Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DU LỊCH SINH THÁI BẢN ĐÔN HUYỆN BUÔN ĐÔN TỈNH ĐĂKLĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.92 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DU LỊCH SINH THÁI BẢN ĐÔN
HUYỆN BUÔN ĐÔN TỈNH ĐĂKLĂK

VŨ THỊ SEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
1


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác Định Giá Trị Du
Lịch Sinh Thái Bản Đôn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk” do Vũ Thị Sen, sinh viên
khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _____________________________.

Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

_____________________________
Ngày
tháng
năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________ ____________________________
Ngày

tháng

năm

Ngày
2

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin gởi đến bố mẹ những người đã sinh thành ra tôi và những
người thân trong gia đình tôi lòng biết ơn sâu sắc nhất. Cảm ơn mọi người đã động
viên rất nhiều về mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong suốt quá trình học.
Tôi xin gửi đến thầy TS. Đặng Minh Phương lòng biết ơn sâu sắc nhất. Cảm ơn
Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và
sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu
cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường 32 đã gắn bó và

giúp đỡ tôi rất nhiều trog suốt quá trình học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban giám đốc và các cán
bộ phòng hành chính nhân sự khu DLST Bản Đôn, các phòng ban UBND huyện Buôn
Đôn đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình thực tập và thu thập số liệu cần thiết
để hoàn thành khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Vũ Thị Sen

3


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ THỊ SEN. Tháng 7 năm 2010. “Xác Đinh Giá Trị Du Lịch Sinh Thái
Bản Đôn, Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đăk Lăk”.
VU THI SEN. July 2010. “Evaluation of The Ecotourim of Ban Đon, Buon
Don District, Dak Lak Province”.
Đề tài đã tiến hành sử dụng phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) để
xác định giá trị du lịch sinh thái Bản Đôn. Thông qua thu thập số liệu thứ cấp, điều tra
số liệu sơ cấp, sau đó tiến hành tổng hợp và tiến hành phân tích các đặc điểm kinh tế
xã hội của du khách nội địa đến Khu Du Lịch Sinh Thái Bản Đôn và đề tài đã tính toán
được tổng giá trị du lịch của Khu Du Lịch Sinh Thái Bản Đôn là 74.130.000.000
đồng/năm (Bảy mươi bốn tỷ một trăm ba mươi triệu đồng).
Định giá giá trị tài nguyên nhằm đưa ra cơ sở cho những hoạch định để đưa ra
những dự án, những kế hoạch với mục tiêu phát triển du lịch sinh thái bền vững trong
tương lai. Bên cạnh đó việc xác định giá trị của tài nguyên dựa trên những ảnh hưởng
của các nhân tố đối với cầu du lịch phản ánh trong hàm cầu du lịch để đưa ra một số
phương hướng phát triển du lịch sinh thái.


4


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về huyện Buôn Đôn

4

2.1.1 Điều kiện tự nhiên


4

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

8

2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch

12

2.2. Khái quát về khu du lịch sinh thái Bản Đôn

14

2.2.1. Lịch sử hình thành khu du lịch sinh thái Bản Đôn

14

2.2.2. Vị trí tự nhiên khu du lịch sinh thái Bản Đôn

14

2.2.3. Các loại hình dịch vụ du lịch của khu du lịch sinh thái Bản Đôn

15

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16


3.1. Nội dung nghiên cứu

16

3.1.1. Một số khái niệm

16

3.1.2. Cầu du lịch

21

3.1.3. Cung du lịch

24
v


3.1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường
3.2. Phương pháp nghiên cứu

24
26

3.2.1. Giới thiệu một số phương pháp xác định giá trị du lịch giải trí

26

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài


32

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

4.1. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Bản Đôn

37

4.1.1. Số lượt khách đến KDLST Bản Đôn từ năm 2007-2009

37

4.1.2. Số lượt khách lưu trú tại KDLST Bản Đôn từ năm 2007- 2009

37

4.1.3. Những đặc điểm kinh tế xã hội của du khách

38

4.1.4. Phân tích những nhu cầu, hành vi của du khách nội địa

43

4.2. Xác định giá trị du lịch sinh thái Bản Đôn bằng phương pháp ITCM

52


4.2.1. Xác định và nêu ra giả thiết về mối quan hệ giữa các nhân tố

52

4.2.2. Ước lượng các tham số của các mô hình

54

4.2.3. Phương trình hàm cầu du lịch sinh thái Bản Đôn

55

4.3. Xác định giá trị du lịch sinh thái Bản Đôn

59

4.4. Phân tích các yếu tố tác động đến số lần du lịch

61

4.4.1. Chi phí du hành

61

4.4.2. Tuổi

62

4.4.3. Thu nhập


62

4.4.4. Trình độ văn hoá

63

4.4.5. Các yếu tố khác

63

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

64

5.1. Kết luận

64

5.2. Đề nghị

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Bản Đôn

CPDH

Chi phí du hành

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

DLST

Du lịch sinh thái

ITCM

Phương pháp chi phí du hành cá nhân

KDLST

Khu du lịch sinh thái

NPV

Hiện giá ròng (Net Present Value)


SLDL

Số lần du lịch

SLDL

Số lần du lịch trong năm

TCM

Phương pháp chi phí du hành

TDHV

Trình độ học vấn

TN

Thu nhập

TTDL

Trung tâm du lịch

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Dân Số Lao Động Việc Làm Từ 2005 – 2009 của Huyện Buôn Đôn


10

Bảng 3.1. Kiểm Định Tự Tượng Quan

36

Bảng 4.1. Số Lượt Du Khách đến KDLST Bản Đôn qua Các Năm

37

Bảng 4.2. Số Lượt Khách Lưu Trú tại DLST Bản Đôn qua Các Năm

37

Bảng 4.3. Khách Du Lịch Phân theo Thu Nhập

41

Bảng 4.4. Tỷ Lệ Nơi Xuất Phát của Khách Du Lịch

43

Bảng 4.5. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu theo Dạng Tuyến Tính

54

Bảng 4.6. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu theo Dạng Bán Log

54


Bảng 4.7. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu theo Dạng Log-Log

55

Bảng 4.8. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu

56

Bảng 4.9. Giá Trị Du Lịch Sinh Thái Bản Đôn ở Các Mức Suất Chiết Khấu

61

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Đất của Huyện Buôn Đôn

9

Hình 3.1. Mối Tương Quan Giữa Số Lần Tham Quan và Chi Phí Tham Quan

27

Hình 4.1. Khách Du Lịch Phân theo Trình Độ Văn Hóa

38


Hình 4.2. Khách Du Lịch Phân theo Giới Tính

39

Hình 4.3. Khách Du Lịch Phân theo Độ Tuổi

40

Hình 4.4. Khách Du Lịch Phân theo Nghề Nghiệp

42

Hình 4.5. Khách Du Lịch Phân theo Hình Thức Đi Du Lịch

44

Hình 4.6. Khách Du Lịch Phân theo Phưong Tiện

45

Hình 4.7. Thời Gian Lưu Trú Phân theo Ngày Của Du Khách Nội Địa

46

Hình 4.8. Khách Du Lịch Phân theo Mục Đích Đi Du Lịch

46

Hình 4.9. Phân Nhóm cho Số Người Đi Trong Nhóm


47

Hình 4.10. Phân Chia Du Khách theo Các Hoạt Động Thay Thế

48

Hình 4.11. Khách Du Lịch Phân theo Hình Thức Tìm Kiếm Thông Tin Du Lịch

49

Hình 4.12. Đánh Giá Của Du Khách về Loại Hình Dịch Vụ ở KDLST Bản Đôn

50

Hình 4.13. Đánh Giá Của Du Khách về Chất Lượng Phục Vụ ở KDLST Bản Đôn

50

Hình 4.14. Đánh Giá Của Du Khách về Loại Hình Dịch Vụ ở KDLST Bản Đôn

51

Hình 4.15. Phân Chia Dự Định của Du Khách Cho Chuyến Du Lịch Đến KDLST Bản
Đôn Lần Sau

52

Hình 4.16. Đường Cầu Du Lịch Bản Đôn


59

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch Bản Đôn Dạng Log – Log
Phụ lục 2. Kết Xuất Kiểm Định Phương Sai Sai Số Không Đồng Đều
Phụ lục 3. Kiểm Tra Hiện Tượng Tương Quan Chuỗi
Phụ lục 4. Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến bằng Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phụ lục 5. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch Bản Đôn Dạng Tuyến
Tính
Phụ lục 6. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch Bản Đôn Dạng Bán Log
Phụ lục 7. Các kiểm định giả thiết mô hình
Phụ lục 8. Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết của mô hình hồi quy
Phụ lục 9. Hình Ảnh về Khu Du Lịch Sinh Thái Bản Đôn
Phục lục 10. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Khách Du Lịch Đi Du Lịch

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nhu cầu của con người ngày càng nâng cao cùng với sự phát triển của kinh tế xã
hội. Nhu cầu của con người không chỉ dừng ở những nhu cầu vật chất cần thiết cho
cuộc sống hằng ngày mà nhu cầu về tinh thần cũng ngày càng được quan tâm. Vui
chơi giải trí, đi du lịch trong những dịp lễ, dịp cuối tuần đang trở nên rất quen thuộc và
gần gũi với mọi người. Hiện nay du lịch đang trở thành ngành kinh tế có vai trò quan

trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và nước ta nói
riêng. Dưới góc độ kinh tế du lịch được xem là công nghiệp không khói, có khả năng
xuất khẩu cao với chi phí thấp. Năm 2009, mặc dù kinh tế toàn cầu suy thoái, ngành du
lịch của Việt Nam đã đóng góp 13,1% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) và ngành này
phát triển với tốc độ gấp đôi tốc độ tăng GDP. Bên cạnh ý nghĩa về mặt kinh tế du lịch
còn có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, chính trị và môi trường sinh thái.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang được ưa chuộng hiện nay, là hình thức
du lịch thiên nhiên với mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, giúp con
người gẫn gũi với thiên nhiên, có tác động trực tiếp đến bảo vệ môi trường và văn hóa,
đảm bảo mang lại lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn. Du lịch sinh thái không đơn thuần là xanh hơn mà văn hóa địa phương cần
được tôn trọng, những tác động tiêu cực tới văn hóa cũng phải ít hơn so với những
hình thức du lịch thông thường; du lịch sinh thái đòi hỏi một cách tiếp cận tế nhị, trong
đó mọi người tham gia đều cố gắng học hỏi, tôn trọng và làm lợi cho cả môi trường và
cộng đồng địa phương.
Ngày càng có nhiều người tìm đến với loại hình du lịch này, song đôi lúc chính
họ không thể phân biệt được giữa du lịch thông thường và du lịch sinh thái. Điều quan

1


trọng nhất trong du lịch sinh thái chính là các nguyên tắc, những nguyên tắc đó được
vận dụng ra sao sẽ giúp tạo nên một loại hình du lịch sinh thái thực sự hữu ích
Nhận thức được giá trị du lịch mang lại cùng với ưu thế thiên nhiên ban tặng đó
là những khu rừng nguyên sinh với động thực vật đa dạng và phong phú, những con
sông, suối lớn cùng một nền văn hóa Tây Nguyên đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc
rất thuận lợi để phát triển du lịch. Nhờ những ưu thế đó mà có rất nhiều khu du lịch
sinh thái ở Đăk Lăk đã và đang được xây dựng. Khu du lịch sinh thái Bản Đôn là khu
du lịch sinh thái lớn nhất của tỉnh Đăk Lăk với những loại hình dịch vụ du lịch phong
phú mang bản sắc văn hóa Tây Nguyên, du lịch sinh thái Bản Đôn không những góp

phần mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh, tạo công ăn việc làm cho đồng bào tại chỗ mang
lại thu nhập đáng kể cho họ mà còn giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước biết
về cảnh quan và nền văn hóa của các dân tộc nơi đây.
Với những giá trị mà khu du lịch sinh thái Bản Đôn mang lại thì cần thiết phải
xác định tổng giá trị du lịch của khu du lịch, xác định được giá trị và tầm quan trọng
của tài nguyên nhằm từ đó nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát triển khu du lịch
sinh thái Bản Đôn. Đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ quan có trách nhiệm quản
lý khu du lịch sinh thái này nhằm từ đó hoạch định các chính sách bảo vệ, giữ gìn và
khai thác hiệu quả và bền vững trong tương lai. Chính những nhận thức trên đã giúp
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xác Định Giá Trị Du Lịch Sinh Thái Bản Đôn huyện
Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định giá trị du lịch khu du lịch sinh thái Bản Đôn
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của du khách nội địa đến
Khu Du Lịch Sinh Thái Bản Đôn
Xây dựng đường cầu du lịch của khách du lịch trong nước đến Bản Đôn
Xác định giá trị KDLST Bản Đôn
Đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy ngành du lịch nơi đây phát triển mạnh
mẽ trong tương lai

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Phạm vi không gian : Đề tài tiến hành điều tra du khách nội địa đi đến khu du
lịch sinh thái Bản Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Phạm vi thời gian : Đề tài được tiến hành thực hiện trong khoảng thời gian
1/4/2010 đến 10/7/2010

1.4. Cấu trúc luận văn
Bài luận được chia thành 5 chương
Chương 1 là chương mở đầu bao gồm bốn phần chính là đặt vấn đề, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc luận văn.
Chương 2 là chương tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Trong chương này sẽ
giới thiệu vế điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Bản Đôn, sơ lược
về vị trí tự nhiên, lịch sử hình thành, các sản phẩm du lịch của khu du lịch Bản Đôn.
Chương 3 là chương nội dung và phương pháp nghiên cứu bao gồm hai phần
nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Trong phần nội dung bao gồm giới
thiệu một số khái niệm về du lịch sinh thái, cầu và cung du lịch, các nhân tố ảnh
hưởng đến cầu du lịch, các nguyên tắc và quan điểm về phát triển du lịch sinh thái và
phát triển du lịch bền vững. Phần phương pháp nghiên cứu giới thiệu phương pháp chi
phí du hành TCM được thực hiện trong đề tài.
Chương 4 là chương kết quả và thảo luận. Chương này tiến hành đánh giá các
yếu tố kinh tế xã hội của khách du lịch đến với khu du lịch sinh thái Bản Đôn. Trên cơ
sở đó tiến hành xây dựng hàm cầu du lịch theo phương pháp ITCM và xác định giá trị
du lịch của khu DLST Bản Đôn.
Chương 5 là chương kết luận và đề nghị. Chương này dựa kết quả điều tra,
phân tích đưa ra một số đề nghị nhằm phát triển ngành du lịch ở Đăk Lăk nói chung và
khu du lịch sinh thái Bản Đôn nói riêng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về huyện Buôn Đôn
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý

Huyện Buôn Đôn được thành lập năm 1995, có tổng diện tích tự nhiên 141.040
ha, trung tâm huyện cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 30 km về phía Tây, với
tọa độ địa lý từ 120 38’42 đến 130 06’07 vĩ độ Bắc và từ 1070 27’59 đến 1080 02’36
kinh độ Đông.
Địa giới hành chính của huyện: Phía Đông giáp huyện Cư M’gar và Thành phố
Buôn Ma Thuột. Phía Bắc giáp huyện Ea Sup. Phía Tây giáp Cam pu chia. Phía Nam
giáp huyện CưJut. Là huyện có đường biên giới chung với nước Cam pu chia dài 38,3
km, có quốc lộ 14C dài 36 km chạy dọc theo biên giới hai nước nên rất thuận lợi cho
việc bảo vệ an ninh quốc phòng.
b) Địa hình
Phần lớn diện tích Buôn Đôn nằm trong vùng bán bình nguyên Ea Sup, địa hình
đa dạng và được phân làm 3 dạng chính là đồi và núi thấp, cao nguyên núi lửa và
thung lũng ven sông.
Địa hình đồi và núi thấp có 115.346 ha, chiếm 82% tổng diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của huyện với đỉnh cao nhất là Cư M'Lanh (502m) và
các đỉnh 498m, 496m..., điểm giữa dãy là đỉnh Chư Minh (384m) và cuối dãy là đỉnh
Chư Ket giáp xã Ea MDRoh huyện CưM’gar có độ cao 500 m. Phía Tây của huyện là
ngọn núi thấp Yokda (466m), phía Bắc là dãy núi thấp Yokdon với đỉnh cao nhất 482
m và phía Đông Bắc có ngọn núi thấp Chư Bur (552,3 m), có độ cao trung bình từ 200
- 250m so với mực nước biển.
Địa hình cao nguyên núi lửa có 17.901,0 ha, chiếm 12,67% diện tích tự nhiên,
4


phân bố ở phía Đông và Đông Nam của huyện, có độ chia cắt nhẹ đến trung bình tạo
thành những dãy đồi lượn sóng, độ dốc từ 8-150, độ cao trung bình từ 250 - 300 m so
với mực nước biển. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
Dạng địa hình trũng thấp phân bố dọc theo các sông, suối lớn trên địa bàn
huyện thuộc lưu vực sông Srêpok tạo nên những vùng tương đối bằng phẳng, có độ
dốc 0 - 300 về mùa mưa thường ngập úng. Diện tích địa hình này khoảng 1.146,0 ha,

chiếm 0,8% diện tích tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nước.
c) Khí hậu
Theo số liệu của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Đăk Lăk, ngoài ảnh
hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu huyện Buôn Đôn có 2 mùa rõ rệt:
mùa khô và mùa mưa, mang nét đặc thù của vùng bán bình nguyên Ea Súp. Do nằm
sâu trong lục địa, ở độ cao thấp, lớp thực vật chủ yếu là rừng khộp nên khí hậu ở đây
rất khắc nghiệt.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,6 0C, nhiệt độ cao nhất trung bình năm là
29,7 0c, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 21,3 0C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là
38,9 0C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 9,8 0C.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 81%, độ ẩm thấp nhất năm là 47%.
Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 4
đến hết tháng 10, chiếm khoảng 92,5% lượng mưa hàng năm; mùa khô bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chiếm 7,5%. Lượng mưa trung bình năm là 1.614,4
mm. Lượng mưa tháng lớn nhất là 256,3 mm. Số ngày mưa trung bình năm là 125
ngày.
Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.689,4 mm.
Lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là yếu tố gây khô hạn nghiêm trọng.
Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là gió Đông Bắc xuất hiện vào các tháng
mùa khô với tốc độ trung bình từ 5 m/s, tốc độ lớn nhất vào tháng 2 là 18 m/s và gió
Tây Nam xuất hiện vào các tháng mùa mưa với tốc độ trung bình 2 m/s, tốc độ lớn
nhất vào các tháng 4, 6, 9 là 14 m/s.
Vào mùa khô, gió Đông Bắc hoạt động mạnh thường gây khô nóng, lượng
bốc hơi nước bề mặt lớn làm khô hạn đất, ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng và vật nuôi.

5


d) Tài nguyên nước
Nước mặt: Buôn Đôn là vùng có nguồn nước mặt nghèo, và phân bố không

đồng đều trong năm đã dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa, thiếu nước
nghiêm trọng vào mùa khô.
Nước ngầm: Theo kết quả lập bản đồ địa chất thuỷ văn của liên đoàn ĐCTVĐCCT Miền Trung, nguồn nước ngầm Buôn Đôn chủ yếu là vận động, tàng trữ tạo
thành phun trào basalt, độ sâu phân bố 15 đến 50m. Kết quả tính toán trữ lượng động
thiên nhiên nước ngầm Buôn Đôn là 0,11 l/skm2, trữ lượng khai thác trung bình 189
m3 ngày/km2. Trên địa bàn toàn huyện, một số nơi có thể thiết kế và xây dựng các nhà
máy cấp nước tập trung quy mô nhỏ hơn 300 m3/ngày như trung tâm huyện, xã Cuôr
Knia. Vùng phía Tây của huyện nghèo nước ngầm, nước có tính cứng cao (nhiều
Ca++, Mg++) do đó cần phải xử lý trước khi phục vụ cho sinh hoạt.
e) Tài nguyên rừng
- Tài nguyên thực vật rừng
Buôn Đôn là một trong những huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh. Tổng
diện tích đất có rừng trên địa bàn năm 2009 là 115.445,71ha, trong đó rừng sản xuất
15.875,06 ha, chiếm 11,26% tổng diện tích tự nhiên; rừng phòng hộ 4.582,80 chiếm
3,25% tổng diện tích tự nhiên; rừng đặc dụng 94.987,85 ha chiếm 67,35% tổng diện
tích tự nhiên thuộc quản lý của Vườn quốc gia Yok Đôn rất đa dạng, phong phú về số
lượng, chủng loài (474 loài thuộc 328 chi và 101 họ thực vật, trong số này có 28 loài
cây quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam).
Các thảm thực vật rừng chính gồm rừng thưa cây lá rộng rụng lá; rừng kín
nửa rụng lá; rừng kín lá rộng thường xanh; rừng tre nứa và cây bụi.
- Tài nguyên động vật rừng
Hệ động vật rừng ở Buôn Đôn rất phong phú và đa dạng mang tính chất đại
diện cho khu hệ động vật vùng Đông Nam Á, nhiều loài ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Riêng ở khu rừng đặc dụng Buôn Đôn, thú có 66 loài (25 loài quý hiếm được ghi trong
sách đỏ Việt Nam gồm nhiều loài động vật quý như voi, hổ, báo, bò rừng, bò tót, khỉ,
vượn, hươu, nai cà toong, voọc bạc v.v...); chim có 241 loài (21 loài quý hiếm được
ghi trongoSách Đỏ Việt Nam); bò sát 46 loài; lưỡng cư có 16 loài; cá có 30 loài và côn
trùng có 437 loài.
6



f) Tài nguyên nhân văn
Buôn Đôn là huyện có nhiều cộng đồng các dân tộc anh em cùng sinh sống lâu
đời với những ngành nghề truyền thống như thuần dưỡng voi rừng, tạc tượng, dệt thổ
cẩm... Nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và độc đáo được thể hiện khá rõ nét qua
kiến trúc nhà sàn, nhà mồ, các nhạc cụ truyền thống và hoa văn được dệt trên thổ
cẩm...
Cộng đồng các dân tộc Buôn Đôn không hình thành nên những lãnh thổ tộc
người riêng biệt, nhưng mỗi tộc người đều tập trung ở một vùng nhất định và người
Kinh có mặt hầu hết các vùng trong huyện đã giao thoa văn hóa, chắt lọc những tinh
hoa văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc hợp thành bản sắc văn hóa riêng của Buôn Đôn
như lễ hội đua voi, cồng chiêng, đâm trâu...
g) Cảnh quan môi trường
Bản Đôn được thiên nhiên ban tặng núi rừng trùng điệp như Cư M'lanh, Yok
Đôn, Chư Minh, Chư Ket... và thơ mộng với nhiều thác ghềnh hùng vĩ như thác Ba
nhánh, Bảy nhánh, ốc đảo trên sông Srepok cùng với khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã
với những loài động thực vật quí hiếm đã tạo nên cảnh quan nơi đây rất hoàn mỹ.
Ngoài cảnh núi rừng sông suối, Buôn Đôn còn có hồ nhân tạo Đức Minh được
bao bọc bởi các dãy núi Chư Keh, Chư Mar tạo nên cảnh quan hấp dẫn.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên
- Thuận lợi
Buôn Đôn là huyện nằm phía Tây tỉnh Đăk Lăk, với hệ thống giao thông nông
thôn tương đối hoàn thiện là điều kiện tốt để vận chuyển trao đổi hàng hóa và phát
triển ngành du lịch.
Đất đai rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng và khí hậu đa dạng đã tạo ra
những vùng sinh thái thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Là huyện có nguồn tài nguyên rừng rất lớn với 81% diện tích tự nhiên được
che phủ bởi rừng gồm nhiều loại thực vật có giá trị kinh tế, cũng như trong công tác
nghiên cứu khoa học. Dưới tán rừng là hệ động vật phong phú và đa dạng, nhiều loài
quí hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.Ngoài ra, Buôn Đôn có nhiều thắng cảnh đẹp

nổi tiếng thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.
Tài nguyên nhân văn của Buôn Đôn khá phong phú với nhiều phong tục tập
7


quán độc đáo và nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị.
- Khó khăn
Là huyện mới đựơc thành lập, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ. Mặt
khác, do địa bàn rộng và dân cư phân bố không đồng đều nên việc phát triển hạ tầng
còn gặp nhiều khó khăn.
Đất đai chủ yếu là đất xám được hình thành trên đá phiến sét có tầng đất
mỏng, thành phần dinh dưỡng thấp, do đó quá trình sản xuất nông nghiệp cần có chế
độ đầu tư, bố trí cây trồng hợp lý để nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai trên địa bàn.
Nằm trong vùng khí hậu, thuỷ văn phức tạp, Buôn Đôn chịu ảnh hưởng lớn
bởi thiên tai như: hạn hán, lũ lụt...
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
Trong những năm qua kinh tế huyện Buôn Đôn đã có những bước chuyển biến
tích cực. Trong giai đoạn 2008-2009, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khá cao (tăng
12,67%/năm) cao hơn mức tăng chung của tỉnh (10,5%).
Ngành nông - lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, tỷ trọng chiếm trên 80%
tổng giá trị sản phẩm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,4 %/ năm.
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp
trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất năm 2009 ước đạt 9,660 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 11,6 %/ năm.
Ngành thương mại và dịch vụ tăng tương đối nhanh, với mức tăng bình quân
20,9%,
Tổng sản lượng tăng bình quân năm trên 1.300 tấn, năm 2009 đạt 25.740 tấn;
bình quân lương thực đầu người 439 kg
b) Hiện trạng sử dụng đất

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên l 141.040 ha. Hiện trạng sử dụng đất của
huyện thể hiện qua hình 2.1, cho ta thấy cơ cấu các loại đất ở Buôn Đôn mang những
điểm đặc trưng của một huyện miền núi, diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp và đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng quỹ đất tự nhiên của
huyện.

8


Đất nông nghiệp: 17.092,88 ha, chiếm 12,12% tổng diện tích tự nhiên.
Đất lâm nghiệp: 115445,71 ha, chiếm 81,85% tổng diện tích tự nhiên, trong đó
rừng sản xuất: 15875.06 ha, rừng phòng hộ: 4582,80 ha, rừng đặc dụng: 94987.85 ha.
Đất nuôi trồng thủy sản: 51 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp: 4653,15 ha, chiếm 3,3% tổng diện tích tự nhiên.
Đất chưa sử dụng: 13.797,26 ha, chiếm 2,69% tổng diện tích tự nhiên.
Hình 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Đất của Huyện Buôn Đôn

Cơ Cấu Sử Dụng Đất của Huyện Buôn Đôn
100
81.85%

Tỉ lệ (%)

80
60
40
20

12.12%
0.04%


0
Đất nông
nghiệp

Đất lâm
nghiệp

3.3%

2.69%

Đất nuôi
Đất phi
Đất chưa sử
trồng thuỷ nông nghiệp
dụng
sản

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Buôn Đôn
c) Dân số lao động việc làm của huyện Buôn Đôn
Dân số trên địa bàn huyện năm 2009 là 58.566 người, bình quân hàng năm tăng
2%. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số là 14,5 %, tốc độ tăng dân số nhanh đó gây áp lực
cho công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, nhất là công tác xoá đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm, giải quyết đất ở và đất sản xuất. Trong những năm tới dân số
tiếp tục tăng lên gây áp lực cho việc cân đối đất đai sản xuất, đất ở, đất xây dựng cơ sở
hạ tầng, các công trình phúc lợi.

9



Bảng 2.1. Dân Số Lao Động Việc Làm Từ 2005 – 2009 của Huyện Buôn Đôn
Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2006

2007

2009

56.854 58.566

Dân số trung bình

Người

50.162

52.458

54.264

Thành thị

Người


0

0

0

Nông thôn

Người

Tỷ lệ tăng dân số TN

%

Đang lao động

50.162

52.458

54.264

2010

0
56.854

0
58.566


15,1

14,9

14,8

14,7

14,5

Người

22.142

22.543

23.245

23.648 24.143

Nông lâm nghiệp

Người

20.512

20.862

21.514


21.858 22.324

Công nghiệp

Người

624

627

625

662

664

Dịch vụ

Người

1.006

1.054

1.106

1.128

1.155


Nguồn: Phòng Thống kê huyện Buôn Đôn
d) Cơ sở hạ tầng
Giao thông: Trên địa bàn có tuyến tỉnh lộ 1 từ Buôn Ma Thuột - Ea Súp chạy
dọc theo địa bàn huyện đã được bê tông nhựa hoá. Tuyến T15 dài 36 km là đường cấp
phối sỏi, nhiều đoạn cầu cống và mặt đường bị hư hỏng. Ngoài ra Buôn Đôn còn có 75
km đường tỉnh lộ, 40 km đường từ tỉnh lộ 1 đi đồn 3 biên phòng, 28 km đường liên xã
và 208 km đường liên thôn, trên 1000 km đường khu dân cư và giao thông nội.
Thuỷ lợi: Từ năm 1978 đến nay, toàn huyện đã xây dựng 15 công trình thuỷ lợi
chính và kiên cố hóa hệ thống kênh mương các cánh đồng xã Ea Bar, Cuôr Knia và hệ
thống kênh mương hồ thủy lợi Đức Minh cũng đang được kiên cố hóa để cung cấp
nước tưới cho khoảng 1.192 ha lúa và trên 1.400 ha cà phê. Tuy đã được đầu tư xây
dựng và phát huy hiệu lực trong sản xuất nông nghiệp. nhưng vẫn còn một số công
trình thủy lợi đã xuống cấp như Thác Mua (Ea Bar), Nà Xược và một số cánh đồng
vẫn chưa được kiên cố hóa kênh mương, hàng năm vào mùa khô hạn vẫn còn một số
nơi thiếu nước nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của nhân dân.
Hệ thống nước sinh hoạt nông thôn: Các vùng dân cư sử dụng nước chủ yếu từ
nguồn tự nhiên. Từ năm 1994, các chương trình nước sạch trên địa bàn huyện Buôn
Đôn như dự án cấp nước dân cư vành đai biên giới, vốn bảo vệ rừng của vườn quốc
gia Yok Đôn đã xây dựng các hệ thống nước sạch tập song các công trình nhanh
xuống cấp và hiệu quả của công trình mang lại chưa cao.
10


Đến năm 2009, dân số trên địa bàn Buôn Đôn dùng nước sinh hoạt từ giếng đào
khoảng 70% và 10% dân số sử dụng nước sinh hoạt từ giếng khoan, phần còn lại sử
dụng từ các nguồn nước khác .
e) Bưu chính viễn thông và phát thanh truyền hình
Hoạt động bưu chính viễn thông trong thời gian qua được đầu tư khai thác và có
tốc độ phát triển nhanh. Toàn huyện có 6 bưu cục, 5 bưu điện văn hoá xã, 7/7 xã có
đường điện thoại đến trung tâm xã và bưu điện trung tâm huyện được trang bị tổng đài

điện tử 640 số, phục vụ tốt trong việc thông tin liên lạc của nhân dân.
Hệ thống phát thanh, truyền hình luôn được đầu tư đổi mới trang thiết bị, đến
nay 100% số xã trên địa bàn đã được phủ sóng phát thanh truyền hình.
f) Giáo dục đào tạo
Trong những năm qua Buôn Đôn đã có những bước phát triển đáng kể cả về cơ
sở vật chất cũng như chất lượng dạy và học. Chất lượng, số lượng trường lớp và học
sinh tăng đều qua các năm.
g) Y tế
Hiện nay ngành y tế huyện đã đạt được nhiều kết quả tốt, mạng lưới y tế ngày
càng được cũng cố và mở rộng, các cơ sở y tế từng bước được cải tạo xây dựng và đầu
tư thêm trang thiết bị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân.
Toàn Huyện hiện có 10 cơ sở y tế gồm: 1 bệnh viện, 2 trạm điều dưỡng và 7/7
xã có trạm y tế, có bác sỹ, nữ hộ sinh; 78/78 thôn buôn có cán bộ y tế cộng đồng với
tổng số 96 giường bệnh, trong đó trung tâm y tế huyện 28 giường. Nhìn chung công
tác phòng, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong huyện đang
ngày một nâng cao, bước đầu đã đảm bảo được yêu cầu đề ra. Các chương trình y tế
quốc gia và phòng chống dịch bệnh hàng năm tổ chức triển khai khá tốt và kịp thời,
đem lại hiệu quả thiết thực.
Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Buôn Đôn đã hình thành nên 2 vùng kinh tế rõ rệt, 3 xã phía Bắc có khí
hậu khắc nghiệt, đất đai chủ yếu là đất xám tầng mỏng ít phù hợp với các loại cây
trồng nên đời sống của nhân dân có phần khó khăn hơn các xã phía Nam. Các xã phía
Nam có đất đai phần lớn là đất đỏ bazan màu mỡ thích hợp nhiều loại cây trồng có giá
11


trị kinh tế, khí hậu ít khắc nghiệt hơn nên mức sống nhân dân cao hơn.
Cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi như điện, đường, trường học, trạm xá cơ
bản được đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng song việc đầu tư xây dựng còn hạn chế,
các công trình chưa đồng bộ, đầy đủ, hệ thống cơ sở vật chất thiếu hụt, một số xuống

cấp chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có chiều hướng phát triển nhưng
quy mô sản xuất nhỏ, giá trị kinh tế còn thấp, tỷ trọng các ngành sản xuất công nghiệp
xây dựng thấp.
Huyện Buôn Đôn có khu du lịch Buôn Đôn với các danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử (du lịch Ban Mê Cô, Du lịch Thanh Hà, Du lịch khu vực đập Đăk Minh
của công ty cao su), khu du lịch sinh thái Bản Đôn và vườn quốc gia Yok Đôn nổi
tiếng cả nước, hàng năm thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước tham quan.
Tuy vậy, thời gian qua vẫn chưa được quan tâm, đầu tư tôn tạo đúng.
2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch
Với khí hậu mát mẻ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, nhiệt độ
trung bình 24,5oC.
Buôn Đôn là huyện giàu tiềm năng và cũng là huyện năng động nhất về kinh
doanh du lịch của tỉnh Đăk Lăk.Với địa danh Buôn Đôn vốn từ lâu đã được nhiều
người biết đến bởi truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi, kết hợp với những cảnh
đẹp hoang sơ của núi rừng, những thác nước hùng vĩ và bản sắc văn hóa của người
Êđê đã góp phần tạo nên các điểm tham quan du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại Buôn
Đôn.
a) Vườn quốc gia York Đôn
Vườn quốc gia Yok Đôn thuộc huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp, tỉnh Đắk
Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 40km về phía Tây Bắc.
YokDon là một trong những khu bảo tồn tự nhiên lớn nhất của Việt Nam, trên
một diện tích 115.540ha (chưa kễ diện tích vùng đệm). Đây là nơi cư trú của 62 loài
động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư và 464 loài thực
vật.Trong số 56 lòai động vật hiếm thống kê được ở Đông Dương, thì 38 có ở
YokDon.
12


Vườn quốc gia YokDon chứa đựng một hệ sinh thái rừng khộp rộng lớn điển

hình
Ngoài ra, vườn quốc gia Yok Đôn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của
các dân tộc Tây Nguyên như: Êđê, M'Nông, Lào...là vùng đất nổi tiếng với nghề săn
bắt và thuần dưỡng voi
Nhờ những nét đặc trưng trên mà vườn quốc gia York Đôn đã trở thành điểm
du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khách trong và ngoài nước.
b) Thác Bảy Nhánh
Thác Bảy Nhánh thuộc buôn N’Drêch, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk
Lăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 35 km về hướng Tây Bắc. Đây là một
thắng cảnh đẹp, điểm du lịch khá hấp dẫn, nằm trong địa phận huyện Buôn Đôn (Đăk
Lăk), mới mở cửa đón khách từ tháng 7/2000 đến nay. Nơi đây dòng chảy của con
sông Sêrêpôk được tách ra thành 7 nhánh. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh
sông nước bao la chảy xiết băng qua nhiều ghềnh đá, bên kia sông là rừng đại ngàn
hoang sơ như chưa từng có dấu chân người.
c) Cầu treo Buôn Đôn
Cầu treo Buôn Đôn là địa điểm du lịch nằm tại buôn Trí A, xã Krông Ana
huyện Buôn Đôn. Đây là địa diểm du lịch rất thú vị đó là chiếc cầu treo bắt qua nhánh
sông Sêrêpork mà bao quanh thân cầu và ở phía trên là hàng nghìn rễ cây rừng đan xen
quấn lấy nhau mang lại cho du khách cảm giác mát mẻ, thoải mái và hòa quyện vào
thiên nhiên.
d) Voi Buôn Đôn
Khi đến với Đăk Lăk, bất kì ai cũng muốn cưỡi lên mình những chú voi đế lội
qua sông, qua suối hay lên rừng ngắm cảnh hái phong lan. Đến với những khu du lịch
của Buôn Đôn khách du lịch sẽ đuợc cuỡi lên mình những chú voi để cùng đắm mình
vào thiên nhiên. Chính nét đặc trưng đã tạo ra thế mạnh thu hút khách du lịch không
chỉ trong và ngoài nước khi đặt chân đến Đăk Lăk.

13



2.2. Khái quát về khu du lịch sinh thái Bản Đôn
2.2.1. Lịch sử hình thành khu du lịch sinh thái Bản Đôn
Khu nghỉ dưỡng sinh thái Bản Đôn là chi nhánh của công ty cao su Đăk Lăk
được thành lập theo quyết định số 429/QD.CT ngày 15/10/2004 của giám đốc công ty
cao su Đăk lăk với diện tích 1.400 ha đất nông nghiệp trong đó chiếm 200 ha là mặt hồ
Đăkmil còn lại là rừng tự nhiên. Là nơi có cảnh đẹp hoang sơ hùng vĩ, được quy hoạch
tổng thể bao gồm khu dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu lưu trú, khu dịch vụ
Spa, khu chăn thả động vật rừng. Sau hơn 2 năm đầu tư xây dựng với kinh phí hơn 51
tỷ đồng đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, đường tham quan,
nước, điện sinh hoạt, khu nhà nghỉ, khu vui chơi, khu dịch vụ cơ bản đã được hoàn tất
và bước đầu đón khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.
2.2.2. Vị trí tự nhiên khu du lịch sinh thái Bản Đôn
Khu du lịch sinh thái Bản Đôn nằm trên địa bàn xã Krông Ana thuộc huyện
Buôn Đôn cách trung tâm huyện khoảng 25 km về phía Nam, nằm trên địa bàn biên
giới giữa Việt Nam và Lào.
Phía Bắc và Đông giáp nông trường Etul, phía Nam giáp suối ĐăkMar, phía
Tây giáp với đường tỉnh lộ 1.
Khí hậu thời tiết
Khu DLST Bản Đôn là vùng thuộc vùng tiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc
trưng cho cao nguyên Nam Trung Bộ, khí hậu trong vùng có những đặc trưng sau :
Nhiệt độ không khí trung bình 24,5oC
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất 35oC
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất 11oC
+ Lượng mưa trung bình/năm 1.800 mm
+ Độ ẩm trung bình 85%
Khu DLST Bản Đôn nằm trong khu vực có 2 mùa:
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa về mùa này rất phong phú
chiếm 90% trong tổng lượng mưa cả năm.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, lượng mưa ít, độ ẩm thấp, tốc độ gió
mạnh nên gây khô hạn tương đối nghiêm trọng. Vào mùa này các dịch vụ du lịch như

du thuyền độc mộc, đi cano trên hồ thuộc khu du lịch đều bị hủy bỏ.
14


2.2.3. Các loại hình dịch vụ du lịch của khu du lịch sinh thái Bản Đôn
- Du lịch văn hóa : Các lễ hội truyền thông của các dân tộc của Tây Nguyên và
giao lưu văn hóa cồng chiêng.
- Du lịch rừng sinh thái : Cưỡi voi tham quan rừng, cắm trại qua đêm và đi xe
đạp địa hình trong rừng.
- Du lịch sinh thái : Du thuyền độc mộc, đua thuyền, thi bơi và các dịch vụ lưư
trú cạnh bờ hồ.
- Du lịch từ khu chăn thả động vật : Xem động vật hoang dã, nghiên cứu hệ
động vật.

15


×