Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

1.Quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật và thực tiến thực hiện? 2.Xác định quyền lợi tham gia BHYT của người khuyết tật nhẹ, nặng khi tham gia quan hệ lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.17 KB, 15 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển song hành với các chiến lược phát triển kinh tế
thì những chủ trương chính sách phát triển xã hội thông qua các chính sách đảm
bảo đời sống an sinh xã hội của người dân cũng ngày càng được chú trọng.
Hiện nay, người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các cơ hội tiếp cận
các hoạt động, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực, tạo thuận lợi cho việc hội nhập
đời sống của cộng đồng. Bản thân người khuyết tật không thể hội nhập vào
cuộc sống cộng đồng nếu đó chỉ là sự nỗ lực của bản thân mà còn cần được sự
quan tâm chia sẻ, tạo thuận lợi từ gia đình, cộng đồng và xã hội để người
khuyết tật có thể dễ dàng hoà nhập với cộng đồng và xã hội từ đó phát huy được
khả năng của mình. Vì vậy, trên khuôn khổ bài tập học kỳ môn pháp luật người
khuyết tật, em xin chọn đề bài số 11 để làm rõ và tìm hiểu sâu sắc hơn vấn đề:
“1.

Quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho

người khuyết tật và thực tiến thực hiện?
2.

Xác định quyền lợi tham gia BHYT của người khuyết tật nhẹ, nặng

khi tham gia quan hệ lao động.”

NỘI DUNG
I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm và đặc điểm người khuyết tật
Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về định nghĩa người
khuyết tật, tuy nhiên với góc độ tiếp cận nào cũng nhất thiết phải phản ánh được
thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi trường
1




hoặc con người khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế , chính trị, xã hội. Họ
phải được bảo đảm rằng họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt
động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyền của con
người. Với cách tiếp cận đó, có thể đưa ra định nghĩa khái niệm người khuyết
tật như sau:
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong
việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng
với những chủ thể khác.
Người khuyết tật trước hết là những con người nên họ mang những đặc điểm
chung về mặt kinh tế - xã hội, đặc điểm tâm sinh lý như mọi người khác trong
xã hội. Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên nhóm
người khuyết tật nói chung lại có những nét đặc thù so với nhóm người không
khuyết tật và mỗi nhóm người khuyết tật dạng này lại có nét đặc thù tương đối
so với nhóm người khuyết tật dạng khác.
Đặc điểm dưới góc độ kinh tế - xã hội, trước hết người khuyết tật là nhóm cư
dân đặc biệt phải chịu thiệt thòi về mặt kinh tế - xã hội và nhân khẩu học:
những gia đình có người khuyết tật có xu hướng hoặc là thiếu nhân lực lao động
hoặc có quá nhiều người sống phụ thuộc. Học vấn của các thành viên trong
những gia đình người khuyết tật thường không cao. Nhiều chủ hộ gia đình là lại
chính là người khuyết tật có sức khỏe yếu. Tài sản của gia đình người khuyết tật
thường nghèo nàn, thu nhập ở mức thấp, vì vậy điều kiện sống và sinh hoạt là
không tốt. ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sức khỏe phúc lợi của các thành viên
trong gia đình.

2



Mặt khác, vì tình trạng do khuyết tật gây ra, người khuyết tật phải gánh chịu
rất nhiều thiệt thòi trong mọi mặt cuộc sống: khuyết tật là nguyên nhân chính
gây ra nhiều khó khăn cho người khuyết tật trong việc thực hiện các công việc
sinh hoạt hàng ngày, trong giáo dục, việc làm, tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn,
sinh con và tham gia các hoạt động xã hội. Để khắc phục những khó khăn này,
người khuyết tật chủ yếu dựa vào gia đình, nguồn giúp đỡ chính đối với họ.
Những khó khăn càng trở nên trầm trọng hơn do thái độ tiêu cực của cộng đồng
đối với người khuyết tật.
Quan niệm của xã hội về người khuyết tật còn tiêu cực, dẫn đến sự kỳ thị và
phân biệt đối xử. Hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật còn rất hạn chế, thực tế
cho thấy có sự khác biệt lớn giữa nhu cầu của người khuyết tật và những giúp
đỡ mà họ nhận được. Sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng mang tính từ thiện
nhiều hơn là phát triển con người. Hầu hết người khuyết tật được hỗ trợ như
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,lương thực, … nhưng lại ít được trợ giúp trong
việc làm, dạy nghề và tham gia hoạt động xã hội.
Đặc điểm dưới góc độ dạng tật và mức độ khuyết tật, Trên thế giới, ở mỗi
quốc gia có thể có các quy định khác nhau về một số dạng tập song nhìn chung
hầu hết và phổ biến là các dạng khuyết tật giống như đã được quy định tại Luật
người khuyết tật Việt Nam, bao gồm: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói;
khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật
khác. Mỗi dạng khuyết tật này có những đặc điểm riêng, chung về tâm, sinh lý,
về khả năng qua đó tác động đến các nhu cầu của bản thân và có ảnh hưởng qua
lại, tác động đáng kể tới môi trường xung quanh làm xuất hiện những hệ quả
pháp lý trong quá trình hòa nhập cộng đồng.
2. Khái niệm luật người khuyết tật

3


Người khuyết tật - trước hết là một con người, nhưng so với những người

bình thường họ có những điểm không bình thường. Do đó, luật người khuyết tật
vừa đảm bảo cái chung đồng thời chứa đựng cái riêng. Theo nghĩa chung, luật
người khuyết tật bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội nhằm xác định,tổ chức thực hiện và đảm bảo các quyền và trách
nhiệm của người khuyết tật nhằm bảo đảm cuộc sống bình thường của họ trong
môi trường cộng đồng. Với cách tiếp cận quyền của người khuyết tật dựa trên
các quyền con người thì các quan hệ xã hội liên quan đến người khuyết tật trải
rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với phạm vi điều chỉnh rộng như vậy, luật
người khuyết tật là hệ thống các quy tắc xử sự, do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo thực hiện các quyền của
người khuyết tật. Theo nghĩa riêng, luật người khuyết tật bao gồm các quy
phạm nhằm điều chỉnh các quan hệ trực tiếp làm phát sinh cũng như cách thức
thực thi và đảm bảo các quyền và trách nhiệm cụ thể của người khuyết tật. Cụ
thể đó là các quan hệ xã hội nhằm xác định mức độ khuyết tật; quan hệ chăm
sóc sức khỏe; quan hệ bảo trợ xã hội; quan hệ về việc xác định trách nhiệm của
các chủ thể… với người khuyết tật.
Như vậy, luật người khuyết tật là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình đảm bảo các quyền và trách nhiệm của người khuyết tật
I.

QUY ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI, HỖ TRỢ KINH PHÍ CHĂM SÓC
HÀNG THÁNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC

HIỆN
1. Chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người
khuyết tật

4



Đây là chế độ trợ cấp cơ bản của bảo trợ xã hội cho người khuyết tật. Theo
quy định Luật người khuyết tật, để được hưởng khoản trợ cấp và hỗ trợ đối
tượng khuyết tật phải đảm bảo điều kiện hưởng. Điều kiện để hưởng trợ cấp xã
hội và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng với hai nhóm đối tượng có sự khác
nhau. Đối với chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, cần xác định không phải mọi
đối tượng khuyết tật đều được hưởng trợ cấp này mà điều kiện hưởng thực hiện
theo nguyên tắc lũy thoái từ đối tượng khuyết tật nặng nhất với nhu cầu cấp
thiết nhất. Theo Luật người khuyết tật, để hưởng trợ cấp này đối tượng phải
được xác định là người khuyết tật nặng hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng
(theo khoản 1 Điều 44 Luật người khuyết tật). Như vậy, theo Luật người khuyết
tật tiêu chí xác định đối tượng hưởng trợ cấp chỉ dừng lại ở mức độ khuyết tật
mà không đề cập đến các điều kiện khác như hoàn cảnh kinh tế, tình trạng tài
sản,tình trạng thân nhân… So với pháp luật quốc gia khác, quy định về điều
kiện hưởng này tỏ ra “thoáng” hơn.
Đối với chế độ trợ cấp xã hội, đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng
tháng quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách
trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hộiư:
“1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các
trường hợp quy định sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

2. Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại
Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

5


3. Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo

không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
4. Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc
vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi
con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó
đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn
bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền
phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người
này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

6. Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo
quy định của pháp luật về người khuyết tật.”
Bên cạnh chế độ trợ cấp với bản thân đối tượng khuyết tật, luật hiện hành
cũng quy định quyền lợi cho thân nhân, gia đình và người nhận nuôi người
khuyết tật thông qua chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng. Những đối
tượng được hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật được quy định tại Điều
44 Luật ngươi khuyết tật quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc
hàng tháng:
“2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng,
chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

6


c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi
con dưới 36 tháng tuổi.

3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi
được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.”
Để được hưởng trợ cấp, hỗ trợ hàng tháng đối tượng phải đảm bảo thủ tục
với quy định về hồ sơ, trình tự xin hưởng trợ cấp, hỗ trợ. Hồ sơ của đối tượng
bao gồm: đơn đề nghị hưởng trợ cấp của đối tượng hoặc gia đình, người thân,
người giám hộ theo mẫu quy định; sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp
và biên bản họp hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tại xã, phường, thị trấn hoặc
văn bản xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên. Trong trường hợp có ý kiến
thắc mắc, khiếu nại, tố cáo sau khi đã niêm yết danh sách công khai cần có văn
banr kết luận của Hội đồng xét duyệt cấp xã. Hồ sơ được gửi tới ủy ban nhân
dân cấp xã xét duyệt. Quy định về thủ tục hưởng trợ cấp của người khuyết tật
khá chặt chẽ. Thực tế hoàn cảnh sống cụ thể và những khó khăn của người
khuyết tật trong cuộc sống thể hiện rõ trong cộng đồng và điều này cũng được
truyền tải trong thủ tục xét duyệt ở các cấp địa phương. Mặt khác, vì khoản trợ
cấp có tính xã hội áp dụng đối với những đối tượng đặc biệt khó khăn nên cũng
có sự tác động lớn đến ý thức của bản thân và thân nhân người thụ hưởng, nếu
không thực sự khó khăn, không thực sự cần thiết họ cũng không lạm dụng hoặc
trục lợi khoản trợ cấp mang đầy ý nghĩa nhân đạo này.
Về chế độ hưởng, mức trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng
tháng được Chính phủ quy định cụ thể. Mức trợ cấp này được xác định và điều
chỉnh trong tương quan mối quan hệ chung với mức trợ cấp của các đối tượng
chính sách khác, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và điều kiện thực
7


tế. Việc đáp ứng nhu cầu trợ giúp cho người khuyết tật nói riêng và các đối
tượng xã hội khác nói chung phải được tính toán cân đối với khả năng đáp ứng
và điều kiện kinh tế xã hội từng giai đoạn cụ thể của đất nước, nếu không sẽ ảnh

hưởng đến các chính sách kinh tế, phát triển khác. Hơn nữa, nếu mức trợ cấp
quá cao cũng sẽ gây tâm lý ỷ lại phải trông chờ vào trợ cấp của cả đối tượng và
thân nhân. Tuy nhiên nếu mức trợ cấp quá thấp lại không đảm bảo được ý nghĩa
và mục đích trợ giúp bởi lẽ xét cho cùng khoản trợ cấp này là lưới đỡ cận kề
nhất với cuộc sống của người khuyết tật, và trong thực tế,ở nhiều trường hợp
đây là nguồn đảm bảo cơ bản, duy nhất của đối tượng.
Do mục đích của trợ cấp bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật là nhằm hỗ
trợ, giúp đỡ ở mức độ cần thiết đảm bảo các nhu cầu sinh sống cơ bản của
người khuyết tật nên mức trợ cấp được xác định trên cơ sở của chi phí sinh hoạt
tối thiểu. Việc quy định mức trợ cấp cho đối tượng tính đến sự công bằng nhất
định với nhu cầu sử dụng thực tế của đối tượng. Mức trợ cấp hiện hành được
thiết kế bằng việc quy định mức chuẩn với mức độ suy giảm sức khỏe, có tính
đến yếu tố hoàn cảnh gia đình. Để đảm bảo công bằng cho đối tượng hưởng,
trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức khác nhau thì được ưu
tiên hưởng mức cao nhất. Luật người khuyết tật cũng quy định rõ tài khoản 3
điều 44 đối với người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức cao
hơn đối tượng có cùng mức độ khuyết tật. Trường hợp đối tượng không đảm
bảo được cuộc sống ở cộng đồng sẽ được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ
xã hội để nuôi dưỡng. Những đối tượng hưởng trợ cấp xã hội Hàng tháng khi
chết được hỗ trợ chi phí mai táng.
Mức chuẩn xác định mức trợ cấp xã hội và hỗ trợ hàng tháng được điều
chỉnh khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi. Căn cứ vào điều kiện cụ thể
của địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố Trung ương quy
8


định mức trợ cấp xã hội hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng, mai táng phí cho phù hợp
nhưng không thấp hơn mức thấp nhất do Chính phủ quy định. Trên cơ sở đó
mức trợ cấp của người khuyết tật sống ở địa phương được xác định theo quy
định của địa phương và đương nhiên cũng sẽ có sự khác nhau nhất định giữa

các địa phương. Bên cạnh khoản trợ cấp phải hỗ trợ từ nguồn tài chính công,
nhà nước cũng chú trọng tới việc phát huy tối đa khả năng của bản thân đối
tượng, gia đình và cộng đồng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người khuyết tật.
2. Thực tiễn thực hiện
Em xin lựa chọn tìm hiểu thực tiễn thực hiện về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh
phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn Hà nội.
Hiện nay, tại Thành phố Hà Nội, số người khuyết tật nặng và người khuyết
tật đặc biệt nặng là 71.375 người (chiếm 73%) trong tổng số người khuyết tật
trên địa bàn. UBND Thành phố đã có nhiều chính sách phù hợp để trợ giúp họ
có một cuộc sống đảm bảo hơn và giúp họ hòa nhập vào cộng đồng. Việc xác
định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật đã được Thành
phố Hà Nội quan tâm, chú ý để người khuyết tật được hưởng các trợ cấp phù
hợp, tương ứng với mức độ khuyết tật của họ. Tuy nhiên việc xác định mức độ
khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật tại một số xã, phường vẫn còn chậm,
chủ yếu mới thực hiện cho nhóm đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng
tháng tại cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội do Sở Lao đông - Thương binh
và Xã hội quản lý. Thực tế áp dụng pháp luật về xác định đối tượng được hưởng
trợ giúp xã hội thì một số địa phương trên địa bàn Thành phố xảy ra một số vấn
đề như: bỏ sót các đối tượng hưởng trợ giúp xã hội và một số địa phương tìm
cách gian dối, khai man để xác định cả những người “không đủ tiêu chuẩn”
được hưởng trợ giúp xã hội. Ngoài ra, vì chính sách trợ giúp xã hội cho người
9


khuyết tật còn rất mới, từ việc xét duyệt công nhận dạng khuyết tật và mức độ
khuyết tật nên việc thực hiện rất khó khăn. Đối với đối tượng được hưởng hỗ
trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng: Ngoài những gia đình có người khuyết tật
đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt
nặng. Theo báo cáo kết quả thực hiện chính sách đối với người khuyết tật năm

2015 của UBND Thành phố Hà Nội thì số người khuyết tật đang được nhận
chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là 3.006 người. Thực tế cho thấy việc
hưởng hỗ trợ chi phí chăm sóc người khuyết tật cũng phải đặt trong mối tương
quan với những nhóm đối tượng hưởng trợ giúp khác của địa phương như trẻ
mồ côi, người già neo đơn, người nhận nuôi trẻ mồ côi trong mối tương quan
giữa số lượng đối tượng được hưởng, sự eo hẹp về nguồn tài chính như hiện
nay.
II.

QUYỀN LỢI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI KHUYẾT
TẬT NHẸ, NẶNG KHI THAM GIA QUAN HỆ XÃ HỘI
Khám bệnh, chữa bệnh là quyền cơ bản của tất cả mọi người trong xã hội khi

có nhu cầu. Bên cạnh những quyền được quy định tại luật chung là Luật khám
bệnh, chữa bệnh 2009 thì Luật người khuyết tật cũng có những quy định riêng
về quyền được khám chữa bệnh cho người khuyết tật, theo đó Nhà nước phải
đảm bảo để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch
vụ y tế phù hợp và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần thực hiện những biện
pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho người khuyết tật. Người khuyết tật là
đối tượng yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Vì vậy, bên cạnh quyền
được khám chữa bệnh thì nhóm đối tượng người khuyết tật trên còn được
hưởng những chế độ ưu đãi khi họ có nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế.
1. Quyền lợi tham gia bảo hiểm y tế của người khuyết tật nhẹ khi tham gia
quan hệ xã hội
10


Không có quy định riêng về chế độ hưởng bảo hiểm y tế cho người khuyết tật
nhẹ mà người khuyết tật nhẹ chỉ được hưởng ưu tiên thông qua các đối tượng
khác như sau:

 Trẻ em dưới 6 tuổi và người thuộc hộ gia đình nghèo thì được hưởng
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh (khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y
tế sửa đổi bổ sung 2014)
 Người khuyết tật thuộc hộ gia đình cận nghèo thì được hỗ trợ 70% mức
đóng
 Học sinh, sinh viên hoặc người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp có
mức sống trung bình được hỗ trợ 30% mức đóng
 Người khuyết tật tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
2. Quyền lợi tham gia bảo hiểm y tế của người khuyết tật nặng khi tham
gia quan hệ xã hội
Thứ nhất, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 44 Luật người khuyết tật 2010:
“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
b) Người khuyết tật nặng”
Lại căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa
đổi, bổ sung năm 2014:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng”.
Như vậy, người khuyết tật nặng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do
ngân sách nhà nước đóng theo diện người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội
hằng tháng.
Thứ hai, về mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 22 Luật bảo
hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014.
11


“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định
tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi

phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các
điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa
bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế
dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn
kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;…”
Vậy cho nên người khuyết tật nặng sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh,
chữa bệnh trong phạm vi bảo hiểm y tế.
3. Một số tồn tại, bất cập và đề xuất giải pháp khắc phục
Theo quy định hiện hành, nhà nước chỉ cấp thẻ BHYT cho những người
khuyết tật nặng và rất nặng, còn người khuyết tật nhẹ chưa được chăm lo. Bên
cạnh đó thực tiễn khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật nói chung còn có
những hạn chế nhất định. Cụ thể là tỷ lệ người khuyết tật sử dụng thẻ bảo hiểm
y tế tự nguyện đi khám bệnh tại các cơ sở y tế không cao, khoảng 70%; hoặc
đối tượng không thực hài lòng với chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm.Việc
triển khai chính sách này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Một số rào cản
trong sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật là phải khám theo
đúng tuyến mà trạm y tế xã chưa có đủ trang thiết bị và nhân lực đảm bảo chất
lượng cho công việc này; thủ tục sử dụng dịch vụ còn phức tạp; thời gian chờ
đợi lâu, mất thời gian.Việc nhân viên y tế không nhiệt tình hay chất lượng trang

12


thiết bị và loại thuốc được bảo hiểm chi trả nghèo nàn cũng là những nguyên
nhân khiến người khuyết tật không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Ðể thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
cũng như khuyến khích người khuyết tật tham gia bảo hiểm y tế, các nhà hoạch
định chính sách cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, bảo đảm tính đồng

bộ trong việc ban hành giữa các văn bản pháp quy; truyền thông vận động
người khuyết tật tham gia bảo hiểm xã hội. Tăng cường nhận thức của các cấp
ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, người dân hiểu về ý
nghĩa, tầm quan trọng của bảo hiểm y tế và trách nhiệm của mỗi người dân
tham gia bảo hiểm y tế. Các cơ sở y tế công cần chú trọng đến các nguyên tắc
ứng xử của cán bộ y tế đối với người khuyết tật tham gia bảo hiểm y tế; tiếp tục
đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục
hồi chức năng cho người khuyết tật.

KẾT LUẬN
Trong những năm qua, với sự nỗ lực của Nhà nước, các tổ chức quốc tế và
toàn xã hội việc thực hiện chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội cho người
khuyết tật đã tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cuộc sống của người
khuyết tật. Cùng với đó sự thay đổi về nhận thức xã hội đã giúp cho người
khuyết tật ngày càng tự tin hơn, hòa nhập với đời sống xã hội. Với vai trò chủ
đạo của Nhà nước, hoạt động trợ giúp xã hội cho người khuyết tật đã thu hút sự
quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và
cộng đồng về mọi mặt của người khuyết tật, từng bước giảm dần những rào cản,
đáp ứng được những nhu cầu và quyền lợi chính đáng của người khuyết tật, tạo
động lực để họ phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập, đóng góp cho xã hội.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân
2. Luật người khuyết tật Việt Nam 2010
3. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật người khuyết tật

4. Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối
5.
6.
7.
8.

tượng bảo trợ xã hội
Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009
Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014
Wikipedia.vn
/>
MỤC LỤC

14


ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................1
1.Khái niệm và đặc điểm người khuyết tật.....................................................1
2.Khái niệm luật người khuyết tật...................................................................3
II.QUY ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI, HỖ TRỢ KINH PHÍ CHĂM SÓC
HÀNG THÁNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN.4
1.Chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người
khuyết tật.............................................................................................................4
2.Thực tiễn thực hiện......................................................................................9
III.QUYỀN LỢI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI KHUYẾT
TẬT NHẸ, NẶNG KHI THAM GIA QUAN HỆ XÃ HỘI.................................10
1.Quyền lợi tham gia bảo hiểm y tế của người khuyết tật nhẹ khi tham gia
quan hệ xã hội...................................................................................................10

2.Quyền lợi tham gia bảo hiểm y tế của người khuyết tật nặng khi tham gia
quan hệ xã hội....................................................................................................11
3.Một số tồn tại, bất cập và đề xuất giải pháp khắc phục.............................12
KẾT LUẬN.........................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

15



×