Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG CÓ THÀNH PHẦN KHOÁNG ĐA LƯỢNG VÀ TỶ LỆ KHOÁNG N, P2O5, K2O, MgO, CaO CÓ NGUỒN GỐC XUẤT PHÁT TỪ MÔI TRƯỜNG MS VỚI CÙNG TỶ LỆ KHOÁNG ĐA LƯỢNG ĐẾN SỰ BIỆT HÓA PHÔI SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis) THÀNH CÂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.22 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG CÓ
THÀNH PHẦN KHOÁNG ĐA LƯỢNG VÀ TỶ LỆ KHOÁNG
N, P2O5, K2O, MgO, CaO CÓ NGUỒN GỐC XUẤT PHÁT
TỪ MÔI TRƯỜNG MS VỚI CÙNG TỶ LỆ KHOÁNG
ĐA LƯỢNG ĐẾN SỰ BIỆT HÓA PHÔI SÂM
NGỌC LINH (Panax vietnamensis) THÀNH
CÂY HOÀN CHỈNH TRONG MÔI
TRƯỜNG NUÔI CẤY INVITRO

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ QUỲNH TRANG
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2006 – 2010
Tháng 07/2010


TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG CÓ
THÀNH PHẦN KHOÁNG ĐA LƯỢNG VÀ TỶ LỆ KHOÁNG
N, P2O5, K2O, MgO, CaO CÓ NGUỒN GỐC XUẤT PHÁT
TỪ MÔI TRƯỜNG MS VỚI CÙNG TỶ LỆ KHOÁNG
ĐA LƯỢNG ĐẾN SỰ BIỆT HÓA PHÔI SÂM
NGỌC LINH (Panax vietnamensis) THÀNH
CÂY HOÀN CHỈNH TRONG MÔI
TRƯỜNG NUÔI CẤY INVITRO

Tác giả


TRẦN THỊ QUỲNH TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: KS. TRẦN TRỌNG NGHĨA

Tháng 07/2010
i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
iii


LỜI CẢM ƠN
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Để có được kiến thức như ngày hôm nay và hoàn thành khóa luận cuối khóa là
nhờ công sức nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ, gia đình và các thế hệ thầy cô giáo.
Bởi vậy, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, trước hết đến cha mẹ, người đã
nuôi nấng và giúp đỡ em mọi việc để em có được ngày hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể thầy cô khoa Lâm
Nghiệp đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt cho em bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Trần Trọng Nghĩa – giáo viên

khoa Lâm Nghiệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn
thành đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ông Hồ Thái Hòa – chủ tịch hội đồng quản trị, các cô
chú, anh chị Công ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen – Kon Tum đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt thời gian thực tập.
Sau hết, em muốn gởi lời cảm ơn đến các bạn trong tập thể lớp DH06LN. Sự
giúp đỡ, động viên của các bạn đã giúp em hoàn thành đề tài này.
TP.HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2010

Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ QUỲNH TRANG

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu ảnh hưởng của một số môi trường có thành phần khoáng đa
lượng và tỷ lệ khoáng N, P2O5, K2O, MgO, CaO, có nguồn gốc xuất phát từ môi
trường MS cùng với tỷ lệ khoáng đa lượng đến sự biệt hóa phôi sâm Ngọc Linh
(Panax vietnamensis) thành cây hoàn chỉnh trong môi trường nuôi cấy invitro”.
Thời gian từ tháng 4 đến tháng 7. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên (RCBD).
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
+ Tìm môi trường thích hợp cho sự tái sinh chồi trong số 17 môi trường biến
thiên từ môi trường MS.
+ Đánh giá được các chỉ tiêu sinh lý từ các nghiệm thức để chứng minh sự tái
sinh thuận lợi của phôi sâm Ngọc Linh.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu được tiến hành như
sau:
+ Chọn mẫu cấy có kích cỡ từ 2 – 3mm từ những bình giống cây sâm Ngọc

Linh có sẵn trong phòng thí nghiệm.
+ Từ môi trường MS phân tích ra tỷ lệ N : P : K . Từ tỷ lệ này em tiến hành lập
các công thức khác nhau dựa trên sự thay đổi của các thành phần khoáng đa lượng
nhưng vẫn giữ nguyên nồng độ. Môi trường MS làm đối chứng, tiến hành thành lập 17
môi trường cải tiến (kí hiệu CT0,…,CT19) từ môi trường MS.
Từ đó, đề tài đã thu được những kết quả sau:
1. Tìm ra được môi trường thích hợp cho sự tái sinh chồi trong 17 môi trường biến
thiên từ môi trường MS.
2. Đã đánh giá được các chỉ tiêu sinh lý chứng minh sự tái sinh thuận lợi của phôi
sâm Ngọc Linh.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iv
Tóm tắt ............................................................................................................................ v
Mục lục .......................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ...........................................................................................viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ ix
Danh sách các bảng ....................................................................................................... x
Danh sách các biểu ....................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 2
1.2 Mục đích, mục tiêu, ý nghĩa đề tài ............................................................................ 5
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 6
2.1 Các loại sâm trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................. 6
2.1.1 Các loại sâm trên thế giới ....................................................................................... 6

2.1.1.1 Sâm Triều Tiên, Panax ginseng C.A.Meyer, Korean ginseng. ........................... 6
2.1.1.2 Sâm Tam Thất, Panax notoginseng (Burk) F. H Chen (sanchi ginseng). ........... 8
2.1.1.3 Sâm Mỹ, Panax quinqueflolius L. (American ginseng). ..................................... 9
2.1.2 Các loại sâm ở Việt Nam......................................................................................10
2.2 Sâm Ngọc Linh ........................................................................................................11
2.2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển ............................................................................11
2.2.2 Đặc điểm sinh học và phân bố cây sâm Ngọc Linh .............................................11
2.3 Kỹ thuật nhân giống invitro.....................................................................................17
2.3.1 Những triển vọng nuôi cấy các cây họ nhân sâm .................................................17
2.3.2 Một số nghiên cứu về sâm Ngọc Linh ở Việt Nam ..............................................19
2.3.2.1 Thành lập trại dược liệu Trà Linh nhân giống cây sâm Ngọc Linh ..................19
2.3.2.2 Sản xuất sinh khối tế bào sâm Ngọc Linh .........................................................19
2.3.2.3 Ứng dụng công nghệ Biomass tạo sinh khối tế bào rễ sâm Ngọc Linh ............20
vi


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................22
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...........................................................................22
3.2 Điều kiện thí nghiệm ...............................................................................................22
3.3 Cơ sở tiến hành thí nghiệm......................................................................................22
3.3.1 Mẫu cấy ................................................................................................................22
3.3.2 Môi trường nuôi cấy .............................................................................................23
3.4 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ..........................................................................24
3.4.1 Thí nghiệm 1: Thay đổi muối KNO3 trong môi trường MS thành các loại muối
khác ở các cấp khác nhau. .............................................................................................24
3.4.2 Thí nghiệm 2: Thay đổi muối KNO3 và muối NH4NO3 từ môi trường MS thành
các loại muối khác ở các cấp khác nhau........................................................................25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................29
4.1 Thí nghiệm 1: Thay đổi muối KNO3 từ môi trường MS thành các loại muối khác ở
các cấp khác nhau. .........................................................................................................29

4.1.1 Phân tích chỉ tiêu trọng lượng tươi .......................................................................30
4.1.2 Phân tích chỉ tiêu số chồi tái sinh .........................................................................32
4.1.3 Phân tích chỉ tiêu số lượng rễ ...............................................................................34
4.1.4 Phân tích chỉ tiêu chiều dài rễ...............................................................................36
4.2 Thí nghiệm 2: Thay đổi muối KNO3 và muối NH4NO3 từ môi trường MS thành các
loại muối khác ở các cấp khác nhau ..............................................................................39
4.2.1 Phân tích chỉ tiêu trọng lượng tươi .......................................................................40
4.2.2 Phân tích chỉ tiêu số chồi tái sinh .........................................................................42
4.2.3 Phân tích chỉ tiêu số lượng rễ ...............................................................................44
4.2.4 Phân tích chỉ tiêu chiều dài rễ...............................................................................46
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................49
5.1 Kết luận....................................................................................................................49
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
GS

: Giáo sư

TS

: Tiến sĩ

PTS


: Phó tiến sĩ

KS

: Kỹ sư

BS

: Bác sĩ

DS

: Dược Sĩ

UBND

: Uỷ ban nhân dân

TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis Ha et Grutzv. .....................................12
Hình 3.1: Bình giống cây sâm Ngọc Linh. ...................................................................27
Hình 3.2: Mẫu cây sâm Ngọc Linh sau khi cấy (hình chụp ở cự ly gần). ....................28
Hình 4.1: Kết quả thí nghiệm trên cây sâm Ngọc Linh (từ nghiệm thức CT0 đến CT9)
.......................................................................................................................................29
Hình 4.2: Kết quả thí nghiệm phôi sâm Ngọc Linh sau 3 tháng (hình chụp ở cự ly gần)

.......................................................................................................................................38
Hình 4.3: Kết quả thí nghiệm trên cây sâm Ngọc Linh (từ nghiệm thức CT11 đến
CT19). ............................................................................................................................39

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng kết quả bình quân các chỉ tiêu trọng lượng tươi, số chồi tái sinh, số
lượng rễ, chiều dài rễ (từ nghiệm thức CT0 đến CT9) theo sự thay đổi thành phần
khoáng. ..........................................................................................................................29
Bảng 4.2: Bảng phân tích ANOVA trọng lượng tươi của phôi sâm Ngọc Linh (từ
nghiệm thức CT0 đến CT9). ..........................................................................................30
Bảng 4.3: Bảng hiệu số trung bình về trọng lượng tươi của phôi sâm Ngọc Linh giữa
các nghiệm thức trên môi trường MS (từ nghiệm thức CT0 đến CT9).........................31
Bảng 4.5: Bảng hiệu số trung bình về số chồi tái sinh của phôi sâm Ngọc Linh giữa
các nghiệm thức trên môi trường MS (từ nghiệm thức CT0 đến CT9).........................33
Bảng 4.6: Bảng phân tích ANOVA số lượng rễ của phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm
thức CT0 đến CT9). .......................................................................................................34
Bảng 4.7: Bảng hiệu số trung bình về số lượng rễ của phôi sâm Ngọc Linh giữa các
nghiệm thức trên môi trường MS (từ nghiệm thức CT0 đến CT9). ..............................35
Bảng 4.8: Bảng phân tích ANOVA chiều dài rễ của phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm
thức CT0 đến CT9). .......................................................................................................36
Bảng 4.9: Bảng hiệu số trung bình về chiều dài rễ của phôi sâm Ngọc Linh giữa các
nghiệm thức trên môi trường MS (từ nghiệm thức CT0 đến CT9). ..............................37
Bảng 4.10: Bảng kết quả bình quân các chỉ tiêu trọng lượng tươi, số chồi tái sinh, số
lượng rễ, chiều dài rễ (từ nghiệm thức CT11 đến CT19) theo sự thay đổi thành phần
khoáng. ..........................................................................................................................39
Bảng 4.11: Bảng phân tích ANOVA trọng lượng tươi của phôi sâm Ngọc Linh (từ
nghiệm thức CT11 đến CT19). ......................................................................................40

Bảng 4.12: Bảng hiệu số trung bình về trọng lượng tươi của phôi sâm Ngọc Linh giữa
các nghiệm thức trên môi trường MS (từ nghiệm thức CT11 đến CT19).....................41
Bảng 4.13: Bảng phân tích ANOVA số chồi tái sinh của phôi sâm Ngọc Linh (từ
nghiệm thức CT11 đến CT19). ......................................................................................42
Bảng 4.14: Bảng hiệu số trung bình về số chồi tái sinh của phôi sâm Ngọc Linh giữa
các nghiệm thức trên môi trường MS (từ nghiệm thức CT11 đến CT19).....................43

x


Bảng 4.15: Bảng phân tích ANOVA số lượng rễ của phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm
thức CT11 đến CT19). ...................................................................................................44
Bảng 4.16: Bảng hiệu số trung bình về số lượng rễ của phôi sâm Ngọc Linh giữa các
nghiệm thức trên môi trường MS (từ nghiệm thức CT11 đến CT19). ..........................45
Bảng 4.17: Bảng phân tích ANOVA chiều dài rễ của phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm
thức CT11 đến CT19). ...................................................................................................46
Bảng 4.18: Bảng hiệu số trung bình về chiều dài rễ của phôi sâm Ngọc Linh giữa các
nghiệm thức trên môi trường MS (từ nghiệm thức CT11 đến CT19). ..........................47

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của các nghiệm thức đến trọng lượng
tươi của phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm thức CT0 đến CT9). ....................................30
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của các nghiệm thức đến số chồi tái sinh
của phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm thức CT0 đến CT9).............................................32
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của các nghiệm thức đến số lượng rễ ... 34
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của các nghiệm thức đến chiều dài rễ của
phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm thức CT0 đến CT9). ..................................................36

Biểu đồ 4.5: Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của các nghiệm thức đến trọng lượng
tươi của phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm thức CT11 đến CT19). ................................40
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của các nghiệm thức đến số chồi tái sinh
của phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm thức CT11 đến CT19).........................................42
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của các nghiệm thức đến số lượng rễ của
phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm thức CT11 đến CT19). ..............................................44
Biểu đồ 4.8: Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của các nghiệm thức đến chiều dài rễ của
phôi sâm Ngọc Linh (từ nghiệm thức CT11 đến CT19). ..............................................46

xii


LỜI MỞ ĐẦU

Nhân sâm là một vị thuốc đứng hàng đầu trong các vị thuốc bổ, có hình dáng
hao hao giống hình người, vị ngọt, mùi hăng hăng. Mang một củ sâm trong túi đối với
người còn có ý mang lại nhiều may mắn.
Việt Nam có rất nhiều loài sâm nhưng xét về giá trị thành phần và hàm lượng
hoạt chất saponin thì không thể so sánh được với sâm Triều Tiên. Nhưng đến năm
1968, loại “thần dược” của người Xê Đăng được KS. Vũ Đức Minh phát hiện một
cách tình cờ, trong một chuyến công tác ở vùng núi Ngọc Linh. KS. Minh đã tìm được
một vài củ đem về để chữa vết thương cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị và cho kết
quả tốt.
Ngày 18/3/1973, DS. Đào Kim Long, Nguyễn Châu Giang và DS. Nguyễn Thị
Lê (người của Ban Y Tế Kon Tum), đã phát hiện cá thể loài cây dược liệu này ở độ
cao khoảng 1.800m trên vùng núi Ngọc Linh. Quá trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận:
cây dược liệu đó là một loại nhân sâm vô cùng quý hiếm.
Đến năm 1988, TS. Hà Thị Dụng và GS. Grushvisky xác định đây là một loài
nhân sâm mới của thế giới và đặt tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv,
mà mọi người thường gọi là sâm Việt Nam hay sâm K5.

Nếu như trước kia việc dùng sâm Ngọc Linh để sản xuất dược liệu rất hiếm thì
ngày nay việc dùng sâm để sản xuất đã dễ dàng hơn, đáp ứng nhu cầu của nhiều người.
Để thực hiện được tiềm năng đó chúng ta phải không ngừng sản xuất đại trà, nâng cao
số lượng, chất lượng trong đó nguồn giống sâm Ngọc Linh là yếu tố rất quan trọng.
Trong những năm gần đây với những thành tựu của nuôi cấy mô, đã cho phép
khả năng nhân nhanh giống các loại cây trồng sạch bệnh với số lượng lớn trong thời
gian ngắn.
Để góp phần vào việc nhân nhanh giống cây sâm Ngọc Linh em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của một số môi trường có thành phần
khoáng đa lượng và tỷ lệ khoáng N, P2O5, K2O, MgO, CaO, có nguồn gốc xuất phát
từ môi trường MS cùng với tỷ lệ khoáng đa lượng đến sự biệt hóa phôi sâm Ngọc
Linh (Panax vietnamensis) thành cây hoàn chỉnh trong môi trường nuôi cấy
invitro”
1


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Sâm mà chúng ta nghe thấy trong dân gian như một loại thần dược, đứng đầu
trong các vị thuốc bổ (sâm nhung quế phụng). Giá trị của sâm đã được khẳng định qua
quá trình phát triển của y học và dược học phương Đông.
Ở Việt Nam, cây sâm Ngọc Linh được tìm thấy khá muộn tại núi Ngọc Linh,
tuy đã có nhiều cố gắng để phát triển cây dược liệu quý giá này nhưng tiềm năng của
cây sâm Ngọc Linh vẫn còn chưa được đánh thức. Cộng với địa bàn phân bố hẹp, ở độ
cao 1500 đến 2100m, cây mọc thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối, sống trên
đất nhiều mùn, ẩm (Trà My, Quảng Nam và ĐăkTô, Kon Tum), bị người dân địa
phương khai thác một cách bừa bãi nên cây sâm Ngọc Linh đang sớm đứng trước nguy
cơ bị tuyệt chủng (Sách đỏ, 2002). Do đó, tại địa phương nơi có cây sâm Ngọc Linh
phân bố đã thành lập trung tâm sâm để quản lý 80ha trên đỉnh núi Ngọc Linh nên hiện

nay loài dược liệu này đã tránh được nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trước tình hình trên cần phải có những biện pháp cấp thiết để bảo vệ, nuôi
trồng và phát triển cây sâm Ngọc Linh. Để làm được việc này phải giải quyết nhiều
vấn đề, cấp bách là vấn đề trồng trọt như nhân giống, bón phân, kỹ thuật trồng và
chǎm sóc. Đặc biệt, với cây sâm quý này yêu cầu trồng và chǎm sóc rất đặc trưng. Vì
vậy cần phải chú ý nghiên cứu chế độ phân bón đa lượng, vi lượng, các yếu tố kỹ thuật
để nâng cao nǎng suất, rút ngắn thời gian thu hoạch như phá thời kỳ ngủ đông, nhổ cây
trồng lại hàng nǎm.
Để nhân giống sản xuất sâm ta có thể trồng sâm trong rừng, trồng sâm chủ
động nghiên cứu và trồng sâm trong ống nghiệm. Muốn phát triển cây sâm Ngọc Linh
theo hướng hiện đại mang lại hiệu quả kinh tế cao thì không thể bỏ qua kỹ thuật nuôi
2


cấy mô thực vật. Việc nghiên cứu sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh bằng con
đường sinh học qua nuôi cấy invitro thực sự cần thiết và hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tạo sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh thành
công như:
+ Trung tâm ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ Tỉnh Kon Tum cho
biết việc nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh đã thành
công. Đồng thời, đã có hàng nghìn cây sâm Ngọc Linh trồng thành công trong ống
nghiệm và di thực trồng, sinh trưởng tốt tại các địa phương trong Tỉnh Kon Tum (theo
thông tấn xã Việt Nam tháng 5/2010).
+ Sâm Ngọc Linh là cây có giá trị kinh tế, y dược cao. Hiện tại nguồn cây tự
nhiên đã cạn kiệt. Việc dùng phương pháp lấy hạt nhân giống hiệu quả không cao khi
lượng hạt rất ít. Hạt không đảm bảo tỷ lệ sống và đặc tính di truyền vì vậy đề tài cấp
Nhà nước “Nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ sâm Ngọc Linh” đã
được triển khai tại Tỉnh Kon Tum từ năm 2008 và dự kiến kết thúc vào năm 2011,
bước đầu đã thành công. Với phương pháp cấy mô này, mỗi năm Tỉnh Kon Tum có
thể sản xuất được hàng trăm ngàn cây giống đáp ứng nhu cầu thị trường.

+ Từ một số tế bào gốc bằng công nghệ sinh khối tế bào, nhóm nghiên cứu của
Học viện Quân y đã thành công trong việc nuối cấy tế bào cây sâm Ngọc Linh với số
lượng lớn. Toàn bộ quy trình này chỉ kéo dài từ 10 - 20 ngày. Đây là một thành công
rất đáng ghi nhận, bởi bình thường phải mất khoảng 6 năm cây sâm Ngọc Linh mới
cho thu hoạch. Chương trình được sự đầu tư của Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ
Quốc Phòng và các nhà khoa học Hàn Quốc.
Một quy trình nuôi cấy mô hoàn chỉnh phải qua các bước:
+ Tạo mẫu vô trùng.
+ Nhân nhanh giống bằng cách tạo mô sẹo hoặc cắt đốt.
+ Tạo cây con hoàn chỉnh.
+ Đưa cây con từ ống nghiệm ra trồng ngoài.
Vì thời gian có hạn, nên trong đề tài này em chỉ nghiên cứu sự sinh trưởng của
cây sâm Ngọc Linh trong ống nghiệm và đã trồng thành công ngoài thực tiễn invivo. Đó
là sự gia tăng về trọng lượng tươi, số chồi tái sinh, số lượng rễ và chiều dài rễ.
3


Sơ lược quá trình nhân giống của cây trong invitro như sau:
Mẫu cấy (phôi) => Chồi tái sinh => Cụm chồi => Cây hoàn chỉnh.
(I)

(II)

(III)

(IV)

Nhân giống thành công một loài nào đó trong invitro cần tìm các phương pháp
sao cho đảm bảo các khâu từ (I) đến (IV) trong thế chủ động mang lại hiệu quả cao.
Trong điều kiện nhiệt độ ánh sáng thích hợp thì dinh dưỡng là nhân tố ảnh hưởng lớn

đến sự sinh trưởng của cây trong invitro, trong đó khoáng đa lượng là thành phần quan
trọng không thể thiếu được của chế độ dinh dưỡng.
Qua nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy khoáng đa lượng
có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cây trong invitro, là cơ sở để tìm hiểu các
giai đoạn từ (I) đến (IV).
Ảnh hưởng của khoáng đa lượng trong các môi trường thể hiện qua 3 yếu tố:
+ Tỷ lệ N : P : K.

(1)

+ Thành phần khoáng đa lượng. (2)
+ Nồng độ các khoáng đa lượng. (3)
Các môi trường khác nhau có các yếu tố (1), (2), (3) khác nhau nó ảnh hưởng
khác nhau đến môi trường nghiên cứu. Có môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng
của loài cây này nhưng lại không thích hợp ở loài cây khác, trong đó thành phần
khoáng đa lượng đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Tỷ lệ N : P : K đóng vai trò quan
trọng trong tái sinh chồi thành cây con. Mẫu cấy có kích cỡ (1 x 0.5)cm mới có khả
năng tạo chồi, hoàn chỉnh cây con tái sinh. Cho đến tháng 3/2010 việc sản xuất cây
sâm con vẫn chưa đạt cơ số triệu cây cung cấp cho nhu cầu cấp bách về cây giống.
Theo KS. Trần Trọng Nghĩa, môi trường MS (Murashige – Skoog, 1962) là
môi trường thích hợp cho nhiều loài cây trong nuôi cấy mô, tuy nhiên nó không phải là
môi trường duy nhất thích hợp cho mọi loài cây. Từ đó ta thấy sự chuyển đổi giai đoạn
nuôi cấy từ (I) đến (III) hay từ (III) đến (IV) của một loài nào đó trong điều kiện
invitro phụ thuộc mạnh mẽ vào thành phần khoáng đa lượng tham gia.
Hiện nay đã có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học đang tiến hành nghiên cứu
nhân nhanh sinh khối tạo rễ bất định sâm Ngọc Linh, trong đó có phòng nuôi cấy mô
Nam Anh thuộc Công ty Nam An nơi em tiến hành nghiên cứu sự phát triển của phôi
4



sâm Ngọc Linh. Tháng 4/2010 qua phân tích phôi sâm Ngọc Linh của Công ty Nam
An tại Viện nghiên cứu dược liệu đã cho thấy hàm lượng hoạt chất saponin gấp 12 lần
so với Học viện Quân y đã phân tích trước đó.
Để đánh thức tiềm năng của cây dược liệu quý giá này, Việt Nam cần mạnh
dạn nghiên cứu cũng như sản xuất để đánh thức các giá trị y học cũng như giá trị kinh
tế của chúng. Xuất phát từ các vấn đề trên, trong giới hạn một khóa luận tốt nghiệp
chuyên ngành Lâm Nghiệp em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của
một số môi trường có thành phần khoáng đa lượng và tỷ lệ khoáng N, P2O5, K2O,
MgO, CaO, có nguồn gốc xuất phát từ môi trường MS cùng với tỷ lệ khoáng đa
lượng đến sự biệt hóa phôi sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) thành cây hoàn
chỉnh trong môi trường nuôi cấy invitro”
1.2 Mục đích, mục tiêu, ý nghĩa đề tài
Mục đích
Tìm ra được môi trường có thành phần khoáng đa lượng và tỷ lệ khoáng thích
hợp để tái sinh phôi sâm Ngọc Linh thành cây hoàn chỉnh.
Mục tiêu
Tìm môi trường thích hợp cho sự tái sinh chồi trong số 17 môi trường biến
thiên từ môi trường MS.
Đánh giá được các chỉ tiêu sinh lý từ các nghiệm thức để chứng minh sự tái
sinh thuận lợi của phôi sâm Ngọc Linh.
Ý nghĩa đề tài
Khoa học: Chứng minh cây sâm Ngọc Linh đã thành công trong nuôi cấy mô
thực vật.
Thực tiễn:
+ Tạo ra dòng cây con hoàn toàn đồng nhất về mặt di truyền và sạch bệnh ( loại
bỏ virus, vi khuẩn).
+ Tạo được số lượng lớn cây giống có năng suất và chất lượng cao trong thời
gian ngắn.

5



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Các loại sâm trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Các loại sâm trên thế giới
2.1.1.1 Sâm Triều Tiên, Panax ginseng C.A.Meyer, Korean ginseng
Sâm Triều Tiên được phân ra làm 2 loại là Hồng sâm và Bạch sâm, mỗi loại
có nhiều hạng tốt xấu khác nhau.
Hồng sâm: là loại củ sâm to (nặng ít nhất 37g), rửa sạch đất cát ,cho vào nồi chưng
chín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Đầu sâm (tức cổ rễ) đôi khi thấy như có
vết sẹo của thân, rễ có thể phân nhánh trông như cánh tay, phần dưới có 2 hoặc 3 nhánh
trông như chân. Toàn bộ củ sâm trông giống hình người nên gọi là Nhân sâm.
Bạch sâm: Những củ sâm không đủ tiêu chuẩn để chế biến thành hồng sâm thì
chế thành bạch sâm. Rễ chính hình trụ, mập và ngắn, phần đỉnh có thân rễ dài nhỏ,
phía trên nó có các chỗ lõm hình xoắn ốc đan xen nhau, tuổi đời càng lâu thì thân rễ
càng dài. Bên cạnh thân rễ thường mọc một hoặc vài sợi rễ, đầu trên của rễ chính có
vằn dày, phía dưới thường phân nhánh.
Thành phần chủ yếu
Dược chất chính của Nhân sâm Panax ginseng là ginsenosid. Hai nhóm
ginsenosid chính là Rb và Rg. Ginsenosid của nhóm Rb là Rb1, Rb2, Rc, Rd.
Ginsenosid của nhóm Rg là Re, Rf, Rg1.
Thành phần hóa học của Nhân sâm rất phong phú, hoạt chất chính của Nhân
sâm là hỗn hợp saponin, gọi chung là ginsenosid, được coi là một trong những dược
liệu quý để điều trị một số bệnh hiểm nghèo, tăng cường thể lực.

6


Tác dụng dược lý

Nhân sâm đứng đầu trong các vị thuốc bổ, nhất là trong điều trị các chứng hư,
nội thương. Nhân sâm chứa hơn 15 yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng
sức đề kháng.
Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục
hồi bình thường. Khi hai quá trình này bị rối loạn, hoạt chất saponin trong Nhân sâm
chỉ với một lượng nhỏ, chủ yếu dùng để làm hưng phấn trung khu thần kinh, còn với
lượng lớn có tác dụng ức chế.
Hoạt chất saponin Nhân sâm làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp
thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein trong gan chuột cống thực nghiệm. Theo
các thí nghiệm, Nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao ở thỏ vì vậy
mà ngăn ngừa sự hình thành xơ vữa động mạch. Khi nghiên cứu trên thỏ và chuột cho
thấy, Nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan, gia tăng chức năng giải độc của gan. Nhân
sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối
với bóng tối.
Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ. Hoạt chất saponin
trong Nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.
Tác dụng đối với sức khỏe
Y học cổ truyền phương Đông đã chứng minh sâm Triều Tiên đóng vai trò quan
trọng trong việc dự phòng và điều trị những bệnh lý mãn tính, cần điều trị dài ngày
như bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh sơ vỡ động mạch, huyết khối, cao huyết áp, thiểu
năng tuần hoàn não… Y học hiện đại đã chứng minh sâm Triều Tiên duy trì hằng định
nội môi của hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết và hệ miễn dịch.
Một số người dùng Nhân sâm và chế phẩm của nó với liều quá cao, hoặc quá
dài ngày, dẫn đến ngộ độc với biểu hiện tăng huyết áp, chảy máu mũi, thần kinh hưng
phấn quá độ (gây ra phiền não, không yên, mất ngủ, dễ bị kích thích, đau đầu, chóng
mặt, nổi mề đay, mẩn ngứa, thậm chí co giật...) Y học gọi những triệu chứng này là
“hội chứng ngộ độc Nhân sâm”.
Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, phòng vệ đối với những kích
thích có hại. Nó vừa làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu, vừa có thể
7



làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, chống corticoid làm teo thượng thận. Nhân sâm
vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống, vừa có thể nâng cao trạng thái đường
huyết hạ do insulin gây nên.
2.1.1.2 Sâm Tam Thất, Panax notoginseng (Burk) F. H Chen (sanchi ginseng)
Sâm Tam Thất còn có tên khác là Kim bất hoán, Điền thất, Sơn thất, Nhân
sâm tam thất là rễ phơi khô của cây Tam thất (Panax notoginseng (Burk) F.H Chen
hoặc Panax repens Maxim) thuộc họ Ngũ gia bì ( Araliaceae).
Thành phần chủ yếu
Theo sách Trung dược học, thành phần chủ yếu của sâm Tam Thất gồm có:
Hoạt chất saponin Tam Thất tương tự như hoạt chất saponin của Nhân sâm, chủ yếu có
hoạt chất saponin Nhân sâm Rb1, Rd, Re, Rg1, Rg2, Rh1 và hoạt chất saponin Tam Thất
C3, D1, D2, E2, R1, R2, R3, R4. Hoạt chất cầm máu trong sâm Tam Thất là chất
Decichine. Ngoài ra còn có alkaloit, protid, saccharide, lipid, tinh dầu, các axit amin tự
do, caroten và calci.
Tác dụng dược lý
Sâm Tam Thất có tác dụng chống oxy hóa, kích thích miễn dịch, bảo vệ tế bào
não trong trường hợp thiểu năng tuần hoàn não, tác dụng tốt trên tim mạch, huyết áp,
hạ lipit máu, bảo vệ gan, tác dụng tốt trên võng mạc mắt, nội tiết sinh dục kiểu
estrogen. Ngoài ra, sâm Tam Thất còn chứa những protein với tác dụng kháng khuẩn.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, chất dinh dưỡng và thành phần chính của Nhân sâm
là triterpenoid saponin, mà sâm Tam Thất lại có hàm lượng chất này cao hơn Nhân
sâm có tác dụng cầm máu và bổ dưỡng. Các flavonoid chứa trong sâm Tam Thất có
tác dụng điều tiết huyết áp, giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu mạch vành, làm
giảm tiêu hao oxy của tim, bớt gánh nặng cho cơ tim. Qua thử nghiệm lâm sàng,
chứng minh sâm Tam Thất có hiệu quả tốt trong điều trị tức ngực, đau thắt ngực do
bệnh mạch vành gây ra, công năng của sâm Tam Thất đối với việc giảm cholesterol và
mỡ máu cũng rất rõ.
Tác dụng đối với sức khỏe

Công dụng của sâm Tam Thất, trong y học dân gian lưu truyền 6 chữ: chỉ
huyết, tán ứ, định thống (tức cầm máu, tan máu bầm, giảm đau).
8


Theo dược điển Việt Nam, sâm Tam Thất còn dùng trị thổ huyết, băng huyết, tan
huyết ứ, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ. Theo một số
tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sâm Tam Thất giúp lưu thông tuần hoàn
máu, giảm lượng cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức
chế vi khuẩn. Do đó, sâm Tam Thất được dùng trong các trường hợp tăng huyết áp,
đau thắt ngực, đái tháo đường, các chấn thương sưng tấy đau nhức, suy giảm trí nhớ,
tăng tuần hoàn não, ăn uống kém, ra mồ hôi trộm, lao động quá sức.
2.1.1.3 Sâm Mỹ, Panax quinqueflolius L. (American ginseng).
Sâm Mỹ có hai loại:
Panax qinquefolius (năm lá): Là loại thường thấy, 90 - 95 % thu hoạch từ
những cây mọc dại (gọi là dã sơn sâm Hoa Kỳ) hay được trồng tại Mỹ và Canada.
Hồng sâm Hoa Kỳ (Red American ginseng) Rumex hymenosepalus
(polygonaceae): Cây này nguồn gốc ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ, sau đó được trồng ở
nhiều nơi. Rễ củ trông giống củ thược dược màu vàng. Loài này có nguy cơ tuyệt
chủng, ăn thú vị và ngày càng hiếm.
Thành phần chủ yếu
Giống như Nhân sâm (Panax ginseng), sâm Mỹ có chứa dammarane - type
ginsenosides là thành phần lớn hoạt tính sinh học. Dammarane ginsenosides bao gồm
hai phân loại: 20 (S) - protopanaxadiol (PPD phân loại) và 20 (S) - protopanaxatriol
(ppt phân loại). Sâm Mỹ có chứa hàm lượng cao Rb1, Rd (PPD phân loại) và Re (ppt
phân loại) ginsenosides - cao hơn P.
Thành phần chủ yếu của sâm Mỹ (Panax quinquefolius) gồm các chất
gingenosides, panaxosides và saponin là 3 hoạt chất chính của sâm Mỹ, nhưng chính
chất gingenosides mới tác động thật sự vào việc làm giảm đường huyết.
Tác dụng dược lý

Sâm Mỹ có tác dụng chống oxy hóa theo hai cơ chế: chelat hóa các ion kim loại
và các gốc tự do, chúng có tác dụng bảo vệ tế bào não trong trường hợp thiểu năng
tuần hoàn não, đột quỵ.

9


Tác dụng làm gia tăng nhận thức ghi nhớ của ginsenoisid – Rb1 trong sâm Mỹ
thông qua cơ chế tăng sinh sản acetylcholin trong não, tăng sự hấp thụ tiền chất cholin
ở đầu dây thần kinh.
Pseudoginsenosid – F11 có tác dụng đối kháng với morphin ở mức độ tế bào, do
đó có hiệu lực đối kháng với các tác dụng của morphin trên rối loạn hành vi và tâm thần.
Sâm Mỹ (40 – 80 mg/kg thể trọng) ức chế sự tăng chỉ số loét dạ dày, tăng trọng
lượng tuyến thượng thận, tăng hàm lượng aspartat aminotrasferase AST và creatin
kinase gây bởi stress mãn tính.
Hoạt chất saponin của sâm Mỹ có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim chuột cống
trắng trước sự chết tế bào (apoptosis) trong nhồi máu cơ tim.
Tác dụng đối với sức khỏe
Sâm Mỹ rất được dân chúng Trung Hoa ưa thích vì tính chất bổ âm (âm/dương)
của nó và ngọt dịu hơn sâm Á châu. Theo quan niệm Á châu, sự hài hòa giữa âm,
dương trong vũ trụ, trong con người đưa tới sự ổn định môi trường và sự khỏe mạnh
của con người. Sâm Á châu có nhiều dương tính, nóng, làm hưng phấn cơ thể, làm
tăng cường sức lực. Ngược lại, sâm Mỹ châu có nhiều âm tính, lạnh, làm giảm căng
thẳng, làm mạnh nội tạng.
Sâm Mỹ được thổ dân dùng để chữa chảy máu cam, khó thở, tăng cường sự
sinh sản nữ giới, làm tăng trí tuệ, sức khỏe thể xác, chống mỏi mệt.
2.1.2 Các loại sâm ở Việt Nam
Bố sâm chính: (Hibiscus sagittifolius var. quinquelobus họ Malvaceae) thường
thấy mọc ở Quảng Bình, Phú Yên. Hải Thượng Lãn Ông dùng phối hợp với thuốc
khác để trị ho, sốt, gầy yếu. Hiện nay dùng làm thuốc bổ khí, thông tiểu tiện, hạ sốt.

Sâm cau: (Curculigo orchiodes họ Hypoxidaceae) mọc nhiều dưới tán rừng
xanh Lạng Sơn, Hòa Bình đến Đồng Nai. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, dùng để
chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ bạch đới, người già tiểu són.
Sâm đại hành: (Eleutherine subaphylla họ Iridaceae) mọc hoang ở khắp nơi tại
Việt Nam, thường được dùng để trị ho, đinh nhọt, lở ngứa ngoài da, chốc đầu, tổ đĩa.
Sâm hoàn dương: mọc nhiều ở vùng núi cao nguyên Việt Nam, dùng để trị
viêm phế quản, phổi, mụn nhọt, ho, tắc tia sữa.
10


Sâm mây: mọc nhiều ở Bắc Việt Nam, Bình Thuận, Đồng Nai. Người dân
thường sử dụng làm thuốc bổ.
Sâm Ngọc Linh: còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (Panax vietnamensis,
Araliaceae) mọc tập trung tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kon Tum
và Quảng Nam ở độ cao 1500m đến 2100m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc
theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
2.2 Sâm Ngọc Linh
2.2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, cây sâm Ngọc Linh đã
được các đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung Bộ Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Xê
Đăng sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ “ngải rọm con” hay cây “thuốc
giấu”, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền.
Năm 1973, khu Y tế Trung Trung Bộ cử một tổ 4 cán bộ do DS. Đào Kim
Long làm trưởng đoàn, KS. Nguyễn Bá Hoạt, DS. Nguyễn Châu Giang, DS. Trần
Thanh Dân là thành viên, đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh
thuộc huyện ĐăkTô, Tỉnh Kon Tum. Khi đoàn lên Tỉnh Kon Tum, Ban Dân Y Kon
Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn dẫn đường lên núi Ngọc Linh.
Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ
cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi
chiều cùng ngày đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc

Linh. Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc,
phân bố, di cư và phát tán, DS. Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê
hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác
trên thế giới và đặt tên là “sâm đốt trúc” với tên khoa học xác định sơ bộ là Panax
articulatus L. , họ nhân sâm (Araliaceae).
Trải qua hơn 30 năm, sâm K5 còn gọi là sâm Ngọc Linh hay sâm Việt Nam,
một loài sâm đặc hữu của nước ta đã được thế giới biết đến với tên khoa học là Panax
vietnamensis Ha et Grushv. (Hà Thị Dung và Grushvisky, 1985).
2.2.2 Đặc điểm sinh học và phân bố cây sâm Ngọc Linh
Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grutzv
11


Tên thường gọi: Sâm Ngọc Linh, sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm
trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu
Tên nước ngoài: Vietnamese ginseng

Hình 2.1: Sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis Ha et Grutzv.
Phân loại khoa học
Giới:

Plantae

Ngành:

Magnoliophyta

Lớp:

Magnoliopsida


Bộ:

Apiales

Họ:

Araliaceae

Chi:

Panax

Loài:

Panax vietnamensis Ha et Grushv.

Đặc điểm hình thái
Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ,
có đường kính thân độ 4 - 8mm. Cây thảo, sống nhiều năm nhờ thân rễ, cao khoảng 40
- 60cm, đôi khi trên 1m.
Thân rễ nạc có đường kính 1 - 3,5cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên
hoặc dưới mặt đất độ 1 - 3cm, mang nhiều rễ con và những vết nhăn dọc, dễ bẽ gãy,
mùi thơm nhẹ, vị đắng hơi ngọt. Ở cuối thân rễ có rễ củ thường ít phát triển, rễ có dạng
con quay, hình trụ, đôi khi có dạng hình người, màu vàng nhạt, mang nhiều rễ con và

12



×