ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ QUỐC BẢO
PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO
NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ QUỐC BẢO
PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO
NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thúy Nga
Hà nội – 2016
[
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và
đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ĐỖ QUỐC BẢO
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2. Tình hình nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
5.2 Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cầu của luận văn
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm người khuyết tật
1.1.2. Phân loại khuyết tật
1.1.3. Ý nghĩa chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2. Pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2.1. Khái niệm pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2.2. Nguyên tắc pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2.3. Nội dung pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2.4. Vai trò của pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.3. Kinh nghiệm một số nước về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật và gợi
mở cho Việt Nam
1.3.1. Nhật Bản
1.3.2. Trung Quốc
1.3.3. Hoa Kỳ
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật
2.1.2. Những hạn chế trong quy định pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người
khuyết tật
2.1.3. Thương binh và các chính sách về thương binh
2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
2.2.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
2.2.2. Khám bệnh, chữa bệnh
2.2.3. Chỉnh hình, phục hồi chức năng
2
1
2
4
4
8
10
10
11
11
11
11
11
11
11
12
13
13
13
18
20
23
23
25
28
37
39
39
40
42
43
45
45
45
48
51
53
53
58
61
2.2.4. Xử lý vi phạm trong chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT
NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết
tật ở Việt Nam
3.1.1. Thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc
sức khỏe cho người khuyết tật
3.1.2. Bảo đảm pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật phù hợp với
công ước quốc tế về người khuyết tật mà Việt Nam tham gia ký
3.1.3. Đẩy mạnh và nâng cao việc chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật bằng
biện pháp ngoài y tế
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho
người khuyết tật tại Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
3.2.2. Nâng cao nhận thức về khuyết tật và người khuyết tật
3.2.3. Xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cho ngươi khuyết tật
3.2.4. Tạo điều kiện nhân lực, vật lực cho hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người
khuyết tật
3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
64
67
69
69
69
71
72
73
73
75
79
80
84
86
88
89
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội, bởi vậy mà vấn đề
làm thế nào để có một sức khỏe tốt, không có bệnh tật, đảm bảo sống lâu, sống
khỏe, sống có ích cho xã hội là mong muốn của tất cả mọi người. Vì thế mà nhu
cầu chăm sóc sức khỏe là nhu cầu quan trọng và tất yếu của con người, điều đó
càng cần được quan tâm với đối người khuyết tật. Do người khuyết tật là những
người có những khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần nên những khiếm
khuyết này gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt
động sinh hoạt hàng ngày khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chăm sóc
cho bản thân mình so với người bình thường. Cần phải tạo điều kiện để họ vượt
qua những khó khăn về tật hay bệnh mới có thể giúp họ hướng tới những cơ hội
khác một cách lâu dài. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho người khuyết
tật là vấn đề cần được quan tâm trong xã hội ngày nay.
Chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật mang một truyền thống nhân đạo
to lớn.Người khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (tháng 6 năm
1991) đã khẳng định “Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập,
nghỉ ngơi, chữa bệnh… Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật,
mất sức lao động và mồ côi”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ
rõ “Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn dân theo phương
châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, mở rộng và phát triển sự nghiệp bảo trợ
xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những người gặp
khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá
trình đổi mới và cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội”.
Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1992 đều khẳng định người khuyết tật là
công dân, được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, được chung
hưởng thành quả xã hội. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) khẳng định
“Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học
4
nghề phù hợp (Điều 59), “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ” (Điều 67). Hiến pháp 2013 quy định “Nhà
nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển
hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật,
người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” (Điều 59), “Nhà nước ưu tiên
phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân
tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học
nghề” (Điều 61).
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, nhiều văn
bản pháp luật đã được ban hành đặc biệt là Luật Người khuyết tật được Quốc hội
thông qua năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, bao gồm 10
chương, 53 điều trong đó có chương III với nội dung “Chăm sóc sức khỏe” đã
tạo hành lang pháp lý đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật bảo
đảm quyền lợi của người khuyết tật về chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Người khuyết tật nói chung và
pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật nói riêng nảy sinh nhiều bất
cập. Hệ thống văn bản pháp luật thiếu thống nhất. Có nhiều nội dung văn bản
pháp luật quy định nhưng không thực hiện được. Ví dụ, vấn đề quy định ưu đãi
đối với các doanh nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người
khuyết tật được hưởng ưu đãi (Điều 3 thông tư 26/2012 TT-BLĐTBXH ngày
12/11/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), thực chất nhiều năm qua
không có doanh nghiệp nào đạt được con số này. Hay việc tiếp cận kỹ thuật tin
học, phương tiện, công trình giao thông, công trình kiến trúc có lẽ còn lâu mới
đạt được lộ trình mà Luật Người khuyết tật năm 2010 đề ra tại Điều 40.
Để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước về quyền của
người khuyết tật, Quốc hội khoá XIII đã phê chuẩn Công ước tại kỳ họp thứ 8
(tháng 10/2014). Từ góc độ pháp lý, có thể nhận thấy được một số công việc
quan trọng đã và đang đặt ra với những thuận lợi, khó khăn, thách thức nhất định,
từ đó cũng gợi mở việc tìm kiếm hướng giải quyết phù hợp. Đặc biệt là công tác
5
rà soát, chỉ rõ những điểm còn chưa thống nhất giữa quan điểm, đường lối, chính
sách chung của Đảng, Nhà nước về người khuyết tật với các quy định cụ thể của
pháp luật về người khuyết tật; chỉ rõ những điểm chưa thống nhất giữa các lĩnh
vực pháp luật chuyên ngành với Luật Người khuyết tật, làm cơ sở cho việc tiếp
tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về người khuyết tật. Theo nghiên cứu, có thể
thấy các quy định và tinh thần chung của Công ước hoàn toàn phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam trong việc chăm sóc, bảo vệ người
khuyết tật. Một số quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thể hiện sự quan
tâm, trợ giúp người khuyết tật cao hơn so với quy định của Công ước. Tuy vậy,
một số nguyên tắc và quy định nêu trong Công ước lại chưa được khẳng định đầy
đủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam trên quan điểm tiếp cận toàn diện các
quyền con người của người khuyết tật như: quyền bình đẳng, tiếp cận tư pháp,
tiếp cận đời sống chính trị, cộng đồng, văn hoá, giải trí... Công ước có những quy
định cao hơn pháp luật Việt Nam, đặc biệt là về quyền giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, phục hồi chức năng, giải trí, tiếp cận tư pháp, tham gia các hoạt động chính
trị và cộng đồng. Vì vậy, khi đã phê chuẩn Công ước, trách nhiệm của Việt Nam
là cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo đảm, bảo vệ đầy đủ,
toàn diện, thống nhất các quyền của người khuyết tật theo quy định của Công
ước.
Qua đó cũng có thể đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cần phải
giải quyết trong việc thực thi nghĩa vụ thành viên công ước. Thuận lợi lớn nhất là
dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân ái, thương yêu đùm bọc, trợ giúp,
nâng đỡ người khuyết tật. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo phát
triển các quyền con người nói chung, trong đó có quyền của người khuyết tật.
Hiến pháp mới đặt cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho sự nghiệp bảo đảm và
phát triển các quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền của
người khuyết tật. Với tư cách là thành viên Liên Hợp Quốc, thành viên Hội đồng
nhân quyền thế giới, Việt Nam cam kết mạnh mẽ việc bảo đảm thực thi các
quyền con người, quyền của người khuyết tật. Công tác chăm sóc, hỗ trợ người
khuyết tật vươn lên hoà nhập cuộc sống cộng đồng trong thời gian qua ở Việt
6
Nam đã thu được nhiều kết quả khả quan, cuộc sống của nhiều người khuyết tật
đã được cải thiện… Tất cả những yếu tố đó tạo thành điều kiện thuận lợi căn bản
cho việc phê chuẩn và triển khai thực thi nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công
ước. Nhưng bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, chúng ta cũng phải đối
mặt với không ít khó khăn. Trước hết, đó là nhận thức chung của người khuyết
tật, của xã hội về quyền con người nói chung, về vấn đề khuyết tật và quyền của
người khuyết tật (quan điểm tư duy dựa trên quyền con người) vẫn còn là vấn đề
khá mới mẻ, phần đông người Việt Nam chưa quen với quan điểm tiếp cận này,
thậm chí cả chính người khuyết tật cũng chưa thật sự hiểu biết, nắm bắt và tự ý
thức được các quyền của mình. Tiếp đến, kiểu tư duy bao cấp vẫn còn dai dẳng,
nhiều người vẫn quan niệm mọi gánh nặng, các nguồn lực đổ dồn hết lên vai
ngân sách Nhà nước mà chưa thấy được tiềm năng to lớn ở ngay chính xã hội.
Cũng từ đó, nhà thiết kế chính sách pháp luật dễ từ chối việc bảo đảm quyền cho
người khuyết tật theo tinh thần Công ước. Trong khi thực sự thì quyền là giá trị
chung, không phụ thuộc vào việc công nhận hay không công nhận nhưng việc
thực thi bảo đảm quyền bằng pháp luật quốc gia lại có ý nghĩa thực tế vô cùng
quan trọng, nếu không thì quyền của người khuyết tật không thể được hiện thực
hoá.
Nước ta là một thành viên tham gia vào công ước Liên Hợp Quốc về
quyền của người khuyết tật, việc hoàn thiện thể chế pháp luật về người khuyết tật
nói chung, pháp luật chăm sóc sức khỏe người khuyết tật nói riêng là vấn đề hết
sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa việc thực hiện tốt pháp luật
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật còn góp phần to lớn vào chính sách an sinh
xã hội của đất nước.
Nhằm giải quyết các vấn đề chăm sóc sức khỏe người khuyết tật một cách
có hệ thống, hiệu quả, tôi chọn đề tài “Pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho
người khuyết tật ở Việt Nam” với mong muốn góp phần vào việc nâng cao ý
nghĩa cuộc sống xã hội nói chung và người khuyết tật nói riêng.
7
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề thực hiện pháp luật về người khuyết tật liên quan đến nhiều Bộ,
ngành, nhiều cấp chính quyền, nhiều lĩnh vực do vậy trong quá trình tổ chức và
thực hiện pháp luật cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước,
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã có
một số công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Cụ thể
Nguyễn Thị Báo (2009), Luận án tiến sỹ Luật học “Pháp luật về quyền
của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp hoàn thiện”
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Quyền của người
khuyết tật là mối quan tâm không chỉ của riêng một quốc gia nào. Tôn trọng và
bảo đảm quyền của người khuyết tật là vấn đề mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện,
đồng thời còn mang ý nghĩa kinh tế, xã hội và pháp lý. Nội dung luận án phân
tích thực trạng pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay trên
các phương diện dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá; nêu bật những ưu
điểm, hạn chế cơ bản và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó; trên cơ sở
đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật
ở Việt Nam hiện nay.
Hà Thị Lan (2014), Luận văn thạc sĩ luật học đề tài “Bảo vệ quyền của
người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”
khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là
tìm ra những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập của pháp luật lao động
Việt Nam và những vướng mắc trên thực tế để có thể đưa ra những phương
hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực
thi pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật trên thực tế. Việc
nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau: (1) Làm rõ một số
vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người khuyết tật mà trong đó tập trung vào
các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật; (2) Đánh giá thực trạng các
quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật và thực
tiễn thực hiện;
8
Đỗ Thị Thu Phương (2013), Luận văn thạc sĩ công tác xã hội đề tài “Chăm
sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật tiếp cận công tác xã hội
” Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luâ ̣n văn đã đưa ra
đươ ̣c thực tra ̣ng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phu ̣ nữ khuyế t tâ ̣t ta ̣i Hà Nô ̣i
,
những mă ̣t ma ̣nh và yế u kém , các cơ hội và thách thức của việc chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật . Nhâ ̣n thức về vấ n đề chăm sóc sức khỏe
sinh sản của phu ̣ nữ khuyế t tâ ̣t hiê ̣n nay vẫn còn rấ t ha ̣n chế , chính vì vâ ̣y mà phu ̣
nữ khuyế t tâ ̣t đánh giá rấ t thấ p tầ m quan tro ̣ng của viê ̣c chăm sóc sức
khỏe sinh
sản. Ngoài ra luận văn còn đánh giá những trở nga ̣i , khó khăn của phụ nữ khuyết
tâ ̣t trong vấ n đề chăm sóc sức khỏe sinh sản
, bao gồ m những khó khăn khách
quan như điề u kiê ̣n về vâ ̣t chấ t , trang thiế t bi ̣ta ̣i các cơ sở khám , chữa bê ̣nh thiế u
thân thiê ̣n, sự kì thi ̣của cán bô ̣ y tế làm viê ̣c trong mảng chăm sóc sức khỏe sinh
sản và xã hội ; những yế u tố chủ quan từ chin
́ h nhâ ̣n thức và thái đô ̣ của phu ̣ nữ
khuyế t tâ ̣t trong viê ̣c chăm sóc sức khỏe sinh sản . Bên cạnh đó luận văn đưa ra
các vai trò của công tác xã hội nhằm hỗ trợ phụ nữ khuyết tật trong việc chăm
sóc sức khỏe sinh sản như vai trò kế t nố i nguồ n lực , vai trò tham vấ n , vai trò hỗ
trơ ̣, vai trò biê ̣n hô ̣ và mô ̣t số các vai trò khác . Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chấ t lươ ̣ng các dich
̣ vu ̣ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phu ̣ nữ khuyế t
tâ ̣t nói riêng và người khuyế t tâ ̣t nói chung
Bên cạnh đó còn có một số bài báo, bài nghiên cứu, dự án, hội thảo có liên
quan như :
Dự án: “Dự án phân tích, đánh giá chính sách pháp luật chăm sóc và bảo
vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”, năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
“Đánh giá việc thực hiện Bộ luật Lao động đối với lao động là người tàn
tật và pháp lệnh người tàn tật” - Nguyễn Diệu Hồng - Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội .
Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Xuân Hải, Đỗ Thị
Thảo, Trần Thị Minh Thành, Nguyễn Nữ Tâm An, Đinh Nguyễn Trang Thu và
9
Đào Thị Bích Thủy, “Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỉ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 -2020”.
Nguyễn Thị Hoàng Yến, Dự án “Tăng cường số lượng trẻ khuyết tật trí
tuệ tiếp cận giáo dục”, Hợp tác với tổ chức JICA và trường Đại học Riumeikan
(2008 - 2011).
Luận văn thạc sỹ Luật học “Pháp luật về Lao động tàn tật ở Việt Nam”
của Phạm Thị Thanh Việt năm 2009;
Luận văn thạc sỹ Luật học “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động
dưới góc độ pháp luật lao động” của Đỗ Minh Nghĩa năm 2012;
Luận văn thạc sỹ Luật học “Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật”
của Hồ Thị Trâm năm 2013;
Giáo trình Luật Người khuyết tật năm 2011 của Trường đại học Luật Hà
Nội do Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chí chủ biên;
Báo cáo kết quả Hội nghị “Đánh giá tình hình thực hiện Luật Người
khuyết tật và đề án trợ giúp người khuyết tật” tháng 11 năm 2015.
Tất cả các công trình trên, dù tiếp cận dưới góc độ chính sách pháp luật,
giáo dục, đào tạo người khuyết tật, chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật hoặc
đánh giá quá trình thực hiện pháp luật lao động liên quan đến đối tượng là người
khuyết tật trong quá trình tìm việc làm và tiếp cận xã hội trong các lĩnh vực khác
nhau thì cũng đã có những nội dung liên quan tới quy trình, các giai đoạn thực
hiện pháp luật về người khuyết tật. Tuy nhiên, pháp luật về chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc cần tiếp tục
nghiên cứu, tháo gỡ. Hiệu quả thực thi pháp luật về người khuyết tật vẫn còn có
những hạn chế, cần tiếp tục nâng cao, hoàn thiện.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người
khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả điều chỉnh pháp luật về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật ở Việt Nam
hiện nay.
10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, Đề tài thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật chăm sóc sức khỏe người
khuyết tật.
Đánh giá thực trạng pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những hạn chế và các nguyên nhân của các hạn chế
đó.
Đề xuất các định hướng, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho
người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là các quy định về chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật được quy định trong Hiến pháp 2013, Bộ luật Lao động
2012, Luật Người khuyết tật 2010, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo vệ sức khỏe
nhân dân 1989 và các văn bản hướng dẫn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật ở Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật từ năm 2010 cho đến nay.
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi lãnh
thổ nước Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật
5.2 Phương pháp nghiên cứu
11
Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa: Phương pháp này
được sử dụng để làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật về chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật, nghiên cứu các chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật và các nội dung về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Phương pháp so sánh, đối chiếu pháp luật: Được sử dụng để phân tích làm
rõ sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số
nước trên thế giới về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, trên cơ sở đó rút ra các
kết luận khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật
6. Kết cầu của luận văn
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
có 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người
khuyết tật
Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết
tật và thực tiễn thi hành ở Việt Nam
Chƣơng 3. Một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật ở
Việt Nam
12
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Sự cần thiết phải chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm người khuyết tật
Khái niệm người khuyết tật là cơ sở công nhận ai là người khuyết tật, từ
đó được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật, phụ thuộc rất nhiều vào phong tục tập
quán, điều kiện kinh tế xã hội và chính sách pháp luật của mỗi quốc gia. Cho nên
không có khái niệm chung về người khuyết tật cho tất cả các nước.
Theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật định nghĩa: “Người
khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay
giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào
cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội
trên cơ sở bình đẳng với người khác” [12, Điều 1]. Với định nghĩa này có thể
thấy công ước đã đưa ra những tiêu chí bị suy giảm cụ thể là thể chất, thần kinh,
trí tuệ hay giác quan để đánh giá một người có phải là người khuyết tật hay
không? Việc liệt kê ra những tiêu chí này sẽ giúp việc đánh giá một người có
phải là người khuyết tật hay không dựa trên sự suy giảm của người đó. Tuy
nhiên, với cách liệt kê như vậy sẽ không có sự đánh giá một cách tổng quát và có
sự chồng chéo. Nhiều ý kiến cho rằng việc suy giảm về giác quan cũng chính là
suy giảm về thể chất, hay suy giảm về trí tuệ hay thần kinh đều là suy giảm về
khả năng nhận thức của người khuyết tật. Do vậy có thể dẫn đến bỏ sót nhiều đối
tượng không được liệt kê vào như trẻ tự kỷ cần được đánh giá là người khuyết tật
nhưng không thuộc bất kỳ dạng suy giảm nào trong các tiêu chí trên. Một điểm
mà công ước nhấn mạnh trong định nghĩa này đó là việc suy giảm của đối tượng
diễn ra trong một thời gian dài. Đây là một điểm nổi bật bởi nếu sự suy giảm này
diễn ra trong thời gian ngắn thì có thể gây nhầm lẫn với đối tượng gặp tai nạn và
bị suy giảm thức năng tạm thời thì không thể được coi là người khuyết tật. Do
vậy, việc suy giảm phải là dạng suy giảm kéo dài hoặc có chu trình lặp lại nhiều
lần thì mới được coi là khuyết tật. Định nghĩa cũng đưa ra hậu quả của việc suy
13
giảm chức năng này là có ảnh hưởng đến các rào cản và làm cản trở sự tham gia
đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật. Như vậy, công ước không chỉ đánh giá
việc người khuyết tật có thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội hay không
mà còn đánh giá trên hiệu quả của việc tham gia đó. Đây là một điểm rất thiết
thực đối với người khuyết tật trên cơ sở đánh giá bình đẳng với người khác bởi
nếu một đối tượng chỉ có thể thực hiện đầy đủ các hoạt động xã hội mà không đạt
được hiệu quả cao thì cũng cần được hưởng những chính sách đối với người
khuyết tật. Có thể điểm qua khái niệm về người khuyết tật của một số quốc gia.
Trung Quốc: Tại điều 2 Luật Bảo vệ Người khuyết tật ban hành năm 1990
quy định: “Người khuyết tật là một trong những người bị bất thường, mất mát
của một cơ quan nhất định hoặc chức năng, tâm lý hay sinh lý hoặc trong cấu
trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc một phần khả năng tham gia
vào các hoạt động một cách bình thường; là những người có thính giác, thị giác,
lời nói hoặc khuyết tật về thể chất, chậm phát triển tâm thần, rối loạn tâm thần,
khuyết tật nhiều và khuyết tật khác.” [12, Điều 2] Định nghĩa của Trung Quốc về
người khuyết tật liệt kê rất chi tiết về các dạng tật để đánh giá một người có phải
là người khuyết tật hay không giúp cho việc xác định người khuyết tật dễ dàng và
chính xác. Tuy nhiên, định nghĩa này không nêu lên hậu quả của việc suy giảm
chức năng của người khuyết tật là sự tham gia vào các hoạt động xã hội của
người khuyết tật bị hạn chế hoặc không hiệu quả, mà coi sự tham gia bị hạn chế
là một tiêu chí để đánh giá.
Đạo luật về người khuyết tật năm 1990 của Hoa Kỳ: “Người khuyết tật là
người có sự suy yếu về mặt thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến
một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống” [23, 42 U.S.C. § 12101]
Với định nghĩa này tiêu chí đưa ra khá tổng quát và việc xác định người khuyết
tật sẽ phụ thuộc chủ yếu và hội đồng xác định mức độ khuyết tật. Định nghĩa
cũng nêu ra sự ảnh hưởng của sự suy yếu về thể chất hay tinh thần đến cuộc sống
hàng ngày của người khuyết tật. Tuy nhiên, khái niệm này lại không đề cập đến
việc thời gian suy giảm của đối tượng có thể dẫn đến hiểu nhầm với những đối
tượng do tai nạn dẫn đến thương tật nhưng hậu quả không kéo dài.
14
Vương quốc Anh: Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm
khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài
đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.” [25, part I, 1]. Với
định nghĩa này Quốc hội Anh đã đưa ra những tiêu chí rất khái quát về việc đánh
giá một người có phải là khuyết tật hay không cả về mặt hình thức suy giảm lẫn
thời gian suy giảm chức năng, đồng thời cũng chỉ ra hậu quả của việc suy giảm
chức năng dẫn đến đối với người khuyết tật.
Tóm lại, có thể thấy mỗi quốc gia đều có cách định nghĩa khác nhau về
người khuyết tật, nhưng nhìn chung thì cũng có những điểm chung nhất định về
cách nhìn nhận đối với các đối tượng này. Người khuyết tật có thể do bẩm sinh
hoặc do tai nạn, làm cho họ bị khiếm khuyết đi một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hay suy giảm chức năng nào đó và làm cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn. Do đó, Luật Người khuyết tật của Việt Nam đã đưa ra khái niệm về người
khuyết tật thay thế cho khái niệm người tàn tật dựa trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh
về người tàn tật năm 1998 và thể hiện quan điểm tiếp cận về mặt xã hội theo tinh
thần của Công ước về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã ký kết. [14]
Việc nghiên cứu để đưa ra một định nghĩa chung về người khuyết tật cho
mọi quốc gia là không khả thi do những mô hình của khuyết tật chịu ảnh hưởng
bởi yếu tố văn hóa, điều kiện kinh tế – xã hội và các tiêu chí xác định khuyết tật
ở mỗi quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng định nghĩa về
người khuyết tật, dù tiếp cận dưới bất cứ góc độ nào, nhất thiết phải phản ánh
một thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi
trường hoặc con người khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội.
Và họ phải được đảm bảo rằng, họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi
hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyền của con
người. Với cách tiếp cận đó, có thể khái niệm người khuyết tật như sau: “Người
khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy
giảm chức năng về thể chất hoặc tinh thần dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu
dài trong việc tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ vào hoạt động xã hội trên cơ
sở bình đẳng với những chủ thể khác.”
15
Xuất phát từ đặc điểm khuyết tật, người khuyết tật thường có những đặc
điểm sau:
Trình độ văn hóa hạn chế
Với sự giới hạn của người khuyết tật về trí tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm
giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu tri thức là khá khó khăn, khuyết
tật vận động bị ảnh hưởng ít hơn. Người khuyết tật cần một hình thức giáo dục
đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết, điều này đôi khi yêu cầu đầu tư về
cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo dục thông thường. Do đó nếu sự hỗ trợ từ
phía chính quyền, cơ quan giáo dục và bản thân gia đình không tốt, việc duy trì
học tập lên cao hầu như là không thể.
Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc, 90% trẻ
em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đưa đến trường. Quỹ nhi
đồng Liên Hiệp Quốc cho biết 30% số thanh niên đường phố là do khuyết tật. Về
trình độ học vấn nghiên cứu của chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hợp
Quốc thực hiện năm 1998, tỷ lệ biết đọc biết viết ở người trưởng thành bị khuyết
tật toàn cầu là dưới 3%. Ở những nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD), sinh viên khuyết tật có trình độ cao vẫn chưa nhiều mặc dù con số này
đang có xu hướng tăng. [26]
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam, trình độ học vấn
của người khuyết tật ở Việt nam rất thấp 41% số người khuyết tật chỉ biết đọc,
biết viết; 19.5% học hết cấp 1; 2.75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay
chứng chỉ nghề và ít hơn 0.1% có trình độ đại học hoặc cao đẳng. Nhìn chung chỉ
có khoảng 3% được đào tạo nghề chuyên môn và chỉ có 4% người có việc làm ổn
định. Hiện có trên 40% người khuyết tật sống dưới chuẩn nghèo.
Người khuyết tật ít có cơ hội tìm kiếm việc làm
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có khoảng 386 triệu
người trên thế giới trong độ tuổi lao động bị khuyết tật. Tỷ lệ thất nghiệp của
người khuyết tật ở một số quốc gia lên đến 80% bởi thông thường người sử dụng
lao động cho rằng nguời khuyết tật không thể tiếp cận được với công việc.
16
Năm 2004, cuộc điều tra ở Hoa Kỳ cho thấy có 35% người khuyết tật
trong độ tuổi lao động có việc làm (mặc dù con số này cũng đã khá cao so với
các nước khác), trong khi đó có 75% người không khuyết tật trong độ tuổi lao
động có việc làm. Hai phần ba trong số người khuyết tật thất nghiệp nói rằng họ
muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm.
Nghiên cứu của Đại học Rutgers năm 2003 cho biết một phần ba số người
sử dụng lao động được khảo sát cho rằng người khuyết tật có thể không có hiệu
quả thực hiện công việc theo yêu cầu. Sau nữa lý do phổ biến cho việc không
thuê người khuyết tật là sự sợ hãi phải đầu tư các trang thiết bị tốn kém.
Người khuyết tật gặp khó khăn với hôn nhân
Người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường, điều này có
nhiều nguyên nhân. Theo nguyên lý chung con người có xu hướng chọn bạn đời
có bộ gien tốt, do vậy người khuyết tật thường bị cho là lựa chọn “dưới tiêu
chuẩn”. Đối với phụ nữ khuyết tật việc lập gia đình còn khó khăn hơn. Sự mặc
cảm của chính người khuyết tật, đây là một rào cản rất lớn đối với người khuyết
tật khi mà nhiều người trong số người khuyết tật luôn cảm thấy tự ti về bản thân
mình, tránh tiếp xúc với xã hội do đó ít có cơ hội để tìm được một người bạn đời
lý tưởng. Việc gia đình không chấp nhận cho hôn nhân của con cái mình với
người khuyết tật cũng là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng khó
khăn trong hôn nhân của người khuyết tật bởi nhiều gia đình không muốn con gái
của mình kết hôn với một người có dị tật hay khiếm khuyết. Ngoài ra còn rất
nhiều lý do dẫn đến tình trạng khó khăn trong hôn nhân đối với người khuyết tật
như: hoàn cảnh kinh tế khó khăn không cho phép tiến hành việc cưới xin, không
được tạo điều kiện từ nhiều phía như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội;
không hài lòng với đời sống tình dục do nguyên nhân về tật hay bệnh….
Người khuyết tật thường có tâm lý mặc cảm, tự ti
Tâm lý khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân.
Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được chẳng hạn bị khuyết tật chi, họ có
các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú ý quá mức đến
khiếm khuyết có thể đến nỗi gây khổ đau lớn – mặc dù vậy trong tâm lý học, mặc
17
cảm ngoại hình không thường xuất hiện ở người có khiếm khuyết cơ thể nghiêm
trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng
lại cường điệu chúng lên. Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần nhìn nhận đến là ám
ảnh sợ xã hội, một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang
tính cộng đồng như giao lưu, gặp gỡ ở chỗ đông người.
1.1.2. Phân loại khuyết tật
Phân loại quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe còn được gọi là
IFC (International Classification of Functioning, Disability and Health) là một
phân loại của chức năng và khuyết tật cấu thành sức khỏe. Hội đồng Y tế thế giới
đã phê duyệt phân loại này vào ngày 22 tháng 5 năm 2001. Các dạng khuyết tật
bao gồm cả khuyết tật về thể chất và tinh thần có thể gây cản trở hoặc làm giảm
hiệu quả của những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người khuyết tật. Các
dạng khuyết tật theo phân loại này bao gồm:
Khuyết tật thể trạng và vận động: Dạng khuyết tật này ở người khuyết tật
có nhiều mức độ khác nhau như: Khuyết tật chi trên; khuyết tật chi dưới; khả
năng sử dụng tay; khuyết tật khả năng phối hợp giữa các bộ phận của cơ thế.
Khuyết tật vận động có thể do bẩm sinh hoặc do tuổi già, tác dụng phụ của bệnh
đều được liệt vào dạng khuyết tật này.
Khuyết tật tủy sống như: Chấn thương tủy sống đôi khi có thể dẫn đến liệt
suốt đời. Loại khuyết tật này chủ yếu do tai nạn nghiêm trọng gây ra, chấn
thương có thể gây ra trên một phần hoặc toàn bộ tủy sống, khiến chức năng của
tủy sống không thể thực hiện được dẫn đến trạng thái liệt. Một số trường hợp cột
sống bị khuyết tật có thể dẫn đến dị tật.
Chấn thương đầu – khuyết tật não: Dạng khuyết tật này xảy ra do chấn
thương não, dẫn đến việc mất chức năng của một số bộ phận của cơ thể. Cũng có
thể dẫn đến những dạng khuyết tật về thần kinh khác. Dạng khuyết tật này được
chia thành 2 nhóm bao gồm khuyết tật khả năng thu nhận tín hiệu của não khiến
não không nhận được thông tin hoặc không xử lý được thông tin dẫn đến tình
trạng tâm thần. Nhóm thứ 2 là chấn thương não dẫn đến mất chức năng bộ phận
cơ thể đối khi có thể kéo dài vĩnh viên.
18
Khiếm thị: là triệu chứng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc
hoàn toàn (mù). Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh
khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận
thức được sáng tối do giác mạc bị trầy xước, vết trầy xước trên củng mạc, khô
mắt…
Khiếm thính là những trường hợp bị điếc một phần hoặc hoàn toàn.
Những người điếc một phần có thể sử dụng máy trợ thính để hỗ trợ. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến khiếm thính như chấn thương ở tai, hoặc viêm màng não có
thể gây tổn tại đến dây thần kinh thính giác hoặc ốc tai.
Khuyết tật về nhận thức hoặc học hỏi: Khuyết tật về nhận thức là loại
khuyết tật ở những người đang mắc chứng khó đọc và khó khăn khác nhau học
tập khác và bao gồm các rối loạn lời nói. Đây là dạng tật rất khó phát hiện sớm
nên cách điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống thực tế.
Rối loạn tâm lý: Bao gồm rối loạn nhân cách và tâm thần phân liệt, dạng
khuyết tật này có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người
khuyết tật. Những người khuyết tật thuộc dạng này thường gặp phải rào cản khó
khăn rất lớn và chủ yếu dựa vào người than giúp đỡ.
Khuyết tật vô hình là dạng tật mà không phải ngay lập tức có thể được
nhìn nhận từ người khác. Ước tính rằng 10% số người Mỹ được cân nhắc về vấn
đề khuyết tật vô hình này.
Ngoài ra có nhiều cách phân loại người khuyết tật dựa trên các tiêu chí
khác nhau tuy nhiên có hai tiêu chí phổ biến thường được sử dụng
Phân loại theo dạng khuyết tật: Để dễ thống kê điều tra cơ bản, người ta
chia khuyết tật ra 3 nhóm: (1) Khuyết tật rối loạn tâm thần, kể cả trẻ em bị chậm
phát triển trí tuệ; (2) Khuyết tật thể chất bao gồm: Khuyết tật do bệnh cơ quan
vận động, Khuyết tật giác quan; Khuyết tật do bệnh các cơ quan nội tạng. (3)
Người có một hoặc nhiều cơ quan mất chức năng, ngăn cản người đó thực hiện
vài trò của mình trong xã hội như
Phân loại theo mức độ khuyết tật
19
(1) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không
thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. (2) Người
khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số
việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày. (3) Người khuyết tật nhẹ là
người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại 2 trường hợp trên
1.1.3. Ý nghĩa chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Với con người, sức khỏe là vốn quý nhất, có sức khỏe người ta mới có thể
lao động, làm việc, tạo ra của cải vật chất xã hội. Có sức khỏe mới tạo ra những
sản phẩm trí tuệ, chinh phục mọi đỉnh cao của khoa học… Cho nên sống lâu,
sống vui, sống khỏe, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội là mong muốn
cao nhất của tất cả mọi người. Mong muốn đó muốn trở thành hiện thực phải có
chế độ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tránh mọi bệnh tật. Người khuyết tật như ta đã
biết vì khuyết tật mà sức khỏe của họ bị suy giảm thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe
đối với họ lại càng quan trọng. Có giúp họ vượt qua những khó khăn về tật, bệnh
mới có thể giúp họ hướng tới những hoạt động xã hội, cộng đồng một cách hữu
hiệu, bền vững.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe
toàn dân nói chung và người khuyết tật nói riêng mà mọi quốc gia trên thế giới
đều có chiến lượng chăm sóc sức khỏe toàn dân. Từ việc bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe cho người khuyết tật dựa vào người thân trong gia đình hoặc lòng hảo tâm
của các cá nhân, tổ chức tôn giáo (nhà thờ, nhà chùa…) đã được thể chế hóa
bằng pháp luật, bằng trách nhiệm công và cộng đồng. Hầu hết các nước đã có
luật bảo vệ quyền của người khuyết tật, trong đó có nội dung chăm sóc sức khỏe
cho người khuyết tật. Tuy nhiên cho đến nay chưa có văn bản nào đưa ra định
nghĩa thật đầy đủ về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe con người nói chung và
người khuyết tật nói riêng.
Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa về sức khỏe “Sức khỏe là trạng
thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm
tình trạng không có bệnh hay thương tật” Với định nghĩa này, người khuyết tật
do bệnh, tật, sức khỏe suy giảm nên khó có thể đạt được sự “thoải mái toàn
20
diện”. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho họ cần tập trung vào việc phục
hồi, ổn định các chức năng bị khuyếm khuyết để họ có thể thực hiện được các
hoạt động hàng ngày cho bản thân, dần dần sức khỏe được nâng cao để họ có thể
tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng. Vì thế có thể hiểu sức khỏe của
người khuyết tật là tình trạng ổn định toàn diện về cả ba mặt là sức khỏe thể chất,
sức khỏe tâm thần và sức khỏe xã hội.
Công ước của tổ chức y tế thế giới cũng như pháp luật của các nước, trong
đó có Việt Nam đã đặt ra 5 quan điểm cơ bản chăm sóc sức khỏe con người nói
chung. Trong đó có người khuyết tật: 1. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con
người và của toàn xã hội; 2. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng
công bằng, hiệu quả và phát triển; 3. Thực hiện chăm sóc toàn dân; 4. Xã hội hóa
các hoạt động chăm sóc sức khỏe; 5. Phát triển nhân lực y tế chăm sóc sức khỏe.
Như thế ta có thể hiểu chăm sóc sức khỏe người khuyết tật gồm hai mặt:
chăm sóc y tế và chăm sóc ngoài y tế. Chăm sóc y tế gồm phòng bệnh, khám
bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng… Do ngành y tế đảm nhiệm; chăm sóc
ngoài y tế bao gồm tập luyện thể dục thể thao, dinh hưỡng, vệ sinh môi trường,
tiếp cận các dịch vụ xã hội, công trình giao thông, công trình công cộng… do các
ngành khác đảm nhiệm.
Như vậy chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật là mối liên hệ nhiều
ngành, nhiều yếu tố, không chỉ bó hẹp trong vấn đề chăm sóc y tế, người khuyết
tật được chăm sóc toàn diện để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Cũng với
quan điểm này mà công tác chăm sóc sức khỏe người khuyết tật thực hiện xã hội
hóa dễ dàng, phổ cập và bền vững. Đây thực sự là quan điểm chăm sóc sức khỏe
hiện đại, nó mang lại nhiều lợi ích, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước ta.
Thực hiện pháp luật chăm sóc sức khỏe người khuyết tật có vai trò rất
quan trọng trong đời sống xã hội trước hết nó thể hiện pháp luật là cơ sở tổ chức
và hoạt động của Nhà nước, pháp luật là công cụ quản lý xã hội, là phương tiện
xử sự của mọi công dân. Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà
nước, nhu cầu khách quan của xã hội phải được phản ánh thông qua hệ thống
21
pháp luật. Thực hiện pháp luật chăm sóc sức khỏe người khuyết tật là đưa đường
lối của Đảng vào cuộc sống, khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ
nghĩa. Không thể phủ nhận sự song hành của người khuyết tật trong đời sống xã
hội và điều đó có nghĩa rằng nhà nước cần thiết phải có trách nhiệm đối với việc
bảo đảm quyền tiếp cận mọi mặt của đời sống xã hội. Khi người khuyết tật được
tiếp cận đầy đủ mọi mặt của đời sống xã hội cũng chính là quyền của người
khuyết tật được bảo đảm và họ sẽ được xã hội công nhận và tôn trọng. Từ đó việc
thực hiện pháp luật chăm sóc sức khỏe người khuyết tật có một ý nghĩa rất to lớn
đối với mọi quốc gia:
Ý nghĩa nhân văn: Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật thể hiện một cách
sâu sắc lòng nhân đạo, tương thân tương ái, sự chia sẻ, cảm thông với những
người bất hạnh, yếu thế do những rủi ro nào đó gây ra. Sự giúp đỡ về các điều
kiện vật chất và tinh thần trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
Ý nghĩa pháp lý: Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật là bảo đảm
quyền được sống, quyền được hưởng thụ thành quả xã hội, mà quyền cao nhất
của người khuyết tật là quyền được chăm sóc sức khỏe. Thực hiện pháp luật
chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật cùng với các pháp luật chuyên ngành
khác còn thể hiện sự công bằng xã hội, thể hiện đúng chức trách của các ngành,
các cấp.
Ý nghĩa kinh tế: Thực hiện chăm sóc sức khỏe giúp người khuyết tật vượt
qua bệnh tật, hòa nhập cộng đồng, tham gia một cách đầy đủ vào các hoạt động
xã hội, xây dựng cuộc sống tự lập, tự tạo hoặc tìm kiếm việc làm mang lại thu
nhập để tự nuôi sống bản thân. Với lực lượng khá đông, nếu được chăm sóc sức
khỏe phù hợp, hiệu quả, người khuyết tật sẽ trở thành nguồn nhân lực đáng kể
cho đất nước.như ta đã biết, người khuyết tật khi tham gia vào bất kỳ sự kiện nào
họ đều là những người say mê, tận tụy và ý chí vươn lên trong công việc.
Ý nghĩa xã hội: Người khuyết tật được chăm sóc đầy đủ cũng thể hiện đạo
đức xã hội. Hơn nữa người khuyết tật được chăm sóc, sức khỏe được nâng cao,
họ tham gia vào các hoạt động xã hội còn là những tấm gương vượt khó cho mọi
người kể cả người bình thường noi theo
22
1.2. Pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
1.2.1. Khái niệm pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
Trong hệ thống các chế độ đối với người khuyết tật, chế độ chăm sóc sức
khỏe là chế độ quan trọng. Do vấn đề người khuyết tật được pháp luật quốc tế
mới đề cập tới vào những năm cuối thế kỷ XX, nên từ đó, cũng như các chế độ
khác (chế độ giáo dục, dạy nghề, việc làm, bảo trợ xã hội, văn hóa, thể thao…),
chế độ về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật cũng mới được quan tâm điều
chỉnh. Lần đầu tiên, năm 1989, trong Công ước về quyền trẻ em, Tổ chức Liên
hợp quốc quy định vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em khuyết tật, trong đó có quyền
được chăm sóc sức khỏe (Điều 23). Sau đó, năm 1991, Liên hợp quốc thông qua
văn kiện về Các nguyên tắc bảo vệ người bị bệnh tâm thần và tăng cường chăm
sóc sức khỏe tâm thần. Đến năm 2006, Đại hội đồng Liên hợp quốc đánh dấu
bước ngoặt quan trọng của việc khẳng định quyền người khuyết tật nói chung,
quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nói riêng bằng việc thông qua Công
ước quốc tế về quyền người khuyết tật. Tại Công ước này, ngoài việc đưa ra các
định nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc thống nhất nhận thức về người khuyết
tật, quy định các nguyên tắc chỉ đạo chung, công ước đã liệt kê các quyền con
người có ý nghĩa quan trọng với người khuyết tật, trong đó có quyền được chăm
sóc sức khỏe quy định tại các Điều 25 (Y tế), Điều 26 (Hỗ trợ chức năng và phục
hồi chức năng).
Người khuyết tật mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số trong xã hội nhưng họ
là một bộ phận dân cư cấu thành nên cộng đồng xã hội. Trong suốt một thời gian
dài, người ta vẫn cho rằng tình trạng bất lợi, thiệt thòi của người khuyết tật là hậu
quả không tránh khỏi của sự sút kém về tinh thần, thể chất của người khuyết tật.
Đến nay, cùng với sự thay đổi của cộng đồng quốc tế trong nhận thức và hành
động về vấn đề này, hệ thống pháp luật có những quy định tương thích có hiệu
lực cao để đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật dưới
góc độ quyền con người. Điều này thể hiện một chân lý đơn giản nhưng quan
trọng rằng người nào cũng là con người và họ phải được tôn trọng, bình đẳng
như nhau. Tương ứng với các quyền của từng cá nhân, cần phải có trách nhiệm
23