Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

NGUYEN THI PHUONG THAO r

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế,
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ
TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỦ ĐỨC” do NGUYỄN THỊ
PHƯƠNG THẢO, sinh viên khóa 32, ngành KẾ TOÁN, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _____________

HOÀNG OANH THOA
Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày


tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_____________________________

____________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này trước hết con xin gửi ngàn lời tri ân, lòng biết
ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đã luôn bên cạnh, ủng hộ
và giúp con có được thành quả ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy

cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Hoàng Oanh Thoa
đã tận tình chỉ bảo em suốt quá trình học tập tại trường, hướng dẫn em hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Công Thương – chi nhánh Thủ Đức, cùng toàn thể các anh chị phòng kế toán đã tạo
điều kiện cho em thực tập, tiếp xúc thực tế với công tác kế toán.
Và cuối cùng, mình xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn đã sát cánh
cùng mình trên con đường học tập tại trường.
Xin kính chúc mọi người sức khỏe và thành công, xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO. Tháng 7 năm 2010. “Kế Toán Nghiệp Vụ
Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi
Nhánh Thủ Đức”.
NGUYEN THI PHUONG THAO. July 2010. “The Accounting Of Deposit At
Vietnam Bank For Industry And Trade – Thu Duc Branch”.

Trước xu thế nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế
giới, ngành Ngân hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm tăng trưởng nền
kinh tế đất nước. Các Ngân hàng đều muốn tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng
có uy tín cùng nhau phát triển.
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng,
đó là nguồn vốn quan trọng để Ngân hàng tồn tại và phát triển, đặc biệt là huy động
tiền gửi. Hoạt động này vừa mang lại thu nhập cho Ngân hàng, vừa tạo điều kiện cho
người gửi tiền có được khoản thu nhập danh nghĩa thông qua lãi suất với mức độ an
toàn và hình thức thanh khoản cao.
Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa và những lợi ích mà công tác huy động tiền
gửi mang lại cho ngành Ngân hàng, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất

nước, em quyết định nghiên cứu thực tế công tác kế toán huy động tiền gửi tại Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Thủ Đức.
Khóa luận tìm hiểu về quy trình thực hiện nghiệp vụ tiền gửi, quá trình luân
chuyển chứng từ và phương pháp hạch toán. Từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm
và những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức.


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận .................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ...................................4
2.1.1. Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ..................4
2.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Vietinbank ...................................................4
2.2. Nhiệm vụ kinh doanh năm 2010 ...........................................................................6
2.3. Sự ra đời của Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Thủ Đức.................6
2.3.1. Tình hình huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
– chi nhánh Thủ Đức ................................................................................................6
2.3.2. Phương hướng thực hiện việc huy động tiền gửi trong năm 2010 .................7
2.3.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban của chi nhánh
Thủ Đức ....................................................................................................................7

2.4. Hình thức kế toán áp dụng ....................................................................................9
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................11
3.1. Khái quát về nghiệp vụ tiền gửi ..........................................................................11
3.1.1. Tiền gửi thanh toán (TGTT) .........................................................................11
3.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn ........................................................................................11
3.1.3. Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) ...........................................................................12
3.2. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi ..................................................................................15
3.2.1. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi............................................................................15
3.2.2. Phương pháp hạch toán.................................................................................18
v


3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................22
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................23
4.1. Tình hình huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
chi nhánh Thủ Đức.....................................................................................................23
4.1.1. Phân tích tình hình huy động tiền gửi của chi nhánh Thủ Đức ....................23
4.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi tại chi nhánh Thủ Đức.......................25
4.2. Tình hình thực hiện kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại chi nhánh Thủ Đức .............28
4.2.1. Hệ thống tài khoản huy động tiền gửi Ngân hàng thường xuyên sử dụng:..28
4.2.2 Phương thức tính lãi tại Ngân hàng ...............................................................29
4.2.3. Chế độ chứng từ kế toán tại Ngân hàng .......................................................30
4.2.4. Quy trình giao dịch tại Ngân hàng................................................................31
4.3.1. TGTT ............................................................................................................33
4.3.1.1. Mở tài khoản TGTT...................................................................................33
4.3.1.2. Nộp tiền gửi vào tài khoản TGTT .............................................................37
4.3.1.3. Thanh toán TGTT ......................................................................................40
4.3.1.4. Đóng tài khoản TGTT ...............................................................................47
Quy trình đóng TGTT.............................................................................................47
4.3.2. Tiền gửi có kỳ hạn ........................................................................................50

4.4. Kế toán nghiệp vụ huy động TGTK có kỳ hạn ...................................................50
4.4.1. TGTK có kỳ hạn ...........................................................................................50
4.4.1.1. Khi nhận TGTK có kỳ hạn ........................................................................50
4.4.1.2. Khách hàng rút gốc và lãi TGTK có kỳ hạn..............................................55
4.4.1.3. Đóng tài khoản TGTK có kỳ hạn ..............................................................60
4.2. TGTK không kỳ hạn........................................................................................62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................63
5.1. Kết luận ...............................................................................................................63
5.1.1. Ưu điểm ........................................................................................................63
5.1.2. Hạn chế .........................................................................................................64
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPHK

Bộ phận hậu kiểm

CIF

Hồ sơ thông tin khách hàng

CMND

Chứng minh nhân dân


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐBTT

Đảm bảo thanh toán

GDV

Giao dịch viên

GTCG

Giấy tờ có giá

KSV

Kiểm soát viên

NHCT

Ngân hàng Công Thương

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NNo&PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Trển Nông Thôn
TCTD


Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại Cổ Phần

TG

Tiền gửi

TGDC

Tiền gửi dân cư

TGDN

Tiền gửi doanh nghiệp

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

TGTT

Tiền gửi thanh toán

TK

Tài khoản


TM&DV

Thương mại và dịch vụ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNT

Uỷ nhiệm thu

UNC

Uỷ nhiệm chi

VHĐ

Vốn huy động

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình Hình Huy Động Vốn Qua 3 Năm 2007, 2008 Và 2009 Của Chi Nhánh
Thủ Đức .........................................................................................................................24
Bảng 4.2. Cơ Cấu Vốn Theo Loại Tiền.........................................................................25
Bảng 4.3. Cơ Cấu Vốn Theo Kỳ Hạn............................................................................26
Bảng 4.4. Cơ Cấu Vốn Theo Thành Phần Kinh Tế.......................................................27

Bảng 4.5. Cơ Cấu Vốn Theo Loại Hình Tiền Gửi ........................................................28
Bảng 4.6. Bảng Lãi Suất Tiền Gửi Thanh Toán Không Kỳ Hạn Lãi Suất Bậc Thang
(Ngày 05/05/2010).........................................................................................................33
Bảng 4.7. Bảng Lãi Suất Tiết Kiệm Không Kỳ Hạn Lãi Suất Bậc Thang Theo Số Dư
(Ngày 05/05/2010 ..........................................................................................................62

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Vốn Theo Loại Tiền...........................................................25
Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Vốn Theo Kỳ Hạn..............................................................26
Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Vốn Theo Thành Phần Kinh Tế.........................................27
Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Vốn Theo Loại Hình Tiền Gửi ..........................................28
Hình 4.5. Sơ Đồ Quy Trình Giao Dịch Một Cửa ..........................................................32
Hình 4.6. Quy Trình Đăng Ký Mở Tài Khoản Tiền Gửi Thanh Toán ..........................35
Hình 4.7. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Trong Giao Dịch Gửi Tiền Gửi Thanh
Toán ...............................................................................................................................38
Hình 4.8. Quy Trình Rút Tiền Gửi Thanh Toán Bằng Tiền Mặt ..................................41
Hình 4.9. Quy Trình Rút Tiền Gửi Thanh Toán Bằng Chuyển Khoản.........................44
Hình 4.10. Quy Trình Đóng Tài Khoản Tiền Gửi Thanh Toán ....................................48
Hình 4.11. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Trong Giao Dịch Gửi Tiền Tiết Kiệm Có
Kỳ Hạn...........................................................................................................................52
Hình 4.12. Quy Trình Rút Gốc Và Lãi Tiền Gửi Tiết Kiệm Có Kỳ Hạn......................58

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giấy Đề Nghị Mở Tài Khoản (Dùng cho tổ chức)

Phụ lục 2: Giấy Mở Tài Khoản (Dùng cho khách hàng gửi tiết kiệm)
Phụ lục 3: Giấy Đề Nghị Mở Tài Khoản (Dùng cho cá nhân)

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng
nhất của Ngân hàng. Hoạt động này tạo ra nguồn vốn để Ngân hàng có thể thực hiện
các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho khách
hàng, đo lường uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng dành cho Ngân hàng, từ
đó có giải pháp ngày càng hoàn thiện hoạt động của Ngân hàng.
Hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi ích trực tiếp cho Ngân hàng
nhưng nó là hoạt động rất quan trọng. Không có hoạt động huy động vốn xem như
không có hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn tự có của Ngân hàng quá ít, chiếm tỷ
lệ < 10% tổng vốn hoạt động của Ngân hàng. Vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho TSCĐ như
trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để Ngân
hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này thì
Ngân hàng phải huy động từ tiền nhàn rỗi của cá nhân, doanh nghiệp, hay các tổ chức.
Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động tiền gửi cung cấp cho khách hàng một
kênh tiết kiệm và đầu tư, làm tăng khả năng tiêu dùng trong tương lai cho các khách
hàng gửi tiền, cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ các nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi của mình và cho phép khách hàng tiếp cận được các dịch vụ khác của
Ngân hàng như: dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, dịch vụ tín dụng…
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta trên đà phát triển và ổn định. Đạt được
như thế chúng ta không thể không thừa nhận vai trò tích cực của ngành Ngân hàng.
Khi nền kinh tế phát triển, các thành phần kinh tế hoạt động sôi nổi thì vai trò của

ngành Ngân hàng càng được phát huy, đặc biệt là quá trình tạo và phân phối vốn cho
nền kinh tế.


Vì vậy công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động tiền gửi luôn đóng vai trò
quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cũng như sự hoạt động liên tục và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị
khủng hoảng hiện nay, huy động tiền gửi trở thành vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết.
Chính vì tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Kế toán nghiệp vụ tiền gửi
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thủ Đức” làm đề tài cho
luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu kế toán nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thủ Đức.
Nghiên cứu đi sâu phân tích quá trình luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch
toán và ghi chép theo dõi sổ sách và báo cáo các kế toán về huy động tiền gửi tại chi
nhánh Thủ Đức. Đề tài vận dụng số liệu kế toán để phân tích tình hình huy động tiền
gửi tại chi nhánh Thủ Đức. Từ đó có các nghiên cứu và đưa ra các đề xuất nhằm mở
rộng công tác kế toán huy động tiền gửi tại chi nhánh Thủ Đức.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Thời gian: Thực hiện khóa luận từ ngày 01/03/2010 đến ngày 15/05/2010.
Không gian: Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thủ Đức.
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình huy động tiền gửi 5 tháng đầu năm 2010 tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thủ Đức.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận được chia làm 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Mở đầu. Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi và nội dung nghiên
cứu của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam và chi nhánh Thủ Đức.

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày cơ sở lý luận của kế
toán nghiệp vụ tiền gửi như: một số khái niệm về các hình thức huy động tiền gửi,
công thức và phương pháp nghiên cứu được vận dụng thực hiện đề tài này.

2


Chương 4: Kết quả và thảo luận. Mô tả quá trình huy động tiền gửi, cách tính lãi,
cách ghi sổ, định khoản, trình tự luân chuyển các chứng từ, từ đó nhận xét về công tác
kế toán tại chi nhánh Thủ Đức.
Chương 5: Kết luận và đề nghị. Đưa ra nhận xét hoạt động nghiệp vụ tiền gửi tại
chi nhánh Thủ Đức và công tác hạch toán nghiệp vụ tiền gửi, những ưu nhược điểm và
một số kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
2.1.1. Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Tên Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Tên viết tắt: Vietinbank (Vietnam Bank for Industry and Trade).
Địa chỉ trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Website: www.vietinbank.vn
Vietinbank là Ngân hàng quốc doanh thứ 2 được cổ phần hóa tại Việt Nam
thông qua đợt IPO được tổ chức vào tháng 12/2008. Hiện nay Vietinbank hoạt động
theo mô hình công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103038874 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp. Hà Nội cấp ngày 03/07/2009 với vốn điều lệ

11.252.972.800.000 đồng, trong đó cổ đông Nhà nước chiếm 89,23%. Số lượng cổ
phiếu Vietinbank niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh là
121.211.780 cổ phiếu (chiếm 10,77% vốn điều lệ).
2.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Vietinbank
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) được thành lập từ năm 1988
sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam.
Là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 sở giao dịch, 141 chi nhánh và
trên 700 điểm/phòng giao dịch.
Có 4 công ty hạch toán độc lập là: Công ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH
Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm. Và
3 đơn vị sự nghiệp là: Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm thẻ, Trường Đào
tạo và Phát triển nguồn nhân lực.
Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
Có quan hệ đại lý với trên 850 Ngân hàng lớn trên toàn thế giới.


NHCT Việt Nam là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO
9001:2000.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng châu
Á, Hiệp hội tài chính viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành
và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương
mại điện tử tại Việt Nam.
Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển
các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Hoạt động chính của Ngân hàng là thực hiện các giao dịch Ngân hàng, bao
gồm: huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá
nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở
tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các

dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các GTCG
khác, và các dịch vụ Ngân hàng khác được NHNN Việt Nam cho phép.
Một số ngày lịch sử của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam:
- 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh.
- 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng Chuyên doanh Công Thương Việt Nam thành
NHCT Việt Nam.
- 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên NHCT Việt Nam.
- 21/09/1996: Thành lập lại NHCT Việt Nam theo mô hình tổng công ty Nhà
nước, thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày thành lập lại.
- 15/04/2008: Thương hiệu mới “Vietinbank” thay thế tên thương hiệu cũ
“Incombank” đã hiện diện khắp mọi miền đất nước với một hình ảnh mới mẻ, trẻ
trung nhất quán và mạnh mẽ hơn nhằm hướng tới mục tiêu “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện
đại, Tăng trưởng”.
- 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt phương án Cổ
phần hóa NHCT Việt Nam. NHCT Việt Nam tiến hành cổ phần hóa theo hình thức giữ
nguyên vốn Nhà nước hiện có, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc
Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, không thấp hơn 51% vốn điều lệ.

5


2.2. Nhiệm vụ kinh doanh năm 2010
Thương hiệu mới Vietinbank đánh dấu một bước đi tất yếu trong quá trình đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế của NHCT Việt Nam, nhằm phát triển Vietinbank
thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững,
giữ vị trí hàng đầu tại Việt Nam, hội nhập tích cực với khu vực và thế giới, trở thành
Ngân hàng Thương mại lớn tại châu Á, đóng góp ngày càng nhiều vào việc thực hiện
thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước – hiện đại.
Năm 2010, Vietinbank tiếp tục bám sát mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ và
NHNN, phát triển tích cực các mặt hoạt động kinh doanh, thực hiện các bước đi vững

chắc tiến đến xây dựng Tập đoàn Ngân hàng Tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với
phương châm “An toàn – Hiệu quả - Hiện đại – Tăng trưởng bền vững”, năm 2010
Vietinbank sẽ nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu chính: Tổng tài sản tăng trưởng
25%; Tổng nguồn vốn, cho vay nền kinh tế tăng 30%; Lợi nhuận trước thuế đạt 4000
tỷ đồng.
Năm 2010 với nhiều thách thức đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài
chính Ngân hàng nói riêng. Để kinh doanh tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, đạt
được các mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn hệ thống, từ
trụ sở chính đến từng chi nhánh, từng cán bộ nhân viên. Với truyền thống và thành tựu
của 21 năm qua, nhất định tập thể cán bộ nhân viên – những cổ đông của Vietinbank
sẽ tiếp tục phấn đấu cho sự nghiệp phát triển của Vietinbank, cùng với toàn ngành
hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của Chính phủ giao phó.
2.3. Sự ra đời của Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Thủ Đức
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thủ Đức được thành
lập căn cứ vào Quyết định số: 121/QĐ – HĐQT – NHCT ngày 11/05/2006 của Chủ
tịch hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam “V/v chuyển chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Công
Thương Thủ Đức trực thuộc chi nhánh NHCT 14 thành chi nhánh phụ thuộc Ngân
hàng Công Thương Việt Nam, kể từ ngày 16/05/2006”.
2.3.1. Tình hình huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
– chi nhánh Thủ Đức
Trên cơ sở bám sát tinh thần chỉ đạo của NHCT Trung ương, định hướng trọng
tâm vào công tác huy động vốn; cho nên mặc dù tình hình có nhiều biến động, cạnh
6


tranh lãi suất tăng cao, chi nhánh Thủ Đức cũng đã ra sức thực hiện bằng mọi biện
pháp như: quảng cáo, thực hiện tốt chương trình khuyến mãi, các đợt phát hành kỳ
phiếu, CCTG, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi; cải tiến thủ tục, tác phong giao dịch…từ
đó giữ vững và tăng trưởng được nguồn vốn làm tiền đề cho việc kinh doanh.
2.3.2. Phương hướng thực hiện việc huy động tiền gửi trong năm 2010

Tiếp tục đặt trọng tâm công tác huy động vốn trong năm 2010. Tổ chức tốt công
tác tiếp thị, tích cực tìm kiếm khách hàng thuộc mọi đối tượng đặc biệt đối với các đơn
vị sự nghiệp. Ra sức giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn.
2.3.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban của chi nhánh
Thủ Đức
a. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Tổ

tổ chức

ngân

kế toán


khách

giao

quản lý

hành

quỹ

hàng

dịch

rủi ro

chính

Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban giám đốc
Giám đốc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc và trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp chỉ đạo các

7


phòng ban, quản lý nhân viên toàn chi nhánh, kiểm soát và điều hành các hoạt động
của chi nhánh.
Dưới Giám đốc là Phó giám đốc kiểm soát và điều hành các hoạt động kế toán,

hành chính, kho quỹ…
Phòng tổ chức hành chính
Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư;
Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần, quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, kiểm kê
tài sản, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy;
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự, tổng hợp kết quả thi đua của toàn chi
nhánh;
Giải quyết tranh chấp lao động;
Kiểm tra tính tuân thủ các quy chế, điều động, đề bạt và xử lý kỷ luật.
Phòng ngân quỹ
Thu chi và xuất nhập tiền mặt, ngoại tệ, tài sản quý và GTCG;
Tạm ứng quỹ, thanh toán tạm ứng, kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền;
Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, GTCG;
Quản lý, theo dõi, giám sát quá trình vận chuyển;
Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, GTCG, an toàn kho quỹ.
Phòng kế toán
Hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán;
Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh;
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và kiểm soát các hoạt động thanh toán;
Chịu trách nhiệm hậu kiểm kịp thời chứng từ kế toán;
Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán;
Xây dựng kế hoạch chi phí điều hành;
Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng tháng, hàng năm;
Quản lý số dư tài khoản;
Thực hiện báo cáo số liệu hàng tháng/quý/năm theo yêu cầu.
Phòng khách hàng (Phòng tín dụng)
Tìm hiểu, tiếp xúc khách hàng, triển khai kế hoạch Marketing để thu hút và tìm
kiếm khách hàng mới;
8



Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng thể lệ và
quy trình tín dụng của NHNN và của NHCT Việt Nam;
Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài
sản thế chấp, cầm cố của khách hàng; đôn đốc thu hồi, xử lý nợ quá hạn;
Đề xuất việc giải quyết, thậm chí đề xuất khởi tố đối với các vụ việc liên quan
đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh;
Tổng hợp số liệu cho vay thu hồi nợ, bảo lãnh thường xuyên và định kỳ hàng
tháng, đối chiếu với số liệu kế toán và số liệu khách hàng;
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, bảo lãnh và thanh
toán quốc tế theo đúng quy định của NHNN và của NHCT Việt Nam;
Tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, lập hồ sơ khách hàng.
Phòng giao dịch Hiệp Phú
Có chức năng như là một kênh huy động vốn và cho vay của chi nhánh tại địa
bàn nơi phòng giao dịch trú đóng.
Tổ quản lý rủi ro
Xác định, đo lường, đánh giá rủi ro để đưa ra các giải pháp cảnh báo giảm
thiểu rủi ro và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các giải pháp này.
2.4. Hình thức kế toán áp dụng
a. Hình thức ghi sổ
Ngân hàng thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính. Ngân hàng đã triển khai
và đưa vào thực hiện chương trình Hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán
INCAS, chuyển đổi từ mô hình quản lý phân tán sang mô hình quản lý tập trung và
giao dịch trực tuyến, công tác kế toán Vietinbank đã đáp ứng một cách căn bản yêu
cầu quản lý kinh doanh Ngân hàng, thực hiện tốt chức năng dự báo, giám sát, xử lý
nghiệp vụ nhanh hơn, chất lượng.
Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng được khởi động từ tháng 05/2002 với:
- 12 module ứng dụng: Hồ sơ thông tin khách hàng, Giao dịch chi nhánh, Tiền
gửi, Cho vay, Chuyển tiền, Tài trợ thương mại, Tiền tệ ngân quỹ, Sổ cái, Báo cáo quản
lý, Quản lý nợ, Internet Banking, ATM.

- 3 module kỹ thuật: Quản trị hệ thống máy chủ AS400, Tham số hệ thống, Hệ
thống dự phòng.
9


b. Hình thức sổ kế toán
Vietinbank sử dụng chủ yếu các sổ kế toán sau:
- Sổ kế toán chi tiết: theo dõi các đối tượng kế toán cụ thể theo từng khách
hàng, từng loại vốn, tài sản, thu nhập, chi phí. Sổ kế toán chi tiết bao gồm:
Sổ kế toán chi tiết các tài khoản nội bộ của Ngân hàng.
Sổ kế toán chi tiết các tài khoản giao dịch của khách hàng.
Sổ kế toán tài khoản sổ cái: được lập cho từng tài khoản sổ cái. Số liệu trên sổ
tài khoản sổ cái được lập trên cơ sở sổ kế toán chi tiết, phản ánh tổng hợp tình hình tài
sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của đơn vị.
- Các bảng liệt kê giao dịch: Liệt kê các giao dịch đã được xử lý, cập nhật vào
hệ thống máy tính và hạch toán trong ngày theo trình tự thời gian và theo từng GDV;
liệt kê các giao dịch được hạch toán tự động.
- Bảng cân đối tài khoản kế toán ngày: Thể hiện số dư đầu ngày, doanh số nợ,
doanh số có, số dư cuối ngày của các tài khoản sổ cái.
- Bảng cân đối tài khoản tháng, quý, năm, các báo cáo tài chính.
- Việc in ấn và kiểm soát các bảng kê, sổ, báo cáo kế toán.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về nghiệp vụ tiền gửi
Ngân hàng huy động tiền gửi từ nhiều nguồn khác nhau:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế và dân cư.
- Nhận TGTK với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ
hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy,…
3.1.1. Tiền gửi thanh toán (TGTT)
TGTT là loại tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực
hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như:
Séc lĩnh tiền mặt, UNC, UNT, chuyển tiền điện tử…nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán
nhanh nhất của khách hàng.
Mục đích chính của việc gửi tiền vào tài khoản thanh toán là nhằm đảm bảo an
toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu
dùng, mục đích hưởng lợi đối với loại tiền gửi này đóng vai trò thứ yếu. Vì vậy loại
tiền gửi này có lãi suất rất thấp.
Tài khoản thanh toán được chia làm 2 loại: tài khoản thanh toán dùng cho
doanh nghiệp và tài khoản thanh toán dùng cho cá nhân.
TGTT thể hiện trên số dư của tài khoản tiền gửi khách hàng. Căn cứ vào sổ phụ
được Ngân hàng gửi đến để khách hàng cập nhật sổ sách hàng ngày, hàng tuần hoặc
hàng tháng phải đối chiếu với Ngân hàng để tránh sai sót.
3.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là những khoản tiền có kỳ hạn đáo hạn cố định được khách
hàng gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích an toàn, hưởng lãi suất. Hiện nay để tăng


cường sự cạnh tranh thu hút khách hàng, nếu khách hàng rút tiền trước thời hạn thì
Ngân hàng vẫn tính lãi nhưng với mức lãi suất thấp hơn lãi suất đã thỏa thuận ban đầu.
3.1.3. Tiền gửi tiết kiệm (TGTK)
TGTK là tiền để dành của dân cư được gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích
hưởng lãi, an toàn cho đồng vốn, nhằm tích lũy dần để thực hiện một chỉ tiêu nào đó
trong tương lai.
Đây là loại tiền gửi chỉ dành cho cá nhân nhưng lượng tiền được gửi vào Ngân

hàng là rất lớn tạo ra một nguồn vốn lớn cho Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng áp dụng
nhiều lãi suất hấp dẫn đồng thời kèm theo những chương trình khuyến mãi nhằm thu
hút khách hàng.
- Đối với tiết kiệm bằng tiền Việt Nam: số tiền tối thiểu cho mỗi lần gửi là 50.000
đ, đối tượng là công dân Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
- Đối với tiết kiệm bằng ngoại tệ: Ngân hàng nhận TGTK bằng các loại ngoại tệ
mạnh như: USD (Đô la Mỹ), DEM (Mác Đức), EUR (Đồng tiền chung Châu Âu), FRF
(Frăng Pháp), GBP (Bảng Anh), JPY (Đồng Yên Nhât), CHF (Frăng Thụy Sĩ), HKD
(Đô la Hồng Kông), AUD (Đô la Úc), CAD (Đô la Canada), SGD (Đô la Singapo), đối
tượng là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trên 12 tháng.
Ngân hàng trả vốn và lãi cho người gửi bằng đồng tiền ngoại tệ khi gửi hoặc
bằng VNĐ theo yêu cầu của người gửi. Trường hợp trả bằng VNĐ thì tính theo tỷ giá
mua của Ngân hàng tại thời điểm rút vốn.
Khi trả lãi nếu số tiền lãi phải trả có lẻ dưới đơn vị tiền tệ của loại ngoại tệ khi
gửi thì số ngoại tệ đó được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá mua tại thời điểm trả lãi để trả
cho người gửi.
TGTK chia thành 2 loại:
- TGTK không kỳ hạn:
+ Đây là tiền nhàn rỗi của dân cư, do không xác định mục tiêu chi tiêu trong
tương lai nên khách hàng chỉ gửi tiết kiệm không kỳ hạn, với hình thức gửi tiền này
khách hàng vừa có thể hưởng lãi, vừa có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào có nhu cầu sử
dụng tiền.

12


+ Tuy nhiên, do tính chất không kỳ hạn nên lãi suất rất thấp. Người gửi được
hưởng lãi hàng tháng, nếu không lĩnh lãi hàng tháng thì Ngân hàng tính lãi để nhập
tiền lãi vào vốn cho người gửi.
+ Không giống với TGTT, khách hàng không được sử dụng các dịch vụ thanh

toán để chi trả cho người khác.
- TGTK có kỳ hạn:
+ Là loại tiền mà khách hàng khi gửi vô chỉ được rút khi đáo hạn. Tuy nhiên
khi khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền thì có thể rút trước hạn nhưng lãi suất được
hưởng thấp hơn lãi suất huy động trước đó.
+ Đối tượng khách hàng là các cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục
đích an toàn, sinh lợi và đã xây dựng được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai.
+ Ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm có kỳ hạn.
Phân loại theo cách trả lãi: Loại trả lãi trước, loại trả lãi sau, loại trả lãi theo định
kỳ. Người gửi được lựa chọn phương thức trả lãi, phù hợp với hình thức huy động vốn
của Ngân hàng trong từng thời gian. Đến hạn nếu người gửi không đến rút vốn và lĩnh
lãi thì tiền lãi được nhập vào vốn và coi như người gửi gửi kỳ hạn tiếp theo.
Các sản phẩm huy động tiền gửi có những đặc điểm riêng biệt nhằm đáp ứng
nhu cầu của từng đối tượng khách hàng:
* Tiết kiệm thông thường:
Dành cho khách hàng có tiền nhàn rỗi và chưa biết mục đích sử dụng, đồng thời
muốn hưởng lãi đều đặn hàng tháng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tối thiểu.
Loại tiền huy động: VNĐ, USD.
Kỳ hạn gửi: 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng…đến 60 tháng, các kỳ hạn
có thể thay đổi theo từng đợt huy động vốn của Vietinbank.
Khách hàng có thể lựa chọn phương thức trả lãi trước hay trả lãi sau.
* Tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số dư:
Dành cho khách hàng có số tiền nhàn rỗi lớn và trong thời gian dài.
Số tiền gửi càng nhiều, lãi suất càng cao.
- Lãi suất được hưởng = lãi suất TGTK thông thường + biên độ
- Loại tiền huy động: VNĐ, USD
- Kỳ hạn gửi: 3, 6, 7, 9, 12, 13, 18, 24 tháng.
13



- Phương thức trả lãi: bằng tiền mặt, chuyển khoản sang tài khoản tiết kiệm
không kỳ hạn, chuyển tiền đi hoặc lãi nhập gốc, trả lãi cuối kỳ.
- Điều kiện sử dụng sản phẩm:
+ Không kỳ hạn: Khách hàng có số dư tiền gửi tối thiểu là 5.000.000 VNĐ.
+ Có kỳ hạn: Khách hàng có số dư tiền gửi tối thiểu là 40.000.000 VNĐ hoặc
3.000 USD.
* Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt:
Dành cho khách hàng có tiền nhàn rỗi nhưng không cố định thời gian, đồng thời
nhu cầu sử dụng tiền của khách hàng lại bất thường.
Gửi 1 lần, rút nhiều lần, lãi suất trước hạn cao, linh hoạt theo thời gian gửi.
Số tiền gốc rút trước hạn được hưởng lãi suất của kỳ hạn tương ứng thời gian
thực gửi, phần gốc còn lại được giữ nguyên lãi suất của kỳ hạn ban đầu.
Loại tiền huy động: VNĐ, USD.
Kỳ hạn gửi: 6, 9, 12, 18, 24, 36 tháng.
Phương thức trả lãi: trả lãi cuối kỳ.
* Tiết kiệm có kỳ hạn bậc thang theo thời gian
Lãi suất tăng dần theo thời gian thực gửi.
Khách hàng có thể tất toán trước hạn tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ hạn gửi
tiền và được hưởng mức lãi suất tăng dần tương ứng với số ngày thực gửi.
Kỳ hạn gửi: 7, 9, 13 tháng.
Loại tiền nhận gửi: VNĐ, USD.
* Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi
Lãi suất linh hoạt theo thị trường, tự động điều chỉnh định kỳ, được nhập lãi vào
gốc theo kỳ tính lãi
Tất toán hay rút một phần gốc trước hạn, khách hàng không phải trả lại số tiền
lãi đã nhận vào cuối mỗi kỳ lĩnh lãi mà còn được nhận thêm lãi suất không kỳ hạn cho
khoảng thời gian thực gửi không tròn kỳ.
Kỳ hạn gửi: 12, 18, 24, 36 tháng.
Tần suất xác định lãi suất: 1 tháng/2 tháng/3 tháng/6 tháng.
Loại tiền huy động: VNĐ

* Tiết kiệm dự thưởng
14


Dành cho khách hàng có tiền nhàn rỗi và muốn tham gia thử vận may mà vẫn
được hưởng lãi suất và bảo toàn nguồn vốn của mình.
Loại tiền huy động: VNĐ, USD
Kỳ hạn gửi: tùy theo từng thời điểm, các kỳ hạn gửi sẽ được quy định riêng.
Phương thức trả lãi: trả lãi trước, sau, định kỳ.
Ứng với mỗi mức tiền gửi theo quy định và kỳ hạn gửi nhất định khách hàng sẽ
nhận được 1 số dự thưởng. Được tham gia quay số trúng thưởng và có cơ hội trúng
hàng ngàn giải thưởng có giá trị.
3.2. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi
3.2.1. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi
a. Chứng từ sử dụng
Chứng từ giấy và chứng từ điện tử
Bao gồm: Giấy nộp tiền, Lệnh chi, Séc, các loại Bảng kê, Giấy báo nợ, Giấy
báo có, Giấy lĩnh tiền mặt, Sổ tiết kiệm, Phiếu chi, Phiếu chi tiền, Phiếu nộp tiền,…
b. Tài khoản sử dụng
* TK 42 – Tiền gửi của khách hàng
Tài khoản cấp II và III:
TK 421 – Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam
TK 4211 – Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4212 – Tiền gửi có kỳ hạn
TK 422 – Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
TK 4221 – Tiền gửi không kỳ hạn
TK4222 – Tiền gửi có kỳ hạn
TK 423 – TGTK bằng đồng Việt Nam
TK 4231 – TGTK không kỳ hạn
TK 4232 – TGTK có kỳ hạn

TK 424 – TGTK bằng ngoại tệ và vàng
TK 4241 – TGTK không kỳ hạn
TK 4242 – TGTK có kỳ hạn
TK 425 – Tiền gửi của khách nước ngoài bằng đồng Việt Nam
TK 4251 – Tiền gửi không kỳ hạn
15


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×