Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH SẤY GIẤY CARTON TẠI CÔNG TY GIẤY SÀI GÒNMỸ XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.31 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH SẤY GIẤY CARTON
TẠI CÔNG TY GIẤY SÀI GÒN-MỸ XUÂN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĨNH AN
Ngành: CÔNG NGHỆ BỘT GIẤY VÀ GIẤY
Niên khoá: 2006 – 2010

Tháng 03/2010


KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH SẤY GIẤY CARTON
TẠI CÔNG TY GIẤY SÀI GÒN-MỸ XUÂN

Tác giả

NGUYỄN VĨNH AN

Khoá luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Công nghệ giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:
TS. PHẠM NGỌC NAM

Tháng 03 năm 2010
i



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ, anh chị và người thân đã ủng hộ, chăm lo, giúp đỡ em về mặt vật chất
lẫn tinh thần trong thời gian học tập.
Ban Giám hiệu cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm.
Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn CNSX Giấy và
Bột giấy.
Thầy TS. PHẠM NGỌC NAM, giáo viên hướng dẫn đề tài, người đã tận tâm
giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Các bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong
thời gian thực hiện đề tài.

TPHCM, tháng 03/2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Vĩnh An

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo Sát Quá Trình Sấy Giấy Carton Tại Công Ty Giấy Sài Gòn-Mỹ
Xuân” được tiến hành tại Công Ty Giấy Sài Gòn-Mỹ Xuân, thời gian từ 03 - 2010 đến
06 - 2010. Đề tài được tiến hành theo phương pháp khảo sát, thu thập số liệu và tính
toán.
Qua thời gian thực tập tại công ty, Chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu về hệ thống sấy,
nắm bắt được quy trình vận hành cũng như quy trình công nghệ của hệ thống sấy. Qua
số liệu thu thập, chúng tôi đã tiến hành tính toán được lượng hơi cần thiết để sấy khô 1
tấn sản phẩm giấy carton có định lượng 150 g/m2.

Kết quả thu được:
- Hiệu suất sử dụng nhiệt của công ty: 91.3%
- Tiêu hao kg hơi/kg giấy: 1.6 kg hơi/ kg giấy
- Tiêu hao kg hơi/kg nước bốc hơi: 1.44 kg hơi sấy/ kg nước bốc hơi
Xác định được những sự cố thường gặp, đồng thời tìm ra phương pháp khắc
phục những sự cố đó.
Kiến nghị một số biện pháp nhằm sử dụng tối ưu nguồn năng lượng sấy tại
công ty.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH...........................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích đề tài .........................................................................................................2
1.3. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1. Lịch sử phát triển và tầm quan trọng của giấy .........................................................3
2.2. Khái quát về sự phát triển của ngành công nghiệp giấy...........................................4
2.3. Vài nét về công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn_ Mỹ Xuân .......................5
2.3.1. Các mốc lịch sử trọng điểm của công ty ...............................................................5
2.3.2. Sơ đồ tổ chức công ty ............................................................................................6
2.3.3. Tổng quan nguyên liệu ..........................................................................................7
2.3.4. An toàn lao động trong sấy....................................................................................8

2.4. Lý thuyết về phần sấy.............................................................................................10
2.4.1. Quá trình sấy........................................................................................................10
2.4.2. Mục đích sấy giấy................................................................................................10
2.4.3. Các phương pháp sấy...........................................................................................10
2.4.4. Mô tả quá trình sấy ..............................................................................................11
2.4.5. Cách phân bố hơi giữa các lô sấy giấy ................................................................14
2.4.5.1. Cách thứ nhất....................................................................................................14
2.4.5.2. Cách phân bố hơi thứ hai..................................................................................15
2.4.6. Cách phân bố chăn sấy trong bộ phận sấy...........................................................16
2.4.6.1. Cách mắc chăn sấy dùng hai chăn....................................................................16
2.4.6.2. Cách mắc chăn sấy dùng một chăn sấy ............................................................17
iv


2.4.7. Quá trình thoát nước khi sấy ...............................................................................17
2.4.8. Quá trình thoát nước ngưng.................................................................................19
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................23
3.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................23
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................33
4.1. Hệ thống sấy của máy xeo giấy carton...................................................................33
4.1.1. Hệ thống sấy của máy xeo 1................................................................................33
4.1.2. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục.................................................................34
4.2. Tính toán năng lượng sấy cần thiết để sản xuất 1 tấn sản phẩm giấy caton có định
lượng 150 g/m2. .............................................................................................................37
4.2.1. Tính cân bằng vật chất cho 1000 kg sản phẩm....................................................37
4.2.1.1. Cắt - Cuộn lại: ..................................................................................................37
4.2.1.2. Cuộn..................................................................................................................38
4.2.1.3. Cáng láng..........................................................................................................38
4.2.1.4. Cụm sấy 4 .........................................................................................................39

4.2.1.5. Cụm sấy 3 .........................................................................................................39
4.2.1.6. Cụm sấy 2 .........................................................................................................40
4.2.1.7. Cụm sấy 1 .........................................................................................................40
4.2.2. Tính toán nhiệt lượng sấy ....................................................................................42
4.2.2.1. Nhiệt hữu ích tính cho 1 tấn sản phẩm trong 1 giờ ..........................................42
4.2.2.2. Nhiệt mất mát trong 1 giờ.................................................................................42
4.2.2.3. Tổng lượng nhiệt dùng cho quá trình sấy và hiệu suất.....................................43
4.2.2.4. Nhiệt cần thiết để thông hơi .............................................................................43
4.2.2.5. Tính thông gió ở giai đoạn sấy .........................................................................44
4.3. Thảo luận ................................................................................................................44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................46
5.1. Kết luận...................................................................................................................46
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48
PHỤ LỤC .....................................................................................................................49
v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu hình hệ thống sấy nhiều lô ....................................................................12
Hình 2.2: Túi khí giữa các lô sấy..................................................................................12
Hình 2.3: Sơ đồ cách phân bố hơi thứ nhất ..................................................................15
Hình 2.4: Cách bố trí hơi thứ hai..................................................................................15
Hình 2.5: Cách bố trí chăn sấy 2 chăn..........................................................................16
Hình 2.6: Cách mắc chăn sấy một chăn........................................................................17
Hình 2.7: Khúc tuyến sấy .............................................................................................18
Hình 2.8: Quá trình thoát hơi nước ngưng trong lô......................................................19
Hình 2.9: Hơi nước ngưng............................................................................................20
Hình 2.10: Chu trình tái sử dụng khí, hơi bị kéo theo nước ngưng..............................21
Hình 2.11: Hệ thống gia nhiệt, nén khí.........................................................................21

Hình 2.12: Sự thông gió trong túi khí qua những trục đỡ chăn....................................22

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bìa bị phồng dộp ..........................................................................................34
Bảng 4.2: Bìa bị đốm bóng ...........................................................................................35
Bảng 4.3: Bìa bị sọc ướt................................................................................................35
Bảng 4.4: Bìa bị sọc ngang ...........................................................................................36
Bảng 4.5: Bìa bị đen .....................................................................................................36
Bảng 4.6: Hiện tượng lủng lỗ .......................................................................................36
Bảng 4.7: Bìa bị nhăn ...................................................................................................37
Bảng 4.8: Bảng tổng kết cân bằng vật chất...................................................................41
Bảng 4.9: Nhiệt hữu ích tính cho một 1 tấn sản phẩm trong 1 giờ...............................42
Bảng 4.10: Nhiệt mất mát trong 1 giờ ..........................................................................42
Bảng 4.11: Tổng lượng nhiệt dùng và hiệu suất sử dụng nhiệt ....................................43
Bảng 4.12: Nhiệt cần thiết để thông hơi .......................................................................43
Bảng 4.13: Cân bằng nhiệt ở sấy ..................................................................................44

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay. Mỗi ngành công nghiệp đều góp
phần vào nền kinh tế của quốc gia. Nền kinh tế nước ta đứng trước nhiều cơ hội cũng
như thách thức. Các ngành kinh tế cần phải cải tiến công nghệ cũng như đổi mới cách
quản lý.

Ngành giấy là một ngành sản xuất tuy không còn non trẻ nhưng chưa có qui mô
và tầm vóc tương xứng với tiềm năng và thị trường hiện có. Do đó để đáp ứng thị
trường trong nước, cạnh tranh với hàng ngoại nhập và vươn ra xuất khẩu, ngành giấy
phải liên tục đổi mới công nghệ, quản lý hiệu quả trong sản xuất. Việc xây dựng
những nhà máy mới sản xuất các sản phẩm giấy đáp ứng nhu cầu cho thị trường, nhất
là các sản phẩm cao cấp như giấy in chất lượng cao, giấy bao gói chất lượng cao... một
việc hết sức cần thiết đã được Nhà Nước và Chính Phủ hoạch định.
Công nghiệp giấy đặc biệt phát triển mạnh trong những thập kỷ gần đây do nhu
cầu ngày càng tăng của người dân đối với sản phẩm giấy và carton. Hiện nay, các
phương pháp công nghệ mới trong ngành giấy đang được áp dụng để nâng cao chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi để ngành giấy phát triển và
cạnh tranh trong cơ chế thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ước tính cứ sau mỗi 15 năm thì nhu cầu sản lượng giấy trên thế giới lại tăng
gấp đôi. Hiện nay mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người trên thế giới khoảng
50kg/người/năm. Bên cạnh lợi ích của sản phẩm giấy thì ngành công nghiệp giấy còn
tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người từ khâu trồng rừng làm nguyên liệu đến khâu
sản xuất và phân phối sản phẩm giấy. Những điều này cho thấy sự đóng gióp quan
trọng của ngành giấy vào sự phát triển kinh tế của xã hội.
Trong quá trình sản xuất giấy, nhiều phương pháp được sử dụng để tách bỏ
nước khỏi tấm giấy ướt, đó là các phương pháp: thoát nước tự do, hút chân không, ép
và sấy. Mỗi phương pháp cần phải thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất đồng thời
không làm hại đến cấu trúc và những tính chất khác của giấy. Thoát nước bằng
1


phương pháp sấy là tiêu tốn nhiều năng lượng nhất. Người ta tính rằng chi phí cho
phương pháp sấy để bay hơi cùng một lượng nước thì cao gấp 10 - 12 lần so với
phương pháp ép, cao hơn 60 - 70 lần so với phương pháp thoát nước trên bàn lưới. Vì
vậy để giảm giá thành sản phẩm giấy thì giảm chi phí cho khâu sấy giấy cần thiết được
quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn trên, Chúng Tôi đã thực hiện đề tài đề tài “Khảo sát

quá trình sấy giấy carton”.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn để đề
tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích đề tài
Khảo sát quá trình sấy giấy carton tại công ty giấy Sài Gòn-Mỹ Xuân, đánh giá
hiệu quả hoạt động của hệ thống sấy và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tối ưu
hiệu quả sử dụng nhiệt.
1.3. Giới hạn đề tài
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống sấy cần phải xem xét rất nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy giấy như: loại nguyên liệu làm giấy, loại giấy sản
xuất, độ ẩm của giấy trước sấy, áp lực hơi sấy, ứng suất căng của chăn sấy, độ sạch
của bề mặt bên trong, bên ngoài lô sấy và đặc biệt là công nghệ… nhưng vì thời gian
có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung vào việc tính toán theo các yêu cầu đối với hệ
thống sấy khi sản xuất giấy carton.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Lịch sử phát triển và tầm quan trọng của giấy
Giấy là sản phẩm được hình thành trên cơ sở đan dệt các sơ sợi thành tấm
mỏng, phẳng và làm cho khô. Giấy có một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống
của con người. Từ thời xa xưa giấy đã được biết đến như một phương tiện để ghi chép,
lưu trữ, truyền bá thông tin và tác phẩm. Nhờ có giấy mà ngày nay chúng ta mới có thể
được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm đồ sộ từ ngày xưa như các tác phẩm bất
hủ, các loại bản đồ… Sau này đã thâm nhập vào rất nhiều các lĩnh vực trong cuộc sống
chẳng hạn như dùng để bao gói, in ấn, làm vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện…Với
sự tìm tòi, khám phá không ngừng của con người thì ứng dụng của giấy hầu như

không có giới hạn. Có thể nói sự phát triển của ngành công nghiệp giấy gắn liền với
nền văn minh nhân loại. Nhìn vào mức tiêu thụ giấy của một quốc gia nào đó ta có thể
đánh giá được sự phát triển của quốc gia đó. Như vậy có thể thấy nền kinh tế càng phát
triển thì ứng dụng của giấy càng sâu rộng và nhu cầu tiêu thụ giấy càng lớn. Ngày nay
ngành công nghiệp điện tử thông tin đang phát triển mạnh mạnh mẽ, các ấn phẩm điện
tử rất nhiều nhưng nhu cầu về các sản phẩm giấy phục vụ cho in ấn vẫn tăng bởi vì về
một khía cạnh nào đó các ấn phẩm điện tử không thể thay thế các ấn phẩm từ giấy.
Không chỉ có những ứng dụng rộng rãi, mà ngành công nghiệp giấy còn giải quyết
được rất nhiều lao động cho xã hội, góp phần vào nền kinh tế quốc dân.
Chính vì vai trò to lớn như vậy nên giấy đã được ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ
đại, người Ai Cập đã làm ra những tờ giấy đầu tiên bằng cách xé thân cây Papyrus rồi
ép mỏng thành tờ giấy. Tuy nhiên nghề làm giấy chỉ thực sự bắt đầu từ Trung Quốc
khi người Trung Quốc đã biết dùng huyền phù của sợi tre, nứa hoặc cây dâu tằm để
làm giấy… Sau đó tại đây nghề làm giấy đã được phát triển đến mức cao.
Vài thế kỷ sau đó qua con đường giao lưu, buôn bán nghề làm giấy đã lan
truyền đến Trung Đông và Châu Âu, tại đó nguồn nguyên liệu để làm giấy như vải
bông, sợi lanh và giẻ rách rất dồi dào. Đầu thế kỷ XI đã có một số nhà máy giấy ở Tây
3


Ban Nha, Ý, Đức, Pháp. Còn tại Mỹ, nhà máy giấy đầu tiên được đặt tại Philađenphia.
Đầu thế kỷ XV nghề làm giấy đã thực sự phát triển đến qui mô công nghiệp. Từ đó
đến nay ngành giấy liên tục phát triển với những cải tiến và phát minh liên tục làm cho
bộ mặt của công nghiệp giấy ngày càng khởi sắc. Đặc biệt ở thế kỷ XX đã phát minh
ra những kỹ thuật nấu hiện đại như nấu liên tục, nấu siêu mẻ, tẩy liên tục, ép keo, tráng
phấn… Với mức tự động hoá cao, dần thay điều khiển thủ công bằng hệ thống điều
khiển máy tính điện tử. Mặc dù vậy, do ứng dụng của giấy ngày càng sâu rộng cho nên
chủng loại giấy ngày càng phong phú, đa dạng và do đó nhu cầu về giấy vẫn tăng
mạnh. Như vậy trong tương lai ngành công nghiệp giấy sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
2.2. Khái quát về sự phát triển của ngành công nghiệp giấy

Kể từ khi ra đời và phát triển, ngành công nghiệp giấy trên thế giới không
ngừng lớn mạnh, sản lượng giấy ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu sử dụng giấy của
con người.
Năm 2001 sản lượng giấy toàn thế giới là 294.4 triệu tấn. Và theo dự báo năm
2010 khoảng 400 triệu tấn. Các quốc gia đứng đầu về sản xuất giấy là Mỹ, Nhật,
Canađa, Trung Quốc. Trong khi đó những nứơc đứng đầu về tiêu thụ giấy là Phần Lan,
Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản. Theo dự báo, năm 2010 mức tăng trưởng toàn ngành đạt
khoảng 2.8%. Về mức tiêu thụ giấy thì đứng đầu là Bắc Mỹ, sau đó là khu vực Tây Âu
và Châu Á.
Hiện nay có những nhà máy giấy có công suất 1 triệu tấn/năm, tốc độ máy xeo
có thể đạt xấp xỉ 2000 m/phút.

4


2.3. Vài nét về công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn_ Mỹ Xuân
Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn_Mỹ Xuân là một trong những công
ty trực thuộc công ty cổ phần giấy Sài Gòn chỉ mới được thành lập cách đây 10 năm
nhưng lại có khả năng phát triển thuộc hàng top 12 doanh nghiệp có mức độ tăng
trưởng nhanh nhất của khu vực Đông Nam Á hiện nay.
2.3.1. Các mốc lịch sử trọng điểm của công ty
1997 cơ sở sản xuất giấy Sài Gòn được thành lập, được phát triển từ một cơ sở
nhỏ sản xuất giấy carton phục vụ cho ngành bao bì trong những năm 90.
12/1998 chuyển đổi thành công ty TNHH giấy Sài Gòn với giấy phép thành lập
số 2461GP/TLDN do UBND TPHCM cấp ngày 24/11/1998.
6/2003 chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần giấy Sài Gòn với
mức vốn điều lệ 18 tỷ đồng.
4/2004 xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A thuộc
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 4,5 ha và tổng vốn đầu tư là 392 tỷ công suất
90.000 tấn/năm.

12/2006 đầu tư vào công ty cổ phần giấy Sài Gòn miền trung tại khu công nghiệp
Điện Nam, huyện Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam với diện tích 3 ha vốn gốp 70% vốn
điều lệ là 75 tỷ đồng.
7/2007 nhà máy Mỹ Xuân chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên giấy
Sài Gòn_Mỹ Xuân với 100% vốn góp của công ty cổ phần giấy Sài Gòn.
10/2007 khởi công xây dựng dự án mở rộng nhà máy Mỹ Xuân tại khu công
nghiệp Mỹ Xuân A tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 6,8 ha tổng vốn đầu tư dự kiến
là 1.700 tỷ, với việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy cao cấp như giấy
Testlinens, Coated board, tissue có công suất 230.000 tấn/năm.

5


2.3.2. Sơ đồ tổ chức công ty

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu quản lý công ty

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty

6


2.3.3. Tổng quan nguyên liệu
Đa phần nguyên liệu sử dụng trong nhà máy là nguyên liệu giấy thu hồi với
thành phần rất đa dạng, và một phần nhỏ loại bột thương phẩm dạng tẩy trắng sớ ngắn,
sớ dài dùng để sản xuất các mặt hàng giấy cao cấp của nhà máy.
Nguyên liệu giấy thu hồi nội địa: bao gồm
Carton: bao gồm thùng hộp carton, những sản phẩm giấy vụn sạch thuộc dạng
bìa dày, màu nâu như giấy carton, carton gợn sóng. Tiêu chuẩn: 93 – 95% thùng
carton. 3 – 5 % các loại giấy khác (loại sử dụng được tương đương giấy carton).

Không quá 2% tổng lượng thành phần nguyên liệu bị loại bỏ. Độ ẩm không quá 12%.
Duplex: bao gồm những loại giấy bìa, in ½ màu hoặc chưa in, ở dạng miếng lớn
hoặc cắt nhỏ, giấy có mặt trắng, lớp đế màu xám. Tiêu chuẩn: 92% giấy duplex. 6%
carton trắng có một lớp sóng. Không quá 1% giấy tráng phủ PE. Tổng số lượng thành
phần loại bỏ không quá 1%. Độ ẩm không quá 12%.
Hồ sơ nội: bao gồm những loại giấy sử dụng trong văn phòng, trắng hoặc có
màu nhạt, có thể là giấy A4 in hoặc một lượng % giấy fax, sách in, giấy tập học sinh…
tất cả các loại giấy không cho phép tỷ lệ in màu quá 1/3 tờ giấy, giấy còn trắng, chưa
ngả màu vàng. Tiêu chuẩn: 80% hồ sơ trắng. 18% các loại giấy khác có giá trị sử dụng
tương đương hồ sơ. Tổng số lượng thành phần loại bỏ không quá 2%, tính cả bao đựng
giấy. Độ ẩm không quá 12%.
Nguyên liệu giấy thu hồi ngoại nhập: bao gồm
SMP (soft mixed paper) - giấy hỗn hợp mềm: Bao gồm nhiều loại giấy có chất
lượng khác nhau, không giới hạn cấu tạo và việc đóng kiện. Thành phần cấm không
quá 2%, tổng lượng thành phần loại bỏ không quá 1% và tỷ lệ giấy này trong một lô
hàng nhập không quá 10%.
MP (mixed paper) - giấy hỗn hợp: Bao gồm nhiều loại giấy có chất lượng khác
nhau, đã lựa sạch, không có quá 10% bột cơ. Thành phần cấm không quá 0.5%, tổng
lượng thành phần loại bỏ không quá 3% và tỷ lệ giấy này trong một lô hàng nhập
không quá 10%.
HWEC (hard white envelope cuttings) - giấy bao thư trắng: Bao gồm nhiều loại
phong bì thư hoặc giấy gói màu trắng, chưa in, chưa xử lý, còn trắng hoàn toàn. Thành
phần cấm không quá 0.5%.
7


Sơmi bleaching cuttings - những loại giấy vụn được tẩy sơ qua: Bao gồm nhiều
loại giấy dạng file, nhãn hàng hóa, carton chưa in, chưa xử lý, đã lựa sạch, có chất
lượng khác nhau. Thành phần cấm không cho phép, không có quá 10% bột cơ, tổng số
lượng thành phần loại bỏ không quá 2%.

SOP (sorted office paper) - giấy hồ sơ văn phòng: Bao gồm những loại giấy văn
phòng trắng hoặc màu, có thể là giấy A4 in hoặc giấy fax. Thành phần cấm không quá
2%, tổng số lượng thành phần loại bỏ không quá 5%.
SWL (sorted white ledger) - sổ trắng: Bao gồm những loại giấy, sách vụn trắng
có độn bột cơ, in hoặc chưa in, chưa được xử lý tráng phủ hoặc in với mật độ nhiều.
Thành phần cấm không được phép, tổng lượng thành phần loại bỏ không quá 2%.
MWL (manifold white ledger) - sổ trắng đa dạng: Bao gồm những loại giấy
công nghiệp trắng, in hoặc chưa in, sản xuất đa dạng để làm bìa sách, cataloge. Các
loại này không có tráng phủ, không nén chặt. Thành phần cấm không được phép, tổng
số lượng thành phần loại bỏ không quá 2%.
2.3.4. An toàn lao động trong sấy
Trong khi máy đang hoạt động không được tiếp xúc xung quanh lô sấy, không
được phun nước vào lô sấy nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột là nguyên nhân làm
nứt vỏ lô sấy và khớp nối ống hơi, bảo vệ bộ phận sấy tránh sự rò rỉ của dầu bôi trơn.
Nguyên liệu bị bốc cháy khi tiếp xúc với tia lửa điện do kim loại tiếp xúc kim
loại hoặc tiếp xúc với dây thừng, dùng dụng cụ đặc biệt để làm sạch lô sấy như thiết bị
vệ sinh chân không, chổi có tay cầm. Sử dụng chổi có tay cầm để tránh nguy hiểm
chạm tay vào lô sấy nóng.
Không tiếp xúc với các thiết bị có diện tích bề mặt nóng như những khớp nối
đường ống hơi, đường ống hơi không được cách nhiệt khi bảo dưỡng sửa chữa. Hơi
nóng và nước ngưng tụ phải được thải ra trước. Thường xuyên phải kiểm tra bên trong
lô sấy. Phải đảm bảo an toàn hệ thống ngưng tụ bên trong lô sấy. Kiểm tra những phần
bị mài mòn do nước ngưng và các bộ phận bị nới lỏng.
Thay thế những phần bị mài mòn. Kiểm tra dao cạo khi bề mặt bên ngoài lô sấy
bị mài mòn. Để an toàn, phải thay những lô sấy bị ăn mòn nghiêm trọng. Giảm áp lực
theo đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất. Không cho phép sửa chữa mối hàn ở lô sấy
đúc.
8



An toàn bảo dưỡng bên trong lô sấy:
Khi cần thiết phải vào bên trong lô sấy để sữa chữa, vệ sinh cần chú ý những
nguy hiểm có thể xẩy ra:
Thiếu ôxi, thận trọng khóa liên động và quay đột ngột, bóng đèn, quạt thổi, các
bộ phận điện cầm tay, trượt và rơi xuống, những bộ phận nới lỏng bị rơi, các khí gây
nguy hiểm có nồng độ cao trong không khí cho việc làm, ống bị đốt cháy do việc mở
van hơi đột ngột, lửa bốc cháy, hơi nước nóng, đường ống hơi …
Đường ống hơi, hơi ngưng tụ, đường ống nước nóng không được cách nhiệt và
bảo vệ thích hợp, góc cửa để chui vào lô sấy có mép sắc và bị rỉ sét do bảo dưỡng sơ
sài.
Chuẩn bị an toàn khi vào trong lô sấy, khoá công tắc khởi động và người vận
hành phải giữ chìa khoá, phải được cho phép của người quản lý, thông gió hơi áp lực
không khí trong xilanh chỉ còn không khí sạch, sử dụng thiết bị điện áp thích hợp.
Đường ống cấp hơi và hơi ngưng tụ phải được cắt trước:
- Gắn thiết bị báo động vào của lô sấy ở tình trạng khẩn cấp lô sấy phải được
làm nguội trước.
- Hệ thống chiếu sáng trong lô sấy phải thích hợp.
- Không đi vào trong xilanh một mình khi không có người nào chú ý bên ngoài
lô sấy.
- Người ở phía ngoài không được rời đi nơi khác khi có người ở bên trong lô
sấy.
- Không được mang chất hóa học dễ nổ gây nguy hiểm đến khí và nguyên liệu
vào xilanh mà không có thiết bị an toàn.
- Phải lắp đặt thang khi có người vào trong xilanh nhưng không dùng thang cố
định chặn lối vào phía cửa lô sấy.
- Chìa khóa vận hành máy phải được giữ bởi người có trách nhiệm kiểm tra
hoặc người đi vào trong xilanh sấy.

9



2.4. Lý thuyết về phần sấy
2.4.1. Quá trình sấy
Quá trình sấy là quá trình chuyển lượng nước trong vật liệu từ pha lỏng sang
pha hơi, quá trình chuyển pha này chỉ xảy ra khi áp suất hơi trên bề mặt vật liệu lớn
hơn áp suất riêng phần của hơi trong môi trường không khí xung quanh.
Nguyên tắc của quá trình sấy là cung cấp năng lượng nhiệt để biến đổi trạng
thái của pha lỏng trong vật liệu thành hơi.
2.4.2. Mục đích sấy giấy
Sau khi đi qua khỏi bộ phận ép tờ giấy có độ khô khoảng 40-50%, lượng nước
còn lại trong băng giấy chủ yếu là nước liên kết rất khó tách ra bằng phương pháp ép
do đó để tách lượng nước liên kết này ra khỏi băng giấy ta dùng phương pháp sấy.
Nhiệm vụ của bộ phận này là tách các phần tử nước còn lại trong tờ giấy đến độ khô
phù hợp cho sử dụng. Tờ giấy phải được sấy sao cho đạt chất lượng và tiêu hao về
kinh tế là thấp nhất. Hệ thống hơi sấy phù hợp làm cho tốc độ bốc hơi nước đạt tối đa,
tờ giấy có độ ẩm đồng đều theo suốt chiều ngang, nâng cao khả năng sấy và tận thu
được nhiệt lượng dư thừa trong quá trình sấy giấy.
2.4.3. Các phương pháp sấy
Sấy bằng lô sấy: dùng nhiệt từ hơi nước ở áp suất cao đi vào các lô sấy để sấy
giấy. Phương pháp này thường được áp dụng trong sản xuất các loại giấy thông
thường như: giấy in, giấy viết, giấy bao bì carton, giấy vệ sinh…
Sấy bằng lò sấy (hay còn gọi là phương pháp sấy đối lưu bằng không khí
nóng). Là tấm giấy ướt được dẩn vào trong lò có thổi không khí nóng qua lò để làm
khô tấm giấy. Phương pháp này thường được áp dụng để sấy bột thương phẩm. Bột
giấy được sấy bằng phương pháp này mang tính chất độ xốp và khả năng trương nở
cao, thấm hút nước tốt nên thường được sử dụng để sấy bột giấy sản xuất băng vệ
sinh, tã lót trẻ em. Ngoài ra phương pháp này được áp dụng khi sấy sơ bộ các lớp
tráng phủ bề mặt giấy, giấy tráng sơn, giấy tráng phấn. Khi đó trong buồng sấy, giấy
được làm khô từ độ khô 53% lên thành 85%, sau đó giấy được làm khô tiếp tục bằng
sấy tiếp xúc trực tiếp với lô sấy. Giấy làm túi xi măng nếu được sấy bằng phương

pháp này thì độ chịu kéo dọc và ngang của giấy đều tốt hơn, khả năng chịu giãn trước

10


khi đứt tăng, độ chịu bục và độ bền của túi giấy tăng (Cao Thị Nhung, 2005. Các yếu
tố công nghệ và tính chất các loại giấy).
Phương pháp sấy bằng tia hồng ngoại: để làm khô lớp keo phủ trên bề mặt giấy
thì phương pháp tối ưu nhất là sử dụng tia hồng ngoại, phương pháp sấy này tối ưu
hơn cả phương pháp sấy đối lưu trong lò tuynel bằng khí nóng. Phương pháp sấy bằng
tia hồng ngoại còn có thể được áp dụng ở trước cặp ép cuối nhằm mục đích làm nóng
tấm giấy, làm giảm độ nhớt của nước trong tấm giấy, giúp cho nước thoát dễ dàng
hơn và nhiều hơn khi qua cặp ép cuối (Cao Thị Nhung, 2005. Các yếu tố công nghệ
và tính chất các loại giấy).
Phương pháp sấy bằng sóng cao tần hay lò vi sóng: phương pháp này chi phí
cao nhất mặc dù hiệu suất tách nước của phương pháp này rất cao, có thể đạt tới
100kg nước bay hơi trên một 1m2 diện tích sấy trong một giờ. Năng lượng điện tiêu
hao khoảng 100kW/ h để bay hơi 1 tấn nước (Cao Thị Nhung, 2005. Các yếu tố công
nghệ và tính chất các loại giấy).
Trong tất cả các phương pháp được sử dụng để sấy giấy thì phương pháp sấy
giấy bằng lô sấy là phương pháp đắt tiền tuy nhiên nó lại là phương pháp hiệu quả
nhất so với các phương pháp sấy khác để sản xuất giấy.
2.4.4. Mô tả quá trình sấy
Băng giấy ướt từ phần ép chứa khoảng 50 - 60% hàm ẩm sẽ được đi vào hệ
thống các lô sấy. Thường lô sấy có đuờng kính 1.5 - 1.8 mét và tại đây nước được bốc
hơi rồi được lấy đi nhờ hệ thống quạt gió. Băng giấy ướt tì chặt vào lô sấy qua lớp
chăn sấy có tính thấm nước. Chăn sấy cũng có nhiệm vụ đỡ và dẫn băng giấy đi qua
các lô sấy. Đa phần các máy xeo có 3 - 5 tổ lô sấy độc lập với nhau, được dẫn động và
điều chỉnh tốc độ một cách riêng lẽ để điều chỉnh độ co ngót của tờ giấy. Các bạt trên
và bạt dưới đều có lô căng bạt và chỉnh bạt. Cũng có khi từng tổ có hệ điều chỉnh áp

suất hơi riêng lẻ.

11


Hình 2.1: Cấu hình hệ thống sấy nhiều lô

Hình 2.2: Túi khí giữa các lô sấy
Quá trình sấy giấy có thể được xem như một quá trình hai pha được lặp lại.
Trong pha thứ nhất, băng giấy sẽ lấy phần nhiệt nhạy khi nó tiếp xúc với lô sấy. Trong
pha thứ hai, băng giấy sẽ nhả phần hơi trong đoạn kéo căng giữa lô trên và lô dưới.
Như vậy băng giấy sẽ được làm mát tức thời và sẵn sàng lấy nhiệt trong hành trình ở
lô sấy kế tiếp. Quá trình truyền nhiệt từ hơi nóng bên trong lô sấy đến bề mặt giấy có
trở lực lớn nhất ở lớp hơi ngưng tụ (nằm sát mặt trong trục sấy) và ở lớp không khí
giữa băng giấy và trục sấy. Lớp không khí này có thể được giảm bằng việc sử dụng
một lực căng chăn sấy đủ lớn giữ băng giấy áp sát vào mặt trục sấy, tuy nhiên, giải
pháp này cũng có một giới hạn. Lực căng cần có sẽ tỉ lệ với tốc độ máy và đường kính
trục sấy là phần có trở lực truyền nhiệt lớn nhất trên máy xeo tốc độ cao.

12


Để đánh giá hiệu quả sấy cần dựa trên ba chỉ tiêu quan trọng: hiệu suất bốc hơi
nước, tiêu tốn hơi sấy và độ đồng đều theo chiều ngang máy xeo (Nguyễn Thị Ngọc
Bích, 2003. Kỹ thuật xenlulô và giấy).
- Hiệu suất bốc hơi nước: là số kilôgram nước bốc hơi trên 1 giờ trên 1 mét
vuông bề mặt tiếp xúc với trục sấy. Thông số này phụ thuộc rất nhiều vào áp suất của
hơi quá nhiệt bên trong trục sấy.
- Tiêu tốn hơi sấy: là số kilôjul (hay kilôgram hơi quá nhiệt) cần cho 1
kilôgram nước bốc hơi. Với một hệ thống sấy hiện đại, giá trị phổ biến là khoảng 1.2 1.5 kg hơi sấy/kg nước bốc hơi.

- Độ đồng đều của quá trình sấy: được kiểm tra bằng độ ẩm theo chiều ngang
của máy từ đầu ra chỗ bộ phận ép của băng giấy cho đến cuối buồng sấy.
Để nghiên cứu toàn bộ quá trình sấy và đánh giá năng suất sấy của máy xeo, ta
phải tiến hành các bước (Cao Thị Nhung, 2005. Các yếu tố công nghệ và tính chất các
loại giấy).
- Xác định độ ẩm của giấy trước và sau khi qua bộ phận sấy.
- Tính toán lượng hơi nước tiêu tốn và lượng nước ngưng tụ thu được trong quá
trình sấy.
- Xác định độ ẩm của dòng không khí và vận tốc của nó trong nhà xeo và trong
khoang của bộ phận sấy.
- Từ đó tính ra lượng không khí tham gia vào quá trình sấy và các thông số
khác của quá trình sấy như: nhiệt độ của bề mặt lô sấy, độ ẩm của không khí và nhiệt
độ của tấm giấy.
- Từ các số liệu tính toán ra công suất của bộ phận sấy theo lượng nước thoát ra
từ giấy trên 1m2 diện tích bề mặt lô sấy trong 1 giờ và nêu lên ảnh hưởng của đồ thị
sấy lên các thông số khác của quá trình sấy.

13


2.4.5. Cách phân bố hơi giữa các lô sấy giấy
Do quá trình sấy có nhiều giai đoạn với tốc độ sấy và nhiệt độ sấy khác nhau
nên các lô trong bộ phận sấy được phân bố thành từng nhóm gọi là những tổ sấy. Mỗi
tổ sấy có cùng một nhiệt độ trên các lô, cùng chung một chăn sấy. Phân bố như vậy
thuận lợi cho việc phân bố hơi vào các lô sấy và điều khiển dễ dàng nhiệt độ theo các
tổ sấy. Nhiệt độ này thấp để tránh hiện tượng dộp, cong vênh và dính giấy trên bề mặt
lô sấy… tổ này tương ứng với việc tăng dần nhiệt độ và có tác dụng là hâm nóng tờ
giấy để chuẩn bị chuyển qua giai đoạn nhiệt độ cao.
Tổ sấy giữa thường có nhiệt độ sấy cao nhất tương ứng với giai đoạn sấy có tốc
độ không đổi. Phải cung cấp cho tổ này một nhiệt độ cao và ổn định vì nhiệm vụ của

tổ là làm khô hoàn toàn nước còn bám trên bề mặt tấm giấy và nó quyết định đến độ
khô tấm giấy.
Tổ sấy thứ ba có nhiệt độ thấp hơn so với tổ giấy giữa để tránh hiện tượng dòn
giấy, cong vênh… đây là giai đoạn tương ứng với quà trình giảm tốc độ bay hơi và hạn
chế hiện tượng hút ẩm từ không khí.
Phần cuối cùng của bộ phận sấy là lô làm lạnh vì lúc này độ khô của tấm giấy
đã không đổi. Trong lô này người ta không đưa hơi nóng vào mà đưa nước lạnh vào
rồi ra. Nhiệm vụ của lô là làm giảm nhiệt độ sấy của tấm giấy, làm cho nó trở nên
mềm mại trước khi đi qua bộ phận cáng láng để tấm giấy dễ dàng cáng láng.
Có hai cách phân bố hơi giữa các tổ sấy (Cao Thị Nhung, 2003. Công nghệ sản
xuất bột giấy và giấy).
2.4.5.1. Cách thứ nhất
Hơi mới được đưa song song vào các lô sấy của tổ sấy giữa vì tổ sấy này có
nhiệt độ sấy cao nhất, sau đó lượng hơi thu hồi được tách ra từ khâu thoát nứơc ngưng
sẽ được tận dụng để bổ sung cùng hơi mới để cung cấp hơi cho tổ sấy đầu và tổ sấy
cuối của bộ phận sấy, vì ở các tổ này nhiệt độ cung cấp thấp hơn.
Cách phân bố hơi này có ưu điểm là tận dụng đựơc lượng hơi dư nhưng có
nhược điểm là khó kiểm soát vì phân bố theo cách này thì lượng hơi vào các tổ có sự
ràng buộc với nhau và khi thay đổi dòng hơi từ một tổ sấy sẽ làm thay đổi dòng hơi
đến những tổ sấy khác (với những giàn sấy được phân làn nhiều tổ sấy).

14


Hình 2.3: Sơ đồ cách phân bố hơi thứ nhất
2.4.5.2. Cách phân bố hơi thứ hai
Mỗi tổ sấy có bộ phận cung cấp hơi riêng bao gồm cả hơi mới (áp lực cao) và
hơi thu hồi (áp lực thấp). Lượng hơi thu hồi từ mỗi tổ sấy được tách ngưng và đưa vào
máy nén khí (bình áp suất) đến áp suất cao sau đó được kết hợi với hơi mới đưa vào lô
sấy. Ưu điểm của cách phân bố hơi này là vừa tận dụng được lượng hơi thu hồi, vừa dễ

dàng điều khiển áp suất hơi trong từng tổ sấy theo yêu cầu của khúc tuyến sấy và phân
bố hơi trên các tồ là độc lập.

Hình 2.4: Cách bố trí hơi thứ hai

15


2.4.6. Cách phân bố chăn sấy trong bộ phận sấy
Trong bộ phận sấy các lô sấy thường được lắp đặt làm hai dãy trên dưới và so le
nhau. Có hai cách mắc chăn sấy (Cao Thị Nhung, 2003. Công nghệ sản xuất bột giấy
và giấy).
2.4.6.1. Cách mắc chăn sấy dùng hai chăn
Các lô sấy ở hàng trên trong cùng một tổ sấy dùng chung trong một chăn sấy,
các lô ở hàng dưới dùng chung một chăn sấy. Cách mắc này có hai ưu điểm là: cả hai
mặt tấm giấy thay phiên nhau tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của lô sấy nên tấm giấy
được nhẵn đều hai mặt, tấm giấy có những khoảng cách chuyển động giữa hai lô mà
không phải tiếp xúc với chăn nên có khoảng thoáng giúp cho việc hơi nước bay hơi
được dễ dàng hơn.
Nhưng lại có hai nhược điểm là: Những lúc tấm giấy được tự do chuyển động
mà không tiếp xúc với chăn dễ gây ra hiện tượng bập bùng giấy gây ra những vết nhăn
hoặc nhàu giấy khi tấm giấy đi tiếp vào các vòng ép giữa chăn và lô sấy.
Tấm giấy nếu có độ bền kém sẽ dễ bị đứt khi không được chăn sấy đỡ giúp mỗi
lần chuyển qua các lô sấy tiếp theo trên bộ phận sấy.

Hình 2.5: Cách bố trí chăn sấy 2 chăn

16



2.4.6.2. Cách mắc chăn sấy dùng một chăn sấy
Chăn sấy giấy được mắc chung cho cả các lô ở hàng trên và hàng dưới trong
một tổ sấy. Ưu điểm của cách mắc này là khắc phục được những nhược điểm của cách
mắc trên nhưng nhược điểm của cách mắc này là tấm giấy chỉ được tiếp xúc với một
mặt của lô sấy nên chỉ được làm nhẵn một mặt của tấm giấy, mặt này thường tiếp xúc
với lưới xeo.
Để tận dụng những ưu điểm của hai cách mắc trên thì trong các máy xeo giấy
mỏng cao cấp, người ta thường sử dụng cả hai cách mắc trong một bộ phận sấy. Sử
dụng cách mắc thứ hai vào những tổ sấy đầu tiên khi giấy còn ướt và độ liên kết bền
kém như vậy giấy sẽ không bị đứt và hình thành mặt giấy nhẵn tốt nhất.
Sử dụng cách mắc thứ nhất vào những lô sấy sau trên bộ phận sấy vì lúc này
tấm giấy có độ chắc tăng lên và thoát nước tăng cao nên cần có nhiều khoảng trống
thoát khi giữa các lô.

Hình 2.6: Cách mắc chăn sấy một chăn
2.4.7. Quá trình thoát nước khi sấy
Lượng nước chứa trong tấm giấy khi đi vào bộ phận sấy tồn tại dưới hai hình
thức chủ yếu (Cao Thị Nhung, 2003. Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy).
Lượng nước có trên bề mặt các xơ sợi (lượng nước tự do): là phần chính, có
đặc điểm là dễ bay hơi trong quá trình sấy.
Lượng nước nằm trong các khe nhỏ bên trong hoặc giữa các xơ sợi kế sát nhau,
gọi là lượng nước liên kết, có đặc điểm là khó bay hơi.
17


×