Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG NEEM (Azadirachta indica A.Juss) TRỒNG NĂM 1998 TẠI NINH PHƯỚC – NINH THUẬN LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TỈA THƯA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG CỦA
RỪNG NEEM (Azadirachta indica A.Juss) TRỒNG NĂM 1998
TẠI NINH PHƯỚC – NINH THUẬN LÀM CƠ SỞ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TỈA THƯA

Họ và tên sinh viên: ĐẶNG VĂN TRÍ
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 7/2010


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
NEEM (Azadirachta indica A.Juss) TRỒNG NĂM 1998
TẠI NINH PHƯỚC – NINH THUẬN LÀM CƠ SỞ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TỈA THƯA

Tác giả
ĐẶNG VĂN TRÍ
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Trương Văn Vinh


Tháng ……… năm……….
i


LỜI CẢM ƠN
Để có được kiến thức như ngày hôm nay và hoàn thành khóa luận cuối khóa là
nhờ công sức nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ, gia đình và các thế hệ thầy cô giáo.
Bởi vậy, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, trước hết đến cha mẹ, người đã
nuôi nấng và giúp đỡ tôi mọi việc để tôi có được ngày hôm nay.
Xin gởi lời cám ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm, quý thầy cô
Khoa Lâm Nghiệp, và quý thầy cô trong Bộ Môn Quản Lí Tài Nguyên Rừng đã đem
lại cho tôi nhiều bài học quý báu, cho tôi có kiến thức làm hành trang để bước vào
cuộc sống mưu sinh.
Xin gởi lời cảm ơn tới Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước, cùng
các anh chị phòng kĩ thuật, các anh trạm Phước Dinh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập.
Đặc biệt cho tôi bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Ths.Trương Văn Vinh đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm khóa luận cuối khóa này.
Cuối cùng tôi muốn gởi đến các bạn trong tập thể lớp Lâm Nghiệp DH06LN.
Sự giúp đỡ, động viên của các bạn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.

Thành phố Hồ Chí Minh 30/7/2010
Sinh viên thực hiện
Đặng Văn Trí

ii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ...........................................................................................................................iii
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh sách các bảng ....................................................................................................... vii
Danh sách các hình .......................................................................................................viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................................ 2
1.3. Những đóng góp của đề tài ....................................................................................... 3
1.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ............................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 4
2.1. Nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng trên thế giới .................................................. 5
2.2. Nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng ở Việt Nam .................................................. 7
2.3. Nghiên cứu mật độ và tỉa thưa rừng trồng.............................................................. 11
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................. 14
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 14
3.1.1 Giới thiệu tổng quát về cây Neem.................................................................... 14
3.1.2. Quá trình dẫn nhập cây Neem vào việt nam ................................................... 14
3.1.3. Đặc điểm thực vật ........................................................................................... 15
3.1.4. Giá trị kinh tế của cây Neem ........................................................................... 17
3.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ................................................................................ 19
3.2.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 19
3.2.2. Địa hình ........................................................................................................... 19
3.2.3. Đất ................................................................................................................... 20
3.2.4. Thổ nhưỡng ..................................................................................................... 20
3.1.5. Thực bì ............................................................................................................ 21
3.2.6. Tài nguyên rừng .............................................................................................. 21
3.2.7. Khí hậu ............................................................................................................ 22
3.2.8. Thuỷ văn.......................................................................................................... 23

iii


3.2.9. Giao thông huyện Ninh Phước ........................................................................ 23
3.3. Phân tích đặc điểm kinh tế- xã hội ......................................................................... 24
3.3.1. Hành chính ...................................................................................................... 24
3.3.2. Dân sinh kinh tế .............................................................................................. 25
3.3.3. Ngành nghề ..................................................................................................... 25
3.3.4. Tập quán canh tác............................................................................................ 25
3.3.5. Thu nhập.......................................................................................................... 25
CHƯƠNG 4.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 26
4.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 26
4.1.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng Neem thông qua các quy luật phân
bố của các chỉ tiêu sinh trưởng ...................................................................................... 26
4.1.2. Nghiên cứu sinh trưởng của các chỉ tiêu sinh trưởng theo tuổi thông qua
phương trình tương quan ............................................................................................... 26
4.1.3. Nghiên cứu độ tàn che và độ giao tán của rừng .............................................. 26
4.1.4. Biện pháp tỉa thưa rừng trồng ......................................................................... 26
4.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27
4.2.1. Ngoại nghiệp ................................................................................................... 27
4.2.2. Nội nghiệp ....................................................................................................... 28
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 33
5.1. Quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng của loài Neem ............. 33
5.1.1. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ...................................... 33
5.1.2. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3 ) ................................. 36
5.1.3. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính tán (N/Dtán) ........................... 38
5.2. Qui luật sinh trưởng của rừng Neem trồng tại Ninh Phước – Ninh Thuận ............ 41
5.2.1 Quy luật sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của rừng Neem................................. 42
5.2.2. Quy luật sinh trưởng về đường kính (D1,3) của rừng Neem ............................ 44
5.2.3. Quy luật sinh trưởng giữa chiều cao và đường kính của rừng Neem ............. 46

5.2.4. Quy luật sinh trưởng thể tích thân cây của rừng Neem .................................. 48
5.3 Độ tàn che và độ giao tán của rừng ......................................................................... 49
5.4 Đề xuất biện pháp tỉa thưa ....................................................................................... 53
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 55
6.1. Kết luận.................................................................................................................. 55
iv


6.1.1. Quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng của loài Neem ..... 55
6.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của rừng Neem trồng 1998 .......................................... 56
6.1.3. Độ tàn che và giao tán của rừng ...................................................................... 56
6.1.4. Biện pháp tỉa thưa ........................................................................................... 56
6.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 58
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

PHVB

Phòng hộ ven biển

UBNN


Ủy ban nhân dân

QLTNR

Quản lý tài nguyên rừng

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

D1,3

Đường kính thân cây tại vị trí cao 1,3 m

Dtán

Đường kính tán lá

Hvn

Chiều cao vút ngọn

V

Thể tích thân cây

A

Tuổi


Xtb

Giá trị trung bình (bình quân gia quyền)

S

Sai số chuẩn

S2

Phương sai

Cv

Hệ số biến động

N%

Tần xuất

R

Biên độ biến động

Sy/x

Sai số hồi quy

r


Hệ số tương quan

Sign

Signifincance (mức ý nghĩa)

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 5.1.1: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ............................................ 34
Bảng 5.1.2: Kết quả kiểm tra các tiểu chuẩn thống kê của một số hàm toán học mô tả
mối tương quan phân bố số cây với chiều cao (N/Hvn) ............................................... 34
Bảng 5.1.3: tương quan số cây theo chiều cao vút ngọn (Hvn) .................................... 35
Bảng 5.1.4: Phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 .......................................................................... 36
Bảng 5.1.5: Kết quả kiểm tra các tiểu chuẩn thống kê của một số hàm toán học mô tả
mối tương quan phân bố số cây với đường kính (N/D1,3) ............................................ 37
Bảng 5.1.6: Tương quan về số cây theo D1,3 ............................................................... 37
Bảng 5.1.7: Phân bố số cây theo cấp đường kính tán (N/Dtán) .................................... 39
Bảng 5.1.8: Kết quả kiểm tra các tiểu chuẩn thống kê của một số hàm toán học mô tả
mối tương quan phân bố số cây đường kính tán (N/Dtán) ............................................. 39
Bảng 5.1.9: Tương quan phân bố số cây theo đường kính tán (N%/Dtán) .................. 40
Bảng 5.2.1: Bảng kiểm tra các tiêu chuẩn thống kê của một số hàm toán học mô tả
mối tương quan giữa tuổi A với chiều cao cây (Hvn) .................................................. 43
Bảng 5.2.2: Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và tuổi A ............................................. 43
Bảng 5.2.3: Bảng kiểm tra các tiêu chuẩn thống kê của một số hàm toán học mô tả
mối tương quan giữa tuổi A và đường kính D1.3. ......................................................... 45
Bảng 5.2.4: Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và tuổi A ............................................. 45
Bảng 5.2.5: Bảng kiểm tra các tiêu chuẩn thống kê của một số hàm toán học mô tả

mối tương quan giữa chiều cao Hvn và đường kính D1,3. ............................................ 46
Bảng 5.2.6: Tương quan giữa chiều cao Hvn và đường kính D1,3 ............................................... 47
Bảng 5.2.7: Bảng kiểm tra các tiêu chuẩn thống kê của một số hàm toán học mô tả
mối tương quan giữa thể tích thân cây V và tuổi A. ..................................................... 48
Bảng 5.2.8: Tương quan giữa thể tích thân cây V và tuổi A ...................................... 49

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 5.1: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ...................... 35
Hình 5.2: Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) ................. 38
Hình 5.3: Đường biểu diễn phân bố số cây theo đường kính tán (N/Dtán) .................. 40
Hình 5.4: Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao (Hvn) và tuổi A ..................... 43
Hình 5.5: Đường biểu diễn tương quan giữa đường kính (D1,3) và tuổi A ................. 45
Hình 5.6: Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao Hvn và đường kính D1,3 ............ 47
Hình 5.7: Đường biểu diễn tương quan giữa thể tích thân cây và tuổi A .................... 49
Hình 5.8: Trắc đồ ô điều tra số1 ................................................................................... 50
Hình 5.9: Trắc đồ ô điều tra số 2 .................................................................................. 51
Hình 5.10: Trắc đồ ô điều tra số 3 ................................................................................ 52

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Diện tích rừng nước ta năm 1945 là 14,9 triệu hecta che phủ 44,8% diện tích đất
tự nhiên. Năm 1981 còn khoảng 7,8 triệu hecta chiếm khoảng 24 %. Đến năm 2001

diện tích đất có rừng tăng lên đáng kể độ che phủ khoảng 32%. Những năm gần đây
các thiên tai như hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, môi trường không khí, đất, nước
sạch ngày càng bị thu hẹp, nguyên nhân chủ yếu do mất rừng, khai phá đất rừng làm
nông nghiệp và công nghiệp hóa. Do đó nhiệm vụ cấp bách là khôi phục lại diện tích
rừng, cải tạo môi trường, bảo về nguồn nước đầu nguồn. Đây là một nhiệm vụ hết sức
khó khăn, nhưng nó có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt kinh tế – xã hội mà còn về môi
trường và quốc phòng. Để thực hiện nhiệm vụ to lớn ấy, một mặt ngành lâm nghiệp
đang cố gắng gây trồng những giống cây bản địa có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Mặt khác, ngành Lâm Nghiệp cũng khuyến khích việc tìm kiếm và gây trồng các
giống cây nhập nội, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Việt Nam. Đồng thời
những giống cây này phải có giá trị cao về kinh tế, xây dựng, xuất khẩu và khoa học.
Vì thế, việc tìm kiếm khả năng gây trồng những loài cây nhập nội có hiệu quả kinh tế
cao là một nhiệm vụ không thể thiếu của ngành khoa học lâm sinh.
Trong dịp đi dự Hội nghị Lâm nghiệp quốc tế tại Senegal (Châu Phi) vào Tháng
2/1981, Giáo Sư Lâm Công Định đã chứng kiến trên dải cát khô nóng cận sa mạc Tây
Phi, những hàng cây Neem (Azadirachta indica A.Juss) chịu hạn đứng vững và luôn
xanh tốt, tỏa bóng mát cả một khu vực cát rộng lớn trong vùng. Ông mang một ít hạt
giống Neem về Việt Nam đã ươm và trồng tại sở Lâm nghiệp tỉnh Bình Thuận, nhưng
sau chỉ còn lại một cây và đến tháng 6/1984 cây đã cho quả đầu tiên. Từ đó cây Neem
được trồng rộng rãi.
Ninh Thuận là một tỉnh khu vực miền núi khí hậu của Nam Trung Bộ, nhiệt đới
gió mùa, là vùng khí hậu khô hạn, mưa ít, nhiệt độ cao, gió mạnh, lượng nước bốc hơi
1


cao. Đặc biệt là vùng đất cát ven biển, đây là vùng đất cát khô nóng, ngoài khả năng
thích nghi và chống chịu của cây phi lao quen thuộc. Để phủ xanh đất cát ven biển,
trong những năm gần đây được sự quan tâm của Tỉnh và sự lãnh đạo tập trung của
ngành Lâm nghiệp và Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT) đã
nghiên cứu và gây trồng các loài cây nhập nội phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí

hậu tại Ninh Thuận. Trong các loài cây đó có cây Neem (Azadirachta indica A.Juss)
hay còn gọi là xoan chịu hạn, đây là cây có lá xanh quanh năm, gỗ cứng. Ngoài điều
đáng quí đó ra, tất cả các bộ phận của cây Neem đều là những nguyên liệu quí cho
công nghiệp chế biến. Đây là một loại cây đa năng, vừa có giá trị kinh tế nhất định,
vừa cải thiện môi trường sinh thái rất khắc nghiệt của vùng cát nóng, nắng hạn nhất cả
nước. Do đó cây Neem trở thành cây chủ lực trong công tác trồng rừng của tỉnh Ninh
Thuận.
Để góp phần nghiên cứu sinh trưởng của cây Neem trên diện tích rừng trồng ở
Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước, nhằm làm cơ sở cho việc qui hoạch
và phát triển loài Neem được tốt hơn. Trong giới hạn của một luận văn tốt nghiệp cuối
khóa. Được sự cho phép của Bộ môn Điều Chế Rừng – Khoa Lâm Nghiệp, Thầy
Trương Văn Vinh và lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước. Tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng Neem
(Azadirachta indica A.Juss) trồng năm 1998 tại Ninh Phước - Ninh Thuận làm cơ sở
đề xuất biện pháp tỉa thưa”.Với nguyện vọng kết quả đạt được của luận văn sẽ đóng
góp một phần nhỏ trong việc kinh doanh, quản lý và phát triển loài cây Neem tại khu
vực nghiên cứu một cách bền vững.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu một số đặc điểm về cấu trúc sinh trưởng và của rừng Neem, kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là những định hướng cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật
nuôi dưỡng thích hợp, mà đặc biệt là tỉa thưa rừng trồng năm 1998 đã khép tán tại
Ninh Phước, nhằm phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế khai thác, quản lý kinh doanh
rừng nhằm từng bước nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.

2


1.3. Những đóng góp của đề tài
Cây Neem là một loại cây mới đuợc nhập nội và được trồng chủ yếu tại Ban
quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước – Ninh Thuận, cho đến nay vẫn chưa có

nhiều những nghiên cứu về cấu trúc và quy luật sinh trưởng của rừng Neem trồng. Vì
vậy những vấn đề mà luận văn sẽ đề cập đến và giải quyết chính là:
- Thiết lập xây dựng mô hình sinh trưởng của rừng Neem trồng, quy luật phân
bố số cây với các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính cây
tại vị trí 1,3m (D1,3), đường kính tán, bằng các mô hình toán biểu thị tốt nhất quy luật
sinh trưởng của rừng Neem trồng, nhằm đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như
tỉa thưa, phục vụ cho quá trình kinh doanh rừng trồng Neem tại ban Quản lý rừng
phòng hộ tỉnh Ninh Thuận.
- Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu tham khảo khi nghiên
cứu phân bố, sinh trưởng cho loài Neem trồng tại một số khu vực lân cận.
1.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu rừng Neem trồng trên địa bàn xã Phước Dinh
Huyện Ninh Phước thuộc ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước tỉnh Ninh
Thuận. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những diện tích rừng trồng năm 1998. Đây
là những diện tích rừng từ khi trồng cho tới thời điểm nghiên cứu vẫn chưa có sự tác
động từ bên ngoài, nên cấu trúc rừng vẫn còn ổn định.
* Giới hạn của đề tài
Do có hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đối tượng mới nghiên cứu là
loài cây mới nhập nội và được gây trồng ở nước ta trong những năm gần đây. Có độ
tuổi còn nhỏ, không liên tục, không tập trung, diện tích rừng không nhiều. Vì vậy
trong quá trình thực hiện đề tài gặp nhiều khó khăn trong công tác ngoại nghiệp, kết
quả thu được còn hạn chế. Kính mong quí thầy cô, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý
kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Pressler đã định nghĩa: "Tăng trưởng học là một bộ phận của lâm nghiệp, nó
bao gồm các quy luật tăng trưởng, các phương pháp xác định tăng trưởng, trồng rừng
và tăng trưởng rừng" (trích dẫn từ sản lượng rừng, Vũ Tiến Hinh)
Từ trước đến nay, có nhiều khái niệm hoặc định nghĩa về sinh trưởng, nhưng
theo V.Bertalanfly (Wenk, G. 1990) thì sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng
nào đó nhờ kết quả đồng hoá của một vật sống.
Sinh trưởng được hiểu là sự biến đổi theo thời gian của một đại lượng nào đó ở
cây cá thể như D, H, V, Dt … Sinh trưởng gắn liền với thời gian, vì thế thường được
gọi là quá trình sinh trưởng, đó là một dạng đường cong, được chia thành 3 giai đoạn:
từ khi hình thành rừng, rừng thành thục đến già cỗi và chết đi. Sinh trưởng kéo dài liên
tục trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên của chúng. Sinh trưởng của cây rừng nhanh
hay chậm là phụ thuộc vào đặc tính nội tại của từng loài cây và điều kiện lập địa nơi
chúng sinh sống. Sự biến đổi theo thời gian của các đại lượng này đều có qui luật. Để
mô tả sinh trưởng của cây rừng các nhà khoa học thường dựa vào các phương trình
toán học để đánh giá mức độ sinh trưởng của chúng trên lâm phần hay trên một dạng
lập địa cụ thể. Tương ứng với các đại lượng, ta có khái niệm về sinh trưởng đường
kính, sinh trưởng chiều cao, sinh trưởng thể tích…
Có thể mô tả quy luật sinh trưởng của mỗi đại lượng D, H, V bằng biểu thức
toán học. Trong biểu thức đó, Y là đại lượng sinh trưởng và được coi là một hàm của
thời gian (t) cùng yếu tố môi trường (u):
Y = F(t, u)
Yếu tố môi trường rất đa dạng, như: CO2, H2O, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,
pH… Trong đó điều kiện lập địa là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh
trưởng. Ở những điều kiện sống khác nhau thì sinh trưởng của rừng cũng khác nhau.
4


Vì khả năng sinh trưởng của cây rừng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện lập địa, dinh
dưỡng trong đất, mật độ cây và tổ thành loài cây… Cho đến nay, vẫn chưa đánh giá
được ảnh hưởng tổng hợp của từng yếu tố cụ thể này đến sinh trưởng của cây như thế

nào. Do đó, yếu tố môi trường được coi là hằng số và sinh trưởng chỉ phụ thuộc và
thời gian.
Y = F(t)
Tốc độ sinh trưởng là đạo hàm bậc nhất theo thời gian của sinh trưởng. Nếu coi
Y là phương trình sinh trưởng, Y' là tốc độ sinh trưởng, ta có:
Y' = F'(t) = f(t)F
Nhận biết sinh trưởng của cây bằng mô hình sinh trưởng. Mô hình sinh trưởng
là mô hình toán học biểu thị mối quan hệ giữa từng đại lượng như đường kính, chiều
cao, thể tích của cây với các yếu tố có liên quan như tuổi, diện tích dinh dưỡng, điều
kiện môi trường. Từ mô hình sinh trưởng, thông qua các biến cần thiết, ước lượng sinh
trưởng cho từng đại lượng.
2.1. Nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng trên thế giới
Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng của rừng là một vấn đề mà được
nhiều nhà lâm nghiệp đặc biệt quan tâm.
Theo V. Bertalanfly (1951), sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể thông qua đồng
hóa những nguồn năng lượng của môi trường dưới ảnh hưởng của các quy luật vận
động nội tại cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố nội tại, ngoại cảnh trong suốt thời
gian tồn tại của chúng. Nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng là cơ sở để đánh giá sức
sản xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như hiệu quả của các biện pháp tác động
đã áp dụng.
Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây rừng và quần thể là tìm hiểu và nắm
bắt được những quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng
như: Hvn, D1,3… theo thời gian. Những quy luật này được mô tả bằng những phương
trình toán học cụ thể và được gọi là các hàm sinh trưởng hay mô hình sinh trưởng.
Về phương diện toán học, sinh trưởng của cây rừng được hiểu như một hàm số
có nhiều biến phụ thuộc; tuổi cây (A), các đặc trưng về nhiệt độ (TT), lượng mưa
5


(VL), độ ẩm (W), lượng bức xạ (BX), dinh dưỡng trong đất (NPK), mật độ của rừng

(N)… Nếu được biểu thị dưới dạng phương trình:
Y = f(A, TT, VL, W, BX, NPK, N,…)
Trong đó f là dạng phương trình toán học thích hợp được xác định bởi các tiêu
chuẩn thống kê và sự phù hợp với đặc tính sinh học của loài cây. Nếu trong điều kiện
mà các yếu tố ngoại cạnh của rừng tương đối đồng nhất, sinh trưởng của cây rừng
được coi là hàm số chỉ phụ thuộc vào tuổi:
Y = f(A)
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam
đã đi sâu nghiên cứu với sự ứng dụng rộng rãi thống kê toán học, để tìm ra các hàm
toán học thích hợp cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của các loài cây rừng ở các
vùng sinh thái khác nhau trên các châu lục.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng
được công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng mang tên các tác giả như:
- Hàm Gompertz: (1925)

Y  m*e

e  a0 *

A
a1

- Hàm Backmann: Log(Y) = a0 + a1.Lg(A) + a2.Lg2(A)
- Hàm Korsun: (1935) Y = a0.e[a 1 *Ln(A) – a 1 *Ln

2

- Hàm Thomasius: (1964) Y = a0.[1-e –a 1 *A(1-e
- Hàm Mitscherlich: (1919) Y = a0.[1-e(-a 1 . A)


(A) ]
 a2 * A

)

]

a2

]

Trong đó:
- Y: đại lượng sinh trưởng (chiều cao, đường kính…)
- m: giá trị cực đại có thể đạt được của Y
- a0, a1, a2: là các tham số của phương trình
- A : tuổi của cây rừng hay lâm phần
- e: số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)
Bên cạnh quá trình sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng hay còn gọi là lượng tăng
trưởng của cây rừng càng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mộ tả và quy luật hóa
quá trình tăng trưởng của cây rừng bằng những hàm tăng trưởng như:
6


- Hàm Gompertz:

Y = a0.e -a 1 .A

- Hàm Korf:

Y= a0.A -a 1


Trong đó:
- Y là đại lượng tăng trưởng của một nhân tố sinh trưởng.
- a0, a1, là các tham số của phương trình
- A là tuổi của cây rừng hay lâm phần
- e là số mủ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)
Từ những quy luật này, người ta sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách
khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (điều kiện tự nhiên, biện pháp tác
động,…) tới quá trình sinh trưởng của cây rừng, để từ đó có được những biện pháp kỹ
thuật thích hợp với từng giai đoạn phát triển của cây đứng, nhằm đưa rừng đạt được
chất lượng tốt và năng suất cao nhất phù hợp với mục đích kinh doanh.
Việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng của cây rừng về chiều cao, đường
kính, đường kính tán... đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học về sinh trưởng
trên thế giới và Việt Nam. Qua các kết quả nghiên cứu đó, các nhà khoa học đã đưa ra
rất nhiều dạng phương trình toán học khác nhau để mô tả một cách chính xác các quy
luật sinh trưởng của mỗi loài cây rừng khác nhau ở từng vùng sinh thái, lập địa khác
nhau trên thế giới và cũng là cơ sở khoa học rất quý giá cho những nghiên cứu về sinh
trưởng của cây rừng sau này. Tuy nhiên, hàm toán học này chỉ phù hợp cho một số
loài cây ở những vùng sinh thái cụ thể. Với các loài cây khác nhau, ở các vùng sinh
thái khác thì các hàm sinh trưởng này có phù hợp hay không cần có những nghiên cứu
ứng dụng và kết quả mức độ phù hợp của chúng.
2.2. Nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng ở Việt Nam
Ở nước ta, cũng có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu quá trình sinh trưởng và
tăng trưởng của cây rừng, và cũng đưa ra được một số phương trình sinh trưởng thích
ứng với điều kiện nước ta. Làm cơ sở cho việc định ra các biện pháp kĩ thuật lâm sinh
thích hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng, đáp ứng kịp thời cho mục
tiêu kinh doanh. Dưới đây là một số phương trình sinh trưởng được tìm ra ở nước ta.
Theo Lâm Xuân Sanh (1987), sinh trưởng là một biểu thị về động thái của rừng,
là căn cứ khoa học quan trọng để định ra những phương thức kỹ thuật lâm sinh thích
7



hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng các mục tiêu kinh
doanh lâm nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và các cá thể cây rừng là hai
vấn đề khác nhau nhưng quan hệ chặc chẽ với nhau. Sinh trưởng của cá thể cây rừng
có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của rừng.
Đồng thời có nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đã nghiên cứu định lượng quy luật
sinh trưởng của cây rừng và đề nghị một số dạng hàm toán học mô tả quá trình sinh
trưởng của một số loài hình rừng cũng như các mối quan hệ giữa các nhân tố sinh
trưởng của chúng với nhau trong quá trình sinh trưởng của rừng.
Đồng Sỹ Hiền (1973), đã đưa ra dạng phương trình toán học bậc đa thức để
biểu thị mối quan hệ giữa đường kính và chiều cao ở các vị trí khác nahu của cây, qua
đó mô tả được quy luật phát triển hình dạng thân cây của cây rừng, đặc biệt là cây
rừng tự nhiên:
Y =b0 + b1.x1 + b2.x2 + b3. x3 + … + bn.xn
Phương trình này được tác giả sử dụng cho việc lập biểu thể tích và biểu độ
thon cây đứng, nhằm xác định trữ lượng cùa rừng theo phương pháp cây tiêu chuẩn
một cách nhanh chóng, giảm nhẹ công việc nội và ngoại nghiệp trong công tác điều tra
rừng.
Vũ Đình Phương và công tác viên (1973) khi nghiên cứu quy luật sinh trưởng
của rừng bồ đề đã mô tả về quan hệ giữa chiều cao bình quân với tuổi của lâm phần bồ
đề (Styrax tonkinensis Pierre) trồng thuần loài đều tuổi bằng phương trình:
2

AH = a1 + a2*A + a3*A

Trong đó:
- A: tuổi của cây rừng hay lâm phần
- AH : là tích số giữa tuổi và chiều cao bình quân lâm phần
- a1, a2, a3: là các tham số của phương trình

Ngoài những nghiên cứu trên, ở những năm gần đây trong một số công trình
nghiên cứu của giáo viên và sinh viên cao học tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
đã nghiên cứu về quy luật sinh trưởng của một số loài cây mọc nhanh ở các tỉnh phía
Nam như: keo lá tràm, bạch đàn… các nghiên cứu này cũng đưa ra một dạng hàm sinh

8


trưởng cho từng đối tượng cụ thể dựa trên cơ sở ứng dụng một số dạng hàm toán học
đặc trưng của các tác giả đi trước. Điển hình cho những nghiên cứu này là:
Bùi Việt Hải (1997) đã đưa ra kết quả nghiên cứu về quy luật sinh trưởng của
loài keo lá tràm tại Vĩnh An, Đồng Nai bằng những hàm toán học tương đối phù hợp
để biểu diễn quy luật sinh trưởng của loài Keo lá tràm:
Y = a.e(-b/x) hay : lny = lna - b/xk
Y = a + b.logx
Y = a.xb hay: logy = loga + b.logx
Y = a.x2 + b.x + c
Y = a.ex
* Hàm sinh trưởng chiều cao và đường kính thân cây:
Dạng phương trình:
Y = a + b.logx
Trong đó:
- x: biến số độc lập (tuổi cây)
- y: biến phụ thuộc, biểu thị sinh trưởng chiều cao, đường kính.
* Hàm tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây:
Dạng phương trình:
Y = a.ex
Trong đó:
- x: biến số độc lập (tuổi cây)
- y: biến số biểu thị tăng trưởng chiều cao, đường kính bình quân.

Hà Văn Nghĩa (1998), sau khi nghiên cứu và mô phỏng quá trình sinh trưởng
của rừng trồng keo lá tràm tại Lâm trường Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu đã đưa ra
phương trình mô tả quan hệ giữa đường kính bình quân với tuổi như sau:
D bq = 8,51913 * e

-4,99096 * e

0 , 952434

Trong đó:
- D bq là đường kính bình quân của lâm phần.
- T là tuổi của lâm phần.

9


Huỳnh Hữu To (1999), đã mô phỏng quá trình sinh trưởng và dự đoán trữ lượng
rừng bạch đàn trồng tại tứ giác Long Xuyên, Kiên Giang dựa vào hàm Gompertz,
phương trình được xác lập như sau:
M = 44,7547.e -63349 * e

0,7892.T

Trong đó:
- M là trữ lượng của lâm phần
- T là tuổi của lâm phần.
Bùi Anh Tuấn (2003) đã nghiên cứu quy luật sinh trưởng và ảnh hưởng của
diện tích sinh trưởng tới rừng Neem làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kinh doanh tại
rừng trồng của ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước – Ninh Thuận.
Để nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây cá thể và quần thể rừng trồng luận

văn đã chọn và thử nghiệm một số hàm sinh trưởng như:
1. Hàm Parabol:

Y = a0 + a1x + a2x2

2. Hàm Mũ:

Y = a.Xb

3. Hàm Meyer:

Y = a.eb.X

4. Hàm schumacher:

Y = a.e

b

/ D

k

 , (với k = 0,2 và 0,4, 0,5)

Qua kết quả thử nghiệm một số dạng phương trình tương quan cho thấy hàm
Parabol: Y = a0 + a1x + a2x2 thể hiện mối tương quan chặc chẽ nhất giữa các chỉ tiêu
sinh trưởng so với các hàm còn lại.
Trương Văn Vinh (2006) đã nghiên cứu động thái sinh khối của rừng Neem
trồng tại huyện Ninh Phước – Ninh Thuận. Để thiết lập phương trình biểu diễn quá

trình sinh trưởng của các chỉ tiêu sinh trưởng, luận văn đã thử nghiệm một số dạng
phương trình toán học thông dụng sau:
a) Y = a.e(-b/x) hay : lny = lna - b/xk
b) Y = a + b.logx
c) Y = a.xb hay: logy = loga + b.logx
d) Y = a + bx + cx2
e) Y = a.ex
f) Y = a + b/x

10


g) Y = ae

b / xk

(với k biến động từ 0,2 đến 0,9)

Việc lựa chọn hàm toán học phù hợp để mô phỏng các mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu sinh trưởng hoặc giữa các bộ phận sinh khối với nhau dựa trên các tiêu chuẩn
thống kê. Qua kết quả thử nghiệm các dạng toán học trên cho thấy phương trình Y =
a.xb hay: logy = loga + b.logx và Y = a.e(-b/x) hay : lny = lna - b/xk là mô tả tốt nhất mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với tuổi.
Những nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng của các tác giả trên là nguồn tài liệu
tham khảo quý báo cho việc nghiên cứu sinh trưởng của các loài cây trồng trên các
vùng sinh thái và lập địa khác nhau ở Việt Nam, và là cơ sở khoa học góp phần đề xuất
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết nhằm kinh doanh rừng có hiệu quả và ổn
định.
Từ những kết quả nghiên cứu của một số tác giả nêu trên, trên cơ sở học tập
kinh nghiệm và cách thức nghiên cứu. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp tôi

tiến hành nghiên cứu quy luật sinh trưởng của loài cây Neem trồng tại Ban quản lý
rừng phòng hộ ven biển huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận, làm cơ sở đánh giá sinh
trưởng của chúng trên vùng đất khô hạn này.
2.3. Nghiên cứu mật độ và tỉa thưa rừng trồng
Khi lâm phần rừng trồng đến một cấp tuổi, tùy đặc điểm từng loài cây mà có độ
tuổi khác nhau sẽ đến giai đoạn khép tán và không gian sinh trưởng không còn đáp
ứng đủ cho các cá thể cây sinh trưởng mạnh và đạt hiệu quả năng xuất sản lượng. Đến
giai đoạn này cần có biện pháp tỉa thưa phù hợp và kịp thời để cây có thể sinh trưởng
mạnh nhất trên lập địa đó, rút ngắn thời gian đạt mục đích kinh doanh rừng.
Tỉa thưa trồng rừng là kỹ thuật lựa chọn và chặt hạ một số cây mang ra khỏi
rừng để cải thiện sinh trưởng và phẩm chất cây trong rừng. Các cây bị chặt hạ đem ra
khỏi rừng được gọi là “cây bị tỉa thưa”. Mục đích của tỉa thưa là giúp những cây chọn
lựa giữ lại có điều kiện tốt hơn để sinh trưởng một cách tự nhiên do chúng thoát khỏi
sự cạnh tranh với các cây lân cận đã được mang ra khỏi rừng. Các cây bị loại trừ là
những cây sinh trưởng kém, hình dạng xấu, xoắn vặn vẹo, các cây bị ức chế ánh sáng
sinh trưởng kém, cây bị sâu bệnh và đặc biệt là cây “chó sói” thân nghiêng nhưng mọc
cao che bóng ảnh hưởng đến những cây lân cận.
11


Có nhiều phương mô hình xác định mật độ tối ưu đã được nghiên cứu như:
 Mô hình mật độ tối ưu trên cơ sở diện tích dinh dưỡng tối ưu.
 Mô hình mật độ tố ưu trên cơ sở diện tích tán.
 Mô hình mật độ tối ưu trên cơ sở suất tăng trưởng thể tích.
 Xác định mật độ tối ưu từ độ đầy.
Trong đó mô mật độ tối ưu trên cơ sở diện tích tán đơn giản hơn và dễ xác định
hơn.
Kairiukŝtis và Juodvalkis (Wenk, G.1990) xác định mật độ tối ưu trên cơ sở diện
tích tán và độ giao tán tối ưu:


Với: Qmax: diện tích tán cây lớn nhất có thể có (m2/ha)
: diện tích hình chiếu tán bình quân tối ưu (m2/cây)
PTU: độ giao tán tối ưu (%). PTU dao động từ 9 – 18 %.
Trong điều kiện rừng trồng nước ta, mỗi loài cây chưa có hệ thống ô nghiên cứu
lâu dài để thu thập số liệu về tăng trưởng ở các công thức có mật độ khác nhau làm cơ
sở xác định mật độ tối ưu theo tuổi và cấp đất. Từ đó, việc xây dựng mô hình mật độ
tối ưu chủ yếu dựa vào khái niệm lâm phần chuẩn. Từ công thức xác định mật độ tối
ưu cho thấy, các tác giả đều thống nhất khái niệm lâm phần chuẩn là lâm phần ở vào
trạng thái mà tổng diện tích tán cây trên ha bằng 10.000 m2. Khái niệm này được chấp
nhận trên cơ sở giả thuyết các cây phân bố đều trên diện tích mặt đất. Như vậy, chỉ khi
nào diện tích tán cây bằng diện tích mặt đất, thì tất cả cây rừng mới lợi dụng triệt để
diện tích dinh dưỡng và chỉ nên tỉa thưa những lâm phần có diện tích tán cây trên ha
lớn hơn 10.000 m2, đồng thời tỉa thưa cho đến khi diện tích tán giảm xuống còn 10.000
m2 .

là diện tích hình chiếu tán bình quân
NTU: mật độ tối ưu
12


Khi xác định mật độ để lại nuôi dưỡng cho rừng Thông đuôi ngựa, Phạm Ngọc
Giao (1989) đã sử dụng công thức:
=
>



, nên NTU xác định theo công thức trên sẽ lớn hơn mật độ xác

định từ . Vì thế, để kết quả xác định NTU từ


phù hợp với kết quả xác định NTU từ ,

Syxtov, A.B. (Nguyễn Văn Thêm, 1995) đã tính toán số cây để lại nuôi dưỡng theo
công thức:

(Trích dẫn bởi Vũ Tiến Hinh, sản lượng rừng, trang 138, 139, 145)
Và tùy theo điều kiện lập địa mà có NTU khác nhau. Lập địa tốt thì mật độ nhỏ
hơn cấp đất xấu, tùy theo mục đích trồng rừng mà trồng mật độ khác nhau, rừng giống
thì có mật độ thưa hơn để năng xuất quả hạt cao và chất lượng, rừng trồng lấy gỗ nhỏ
thì mật độ lớn hơn gỗ lớn…
Tổng quát tỉa thưa rừng trồng hiện nay có 4 biện pháp tỉa thưa như:
 Tỉa thưa tầng dưới
 Tỉa thưa tầng trên
 Tỉa thưa chọn lọc
 Tỉa thưa cơ giới
Và biện pháp tỉa thưa sau cùng là tỉa thưa theo hệ thống chọn lựa Queenland
phối hợp các cơ sở của 4 phương pháp tỉa thưa truyền thống trên.
Phương pháp này đặt cơ sở trên sự lụa chọn sớm các cây tốt nhất để giữ lại và
tỉa thưa dần các cây không được chọn còn lại. Mục đích của nó là tạo ra một sự phân
bố đều các cây tốt nhất cho các lần tỉa thưa. Hệ thống đã căn cứ vào nguyên tắc lâm
học cơ bản và sự xác định trước một cách cơ giới của các lần tỉa thưa rừng.

13


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Giới thiệu tổng quát về cây Neem

Tên thông dụng: Neem hoặc xoan chịu hạn
Tên thực vật học: Azadirachta indica A, Juss
Cây Neem thuộc họ xoan Meliaceae, bộ Cam Rutales, tên Việt Nam xoan chịu
hạn hay còn gọi là Neem.
Neem có nguồn gốc từ Ấn Độ và chính tại đây nó được sử dụng rộng rãi nhất.
Nó được trồng từ cực nam Kerala có dãy Hymalaya, từ vùng nhiệt đới tới vùng cận
nhiệt đới, từ vùng khô cằn đến vùng nhiệt đới, từ vùng mặt nước biển đến vùng có độ
cao 700 m so với mặt nước biển. Neem được đưa đến Châu Phi hồi đầu thế kỷ này và
hiện nay đã được trồng tại ít nhất 30 quốc gia, đặc biệt những quốc gia trồng tại vùng
ven phía nam sa mạc Sahara, nơi mà nó trở thành một nguồn cung cấp chất đốt và gỗ
quan trọng. Neem cũng được trồng ở Fiji, Mauritius, vùng vịnh Caribe và nhiều quốc
gia khác ở Trung và Nam Mỹ.
3.1.2. Quá trình dẫn nhập cây Neem vào việt nam
Tháng 02 - 1981: Lấy giống từ Senegal về Việt Nam.
Tháng 05 - 1981: Chuyển giống từ Hà Nội vào Phan Thiết- Bình Thuận.
Ngày 15 - 06 - 1981: Gieo ở Phan Thiết.
Ngày 30 - 06 - 1981: Vài cây mọc đầu tiên mang thế hệ F1 (sau đó vài tháng chỉ
còn lại một cây duy nhất còn sống cho đến ngày nay).
Từ tháng 06 - 1981 đến tháng 03 - 1984: Nuôi dưỡng cây mẹ chính gốc đầu tiên
(f1) ở Phan Thiết để chờ cho quả.
Từ tháng 03 - 1984 đến tháng 06 - 1984: Cây mẹ F1 cho quả đầu tiên.
14


Tháng 08 - 1984: Lấy quả từ cây mẹ F1 ở Phan Thiết đem trồng ở Tuy Phong –
Bình Thuận. Ở Tuy Phong chỉ còn sống được hai cây mang thế hệ F2.
Từ năm 1985 – 1988: Nuôi dưỡng hai cây mẹ F2 ở Tuy Phong để chờ ra quả.
Từ năm 1989 – 1990: Nhân rộng được vài trăm cây tại vùng cát nóng Tuy
Phong với hạt giống lấy từ hai cây mẹ F2 ở Tuy Phong, từ đó quản lý và theo dõi.
Năm 1995: Lấy giống từ cây mẹ F1 Phan Thiết nhân trồng được 2 ha tại vùng

cát nóng Phước Dinh - Ninh Phước - Ninh Thuận.
Năm 1996: Trồng được thêm một héc ta từ cây mẹ F1 Phan Thiết tại
Phước Dinh - Ninh Phước - Ninh Thuận.
Từ năm 1995 – 1998: Cây tại Phước Dinh sinh trưởng tốt, cây cao từ 2 – 3 m,
đường kính 7cm. Mặc dầu trong những năm đó, điều kiện khí hậu hết sức khắc nghiệt,
hạn hán Elnino cây vẫn tồn tại và tiếp tục đứng vững.
3.1.3. Đặc điểm thực vật
* Đặc điểm hình thái
Cây trung bình, ít thay lá vào mùa đông, vỏ thân màu nâu đen hoặc màu xám,
nứt dọc nông. Cành non ít bì khổng nổi rõ, lá kép lông chim một lần lẻ, lá chét phía
trong mọc cách, phiến lá hình trứng dài. Hoa tự chùm màu trắng, quả có đường kính
2cm. Gỗ trắng nhẹ dùng như xoan nhà. Phân bố vùng Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ.
Cây có khả năng chịu hạn cao, mọc được trên đất xấu, (trích giáo trình Đặc sản thực
vật rừng, Nguyễn Thượng Hiền, 2002)
Cây Neem luôn giữ màu xanh, có lá rộng và hấp dẫn, nó có thể lớn cao đến
30m. Các cành chờm ra rất đều và tạo thành vòng, đường kính tán có thể rộng đến
10m tính từ bên mép lá này qua bên mép lá kia. Nó có thể duy trì lá khi khô trừ những
lúc trời quá hạn hán thì lá nó rụng. Rễ cây đâm xuống rất sâu, và khi nó bị chặt thì nó
mọc thêm chồi. Đặc biệt ở những chỗ khô ráo các chồi này lại mọc ra rất nhiều.
Neem có hoa nhỏ, trắng, lưỡng tính (vừa đực vừa cái) hoa mọc ra ở những
nhánh mang từng chùm. Hoa có một mùi hương giống như mật Ong và thu hút rất
nhiều côn trùng.

15


Trái Neem trơn láng, hình bầu dục có hạt cứng ở trong, dài khoảng 2cm. Khi
chín, có màu vàng hoặc vàng hơi xám và có một lớp cơm ngọt bao quanh hột giống.
Quả Neem gồm có một vỏ bọc và một hạt nhân (có khi có 2 hoặc 3 nhân). Mỗi một
hạt nhân nặng gần nữa quả Neem, chính hạt nhân này được dùng để làm chất sát trùng

(các lá cũng chứa những chất liệu sát trùng nhưng không có hiệu quả nhiều bằng hạt
nhân).
Cây Neem thường có trái sau 3 hoặc 5 năm, sản xuất nhiều trái lúc được mười
năm tuổi và từ đấy có thể cho mỗi năm 50kg trái/cây. Cây Neem có thể sống được hơn
hai thế kỷ.
* Đặc điểm sinh thái
Cây Neem được cho là có thể mọc lên “Tại bất cứ chỗ nào” ở đồng bằng các xứ
nhiệt đới. Tuy nhiên, thường thường nó mọc tốt hơn ở các vùng có lượng mưa hàng
năm từ 400 đến 1200 mm. Nó mọc lớn mạnh ở những điều kiện thời tiết nóng nhất, mà
nhiệt độ tối đa trong bóng mát có thể lên đến 500c, nhưng nó không thể chống lại với
khí hậu đóng băng hoặc quá lạnh kéo dài.
Neem mọc tốt ở các độ cao từ mặt nước biển lên đến gần 1000 m vùng gần xích
đạo. Rễ đâm xuống đất có thể dài quá hai lần chiều cao của cây (nhất là các cây mới
lớn).
Cây Neem vốn nổi tiếng là loại cây mọc rất tốt tại các vùng khô, đất không màu
mỡ. Là loài cây mọc tốt nhất so với các loại cây mọc trên những vùng đất khô cằn, có
nhiều đá, và nông, hoặc ở đấy có một lớp tảng rắn (cứng) gần mặt đất. Cây Neem cũng
có thể mọc tốt tại các chỗ đất chua phèn.
Thật vậy, người ta cho rằng khi các lá của cây Neem rụng xuống, chúng có tính
kiềm (pH = 8,2) nên chúng làm trung hoà rất tốt tính chua của đất. Mặt khác, cây
Neem không thể sống vững với phần gốc nằm trong chỗ đất ẩm ướt, và nó sẽ chết nếu
gặp chỗ đất sũng và úng nước.
Thường thì cây Neem mọc rất nhanh, có thể được chặt làm gỗ súc ngay khi nó
tuổi từ 5 đến 7 năm. Lượng gỗ súc tối đa được cho biết từ vùng phía bắc Nigiêria
(Samaru) lên đến 169m3 gỗ chất đốt trên một ha, sau khi trồng 8 năm. Số lượng gỗ lấy
được tại Ghana được ghi nhận là từ 108 đến 137m3 gỗ chất đốt trên ha cũng trong một
thời gian như trên.
16



×