Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG GDCD 10 kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.54 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG GDCD 10-HKII
BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
1- Đạo đức là gì?
-Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
2- Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành
vi của con người.
- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là
phương thức duy nhất. Pháp luật và phong tục, tập quán cũng là nhưng phương
thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi của con người. Tuy nhiên,
sự điều chỉnh hành vi của đạo đức có khác biệt với sự điều chỉnh hành vi của pháp
luật và phong tục tập quán.
Phương thức điều chỉnh
hành vi.

Nội dung

Đạo đức

- Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra.
- Tự giác.
- Nếu không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc lương
tâm cắn rứt.

Pháp luật

- Thực hiện các quy tắc xử sự do nhà nước quy định.
- Bắt buộc (cưỡng chế).
- Không thực hiện sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của nhà nước.

Phong tục tập quán



- Con người tuân theo những thói quen, tục lệ, trật tự nề nếp
đã ổn định từ lâu đời là thuần phong mỹ tục cần kế thừa và
phát huy, những hủ tục cần loại bỏ.

3- Vai trò của đạo đức.
a. Đối với cá nhân.
- Góp phần hoàn thiện nhân cách.
- Có ý thức và năng lực, sống thiện, sống có ích.


- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha.
b. Đối với gia đình.
- Đạo đức là nền tảng của gia đình.
- Tạo nên sự ổn định, sự vững chắc của gia đình.
- Là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc.
c. Đối với xã hội.
- Xã hội sẽ phát triển bền vững nếu xã hội đó thực hiện đúng các quy tắc, chuẩn
mực xã hội.
- Xã hội sẽ bị mất ổn định nếu đạo đức xã hội bị xuống cấp.
BÀI 11. MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC.
1- Nghĩa vụ.
a. Nghĩa vụ là gì?
- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng
đồng, của xã hội.
b. Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Chăm lo rèn luyện đạo đức , có ý thức quan tâm đến những người xung quanh,
đấu tranh cái ác, bảo vệ cái thiện , góp phần xây dựng xã hội mới dân chủ, công
bằng, tươi đẹp.
- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa .

- Tích cực lao động sáng tạo.
- Sẵn sàng tham gia bảo vệ tổ quốc.
c. Bài học.
- Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên, không những thế còn
phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung.
- Mặt khác, xã hội có trách nhiệm đảm bảo nhu cầu, lợi ích chính đáng của cá
nhân.
2- Lương tâm.


- Lương tâm chính là năng lực tự đánh giá hành vi của bản thân trong mối quan hệ
với người khác và xã hội.
+Trạng thái của lương tâm:
-Trạng thái thanh thản: Là cảm giác vui sướng, hài lòng thỏa mãn với bản thân khi
thực hiện những hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
-Trạng thái cắn rứt: Xảy ra khi cá nhân có các hành vi sai lầm, vi phạm chuẩn mực
đạo đức, họ cảm thấy cắn rứt và hối hận.
+ Ý nghĩa của lương tâm:
- Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực với cá nhân.
- Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn về bản thân và
phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình.
- Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hợp với yêu cầu của xã hội.
- Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết an năn, không cắn rứt
lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm.
3- Danh dự, nhân phẩm
- Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Hay nhân
phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người.
- Biểu hiện của một người có nhân phẩm:
+ Có lương tâm trong sáng.

+ Có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
+ Biết tôn trọng và thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức.
- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa
trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Tự trọng

Tự ái

- Là ý thức, tình cảm cá nhân tôn trọng
bảo vệ danh dự của mình.

- Chỉ nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi,
bực tức khi bị đánh giá thấp.

- Luôn làm chủ suy nghĩa và hành động - Quá đề cao mình, hạ thấp người khác
đúng
không muốn ai bày vẽ.


- Đánh giá theo tiêu chuẩn khách quan. - Đánh giá theo tiêu chuẩn chủ quan.
- Có ý chí vững vàng trước mọi quan
hệ và dân chủ trong cuộc sống.

- Mất thiện cảm với mọi người, xử sự
thiếu sáng suốt.

- Tôn trọng danh dự người khác.
4- Hạnh phúc.
- Hạnh phúc là cảm giác vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi
được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh

thần.
BÀI 12. CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
1- Tình yêu.
- Khái niệm: Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác
giới. Ở họ có sự phù hợp với nhau về nhiều mặt,... làm cho họ có nhu cầu gần gũi,
gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc
sống của mình.
- Tình yêu chân chính: là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm
đạo đức tiến bộ xã hội.
- Biểu hiện của tình yêu chân chính:
+ Tình cảm chân thực, quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ.
 Gần gũi bên nhau.
 Đồng cảm sâu sắc ( về tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, hoài bảo, ý tưởng ).
 Hòa hợp về tính cách.
+ Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi:
 Chăm lo đến nhu cầu, lợi ích của nhau, xác định nghĩa vụ của mình.
 Sống vì nhau, hi sinh cho nhau.
+ Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía:
 Luôn tin tưởng nhau.
 Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau.


+ Có lòng vị tha và thông cảm cho nhau:
 Khoan dung, tha thứ cho nhau.
 Thông cảm và chia sẻ với nhau.
- Một số điều nên tránh trong tình yêu:
+ Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu.
+ Yêu cùng một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác
giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi.
+ Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.

2- Hôn nhân.
- Hôn nhân là mối quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. Nó thể hiện nghĩa vụ, quyền
lợi của hai vợ chồng với nhau, được pháp luật công nhận và bảo vệ.
- Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay:
+ Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ:
 Cơ sở: Tình yêu chân chính.
 Tự nguyện: Tự do kết hôn theo luật định.
 Tiến bộ: Đảm bảo về mặt pháp lý.
 Tiến bộ: Tự do ly hôn.
+ Hôn nhân một vợ, một chồng bình đẳng.
3- Gia đình.
- Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối
quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
- Chức năng của gia đình:
 Chức năng duy trig nòi giống.
 Chức năng kinh tế.
 Chức năng tổ chức đời sống gia đình.
 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.


BÀI 13. CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG.
a. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng.
- Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những đặc điểm giống nhau,
gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
- Con người có thể tham gia nhiều coogj đồng khác nhau.
- Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người.
 Là môi trường để các cá nhân liên kết, hợp tác với nhau tạo nên đời sống của
cá nhân và của cả cộng đồng.
 Cộng đồng chăm lo cuộc sống cá nhân, đảm bảo cho mọi người có điều kiện
phát triển.

 Giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, giữa quyền lợi
và nghĩa vụ.
 Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
b. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
* Nhân nghĩa: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
- Biểu hiện:
 Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
 Nhường nhịn, đùm bọc nhau.
 Vị tha, bao dung, độ lượng.
 Lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đi trước.
- Ý nghĩa:
 Giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.
 Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
 Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Để rèn luyện lòng nhân nghĩa học sinh cần:
 Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.


 Quan tâm giúp đỡ mọi người.
 Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha.
 Tích cực tham gia hoạt động” Uống nước nhớ nguồn”, “ Đền ơn đáp nghĩa”.
 Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng của dân tộc. Tôn trọng giữ gìn truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
* Hòa nhập: Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa với mọi người, có ý thức
tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
- Biểu hiện: Gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người.
-Ý nghĩa: Giúp có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
- Học sinh phải rèn luyện:
 Tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ, cởi mở với bạn bè, thầy cô và những
người xung quanh.

 Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
* Hợp tác: là cùng chung sức, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc nào đó
vì mục đích chung.
- Biểu hiện hợp tác:
 Mọi người cùng bàn bạc.
 Phối hợp nhịp nhàng.
 Biết về nhiệm vụ của nhau.
 Sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau.
- Ý nghĩa:
 Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất, đem lại chất lượng và hiệu quả cao
trong công việc.
 Là một phẩm chất quan trọng của người lao động, là yêu cầu đối với công
dân của một xã hội hiện đại.
- Nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
- Các loại:


 Hợp tác song phương hoặc đa phương.
 Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện.
 Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc,quốc gia.
- Học sinh rèn luyện:
 Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm
vụ cụ thể cho phù hợp với khả năng của từng người.
 Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công.
 Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ
lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
 Biết cùng các thành viên trong nhóm đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt
động để có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo.
BÀI 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC.
1.- Lòng yêu nước.

- Lòng yêu nước: Là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết
khả năng của mình phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc.
* Truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Ý nghĩa:
 Là truyền thống dân tộc đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc
Việt Nam.
 Là cội nguồn các giá trị truyền thống đạo đức khác của dân tộc.
 Là sức mạnh nội sinh của dân tộc.
- Nguồn gốc của lòng yêu nước:
 Được hình thành và hun đúc từ các cuộc đấu tranh gian khổ các cuộc kháng
chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm.
 Được phát triển qua những hoạt động lao động sản xuất xây dựng đất nước.
- Biểu hiện của truyền thống yêu nước:
 Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.


 Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.
 Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
 Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
 Cần cù, sáng tạo trong lao động.
2.- Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.
- Học tập tốt để trở thành người có ích cho xã hội.
- Tích cực rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân tốt.
- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội,... của đất nước.
- Phê phán, đấu tranh chống lại những việc làm đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân
tộc.
3.- Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
- Chủ động tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.

- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng.
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
BÀI 15. CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN
LOẠI.
1.- Ô nhiễm môi trường
a.Môi trường:

-Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, khí quyển, tài nguyên,….có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn t ại, phát triển của con người và thiên
nhiên.
b.Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường:
-Bảo vệ môi trường: Thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ
giữa con người và tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ
các yếu tố cân bằng của tự nhiên.


-Thanh niên-học sinh:
+Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học. trường học, nơi ở và nơi công cộng; không vứt
rác, xả nước thải bừa bãi.
+Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
các giống loài động vật, thực vật; không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một
cách bừa bãi; không dùng chất nổ, điện,…để đánh bắt thủy sản, hải sản; không
tham gia vào các hành vi vận chuyển, mua bán động vật quý hiếm.
+Tham gia tổng vệ sinh trường lớp, nơi ở, đường làng, ngõ xóm; tích cực tham gia
trồng cây, trồng rừng phủ xanh đát trống, đồi trọc.
+Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi
trường; phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2.-Sự bùng nổ dân số.
a.Sự bùng nổ về dân số:

-Bùng nổ về dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây
ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
-Hậu quả:
+Mất cân bằng tự nhiên, xã hội.
+Cạn kiệt tài nguyên.
+Ô nhiễm môi trường.
+Kinh tế nghèo nàn, thất nghiệp.
+Tệ nạn xã hội tăng, dịch bệnh…
b.Trách nhiệm:
-Nghiêm chỉnh thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và chính sách dân
số-kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước: Không kết hôn sớm, không sinh con ở
tuổi vị thành niên, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con.
-Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình
của Nhà nước.
BÀI 16. TỰ HOÀN THIỆN VỀ BẢN THÂN.


1.-Tự nhận thức về bản thân: là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành
vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân.
2.Hoàn thiện bản thân:
a.Tự hoàn thiện bản thân:
-Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên mọi khó khăn, trở gại, không ngừng lao động, học
tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi
những điều hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn.
b.Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?
-Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, chẳng có ai hoàn thiện, hoàn
mĩ. Mặt khác, xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn
đối với mỗi thanh niên.
-Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong một

xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng ngày một phát triển tốt hơn.
c.Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
-Tự nhận thức đúng về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các
chuẩn mực đạo đức xã hội.
-Lập kế hoạch phấn đấu, rèn kuyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể.
-Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện.
-Xác định những thuận lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải và cách vượt qua
các khó khăn đó.
-Xác định được những người tin cậy có thể hỗ trợ, giúp đỡ mình.
-Có quyết tâm thực hiện và biết tìm kiếm sự giúp đỡ của những người tin cậy.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×