Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

đề cương luận văn quản lý đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI VĂN HÒA
LỚP: QLKT K14F

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: Quản lý kinh tế

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI VĂN HÒA
LỚP: QLKT K14F

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Chính

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................1
3. Chủ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................1
4. Nội dung nghiên cứu...........................................................................1
5. Những đóng góp mới của luận văn:...................................................1
6. Cấu trúc luận văn................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC
TIỄN TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG...............1
1.1. Khái niệm về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường..............................1
1.1.1. Khái niệm vỉa hè, lòng đường.......................................................1
1.1.2. Khái niệm về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường...........................1
1.1.3. Đặc điểm của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường..........................1
1.1.4. Nội dung của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường...........................1
1.1.5. Mục đích và nguyên tắc của công tác quản lý trật tự vỉa
hè, lòng đường..................................................................................................1
1.1.6. Chủ thể công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường.....................1
1.1.7. Hệ thống tổ chức quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường.....................1
1.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường.................................................................................................................1
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý.........................................................1

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý của Singapore........................................1
1.2.2. Kinh nghiệm tổ chức không gian cho người đi bộ tại thành
phố Sydney - Úc ...............................................................................................1
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý người bán hàng rong tại BangkokThái Lan:...........................................................................................................1


2

1.2.4. Kinh nghiệm tổ chức không gian đỗ xe máy trên vỉa hè tại
thành phố Hồ Chí Minh.....................................................................................1
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................1
2.1. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................1
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................1
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin....................................................1
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin.....................................1
2.2.3. Phương pháp phân tích..................................................................1
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.....................................................1
2.3.1. Chỉ tiêu về quy hoạch xây dựng hè phố, đường đi bộ...................1
2.3.2. Chỉ tiêu về đô thị Văn minh - văn hóa..........................................1
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ,
LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ.....................1
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...........................................................1
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................1
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................1
3.2. Thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa
bàn thành phố Việt Trì.......................................................................................1
3.2.1. Quy chế, quy định trong công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường trên địa bàn thành phố............................................................................1
3.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý công tác trật tự trật tự vỉa hè, lòng
đường trên địa bàn thành phố............................................................................1

3.2.3. Công tác quản lý trật tự trật tự vỉa hè, lòng đường theo quy
hoạch trên địa bàn thành phố.............................................................................1
3.2.4. Công tác cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự vỉa hè,
lòng đường trên địa bàn thành phố....................................................................1
3.2.7. Công tác thông tin, tuyên truyền trong quản lý trật tự vỉa hè,
lòng đường trên địa bàn thành phố....................................................................1


3

3.3. Các nhân tố ảnh hướng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè,
lòng đường trên địa bàn thành phố....................................................................1
3.3.1. Nhận thức và hiểu biết của người dân về trật tự vỉa hè, lòng
đường.................................................................................................................1
3.3.2. Năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác
quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường......................................................................1
3.3.3. Sự phối kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền
địa phương trong công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường..........................1
3.4. Đánh giá chung về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa
bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2017...................................................1
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ.................................................1
4.1. Đổi mới công tác về quy hoạch........................................................1
4.2. Cải tiến công tác thanh, kiểm tra, xử lý trật tự xây dựng.................1
4.3. Tăng cường thông tin tuyên truyền..................................................1
4.4. Nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý trật tự vỉa hè,
lòng đường ở địa phương..................................................................................1
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................1



4

BẢNG CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

Chữ viết tắt
QLĐT
TTĐT
TTATGT
UBND

Nguyên nghĩa
Quản lý đô thị
Trật tự đô thị
Trật tự an toàn giao thông
Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là vùng đất phát tích, là Kinh đô đầu
tiên của dân tộc Việt Nam, có lịch sử gắn liền với sự hình thành nhà nước Văn
Lang - cội nguồn của dân tộc Việt Nam với nhiều truyền thuyết, di chỉ khảo cổ,
di tích lịch sử, danh thắng gắn liền với thời đại các Vua Hùng và công cuộc giữ

gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước. Nơi đây có hai di sản văn hoá phi vật thể của
nhân loại là Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Từ năm 2001, Giỗ tổ Hùng Vương trở thành Quốc lễ, Việt Trì đã được
Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch trở thành Thành phố Lễ hội, là nơi
hành hương về với cội nguồn dân tộc của nhân dân cả nước và kiều bào ở
nước ngoài và là điểm đến tham quan, du lịch hấp dẫn của du khách quốc tế.
Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và vinh dự của vùng đất Tổ - nơi cội
nguồn của dân tộc Việt Nam, trong những năm qua, thành phố Việt Trì đã
không ngừng phát triển vươn lên, đạt được nhiều thành tựu to lớn cả về chính
trị - kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Nếp sống văn minh đô thị đang dần từng bước đi vào suy nghĩ và trở
thành thói quen của mỗi người dân thành phố. Công tác chỉnh trang đô thị, tôn
tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng đã tạo cho thành phố một diện mạo mới,
góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, góp phần cải
thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân trên địa bàn.
Song, trong quá trình đô thị hóa, do nguồn lực chưa đáp ứng kịp yêu
cầu nên việc lập và thực hiện qui hoạch của thành phố thiếu đồng bộ, kéo dài
qua nhiều năm. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn
bán; tập kết vật liệu xây dựng; đặt biển quảng cáo không đúng quy định đã
gây không ít trở ngại đến trật tự an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, tác động không nhỏ đến cảnh quan chung và
hình ảnh của thành phố.


Nguyên nhân dẫn tới các vi phạm đó một phần là do chính quyền
phường, xã còn chưa chú trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý
sử dụng vỉa hè, lòng đường; công tác hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp
luật về quản lý sử dụng vỉa hè của UBND các xã, phường đối với người dân
còn hạn chế.
Bên cạnh đó,một bộ phận dân cư còn chưa có ý thức cao trong việc

chấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ, chưa tự
giác trong việc chấp hành quy chế quản lý đô thị.
Từ những thực trạng nêu trên, bản thân em hiện đang công tác tại Đội
Thanh tra trật tự đô thị thành phố Việt Trì nên em chọn đề tài luận văn “Tăng
cường quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố Việt Trì”
nhằm hướng tới xây dựng hình ảnh Việt Trì đẹp về con người, kiến trúc, cảnh
quan và đô thị văn minh trong lòng mỗi du khách thập phương khi về thành
phố, xứng đáng là một trong 11 trung tâm vùng của cả nước và trở thành
Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sử dụng và thực trạng quản lý sử dụng
vỉa hè trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng vỉa hè hiệu quả tại thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Các giải pháp giải pháp đưa ra, vừa đảm bảo tuân
thủ theo quy định của Nhà nước, phù hợp với tình hình địa phương đang
nghiên cứu, ngoài ra còn mang tính thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao trong sinh hoạt đi lại và kinh doanh của người
dân hàng ngày.
Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản Quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường trên địa thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 từ đó, đề


xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
trật tự vỉa hè, lòng đường tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Khảo sát sử dụng vỉa hè tập trung vào các hoạt động thường xuyên trên
vỉa hè bao gồm để xe tự quản trước nhà và các đối tượng kinh doanh trên vỉa
hè, từ hàng rong di động, hàng rong cố định đến các cửa hàng trưng bày hàng

hóa, bàn ăn trên vỉa hè. Trên thực tế không gian vỉa hè của Thành phố còn có
nhiều đối tượng sử dụng vì vỉa hè là không gian công cộng dành cho tất cả
mọi người. Ngoài người đi bộ và các hoạt động nêu trên, vỉa hè của Thành
phố còn là nơi gặp gỡ, trò chuyện, và ở nhiều nơi còn là sân chơi cho trẻ em,
thanh thiếu niên thành phố.
Nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới cũng đã trải qua những khó
khăn trong công tác quản lý vỉa hè tương tự thành phố Việt Trì. Vì vậy, kinh
nghiệm của các quốc gia, các thành phố trên thế giới sẽ được phân tích, đánh
giá khả năng áp dụng và áp dụng như thế nào trong bối cảnh cụ thể của thành
phố.
Khảo sát thực tiễn và phân tích thực trạng các văn bản quản lý nhà
nước hiện hành để làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đánh giá lại
thực trạng sử dụng vỉa hè, đánh giá khó khăn và vướng mắc của của Ủy ban
nhân dân phường, xã và thành phố trong công tác quản lý vỉa hè, kinh nghiệm
quản lý của một số quốc gia trong nước và trên thế giới, từ đó đề xuất các giải
pháp quản lý vỉa hè hiệu quả.
Tham mưu các cơ quan quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường (phòng Quản
lý đô thị thành phố, Đội Thanh tra trật tự đô thị thành phố, UBND các phường
(xã) trực thuộc thành phố) nâng cao năng lực, thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ UBND thành phố giao.
3. Chủ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Chủ thể nghiên cứu:


- Chính Phủ, Nhà nước: ban hành Luật, Nghị định, Thông tư trong lĩnh
vực giao thông đường bộ.
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: ban hành những Chỉ thị, quy
định, hướng dẫn trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường. Chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát việc quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường theo thẩm quyền.
- Ủy ban nhân dân quận, huyện trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương: Kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã trong việc thực hiện quản lý sử
dụng vỉa hè, lòng đường; ban hành kịp thời Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường theo thẩm quyền.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường tại
một số tuyến đường trọng điểm của thành phố Việt Trì.
Đối tượng thu thập số liệu là cán bộ, công chức, viên chức được phân
công làm công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường và những tổ chức, cá
nhân khác liên quan đến việc sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành
phố. Tuy nhiên, để có những nhận định khách quan, đề tài có nghiên cứu giải
pháp quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường nhằm làm cơ sở so sánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ. Trong đó tập trung vào các tuyến đường trọng điểm như:
đường Hùng Vương, Nguyễn Du, Quang Trung, Châu Phong, Trần Nguyên
Hãn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Giới hạn về thời gian: tài liệu, số liệu được thu thập nghiên cứu từ
năm 2015- 2017.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tăng cường quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường trên địa bàn thành phố Việt Trì chủ yếu nghiên cứu và đánh giá quá
trình thực hiện, những kết quả đạt được trong việc quản lý trật tự vỉa hè, lòng


đường. Từ đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu về công tác quản lý trật tự vỉa
hè, lòng đường trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường.
- Thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn
thành phố Việt Trì trong những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả trong công tác

quản lý sử trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố Việt Trì
5. Những đóng góp mới của luận văn:
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm
đến lĩnh vực quản lý đô thị nói chung và quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường nói
riêng trên địa bàn thành phố Việt Trì cũng như các địa phương khác.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề xuất những giải pháp quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường có tính khả
thi cho thành phố Việt Trì. Giúp các cấp chính quyền xác định được rõ tầm
quan trọng của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường đối với công tác
quản lý đô thị.
Chấn chỉnh lại những bất cập trong công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường của thành phố Việt Trì hiện nay.
Kiến nghị, rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về quản lý
trật tự vỉa hè, lòng đường hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của
luận văn gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản


lý trật tự vỉa hè, lòng đường.
Chương 2:Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên
địa bàn thành phố Việt Trì.
Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng
ðýờng trên ðịa bàn thành phố Việt Trì.



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG
1.1. Khái niệm về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
1.1.1. Khái niệm vỉa hè, lòng đường
Vỉa hè, lòng đường là một bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đô thị thuộc sở hữu của Nhà nước. Vỉa hè, lòng đường còn bao chưa các công
trình cấp, thoát nước, chiếu sang, thông tin, môi trường và các công trình khác
như: biển chỉ dẫn giao thông, biển quảng cáo, trạm biến áp, trụ nước cứu hỏa,
dải phân cách… Vỉa hè chủ yếu sử dụng cho người đi bộ. Lòng đường được
sử dụng cho các phương tiện giao thông.
1.1.2. Khái niệm về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
Quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường là quá trình tác động bằng các cơ
chế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ
chức xã hội, các sở ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay
đổi hoặc duy trì hoạt động đó. Trên góc độ nhà nước, quản lý nhà nước đối
với trật tự vỉa hè, lòng đường là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng
pháp luật, thông qua các văn bản pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh
tế- xã hội nhằm phát triển đô thị theo hướng nhất định.
Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường là một trong các nội dung
của quản lý đô thị và nó mang đầy đủ các đặc điểm của quản lý đô thị. Công
tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường là công tác đảm bảo việc sử dụng vỉa hè,
lòng đường đúng mục đích theo quy định của Nhà nước, đảm bảo trật tự an
toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Tất cả những hoạt động trên vỉa hè, lòng
đường không theo luật định đều phải được sự đồng ý của cơ quan chức năng.
Nội dung của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường bao gồm những hoạt
động sau:


- Ban hành các văn bản pháp quy quy định việc quản lý trật tự vỉa hè,

lòng đường.
- Xem xét và cấp phép sử dụng vỉa hè, lòng đường đối với cá nhân, tổ
chức muốn sử dụng vỉa hè, lòng đường ngoài mục đích đi lại trên cơ sở các
văn bản pháp quy hướng dẫn.
- Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.
1.1.3. Đặc điểm của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
- Công tác quản trật tự vỉa hè, lòng đường gắn liền với địa giới hành
chính, theo sự phân công, phân cấp giữa các lực lượng nghiệp vụ. Đồng thời
đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền của địa phương.
- Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường có liên quan đến nhiều
chính sách, pháp luật, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lực lượng
và quyền, nghĩa vụ, lợi ích chính đáng của công dân.
1.1.4. Nội dung của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
1.1.4.1. Ban hành các văn bản pháp quy quy định việc quản lý trật tự vỉa hè,
lòng đường.
Để tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho công tác quản lý trật tự vỉa
hè, lòng đường các cấp chính quyền phải ban hành các quyết định, quy định
cụ thể về quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường như: quy định về việc treo,
đặt biển hiệu quảng cáo; quy định về dựng rạp tổ chức sự kiện trên vỉa hè;
quy định về việc bày bán hàng hóa trên hè phố,… Ngoài các quy định về việc
quản lý vỉa hè, lòng đường cũng cần ban hành các văn bản pháp lý quy định
cụ thể về phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền. Căn cứ
vào Luật, Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, UBND thành phố
phải có văn bản hướng dẫn chỉ đạo cụ thể để triển khai thực hiện.
Các văn bản pháp quy làm căn cứ cho công tác quản lý trật tự vỉa hè,
lòng đường do cơ quan Nhà nước ban hành:
- Luật Giao thông đường bộ.


- Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định định về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
- Thông tư số: 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng
Hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Nghị định số: 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010
của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ.
- Quyết định số: 3381/2004/QĐ-UBND ngày 04/11/2004 của UBND
tỉnh Phú Thọ về việc Quy định một số điểm tạm thời cho phép sử dụng một
phần vỉa hè đường thành phố Việt Trì.
- Chỉ thị số: 02/CT-UBND ngày 27/8/2011 của Chủ tịch UBND thành
phố Việt Trì về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự an toàn giao
thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Việt Trì.
- Quy chế Quản lý đô thị quản lý đô thị thành phố Việt Trì năm 2013.
1.1.4.2. Công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm.
Các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là hoạt động mang
tính thường xuyên, bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ các quy định của pháp
luật. Biện pháp cưỡng chế là biện pháp cuối cùng, mang tính quyết định hiệu
lực kiểm soát phát triển, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về trật tự vỉa
hè, lòng đường như: phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng tạm vỉa hè
làm nơi tập kết vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng; bày bán hàng hóa, dịch
vụ ăn uống; đặt, treo biển hiệu quảng cáo; dựng rạp, cổng chào để tổ chức sự
kiện; làm hư hỏng vỉa hè và hệ thống hạ tầng kỹ thuật; cải tạo, sửa chữa, thay
đổi hiện trạng vỉa hè, lòng đường khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan có


thẩm quyền và các trường hợp chiếm dụng vỉa hè, lòng đường, sử dụng sai

mục đích khác. Kiểm tra việc thực hiện của tổ chức, cá nhân xin cấp phép sử
dụng vỉa hè để đảm bảo thực hiện đúng giấy phép được cấp, đúng quy định
của pháp luật hiện hành.
UBND phường, xã thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động
của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn về việc thực hiện các quy định trong
quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường. Thực hiện việc cưỡng chế thi hành đối với
những quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước.
UBND thành phố Việt Trì có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra,
thanh tra và chỉ đạo UBND các phường, xã xử lý các vi phạm về sử dụng vỉa
hè, lòng đường trong đô thị theo quy định của pháp luật.
1.1.4.3. Quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường theo quy hoạch.
* Về quy hoạch, kiến trúc
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị qua các đồ án quy
hoạch, giấy phép quy hoạch, giấy phép xây dựng. Các quy hoạch được phê
duyệt trên địa bàn thành phố được công bố công khai rộng rãi để Nhân dân
được biết, thực hiện. Các công trình công cộng xây dựng đúng quy hoạch, có
kiến trúc hài hòa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
Triển khai thực hiện quản lý theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung
thành phố Việt Trì đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt:
- Lập và quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000
các khu vực trong thành phố đảm bảo tỷ lệ đất công cộng đô thị, các quảng
trường, công viên, vườn hoa, khu vui chơi, giải trí cho khu ở và thành phố;
- Lập và đầu tư theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu ở mới, quy
hoạch cải tạo chỉnh trang, thiết kế đô thị các khu vực cũ trong thành phố đảm
bảo sự hài hòa trong kiến trúc Văn Lang và hiện đại; Trong các đồ án quy
hoạch, các thiết kế kiến trúc cần định hướng hình thức kiến trúc mang màu
sắc Văn Lang.


Thiết kế, xây dựng một số công trình điểm nhấn, tạo dấu ấn cho

thành phố.
Ban hành quy chế quảng cáo trên địa bàn thành phố (loại hình biển,
kích thước, nội dung trên biển…).
* Hệ thống giao thông:
Giao thông đối ngoại:
Đảm bảo việc kết nối từ các hướng vào thành phố Việt Trì được thuận
lợi: Xây dựng cầu Văn Lang (nối Việt Trì - Ba Vì) và đường dẫn kết nối với
đường Hai Bà Trưng; Cầu Đức Bác; hoàn thiện đường 32C, đường đê Âu Cơ.
Phối hợp với đơn vị quản lý đường sắt đoạn qua Việt Trì: đảm bảo sự
kết nối êm thuận tại các nút giao giữa đường sắt và đường bộ; Nâng cấp, cải
tạo định kỳ đường ray, hệ thống tà vẹt và công trình phụ trợ, hệ thống barie
(giảm thời gian chờ đợi của người đi đường).
Giao thông đô thị:
- Đường giao thông:
+ Đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường (cùng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật) quan trọng theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đã được duyệt:
đường Phù Đổng, đường Trường Chinh, đường Vũ Thê Lang, đường nối từ
đường Hùng Vương qua Khu công nghiệp Thụy Vân đến Quốc lộ 32C, đường
Hai Bà Trưng kéo dài, đường Thụy Vân - Thanh Đình - Chu Hóa; đường
Nguyễn Tất Thành (đoạn nối từ đường Hùng Vương đến đường Trường
Chinh), đường Mai An Tiêm…Đầu tư, xây dựng các tuyến đường nội thị theo
đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì đã được duyệt: đường
Ngọc Hoa, đường Lê Lợi…
+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường chính: đường Hùng Vương, đường
Châu Phong, đường Trần Toại, đường Tiên Dung,… các tuyến đường nối vào
các khu di tích lịch sử văn hóa quan trọng.
+ Nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng một số cầu vượt đường sắt, cầu
bộ hành cho người đi bộ trên các tuyến, đường chính đô thị.



+ Nâng tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn, đường nội đồng.
Vỉa hè:
+ Quản lý nghiêm đảm bảo chiều rộng vỉa hè: phá dỡ các bậc tam cấp,
vệt dắt xe lấn chiếm vỉa hè, không gian công cộng;
+ Lập quy hoạch vỉa hè cho một số tuyến phố chính, phân định: khu
vực vỉa hè tuyệt đối không cho phép buôn bán, lấn chiếm vỉa hè và có biện
pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm; khu vực vỉa hè cho
phép bố trí hoạt động kinh tế nhỏ (như quầy sách báo, điểm vá xe, nơi bán
hàng, quà nước…), đỗ xe máy và có thể cả ô tô (trường hợp vỉa hè lớn) với
quy định và hướng dẫn rõ ràng về tổ chức mặt bằng, không gian và cả quy chế
về kinh tế, tài chính (thuế, phí sử dụng vỉa hè…). Quy hoạch, có kiểm soát
chặt chẽ những tuyến phố đặc biệt như phố đi bộ để xây dựng bản sắc tuyến
phố, tạo bộ mặt sinh động cho đô thị.
+ Vỉa hè ưu tiên bộ hành, cảnh quan:
Các loại vỉa hè này chủ yếu ở khu vực hành chính, cơ quan văn
phòng… thường chạy dọc theo tường, rào các khu đất lớn. Những hành vi
buôn bán, lấn chiếm vỉa hè cần nghiêm cấm và xử lý triệt để.
Nghiên cứu tổ chức các mảng xanh thay cho một phần gạch lát vỉa hè để
góp phần cải thiện mỹ quan đô thị, gia tăng bề mặt thấm nước mưa, đồng thời
đóng vai trò cách ly luồng bộ hành với giao thông dưới lòng đường (hạn chế tình
trạng xe máy đi lên lề và người đi bộ băng qua đường không đúng vị trí…).
+ Vỉa hè cho phép sử dụng các hoạt động khác ở mức độ có kiểm soát:
Đối với các khu phố thương mại-dịch vụ, trong điều kiện hiện nay thì nhu
cầu sử dụng vỉa hè cho một phần hoạt động kinh tế và chỗ đậu xe là cần thiết.
Quy hoạch cụ thể từng khu vực đậu xe máy dùng chung cho một đoạn
phố, tương ứng với một số điểm lên xuống xe máy nhất định. Phần đậu xe máy
có thể nghiên cứu ở những đoạn giữa các cây xanh lớn, để dành phần vỉa hè
liên tục bên trong cho luồng bộ hành, tiếp cận với các cửa hàng; phần vỉa hè



không cho phép lên xuống bố trí dải xanh hẹp và bó vỉa thẳng đứng để cách ly,
ngăn cách xe và người tiếp cận tùy tiện với đường giao thông. Có thể thêm một
dãy đậu xe máy sát ngay mặt tiền các khu vực cửa hàng có vỉa hè lớn.
Đối với một số khu vực có vỉa hè lớn nhưng nhu cầu đi bộ không
nhiều, lòng đường hạn chế và có nhu cầu đậu ô tô, có thể cắt một phần vỉa hè
để bố trí hàng đậu ô tô (và xe máy)
+ Xã hội hóa cải tạo hệ thống vỉa hè một số tuyến đường chính, áp
dụng thí điểm hình thức Nhà nước cung cấp gạch block, nhân dân cung cấp
vật liệu khác và nhân công.
+ Chọn một mẫu gạch lát vỉa hè thống nhất trên mỗi tuyến đường,
tuyến phố.
- Các trang thiết bị, tiện ích trên vỉa hè:
+ Nhà chờ xe buýt: Xã hội hóa để xây dựng các nhà chờ xe buýt hiện
đại (Nhà đầu tư xây dựng và cho phép quảng cáo).
+ Xây dựng các cột thông tin: cho phép đăng các thông tin, quảng cáo,
tờ rơi tại các địa điểm công trình công cộng, nhà văn hóa khu dân cư…
+ Thùng rác: lắp đặt các thùng rác trên một số tuyến đường, tại các nhà
chờ xe buýt.
+ Nhà vệ sinh công cộng: Lựa chọn các mẫu nhà vệ sinh công cộng hài
hòa với cảnh quan môi trường. Xã hội hóa việc xây dựng, khai thác nhà vệ
sinh công cộng.
Hệ thống giao thông tĩnh:
Xã hội hóa việc xây dựng và vận hành hệ thống giao thông tĩnh trên địa
bàn thành phố, thí điểm hình thức: Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, đấu
thầu đơn vị khai thác sử dụng:
Các bãi đỗ xe đối ngoại, trạm dừng nghỉ, vệ sinh công cộng và bán đồ
lưu niệm, đặc sản vùng miền tại các cửa ngõ vào thành phố:


+ Phía Đông Nam: địa phận xã Sông Lô với diện tích khoảng 2,5ha (bãi

đỗ xe buýt và xe khách) và khoảng 3,7 ha (bãi đỗ xe tải).
+ Phía Đông Bắc: tại nút giao giữa đường Phù Đổng và đường Trường
Chinh, diện tích khoảng 0,7ha.
+ Phía Tây Nam: tại lô đất giao giữa đường 36m (nối từ đường Hùng
Vương, qua khu đô thị Minh Phương) và đường 32C, với diện tích khoảng
1ha.
+ Phía Tây Bắc: tại lô đất góc ngã giao quốc lộ 32C với đường Hùng
Vương, diện tích khoảng 1ha.
Các điểm đỗ xe và nhà vệ sinh dọc các trục đường lớn nội thị:
Trên đường Hùng Vương:
+ Bãi đỗ xe đối diện Sân vận động tỉnh: diện tích khoảng gần 0,8ha;
+ Bãi đỗ xe đối diện Công ty vật tư tổng hợp Vĩnh Phú, phường Vân Cơ;
+ Bãi đỗ xe thuộc đoạn A9 (ngã tư Hòa Phong) - A11 (ngã ba Vân Cơ).
Trên đường Nguyễn Tất Thành:
+ Bãi đỗ xe tiếp giáp với trung tâm phòng chống bệnh xã hội diện tích
khoảng 600m2;
+ Bãi đỗ xe tại lô đất góc ngã giao đường Nguyễn Tất Thành và đường
Trần Toại, diện tích khoảng 1ha;
Bãi đỗ xe tại các công trình công cộng:
+ Quy hoạch chi tiết các công trình công cộng, dịch vụ thương mại:
đảm bảo tỷ lệ diện tích bãi đỗ xe theo quy định.
+ Xây dựng hoàn thiện các bãi đỗ xe tại công viên Văn Lang, quảng
trường Hùng Vương...;
+ Sử dụng có hiệu quả các bãi đỗ xe tại các trung tâm thương mại dịch
vụ: Vincom plaza, BigC, chợ trung tâm, các chợ tại các phường, xã… các khu
di tích lịch sử văn hóa, công trình thể dục thể thao.


1.1.4.4. Cấp phép, chấp thuận tạm thời sử dụng vỉa hè, lòng đường.
* Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “1 cửa” cấp xã.
- Bộ phận “1 cửa” cấp xã kiểm tra nếu đủ hồ sơ sẽ tiếp nhận hồ sơ, giao
giấy hẹn cho chủ đầu tư.
- Trong thời hạn quy định chủ đầu tư đến UBND cấp xã thống nhất nội
dung ký cam kết để triển khai thực hiện; trường hợp không đủ điều kiện
UBND cấp xã trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do để chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ
sơ theo quy định.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- 01 Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường phố (theo mẫu
số 01).
- Bản vẽ vị trí mặt bằng cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng
tạm thời một phần hè, lòng đường.
- Trường hợp thi công sửa chữa công trình yêu cầu phải có giấy phép
XD hoặc sửa chữa.
- Trường hợp lắp đặt các loại hình quảng cáo phải có văn bản thoả
thuận nội dung quảng cáo của Sở Văn hoá thể thao và Du lịch.
- Trường hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền phải
có văn bản cho phép của UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện.
- Văn bản pháp lý khác (nếu có).
- Bản cam kết sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường ký giữa chủ đầu tư
với UBND cấp xã.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép xây dựng hoặc sửa chữa công trình đối với trường hợp thi
công sửa chữa công trình.


- Văn bản thoả thuận nội dung quảng cáo của Sở Văn hoá thể thao và

du lịch đối với trường hợp lắp đặt các loại hình quảng cáo.
- Văn bản cho phép của UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện đối với
trường hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền.
1.1.4.5. Hướng dẫn trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
Hướng dẫn, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân biết và tuân thủ quy định
về quản lý và sử dụng vỉa hè tại các khu vực được sử dụng tạm làm nơi để xe
đạp, xe máy và phần dành cho người đi bộ; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
làm nơi kinh doanh, buôn bán, đặt biển quảng cáo, tập kết vật liệu xây dựng;
không dựng rạp để tổ chức việc cưới, việc tang, hội họp lấn chiếm lòng đường
sai quy định; không tự ý đào, cắt vỉa hè, lòng đường khi chưa được cấp phép.
1.1.4.6. Công tác tuyên truyền quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
Các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị- xã hội và UBND các phường, xã đẩy mạnh tuyên truyền các chuyên
đề về văn hóa, văn minh đô thị trên hệ thống truyền thanh từ thành phố đến cơ
sở và trực quan như panô, áp phích.
Chủ động lập chương trình tuyên truyền, giáo dục đặc biệt về nâng cao
ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của Đoàn Thanh niên, hội viên các hội: Phụ nữ,
Người cao tuổi, Cựu chiến binh, Văn học nghệ thuật và nhân dân trong việc
tuân thủ pháp luật, thực hiện Quy chế quản lý đô thị, các quy tắc ứng xử văn
hóa, văn minh đô thị và cả quy ước của khu dân cư để mọi thành phần trong
xã hội đều hưởng ứng tham gia với tư cách là một chủ thể vừa vận động, vừa
thực hiện. Đô thị không phải không gian sống riêng của người đô thị mà là
của tất cả mọi giai tầng liên quan đến nó.
Chuẩn hóa và thành Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh đô thị; tạo
chuyển biến thực sự trong giao tiếp ứng xử, nhất là trong văn hóa giao thông,
văn hóa công sở, văn hóa kinh doanh, thương mại, giao tiếp trong không gian
công cộng; hướng tới mục tiêu phong cách con người Việt Trì thanh lịch, mến
khách, thân thiện, giàu tính nhân văn, mang đậm tình người đất Tổ.



Duy trì các phong trào thi đua và các nội dung trong Kế hoạch triển
khai “Năm trật tự, văn minh đô thị ”. Các nhiệm vụ phải thực hiện liên tục,
thường xuyên và chú trọng tổ chức giám sát, kiểm tra các thời điểm nhạy
cảm, nhất là nhân dịp tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm . Kịp thời
biểu dương những gương người tốt, việc tốt, đồng thời đấu tranh, phê phán
quyết liệt những hành vi tiêu cực vi phạm trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị.
Từ đó, nâng cao ý thức tự giác chấp hành Quy chế quản lý đô thị trong các cơ
quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân bằng các giải pháp đồng bộ.
Quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 25
tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng quản lý đô thị, Đội Thanh tra trật tự
đô thị tổ chức quán triệt, tập huấn, hướng dẫn, phổ biến các quy định của
pháp luật về trật tự vỉa hè, lòng đường cho cán bộ, công chức xã, phường.
1.1.5. Mục đích và nguyên tắc của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
1.1.5.1. Mục đích của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
Ðể đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên ðịa bàn thành phố, UBND
tỉnh Phú Thọ ðã ban hành ban hành Quyết định số: 3381/2004/QÐ-UBND
ngày 04/11/2014 về việc Quy ðịnh một số ðiểm tạm thời cho phép sử dụng
một phần vỉa hè ðýờng thành phố Việt Trì. Quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
là việc rất cần thiết vì vỉa hè, lòng đường là một bộ phận của giao thông đô
thị, cũng như phản ánh phần nào bộ mặt của đô thị.
Nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp và tốc độ đô thị hóa ngày
càng tăng, người dân đô thị của chúng ta phần lớn chưa có thói quen của công
dân đô thị, ý thức chấp hành pháp luật còn chưa cao,... Do đó cần thiết phải
triển khai công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường để xử lý các vi phạm đối
với vỉa hè, lòng đường để đảm bảo trật tự đô thị, đồng thời giáo dục ý thức
của người dân đô thị.



1.1.5.2. Nguyên tắc công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường được triển khai một cách
phù hợp tùy tình hình của phường, xã trên địa bàn thành phố. Nhưng mặt khác
luôn tồn tại những nguyên tắc không thể thay đổi của công tác quản lý và sử
dụng vỉa hè, lòng đường. Các nguyên tắc quản lý bao gồm:
- Khi sử dụng vỉa hè, lòng đường vào các mục đích khác ngoài mục
đích cho người đi bộ và tham gia giao thông phải được phép của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Việc sử dụng vỉa hè, lòng đường phải đảm bảo trật tự,
an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
- Vỉa hè, lòng đường thuộc hệ thống giao thông được quản lý thống
nhất trên địa bàn thành phố. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân tự đào bới,
xây dựng làm biến dạng vỉa hè, lòng đường đã được xây dựng; không được sử
dụng vỉa hè, lòng đường để họp chợ, bày hàng quán, để vật liệu, phế thải. Vỉa
hè được sử dụng cho người đi bộ, không được bày, bán hàng và chiếm không
gian trên vỉa hè để bày bán hàng hóa.
1.1.6. Chủ thể công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường.
Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường bao gồm nhiều nội dung
công việc và không phải do một cơ quan chức năng quản lý một cách toàn
diện, mà từng nội dung lại được phân cấp theo chức năng, quyền hạn của từng
đơn vị khác nhau thực hiện. Các nội dung công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường được giao cho các cơ quan, đơn vị sau:
- Phòng Quản lý đô thị (cơ quan thường trực của Ban an toàn giao
thông thành phố): tham mưu giúp UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn các ngành, UBND phường, xã, các doanh nghiệp đóng trên
địa bàn Thành phố tập trung tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cụ
thể như:
+ Phối hợp với các cơ quan truyền thanh, truyền hình Thành phố xây
dựng các chuyên trang, chuyên mục phóng sự, tăng thời lượng phát sóng về



chuyên mục an toàn giao thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo nội
dung chương trình của Ban an toàn giao thông Tỉnh và chương trình an toàn
giao thông quốc gia.
+ Phối hợp với Công an thành phố tăng cường công tác kiểm tra, hướng
dẫn việc thực hiện công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đồng thời có phương án phòng ngừa và
chống ùn tắc giao thông trên địa bàn. Tiến hành kiểm tra, rà soát, phân loại
các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Đề xuất bổ sung biển báo, đèn
tín hiệu và xử lý lấp các lối mở tự phát trên các tuyến đường sắt.
- Đội Thanh tra trật tự đụ thị: tăng cường phối hợp với UBND các
phường, xã bám sát địa bàn để phát hiện và xử lý triệt để đối với các trường hợp
vi phạm về trật tự vỉa hè, lòng đường. Đôn đốc UBND phường, xã triển khai
nhiệm vụ ra quân, thực hiện tháng an toàn giao thông (tháng 9 hàng năm) đạt kết
quả tốt. Bố trí lực lượng, phương tiện phục vụ công tác giải toả các vi phạm về
trật tự vỉa hè, lòng đường và hành lang an toàn giao thông trên từng địa bàn.
- Cụng an thành phố: Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng cảnh sát
giao thông, công an các phường, xã phối hợp với các phòng, ban chức năng của
Thành phố duy trì thường xuyên công tác hướng dẫn các phương tiện tham gia
giao thông tại các nơi đông người, ngã ba, ngã tư. Tăng cường công tác kiểm
tra, kiểm soát trên các tuyến đường. Phát hiện xử lý kiên quyết đối với các
phương tiện dừng đỗ không đúng nơi quy định; xe quá khổ, quá tải chuyên chở
đất đá, vật liệu xây dựng, chất thải xây dựng rơi vãi gây ô nhiễm môi trường,
mất mỹ quan đô thị và phá huỷ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- UBND các phường, xã: chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền phổ
biến, giáo dục pháp luật, các Nghị định của Chính Phủ về đảm bảo an toàn
giao thông, Quy chế quản lý đô thị của UBND thành phố nhằm tạo chuyển
biến trong ý thức chấp hành pháp luật, thúc đẩy việc xây dựng kế hoạch, biện
pháp nhằm duy trì và phát huy kết quả đã đạt được tại địa phương. Bằng



×