Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, TĂNG TRƯỞNG VÀ KỸ THUẬT KHAI THÁC MỦ CỦA LOÀI TRÔM TRỒNG TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.16 KB, 76 trang )

BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, TĂNG
TRƯỞNG VÀ KỸ THUẬT KHAI THÁC MỦ
CỦA LOÀI TRÔM TRỒNG TẠI HUYỆN
NINH PHƯỚC - TỈNH NINH THUẬN

Họ và tên sinh viên: Lê Văn Giang
Ngành: Lâm nghiệp
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 07/2010


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, TĂNG TRƯỞNG VÀ KỸ
THUẬT KHAI THÁC MỦ CỦA LOÀI TRÔM TRỒNG TẠI
HUYỆN NINH PHƯỚC - TỈNH NINH THUẬN

LÊ VĂN GIANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Trương Văn Vinh

Tháng 07 năm 2010


i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn tới Ba Mẹ và những người thân trong gia
đình, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và động viên tôi trong thời gian
học tập và suốt cuộc đời.
Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
 Quý Thầy, Cô giáo Khoa Lâm nghiệp và quý Thầy, Cô giáo Trường Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
 Đặc biệt chân thành cám ơn Thầy Trương Văn Vinh đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
 Xin chân thành cám ơn tập thể Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh
Phước tỉnh Ninh Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thu thập số liệu ngoại nghiệp và các tài liệu liên quan đến đề tài.
 Cám ơn bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian làm đề tài cũng
như trong thời gian học tập tại trường.
 Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế,
nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự nhận xét, đóng
góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo và các bạn bè để đề tài được hoàn thiện
hơn.
 Xin chân thành cám ơn!

Tp.HCM, tháng 07 năm 2010
Sinh viên: Lê Văn Giang

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tăng trưởng và kỹ
thuật khai thác mủ của loài trôm trồng tại huyện Ninh Phước – tỉnh Ninh Thuận”
được tiến hành tại xã Phước Nam huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận, thời gian
từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2010.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trương Văn Vinh
* Mục tiêu chính của đề tài là:
- Bước đầu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của loài cây trôm
(Sterculia foetida L.) trên vùng đất núi đá ven biển.
- Thiết lập xây dựng mô hình sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trôm
trồng, bằng các mô hình toán biểu thị tốt nhất quy luật sinh trưởng, tăng trưởng
của các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trôm trồng.
- Đánh giá kỹ thuật khai thác và sản lượng mủ trôm tại khu vực nghiên
cứu.
- Sử dụng phần mềm Excel 2003 và Statgraphics Plus 3.0 để xử lý số liệu
và phân tích phương sai.
* Kết quả thu được ở đề tài bao gồm:
- Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn có dạng đỉnh, phạm vi biến
động nhỏ (từ 2 – 5).
- Phân bố số cây theo cấp đường kính D1.3 không tuân theo một quy luật
rõ ràng, phạm vi biến động (từ 8 – 20.1)
- Phân bố số cây theo cấp đường kính tán DTbq không tuân theo quy luật
nào, điều đó đánh giá được kỹ thuật trồng và biện pháp chăm sóc chưa
được hiệu quả.
- Kỹ thuật khai thác mủ và sản lượng mủ trôm của người dân tại huyện
Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................ i
Tóm tắt .................................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................. ix
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2
1.3. Những đóng góp của đề tài ............................................................................ 3
1.4. Phạm vi và giới hạn đề tài nghiên cứu .......................................................... 3
Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm về tăng trưởng và sinh trưởng ....................................................... 4
2.2 Nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng trên thế giới ...................... 5
2.3. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng ở Việt Nam. ................ 7
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .................................................................. 12
3.1.1 Giới thiệu tổng quát về cây trôm ............................................................... 12
3.1.2 Kỹ thuật gieo ươm trồng và chăm sóc cây trôm ........................................ 15
3.2. Đặc điểm về điều kiện tư nhiên khu vực nghiên cứu .................................. 17
3.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 17
3.2.2. Địa hình .................................................................................................... 17
3.2.3 Khí hậu, thuỷ văn....................................................................................... 18
3.2.4 Đất.............................................................................................................. 18
3.2.5 Thổ dưỡng.................................................................................................. 19
3.2.6 Thảm thực vật ........................................................................................... 19
3.2.7 Tài nguyên ................................................................................................. 19

iv


3.2.8 Tình hình giao thông.................................................................................. 20
3.2.9 Tình hình kinh tế xã hội ............................................................................ 21
Chương 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 24
4.1.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng Trôm thông qua các quy luật
phân bố của các chỉ tiêu sinh trưởng .................................................................. 24
4.1.2. Nghiên cứu sinh trưởng của các chỉ tiêu sinh trưởng theo tuổi thông qua
phương trình tương quan .................................................................................... 24
4.1.3. Nghiên cứu tăng trưởng của cây ............................................................... 24
4.1.4. Đánh giá kỹ thuật khai thác mủ trôm ....................................................... 24
4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 25
4.2.1. Ngoại nghiệp............................................................................................. 25
4.2.2. Nội nghiệp ................................................................................................ 25
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1 Quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu tăng trưởng ........................... 30
5.1.1 Quy luật phân bố cây theo chiều cao (N/H) của rừng trôm
tại Phước Dinh - Ninh Phước ............................................................................. 30
5.1.2. Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) của rừng trôm trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước ............................................................................. 33
5.1.3. phân bố cây theo đường kính tán (N/DT) của rừng trôm trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước ............................................................................. 37
5.2. Quá trình sinh trưởng của loài trôm trồng tại Phước Dinh - Ninh Phước. .. 40
5.2.1. Quá trình sinh trưởng của chiều cao (Hvn) của rừng trôm
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 41
5.2.2. Quy luật sinh trưởng về đường kính (D1.3) của rừng trôm
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 43
5.2.3. Quy luật sinh trưởng giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1.3)

của rừng trôm ...................................................................................................... 44
5.3. Đặc diểm tăng trưởng của rừng trôm trồng
tại Ninh Phước – Ninh Thuận. ............................................................................ 46

v


5.3.1. Tăng trưởng về đường kính (id1.3) của loài trôm trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 46
5.3.2. Tăng trưởng về chiều cao (ihvn) của cây trôm trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 47
5.4. Kỹ thuật khai thác mủ trôm và sản lượng mủ trôm thu được của người dân
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 48
Chương 6. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận ........................................................................................................ 51
6.2. Tồn tại và kiến nghị ..................................................................................... 52
TÀI LIÊU THAM KHẢO .................................................................................. 54
PHỤ BIỂU

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

D1,3_tn


Đường kính 1,3 m thực nghiệm

D1,3_lt

Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết

H

Chiều cao của cây, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm, m

H_lt

Chiều cao lý thuyết, m

log

Logarit thập phân (cơ số 10)

ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)


P

Mức ý nghĩa (xác suất)

5.1.

Số hiệu của bảng hay hình theo chương

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

S

Độ lệch tiêu chuẩn

S2

Phương sai mẫu

SK


Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố

SY-X

Sai số của phương trình hồi quy

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG 3.2 Kê khai dân số trên toàn huyện ninh phước ..................................... 22
Bảng 5.1. Phân bố N/H của rừng trôm trồng tại Phước Dinh – Ninh Phước. .... 31
Bảng 5.2. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3) của loài Trôm trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 34
Bảng 5.3. Bảng phân bố cây theo cấp đường kính tán (N/DT) .......................... 37
Hình 5.3. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính tán (N/DT). ....................... 38
Bảng 5.4. Tương quan giữa tuổi (A) và chiều cao (Hvn) của rừng trôm trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 42
Bảng 5.5. Tương quan giữa đường kính (D1.3) và tuổi (A) của rừng trôm trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 43
Bảng 5.6. Tương quan giữa đường kính (D1.3) và chiều cao (Hvn) trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 45
Bảng 5.7. Tăng trưởng về đường kính (id1.3) của rừng Trôm trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 46
Bảng 5.8. Tăng trưởng về chiều cao (ihvn) của rừng trôm trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 47
Bảng 5.9. Sản lượng mủ trôm thu được của năm 2009
ở Phước Dinh – Ninh Phước............................................................................... 49

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1. Một số hình ảnh minh họa tại khu vực nghiên cứu ............................ 12
Hình 5.1. Đường biểu diễn phân bố số cây (N) theo chiều cao (Hvn)
của rừng trôm trồng tại Phước Dinh ................................................................... 32
Hình 5.2. Biểu đồ phân bố cây theo đường kính (N/D1.3) của loài trôm trồng
tại Phước Dinh–NinhPhước .................................Error! Bookmark not defined.
Hình 5.3. Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính tán (N/DT). ....................... 38
Hình 5.4. Biểu đồ phân bố biểu diễn tương quan giữa chiều cao (Hvn) và tuổi (A)
của rừng trôm trồng tại Phước Dinh – Ninh Phước............................................ 42
Hình 5.5. Biểu đồ biểu diển mối tương quan giữa tuổi (A) và đường kính (D1.3)
trồng tại Phước Dinh – Ninh Phước. .................................................................. 44
Hình 5.6 Biểu diễn sự tương quan giữa đường kính (D1.3) và chiều cao (Hvn)
trồng tại Phước Dinh – Ninh Phước. .................................................................. 45
Hình 5.7. Đường biểu diển tăng trưởng về đường kính (id1.3)
của rừng trôm trồng tại Phước Dinh – Ninh Phước............................................ 47
Hình 5.8. Đường biểu diễn tăng trưởng về chiều cao (ihvn) của rừng trôm trồng
tại Phước Dinh – Ninh Phước. ............................................................................ 48
Hình 5.9. Biểu đồ biểu diễn sản lượng mủ trôm năm 2009................................ 50

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tài nguyên rừng là một di sản vô giá của loài người đang đứng trước mối đe
doạ ở mức báo động. Theo thống kê của Viện điều tra quy hoạch rừng năm

1987, hàng năm rừng nước ta mất khoảng 20.000 – 25.000 ha, chiếm 5% diện
tích rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Nhiều loài sinh vật quý hiếm đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng. Do đó, hàng năm nạn hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, đất đai
bị xói mòn nhanh chóng trở nên bạc màu, cằn cỗi, đe doạ nền sản xuất nông
nghiệp rất nghiêm trọng.
Đứng trước thảm họa trên, ngoài việc quản lý bảo vệ những diện tích rừng tự
nhiên hiện có, thì công tác phát triển những diện tích rừng trồng đóng vai trò hết
sức cần thiết. Đặc biệt là việc phát triển những diện tích rừng cây bản địa. Để
nhân rộng diện tích rừng trồng cây bản địa, vấn đề đặt ra cho các nhà lâm nghiệp
là cần có những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng để làm cơ
sở cho những diện tích rừng trồng.
Xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước là một xã nằm phía Nam tỉnh Ninh
Thuận, thuộc vùng khí hậu cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, là vùng bán khô hạn, mưa ít, nhiệt độ cao, gió mạnh với lượng bốc hơi cao.
Trên vùng đất đá khô cằn này ngoài khả năng thích nghi của một số loài cây
kém giá trị kinh tế như: cốc, trâm, bằng lăng, thị... Ngành lâm nghiệp tỉnh Ninh
Thuận đã và đang tìm kiếm một số loài cây có tính chịu hạn cao, vừa có giá trị
kinh tế nhất định phù hợp với điều kiện khí hậu tại khu vực này, để bổ sung vốn
cây mới nhằm phục vụ cho việc phát triển rừng, phủ xanh đồi núi đá khô hạn.
Trong các loài cây cần nói đến, thì ngoài cây neem là loài cây nhập nội ra thì
cây trôm (Sterculia foetida L.) là loài cây tương đối thích hợp để trồng rừng phủ
xanh trong vùng. Cây trôm có khả năng thích ứng với nhiều loại đất, điều kiện
1


lập địa khác nhau, chúng có khả năng chống sói mòn, cải tạo đất và môi trường.
Qua thực tế cho thấy loài trôm dễ trồng và đảm bảo thành công bước đầu trong
công tác trồng rừng và tạo ra vùng rừng tập trung cung cấp lâm sản, cung cấp
"Gôm" cho nghành công nghiệp chế biến thục phẩm, dược liệu v.v.. Chính vì
những đặc điểm và công dụng trên mà cây trôm được ngành lâm nghiệp tỉnh

Ninh Thuận đánh giá là cây đa mục đích và là cây trồng Lâm Nghiệp hiện nay
của tỉnh.
Để góp phần hạn chế nguy cơ sa mạc hóa trên diện tích đồi núi ven biển tỉnh
Ninh Thuận đã đẩy mạnh công tác trồng rừng trên núi đá bằng loài cây trôm.
Tuy nhiên, việc trồng rừng trôm trong thời gian qua chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm trồng từ các loài cây khác và chưa có nhiều những nghiên cứu về khả
năng sinh trưởng của loài cây trên làm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các
biện pháp kỹ thuật phù hợp như mật độ trồng rừng, chăm sóc và khai thác mủ
v.v..nhằm giúp công tác trồng rừng đạt hiệu quả cao, thúc đẩy cây sinh trưởng
phát triển tốt nhất, cho năng xuất mủ "Gôm" cao nhất để phục vụ cho nhu cầu
của địa phương và xã hội. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tăng trưởng và kỹ thuật khai thác mủ của
loài trôm trồng tại huyện Ninh Phước – tỉnh Ninh Thuận”, với hy vọng kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhất định trong việc quản lý và phát triển loài
cây đa mục đích này trong công tác trồng rừng và góp phần cải thiện đời sống
của người dân tại khu vực nghiên cứu.
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Bước đầu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của loài cây trôm
(Sterculia foetida L.) trên vùng đất núi đá ven biển.
- Thiết lập xây dựng mô hình sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trôm
trồng, bằng các mô hình toán biểu thị tốt nhất quy luật sinh trưởng, tăng trưởng
của các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trôm trồng
- Đánh giá kỹ thuật khai thác mủ và sản lượng mủ trôm tại địa bàn huyện
Ninh Phước Tỉnh Ninh Thuận.

2


1.3. Những đóng góp của đề tài
Cây trôm là một loại cây mới đuợc bổ sung trong danh mục cây được

trồng chủ yếu tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Ninh Phước tỉnh Ninh
Thuận, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và
tăng trưởng cũng như kỹ thuật khai thác mủ. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề
tài là một tài liệu tham khảo khi nghiên cứu phân bố, sinh trưởng, tăng trưởng,
kỹ thuật khai thác cho loài trôm trồng tại một số khu vực tại các vùng lân cận.
1.4. Phạm vi và giới hạn đề tài nghiên cứu
* Giới hạn nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đối tượng mới nghiên
cứu là loài cây mới nhập vào danh mục cây trồng rừng và chưa được gây trồng
nhiều ở nước ta trong những năm gần đây. Cây có độ tuổi còn nhỏ, không liên
tục, không tập trung, diện tích rừng không nhiều nên luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu về quy luật sinh trưởng, tăng trưởng và kỹ thuật khai thác mủ từ cây
trôm thông qua các thông số như: Đường kính (D1.3), Đường kính tán (Dtbq),
Chiều cao vút ngọn (Hvn), Chiều cao dưới cành ( Hdc). Vì vậy trong quá trình
thực hiện đề tài gặp nhiều khó khăn, kết quả thu được còn hạn chế mong quí
thầy cô thông cảm.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu rừng trôm trồng trên địa bàn hai xã: Phước
Nam và Phước Dinh, huyện Ninh Phước, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ ven
biển Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những
diện tích rừng trôm trồng từ tuổi 4 - 12. Đây là những diện tích rừng từ khi trồng
cho tới thời điểm nghiên cứu hiện nay vẫn chưa có nhận được hướng dẫn kỹ
thuật trồng, chăm sóc và khai thác từ ban quản lý rừng nhiều, những diện tích
rừng này chủ yếu được gây trồng theo những kinh nghiệm của người dân.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Khái niệm về tăng trưởng và sinh trưởng
Trong quản lý kinh doanh Lâm Nghiệp, mức độ sinh trưởng và khả năng
tăng trưởng của rừng có ý nghĩa rất quan trọng, vì chúng biểu thị cho khả năng
sản xuất của rừng. Do vậy, khi quản lý và phát triển một đối tượng rừng cụ thể,
các nhà Lâm Nghiệp phải hướng tới mục tiêu lâu dài, liên tục và ổn định bằng
việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để đưa rừng đạt năng suất cao nhất
trên một diện tích (G.V.Thắng, 2003).
Sinh trưởng của cây rừng là kết quả của quá trình đồng hóa những nguồn
năng lượng của môi trường dưới ảnh hưởng của các quy luật vận động nội tại
cũng như mối quan hệ của các nhân tố nội tại với các nhân tố ngoại cảnh trong
suốt thời gian tồn tại tự nhiên của chúng và là cơ sở chủ yếu để đánh giá sức sản
xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như hiệu quả của các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh tác động vào cây rừng.
Tăng trưởng của cây rừng là lượng biến đổi được trong một đơn vị thời
gian, hay nói cách khác tăng trưởng chính là hiệu số của một đại lượng sinh
trưởng nào đó ở 2 thời điểm khác nhau. Về mặt toán học tăng trưởng được hiểu
là tốc độ sinh trưởng của cây rừng trong một đơn vị thời gian.
Y’ = F’(t)
Giữa sinh trưởng và tăng trưởng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau.
Người ta có thể dựa vào mối quan hệ này để nhận xét và đánh giá một cách
khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (điều kiện lập địa, điều kiện
tự nhiên, đất đai, biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động) tới quá trình sinh trưởng
của cây rừng. Để có những biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động cho từng giai
đoạn phát triển của cây rừng nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

4


2.2 Nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng trên thế giới
Trên phương diện toán học, sinh trưởng của cây rừng được hiểu như một

hàm số có nhiều biến phụ thuộc; tuổi cây (A), các đặc trưng về nhiệt độ (TT),
lượng mưa (VL), độ ẩm (W), lượng bức xạ (BX), dinh dưỡng trong đất (NPK),
mật độ của rừng (N)… Nếu được biểu thị dưới dạng phương trình:
Y = f(A, TT, VL, W, BX, NPK, N,…)
Trong đó f là dạng phương trình toán học thích hợp được xác định bởi
các tiêu chuẩn thống kê và sự phù hợp với đặc tính sinh học của loài cây. Nếu
trong điều kiện mà các yếu tố ngoại cạnh của rừng tương đối đồng nhất, sinh
trưởng của cây rừng được coi là hàm số chỉ phụ thuộc vào tuổi:
Y = f(A)
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu với sự ứng dụng rộng rãi thống kê toán học, để
tìm ra các hàm toán học thích hợp cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của các
loài cây rừng ở các vùng sinh thái khác nhau trên các châu lục. Tuy nhiên, các
hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ thích hợp với một số loài
cây, một kiểu rừng ở một vùng sinh thái cụ thể nào đó. Với các cây rừng khác
nhau ở các vùng sinh thái khác nhau, các hàm toán học này có phù hợp hay
không cần có những nghiên cứu ứng dụng và kết luận về mức độ phù hợp của
chúng.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng của cây
rừng được công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng manh tên các tác giả
như:
- Hàm Gompertz:
- Hàm Backmann:

Y  m*e

ea0 *

A
a1


Log(Y) = a0 + a1 . Lg(A) + a2 . Lg2 (A)

- Hàm Korsun:

Y = a0 . e [a 1 *Ln(A) – a 1 *Ln

- Hàm Thomasius:

Y = a0 . [1-e –a 1 *A(1-e

- Hàm Mitscherlich:

Y = a0 . [1-e(-a 1 . A)

Trong đó:
5

2

 a2 * A

a2

]

(A) ]
)

]



- Y: đại lượng sinh trưởng (chiều cao, đường kính…)
- m: giá trị cực đại có thể đạt được của Y
- a0, a1, a2: là các tham số của phương trình
- A : tuổi của cây rừng hay lâm phần
- e: số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)
Trong đó các hàm sinh trưởng được trình bày trên, có thể coi là hàm
Gompetz là hàm cơ sở ban đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh
trưởng khác.
Bên cạnh đó, sinh trưởng của cây rừng cũng được thể hiện thông qua mối
tương quan và ảnh hưởng tương hổ giữa các bộ phận với nhau. Ví dụ mối tương
quan giữa đường kính D1.3 với chiều cao H, với đường kính tán DT.
Trong nghiên cứu quá trình sinh trưởng, việc nghiên cứu sự thay đổi theo
thời gian của mật độ cây rừng cũng được chú trọng, vì nó là một trong những
nhân tố tạo ra hoàn cảnh rừng tốt hay xấu, trữ lượng rừng cao hay thấp. Từ đó,
Thomasius (1972) đã đề xướng về học thuyết không gian sinh trưởng tối ưu cho
mỗi loài cây rừng thông qua phương trình:
Lg(N) =

Trong đó:
- N là mật độ cây rừng (cây/ha)
- K là không gian sinh trưởng tối ưu
- D là kích thước bình quân lâm phần
- c là tham số của phương trình
Meyer sau nhiều năm nghiên cứu đặc điểm này đã đưa ra một công thức
đơn giản hơn để tính mật độ của rừng:
N = a.Db
Trong đó:
- N là mật độ cây rừng tối ưu ứng với kích thước bình quân của lâm phần

(D).
- a,b là tham số của phương trình

6


Như vậy, khi kích thước cây rừng thay đổi sẽ dẫn đến yêu cầu thay đổi
mật độ của cây rừng cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của chúng.
Bên cạnh quá trình sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng hay còn gọi là lượng
tăng trưởng của cây rừng càng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy
luật hóa quá trình tăng trưởng của cây rừng bằng những hàm tăng trưởng như:
- Hàm Gompertz:

Y = a0 . e -a 1 .A

- Hàm Korf:

Y= a0 . A -a 1

Trong đó:
- Y là đại lượng tăng trưởng của một nhân tố sinh trưởng.
- a0, a1, là các tham số của phương trình
- A là tuổi của cây rừng hay lâm phần
- e là số mủ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)
Việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng của cây rừng về chiều cao,
đường kính, đường kính tán... đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học về
sinh trưởng trên thế giới và Việt Nam. Qua các kết quả nghiên cứu đó, các nhà
khoa học đã đưa ra rất nhiều dạng phương trình toán học khác nhau để mô tả
một cách chính xác các quy luật sinh trưởng của mỗi loài cây rừng khác nhau ở
từng vùng sinh thái, lập địa khác nhau trên thế giới và cũng là cơ sở khoa học rất

quý giá cho những nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng sau này
2.3. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng ở Việt Nam.
Theo Giang Văn Thắng (2003), tăng trưởng của cây rừng được biểu thị
bằng nhân tố sinh trưởng nào đó chính là hiệu số của chúng vào các thời điểm
khác nhau:
yt = yt - yt .t
Trong đó :
- y là nhân tố sinh rưởng nào đó
- t là thời điểm điều tra
-  là khoản thời gian từ thời điểm nào đó đến thời điểm điều tra
- yt là lượng tăng trưởng
Về mặt toán học, tăng trưởng còn gọi là tốc độ sinh trưởng, là đạo hàm
bậc nhất của một nhân tố sinh trưởng nào đó theo thời gian.
7


Y = F(t) = dy/dt
Từ những quy luật này, người ta sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách
khác quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (như điều kiện tự nhiên, biện
pháp tác động ...) tới quá trình sinh trưởng của cây rừng, để từ đó có những biện
pháp kỹ thuật thích hợp với từng giai đoạn phát triển của chúng, nhằm đưa rừng
đạt chất lượng tốt, năng suất cao nhất phù hợp với mục đích kinh doanh.
Theo Lâm Xuân Sanh (1987), sinh trưởng là một biểu thị về động thái
của rừng, là căn cứ khoa học quan trọng để định ra những phương thức kỹ thuật
lâm sinh thích hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng
các mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và
các cá thể cây rừng là hai vấn đề khác nhau nhưng quan hệ chặc chẽ với nhau.
Sinh trưởng của cá thể cây rừng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của rừng.
Đồng thời có nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đã nghiên cứu định lượng
quy luật sinh trưởng của cây rừng và đề nghị một số dạng hàm toán học mô tả

quá trình sinh trưởng của một số loài hình rừng cũng như các mối quan hệ giữa
các nhân tố sinh trưởng của chúng với nhau trong quá trình sinh trưởng của
rừng.
Đồng Sỹ Hiền (1973), đã đưa ra dạng phương trình toán học bậc đa thức
để biểu thị mối quan hệ giữa đường kính và chiều cao ở các vị trí khác nhau của
cây, qua đó mô tả được quy luật phát triển hình dạng thân cây của cây rừng, đặc
biệt là cây rừng tự nhiên:
Y =b0 + b1. x1 + b2. x2 + b3 . x3 + … + bn. xn
Phương trình này được tác giả sử dụng cho việc lập biểu thể tích và biểu
độ thon cây đứng, nhằm xác định trữ lượng cùa rừng theo phương pháp cây tiêu
chuẩn một cách nhanh chóng, giảm nhẹ công việc nội và ngoại nghiệp trong
công tác điều tra rừng.
Sau đó ông dùng phương trình này làm cơ sở cho việc lập thể tích và biểu
độ thon cây đứng, nhằm để xác định trữ lượng của rừng theo phương pháp cây
tiêu chuẩn một cách nhanh chóng, giảm nhẹ công việc nội nghiệp và ngoại
nghiêp trong công tác điều tra rừng.

8


Đồng thời tác giả cũng ứng dụng nhiều dạng hàm toán học để nghiên cứu
về sinh trưởng cây rừng. Một số phương trình đã được ông sử dụng để biểu thị
mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính cho 10 loài cây ở các khu vực được
chọn ngẫu nhiên, gồm các dạng phương trình sau:
= ao + a1.d + a2.d2
= ao + a1.d + a2.d2 + a3.d3
= ao + a1.d + a2.lg(d)
Lg( ) = ao + a1.lg(d)
Ứng dụng các phương trình trên của Đồng Sỹ Hiền, Lê Sĩ Việt (1992) đã
sử dụng phương trình tương quan giữa suất tăng trưởng về đường kính (pd) với

đường kính D1.3 dưới dạng phương trình Pd = ao + a1.x-a để nghiên cứu quy luật
sinh trưởng của 35 loài cây khác nhau ở rừng tự nhiên cho thấy, tham số a1 của
35 phương trình xây dựng cho từng loài cây là thuần nhất và có thể gộp chung
vào một phương trình là: Pd = 0.08249 + 0.8985.D1.3-0.5
Vũ Đình Phương và công tác viên (1973) khi nghiên cứu quy luật sinh
trưởng của rừng bồ đề đã mô tả về quan hệ giữa chiều cao bình quân với tuổi
của lâm phần bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) trồng thuần loài đều tuổi bằng
phương trình:
2

AH = a1 + a2 * A + a3 * A

Trong đó:
- A: tuổi của cây rừng hay lâm phần
- AH : là tích số giữa tuổi và chiều cao bình quân lâm phần
- a1, a2, a3: là các tham số của phương trình
Hoặc quan hệ giữa D1.3 vad DT (đường kính tán) của cây bồ đề bằng
phương trình đường thẳng:
DT = 1.0099 + 0.1579.D1.3 vói r=0.9
Trong những năm qua, có mộ số công trình nghiên cứu của giáo viên
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh về quy luật sinh trưởng của
một số loài cây như keo lá tràm, bạch đàn, thông 3 lá, đước... ở các vùng khác
nhau của khu vực Nam Bộ trên cơ sở ứng dụng một số dạng phương trình đặc
trưng trên.
9


Bùi Việt Hải (1997) đã đưa ra kết quả nghiên cứu về quy luật sinh trưởng
của loài keo lá tràm tại Vĩnh An, Đồng Nai bằng những hàm toán học tương đối
phù hợp để biểu diễn quy luật sinh trưởng của loài keo lá tràm:

Y = a . e(-b/x) hay : lny = lna - b/xk
Y = a + b.logx
Y = a . xb hay : logy = loga + b.logx
Y = a . x2 + b . x + c
Y = a . ex
* Hàm sinh trưởng chiều cao và đường kính thân cây:
Dạng phương trình:
Y = a + b.logx
Trong đó:
- x: biến số độc lập (tuổi cây)
- y: biến phụ thuộc, biểu thị sinh trưởng chiều cao, đường kính.
* Hàm tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây:
Dạng phương trình:
Y = a . ex
Trong đó:
- x: biến số độc lập (tuổi cây)
- y: biến số biểu thị tăng trưởng chiều cao, đường kính bình quân.
Hà Văn Nghĩa (1998), sau khi nghiên cứu và mô phỏng quá trình sinh
trưởng của rừng trồng keo lá tràm tại Lâm trường Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng
Tàu đã đưa ra phương trình mô tả quan hệ giữa đường kính bình quân với tuổi
như sau:
-4.99096 * e
D bq = 8.51913 * e

 0 .952434

Trong đó:
- D bq là đường kính bình quân của lâm phần.
- T là tuổi của lâm phần.


10


Huỳnh Hữu To (1999), đã mô phỏng quá trình sinh trưởng và dự đoán trữ
lượng rừng bạch đàn trồng tại Tứ Giác Long Xuyên, Kiên Giang dựa vào hàm
Gompertz, phương trình được xác lập như sau:
M = 44,7547 . e

-63349 * e

0.7892.T

Trong đó:
- M là trữ lượng của lâm phần
- T là tuổi của lâm phần.
Ngoài ra còn có một số dạng phương trình toán học khác được đề nghị
nhằm mô tả quy luật sinh trưởng của một số loại hình rừng ở Việt Nam.
Những nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng của các tác giả trên là nguồn
tài liệu tham khảo quý báo cho việc nghiên cứu sinh trưởng của các loài cây
trồng trên các vùng sinh thái và lập địa khác nhau ở Việt Nam, và là cơ sở khoa
học góp phần đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết nhằm kinh doanh
rừng có hiệu quả và ổn định. Với đối tượng nghiên cứu là loài Trôm trồng ở
Ninh Phước – Ninh Thuận, chúng tôi kế thừa một số phương pháp và cá dạng
phương trình trên nhằm phục vụ cho nội dung nghiên cứu của khóa luận.

11


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC

NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Giới thiệu tổng quát về cây trôm
Tên: cây trôm
Tên khoa học: Sterculia foetida L.
Tên họ: Sterculiaceae.
Cây trôm mọc rãi rác trong các dạng rừng nhiệt đới, có ở Thái Lan, Lào,
Campuchia... Ở Việt Nam cây trôm phân bố rãi rác trong rừng Tây Nguyên và
một số tỉnh Đông Nam Bộ, thường mọc ở rừng bán thường xanh.
Hình 3.1. Một số hình ảnh minh họa tại khu vực nghiên cứu

Tuổi 10

Tuổi 12

Tuổi 8
12


Tuổi 4

Tuổi 6

Tuổi 4
 Đặc điểm hình thái loài cây
- Cây trôm là loài cây gỗ lớn, thân thẳng cao từ 15m - 20m, thân hình trụ,
gốc có múi, phân cành cao, mập, tán rộng, thường rụng lá vào khoảng cuối
tháng 3 đầu tháng 4. Vỏ nhẳn có màu nâu xám, gốc đôi khi có bành vè. Lá kép
chân vịt có từ 5 – 9 lá, lá kép không lông, tập trung đầu cành dài đến 30cm. Hoa
mọc thành chùm tụ tán, xuất hiện một lượt với lá, hoa lưỡng tính, đài đỏ ở phía

trong, không lông, đài mang 12 – 15 bao phấn, nhụy cái mang 5 lá noãn. Quả

13


đại kép gồm 5 quả đại hình chiếc mỏ, vỏ của quả hoá gỗ, bên trong quả chứa
khoảng 10 – 15 hạt màu đen.
- Cây trôm có gỗ màu trắng, mềm, lõi hơi hồng, gỗ dùng để xẻ ván vừa làm
nhà, hạt trôm có thể ăn được. Đặc biệt cây trôm còn cho mủ “Gôm” để chế biến
nước giải khát và trị bệnh.
 Đặc điểm sinh thái loài cây
- Cây trôm mọc tự nhiên trong rừng nhiệt đới, ở Việt Nam gặp nhiều trong
rừng bán thường xanh vùng khô hạn Nam Trung bộ thuộc các tỉnh Ninh Thuận,
Bình Thuận, Khánh Hoà,…
- Chịu được khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, lượng mưa thấp, 600 - 700mm/
năm, nhiệt độ đất và không khí cao có khí đến 40oC - 45oC với 6 - 7 tháng mùa
khô, đất trống đồi trọc nghèo dinh dưỡng trên các loại đá mẹ thô như Granit, phù
sa cổ, sa thạch, thậm chí có 80 - 90% là cát hay có nhiều đá lẫn hoặc đá lộ đầu.
Mọc tốt trên vùng có khí hậu mưa ẩm, lạnh, rét trên đất phù sa, đất hình thành
trên các loại đá mẹ hạt mịn, tầng dày, chua đến ít chua.
- Trôm có khả năng chịu nắng, chịu nóng, chịu hạn rất cao trong điều kiện
môi trường đất thiếu mùn và dinh dưỡng.
 Điều kiện sinh sống
* Điều kiện về đất
Cây Trôm sinh trưởng tốt trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, ẩm,
thoát nước tốt. Các loại đất có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém hay đất
bí chặt, đất có độ đá lẫn hơn 40% ít thích hợp cho việc trồng Trôm.
* Điều kiện về khí hậu
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 24oC - 30oC.
Ở nơi có nhiệt độ trung bình thường từ 20oC Trôm sinh trưởng quanh năm.

- Lượng mưa trung bình năm từ 600mm trở lên.
- Độ ẩm không khí trên 70 %.
 Công dụng
- “Gôm” là một chất ở thể keo do cây tiết ra, sau đó đông đặc lại dưới sự tác
động của các yêu tố môi trường như: nắng gió….”Gôm” có nhiều ở các bộ phận
của cây như rễ, thân cây, lá… nhưng đối với loài cây trôm (Sterculia foetida L.)
14


thì mũ “ Gôm” được lấy chủ yếu từ thân cây. Mũ “Gôm” có điểm đặc biệt là hoà
tan được trong nước.
- “Gôm” được dùng để làm nước giải khát, có công dụng giải nhiệt rất tốt.
Hiện nay, mũ “Gôm” có giá rất cao khoảng 200.000 – 250.000 đồng /kg mũ
trôm (đây là giá trên thị trường). Gôm là một loại lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị
kinh tế đối với người dân sinh sống ở trong và khu vực ven rừng.
- Gỗ dùng trong xây dựng, xẻ ván, đóng đồ mộc, dễ gia công chế biến. Vỏ
làm thuốc lợi tiểu và có chất nhầy làm săn da; lá làm thuốc kháng sinh, tiêu
viêm, nhuận tràng. Hạt có dầu béo, màu vàng nhạt, dịu, có tác dụng nhuận tràng,
lợi trung tiện, chữa ghẻ, thắp sáng, có thể ăn được và xay bột làm nhân bánh.
 Khai thác
Cây trồng 4 - 5 năm cao 5m - 6m, đường kính 10 - 12cm bắt đầu khai thác
nhựa. Dùng đục tạo lỗ trên thân, cỡ 2x2cm ở độ cao 0,5m trở lên. Các lỗ đục xen
kẽ nhau, có chiều sâu qua lớp vỏ vừa chạm phần gỗ. Đó là cách khai thác nhựa
truyền thống đang được sử dụng ở Ninh Thuận, gây ảnh hưởng xấu tới sinh
trưởng của cây.
3.1.2 Kỹ thuật gieo ươm trồng và chăm sóc cây trôm
 Chọn giống và thu giống
- Thu hái hạt giống trên các cây mẹ có tuổi trên 10 năm, tán cân đối, lá có
màu xanh đậm, thân thẳng.
- Quả Trôm chín tập trung từng chùm, quả chín rải rác từ tháng 1 đến cuối

tháng 2 dương lịch. Chín tương đối tập trung trong tháng 1đến nửa tháng 2
dương lịch.
* Kỹ thuật thu hái
Khi quả chín màu quả chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Chỉ thu hái các quả
màu đỏ còn ở trên cây bằng sào. Không được thu hái quả còn xanh. Trong thời
gian quả chín phải thường xuyên theo dõi, khi thấy màu quả chuyển từ xanh
sang đỏ phải thu hái ngay. Nếu để chậm, quả khô hạt rơi ra ngoài khó thu hoạch.
 Cây con
- Hạt đem ngâm nước ấm hai sôi, ba lạnh trong 12 giờ, ngâm tiếp hạt trong
nước lạnh 12 giờ. Sau đó vớt ra để ráo nước và cho vào bao tải ủ. Trong thời
15


×