải trả khác (138,338)
 Kế toán thanh toán tiền gửi ngân hàng

Hạch toán,theo dõi,lưu giữ hồ sơ về:
-

Thanh toán qua ngân hàng

-

Quyết toán BHXH

-

Quản lý hồ sơ công nợ phải trả về sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.
 Kế toán doanh thu và thuế, công nợ

Lập báo cáo và quản lý hồ sơ các khâu
-

Hóa đơn GTGT, biên lai phí

-

Hạch toán doanh thu theo loại hình

-

Quản lý hồ sơ công nợ phải thu


-

Đối chiếu,xác nhận,thu hồi nợ phải thu,phải trả(131,336,3313,3318,3388)
 Kế toán giá thành

-

Tính giá thành sản phẩm.

-

Nhập ,xuất kho thành phẩm

-

Lập báo cáo về thành phẩm
 Kế toán công trình nhận thầu và tài sản cố định

-

Lập bảng thanh toán lương khoán sản phẩm

-

Theo dõi các công trình nhận thầu từ thực hiện đến quyết toán thanh lý.
 Thủ quỹ

-

Quản lý tiền mặt


-

Lập bảng kê phí kiểm định hàng ngày

-

Thu chi tiền mặt.

13


2.3.3. Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ áp dụng
- Trung tâm áp dụng chế độ kế toán theo: Quyết định 15 ngày 20.3.2006 của Bộ
Tài Chính.
- Hình thức ghi sổ được áp dụng là hình thức: Nhật kí chung.Theo hình thức này
thì tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi nhận vào sổ nhật kí, đặc biệt là
sổ nhật kí chung theo trình tự thời gian và theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế đó. Sau
đó lấy các số liệu trên sổ Nhật kí để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ đó.
Hình 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung
Chứng từ ghi sổ

SỔ NHẬT KÍ

SỔ NHẬT KÍ CHUNG

SỔ CHI TIẾT

SỔ CÁI


Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.3.4. Đặc điểm tin học hoá công tác kế toán tại Trung tâm
- Trung tâm sử dụng phần mềm kế toán FMIS để phục vụ cho công tác kế toán.
Nó giúp cho quá trình ghi chép nhanh hơn và giảm bớt. Toàn bộ hệ thống máy tính
trong trung tâm được kế nối với nhau thông qua một mạng lưới chặt chẽ nên nhân viên
có thể theo dõi các công việc lẫn nhau, phát hiện sai sót kịp thời để sửa chữa.
- Đây là chương trình được xây dựng theo dự án nâng cấp hệ thống thông tin
TCKT của Tổng công ty điện lực Việt Nam và sử dụng cho toàn Tổng công ty điện lực
Việt Nam.Chương trình được áp dung ở tất cả các mô hình đơn vị đang có của Tổng
14


×