Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ RECLINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ THUẬN AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
GHẾ RECLINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN GỖ THUẬN AN

Họ và tên sinh viên: PHẠM THÁI SƠN
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 07/2010


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
GHẾ RECLINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN GỖ THUẬN AN

Tác giả

PHẠM THÁI SƠN

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ Sư ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn :
Thạc sĩ NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Tháng 07 năm 2010


i


CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn đến :
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tâm
chỉ dạy trong suốt quá trình học tập tại trường.
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy cô bộ môn Chế Biến Lâm
Sản và Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Ban giám đốc công ty cổ phần Thuận An, đặc biệt là kỹ sư Võ Ngọc Nam cùng
toàn thể anh chị công nhân đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt đợt
thực tập.
Với lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và toàn thể người thân đã góp
phần rất lớn để tôi có được thành công như hôm nay.
Tp.Hồ Chí Minh, Ngày 30 tháng 07 năm 2010
Sinh viên

Phạm Thái Sơn

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế Recliner tại công
ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An” có thời gian thực hiện từ 22/02/2010 đến
22/06/2010. Đề tài được thực hiện bằng phương pháp quan sát, theo dõi quá trình sản
xuất trên từng khâu công nghệ tại nhà máy với việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như
thước dây, thước kẹp để tiến hành đo đếm kích thước. Kết hợp việc thu thập số liệu

bằng thực tế và nguồn từ nhà máy cung cấp qua đó xử lý số liệu bằng phương pháp
thống kê, Excel và các công thức toán học. Từ đó xác định được tỷ lệ lợi dụng gỗ và tỉ
lệ phế phẩm qua từng khâu công nghệ.
Kết quả khảo sát thu được như sau:
* Tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn:
- Tạo phôi: 68,94 %.
- Gia công sơ chế: 73,62 %.
- Gia công tinh chế: 86,58 %.
Tỉ lệ lợi dụng gỗ: 43,94 %.
* Tỉ lệ phế phẩm qua các công đoạn:
- Tạo phôi và gia công sơ chế: 2,45 %.
- Gia công tinh chế: 1,09 %.
- Trang sức bề mặt: 2,64 %.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Cảm tạ ..............................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2 Mục đích và mục tiêu của đề tài .......................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ...................................................................................................... 2

1.2.1.Mục tiêu ....................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1 Tình hình hoạt động của công ty.......................................................................... 3
2.1.1 Vài nét về công ty ........................................................................................ 3
2.1.2 Công tác tổ chức và quản lí của công ty...................................................... 8
2.2 Tình hình sản xuất tại công ty .............................................................................. 9
2.2.1 Chủng loại nguyên liệu................................................................................ 9
2.2.2 Sản phẩm ..................................................................................................... 9
2.2.3 Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy.................................................... 11
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 13
3.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 13
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 13
3.2.1 Tính toán tỉ lệ lợi dụng gỗ ......................................................................... 13
3.2.2 Tính toán tỉ lệ phế phẩm ............................................................................ 14
3.2.3 Tính toán năng suất máy và hệ số sử dụng máy........................................ 14
3.3 Giới thiệu và phân tích sản phẩm....................................................................... 15
iv


3.3.1 Giới thiệu sản phẩm................................................................................... 15
3.3.2 Phân tích sản phẩm .................................................................................... 16
3.3.2.1 Đặc điểm ........................................................................................... 16
3.3.2.2 Hình dáng, kết cấu ............................................................................ 16
3.3.2.3 Các dạng liên kết............................................................................... 16
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 19
4.1 Quy trình công nghệ........................................................................................... 19
4.1.1 Dây chuyền công nghệ .............................................................................. 19
4.1.2 Lưu trình công nghệ .................................................................................. 20
4.1.3 Các bước triển khai dây chuyền sản xuất của các phân xưởng ................. 22
4.1.3.1 Phân xưởng tạo phôi ......................................................................... 22

4.1.3.2 Phân xưởng định hình ....................................................................... 27
4.1.3.3 Phân xưởng sơn hoàn chỉnh .............................................................. 30
4.2 Tỉ lệ lợi dụng gỗ ................................................................................................. 34
4.2.1 Tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tạo phôi ..................................................... 34
4.2.2 Tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn gia công sơ chế.......................................... 35
4.2.3 Tỉ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn gia công tinh chế ....................................... 35
4.2.4 Tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn.......................................................... 36
4.3 Tỉ lệ phế phẩm ................................................................................................... 36
4.3.1 Tỉ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi và gia công sơ chế ......................... 36
4.3.2 Tỉ lệ phế phẩm ở công đoạn gia công tinh chế .......................................... 37
4.3.3 Tỉ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức ...................................................... 38
4.3.4 Tỉ lệ phế phẩm qua các công đoạn ............................................................ 39
4.4 Tính toán giá thành sản phẩm ............................................................................ 39
4.5 Kết quả hệ số sử dụng máy ................................................................................ 41
4.6 Nhận xét ............................................................................................................. 41
4.6.1 Đánh giá dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất ........................ 45
4.6.2 Đánh giá công tác tổ chức sản xuất ........................................................... 45
4.6.3 Công tác vệ sinh môi trường , an toàn lao động........................................ 46
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 47
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 47
v


5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 49
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 50

vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- CNC

: Computer Numerical Control

-TMKH

: Thỏa mãn khách hàng

- TAC

: Thuan An Company

- CN

: Công nhân

- MDF

: Medium Density Fiberboard

- CT/SP

: Số lượng chi tiết trên một sản phẩm

- SP

: Sản phẩm


- ĐGNCC

: Đánh giá nhà cung cấp

- P.TC-HC-LĐTL

: Phòng tổ chức - hành chính – lao động tiền lương

- P.TC-KT

: Phòng tài chính – kế toán

- KD-XNK

: Kinh doanh – Xuất nhập khẩu

- pcs

: Đơn vị tính chỉ số lượng (chi tiết,thanh)

- SL

: Số lượng

- VNĐ

: Việt Nam đồng

- PX


: Phân xưởng

- TB

: Trung bình

-N

: Nhiều

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Mối quan hệ các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng....................... 7
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An ............... 8
Hình 2.3 : Một số sản phẩm của công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An ....................10
Hình 3.1: Hình ảnh sản phẩm ghế Recliner..................................................................15
Hình 3.2: Hình ảnh một số phương thức liên kết thông dụng hiện nay ............... 17 - 18
Hình 4.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty .......................20
Hình 4.2: Sơ đồ lưu trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty ............................21
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn ...................................36
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh tỉ lệ phế phẩm qua các công đoạn ......................................39
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh hệ số sử dụng máy một số thiết bị .....................................42

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Số lượng máy móc thiết bị của nhà máy......................................................11
Bảng 3.1: Bảng quy cách tinh của sản phẩm ghế Recliner ..........................................16
Bảng 3.2 : Các dạng liên kết giữa các chi tiết của ghế Recliner ..................................18
Bảng 4.1: Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tạo phôi ...........................................34
Bảng 4.2: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tạo phôi...............................................34
Bảng 4.3: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn gia công sơ chế...................................35
Bảng 4.4: Thể tích nguyên liệu sau công đoạn gia công tinh chế ................................35
Bảng 4.5: So sánh tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn ................................................36
Bảng 4.6: Tỉ lệ phế phẩm ở công đoạn tạo phôi và gia công sơ chế ............................37
Bảng 4.7: Tỉ lệ phế phẩm ở công đoạn gia công tinh chế ............................................38
Bảng 4.8: Tỉ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức .........................................................38
Bảng 4.9: Tỉ lệ phế phẩm qua các công đoạn ...............................................................39
Bảng 4.10 : Giá phụ liệu của ghế Recliner ...................................................................40
Bảng 4.11 : Giá chi phí phụ của ghế Recliner ..............................................................40
Bảng 4.12 : Hệ số sử dụng máy một số thiết bị ............................................................41
Bảng 4.13 : Bảng đánh giá và phân tích rủi ro trong quá trình sản xuất ghế Recliner.42

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, theo đà phát triển của xã hội, cuộc sống của con người ngày càng
được cải thiện và nâng cao. Xu hướng thể hiện sự gần gũi hoà hợp với tự nhiên ngày
càng được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó việc lựa chọn các sản phẩm để phục vụ

sinh hoạt hàng ngày là vô cùng cần thiết. Vì thế, gỗ và các sản phẩm từ gỗ ngày càng
được ưu tiên trong sự lựa chọn của con người.
Nhu cầu tăng mạnh đã thúc đẩy sản xuất cũng tăng theo về số lượng cũng như
chất lượng. Nguồn khách hàng ngày càng mở rộng. Sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện
nay đã có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường chính là Mỹ, EU
và Nhật Bản.
Sự tăng trưởng trên là rất đáng mừng, tuy nhiên ngành chế biến gỗ đang đứng
trước thử thách lớn. Đó là nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được một phần,
còn lại hơn 80% gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu ở nước ngoài. Bên cạnh đó, nền kinh
tế thế giới hiện đang trong thời kỳ khủng hoảng và gặp không ít khó khăn. Nhiều công
ty gỗ trong nước đã và đang có nguy cơ không tìm được nguồn khách hàng để duy trì
sản xuất. Số lượng máy móc thiết bị hầu hết đã cũ và lỗi thời so với các nước lân cận
như Trung Quốc, Thái Lan vì thế rất khó cạnh tranh khi xuất khẩu những mặt hàng với
chất lượng cao.
Để khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi cần phải có thời gian lâu dài và chịu
nhiều thách thức. Trước tiên, cần có sự đầu tư của chính phủ về nhiều mặt, phải xây
dựng được nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất với quy mô
công nghiệp đồng thời vấn đề quan trọng là phải cải tiến quy trình sản xuất một cách
khoa học và đồng bộ để tránh tình trạng hao phí nguyên liệu. Vì vậy, phải có nhiều
hiệp hội chuyên về ngành gỗ được mở, máy móc thiết bị chế biến gỗ được cải thiện và
1


đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật với tay nghề cao và trình độ quản lý
tốt mới mong đưa ngành gỗ trở thành ngành chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam.
Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – bộ môn Chế Biến Lâm Sản và sự đồng ý của công ty cổ
phần chế biến gỗ Thuận An, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình
công nghệ sản xuất ghế Recliner tại công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An”.
1.2 Mục đích và mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục đích
Tiến hành “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế Recliner tại công ty cổ
phần chế biến gỗ Thuận An” nhằm tìm hiểu quy trình sản xuất ở nhà máy. Phân tích
tình hình sản xuất thực tế, các biến động trong dây chuyền công nghệ từ đó tìm ra các
ưu, khuyết điểm cũng như sự sắp xếp bất hợp lý trong quá trình sản xuất qua đó đề
xuất các biện pháp khắc phục những khuyết điểm. Đồng thời, đánh giá toàn diện quy
trình công nghệ sản xuất sản phẩm ghế Recliner nhằm góp phần nâng cao năng lực sản
xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và điều chỉnh dây chuyền công nghệ phù hợp với nhu
cầu sản xuất ngày càng đa dạng của sản phẩm.
1.2.2 Mục tiêu
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế Recliner tại công ty cổ phần
chế biến gỗ Thuận An’’ nhằm đạt các mục tiêu :
- Tính toán tỉ lệ lợi dụng gỗ, tỉ lệ phế phẩm ở các khâu công nghệ trong quá
trình sản xuất và nguyên nhân gây ra các dạng khuyết tật nhằm tìm cách khắc phục.
- Tính toán giá thành sản phẩm.
- Thống kê và tính toán hệ số sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong dây
chuyền sản xuất của nhà máy.
- Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng khâu công nghệ.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục sao cho phù hợp với tình hình sản xuất thực
tế của nhà máy.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Tình hình hoạt động của công ty
2.1.1 Vài nét về công ty
Hiện nay, công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An đang là một trong 5 công ty

cổ phần trong ngành chế biến gỗ niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Tuy vừa trải
qua khủng hoảng kinh tế nhưng công ty vẫn đứng vững, làm ăn có lãi đã cho thấy công
ty đang đi đúng hướng và có một nền tảng vững chắc.
* Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An là doanh nghiệp cổ phần 100% vốn nhà
nước do 10 cổ đông là Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Cao Su Việt Nam
(Tổng công ty cao su Việt Nam, công ty cao su Đồng Nai, công ty cao su Bình Long,
công ty cao su Phước Hòa, công ty cao su Phú Riềng, công ty cao su Dầu Tiếng, công
ty cao su Bà Rịa, công ty Tài Chính cao su, công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu
cao su, công ty Kho Vận và Dịch Vụ Hàng Hóa) góp vốn thành lập từ tháng 01 năm
2002. Được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 4603000035 ngày 24/12/2001.
Tháng 04/2005, thực hiện theo quyết định số 193/QĐ-KHĐT ngày 02/03/2005
của Hội đồng quản trị tổng cao su Việt Nam, công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An
bán 49% cổ phiếu của các cổ đông sáng lập ra thị trường cho các nhà đầu tư khác.
Tháng 01 năm 2006, công ty đã phát hành thêm 4,4 triệu cổ phiếu để đầu tư dự
án xây dựng nhà máy tại xã Minh Hưng - Chơn Thành - Bình Phước, nâng vốn điều lệ
của công ty lên mức 84,0775 tỷ đồng.
Diện tích mặt bằng chi nhánh của công ty đặt tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình
Phước (Nhà máy chế biến gỗ Bình Phước – Giai đoạn 1) là : 195.000 m2 trong đó,
diện tích nhà xưởng là 27.080 m2.
3


Ngày 23 tháng 07 năm 2007, công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An chính thức
niêm yết 8.407.750 Cổ phiếu lên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh với mã chứng khoán GTA và GTA đã trở thành cổ phiếu đầu tiên trong năm
2007 niêm yết và giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh và cũng là cổ phiếu đầu tiên áp dụng quy định mới về giá chào sàn.
Ngày 22/10/2007, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận

chào bán cổ phiếu ra công chúng số 200/UBCK-GCN cho Công ty Cổ phần chế biến
gỗ Thuận An với số lượng 1.992.250 cổ phiếu nhằm huy động vốn đầu tư tiếp nhà máy
Bình Phước, nâng tổng vốn điều lệ lên thành 104 tỷ đồng.
Tên giao dịch đối ngoại của công ty: Thuan An wood processing joint stock
company.
Tên viết tắt là: T.A.C
Trụ sở chính đặt tại: quốc lộ 13, ấp Bình Giao, xã Thuận Giao, huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại liên lạc: 0650.718024 – 718025 – 718029 – Fax: 0650.718026
Email:
Vị trí công ty đặt tại trung tâm các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cách
thành phố Hồ Chí Minh 25 km, cách thị xã Thủ Dầu Một 10 km.
Diện tích mặt bằng công ty tại huyện Thuận An tỉnh Bình Dương: 29.887 m2
trong đó diện tích nhà xưởng sản xuất là 14.547 m2 (chiếm 49% tổng diện tích), đường
giao thông nội bộ, sân bãi là 11.376,5 m2 (chiếm 38% tổng diện tích), sân vườn cây
xanh là 3963,5 m2 (chiếm 13% tổng diện tích).
Diện tích mặt bằng chi nhánh công ty tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước:
200.000 m2 trong đó diện tích nhà xưởng là 27.082 m2.
Công suất chế biến: với máy móc trang thiết bị và nhà xưởng hiện đại, công ty
thực hiện quy trình sản xuất khép kín từ khâu khai thác – cưa xẻ, sấy – sản xuất sản
phẩm hoàn chỉnh và xuất khẩu. Công suất phôi sấy 100.000 m3, cung cấp phôi sấy gỗ
cao su, tràm, thông cho các nhà máy chế biến gỗ trong khu vực Bình Dương, thành
phố Hồ Chí Minh, sản phẩm hoàn chỉnh 15.000 m3 gỗ tinh chế trong 1 năm.
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ cao su và các
loại gỗ khác. Sản xuất ván nhân tạo (MDF, Veneer) mua bán kinh doanh sản phẩm gỗ,
4


các vật tư thiết bị liên quan. Xây dựng công trình dân dụng, công trình kỹ thuật, công
trình công nghiệp, lắp đặt đồ gỗ trong xây dựng. Mua bán gỗ các loại, mua bán máy

móc thiết bị, vật liệu xây dựng, hóa chất. Kinh doanh bất động sản, khai thác và sơ chế
gỗ, mua bán mủ cao su.
Vốn điều lệ: đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương:
104.000.000.000 VNĐ.
* Nội lực của công ty và hướng phát triển :
Hiện nay, sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Công ty đã nhiều năm liền cạnh tranh
được về mặt chất lượng sản phẩm với các nước ASEAN như Indonesia, Malaysia,
Thái Lan… trên thị trường Châu Âu , Mỹ…Thị trường Mỹ và Châu Âu là 2 thị trường
khó tính nhưng tính ổn định cao và là thị trường truyền thống của công ty trong các
năm qua. Sản phẩm đồ gỗ của công ty đã tạo được uy tín và có được bạn hàng gắn bó
lâu dài, hợp tác mở rộng thị trường, giúp đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và đảm bảo
được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn và tăng trưởng liên tục. Năm 2005 và
năm 2006 Công ty được bình chọn là doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín. Cụ thể, năm
2005 được Bộ thương mại bình chọn là doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc, được tặng
bằng khen và thưởng xuất khẩu năm 2005 là 300 triệu đồng. Năm 2007, công ty
chuyển phần lớn doanh thu từ hàng ngoài trời (outdoor) từ thị trường Châu Âu sang
mặt hàng trong nhà (indoor) cho thị trường Mỹ.
Các sản phẩm của công ty hoàn toàn sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng
trong nước (cao su và tràm bông vàng) cho nên có thể chủ động được nguồn nguyên
liệu cho sản xuất, hạn chế việc tăng chi phí từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Để đạt
được hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, song song với
việc duy trì và phát triển thị trường Mỹ và Châu Âu. Công ty đang có kế hoạch hiện
đại hóa công tác tổ chức quản lý nhằm giảm chi phí sản xuất, tạo thế mạnh cho việc
cạnh tranh rộng thị trường tiêu thụ đồ gỗ như Nhật Bản và các nước khác trong khu
vực. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa là các loại phôi gỗ cao su sấy và
các loại ván ghép bán cho các nhà máy tinh chế trên các địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh…
Từ một doanh nghiệp mới thành lập vừa xây dựng vừa sản xuất kinh doanh từ
năm 2002 đến nay T.A.C đã sở hữu một quy trình sản xuất khép kín với những dây
5



chuyền chế biến gỗ tiên tiến được nhập từ Ý, Nhật và Đài Loan cũng như một nguồn
nhân lực trên 900 công nhân viên chuyên nghiệp và năng động đã cho ra những sản
phẩm chất lượng cao, đáp ứng hầu hết các thị trường trên thế giới. Hệ thống tiêu chuẩn
FSC&CoC và ISO 9001:2000 được chứng nhận đã giúp cho bộ máy của công ty luôn
được quản lý, vận hành, kiểm soát một cách chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả. Bên
cạnh đó, T.A.C cũng luôn chú trọng đến khâu phát triển nguồn nhân lực với việc mời
tổ chức SGS trực tiếp đào tạo và cấp chứng nhận cho đội ngũ chuyên viên đánh giá
chất lượng nội bộ của công ty, liên kết với trung tâm phát triển kỹ nghệ ECO thường
xuyên mở các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý cũng như đào tạo nâng cao
tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Trong quá trình phát triển, công ty gỗ Thuận An đã dần khẳng định vị thế của
mình trên thương trường cũng như nâng cao uy tín trong mắt nhà đầu tư với Bằng
khen của Bộ Thương Mại về thành tích xuất khẩu và giải thưởng giành cho doanh
nghiệp xuất khẩu uy tín tại thị trường các nước và khu vực. Khách hàng chiến lược của
T.A.C hiện nay là các tập đoàn và nhiều công ty lớn trên thế giới như : Ikea của Thụy
Điển, Amstrong của Mỹ và Habufa của Hà Lan …
* Hệ thống quản lý chất lượng :
Công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An xây dựng, lập văn bản, thực hiện duy trì
hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên nâng cao hiệu quả của hệ thống theo các
yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 9001:2000.
Công ty quản lý các quá trình tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Khi công ty chọn nguồn bên ngoài cho bất kỳ quá trình nào ảnh hưởng đến sự
phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu, công ty phải đảm bảo kiểm soát được những
quá trình đó. Việc kiểm soát những quá trình do nguồn bên ngoài phải được nhận biết
trong hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
Các nguồn lực bên ngoài như đi gia công hàng hóa bên ngoài.

6



Kiểm soát tài liệu
Yêu
cầu
khách
hàng

Kiểm soát hồ sơ

Thiết lập tính chất mục tiêu chất lượng

Xem xét
yêu cầu
khách hàng
Ký hợp
đồng

Đ
G
N
C
C

Triển khai
lệnh sản xuất

Quá trình
mua hàng


Nhận vật tư
nguyên liệu
Kiểm tra
nguyên liệu
vật tư

Gia công phôi

Kiểm
Nhập kho
nguyên liệu
vật tư

Xuất kho
nguyên liệu
vật tư

tra

Định hình

chất
Sơn lắp ráp hoàn thiện

lượng

Bao bì
Xử lý sản
phẩm
không

phù hợp

Sản phẩm

Phân tích
dữ liệu

Giao hàng đo lường
thỏa mãn KH

Hành động
khắc phục
phòng ngừa

T
M
K
H

Đánh
giá nội
bộ

Xem xét
lãnh đạo

Trao đổi
thông tin

Tuyển dụng

đào tạo
Bảo trì bảo dưỡng
đầu tư thiết bị

Hình 2.1 : Mối quan hệ các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng.
7


2.1.2 Công tác tổ chức và quản lí của công ty
* Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty :
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÔNG TY

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC CTY

PHÒNG TỔ
CHỨC-HCLĐTL

PHÒNG SẢN
XUẤT-KDXNK

PHÒNG KỸ
THUẬT-CHẤT
LƯỢNG

CHI NHÁNH
CÔNG TY


XÍ NGHIỆP
TINH CHẾ TT

TỔ NGHIỆP
VỤ

PX
sấy
kho

PX
tạo
phôi

P.TC-HCLĐTL

PX
định
hình
1

PX
định
hình
2

PHÒNG TÀI
CHÍNH-KẾ
TOÁN


PX
sơnhoàn
chỉnh

PX
cưa

P.SẢN
XUẤT-KD

PX
sấy

PX
tạo
phôi

P.TC-KT

PXđ
ịnh
hình

PX
sơn hoàn
chỉnh

Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An.
* Phương hướng hoạt động trong những năm tới của công ty :
- Không ngừng củng cố và phát triển thương hiệu T.A.C và tiếp tục giữ vững vị

trí hàng đầu trong lĩnh vực chế biến gỗ.
- Đảm bảo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hầu hết các sản phẩm của công ty ở thị
trường quốc tế và trong nước trên cơ sở ổn định chất lượng hạ giá thành sản phẩm, giữ
vững thị trường và khách hàng truyền thống là Mỹ và Châu Âu và tiếp tục mở rộng
thêm thị trường một số nước khác.
8


- Phát triển thị trường trong nước về đồ gỗ cho tầng lớp trung lưu và trang trí
nội thất cho các công trình có nhu cầu về kỹ thuật và đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Tiếp
tục đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ chế biến sang các thị trường lớn như Mỹ và các nước
Châu Âu nhằm tăng thị phần xuất khẩu lên 95% tổng giá trị xuất khẩu.
- Phát triển về ưu thế công nghệ, quản lý, xây dựng hệ thống vệ tinh cung cấp
bán thành phẩm để tăng doanh thu và giảm chi phí giá thành sản phẩm.
- Kinh doanh địa ốc: Đầu tư xây dựng các công trình, khu cư xá hoàn chỉnh bao
gồm cả các dịch vụ nội ngoại thất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã
hội.
- Từng bước mua lại các nhà máy, xí nghiệp chế biến gỗ vừa và nhỏ để mở rộng
sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa và xuất khẩu.
-Thực hiện liên kết với 5 hay 6 công ty cùng ngành nghề hoạt động để hợp tác
sản xuất kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của các khách hàng lớn, đa dạng về sản phẩm
mà công ty chưa đáp ứng.
2.2 Tình hình sản xuất tại công ty
2.2.1 Chủng loại nguyên liệu
Nhà máy sử dụng hai loại nguyên liệu chính là gỗ tự nhiên và ván nhân tạo.
Gỗ tự nhiên: chủ yếu là gỗ tràm, một số loại gỗ khác như cao su,...được mua về
dưới dạng gỗ xẻ tươi hay gỗ xẻ khô theo các quy cách đã được đặt trước.
Ván nhân tạo gồm: Ván MDF được mua từ các công ty bên ngoài.
Nguồn nguyên liệu để sản xuất ghế Recliner là gỗ tràm bông vàng. Các chi tiết
được làm từ phôi nguyên.

2.2.2 Sản phẩm
Hiện tại nhà máy đang sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau trong đó chủ
yếu là bàn, ghế, tủ. Phần lớn các sản phẩm xuất sang nước ngoài, vì vậy chất lượng sản
phẩm luôn được quan tâm hàng đầu. Điển hình như khách hàng Ikea, Habufa ...với các
sản phẩm như bàn, ghế, tủ, ... đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, trong đó nổi
bật là kiểu dáng khá sang trọng, phong phú.

9


Hình 2.3 : Một số sản phẩm của công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An.

10


2.2.3 Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy
Hiện nay, tại nhà máy có trên 120 máy và dây chuyền sản xuất các loại. Tình
trạng máy móc thiết bị của công ty đa số đã sử dụng từ năm 2002 cho tới nay nên
nguồn gốc cũng như hãng sản xuất đa phần đã bị bong tróc chính vì vậy mà chỉ thống
kê được các máy trong phân xưởng. Nhà máy hiện nay có 4 xưởng là : xưởng tạo phôi
(xưởng 1), xưởng định hình 1 (xưởng 2), xưởng sơn – hoàn chỉnh (xưởng 3), xưởng
định hình 2 (xưởng 4), nhà kho và lò sấy.
Bảng 2.1: Số lượng máy móc thiết bị của nhà máy.
STT TÊN MÁY
SỐ LƯỢNG
XUẤT XỨ
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Máy cắt
Máy lọng

Máy bào 2 mặt
Máy bào 4 mặt
Máy chà nhám thùng
Máy finger
Máy ghép dọc tự động
Máy lạng nằm
Máy rong
Máy ripsaw
Máy cắt
Máy bào thẩm
Máy ghép ngang
Máy thủy lực mới chế tạo
Máy cắt ngang holytek
Máy rong cạnh panel
Máy cẩu 2 đầu
Máy toupi
Máy roter
Máy nhám băng
Máy mộng 2 đầu
Máy mộng âm
Máy khoan đứng
Máy khoan nằm ngang
Máy đục vuông
Máy toupi tự động LH40
Máy chà cước hoàn phước
Máy chà nhám thùng
Máy cảo thủy lực
Bàn cảo hơi
Máy chà nhám trục mouse


3
2
3
3
1
5
2
1
2
1
2
1
3
1
2
1
4
6
2
2
1
3
9
6
1
1
1
4
2
1

1
11

Nhật
Việt Nam
Nhật
Đài Loan
Nhật
Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Việt Nam
Đài Loan
Việt Nam
Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Nhật
Nhật
Đài Loan
Việt Nam
Việt Nam
Nhật
Nhật
Nhật
Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Nhật
Việt Nam

Nhật
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan

TÌNH TRẠNG
MÁY(%)
80
75
80
80
85
75
75
80
75
80
80
75
80
85
80
75
80
80
75
75
80
80
80

80
75
85
80
80
75
75
70


32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51

52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63

Máy chà nhám trục đứng
Máy chà nhám xoay
Máy rong cạnh mã DAHU
Máy khoan trục ngang (nhỏ)
Máy CNC
Máy chà cước nhỏ
Máy nhám bo
Máy tiện
Máy chà cước lớn
Máy chà nhám thùng
Máy nhám băng
Máy roter
Máy toupi
Máy toupi 1 trục
Máy toupi 2 trục
Máy cắt độ
Máy cắt 2 đầu

Máy panel
Máy khoan nằm
Máy khoan đứng
Máy mộng âm 2 đầu
Máy lọng
Máy cảo panel hơi
Máy cảo tay
Nồi hơi đốt củi
Nồi hơi 1,5 tấn
Dây chuyền sơn treo và hệ
thống hút bụi sơn
Dây chuyền sơn pallet và hệ
thống hút bụi sơn
Dây chuyền sơn ceppal và
hệ thống hút bụi sơn
Hệ thống khí nén
Máy nén khí
Hệ thống hút bụi

12

1
1
1
1
3
1
1
1
1

2
1
2
1
1
2
3
2
1
4
6
1
3
1
3
1
1
1

Đài Loan
Đài Loan
Việt Nam
Việt Nam
Nhật
Việt Nam
Đài Loan
Đài Loan
Đài Loan
Nhật
Đài Loan

Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Nhật
Nhật
Đài Loan
Đài Loan
Nhật
Việt Nam
Đài Loan
Việt Nam
Việt Nam
Nhật
Nhật

70
75
75
70
80
75
75
80
80
80
80
80
75

75
85
80
80
70
70
75
80
75
75
70
70
85
75

1

Đài Loan

80

1

Nhật

80

1
2
6


Nhật
Đài Loan
Nhật

80
80
80


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu
* Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm khảo sát.
* Tính toán tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn.
* Tính toán tỉ lệ phế phẩm qua các công đoạn.
* Tính toán giá thành sản phẩm.
* Xác định và tính toán tỉ lệ các dạng khuyết tật trong quá trình sản xuất của sản
phẩm.
* Phân tích đánh giá kết quả, đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm hoàn
thiện quy trình sản xuất sản phẩm ghế Recliner.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành thu thập số liệu thực tế bằng cách quan sát, đo đếm với các công cụ
hỗ trợ như: thước kẹp, thước dây. Xử lí số liệu bằng các phần mềm thống kê, excel và
các phương pháp toán học khác.
3.2.1 Tính toán tỉ lệ lợi dụng gỗ
Để xác định tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn, đề tài đã tiến hành ước lượng
bài toán trung bình đám đông, đo đếm các kích thước sau đó lấy trị số trung bình.Các
giá trị trung bình được tính bằng phần mềm excel. Sau khi tính được giá trị trung bình

của các chi tiết qua các công đoạn, tiến hành tính thể tích của các chi tiết :
Vi = a * b * c ( mm3)

(1)

Trong đó: Vi: thể tích trung bình của từng chi tiết (mm3).
a: chiều dày (mm).
b: chiều rộng (mm).
c: chiều dài (mm).
Thể tích của toàn bộ sản phẩm:
13


V = ∑Vi (mm3)

(2)

Tỉ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau :
K = Vs / Vt * 100 (%)

(3)

Trong đó: K : tỉ lệ lợi dụng gỗ.
Vs: thể tích gỗ sau khi gia công (mm3).
Vt: thể tích gỗ trước khi gia công (mm3).
Vs,Vt : được tính theo giá trị trung bình.
Xác định tỉ lệ lợi dụng gỗ của quá trình sản xuất :
K = k1 * k2 * k3…kn * 100 (%)

(4)


Trong đó: Kn: tỉ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn.
n: số công đoạn.
3.2.2 Tính toán tỉ lệ phế phẩm
Để xác định tỉ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ, đề tài áp dụng bài toán xác
xuất thống kê và tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên không hoàn lại. Chúng tôi tiến hành
khảo sát trên 100 mẫu sau đó tính tỉ lệ phế phẩm qua công thức:
P = n1 / n2 * 100 (%)

(5)

Trong đó: P: tỉ lệ phế phẩm
n1: số chi tiết hỏng.
n2: số chi tiết theo dõi.
3.2.3 Tính toán năng suất máy và hệ số sử dụng máy
Để tính toán năng suất máy và hệ số sử dụng máy cần tiến hành khảo sát thực
tế, đo thời gian khảo sát, thời gian tác nghiệp, từ đó tính toán được thời gian dừng
máy. Tính toán Hệ số sử dụng máy :
K = T 1 / T2

(6)

Trong đó: T1 : Thời gian tác nghiệp.
T2 : Thời gian khảo sát.
Tiến hành khảo sát các chi tiết qua các loại máy móc thiết bị quan trọng, ghi
nhận số liệu, dùng đồng hồ bấm thời gian số chi tiết được gia công trong một khoảng
thời gian nhất định, từ đó tính được năng suất chi tiết trung bình mà máy gia công
được.

14



3.3 Giới thiệu và phân tích sản phẩm
3.3.1 Giới thiệu sản phẩm
Ghế gỗ ngoài trời không chỉ để ngồi nghỉ ngơi, thư giãn trò chuyện cùng gia
đình sau những giờ làm việc căng thẳng… Hiện nay, khi đời sống người dân ngày
càng được nâng cao thì bộ bàn ghế gỗ còn thể hiện phong cách của gia chủ trong
những buổi tiệc nhỏ cùng bạn bè. Một bộ bàn ghế đẹp sẽ tôn thêm vẻ đẹp xanh tươi
của khu vườn yêu thích của bạn. Vì vậy thiết kế ghế ngoài trời phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
o Yêu cầu thẩm mỹ.
o Yêu cầu sử dụng.
o Yêu cầu kinh tế.
o Sự chấp nhận của thị trường.
o Thời gian sống của sản phẩm.
Sản phẩm gỗ ngày nay rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, nguyên liệu. Mỗi sản
phẩm có hình dạng, kích thước khác nhau tùy theo phong tục tập quán ở từng nơi. Các
sản phẩm có kiểu dáng đơn giản, gọn nhẹ, dễ tháo lắp luôn được khách hàng nước
ngoài ưa chuộng. Do đó, nhà máy luôn cải tiến về mẫu mã, kích thước của sản phẩm
để phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, tôi chọn ghế Recliner (xem hình 3.1)
để khảo sát.

Hình 3.1 : Hình ảnh sản phẩm ghế Recliner.
15


×