Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.8 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KĨ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ THU

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MŨI TIÊM TĨNH MẠCH AN TOÀN
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG

HẢI DƯƠNG. NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KĨ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ THU

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MŨI TIÊM TĨNH MẠCH AN TOÀN
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
THS. NINH VŨ THÀNH

HẢI DƯƠNG. NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là do tôi thực hiện. Quá trình thu thập
và xử lí số liệu hoàn toàn trung thực và khách quan, kết quả nghiên cứu chưa
từng được công bố ở bất kì nghiên cứu nào trước đây. Nếu có gì sai sót tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hải Dương, tháng 7 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu
trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương đã tạo cho tôi cơ hội để làm đề tài
nghiên cứu này, xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo
tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, Phòng Đào tạo – chỉ
đạo tuyến, Phòng Điều dưỡng, lãnh đạo các khoa phòng cùng toàn thể cán bộ
y tế tại BVĐK Xanh Pôn đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi thực hiện nghiên
cứu và tham gia nghiên cứu này của tôi.
Xin chân thành cảm ơn khoa Điều dưỡng của nhà trường đã tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths.Ninh Vũ Thành - người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này từ khi
xác định đề tài , xây dựng đề cương và hoàn thành đề tài.

Cuối cùng tôi xin gửi tới Bố, Mẹ và gia đình tôi đã nuôi dưỡng, dạy dỗ,
là chỗ dựa tinh thần và động lực cho tôi để cố gắng học tập, rèn luyện để
trưởng thành như ngày hôm nay. Cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn bên
cạnh giúp đỡ, động viên tôi trong học tập và cuộc sống.
Hải Dương, tháng 7 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

: Acquiredimmune deficiency syndrome

BN

: Bệnh nhân

BVĐK

: Bệnh viện đa khoa

CBYT

: Cán bộ y tế

ĐD

: Điều dưỡng


HBV

: Hepatitis B virus (virus viêm gan B)

HCV

: Hepatitis C virus (virus viêm gan C)

HIV

: Human immunodeficiency virus
(virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

HSSV

: Học sinh – sinh viên

TAT

: Tiêm an toàn

USD

: United states dollar (đồng đô la Mỹ)

WHO

: World Health Organization (tổ chức y tế thế giới)



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1.Tiêm tĩnh mạch ........................................................................................ 3
1.1.1. Định nghĩa............................................................................................ 3
1.1.2. Chỉ định................................................................................................ 3
1.1.3 Chống chỉ định ...................................................................................... 3
1.1.4. Vị trí tiêm ............................................................................................. 3
1.1.5. Độ chếch của kim ................................................................................ 4
1.1.6. Các tai biến của tiêm tĩnh mạch và cách xử trí .................................... 5
1.1.7. Những điều cần lưu ý........................................................................... 6
1.1.8. Quy trình tiêm tĩnh mạch ..................................................................... 7
1.2.Tiêm an toàn .......................................................................................... 11
1.2.1. Định nghĩa.......................................................................................... 11
1.2.2. Tiêu chuẩn của tiêm an toàn ............................................................. 11
1.2.3. 4 nguyên tắc vô khuẩn trong tiêm an toàn ......................................... 11
1.2.4. Các nguy cơ khi không thực hiện tiêm tĩnh mạch an toàn ................ 12
1.2.5. Các nhóm đối tượng có nguy cơ ........................................................ 12
1.2.6. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêm tĩnh mạch thiếu an toàn
...................................................................................................................... 12
1.3. Thực trạng tiêm tĩnh mạch không an toàn trên thế giới và tại Việt Nam
...................................................................................................................... 13
1.3.1. Thực trạng tiêm tĩnh mạch không an toàn trên phạm vi toàn cầu ..... 13
1.3.2. Thực trạng tiêm an toàn tại Việt Nam qua một số khảo sát và nghiên
cứu................................................................................................................ 15
1.4. Các giải pháp đảm bảo cho việc thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn
...................................................................................................................... 18
1.4.1. Các giải pháp đảm bảo an toàn cho người bệnh ................................ 18



1.4.2. Các giải pháp đảm bảo an toàn cho người tiêm ................................ 20
1.4.3. Các giải pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng ................................. 21
1.4.4. Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình về vai trò của họ trong tiêm an
toàn............................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 22
2.3. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: .......................................................................... 22
2.4.2. Cỡ mẫu ............................................................................................... 22
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 23
2.4.4. Những sai số và biện pháp khống chế ............................................... 24
2.4.5. Xử lí và phân tích số liệu: .................................................................. 24
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................... 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 26
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................ 26
3.2. Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng tại BVĐK
Xanh Pôn năm 2015..................................................................................... 28
3.3. Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của ĐD tại BV đa
khoa Xanh Pôn ............................................................................................. 34
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 36
4.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................... 37
4.2.Thực trạng thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch của điều dưỡng tại
BVĐK Xanh Pôn năm 2015 ........................................................................ 38
4.3.Kết quả thực hiện 17 tiêu chuẩn tiêm an toàn của điều dưỡng tại BVĐK
Xanh Pôn...................................................................................................... 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44



TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46
PHỤ LỤC ............................................................................................................


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Các vị trí tiêm tĩnh mạch ...................................................................... 4
Hình 2: Vị trí tiêm tĩnh mạch ở trẻ em .............................................................. 4
Hình 3: Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch ..................................................................... 10
Hình 4: Xe tiêm 3 tầng .................................................................................... 10


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ nhiễm khuẩn và tổng số ca bệnh hằng năm do việc thực hiện
tiêm thiếu an toàn gây ra ............................................................................... 13
Bảng 1.2: Thực trạng nhiễm khuẩn do tiêm thiếu an toàn tại các khu vực trên
thế giới ........................................................................................................... 14
Bảng 2.1: Các chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu .............. 25
Bảng 3.1. Bảng phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu .......................... 26
Bảng 3.2. Bảng phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu ....................... 26
Bảng 3.3. Bảng phân bố trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu .... 27
Bảng 3.4. Bảng phân bố thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu ...... 27
Bảng 3.5. Xem hồ sơ và chuẩn bị BN trước khi tiêm ................................... 28
Bảng 3.6. Chuẩn bị điều dưỡng trước khi tiêm ............................................. 29
Bảng 3.7. Chuẩn bị dụng cụ tiêm trước khi tiêm .......................................... 30
Bảng 3.8. Kết quả thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch ................................. 31
Bảng 3.9. Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ sau khi tiêm .................................. 33
Bảng 3.10. Kết quả thực hiện 17 tiêu chuẩn tiêm an toàn ............................ 34
Bảng 3.11. Kết quả chất lượng thực hiện 17 tiêu chuẩn tiêm an toàn .......... 35



ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm tĩnh mạch là một phương pháp rất phổ biến giúp đưa thuốc vào cơ
thể người bệnh. Hằng ngày tại tất cả các bệnh viện thủ thuật này được thực
hiện rất nhiều lần, trên nhiều người bệnh với những tình trạng khác nhau
nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Theo ước tính của Tổ chức
y tế thế giới WHO mỗi năm trung bình có khoảng 1,5 mũi tiêm/người.
Phần lớn các sự cố trong ngành y tế gây hậu quả cho người bệnh, nhân
viên y tế, môi trường đều liên quan đến kĩ thuật tiêm mà đặc biệt là tiêm tĩnh
mạch. Tiêm không an toàn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho
BN như sốc phản vệ, nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền qua đường máu như
viêm gan B, viêm gan C, HIV. Ngoài ra, đối với người tiêm có thể phơi
nhiễm với tác nhân gây bệnh qua đường máu. Đối với môi trường, tiêm không
an toàn sẽ gây khó khăn cho cộng đồng trong việc xử lí rác thải phát sinh
trong quá trình thực hiện. Tỉ lệ nhiễm trùng do bơm tiêm và kim tiêm rất cao
dao động từ 39,6% đến 70% [11]. Ở các nước phát triển, hằng năm có khoảng
16 tỷ mũi tiêm trong đó có tới 50% số mũi tiêm chưa đạt tiêu chuẩn mũi tiêm
an toàn [12].
Việc thực hiện tiêm tĩnh mạch an toàn của người điều dưỡng có vai trò
rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh của ngành
y tế. Tại Việt Nam, từ năm 2001, Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Điều Dưỡng
phát động chương trình thực hiện tiêm an toàn trên toàn quốc. Công tác giám
sát và kiểm tra việc thực hiện này cũng được phổ biến tại nhiều bệnh viện trên
cả nước và đem lại những kết quả đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Một số
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mũi tiêm đạt tiêu chuẩn TAT còn chưa cao, dao
động từ 6% đến 22,6% [6]. Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng
trên là ĐD chưa nắm chắc kiến thức về TAT, không được cập nhật kiến thức
thường xuyên, chưa tuân thủ đúng và đủ các bước trong quy trình kĩ thuật,

1



công tác kiểm soát nhiễm khuẩn , thu gom, phân loại, xử lí rác thải y tế còn
nhiều bất cập [5].
BVĐK Xanh Pôn Hà Nội là bệnh viện nằm tại trung tâm thành phố Hà
Nội với nhiệm vụ, chức năng là nơi thực hiện công tác khám bệnh, điều trị và
chăm sóc cho cán bộ và nhân dân trong thành phố và một số khu vực lân cận.
Bệnh viện đang từng bước được đầu tư hiện đại về mọi mặt để trở thành bệnh
viện hàng đầu của thành phố. Công tác nâng cao tay nghề của nhân viên y tế
đặc biệt là điều dưỡng viên cũng rất được chú trọng. Nhằm tạo cơ sở đánh giá
về thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của ĐD đang làm việc tại
bệnh viện nên trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại đây, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng thực hiện mũi tiêm tĩnh mạch an toàn của điều
dưỡng tại BVĐK Xanh Pôn năm 2015” với mục tiêu nghiên cứu là:
Mô tả thực trạng thực hiện tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng
tại BVĐK Xanh Pôn năm 2015.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tiêm tĩnh mạch [8]
1.1.1. Định nghĩa
Tiêm tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể người bệnh theo
đường tĩnh mạch nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
1.1.2. Chỉ định
- Thuốc muốn có tác dụng nhanh: thuốc gây tê, thuốc gây ngủ,…
- Thuốc muốn có tác dụng toàn thân.
- Thuốc không được tiêm bắp: canxi clorua, uabain,…
- Các loại dung dịch đẳng trương, ưu trương: Glucose 5%, 10%, 20%,…
- Các loại huyết thanh: huyết thanh chống độc tố uốn ván SAT, huyết

thanh kháng nọc độc của rắn,…
- Máu, huyết tương, dung dịch keo,…
- Thuốc có màu hoặc nhuộm màu,…
1.1.3 Chống chỉ định
- Thuốc gây kích thích mạnh lên hệ tim mạch: adrenalin,…
- Thuốc ở dạng dầu: testosterone,…
1.1.4. Vị trí tiêm
Theo lý thuyết tất cả những vị trí nào có tĩnh mạch đều có thể tiêm được.
Nhưng thường ưu tiên chọn những tĩnh mạch to, nổi rõ, ít di động. Một số
tĩnh mạch được tiêm phổ biến là:
- Hai tĩnh mạch to ở mặt trước khuỷu tay
- Tĩnh mạch cảnh, dưới đòn, bẹn,…
- Tĩnh mạch ở cẳng tay, mu bàn tay, mu bàn chân, mắt cá trong,…
- Ở trẻ em thường dùng tĩnh mạch thái dương, đầu, cổ tay,…

3


Hình 1: Các vị trí tiêm tĩnh mạch

Hình 2: Vị trí tiêm tĩnh mạch ở trẻ em

4


1.1.5. Độ chếch của kim
- Khi tiêm, đặt kim chếch so với mặt da 15-300.
- Tuy nhiên, tùy từng trường hợp trên từng bệnh nhân cụ thể mà đưa kim
phù hợp để thực hiện thủ thuật thành công.
1.1.6. Các tai biến của tiêm tĩnh mạch và cách xử trí

1.1.6.1 Tắc kim
- Khi đâm kim vào tĩnh mạch máu trào vào bơm tiêm nhưng đông lại ở
ngay đầu kim gây tắc kim.
- Rút kim ra, thay kim khác.
1.1.6.2. Phồng nơi tiêm
- Do khi đâm kim vào mũi vát của kim nằm nửa ngoài nửa trong tĩnh
mạch hoặc vỡ tĩnh mạch, tiêm không vào trong tĩnh mạch.
- Điều chỉnh mũi kim để vào đúng tĩnh mạch, nếu không được thì rút kim
ra và tiêm lại.
- Dặn BN chườm ấm vào chỗ phồng để thuốc nhanh tan, tan chỗ máu tụ.
1.1.6.3. Sốc phản vệ:
- Do dị ứng với thuốc tiêm
- Biểu hiên: BN thấy khó thở, mặt tím tái, lo sợ, hốt hoảng, mạch nhanh,
huyết áp tụt,…
- Xử trí: Ngừng tiêm ngay, đặt BN tại chỗ, báo bác sĩ, xử trí theo phác đồ
chống sốc phản vệ,…
- Đề phòng: Hỏi kĩ tiền sử dị ứng thuốc của BN, thử phản ứng trước khi
tiêm (đặc biệt là các loại thuốc dễ gây dị ứng).
1.1.6.4. Tắc mạch do khí
- Do đuổi khí không tốt hoặc trong quá trình tiêm làm khí lọt vào bơm tiêm.
- Mặt BN tím tái, ho sặc sụa, khó thở hoặc ngừng thở đột ngột,…

5


- Nếu lượng thuốc nhiều, bơm tiêm bé thì phải tiêm lại nhiều lần, tuyệt
đối không để nguyên kim tiêm trong tĩnh mạch và tháo bơm ra lấy thuốc mới
rồi lắp vào kim cũ.
1.1.6.5. Đâm nhầm vào động mạch
- Do kĩ thuật tiêm không tốt, xác định vị trí tiêm không chính xác.

- Khi bơm thuốc thấy BN kêu đau, nóng ở bàn chân,…
- Rút kim ra ngay
1.1.6.6. Hoại tử
- Do tiêm chệch những loại thuốc là chống chỉ định của tiêm bắp và tiêm
dưới da.
- Chỗ tiêm nóng, đỏ, đau, lúc đầu cứng sau đó mềm nhũn giống ổ áp xe.
- Lúc đầu chườm nóng, lúc hoại tử thì băng mỏng chỗ nhiễm khuẩn, nếu
diện tích hoại tử lớn cần phải chích ra.
1.1.6.7. Nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết
- Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
- BN có sốt, xét nghiệm máu chẩn đoán xác định loại nhiễm khuẩn
- Điều trị nhiễm khuẩn theo phác đồ
1.1.6.8. Nhiễm khuẩn tại chỗ, áp xe
- Do không đảm bảo vô khuẩn tốt trước, trong và sau khi tiêm
- Biểu hiện: BN toàn thân có sốt, chỗ tiêm nóng đỏ, sưng nề,…
- Xử trí: điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh phù hợp, nếu cần phải
chích bỏ vị trí áp xe.
1.1.7. Những điều cần lưu ý
- Tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn trong khi tiêm.
- Mang găng vô khuẩn trong quá trình thực hiện.
- Tuân thủ nguyên tắc 2 nhanh 1 chậm trong khi tiêm: đâm kim và rút
kim nhanh, bơm thuốc chậm.
- Áp dụng 3 kiểm tra, 5 đối chiếu.

6


- Sử dụng kim tiêm có kích cỡ 21-23G, dài 3cm được gắn liền với bơm
tiêm plastic, dùng bơm kim tiêm vô khuẩn sử dụng 1 lần, đảm bảo bơm kim
tiêm còn nguyên vẹn trong bao gói.

- Mỗi BN sử dụng bơm kim tiêm riêng.
- Phân loại, xử lí rác thải đúng sau khi tiêm.
1.1.8. Quy trình tiêm tĩnh mạch
Quy trình tiêm tĩnh mạch theo BVĐK Xanh Pôn:
- Xem hồ sơ và chuẩn bị bệnh nhân:
+ Xem bệnh án: họ tên BN, số giường, số buồng, tên thuốc, liều dùng,
đường dùng, thời gian dùng. Sau đó sao ra sổ thực hiện y lệnh thuốc hằng
ngày. Xem kĩ sổ y lệnh trước khi thực hiện công việc.
+ Thông báo cho BN hoặc người nhà về việc dùng thuốc.
+ Giải thích, động viên để BN yên tâm, hợp tác trong quá trình thực hiện.
+ Hỏi kĩ về tiền sử dị ứng thuốc của BN trước khi thực hiện
+ Lấy dấu hiệu sinh tồn
+ Đặt tư thế hợp lí cho BN
- Chuẩn bị người điều dưỡng:
+ Trang phục theo quy định: áo blu, mũ blu và khẩu trang (nếu cần), card
+ Rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay nhanh
- Chuẩn bị dụng cụ
+ Xe tiêm 3 tầng: được lau sạch bằng dung dịch cloramin trước và sau
khi thực hiện tiêm truyền mỗi ngày
+ Khay chữ nhật sạch : có loại to và loại nhỏ đã được hấp sấy.
+ Trụ cắm kìm, 1 kìm kocher không mấu để trên ngăn vô khuẩn, 1 kìm
kocher có mấu và 1 kéo để ở ngăn sạch.
+ Cốc đựng bông khô vô khuẩn, lọ cồn .
+ Hộp chống sốc đủ 7 cơ số
+ Gạc bẻ ống thuốc vô khuẩn

7


+ Bơm kim tiêm vô khuẩn dùng 1 lần: các loại bơm kim tiêm 1ml, 5ml,

10ml, kim lấy thuốc các loại 18G, 20G,…còn nguyên trong bao gói.
+ Gối kê tay
+ Găng tay sạch
+ Dây garo
+ Sổ thực hiện y lệnh thuốc hằng ngày
+ Thuốc theo y lệnh: đã được kiểm tra số lượng, chất lượng, hạn dùng,…
+ Các loại thùng rác theo quy định: hộp kháng thủng đựng vật sắc
nhọn, thùng rác sinh hoạt màu xanh, thùng rác y tế màu vàng, thùng rác thải
tái chế, tất cả được dán nhãn hiệu ở ngoài.
- Quy trình tiến hành kĩ thuật:
+ Thực hiện 5 đúng: đúng người bệnh, đúng tên thuốc, đúng liều dùng,
đúng đường dùng, đúng thời gian dùng.
+ Kiểm tra chất lượng, hạn dùng của thuốc, bao gói còn nguyên vẹn,
bật nắp lọ thuốc và sát khuẩn bằng bông cồn (với thuốc đóng lọ), dùng gạc bẻ
ống thuốc (với ống thuốc).
+ Kiểm tra bơm kim tiêm còn nguyên trong bao gói, pittong hoạt động tốt.
+ Xé vỏ bơm kim tiêm, thay kim lấy thuốc phù hợp đảm bảo vô khuẩn.
+ ĐD sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc.
+ Pha thuốc, lấy thuốc vào bơm tiêm đảm bảo tay ĐD không chạm vào
thân kim và phía trong pittong.
+ Thay kim tiêm, đuổi khí, đặt bơm tiêm vào khay, không lưu kim lấy
thuốc trên lọ thuốc.
+ Bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tĩnh mạch phù hợp.
+ Đặt gối dưới vùng tiêm, đặt dây garo trên vị trí tiêm khoảng 3 cm.
+ ĐD mang găng tay sạch.
+ Thắt dây garo vừa phải, không quá chặt hoặc quá lỏng, đảm bảo giúp
cố định tốt tĩnh mạch.

8



+ Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài với độ rộng khoảng 5 cm đến
khi sạch bằng bông cồn, nếu bẩn phải làm lại nhiều lần.
+ ĐD sát khuẩn tay nhanh trước khi cầm bơm kim tiêm.
+ Tay trái căng mặt da, tay thuận cầm bơm kim tiêm đâm góc 15-300
+ Rút pittong kiểm tra có máu trào ra.
+ Tay trái tháo dây garo, tay thuận giữ nguyên thân bơm kim tiêm.
+ Bơm thuốc từ từ, quan sát sắc mặt BN trong khi tiêm.
+ Khi hết thuốc, tay trái căng mặt da, tay thuận rút kim nhanh.
+ Sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng bông cồn.
+ Thu gọn dụng cụ.
+ Tháo găng tay.
- Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ:
+ Giúp BN trở lại tư thế thoải mái.
+ Dặn dò BN những điều cần thiết: nằm nghỉ ngơi tại giường khoảng
15 phút, sau khi tiêm nếu thấy triệu chứng gì bất thường phải báo lại ngay cho
nhân viên y tế.
+ Phân loại dụng cụ, rác thải y tế đúng quy định: bao gói bơm kim
tiêm, kim lấy thuốc cho vào thùng rác sinh hoạt, bông cồn sau khi sát khuẩn
và vỏ bơm kim tiêm, găng tay cho vào thùng rác y tế, kim tiêm và kim lấy
thuốc cho vào hộp đựng vật sắc nhọn, vỏ lọ thuốc cho vào thùng rác tái chế.
+ Ghi phiếu công khai thuốc, hồ sơ chăm sóc đã thực hiện kĩ thuật trên BN.

9


Hình 3: Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Hình 4: Xe tiêm 3 tầng


10


1.2.Tiêm an toàn
1.2.1. Định nghĩa
- Tiêm an toàn là mũi tiêm được thực hiện có sử dụng phương tiện tiêm
vô khuẩn, phù hợp với mục đích, không gây hại cho người bệnh, không gây
nguy cơ phơi nhiễm cho người tiêm và không tạo chất thải nguy hại cho
người khác và môi trường xung quanh. Nói cách khác là an toàn cho người
bệnh, cán bộ y tế và cộng đồng.
1.2.2. Tiêu chuẩn của tiêm an toàn [1]: 17 tiêu chuẩn theo Hội Điều dưỡng
Việt Nam
1. Dùng bơm kim tiêm vô khuẩn
2. Sử dụng xe tiêm
3. Sử dụng khay tiêm
4. Có hộp đựng vật sắc nhọn gần nơi tiêm
5. Rửa tay/sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc
6. Rửa tay/sát khuẩn tay nhanh trước khi đưa kim qua da người bệnh
7. Mang găng vô khuẩn khi tiêm tĩnh mạch, truyền dịch, truyền máu.
8. Kim lấy thuốc đảm bảo vô khuẩn
9. Tiêm thuốc đúng chỉ định
10. Tiêm thuốc đúng người bệnh
11. Tiêm đúng vị trí
12. Tiêm đúng góc kim so với mặt da
13. Tiêm đúng độ sâu
14. Rút pittong kiểm tra trước khi bơm thuốc
15. Tuân thủ nguyên tắc 2 nhanh 1 chậm trong khi tiêm
16. Không dùng tay đậy nắp kim
17. Cô lập ngay bơm kim tiêm đã nhiễm khuẩn trong hộp an toàn.
1.2.3. 4 nguyên tắc vô khuẩn trong tiêm an toàn

1. Rửa tay/sát khuẩn tay nhanh trước khi tiêm

11


2. Vô khuẩn khi lấy thuốc trước khi tiêm
3. Không lưu kim trên lọ thuốc sau khi lấy thuốc
4. Đảm bảo vô khuẩn bơm tiêm
1.2.4. Các nguy cơ khi không thực hiện tiêm tĩnh mạch an toàn
- Lây truyền nhiễm khuẩn: HBV, HCV, HIV/AIDS, sốt xuất huyết, sốt rét,…
- Áp xe tại vị trí tiêm
- Phản ứng thuốc: là phản ứng bất thường của cơ thể với thuốc, nguy
hiểm nhất là tình trạng sốc phản vệ, là hiện tượng suy tuần hoàn đột ngột gây
ra do phản ứng miễn dịch của cơ thể với thuốc tiêm.
1.2.5. Các nhóm đối tượng có nguy cơ
- Người bệnh, người được tiêm, đặc biệt là những người có khả năng
miễn dịch yếu, có tiền sử dị ứng với thuốc, thức ăn,…
- Cán bộ y tế thực hiện thủ thuật trên BN
- Cán bộ quản lí chất thải y tế
- Cộng đồng
1.2.6. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêm tĩnh mạch thiếu an toàn
- Sử dụng lại bơm kim tiêm
- Lạm dụng tiêm trong điều trị bệnh tại các cơ sở y tế
- CBYT thiếu kĩ năng thao tác tiêm an toàn
- CBYT thiếu hiểu biết về các nguy cơ của tiêm không an toàn
- Thiếu dụng cụ tiêm tại một số khoa phòng, một số cơ sở y tế (chủ yếu
là tại các địa phương)
- Phương thức tiêu hủy chất thải kém chất lượng, không đúng quy định,
quy trình, thiếu cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực trong công tác thu gom,
phân loại, xử lí chất thải y tế.


12


1.3. Thực trạng tiêm tĩnh mạch không an toàn trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Thực trạng tiêm tĩnh mạch không an toàn trên phạm vi toàn cầu
1.3.1.1. Thực trạng [10];[13]
- Trên thế giới đã phát hiện 21 triệu ca nhiễm HBV, 2 triệu ca nhiễm
HCV, 260.000 ca nhiễm HIV/AIDS do tiêm không an toàn.
- Mỗi năm có khoảng 16 triệu mũi tiêm được thực hiện tại các nước đang
phát triển, đây cũng là những nước có mô hình bệnh tật phức tạp và ngành y
tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Theo thống kê, 90-95% tổng số mũi tiêm có mục đích điều trị, còn lại
5-10% là mục đích tiêm chủng, dự phòng.
- Hậu quả của việc thực hiện mũi tiêm không an toàn có thể gây đến tử
vong và tàn tật, ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
- Theo WHO ước tính đến năm 2013 có khoảng 501.000 ca tử vong xảy
ra do thực hiện tiêm thiếu an toàn.
Bảng 1.1: Tỷ lệ nhiễm khuẩn và tổng số ca bệnh hằng năm do việc thực
hiện tiêm thiếu an toàn gây ra
Loại nhiễm

Số ca nhiễm khuẩn do tiêm

Tỉ lệ nhiễm khuẩn do tiêm

khuẩn

thiếu an toàn


thiếu an toàn

HBV

21 triệu ca mới

32%

HCV

2 triệu ca mới

40%

HIV/AIDS

260000 ca mới

5%

Nguồn: WHO “Tiêm an toàn, thông tin và số liệu toàn cầu” (Safety of
injections. Global Facts and Figures), trang 1-2.

13


Bảng 1.2: Thực trạng nhiễm khuẩn do tiêm thiếu an toàn tại các khu vực
trên thế giới
Tỷ lệ nhiễm khuẩn (%)
Phía

Loại
nhiễm
khuẩn

Châu

Châu

Phi

Mỹ

Phía

Đông
Địa

Châu Âu

Trung

Đông
Nam Á

Hải
HBV

10,9

2,3-9,3


58,3

HCV

16,4

0,9-9,2

81,7

2,5

0,2-1,5

7,1

HIV/AID
S

Tây
Thái
Bình

Toàn
cầu

Dương
0,9


22,4-53,6

33,6

31,9

0,9-21,2 30,8-59,5

37,6

39,9

2,5

5,4

0,6

7,0-24,3

Nguồn: Hauri, A., Armstrong, Gregory, Hutin, Yvan J. F. Tạp chí:
“International Journal of STD & AIDS”, 2004, 15: 7-16.
Theo WHO, phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất là phơi nhiễm với
các tác nhân gây bệnh qua đường máu. Tổn thương gây nhiễm khuẩn phổ biến
nhất là do kim tiêm đâm, trong đó đối tượng hay gặp nhất là điều dưỡng với
44-72%, tiếp theo đó là bác sĩ với tỉ lệ 28%, kĩ thuật viên xét nghiệm là 15%,
hộ lí/người làm công tác vệ sinh từ 3-16% và cuối cùng là nhân viên hành
chính và khách đến bệnh viện chiếm 1-6%. Mặt khác, do tại các cơ sở y tế có
cơ sở hạ tầng chưa tốt, quy trình thu gom, phân loại, xử lí rác thải chưa đảm
bảo quy trình dẫn đến việc tiêm không an toàn gây ảnh hưởng đến cả cộng

đồng. Cũng theo WHO, có tới 50% số mũi tiêm ở các nước đang phát triển
không đạt đủ các tiêu chuẩn về tiêm an toàn, 40% mũi tiêm được thực hiện
bằng bơm tiêm dùng lại mà không được tiệt khuẩn, đặc biệt tại một số nước tỉ
lệ này lên đến 70%, còn tại các nước vùng Tây Thái Bình Dương tỉ lệ này
giảm xuống còn 30%. Năm 2004, 50% bơm kim tiêm tại các nước đang phát
triển vẫn thiêu đốt ngoài trời và bán bơm kim tiêm ngoài chợ đen. Theo trung

14


tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ và WHO thì trên 80% tổn thương do kim tiêm
có thể ngăn ngừa được bằng cách sử dụng kim tiêm an toàn, dụng cụ này kết
hợp với công tác đào tạo cán bộ y tế và kiểm soát thực hiện có thể giảm đến
90% tổn thương.
1.3.1.2. Hậu quả của tiêm không an toàn đối với toàn cầu
- Sức khỏe: Tổng số ca nhiễm khuẩn do tiêm không an toàn gây ra trên toàn
thế giới và đặc biệt tại các nước đang phát triển đang trong tình trạng báo động.
- Kinh tế - xã hội: Mỗi năm tổng chi phí y tế trên toàn cầu do viêm gan
B, viêm gan C và HIV/AIDS gây ra ước tính đạt 535 triệu USD.
- Hậu quả của tiêm không an toàn về sức khỏe, kinh tế, xã hội, tâm lí và
trên nhiều lĩnh vực khác gây ra trên nhiều cấp độ: từ bản thân người chịu ảnh
hưởng đến gia đình, xã hội và toàn thể cộng đồng.
1.3.2. Thực trạng tiêm an toàn tại Việt Nam qua một số khảo sát và
nghiên cứu
1.3.2.1. Nghiên cứu về tiêm an toàn của Hội Điều dưỡng Việt Nam (2005)
và phòng Điều dưỡng Bộ Y Tế (2008) [15]
- Nghiên cứu quan sát 776 mũi tiêm và sổ y bạ bằng bảng kiểm với 18
tiêu chí trong thời gian từ tháng 5-9 năm 2005 tại 8 tỉnh đại diện của ba miền
Bắc, Trung, Nam cho thấy:
- Về mũi tiêm và đường tiêm: Trung bình một BN được tiêm 2,2

mũi/ngày trong đó số mũi tiêm bắp chiếm 43,1% và số mũi tiêm tĩnh mạch là
43,5%.
- Về quy trình tiêm: 100% mũi tiêm sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn
dùng một lần, 99,2% số mũi tiêm đúng vị trí, 97,2% số mũi tiêm đúng độ
chếch của mũi kim so với mặt da, 91,5% số mũi tiêm đúng độ sâu.
- Những tồn tại liên quan đến các mũi tiêm:
+ 35,4% không rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm; 55,8% không sát
khuẩn tay trước khi đâm kim qua da.

15


×