Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên đất, nước phục vụ phát triển bền vững tại quận hải an thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 126 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

-------οθο------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU UNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG TRONG S

NG TÀI

NGUYÊN ĐẤT NƢỚC PH C V PH T TRIỂN ỀN V NG TẠI
QUẬN HẢI AN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

VŨ LỆ TRANG

HÀ NỘI NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

-------οθο------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU UNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG TRONG S

NG

TÀI NGUYÊN ĐẤT NƢỚC PH C V PH T TRIỂN ỀN V NG


TẠI QUẬN HẢI AN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

VŨ LỆ TRANG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301
NGƢỜI HƢỚNG ẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LẠI VĨNH CẨM
PGS.TS LÊ VĂN HƢNG

HÀ NỘI NĂM 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm
và PGS.TS Lê Văn Hưng, Thầy đã hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội nói chung và các Thầy giáo, Cô giáo khoa Môi trường nói riêng đã tham gia
quá trình giảng dạy trong khóa học vừa qua lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu mà tôi đã sử dụng trong quá
trình học vừa qua cũng như các trang sách báo, tài liệu, các trang web đã cung cấp
những thông tin giúp tôi hoàn thiện bài luận văn này.
Tôi cũng cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, gia đình của tôi đã
luôn giúp đỡ, ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn để có
được kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018
Tác giả

VŨ LỆ TRANG



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa bao giờ sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong khóa
luận này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018
Tác giả

VŨ LỆ TRANG


iii
M CL C
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
M C L C ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................v
ANH M C KÝ HIỆU VÀ C C CH

VIẾT TẮT ......................................... viii

ANH M C ẢNG ................................................................................................ ix
ANH M C HÌNH ...................................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu xung đột trong sử dụng tài nguyên môi
trường ..........................................................................................................................3
1.1.1. Tổng quan về xung đột môi trường trên thế giới ..............................................3
1.1.2. Tổng quan về xung đột môi trường tại Việt Nam .............................................4
1.1.3 Tổng quan xung đột môi trường tại Hải Phòng .................................................6
1.2 Cơ sở lý luận về nghiên cứu xung đột môi trường ...............................................7
1.2.1 Khái niệm về xung đột môi trường ....................................................................7
1.2.2 Phân loại xung đột môi trường ...........................................................................8
1.2.3 Các mức biểu hiện của xung đột môi trường ...................................................13
1.2.4 Giải quyết xung đột môi trường .......................................................................13
1.2.5 Quản lí môi trường và phát triển bền vững ......................................................14
1.3 Các phương pháp nghiên cứu XĐMT .................................................................16
1.4 Cơ sở pháp lý về XĐMT .....................................................................................18
1.5 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hải An ...............................................20
1.5.1 Đặc điểm tự nhiên quận Hải An .......................................................................20
1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................23


iv
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU

UNG

ĐỘT MÔI TRƢỜNG ..............................................................................................26
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................26
2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................26

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..............................................................26
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...............................................................27
2.2.3 Phương pháp phân tích thống kê và xử lí số liệu .............................................29
2.2.4 Phương pháp lấy mẫu nước ..............................................................................29
2.2.5 Các bước nghiên cứu xung đột môi trường .....................................................31
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................33
3.1 Kết quả nghiên cứu xung đột trong môi trường sử dụng đất ..............................33
3.1.1 Hiện trạng và biến động sử dụng đất tại quận Hải An .....................................33
3.1.2 Nhận dạng và phân tích mâu thuẫn xung đột trong sử dụng tài nguyên đất tại
quận Hải An ..............................................................................................................43
3.1.3 Đề xuất hướng giải pháp giảm thiểu những tranh chấp xung đột môi trường
trong sử dụng tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững. ......................................67
3.2 Nhận diện xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước tại quận Hải An ..... 71
3.2.1 Nhận diện xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước .....................71
3.2.2 Giải pháp giảm thiếu xung đột trong sử dụng nước để đảm bảo phát triển bền
vững. ..........................................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81


v
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên

: Vũ Lệ Trang

Lớp

: CH2AMT


Khoá

: 2A (2016-2018)

Cán bộ hướng dẫn 1

: PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm

Cán bộ hướng dẫn 2

: PGS.TS Lê Văn Hưng

Tên đề tài: Nghiên cứu xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên đất,
nước phục vụ phát triển bền vững tại quận Hải An thành phố Hải Phòng
1. Đặt vấn đề
Hải An là quận nằm ở phía Đông, thuộc khu vực trung tâm của Thành phố Hải
Phòng, quận có tốc độ đô thị hoá nhanh trong thời gian qua, dẫn đến những biến
động phức tạp về sử dụng đất, nước đặc biệt là chuyển đổi mục đích từ sử dụng đất
nông nghiệp sang mục đích đất phi nông nghiệp. Nhiều khu vực nổi cộm về chuyển
đổi đất đai, nhiều xung đột nảy sinh trong quá trình sử dụng đất và chuyển đổi mục
đích sử dụng đất. Hiện nay, quận Hải An đã có nhiều cải cách trong công tác quản
lý đất đai, quản lý tài nguyên nước, quản lý trật tự xây dựng nhằm phát triển kinh tế
xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh - trật tự. Tuy
nhiên, nhiều khó khăn nảy sinh do nhiều nguyên nhân: một bộ phận nhân dân chưa
nhận thức đúng và thực hiện các quy định của Luật về đất đai, Luật xây dựng, Luật
về tài nguyên nước; trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ chưa được nâng cao, chưa
đáp ứng được nhiệm vụ, giải quyết công việc đạt hiệu quả thấp; các mâu thuẫn,
xung đột trong sử dụng đất, nước đang tăng về số lượng, có nhiều tình tiết phức tạp,
tập trung đông người tại địa phương.
Mục tiêu luận văn nhằm nghiên cứu, xác định các xung đột môi trường trong

sử dụng tài nguyên đất, nước để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý đất đai, quản lí tài nguyên nước, quản lý trật tự xây dựng phục vụ phát triển
bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận dạng và đánh giá được những xung đột môi trường trong sử dụng tài


vi
nguyên đất, nước ở quận Hải An từ năm 2010 đến nay;
- Đề xuất các hướng giải pháp để giảm thiểu xung đột môi trường trong sử
dụng tài nguyên đất, nước phục vụ phát triển bền vững quận Hải An
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu cần thực hiện các nội dung sau đây:
- Phân tích hiện trạng biến động sử dụng đất của quận Hải An giai đoạn 2010-2017
- Xác định những vấn đề bức xúc từ đó nhận dạng và phân loại được các xung
đột trong sử dụng đất tại quận Hải An
- Đề xuất hướng giải pháp để giảm thiểu xung đột môi trường trong sử dụng đất
phục vụ phát triển bền vững
- Nhận dạng xung đột trong sử dụng tài nguyên nước quận Hải An và đề xuất
hướng giải pháp giảm thiểu xung đột phục vụ phát triển bền vững
4. Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc
Hiện trang và biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2017
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh làm cho quận Hải An mất diện tích nông
nghiệp khá lớn trong thời gian ngắn từ 3.403,41ha năm 2010 giảm còn 975,88ha
năm 2017. Xu thế chuyển đổi sử dụng đất chủ đạo từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp là đất ở tại đô thị và đất phát triển hạ tầng, đáp ứng nhu cầu sử dụng
đất của cư dân địa phương quận Hải An.
Nhận diện các dạng xung đột môi trƣờng trong sử dụng đất tại quận Hải
An bao gồm:
- Xung đột giữa lợi ích người dân với thực tiễn quản lý của chính quyền địa

phương trong chính sách, công tác quản lý đất đai của chính quyền: thể hiện ở các
dự án treo, dự án chậm triển khai, Tồn tại nhiều vấn đề trong quá trình bồi thường
đất gây ảnh hưởng tới lợi ích người dân .
- Xung đột trong chính sách, công tác quản lý đất đai của chính quyền: văn
bản số 307/UBND-QLDT của quận Hải An ban hành về cấp sổ đỏ cho người dân
đang đi ngược lại với luật đất đai 2013 và nghị định 43/2014/NĐ-CP.


vii
- Xung đột giữa nhóm lợi ích và cộng đồng: quận Hải An gặp phải vấn nạn
tham nhũng đang xảy ra ở phường Thành Tô, Cán bộ cùng nhóm lợi ích chiếm đất
của quân sự để phân nền bán lô chiếm lợi riêng.
- Mâu thuẫn giữa các hình thức sử dụng đất theo các mục đích khác nhau: Sử
dụng đất theo nhiều mục đích khác nhau đã dẫn đến sự xung đột giữa các ngành
phát triển.
Sự đồng thuận giữa ý kiến người dân và chính quyền địa phương trong mức
độ xung đột đất đai tại quận Hải An đang diễn ra ở mức độ ít nghiêm trọng chiếm
47,9% và nghiêm trọng lớn nhất là phường Thành Tô sau đó đến các phường Cát
Bi, Đông Hải 2, Tràng Cát Nam Hải. Về mức độ nghiêm trọng giữa nhóm xung đột
thì nhóm lợi ích và cộng đồng cao nhất chiếm 43% trong tổng số phiếu sau đó đến
nhóm xung đột giữa lợi ích người dân với thực tiễn quản lý đất đai của chính quyền
chiếm 35%.
Từ những phân tích xung đột trên luận văn đã đưa ra một số hướng giải pháp
để giảm thiểu xung đột môi trường trong sử dụng đất tại quận Hải An.
3. Nhận diện

ĐMT trong sử dụng nƣớc tại quận Hải An và đề xuất một

số hƣớng giải pháp giảm thiểu xung đột nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
- Mâu thuẫn trong kiểm soát nguồn nước thải sinh hoạt:

Kết quả phân tích vượt quá mức quy định QCVN 08:2015/BTNMT cho thấy
chất lượng nước kênh An Kim Hải đã và đang ảnh hưởng tới chất lượng tưới tiêu
rau màu, nông nghiệp của địa bàn quận.
- Xung đột giữa người dân và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp DAPVinachem: sự cố tràn nước thải ô nhiễm làm chết hàng loạt cá của cư dân địa
phương. Từ những xung đột trên đề tài đưa ra được các giải pháp thích ứng để giảm
thiếu xung đột trong sử dụng nước.
Đề tài đưa ra một số hướng giảm thiểu xung đột, XĐMT sẽ được giải quyết,
hạn chế khi lợi ích các bên được đảm bảo công bằng về 3 mặt: kinh tế, xã hội và
môi trường cũng sẽ phát triển bền vững.


viii
ANH M C KÝ HIỆU VÀ C C CH
Từ Viết tắt

STT

VIẾT TẮT
iễn giải

1

ĐH

Đại học

2

KCN


Khu công nghiệp

3

KT-XH

Kinh tế- xã hội

4

LVS

Lƣu vực sông

5

MT

Môi trƣờng

6

ÔNMT

Ô nhiễm môi trƣờng

7

PTBV


Phát triển bền vững

8

PTBV

Phát triển bền vững

9

ĐMT

10

UBND

ung đột môi trƣờng
Ủy ban nhân dân


ix
ANH M C ẢNG
Bảng 1.1 Phân loại các dạng xung đột theo mức độ nguy hại ....................................9
Bảng 3.1: Biến động sử dụng đất quận Hải An giai đoạn 2010-2017 ......................36
Bảng 3.2: Hiện trạng giải quyết tranh chấp đất đai quận Hải An .............................41
Bảng 3.3: Đặc trưng tại các điểm nóng sử dụng đất tại quận Hải An. ......................42
Bảng 3.4: Các dạng xung đột trong sử dụng tài nguyên đất .....................................43
Bảng 3.5 : Một số dự án treo của quận Hải An năm 2015 ........................................46
Bảng 3.6: Điều tra về việc dự án treo gây bất lợi đối với người dân: .......................47
Bảng 3.7: Điều tra, khảo sát nguyên nhân người dân không đồng ý khi bị thu

hồi đất. ......................................................................................................... 50
Bảng 3.8: Điều tra kinh tế, thu nhập hộ gia đình nằm trong dự án sau khi được
đền bù............................................................................................................... 51
Bảng 3.9: Điều tra người dân về việc thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết hồ sơ,
khiếu nại. ...................................................................................................................52
Bảng 3.10: Bảng thể hiện các văn bản có sự xung đột .............................................53
Bảng 3.11: Điều tra người dân về việc thực hiệnthủ tục chuyển đổi đất phù hợp với
mục đích sử dụng. .....................................................................................................56
Bảng 3.12: Phân loại XDMT ....................................................................................59
Bảng 3.13: Kết quả điều tra mức độ tranh chấp trong sử dụng đất phường
Thành Tô ...................................................................................................... 60
Bảng 3.14 Kết quả điều tra mức độ tranh chấp trong sử dụng đất phường
Đông Hải 2 ............................................................................................ 61
Bảng 3.15 Kết quả điều tra mức độ tranh chấp trong sử dụng đất phường Tràng
Cát ................................................................................................................ 62
Bảng 3.16: Kết quả điều tra mức độ tranh chấp trong sử dụng đất phườngCát Bi ...63
Bảng 3.17: Kết quả điều tra mức độ tranh chấp trong sử dụng đất phường Nam Hải ..... 64
Bảng 3.18: Tổng hợp mức độ xung đột tại 5 phường đối với ý kiến người dân và
người quản lý.............................................................................................................65
Bảng 3.19: tổng hợp mức độ của các xung đột .........................................................66
Bảng 3.20 Kết quả phân tích vào tháng 4/2018 ........................................................72
Bảng 3.21 Kết quả phân tích vào tháng 7/2018 ........................................................73


x
ANH M C HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệnguyên nhân người dân không đồng ý khi bị thu hồi
đất ..............................................................................................................................49
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện mức độ việc thực hiện thủ tục hành chính .....................52
Hình 3.3: Hình những ngôi nhà được xây trái phép trên đất quân sự. ......................55

Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện kết quả điều tra mức độ tranh chấp trong sử dụng đất
phường Thành Tô ......................................................................................................60
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện kết quả điều tra mức độ tranh chấp trong sử dụng đất
phường Đông Hải 2 ...................................................................................................61
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện kết quả điều tra mức độ tranh chấp trong sử dụng
đấtphường Tràng Cát.................................................................................................62
Hình 3.7 Biểu đồ Kết quả điều tra mức độ tranh chấp trong sử dụng đất phường
Cát Bi ............................................................................................................... 63
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện kết quả điều tra mức độ tranh chấp trong sử dụng đất
phường Nam Hải .......................................................................................................64
Hình 3.9: Tình trạng nước quận Hải An năm 2018 ..................................................72
Hình 3.10: Bãi Gyps của công ty DAP- Vinachem ..................................................76


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển mạnh theo hướng đa
dạng hoá nhiều thành phần, tốc độ đô thị hoá nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất,
nước ngày càng tăng. Một phần đáng kể đất đai bị chuyển đổi từ đất nông nghiệp,
đất tư nhân sang các loại đất khác với chủ sở hữu hoặc sử dụng khác ảnh hưởng tới
các hộ cư dân bên cạnh đó tài nguyên nước cũng đang gặp nhiều vấn đề trong việc
khai thác, sử dụng không hợp lí. Đồng thời, nhiều mâu thuẫn, xung đột xã hội nảy
sinh trong quá trình thu hồi đất, sử dụng và quản lý nước và đất đai. Tình trạng đơn
thư khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, vượt cấp, gây mất an ninh - trật tự tại các địa
phương. Để giải quyết tốt các vấn đề về xung đột trong sử dụng nước, đất và các
mối quan hệ của chúng có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về
tài nguyên phục vụ phát triển bền vững
Hải An là quận nằm ở phía Đông, thuộc khu vực trung tâm của Thành phố
Hải Phòng, thuận lợi cơ bản cả về giao lưu đường bộ và đường thủy và đường

không. Quận có nhiều khu công nghiệp với quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại, thu hút
đầu tư trong nước và ngoài nước vào sản xuất kinh doanh. Quận có tốc độ đô thị
hoá nhanh trong thời gian qua, dẫn đến những biến động phức tạp về sử dụng đất,
nước đặc biệt là chuyển đổi mục đích từ sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích đất
phi nông nghiệp. Nhiều khu vực nổi cộm về chuyển đổi đất đai, nhiều xung đột nảy
sinh trong quá trình sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đối với nước
do quá trình đô thị hoá nhanh dẫn tới hiện tượng thiếu nước cho sản xuất nông
nghiệp, sử dụng nước mặt quá mức dẫn đến cạn kiệt dòng chảy.
Hiện nay, quận Hải An đã có nhiều cải cách trong công tác quản lý đất đai,
quản lý tài nguyên nước, quản lý trật tự xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh - trật tự. Tuy nhiên,
nhiều khó khăn nảy sinh do nhiều nguyên nhân: một bộ phận nhân dân chưa nhận
thức đúng và thực hiện các quy định của Luật về đất đai, Luật xây dựng, Luật về tài
nguyên nước; trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ chưa được nâng cao, chưa đáp


2
ứng được nhiệm vụ, giải quyết công việc đạt hiệu quả thấp; các mâu thuẫn, xung
đột trong sử dụng đất, nước đang tăng về số lượng, có nhiều tình tiết phức tạp, tập
trung đông người tại địa phương. Để góp phần giải quyết được các vấn đề trên, cần
thiết dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn về phân tích xung đột môi trường
trong sử dụng đất, nước đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất
đai, quản lí tài nguyên nước, quản lý trật tự xây dựng phục vụ phát triển bền vững.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, để làm sáng tỏ vấn đề này chúng tôi
đã lựa chọn đề tài “Nghi n
n

ph

v phát tri n


u ung ột m i tr

ng trong s

ng tài nguy n

t,

n v ng t i Quận Hải An thành phố Hải Phòng” cho luận

văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận dạng và đánh giá được những xung đột môi trường trong sử dụng tài
nguyên đất, nước ở quận Hải An từ năm 2010 đến nay;
- Đề xuất các hướng giải pháp để giảm thiểu xung đột môi trường trong sử
dụng tài nguyên đất, nước phục vụ phát triển bền vững quận Hải An
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu cần thực hiện các nội dung sau đây:
- Phân tích hiện trạng biến động sử dụng đất của quận Hải An giai đoạn 2010-2017
- Xác định những vấn đề bức xúc từ đó nhận dạng và phân loại được các xung
đột trong sử dụng đất tại quận Hải An
- Đề xuất hướng giải pháp để giảm thiểu xung đột môi trường trong sử dụng đất
phục vụ phát triển bền vững
- Nhận dạng xung đột trong sử dụng tài nguyên nước quận Hải An và đề xuất
hướng giải pháp giảm thiểu xung đột phục vụ phát triển bền vững


3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu xung đột trong sử dụng tài
nguyên môi trƣờng
1.1.1. Tổng quan về xung đột môi trường trên thế giới
Liên quan tới vấn đề nghiên cứu xung đột trong sử dụng tài nguyên, trên thế
giới có một số công trình tiêu biểu gần đây được thực hiện như sau:
Tại Đức: Tác giả Steinh u er và nnk. 2015 thực hiện một nghiên cứu về
xung đột trong sử dụng đất cấp quốc gia và cấp vùng tại Đức. Nghiên cứu dựa trên
cuộc phỏng vấn các bên liên quan và thông tin ghi nhận về xung đột trong sử dụng
đất. Sự thay đổi về chính sách năng lượng tại quốc gia này gần đây đã dẫn tới xung
đột trong sử dụng đất trở nên gay gắt hơn. Người sử dụng đất đã ý thức rằng đất đai
là một nguồn lực giới hạn, điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh về sử dụng đất giữa
các ngành tại khu định cư, vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng giải quyết những xung đột cần phát triển các giải pháp sử
dụng đất đa chức năng để giải quyết xung đột trong sử dụng đất. Thông tin về các
bên liên quan tham gia vào các quyết định sử dụng đất được sử dụng để nghiên cứu
giải quyết những xung đột này [28].
Tại Trung Quốc: Hui và Bao 2013 đã nghiên cứu bản chất của xung đột
trong thu hồi đất ở Trung Quốc. Mâu thuẫn về đất đai phát sinh thường xuyên trong
quá trình đô thị hóa nhanh ở Trung Quốc gây ra những tác động bất lợi. Khác với
các nghiên cứu trước đây về tranh chấp đất đai, phân tích nguyên nhân, hậu quả,
phương pháp đánh giá và quản lý, nghiên cứu này dựa trên tiếp cận hành vi theo lý
thuyết trò chơi. Kết quả ba mô hình được đề xuất: i Mô hình năng động cho các
xung đột về việc thu hồi đất theo quy phạm pháp luật; ii Mô hình trò chơi thu hồi
đất bất hợp pháp; và iii) Mô hình trò chơi của thị trường đất đai. Những mô hình
này giải thích cơ chế tranh chấp, xung đột phát triển, chiến lược của cuộc xung đột
giữa chính quyền địa phương và nông dân, các mô hình này cung cấp một số thông
tin quan trọng cho định hướng chính sách trong thu hồi đất tại Trung Quốc [20].


4

- Tại Singapore: Sze và Sovacool 2013 thực hiện một nghiên cứu về mô hình
sử dụng đất giải quyết xung đột và đánh giá sơ bộ cách Singapore đưa ra các biện
pháp giải quyết xung đột trong sử dụng đất, các tiêu chí về hiệu quả, công bằng, bền
vững và khả năng tương thích được sử dụng để quản lý các mâu thuẫn trong sử
dụng đất. Hiệu quả liên quan đến việc phát triển các giao dịch đất đai nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thuận lợi. Vốn chủ sở hữu bao gồm việc có
một hệ thống công bằng liên quan đến tất cả các bên, tính bền vững liên quan với
môi trường và xã hội sử dụng đất hiện tại và tương lai, khả năng tương thích đề cập
đến cách sử dụng đất được tích hợp với luật pháp và các quy định khác [29].
Theo học giả Helga H, XĐMT liên quan đến sử dụng tài nguyên nước có thể
bao hàm sự mâu thuẫn, XĐ mang tính chất quốc tế do sự khan hiếm nguồn nước
của các hệ thống sông có sự liên quan của nhiều quốc gia do cùng khai thác và có
sự gây ô nhiễm đến chất lượng nước của quốc gia này gây ảnh hưởng cho quốc gia
khác. Điều này sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa các địa phương, quốc gia và mâu thuẫn
trong khai thác sử dụng nguồn tài nguyên khác [21]
1.1.2. Tổng quan về xung đột môi trường tại Việt Nam
Những năm gần đây, Việt Nam đã có những đề tài nghiên cứu liên quan đến
XĐMT như “Giải pháp điều hòa XĐMT giữa các nhóm xã hội trong làng nghề”
Nguyễn Thị Hiền, 2002 chỉ ra XĐMT có tính đối kháng giữa cộng đồng các làng
vùng nông thôn; “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm ứng phó, quản lý
các XĐMT trong thời kỳ từ nay đến năm 2010” Cục Môi trường - Bộ Khoa học
công nghệ và môi trường, 2005 ; hay đề tài “Hành vi sức khỏe của cư dân nông
thôn trong bối cảnh XĐMT” Viện Xã hội học – Viện Khoa học xã hội Việt Nam,
2007). Ngoài ra việc phân tích các xung đột của các nhà nghiên cứu của Trường ĐH
Tự do, Vương quốc Bỉ VUB trong khuôn khổ dự án “Các giải pháp cho XĐMT
vùng ven bờ” SECOA, 2010-2013),...Năm 2010, nghiên cứu về “xung đột và sự
hợp tác trong quản lý nước tại cộng đồng địa phương được thực hiện tại huyện Con
Cuông tỉnh Nghệ An” của trường ĐH Nông Nghiệp và tổ chức DIIS của Đan Mạch.
Một số luận văn Thạc sỹ ngành MT liên quan đến XĐMT như “Chính sách QLMT



5
đối với việc giải quyết XĐMT” Lê Thanh Bình, 2000 ; “Đề xuất chính sách giảm
thiểu ÔNMT thông qua việc nhận dạng và giải quyết XĐMT giữa các cộng đồng
dân cư trong khu vực sông Nhuệ, sông Đáy đoạn qua tỉnh Hà Nam Nguyễn Đắc
Dương, 2009 ,…
Các nghiên cứu điển hình liên quan đến mâu thuẫn, XĐMT trong khai thác, sử
dụng và quản lý tài nguyên nước Tây Nguyên như: “Báo cáo đề xuất khung pháp lý
giải quyết mâu thuẫn nước ở Tây Nguyên” Viện Quy hoạch thủy lợi, 2008 ; Đề tài
“Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích
trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước lãnh thổ Tây Nguyên” thuộc Chương
trình Tây Nguyên III Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2011 ;
Gần đây nhất, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá XĐMT ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi
mới và đề xuất các giải pháp PTBV” TN3/T17 - Lê Ngọc Thanh, 2014 . Trên LVS
Srepok đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tài nguyên và môi trường nước, điển
hình là các nghiên cứu “Khả năng nguồn nước, sử dụng nước và khuynh hướng ở
LVS Srepok” Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2013 , “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho
việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa cấp nước trong mùa cạn – LVS
Srepok” Nguyễn Thị Mai, 2012 , hay “Nghiên cứu tính toán các đặc trưng thủy
văn, thủy vực làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa LVS
Srepok trong mùa lũ” Trịnh Văn Tường, 2012 ; “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và
bảo vệ nguồn nước lưu vực Srepok” Viện Quy hoạch thủy lợi, 2006 , hay “Quy
hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến
2020” Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2012 ; “Báo cáo giám sát chất lượng nước sông
SrePok trước khi chảy sang đất Campuchia từ năm 2006 đến năm 2010” Viện Quy
hoạch thủy lợi, 2006 - 2010 ; “Đánh giá tác động MT dự án bậc thang thủy điện
trên LVS Srepok trong quản lý tổng hợp LVS” Chu Duy Tuyền, 2004 ,...
Ngiên cứu về mâu thuân sử dụng đất lâm- nông nghiệp, nhóm tác giả Tô Xuân
Phúc [7] đã chỉ ra rằng có 3 nguyên nhân chính và thường liên quan đến nhau gây ra
mâu thuẫn đất đai tại các địa bàn nghiên cứu. Thứ nhất, do người dân thiếu đất canh

tác, mâu thuẫn đất đai phản ánh những nỗ lực của người dân trong việc tiếp cận đất


6
đai nhằm duy trì cuộc sống. Thứ 2, do bất bình đẳng trong sử dụng đất: các Lâm
trường đang bao chiếm một diện tích đất rất lớn, và nhiều nơi hiệu quả sử dụng đất
thấp, trong khi người dân lại thiếu đất sản xuất. Bên cạnh đó tại một số địa phương,
chính quyền cắt đất từ các lâm trường và đem trao cho các công ty tư nhân để phát
triển cây công nghiệp với mục đích lợi nhuận cao, thay vì chia đất cho dân để thoát
nghèo, sự bất bình đẳng còn thể hiện khi Lâm trường trao hợp đồng khoán và bảo
vệ rừng cho người bên ngoài cộng đồng, mà thông thường là những người giàu mà
không giao cho người dân tại chỗ, từ đó làm mất cơ hội về thu nhập và việc làm cho
những người dân nghèo. Thứ 3, do việc phát triển mạnh mẽ mạng lưới thị trường
hàng hóa nông sản ở vùng núi trong thời gian gần đây, bao gồm thị trường cho gỗ
rừng trồng, tạo điều kiện cho việc nâng cao thu nhập thông qua việc trồng rừng.
Quyền tiếp cận và kiểm soát đất đai trở thành công cụ hữu hiệu nhằm tăng thu nhập
thậm chí làm giàu cho nhiều người và điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về đất
lâm nghiệp tại một số địa phương.
Nghiên cứu mâu thuẫn sử dụng đất đô thị, Trương Thanh Cảnh [9] và cộng sự
nghiên cứu điểm cho thành phố Đà Nẵng và đi đến kết luận: cùng với sự phát triển
đô thị, Đà Nẵng đang đối mặt với khá nhiều thách thức để có thể trở thành một đô
thị hiện đại, phát triển bền vững. Một trong những thách thức lớn hiện nay đó chính
là sự xuất hiện của các mâu thuẫn về nhà ở, đất canh tác, không gian sống, trong
quá trình đô thị hoá, bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ của diện tích đất đô thị, phát
triển các khu công nghiệp, dịch vụ và dân cư là tình trạng môi trường ngày càng bị
ô nhiễm, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp, tranh chấp đất đai
giữa các cá nhân, tổ chức và nhà nước trở nên ngày càng trầm trọng. Nhiều chính
sách quy hoạch sử dụng đất của nhà nước và chính quyền địa phương đã có nhiều
bất cập khi áp dụng, gây nên mâu thuẫn trong xã hội địa phương
1.1.3 Tổng quan xung đột môi trường tại Hải Phòng

Theo Báo cáo số 73/BC-UBND ngày 07/5/2012 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hải Phòng, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo hàng năm các cơ quan hành chính nhà
nước nhận được có khoảng 70% là đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; Tính


7
chất và quy mô phức tạp của đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng, khiếu kiện
đông người, khiếu kiện kéo dài, phức tạp xuất hiện ngày càng nhiều, năm sau cao
hơn năm trước, đặc biệt tập trung vào những địa bàn trọng điểm liên quan đến việc
bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, các Quận mới và Huyện giáp nội
thành do tốc độ đô thị hóa cao, đất đai có giá trị.
Theo báo cáo số 32/BC-TTTP ngày 22/12/2012 của Thanh tra thành phố Hải
Phòng, từ 01/7/2004 đến năm 2011, trong lĩnh vực đất đai, tổng số công dân đến
khiếu nại tố cáo là 5.926 lượt người, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp
4.660 lượt công dân, nhận 712 đơn đơn khiếu nại: 408, đơn tố cáo 304 ; Số đơn
thuộc thẩm quyền là 371 đơn đơn khiếu nại: 253, đơn tố cáo: 118 ; Kết quả giải đã
quyết 310 đơn khiếu nại: 220, tố cáo 90 ; đơn còn tồn đọng là 61 đơn đơn khiếu
nại: 33, tố cáo 28 . Qua giải quyết đã đem lại quyền lợi cho nhà nước và công dân
số tiền là 3,219 tỷ đồng và 36.201m2 đất, kiến nghị xử lý hành chính 23 người,
chuyển cơ quan điều tra 8 vụ. Năm 2012, các cơ quan hành chính thành phố đã tiếp
2.316 lượt người, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước, có 88 đoàn đông người;
Toàn thành phố nhận 1.413 đơn thư tố cáo liên quan đến đất đai, tăng 43%. Trong
đó khiếu nại là 185, tố cáo là 155, kiến nghị, phản ánh là 1.073 đơn, trong đó 817
đơn thuộc thẩm quyền, tăng 34%, đã giải quyết được 516 đơn, đạt 63%.
1.2 Cơ sở lý luận về nghiên cứu xung đột môi trƣờng
1.2.1 Khái niệm về xung đột môi trường
Khái niệm XĐMT trên thế giới
Khái niệm XĐMT đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1990, nhiều tác giả
nghiên cứu về cơ sở lý luận, xây dựng hệ phương pháp nghiên cứu và đã đạt được
rất nhiều thành tựu quan trọng góp phần phát triển bền vững tại nhiều quốc gia và

khu vực.
Về quan niệm xung đột môi trường có thể hiểu như sau:
Quan niệm của nhóm nghiên cứu Tonroto do Thomas Homer-Dixon đứng đầu
đã công bố năm 1991, cho rằng “XĐMT là những xung đột XĐ dữ dội do sự khan
hiếm môi trường gây ra trong sự tương tác với nhiều yếu tố có tính chất bối cảnh,


8
tình huống cụ thể. XĐMT xuất hiện qua ba hình thức: Khan hiếm do nhu cầu nghĩa
là sự khan hiếm nảy sinh do nhu cầu gia tăng, chẳng hạn do gia tăng dân số , khan
hiếm do nguồn cung nghĩa là sự khan hiếm gây ra do sự sụt giảm tổng thể những
nguồn tài nguyên cụ thể, có sẵn do suy thoái hoặc cạn kiệt , và khan hiếm cấu trúc
nghĩa là sự khan hiếm nảy sinh từ việc phân bố không đồng đều các nguồn tài
nguyên hoặc là từ việc tiếp cận đối với các nguồn tài nguyên . [22]
Khái niệm XĐMT tại Việt Nam
Ở Việt Nam khái niệm XĐMT mới chỉ được đề cập trong khoảng hơn 10 năm
trở lại đây, Theo Vũ Cao Đàm: XĐMT là XĐ về quyền lợi giữa các nhóm xã hội
khác nhau trong quá trình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên MT [7]. Hay
XĐMT là quá trình hình thành và phát triển những mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội
trong khai thác và sử dụng các tài sản [17]
Theo Nguyễn Đình Hòe: XĐMT là một quá trình bất đồng thuận trong xã hội,
leo thang từ mâu thuẫn qua tranh chấp lên xung đột, nảy sinh từ các quan hệ bất
đồng trong sở hữu, sử dụng tài nguyên, môi trường [5]
XĐMT là một quá trình bất đồng thuận trong xã hội, leo thang từ mâu thuẫn,
qua tranh chấp, lên xung đột, nảy sinh từ các quan hệ bất đồng trong sở hữu, khai
thác, sử dụng và quản lý các dạng tài nguyên, các thành phần môi trường của những
đối tượng liên quan. [5]
1.2.2 Phân loại xung đột môi trường
Phân loại theo quy mô:
Theo quy mô, XĐMT được phân thành:

1 Quy mô nhỏ: Các bên xung đột là các cá nhân, hộ gia đình, xung đột diễn ra
ở quy mô này khả năng giải quyết diễn ra tương đối dễ dàng.
2 Quy mô nhóm: Xung đột giữa nhóm xã hội
3 Quy mô địa phương: Xung đột giữa các địa phương khó giải quyết xung
đột có thể gây mất ổn định an ninh của địa phương
4 Quy mô quốc gia: Xung đột rất nguy hiểm, khó giải quyết một cách triệt để
và hoàn toàn có thể leo thang thành các xung đột vũ trang, đối đầu giữa các quốc
gia. Mức độ Xung đột môi trường có thể diễn ra ở mức độ thấp và mức độ cao


9
Phân loại theo mức độ:
1 Mức độ thấp: Ở đây xung đột chỉ dừng lại ở khác biệt quan điểm, nhưng
cuối cùng trên cơ sở tìm kiếm sự nhất trí hoặc thỏa hiệp về mặt nhận thức, tức là ở
giai đoạn tiềm ẩn. Có thể xuất hiện những tranh chấp lợi ích kinh tế, song có thể
điều hòa bằng những giải pháp chia sẻ lợi ích, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp
không thể tìm kiếm được những giải pháp thỏa hiệp để chia sẻ lợi ích, mà phải dùng
đến những biện pháp điều chỉnh bằng pháp luật.
2 Mức độ cao: Là những xung đột có thể dẫn tới những nguy cơ về an ninh xã hội.
Theo quan điểm của Nguyễn Đình Hòe [5], XĐMT có thể phân thành ba mức
độ từ thấp đến cao: 1 Mâu thuẩn; 2 Tranh chấp và 3 Xung đột.
Có nhiều cách nhiều phương pháp phân loại về XĐMT, trên thực tế để xây
dựng các phương án, các định hướng phát triển, đôi khi cần có sự lựa chọn xem
những công việc, những định hướng nào là quan trọng vì thế phân loại theo mức độ
là cần thiết [5]. Có thể theo cách tiếp như trong bảng sau
ảng 1.1 Phân loại các dạng xung đột theo mức độ nguy hại
Mức độ ĐMT
Không nghiêm trọng

Đặc điểm

Là mức xung đột ở mức độ thấp, không bắt nguồn từ
những chênh lệch lợi ích, đồng thời các bên đương sự
đều hiểu rất rõ nó cũng không dẫn đến những tác hại
quá lớn cho mỗi bên

Ít nghiêm trọng

XĐ ở mức độ này thường xuất hiện giữa các đương sự
đang khai thác nguồn lợi trên một địa bàn. Trong chừng
mực nào đó, giữa họ dàn xếp với nhau

Nghiêm trọng

Là những XĐ có thể dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ
giữa các đương sự XĐ như khiếu nại, biểu tình.

Rất nghiêm trọng

Là những XĐ bắt nguồn từ những bất bình đẳng lớn về
quyền lực, không chỉ về mặt tài nguyên mà cả những
bất bình đẳng về tài chính và bất bình đẳng về chính trị.
Loại XĐ này có thể dẫn tới XĐ vũ trang, như chiến
tranh tranh chấp dầu lửa, nguồn nước giữa các nước


10
Phân loại theo tính chất
Theo quan niệm thông thường, xung đột được hiểu theo nghĩa tiêu cực, thật ra
nếu xung đột được hiểu như một tất yếu xã hội là nguyên nhân của phát triển, thì hệ
quả của XĐMT cần được hiểu trên cả nghĩa tích cực và nghĩa tiêu cực. Xung đột xã

hội tự bản thân nó không nhất thiết là xấu, mà là tín hiệu cho sự cần thiết phải thay
đổi theo chiều hướng phát triển xã hội tốt hơn. Không có xung đột không phải lúc
nào cũng tốt, vì điều đó chỉ ra sự thờ ơ, không hiểu biết, kém năng lực của cộng
đồng, trong điều kiện như vậy có thể làm cản trở mục tiêu PTBV và bảo vệ môi
trường BVMT so với tồn tại XĐMT nhưng được quản lý tốt.
Phân loại theo tƣơng quan
Theo tương quan giữa các bên xung đột, có thể phân chia thành:
1) Xung đột một chiều: Đương sự này gây hại cho đương sự kia và chưa có
phản ứng ngược; 2 Xung đột hai chiều: Đương sự này gây hại cho đương sự kia và
nhận những phản ứng ngược [3]
Phân loại theo nguyên nhân
Theo Vũ Cao Đàm [17] dựa vào nguyên nhân có thể tồn tại những loại xung
đột sau: 1 Xung đột nhận thức: Xung đột đơn giản nhất, có căn nguyên từ sự hiểu
biết khác biệt nhau dẫn đến hành động phá hoại môi trường của các đương sự.
2 Xung đột mục tiêu: Mục tiêu hoạt động khác nhau của các đương sự dẫn
đến xung đột.
3 Xung đột lợi ích: Xuất hiện khi các đương sự tranh giành lợi thế sử dụng tài
nguyên.
4 Xung đột quyền lực: Đương sự có quyền lực mạnh hơn lấn át, chiếm dụng
lợi thế đương sự khác, dẫn đến xung đột.
Theo Spillmann (1995) [27], dựa vào nguyên nhân có ba loại xung đột
1 Xung đột do thảm họa thiên nhiên: Đây là những biến đổi môi trường
không do con người tạo ra. Những thay đổi môi trường này không phụ thuộc vào kế
hoạch hay quyết định của con người.
2 Xung đột do biến đổi môi trường có kế hoạch: Đây là những biến đổi môi


11
trường do quyết định của chính phủ vì lợi ích chung của đất nước, trong khi có một
số nhóm xã hội bị tổn hại.

3 Xung đột do biến đổi môi trường không có kế hoạch: Sự biến đổi này do hệ
quả hành động của từng cá nhân nhưng tổng hợp hậu quả hành động lại tạo ra các
hệ quả tiêu cực. Mỗi cá nhân hành động vì lợi ích tối đa của họ và không ai chịu
trách nhiệm cuối cùng
Phân loại theo hành động xung đột
Hành động Theo Vũ Cao Đàm [17], tùy mức độ mất cân bằng về quyền lực,
có thể tồn tại ba loại hành động xung đột: đe doạ, trừng phạt và đàm phán:
1 Đe doạ: Đe doạ là đặt đương sự trước những nguy cơ tiềm ẩn bằng các
phương tiện quyền lực để thúc đẩy họ rẽ sang hướng khác, không theo hướng dẫn
đến bất lợi cho bản thân đương sự.
2 Trừng phạt: Trừng phạt là gây những tác động làm đối phương làm hại tới
quyền lực, tài chính hoặc danh dự của đương sự. Hành động trừng phạt xuất hiện
khi hành động đe doạ tỏ ra không có tác dụng, khi đó đương sự đe doạ chuyển sang
dùng các phương tiện quyền lực gây hại cho đương sự xung đột.
3 Đàm phán: Đàm phán là sự thương lượng của các đương sự xung đột để tìm
kiếm những giải pháp chia sẻ quyền lợi. Đàm phán xảy ra khi đương sự trừng phạt
nhận thấy tiếp tục trừng phạt sẽ tốn kém hoặc mạo hiểm so với kết quả có thể thu
được từ đàm phán
Manson [23] phân chia xung đột thành ba loại:
1) Xung đột sử dụng gián tiếp tài nguyên: Liên quan với việc sử dụng tài
nguyên mang tính thương mại.
2. Xung đột sử dụng trực tiếp tài nguyên: Liên quan đến sự khan hiếm tài
nguyên ở địa phương hay khu vực.
3 Xung đột phức hợp: Đặc trưng bởi tính chất leo thang của xung đột hơn là
do việc sử dụng tài nguyên tạo ra. Loại xung đột này bao hàm cả hai loại xung đột
trên, cộng với những động lực phổ biến khác gây ra sự leo thang của xung đột.


12
Hệ thống các tiêu chí phân loại xung đột môi trƣờng

TT

1

Phân loại

Tiêu chí

Quy mô

Tác giả

+ Quy mô nhỏ

Lê Ngọc Thanh và

+ Quy mô nhóm

cộng sự

+ Quy mô địa phương
+ Quy mô quốc gia

2

Mức độ

+ Mức độ thấp

Lê Ngọc Thanh và


+ Mức độ cao

cộng sự

+ Không nghiêm trọng

Lê Thanh Bình

+ Ít nghiêm trọng

Phạm Thị Bích Hà

+ Nghiêm trọng
+ Rất nghiêm trọng
3

Tính chất

4

Tương quan

+ Tiêu cực

Lê Ngọc Thanh và

+ Tích cực

cộng sự


+ Một chiều

Lê Ngọc Thanh và

+ Hai chiều

cộng sự

+ Xung đột nhận thức

Vũ Cao Đàm

+ Xung đột mục tiêu
+ Xung đột lợi ích
+Xung đột quyền lực
+Xung đột do thảm hoạ Spillman
5

Nguyên nhân

thiên nhiên
+Xung đột do biến đổi
môi trường có kế hoạch
+Xung đột do biến đổi
môi trường không có kế
hoạch
+ Đe dọa

6


Hành động

+ Trừng phạt
+ Đàm phán

Vũ Cao Đàm


13
1.2.3 Các mức biểu hiện của xung đột môi trường
XĐMT cũng có các mức độ biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau và có chiều
hướng gia tăng như sau: 1 Từ giai đoạn tiềm ẩn như khác nhau trong mục đích,
không tương hợp trong hành động; 2 Đến giai đoạn cao hơn là xuất hiện những
mâu thuẫn, bất đồng trong quan điểm khai thác, sử dụng tài nguyên, MT và chia sẻ
nguồn lợi; 3 Nếu những mâu thuẫn không được giải quyết nó sẽ phát triển lên mức
cao hơn, gay gắt hơn dẫn đến các hành động đấu tranh như mít tinh, biểu tình, khiếu
kiện…làm mất ổn định chính trị
Theo Nguyễn Đình Hòe XĐMT ban đầu xuất phát từ mâu thuẫn trong sở hữu,
sử dụng tài nguyên, môi trường. Khi mâu thuẫn leo thang, tranh chấp xuất hiện.
Tranh chấp là mâu thuẫn căng thẳng khó đối thoại khiến các bên tranh chấp bắt đầu
sử dụng các giải pháp mà riêng mình cho là phải, tranh chấp leo thang sẽ chuyển
thành XĐ khi các bên tranh chấp có đông người tham gia và có những biện pháp
phản đối lẫn nhau, căng thẳng, công khai và nhiều khi có kèm theo những hành
động quá khích. “Mâu thuẫn- Tranh chấp – Xung đột” là 3 bậc thang của một quá
trình xã hội có tên chung là XĐMT. Vì vậy không nhất thiết phải gọi riêng tranh
chấp và XĐMT, khi thảo luận và xử lý một vụ XĐMT cụ thể, chỉ cần ghi rõ nó
đang ở giai đoạn nào là chính, bởi lẽ các công đoạn mâu thuẫn-tranh chấp và xung
đột không hoàn toàn tách rời nhau mà chúng sinh ra ở trong nhau, cái này là kết quả
hoặc là nguyên nhân ngay trong cái kia.

Do có sự đa dạng về nhu cầu khai thác, sử dụng và lợi ích liên quan đến
TNTN nên dẫn đến việc mâu thuẫn, tranh chấp, XĐMT có thể thường xuyên xảy ra.
Tuy nhiên không phải bất kỳ một mâu thuẫn, tranh chấp nào cũng dẫn đến XĐMT
Vì vậy quản lý XĐMT hay sử dụng các chính sách, pháp luật để thiết lập trật tự
trong sử dụng tài nguyên cần quản lý XĐMT ngay từ giai đoạn tiềm ẩn chứ không
phải đến mức độ nghiêm trọng mới giải quyết XĐMT.
1.2.4 Giải quyết xung đột môi trường
Giải quyết XĐMT là nhằm điều hoà những vị trí đối lập, làm cho quản lý
xung đột thành một bộ phận liên kết không thể tách rời của quản lý môi trường, liên


×