Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
PHẠM THỊ MỸ HẰNG
Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com blog giáo dục, công nghệ
THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
LU N VĂN THẠC
M
QU N L BỆNH VIỆN
Ố CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01
Hướng dẫn khoa học : T B Nguyễn Thị Minh Đức
Thạc sĩ Chu Huyền Xiêm
Hà Nội, 2014
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
PHẠM THỊ MỸ HẰNG
THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
LU N VĂN THẠC
M
QU N L BỆNH VIỆN
Ố CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01
Hướng dẫn khoa học : T B Nguyễn Thị Minh Đức
Thạc sĩ Chu Huyền Xiêm
HÀ NỘI, 2014
Hà Nội, 2013
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
i
LỜI C M ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được
sự dạy dỗ, hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các
đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, gia đình và bạn bè. Đến nay, luận
văn đã được hoàn thành.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới:
TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện đa khoa
Đồng Tháp và Thạc sĩ Chu Huyền Xiêm giáo viên của Trường Đại học Y tế công
cộng là những thầy cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các
phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Y tế Công cộng đã cho tôi kiến thức,
những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập tại trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các
đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè và tập thể lớp Cao học Quản lý bệnh viện khóa V những người đã giành cho
tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ.
Hà Nội, tháng 09 năm 2014
Phạm Thị Mỹ Hằng
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
ii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................4
1.Một số khái niệm về tiêm và tiêm an toàn: ..................................................................... 4
2. Những nghiên cứu về tiêm an toàn trên thế giới và Việt Nam: ..................................... 8
2.1 Thế giới: ....................................................................................................................... 8
2.2 Tại Việt Nam: .............................................................................................................. 9
2.3 Một số yếu tố liên quan đến tiêm an toàn: ................................................................ 10
Chương 2 ...................................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. 16
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: ............................................................................... 16
2.3. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................................. 16
2.4. Cỡ mẫu: ..................................................................................................................... 16
2.6. Phương pháp thu thập số liệu: .................................................................................. 16
2.7. Phương pháp Xử lý và phân tích số liệu : ................................................................. 17
2.8. Định nghĩa các biến số: ............................................................................................. 17
2.9. Tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu............................................................. 22
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu : ......................................................................... 23
Chương 3 ...................................................................................................................25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................25
3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 25
3.2. Kiến thức của điều dưỡng về tiêm an toàn ............................................................... 27
3.3. Thực hành của Điều dưỡng về tiêm an toàn: ............................................................ 32
3.4.Yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng…………...….35
Chương 4 ...................................................................................................................39
BÀN LUẬN ..............................................................................................................39
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
iii
4.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 39
4.2. Kiến thức của điều dưỡng về tiêm an toàn ............................................................... 41
4.3. Thực hành của Điều dưỡng về tiêm an toàn: ............................................................ 42
4.4. Mối liên quan giữa thực hành về tiêm an toàn và một số đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu .............................................................................................................. 43
KẾT LUẬN ...............................................................................................................46
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................49
PHỤ LỤC ..................................................................................................................51
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
iv
DANH MỤC B NG
Bảng 1: Nhóm tuổi của đối tượng .............................................................................25
Bảng 2: Trình độ chuyên môn của đối tượng............................................................26
Bảng 3: Số mũi tiêm cần thực hiện trong ngày .........................................................27
Bảng 4: Kiến thức về các bước thực hiện tiêm an toàn ............................................27
Bảng 5: Kiến thức về tiêm an toàn ............................................................................29
Bảng 6: Kiến thức chung về tiêm an toàn .................................................................31
Bảng 7: Tiêu chuẩn cấu trúc về tiêm an toàn: ...........................................................32
Bảng 8: Thực hành chung của các tiêu chuẩn về tiêm an toàn .................................34
Bảng 9: Mối liên quan giữa thực hành về TAT với tuổi của đối tượng ....................35
Bảng 10: Mối liên quan giữa thực hành về TAT với giới tính của đối
tượng..........356
Bảng 11: Mối liên quan giữa thực hành về TAT với trình độ chuyên môn của đối
tượng.........................................................................................................................35
7Bảng 12: Mối liên quan giữa thực hành về TAT với thâm niên công tác của đối
tượng.........................................................................................................................35
7Bảng 13: Mối liên quan giữa thực hành về TAT với số mũi
tiêm............................38
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ phân bố giới tính ............................................................................25
Biểu đồ 2: Tỷ lệ phân bố về thâm niên công tác .......................................................26
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
Bệnh nhân
BS
Bác sĩ
BV
Bệnh viện
BVĐKĐT
Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
CBYT
Cán bộ y tế
CDC
Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ
ĐD
Điều dưỡng
ĐDCS
Điều dưỡng chăm sóc
ĐDTBV
Điều dưỡng trưởng bệnh viện
ĐDTK
Điều dưỡng trưởng khoa
KHTH
Kế hoạch tổng hợp
KSNK
Kiểm soát nhiễm khuẩn
NVYT
Nhân viên y tế
PVS
Phỏng vấn sâu
TAT
Tiêm an toàn
TKAT
Tiêm không an toàn
YTLQ
Yếu tố liên quan
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tiêm là một trong các biện pháp đưa thuốc vào cơ thể nhằm mục đích điều
trị và dự phòng, nó là kỹ thuật cơ bản và phổ biến, đóng vai trò trong điều trị bệnh
nhân. Tuy nhiên, tiêm không an toàn có thể gây nhiễm nhiều tác nhân gây bệnh
như vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, đặc biệt là nguy cơ lây truyền bệnh
đường máu như vi rút viêm gan B, C và vi rút HIV cho cả người bệnh, nhân viên y
tế và cộng đồng . Tiêm không an toàn cũng có thể gây các biến chứng nguy hiểm
như áp-xe, teo cơ và sốc phản vệ. Nhận thức tầm quan trọng của TAT, năm 2000
Bộ Y tế đã phối hợp với Hội ĐD Việt Nam phát động phong trào “Tiêm an toàn”
trong toàn quốc trong đó có Đồng Tháp.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và định tính
được tiến hành từ tháng 12 / 2013 đến tháng 6/ 2014, tại các khoa lâm sàng BVĐK
Đồng Tháp. Đối tượng nghiên cứu là 200 ĐD đang công tác tại các khoa lâm sàng.
ĐD thực hiện số mũi tiêm trong ngày là > 20 mũi chiếm 44,5%. ĐD có kiến thức tốt
về TAT chiếm 91,5%. Tuy nhiên, còn một số yếu tố đạt tỷ lệ thấp: sát khuẩn vị trí
tiêm đường kính 10 cm đạt 74,5% ;Yếu tố luôn đóng lại nắp kim tiêm cẩn thận rồi
bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn đạt 83,5%; Yêu cầu cơ bản của mũi tiêm không gây
nguy cơ phơi nhiễm cho người tiêm đạt 26,5% và nguyên tắc sắp xếp xe tiêm đạt
31%. Tỷ lệ thực hành chung về TAT là 17,5%. ĐD thực hiện theo từng tiêu chuẩn,
lưu ý tiêu chuẩn rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc đạt 38,5%;
Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi đâm kim qua da đạt 68,5%; Mang găng khi
tiêm đạt 9%; Không dùng hai tay đậy nắp kim đạt 66,5%; Cô lập ngay bơm kim
tiêm đã nhiễm khuẩn trong hộp an toàn đạt 75%.
Nghiên cứu tìm ra được một số YTLQ giữa thực hành về TAT với số mũi
tiêm trong ngày có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) và thực hành về TAT có liên quan
với kiến thức của đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Từ kết quả
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
viii
nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất các khuyến nghị tới Ban giám đốc, phòng ĐD và
các khoa lâm sàng nhằm nâng cao hiệu quả tiêm an toàn của BVĐK Đồng Tháp.
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tiêm an toàn là một trong những vấn đề quan tâm ở nhiều nước
đang phát triển. Mỗi năm có 16 tỷ mũi tiêm được thực hiện, trong đó 90-95% mũi
tiêm nhằm mục đích điều trị, còn lại 5- 10% mũi tiêm dành cho dự phòng bao gồm
tiêm chủng và các loại khác. Theo WHO, mũi tiêm an toàn là mũi tiêm không gây
nguy hại cho người nhận mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi
tiêm đối với các nguy cơ có khả năng tránh được và không để lại chất thải nguy hại
cho cộng đồng [17].
Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác
nhau như vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, đặc biệt là nguy cơ lây truyền tác
nhân gây bệnh đường máu như vi rút viêm gan B, C và vi rút HIV làm nguy hại đến
cuộc sống của con người [19]. Tiêm không an toàn cũng có thể gây các biến chứng
khác như áp-xe, teo cơ và phản ứng nhiễm độc, sốc phản vệ.
Theo CDC (trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ) trên 80% tổn thương do
kim tiêm có thể ngăn ngừa được bằng cách sử dụng dụng cụ tiêm an toàn và trên
90% tổn thương có thể ngăn chặn được nếu kết hợp dụng cụ. Tiêm an toàn với
công tác giáo dục, đào tạo cán bộ và kiểm soát thực hiện.
Tại Việt Nam từ năm 2001 đến nay được sự quan tâm của Bộ Y tế, hội điều
dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào “tiêm an toàn” trong toàn quốc đồng thời
tiến hành những khảo sát về thực trạng tiêm an toàn vào những năm 2002; 2005;
2008 và 2009. Kết quả khảo sát cho thấy: 55% nhân viên y tế còn chưa cập nhật
thông tin về an toàn liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn; tỷ lệ người bệnh được kê
đơn sử dụng thuốc tiêm cao (71,5%); phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình
kỹ thuật và các thao tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành tiêm (vệ sinh tay,
mang găng, sử dụng pen, phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm, dùng tay để
đậy nắp kim sau tiêm…), chưa báo cáo và theo dõi rủi ro do vật sắc nhọn (87,7%)
[6], cũng như xử lý an toàn chất thải phát sinh từ các hoạt động tiêm, truyền.
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
2
Hàng ngày, tiêm thuốc là một trong những kỹ thuật được thực hiện nhiều
nhất tại các cơ sở điều trị. Theo đánh giá tiêm an toàn tại 8 tỉnh do Vụ Điều trị, Bộ
Y tế thực hiện, tính trung bình BN điều trị nội trú được tiêm 2,2 mũi/ngày. Theo
khảo sát của Bộ Y tế, khoảng 80% số mũi tiêm không an toàn cho người bệnh.
Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp thuộc sở Y tế Đồng Tháp có chỉ tiêu 850
giường bệnh, hàng ngày có từ 1000 -1500 mũi tiêm [10]. Năm 2000, BVĐKĐT bắt
đầu áp dụng quy trình kỹ thuật chuẩn của Bộ Y tế về tiêm truyền với 2 lớp đào tạo
mỗi năm và trang bị dụng cụ thực hiện qui trình kỹ thuật TAT. Tuy nhiên, qua quan
sát thực địa và kiểm tra của ĐDTK cho thấy ĐD các khoa chưa đảm bảo thực hiện
theo quy trình chuẩn, thực hiện quy trình tiêm chưa đảm bảo vô khuẩn, phân loại,
thu gom chất thải sắc nhọn chưa đúng quy định, chưa tuân thủ đúng quy trình báo
cáo, xử trí khi xảy ra phơi nhiễm…
Như vậy, thực trạng vấn đề TAT là như thế nào và điều gì đã tác động để dẫn
đến kết quả không mong muốn như nêu trên? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi
nghiên cứu đề tài “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều
dưỡng tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014”
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành về tiêm an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện
đa khoa Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn của điều
dưỡng tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2014.
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Một số khái niệm về tiêm và tiêm an toàn:
- Tiêm: Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào
cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Trong điều trị, tiêm có vai
trò rất quan trọng đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng.
Trong lĩnh vực phòng bệnh, tiêm chủng đã tác động mạnh vào việc giảm tỷ lệ mắc
và tỷ lệ tử vong đối với 6 bệnh truyền nhiễm có thể phòng bằng vắc xin ở trẻ em.
Có nhiều loại đường tiêm và được phân loại theo vị trí tiêm.
- Khái niệm tiêm an toàn Theo Who, tiêm an toàn là một quy trình tiêm:
Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm; Không gây phơi nhiễm cho người
thực hiện mũi tiêm; Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng
[18].
-
Thuốc tiêm được dùng trong những trường hợp như:
o Cấp cứu hay khi cần có tác dụng nhanh;
o BN không uống được hay không nuốt được;
o Những loại thuốc không ngấm qua đường tiêu hóa;
o Những thuốc dễ bị phá hủy hoặc biến chất bởi dịch tiêu hóa;
o Vacxin phòng bệnh…
- Tiêm thuốc được thực hiện qua các đường tiêm như : tiêm bắp, tiêm dưới
da, tiêm truyền tĩnh mạch ,tiêm trong da
Tiêm bắp :
Đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 60
với mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm)
Các vị trí tiêm bắp:
- 1/3 giữa cơ delta.
- Cánh tay : 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay.
- Vùng đùi : 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi.
0
hoặc - 90 0 so
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
5
- Vùng mông : 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai
chậu trước trên với mỏm xương cụt.
kỹ thuật tiêm :
- Căng da, đưa kim góc 600 hoặc -90 0
- Rút nhẹ nòng kiểm tra
- Thực hiện 2 nhanh 1 chậm
Tiêm dưới da:
Là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da của
người bệnh, kim chếch 30
0
- 45 0 so với mặt da. Vị trí tiêm thường 1/3 giữa mặt
trước ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần) hay
1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương
bánh chè) hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn cách rốn 5 cm).
Kỹ thuật tiêm :
Véo da nơi tiêm, đâm kim chếch 45
0
so với mặt da hoặc đâm kim vuông
góc với đáy da véo lên vào mô liên kết
Rút nhẹ nòng kiểm tra
Bơm thuốc, tại chổ tiêm phồng to lên là đúng
Tiêm truyền tĩnh mạch :
Là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 30 0 so với
mặt da. Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ mềm mại không di động da vùng tiêm
nguyên vẹn.
Vị trí :
Tĩnh mạch nếp gấp khuỷu tay
Tĩnh mạch mu bàn tay, mu bàn chân
Tĩnh mạch cẳng tay
Kỹ thuật :
Chọn tĩnh mạch, sát khuẩn da
Buộc garrot trên vị trí tiêm 5 -10 cm .Căng da, ngửa mũi vát chếch 30 0 vào
tĩnh mạch, thấy máu trào ra, tháo garrot
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
6
Tiêm trong da:
Mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì đâm kim chếch với mặt da10-15 0,
tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da. Thường chọn vùng da
mỏng ít va chạm , trắng, không sẹo, không có lông.Vị trí 1/3 trên mặt trước trong
cẳng tay đường nối từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay (thông dụng nhất), 1/3
trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu) bả vai cơ ngực
lớn.
Kỹ thuật tiêm:
Đưa kim vào biểu bì chếch góc 15 0 so với mặt da, ngập mũi vát
Khi bơm có cảm giác nặng tay
Chổ tiêm nổi phồng da cam to bằng hạt bắp
Tiêm an toàn (TAT): Mũi tiêm không có hại cho người bệnh, người tiêm,
người thu gom chất thải, không bị phơi nhiễm/ rủi ro do VSN đâm vào tay hoặc cơ
thể.
Mũi tiêm không an toàn:
o Dùng bơm, kim tiêm không vô khuẩn (VK).
o Tiêm không đúng chỉ định.
o Không thực hiện đúng các bước.
o Các chất thải VSN không phân loại và cô lập ngay.
Tỉ lệ mũi TKAT: Là tỉ số giữa
Số mũi TKAT
Tổng số mũi tiêm quan sát
Mũi tiêm đúng thuốc theo đúng chỉ định: Là mũi tiêm có đủ 5 đặc tính
1. Đúng người bệnh.
2. Đúng thuốc.
3. Đúng liều lượng.
4. Đúng đường tiêm.
5. Đúng thời gian.
Nguyên tắc thực hiện – áp dụng cho các đường tiêm
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
7
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ (kể cả hộp thuốc chống shock)
Đảm bảo thực hiện đúng và đủ 10 nguyên tắc vàng
Nắm vững các kỹ thuật tiêm, vị trí tiêm
Thực hiện thao tác chính xác
Đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm
Mười nguyên tắc vàng :
1. Đúng thuốc
2. Đúng người bệnh
3. Đúng liều
4. Đúng đường dùng
5. Đúng thời gian
6. Ghi chép sau mỗi lần thực hiện
7. Hướng dẫn người bệnh những vấn đề cần lưu ý đến thuốc đang sử
dụng
8. Điều tra tiền sử dùng thuốc của người bệnh
9. Tìm hiểu phát hiện dị ứng thuốc người bệnh
10. Chú ý thận trọng tương tác người bệnh – thuốc – thức ăn
Vô khuẩn khi thực hiện kỹ thuật:
Rửa tay
Bơm và kim tiêm sử dụng 1 lần
Rút thuốc đúng kỹ thuật
Không lưu kim pha trên lọ thuốc
Quy trình thực hiện:
Rửa tay, sát khuẩn trước khi tiêm
Rút thuốc đúng kỹ thuật
Không lưu kim pha trên lọ thuốc
Xác định đúng vị trí tiêm
Rút nòng ống tiêm kiểm tra trước khi bơm thuốc
Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
8
Quan sát người bệnh trong khi tiêm
Không dùng tay đậy nắp kim sau khi tiêm
Bỏ kim tiêm vào hộp chứa vật sắc nhọn
Ghi hồ sơ
Bơm tiêm VK: Là bơm tiêm đã được tiệt khuẩn, còn hạn dùng, được đựng
-
trong túi còn nguyên vẹn, kim tiêm không chạm vào các đồ vật hoặc tay
trước khi tiêm.
Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn:
-
Dịch pha chế có chứa cồn dưới dạng chất lỏng gel hoặc kem bọt dùng để
xoa/chà tay nhằm tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi sinh vật. Các loại
dung dịch này có thể chứa một hoặc nhiều loại cồn pha theo công thức được công
nhận của các hãng dược phẩm.
Đậy nắp kim tiêm :
-
Kỹ thuật đậy nắp kim một tay: nhân viên y tế cầm bơm kim tiêm bằng một
tay và đưa đầu nhọn của kim vào phần nắp đặt trên một mặt phẳng sau đó dùng hai
tay đậy.
-
át khuẩn tay :
Việc rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc các chất sát khuẩn. Khuyến cáo áp
dụng khi thực hiện kỹ thuật vô khuẩn.
2. Những nghiên cứu về tiêm an toàn trên thế giới và Việt Nam:
2.1 Thế giới:
Hằng năm, toàn thế giới có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, 90% -95% mũi tiêm
nhằm mục đích điều trị, chỉ 5% -10% mũi tiêm dành cho dự phòng. Trên toàn thế
giới trung bình 1,5 mũi tiêm/ người/ năm [17]. Tuy vậy khoảng 70% các mũi tiêm
sử dụng trong điều trị không thực sự cần thiết và có thể thay thế được bằng thuốc
uống [16]. Nhiều loại thuốc kháng sinh thuốc giảm đau, vitamin sử dụng bằng
đường uống có tác dụng ngang bằng với thuốc tiêm và an toàn hơn. Hơn nữa bất cứ
một kỹ thuật đâm xuyên da nào, bao gồm cả tiêm đều có nguy cơ lây truyền tác
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
9
nhân gây bệnh đường máu như vi rút viêm gan hoặc HIV làm nguy hại đến cuộc
sống của con người.
Thực trạng nhiễm khuẩn của các khu vực trên phạm vi toàn cầu như sau: Tại
Châu Phi HBV 10,9%, HCV 16,4% và HIV 2,5%. Tại Khu vực Châu Mỹ HBV
9,3%, HCV 9,2% và HIV 1,5%. Châu Âu HBV 0,9%, HCV 21,2% và HIV 0,6% và
Châu Á HBV 53,6%, HCV 59,5% và HIV 24,3% [22].
Theo CDC (trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ) trên 80% tổn thương do
kim tiêm có thể ngăn ngừa được bằng cách sử dụng dụng cụ tiêm an toàn , và trên
90% tổn thương có thể ngăn chặn được nếu kết hợp dụng cụ tiêm an toàn với
công tác giáo dục, đào tạo cán bộ và kiểm soát thực hiện.
Theo nghiên cứu của WHO, Tiêm là thủ thuật phổ biến nhất , trên toàn thế
giới trung bình có 1,5 mũi tiêm/ người/ năm, ở các nước đang phát triển có 16 tỷ
mũi tiêm / năm.Trong đó mũi tiêm để điều trị chiếm đến 95%, còn lại 3% lả mũi
tiêm chủng, 1% mũi tiêm kế hoạch hóa gia đình , 1% mũi tiêm truyền máu và sản
phẩm của máu [17].
Ở các nước đang phát triển, theo Who có 50% số mũi tiêm không đạt tiêu
chuẩn mũi TAT, 40-70 % mũi tiêm là sử dụng bơm kim tiêm dùng lại mà không
được tiệt khuẩn , trong đó ở Tây Thái Bình Dương chiếm đến 30%[17].
Cũng theo Who năm 2004 có 50% số bơm kim tiêm vẫn được thiêu ngoài
trời và được bán ngoài chợ đen.
Đối tượng bị nhiễm khuẩn do kim tiêm đâm :
-
ĐD: 44-72%
-
BS: 28%
-
KTVXN:15%
-
Hộ lý / NV vệ sinh :3- 16%
-
Nhân viên hành chánh và khách :1-6%
2.2 Tại Việt Nam:
Tại Việt Nam từ năm 2001 đến nay Hội Điều dưỡng Việt Nam (VNA) đã
phát động phong trào TAT trong toàn quốc đã tiến hành những khảo sát về thực
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
10
trạng TAT vào những thời điểm khác nhau (2002; 2005; 2008;2009). Kết quả nhiều
sở y tế như : Hà Nội, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Bình Định,
Khánh Hòa, Lâm Đồng, nhiều bệnh viện như bệnh viện Bạch Mai, Xanh Pôn, ĐK
Nam Định, Chợ Rẫy, TW Huế, Nhi TW, Nhi Đồng I, cùng các trường đào tạo ĐD
như THYT Bạch Mai, CĐYT Hà Nội, ĐHĐD Nam Định, ĐHYD Tp HCM đã tổ
chức hội thi tìm hiểu , thực hiện nhiều nghiên cứu và tổ chức nhiều lớp tập huấn về
tiêm an toàn.
Kết quả khảo sát còn tồn tại như : 55% nhân viên y tế còn chưa cập nhật
thông tin về TAT liên quan đến KSNK; tình trạng lạm dụng thuốc tiêm cao trung
bình có 71,5% người bệnh nội trú có mũi tiêm / ngày, trung bình có 2,2-2,3 mũi
tiêm/ngày/một người bệnh [10], tỷ lệ này cao hơn nhiều so với số liệu của WHO
(một người/1,5 mũi tiêm/ một năm) [17].
Chỉ 22,5 % mũi tiêm đạt 100% các tiêu chuẩn qui định (VNA 2005)
2.3 Một số yếu tố liên quan đến tiêm an toàn:
Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác
nhau như vi rút vi khuẩn nấm và ký sinh trùng [19]. Tiêm không an toàn cũng có
thể gây các biến chứng khác như áp-xe và phản ứng nhiễm độc. Việc sử dụng lại
bơm tiêm hoặc kim tiêm còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới khiến cho người
bệnh phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh một cách trực tiếp (qua dụng cụ nhiễm
bẩn) hoặc gián tiếp (qua lọ thuốc nhiễm bẩn). Các nguy cơ của tiêm không an toàn
được đề cập trong tài liệu này liên quan đến ba tác nhân gây bệnh đường máu là
HIV, HBV và HCV[19].
Các tác nhân gây bệnh đường máu cũng góp phần gây bệnh ở nhân viên y tế.
Ước tính: 44% ca nhiễm HIV và 39% ca nhiễm HBV và HCV là do tổn thương
nghề nghiệp. Trong số các nhân viên y tế không được điều trị dự phòng sau phơi
nhiễm, nguy cơ nhiễm khuẩn sau khi bị tổn thương do kim tiêm là 23%- 62% đối
với HBV, và 0-7% đối với HCV [20]. Nhiễm khuẩn chéo sang nhân viên y tế khác
và sang người bệnh có thể từ tay của nhân viên y tế thuốc thiết bị và dụng cụ y tế
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
11
hoặc bề mặt môi trường. Do đó các kỹ thuật và quy trình tiêm an toàn góp phần bảo
đảm an toàn cho người bệnh cũng như nhân viên y tế [21].
Những tồn tại của các nghiên cứu: 55% nhân viên y tế còn chưa cập nhật
thông tin về TAT liên quan đến KSNK; tình trạng lạm dụng thuốc tiêm cao trung
bình có 71,5% người bệnh nội trú có mũi tiêm / ngày [10], trung bình có 2,2-2,3
mũi tiêm/ngày/một người bệnh [10], 54% NYVT cho rằng mũi tiêm hiện nay đang
bị lạm dụng, 45% chưa trả lời đúng về khái niệm TAT (VNA-Phòng ĐD Cục
QLKCB, khảo sát thực trạng TAT qua quan sát 440 mũi tiêm của đơn vị thưc hiện
thí điểm TAT phía Bắc, 2008);Chưa trang bị đủ nước, xà phòng, khăn lau tay sạch ,
dd sát khuẩn tay chứa cồn để ĐD tuân thủ vệ sinh bàn tay khi tiêm; Chưa tuân thủ
qui trình kỹ thuật đặc biệt các bước liên quan đến vô khuẩn; NVYT không rửa tay
trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm là 35,4% (VNA 2005) và 43,9% (VNA 2008);
Không sát khuẩn tay trước khi đâm kim qua da là 55,8% (VNA 2005); Sát khuẩn da
nơi tiêm chưa đúng kỹ thuật 27,5 %;Sử dụng kềm sát khuẩn da 88,3%; Mâm tiêm
lẫn lộn thì sạch,thì bẩn 99,5% (VNA 2005); Sử dụng kim lấy thuốc lưu trên lọ thuốc
để sử dụng nhiều lần; Nguy cơ rủi ro mũi kim tiêm như dùng hai tay để đậy nắp kim
tiêm đã sử dụng 9,5% (VNA 2005) và 14% (VNA 2008), trung bình có 3,31 lần rủi
ro / người/ 8 tháng (tỷ lệ ĐD / BS bị rủi ro >2,33 lần(VNA 2008); Mâm tiêm, xe
tiêm đa dạng , sắp xếp không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, lộn xộn, dễ nguy cơ
nhầm lẫn; Cầm một bơm tiêm chứa thuốc đi từ phòng này sang phòng khác;thiếu
hộp đựng vật sắc nhọn. Phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và
các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ sinh tay mang găng sử dụng panh,
phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm…),
chưa báo cáo và theo dõi rủi ro do vật sắc nhọn (87,7%) [6].
Chỉ 22,5 % mũi tiêm đạt 100% các tiêu chuẩn qui định (VNA 2005).Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tiêm truyền chưa an toàn là do:Kỹ thuật vô khuẩn kém, thiếu
dụng cụ tiêm, không có dd sát khuẩn tay chứa cồn.Tuy nhiên, qua điều tra tại các
nơi được cung cấp đầy đủ hộp/ lọ dung dịch khuẩn tay nhanh , tỷ lệ sát khuẩn tay
nhanh cũng không đạt được 100%.điều này chúng tỏ NVYT đã không thực hiện
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
12
đúng quy trình kỹ thuật tiêm do cán bộ y tế còn thiếu và chưa cập nhật thông tin về
TAT liên quan đến KSNK.
Năm 2008, một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh ở bệnh viện phụ
sản Tiên Giang thì thực hành về TAT của ĐD-HS cho thấy rửa tay/ sát khuẩn tay
nhanh trước khi tiêm chỉ đạt < 15,9% [13].
Năm 2011, một nghiện cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nương về đánh giá
kỹ năng dùng thuốc của ĐD ở bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, trong đó có tiêm an
toàn. Trước can thiệp chỉ có 7,4% mũi tiêm đạt chuẩn an toàn, sau can thiệp tiêm
an toàn chiếm 77,7 % đạt chuẩn[15]
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Oanh về can thiệp nâng cao tuân thủ quy
trình kỹ thuật tiêm an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện Bắc Thăng Long (2012)
có 92,5% điều dưỡng viên là nữ; 98,1% ở độ tuổi 22-30, 100% có thời gian công
tác < 5 năm. Kết quả nghiên cứu trước can thiệp tuân thủ 6 bước quy trình 0% và
sau can thiệp tăng lên 54,7 %; tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm trước can thiệp 5,7%
và sau can thiệp tăng lên 64,2 %.
3. Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, hệ thống hoạt động của điều
dưỡng và vấn đề tiêm không an toàn của bệnh viện:
Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp là bệnh viện hạng II với quy mô 850 giường
bệnh. Bệnh viện có tổng số 738 người với biên chế là 721 người và 13 hợp đồng
(nữ chiếm đa số với 476 người). Theo số liệu của phòng tổ chức cán bộ, cán bộ
công chức có trình độ sau đại học chiếm 10,16% (75 người), trình độ đại học chiếm
16,94% (125 người).Tổng số ĐD chiếm 265 người.
* Tổ chức bộ máy: Bệnh viện có 37 khoa phòng gồm 6 phòng chức năng, 20
khoa lâm sàng và 11 khoa không giường bệnh.
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
13
GIÁM ĐỐC
Hội Đồng tư vấn
- Hội đồng khoa học kỹ thuật
- Hội đồng thuốc và điều trị
- Hội đồng chống nhiễm khuẩn
- Hội đồng khen thưởng, kỷ
luật
Phó Giám đốc (phụ trách
theo lĩnh vực)
PHÒNG
CHỨC NĂNG
KHOA
LÂM SÀNG
KHOA KHÔNG
GIƯỜNG BỆNH
HSTCCĐ
CCTH
KSNK
NỘI ĐTTYC
NGOẠI TH
HCQT
NỘI A
NGOẠI
CT-CH
TCKT
NỘI TIM
MẠCH
MẮT
DINH
DƯỠNG
THĂM DÒ CHNĂNG
GPB
KHTH- CNTT
TCCB
ĐIỀU
DƯỠNG
THẦN KINH
VLTL-PHCN
RHM
HÓA SINH
NỘI TIẾT
VT-TBYT
NỘI TỔNG
HỢP
NHI SƠ
SINH
HỒI SỨC
NHI
TRUYỀN
NHIỄM
TMH
VI SINH
KHÁM BỆNH
HUYẾT HỌC
YHCT
CĐHA
PTGMHS
DƯỢC
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
14
Ơ ĐỒ HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG BVĐKĐT
HỘI ĐỒNG ĐIỀU DƯỠNG
CHI HỘI ĐIỀU DƯỠNG
PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG CÁC
KHOA
ĐIỀU DƯỠNG VIÊN CÁC
KHOA
ơ đồ cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp hiện có 265 điều dưỡng. Họ là những người
gần gủi thường xuyên và trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, là nòng cốt của bệnh viện.
Bệnh viện đã áp dụng quy trình kỹ thuật chuẩn của Bộ Y tế về tiêm truyền, mở các
lớp đào tạo, trang bị đầy đủ dụng cụ để thực hiện đúng qui trình kỹ thuật TAT.
Tuy nhiên, việc tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm chưa cao. Kết quả theo báo
cáo cuối năm 2013 về việc bệnh viện thực hiện thông tư 07 đạt: 173/ 225 điểm đạt
76,8%, trong đó tỷ lệ tiêm an toàn đạt từ 70- 90% [10].
Qua quan sát thực địa thực hiện tiêm truyền cho thấy các khoa chưa đảm
bảo thực hiện theo quy trình chuẩn; quy trình tiêm chưa đảm bảo vô khuẩn; phân
loại, thu gom chất thải sắc nhọn chưa đúng quy định; chưa tuân thủ đúng quy trình
báo cáo, xử trí khi xảy ra phơi nhiễm. Theo kết quả báo cáo cuối năm của phòng
điều dưỡng chỉ có 70- 90 % ĐD thực hiện theo đúng quy trình, quy định [10].
Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
15
Cụ thể là điều dưỡng chưa rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc; khi chuyển mũi
tiêm từ người bệnh này sang người bệnh khác; chưa đội mũ và đeo khẩu trang khi
tiêm; sát khuẩn tại chỗ tiêm chưa đảm bảo; chạm tay vào vùng vô khuẩn trên bơm
tiêm; dùng một kim lấy thuốc để pha thuốc và rút thuốc nhiều lần; lưu kim lấy thuốc
trên lọ thuốc; hoặc pha tất cả thuốc kháng sinh ngay tại phòng tiêm sau đó mới đi
tiêm. Tiêm thuốc chưa đúng giờ theo chỉ định… Cắt giảm các bước của quy trình
tiêm như: không mang đủ các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ, không có hộp an
toàn, không có dây garo trong tiêm truyền tĩnh mạch, cầm bơm kim tiêm đã pha
thuốc đi với khoảng cách xa để tiêm cho người bệnh, dùng lại kim tiêm để tiêm cho
người bệnh sau mũi tiêm đầu không thành công.
Việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải không an toàn như: sau khi tiêm
xong không cô lập kim tiêm ngay vào hộp an toàn mà để trên khay thuốc, xe tiêm;
bơm kim tiêm để vào hộp quá đầy; dùng tay để đóng nấp hộp gây tổn thương; để
bơm kim tiêm sau sử dụng vào khay hoặc túi nilon dẫn tới nguy cơ gây tổn thương
cho cán bộ y tế và người thu gom chất thải.