Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

DTM quang truong HCM(sua ten duong TP, LD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 151 trang )

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................5
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 8
1. Xuất xứ của Dự án..........................................................................................................8
1.1. Xuất xứ của Dự án.........................................................................................................8
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án........................................................................9
1.3. Quan hệ của Dự án với quy hoạch phát triển...................................................................9
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM...................................................9
2.1. Các văn bản pháp luật...................................................................................................9
2.2. Các căn cứ kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM.................................................................12
2.3. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng...........................................................................12
2.4. Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập.....................................................................13
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường..........................................................13
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM....................................................................16
Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN...............................................................................18
1.1. Tên Dự án..................................................................................................................18
1.2. Chủ dự án: .................................................................................................................18
1.3. Vị trí địa lý của Dự án................................................................................................18
1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án......................................................................................21
1.4.1. Mục tiêu đầu tư.........................................................................................................21
1.4.2. Quy mô đầu tư xây dựng của Dự án...........................................................................22
1.4.3. Phương án thiết kế xây dựng......................................................................................24
1.4.4. Phương tiện thi công.................................................................................................41
1.4.5. Nhu cầu nguyên vật liệu và nguồn cung cấp...............................................................42
1.5. Tiến độ thực hiện.......................................................................................................44
1.6. Vốn đầu tư của Dự án................................................................................................44
1.7. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án..........................................................................45
Chương 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
THỰC HIỆN DỰ ÁN.........................................................................................................46


2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên...................................................................................46
2.1.1. Đặc điểm địa hình và địa chất...................................................................................46
2.1.2. Đặc điểm khí hậu......................................................................................................46
2.1.3. Đặc điểm thủy, hải văn..............................................................................................50
2.1.4. Đặc điểm hệ sinh thái................................................................................................51
2.2. Hiện trạng môi trường khu vực..................................................................................51
2.2.1. Chất lượng môi trường không khí..............................................................................52
2.2.2. Chất lượng môi trường nước mặt...............................................................................53
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................................54
2.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới.....................................................54
2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của phường Hải Đình.........................................................55
2.3.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng khu vực Dự án và ở lân cận...................................................55
2.3.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện Dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu
vực Dự án..........................................................................................................................56
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

1


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

Chương 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN....................57
3.1.2. Các tác động do hoạt động giải phóng mặt bằng........................................................59
3.1.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải.........................................................59
3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải..............................................71
3.2. Các tác động trong giai đoạn xây dựng.........................................................................75
3.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải...............................................................75
3.2.1.1. Tác động do bụi và khí thải..................................................................................76
3.2.1.2. Tác động do nước thải và nước mưa chảy tràn.....................................................87

3.2.1.3. Tác động đến môi trường do chất thải rắn............................................................89
3.2.1.4. Chất thải nguy hại (CTNH)..................................................................................91
3.2.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải............................................................92
3.2.2.1. Tác động do tiếng ồn và độ rung..........................................................................93
3.2.2.2. Tác động đến hoạt động giao thông.....................................................................95
3.2.2.3. Tác động đến cảnh quan khu vực.........................................................................96
3.2.2.5. Tác động đến kinh tế - xã hội khu vực.................................................................96
3.3. Đánh giá tác động khi Dự án/Quảng trường đi vào hoạt động...................................97
3.3.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải...............................................................97
3.3.1.1. Tác động do bụi, khí thải và mùi hôi....................................................................97
3.3.1.2. Tác động do nước thải và nước mưa chảy tràn.....................................................98
3.3.1.3. Tác động do chất thải rắn...................................................................................101
3.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải...................................................101
3.3.2.1. Tác động do tiếng ồn..........................................................................................101
3.3.2.2. Tác động đến kinh tế - xã hội.............................................................................102
3.4. Tác động do các rủi ro và các sự cố môi trường.......................................................103
3.4.1. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị................................................................103
3.4.3. Các rủi ro và sự cố môi trường trong giai đoạn hoạt động........................................106
3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá.........................................107
3.6. Ma trận đánh giá tác động môi trường.....................................................................108
Chương 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN.............................................110
4.1. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị Dự án.......................................110
4.1.1. Biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động liên quan đến chất thải.............................110
4.1.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải...................................................................110
4.1.1.2. Giảm thiểu tác động do nước thải và nước mưa chảy tràn.................................112
4.1.1.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn..................................................................113
4.1.1.4. Giảm thiểu tác động do chất thải nguy hại.........................................................113
4.1.2. Biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải...................114
4.1.2.1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn và độ rung.......................................................114

4.1.2.2. Giảm thiểu tác động đến hoạt động giao thông..................................................115
4.1.2.3. Giảm thiểu tác động đến cảnh quan khu vực......................................................115
4.1.2.4. Giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội............................................................115
4.2. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án........................116
4.2.1. Biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động liên quan đến chất thải.............................116
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

4.2.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải...................................................................116
4.2.1.2. Giảm thiểu tác động do nước thải và nước mưa chảy tràn.................................118
4.2.1.3. Thu gom và xử lý chất thải rắn...........................................................................119
4.2.1.4. Thu gom và xử lý chất thải nguy hại..................................................................120
4.2.2. Biện pháp giảm thiểu nguồn tác động không liên quan đến chất thải.........................121
4.2.2.1. Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................................................................121
4.2.2.2. Giảm thiểu tác động đến hoạt động giao thông......................................................121
4.2.2.3. Giảm thiểu tác động đến cảnh quan......................................................................122
4.2.2.4. Hạn chế các tác động tiêu cực về mặt kinh tế - xã hội............................................122
4.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động............................122
4.3.1. Biện pháp giảm thiểu nguồn tác động có liên quan đến chất thải..................................122
4.3.1.1. Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí......................................................122
4.3.1.2. Giảm thiểu tác động do nước thải, nước mưa chảy tràn và nước tưới cây...............123
4.3.1.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn....................................................................125
4.3.2. Giảm thiểu tác động từ các nguồn không liên quan đến chất thải..............................125
4.3.2.1. Giảm thiểu tác động của tiếng ồn..........................................................................125
4.3.2.2. Hạn chế tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội.......................................................126

4.3.2.3. Thực hiện tiết kiệm điện........................................................................................126
4.4. Các biện pháp phòng ngừa và ứng cứu sự cố...........................................................127
4.4.1. Các biện pháp phòng, chống sự cố và rủi ro giai đoạn chuẩn bị................................127
4.4.2. Các biện pháp phòng, chống sự cố và rủi ro giai đoạn xây dựng...............................129
4.4.3. Các biện pháp phòng chống sự cố và rủi ro giai đoạn hoạt động...............................130
4.5. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.............132
4.5.1. Tóm tắt dự toán kinh phí..........................................................................................132
4.5.2. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.................................................133
Chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG........................135
5.1. Chương trình quản lý môi trường.............................................................................135
5.2. Chương trình giám sát môi trường...........................................................................141
5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.......................141
5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng...........................142
Chương 6 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.............................................................................145
6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng.....................................145
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng.....................................................................................145
6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Hải Đình..............145
6.2.2. Ý kiến của cộng đồng dân cư....................................................................................146
6.2.3. Ý kiến tiếp thu và cam kết của Chủ dự án..................................................................146
1. Kết luận....................................................................................................................... 147
2. Kiến nghị.................................................................................................................... 147
3. Cam kết....................................................................................................................... 147

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm


KHCN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
: Khoa học công nghệ

MT

: Môi trường

QT

: Quan trắc

PTMT

: Phân tích môi trường

TNMT

: Tài nguyên môi trường

BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 200C - đo trong 5 ngày

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên


COD

: Nhu cầu oxy hóa học

DO

: Ôxy hòa tan

SS

: Hàm lượng chất rắn lơ lửng

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường.

MPN

: Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh)

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

UBMTTQ

: Ủy ban mặt trận tổ quốc

KTXH

: Kinh tế xã hội

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

VOC

: Chất hữu cơ bay hơi

HC

: Hydrocacbon

CTNH

: Chất thải nguy hại


QL

: Quốc lộ

BQL

: Ban quản lý

DA

: Dự án

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

4


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm gốc của khu đất Dự án
Bảng 1.3. Các loại máy thi công chính trong giai đoạn thi công xây dựng
Bảng 1.4. Khối lượng và chiều dài vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng Dự án
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng (Trạm đo Đồng Hới)
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình trong các tháng (Trạm đo Đồng Hới)
Bảng 2.3. Độ ẩm tương đối trung bình tháng (Trạm đo Đồng Hới)
Bảng 2.4. Tần suất (%) xuất hiện các hướng gió chính ở Đồng Hới
Bảng 2.5. Thống kê các cơn bão đổ bộ vào bờ biển Quảng Bình từ năm 2000 – 2017
Bảng 2.6. Các đặc trưng mực nước tháng TBNN (1961 - 2005) vùng sông ảnh

hưởng triều - Trạm Đồng Hới (cm)
Bảng 2.7. Chất lượng môi trường không khí
Bảng 2.8. Chất lượng nước mặt tại khu vực dự kiến triển khai Dự án
Bảng 3.1. Nồng độ (mg/m3) bụi trong không khí trên các tuyến đường vận chuyển
chất thải xây dựng đi đổ bỏ
Bảng 3.2. Hệ số phát thải của máy tham gia thi công sử dụng dầu diesel
Bảng 3.3. Tải lượng khí thải trên khu vực có tập trung thiết bị thi công
Bảng 3.4. Nồng độ các chất ô nhiễm do máy thi công tại khu vực công trường
Bảng 3.5. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển chất
thải xây dựng đi đổ bỏ
Bảng 3.6. Nồng độ khí thải ở các khoảng cách khác nhau trên tuyến đường vận
chuyển nguyên vật liệu thi công từ một điểm phát sinh trên tuyến
Bảng 3.7. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Bảng 3.9. Dự báo mức ồn lớn nhất ở khu vực xung quanh vị trí thi công khoan cắt
bê tông bằng thiết bị truyền thống
Bảng 3.10. Mức rung của một số loại máy móc, thiết bị thi công
Bảng 3.11. Tóm tắt các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng Dự án
Bảng 3.12. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng
Bảng 3.13. Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động san đắp
Bảng 3.14. Nồng độ (mg/m3) bụi trong không khí trên các tuyến đường vận
chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công
Bảng 3.15. Hệ số phát thải của máy tham gia thi công sử dụng dầu diesel
Bảng 3.16. Tải lượng khí thải trên khu vực có tập trung thiết bị thi công
Bảng 3.17. Nồng độ các chất ô nhiễm do máy thi công tại khu vực công trường
Bảng 3.18. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận tải phục vụ
thi công xây dựng Dự án
Bảng 3.19. Nồng độ khí thải ở các khoảng cách khác nhau trên tuyến đường vận
chuyển nguyên vật liệu thi công từ một điểm phát sinh trên tuyến
Bảng 3.20. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí

Bảng 3.21. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.22. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Bảng 3.23. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

5


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

trong giai đoạn xây dựng
Bảng 3.24. Đối tượng, quy mô bị tác động bởi các nguồn không liên quan đến
chất thải trong giai đoạn xây dựng
Bảng 3.25. Giới hạn mức độ tiếng ồn của các thiết bị thi công
Bảng 3.26. Dự báo mức ồn khu vực xung quanh vị trí thi công
Bảng 3.27. Mức rung của một số loại máy móc, thiết bị thi công
Bảng 3.28. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Bảng 3.29. Ma trận đánh giá tác động của Dự án lên môi trường
Bảng 5.1. Nội dung chương trình quản lý môi trường của Dự án

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

6


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1. Vị trí khu vực thực hiện Dự án
Hình 1.2. Vị trí đổ thải đất hữu cơ của Dự án
Hình 1.3. Vị trí khu vực tập kết nguyên vật liệu và lán trại

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

7


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của Dự án
1.1. Xuất xứ của Dự án
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, với diện tích 8.055 km 2,
dân số năm 2016 có 846.020 người. Quảng Bình có bờ biển dài 116.04km và có
chung 201.87 km biên giới với nước bạn Lào, có cảng biển Hòn La; cửa khẩu
Quốc tế Cha Lo, có Quốc lộ 1; đường Hồ Chí Minh; tuyến đường sắt Bắc - Nam
đi qua... Đó là những lợi thế về vị trí địa lí mà Quảng Bình đang từng bước khai
thác để phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Bên cạnh đó, Quảng Bình còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng
cảnh đẹp, nổi tiếng cả trong và ngoài nước như: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng, đèo Lý Hòa, cửa biển Nhật Lệ….Với những tiềm năng tạo động lực cho sự
phát triển trên, Quảng Bình hôm nay đang dần lớn mạnh, hòa nhập vào công cuộc
phát triển, đổi mới chung của đất nước.
Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình
thành, phát triển của tỉnh Quảng Bình. Trong quá trình hình thành và phát triển,
thành phố Đồng Hới đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc phát

triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Ngày 30/07/2014 Thủ tướng Chính phủ
đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg công nhận thành phố Đồng Hới là đô thị loại
II trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Trước xu thế hội nhập, thành phố Đồng Hới với
sinh lực mới, sức sống mới đang vươn mình khẳng định vai trò vừa là hạt nhân
thúc đẩy, vừa là hậu phương dịch vụ cho sự phát triển các khu kinh tế, du lịch
trong tỉnh, khu vực và quốc tế.
Kinh tế thành phố Đồng Hới đang phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch tích cực, đúng hướng. Hệ thống dịch vụ, thương mại phát triển đa dạng, hiện
đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, du lịch từng bước khẳng định là
ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Trước sự đổi thay và lớn mạnh của thành phố Đồng Hới nói riêng và tỉnh
nhà nói chung, công tác đền ơn đáp nghĩa và giáo dục đạo lý ‘uống nước nhớ
nguồn’ cho các thế hệ trẻ hôm nay ngày được quan tâm và đẩy mạnh.
Công trình Hạ tầng quảng trường trung tâm sẽ là không gian tôn vinh lên giá
trị hình ảnh quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nằm giữa trung tâm thành
phố Đồng Hới, nơi đây là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng
Bình, vừa nằm trên tuyến Quốc lộ 1 – là tuyến giao thông đường bộ nối liền hai
miền Bắc Nam của đất nước. Đây sẽ là điểm nhấn cảnh quan của khu vực trung
tâm thành phố, là dấu ấn đẹp trong lòng du khách khi đi qua hay ghé thăm mảnh
đất Quảng Bình.
Vì vậy, việc thực hiện Dự án Hạ tầng quảng trường trung tâm (sau đây viết
tắt là Dự án) ở thành phố kết hợp dự án quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
và nhân dân Quảng Bình, nhà tưởng niệm là rất thiết thực trong việc nêu cao tinh
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm


thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho mọi tầng lớp nhân
dân tỉnh nhà. Là biểu tượng cho ý chí phát huy cao độ truyền thống yêu nước,
khơi dậy niềm tự hào dân tộc; tự hào về truyền thống vẻ vang và hào hùng của
bao thế hệ cha ông của Đảng bộ; chính quyền; quân và dân tỉnh nhà trong suốt
tiến trình lịch sử cho đến nay. Phát huy các giá trị dân tộc và bồi đắp sức mạnh
tổng hợp phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương
Quảng Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh, nhân dân ấm no hạnh phúc.
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình là cơ quan phê duyệt Dự án.
1.3. Quan hệ của Dự án với quy hoạch phát triển
Đây là dự án đầu tư mới. Việc thực hiện Dự án phù hợp với Quy hoạch xây
dựng vùng tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 tại Quyết định số 2865/QĐ-UBND
ngày 18/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, phù hợp với Quy hoạch
chung Thành phố Đồng Hới đến năm 2020 tỷ lệ 1/10.000 tại Quyết định số
381/QĐ-UBND ngày 14/02/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình, và Quyết định số
1538/QĐ-CT ngày 6/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về quy hoạch chung
điều chỉnh xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
Dự án “Hạ tầng quảng trường trung tâm” của Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình (sau đây viết tắt là
Ban quản lý Dự án hoặc Chủ dự án/Chủ đầu tư) làm Chủ đầu tư thuộc mục số số
3, Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, một số căn cứ pháp lý và kỹ thuật khác của việc lập báo cáo
ĐTM như sau:
2.1. Các văn bản pháp luật
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án “Hạ tầng quảng

trường trung tâm” do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Quảng Bình làm Chủ đầu tư được thực hiện dựa trên những cơ
sở pháp lý sau:
a) Văn bản pháp luật liên quan đến môi trường:
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy
định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về
Quản lý chất thải và phế liệu;
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

9


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng quy định
về quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường;
- Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/2/2017 của Bộ Xây dựng quy định

về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công
tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ tài
nguyên và Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không
khí xung quanh và tiếng ồn;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa;
- Thông tư số 32/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường chất lượng nước mưa;
- Thông tư số 40/2015/TT-BTNMT ngày 17/8/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải;
- Quyết định số 225/QĐ-TCDL ngày 06/05/2012 của Tổng cục Du lịch ban
hành tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch và kế
hoạch triển khai;
- Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2012 của UBND
tỉnh Quảng Bình về việc Ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
b) Văn bản pháp luật liên quan đến xây dựng, đất đai:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/6/2014 của Quốc hội XIII khóa
ban hành;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29/11/2013 của Quốc hội khóa XIII
ban hành;
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

10


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

- Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12, ngày 17/06/2009 của Quốc hội
khóa XII ban hành;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập thẩm
định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch Đô thị;
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về
quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ xây dựng quy định
chi tiết một số nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình;
- Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012 của Bộ Xây dựng ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình
dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (QCVN 03: 2012/BXD);
- Quyết định số 185/2004/QĐ-TTg ngày 28/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định về việc quy hoạch tượng đài Hồ Chí Minh đến năm 2010;
- Quy chế xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng ban hành kèm theo Quyết
định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29/3/2000 của Bộ trường Bộ Văn hóa-Thông
tin;

- Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 14/02/2007 của UBND tỉnh Quảng
Bình về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Đồng Hới đến
năm 2020 tỷ lệ 1/10.000;
- Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của UBND tỉnh Quảng
Bình về việc ban hành quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà
nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Thông báo số 294 ngày 01/03/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc
Kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với các sở, ngành về
công tác phát triển quỹ đất.
c) Các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến Dự án:
- Văn bản số 29/HĐND-VP ngày 13/4/2018 của Thường trực hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án: Hạ tầng trung
tâm;
- Quyết định số 2059/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND tỉnh Quảng
Bình về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Quần thể tượng đài Chủ tịch
Hồ Chí Minh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ;

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

- Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 08/02/2018 của UBND tỉnh Quảng
Bình về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ 1/500.
2.2. Các căn cứ kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
- Bộ hồ sơ thuyết minh, thiết kế của Dự án;

- Các tài liệu khí hậu, thủy văn khu vực thực hiện Dự án;
- Thông tin thực địa và số liệu đo đạc trực tiếp tại khu vực Dự án, khu vực
lân cận và các khu vực liên quan;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ tài
nguyên và Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Hướng dẫn đánh giá nhanh các nguồn ô nhiễm không khí, nước, đất
(Assessment of sources of air, water, and land pollution. Past 1+2. World health
organization, Geneva, 1993).
2.3. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng trong Báo cáo ĐTM của Dự án:
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN
01:2008/BXD.
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường.
- QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp
xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dưới đất.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường bắt buộc áp
dụng và các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan khác.
2.4. Các tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

- Thuyết minh và các bản vẽ của Dự án do Chủ dự án phối hợp với Viện Quy
hoạch Xây dựng Quảng Bình thực hiện.
- Kết quả khảo sát, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường do Công ty cổ
phần tư vấn môi trường Sài Gòn tiến hành.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Quảng Bình thuê đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Tài nguyên và
Môi trường Minh Hoàng tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
của Dự án.
* Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân
dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Người đại diện: Nguyễn Chung Nguyên
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: 07, Nguyễn Văn Linh, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
Điện thoại: 0232 3851828
* Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

Người đại diện: Bà Trần Thị Ngọc Bé
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: TDP 10, phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Điện thoại: 0917722332
Những người tham gia thực hiện:

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

TT

Họ và tên

I
1

Nguyễn Chung Nguyên

II
1

Trần Thị Ngọc Bé

2


Phạm Thị Thùy Linh

3

Lê Anh Tuấn

4

Nguyễn Công Bình

5

Nguyễn Công Quang

6

Nguyễn Đức Hùng

Học hàm,
Tham gia
học vị/Cấp bậc
thực hiện
THÀNH VIÊN CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN

Chức danh

Nội dung phụ trách

Chữ ký


Quản lý giám sát chung
Giám đốc
Chủ trì
toàn bộ quá trình thực hiện
dự án.
THÀNH VIÊN ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO
Cử nhân Môi
Nghiên cứu, tổng hợp
Giám đốc
Thành viên
trường
chỉnh sửa báo cáo ĐTM
Nghiên cứu, thực địa,
tham vấn cộng đồng, đánh
Kỹ sư môi
Cán bộ
Thành viên
trường
giá hiện trạng, điều kiện tự
nhiên KTXH dự án.
Nghiên cứu, đánh giá tác
động trong giai đoạn
Kỹ sư môi
Cán bộ
Thành viên
trường
chuẩn bị, xây dựng dự án
và biện pháp giảm thiểu
Nghiên cứu, đánh giá tác
động trong giai đoạn vận

Cử nhân Môi
Cán bộ
Thành viên
trường
hành dự án và biện pháp
giảm thiểu
Phụ trách các vấn đề kỹ
Cán bộ
Kỹ sư xây dựng Thành viên thuật về xây dựng và tư
vấn kỹ thuật xây dựng
Cán bộ
Kỹ sư cầu
Thành viên Phụ trách các vấn đề kỹ

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

14


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

đường
7

Trương Văn Dũng

Cán bộ

Kỹ sư môi

trường

Thành viên

8

Trần Thị Thanh Hằng

Cán bộ

Cử nhân Kế
toán

Thành viên

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

thuật xây dựng, giao thông
Xây dựng chương trình
quản lý, giám sát, kết luận,
hoàn thiện báo cáo
Phụ trách tài chính

15


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

* Tóm tắt quá trình lập báo cáo ĐTM:

Chủ dự án là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Quảng Bình thuê đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Tài nguyên và
Môi trường Minh Hoàng thực hiện Báo cáo ĐTM.
Sau khi ký hợp đồng tư vấn, Chủ dự án chuyển giao cho đơn vị tư vấn toàn bộ
hồ sơ liên quan đến Dự án, bao gồm Hồ sơ đề xuất, các bản vẽ và các văn bản
pháp luật liên quan. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp, đơn vị tư vấn
viết ra đề cương nhiệm vụ cụ thể cho việc thực hiện Báo cáo và thu thập
thông tin, dữ liệu về điều kiện khí tượng thủy văn, địa chất, địa hình, kinh tế xã hội thông qua các tài liệu đã có ở các cơ quan, ban ngành liên quan. Sau
khi hoàn thiện đề cương, đơn vị tư vấn phối hợp với Chủ dự án để đi khảo sát
hiện trường khu vực thực hiện Dự án kết hợp đo đạc, lấy mẫu phân tích các
chỉ tiêu môi trường. Trên cơ sở thông tin liên quan đã thu thập được, kết hợp
với thực tế hiện trường khu vực Dự án và nội dung của Dự án, đơn vị tư vấn
tiến hành lập báo cáo ĐTM theo đúng quy định trong Thông tư
số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ tài nguyên và Môi
trường. Báo cáo được lập này vẫn còn thiếu nội dung Chương 6 là chương về
tham vấn ý kiến cộng đồng. Do đó, báo cáo ĐTM thiếu Chương 6 ở trên được
in ra gửi trước cho UBND phường, UBMTTQ phường Hải Đình cùng với
công văn xin tham vấn ý kiến của Chủ dự án để xem xét trước; sau đó, Chủ
dự án cùng với đơn vị tư vấn trực tiếp làm việc với UBND, UBMTTQ
phường Hải Đình và đại diện người dân bị ảnh hưởng để trình bày rõ về Dự
án và các nội dung liên quan đến vấn đề môi trường của Dự án. Sau buổi làm
việc, UBND, UBMTTQ phường Hải Đình cho ý kiến bằng văn bản liên quan
đến Dự án và các vấn đề môi trường của Dự án. Chủ dự án phản hồi trả lời
các công văn này và cùng với đơn vị tư vấn tiếp thu, chỉnh sửa nội dung của
báo cáo ĐTM theo đúng các ý kiến trong công văn. Báo cáo ĐTM được chỉnh
sửa theo ý kiến tham vấn của địa phương sẽ được cán bộ chủ trì và Chủ dự án
soát xét lại một lần nữa trước khi hoàn thiện để trình gửi thẩm định.
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
a) Các phương pháp ĐTM:
- Phương pháp làm việc nhóm: Lập nhóm ĐTM, gồm cử nhân môi trường,

kỹ sư môi trường, cán bộ đo đạc, kỹ sư hoá,... Mỗi thành viên của nhóm tùy thuộc
vào chuyên môn ở từng chuyên ngành để phụ trách các chuyên đề khác nhau, sau
đó, nội dung chuyên đề của mỗi thành viên phụ trách sẽ được đưa ra bàn bạc,
thảo luận trong nhóm trước khi đi đến ý kiến thống nhất, và cuối cùng là tổng hợp
các chuyên đề lại thành một báo cáo hoàn thiện cuối cùng.
- Phương pháp lập bảng liệt kê: Phân tích quá trình thực hiện dự án. Phương
pháp này được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của Dự án và các
tác động môi trường.
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

16


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này được sử dụng dựa trên hệ
số ô nhiễm của nguồn thải được xác lập bởi các Tổ chức, Viện nghiên cứu khi
đánh giá tải lượng ô nhiễm nước, khí thải, bụi,… của các hoạt động Dự án để dự
báo mức độ tác động đến môi trường xung quanh.
- Phương pháp so sánh: Tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải, khí
thải và so sánh với các chỉ tiêu trong Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường Việt Nam
nhằm đánh giá, dự đoán mức độ của các tác động do chất thải, tiếng ồn, độ rung đến các
thành phần môi trường.
- Phương pháp dự báo: Dựa trên số liệu nền, nội dung Dự án để dự báo
nguồn phát sinh, tải lượng, nồng độ và mức độ tác động do quá trình thực hiện
Dự án đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội để làm cơ sở cho
việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu, ngăn ngừa các tác động tiêu cực.
- Phương pháp khảo sát: Quan sát, đánh giá hiện trường (kết hợp với sự
hướng dẫn của cán bộ thông thạo địa hình).

b) Các phương pháp khác:
- Thực địa và lấy ý kiến người dân, chuyên gia: Tham vấn cộng đồng thông
qua lấy ý kiến đại diện của Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường
Hải Đình; hỏi trực tiếp ý kiến người dân thông thạo khu vực và tham vấn ý kiến
chuyên gia. Các ý kiến thu nhận được này sẽ được phân tích, sàng lọc và đưa vào
trong báo cáo.
- Phương pháp đo đạc: Đo đạc các chỉ số môi trường bằng các thiết bị đo đạc
có độ chính xác cao như:
+ Máy phân tích nước nhãn hiệu AAS - novAA 400P và DREL/5000;
- Máy đo độ ồn: Extech
- Máy lấy mẫu khí độc: Kimoto
- Máy lấy mẫu bụi: Kimoto
- Phương pháp thu thập thông tin: Sưu tầm các nguồn tài liệu liên quan phục
vụ quá trình ĐTM, thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội và khí tượng
thủy văn khu vực, tham khảo các tài liệu ĐTM,… Các thông tin thu thập được
tổng hợp, đối chiếu, so sánh và lựa chọn để đưa vào báo cáo đảm bảo tính chính
xác, phù hợp.
Nội dung được trình bày dựa trên khung được quy định ở Thông
tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ tài nguyên và Môi
trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường, có chỉnh sửa cho phù hợp với quy mô, tình hình thực
tiễn của Dự án.

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

17


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm


Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên Dự án
“Hạ tầng quảng trường trung tâm”
1.2. Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Người đại diện: Nguyễn Chung Nguyên
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: 07, Nguyễn Văn Linh, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
Điện thoại: 0232 3851828
1.3. Vị trí địa lý của Dự án
a) Vị trí khu đất thực hiện Dự án
Quảng trường trung tâm được xây dựng tại phường Hải Đình, thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú cũ;
- Phía Đông giáp đường Hùng Vương;
- Phía Nam giáp Thành Đồng Hới và đường Lê Duẩn cũ;
- Phía Tây giáp tường Thành Đồng Hới.
Toàn bộ khu vực lập quy hoạch có tổng diện tích 7,3 ha.
Hiện trạng khu đất Dự án và một số đối tượng ở lân cận khu đất Dự án như
sau:
Các công trình xây dựng, dân cư và các công trình khác:
* Khu vực dân cư: Khu dân cư gần nhất cách ranh giới phía Nam khu vực
Dự án khoảng 50 m về phía Nam (cách tường Thành cổ, hào thành và tuyến
đường dọc theo hào thành).
* Cách một tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai rộng 19,5 m về phía Bắc
khu vực Dự án là Trụ sở Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng; cách tuyến

đường Trần Phú cũ (sau đây gọi là Đường vận chuyển 1 vì đây là một trong 2
tuyến đường vận chuyển chính của Dự án) rộng 19,5 m về phía Bắc là Trụ sở
Tỉnh ủy cũ, hiện là trụ sở tạm của Thành ủy Đồng Hới.
* Cách một tuyến đường Lê Duẩn cũ (sau đây gọi là Đường vận chuyển 2 vì
đây là một trong 2 tuyến đường vận chuyển chính của Dự án) rộng 23 m về phía
Nam là Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình; liền kề về phía Nam của Trụ sở
UBND tỉnh là Trụ sở Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình.
(Chiều rộng của các tuyến đường ở trên đã tính đến quy hoạch mở rộng của
các tuyến đường).
* Cách một tuyến đường Hùng Vương rộng 34 m về phía Đông của Dự án là
Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình.
* Phía Tây Bắc khu đất Dự án có lô cốt cổ hiện có. Lô cốt cổ thuộc quyền
quản lý của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hải Đình và theo bản vẽ
quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng Dự án được UBND tỉnh phê duyệt, khu đất
dự án giáp với lô cốt cổ sẽ bố trí đất hành lang bảo vệ lô cốt với diện tích 570 m2.
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

18


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

* Di tích Nhà lao Đồng Hới cách ranh giới phía gốc Tây Bắc khu đất Dự án
khoảng 19,5 m. Nhà lao Đồng Hới được xây dựng lại ngay sau khi thực dân Pháp
chiếm đóng Đồng Hới lần thứ nhất năm 1885 và tồn tại trong suốt thời kỳ Pháp
thuộc. Nhà lao có chiều rộng khoảng 150m, chiều dài khoảng 400m và có tường
bao quanh cao khoảng 8m, trong đó bức tường phía Tây và phía Bắc là bức tường
của thành Đồng Hới ngày xưa. Di tích tiếp giáp hàng rào phía Tây của Trụ sở Bộ
chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình. Hiện tại, Nhà lao Đồng Hới không

còn tồn tại, các hiện vật minh chứng cho tội ác của thực dân Pháp cũng bị thất lạc,
di tích chỉ còn là bãi đất trống, chỉ một tấm bia di tích ở chính giữa khu đất. 
* Tiếp giáp về phía Tây và một phần phía Nam khu vực Dự án là Di tích lịch
sử kiến trúc nghệ thuật Thành Đồng Hới (sau đây viết tắt là Thành Đồng Hới).
Thành Đồng Hới đã được Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao (Nay là Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích lịch sử và Kiến trúc theo Quyết định số
97/QĐ ngày 21/1/1992. Theo Biên bản quy định khu vực bảo vệ Thành Đồng Hới
được UBND tỉnh lập ngày 27/11/1991 thì khoanh vùng bảo vệ di tích gồm 2 khu
vực:
+ Khu vực bảo vệ: Trong khu vực này cấm mọi hoạt động xây dựng hoặc vi
phạm. Khu vực này bao gồm các đoạn thành còn lại (1860m) và đất ao hồ xung
quanh (tính từ mép ngoài của hồ ra 3m và mặt trong của chân thành ra 3m. Tổng
chiều dài 1860m, chiều rộng 30m. Vậy diện tích khu vực bảo vệ là 55.800m 2. Dự
án Hạ tầng Quảng trường trung tâm được thiết kế đảm bảo không ảnh hưởng đến
khu vực này. Tuyến đường bao quanh Quảng trường được xây dựng cách ranh
giới chân tường 3m. Trong phạm vi từ chân tường ra 3m sẽ thực hiện trồng hoa,
cây cảnh để tạo cảnh đẹp cho khuôn viên. Phạm vi ảnh hưởng này là 560m, do đó
diện tích khu vực bảo vệ chịu ảnh hưởng do hoạt động xây dựng hạ tầng là
1.680m2.
+ Khu vực điều chỉnh xây dựng: Đây là khu vực tiếp giáp với khu vực bảo
vệ nhưng lại có quan hệ chặt chẽ tới di tích về nhiều mặt: Lịch sử, môi trường, vẽ
đẹp chung...Khu vực này gồm: Bao quanh khu vực bảo vệ (cách mép ngoài của
hồ từ mét thứ 3 ra 7m và mặt trong của chân thành từ mét thứ 3 ra 7m. Tổng
chiều dài 1860m, chiều rộng 44m. Vậy diện tích khu vực điều chỉnh xây dựng là
81.840m2. Khu vực này được sử dụng để làm tuyến đường giao thông bao quanh
Quảng trường. Tổng chiều dài ảnh hưởng là 560m, chiều rộng ảnh hưởng là 7m.
Do đó diện tích khu vực điều chỉnh xây dựng chịu ảnh hưởng do hoạt động xây
dựng là 3.920m2.
Vậy tổng diện tích ảnh hưởng đến khu vực bảo vệ Di tích Thành Đồng Hới
là 5.600m2.

Hiện tại, ở lân cận khu đất Dự án không có hoạt động xây dựng lớn nào đang
và dự kiến sẽ diễn ra sớm, do đó, nhìn chung, hoạt động thi công của Dự án sẽ
không chịu tác động cộng hưởng bởi các hoạt động thi công xây dựng khác.
Các đối tượng tự nhiên gần khu vực Dự án:
Bao quanh Thành Đồng Hới là hào nước có cống thông với sông Nhật Lệ
cách khu vực Dự án khoảng 250 m về phía Đông.
Cách khu vực Dự án khoảng 70 m về phía Nam là Hồ Trạm và không có kết
nối với hào thành.
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

19


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

Hiện trạng sử dụng đất của khu vực quy hoạch chung:
Đất khu vực xây dựng quảng trường trung tâm hiện trạng là đất thể thao (đất
sân vận động tỉnh, 19.824 m2), đất xây dựng trụ sở làm việc (Trụ sở liên cơ quan
Hội người mù tỉnh Quảng Bình, Hội nông dân, Hội Đông y tỉnh Quảng Bình (2
tầng, 1.836 m2); Trụ sở Tài nguyên Môi trường cũ (nay là trụ sở Ban quản lý DA
PTNT bền vững vì người nghèo, Chi cục văn thư lưu trữ thuộc Sở Nội vụ, 4.476
m2), một nhà cấp 4 bỏ hoang rộng khoảng 50 m 2 và còn lại là đất trống chủ yếu cỏ
dại mọc trên đó với diện tích 46.814 m2. Hiện tại, các công trình đã xuống cấp,
hạn chế sử dụng. Theo Quy hoạch chi tiết quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thành phố Đồng Hới (trong ranh giới dự án 7,3ha) thì sẽ di dời, giải phóng
các công trình trên.
Đa số diện tích khu đất Dự án và khu vực xung quanh có hướng thoát nước
chính là theo địa hình ra mương thoát nước của đường Đường vận chuyển 1,
Đường vận chuyển 2, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Hùng Vương và

mương thu dọc theo Thành Đồng Hới rồi theo cống thoát ra hào nước bao quanh
thành cổ.
Hiện trạng giao thông kết nối với khu vực Dự án:
Khu vực Dự án có điều kiện giao thông thuận lợi do giáp đường Hùng
Vương, một trong những tuyến đường chính của thành phố Đồng Hới, ở phía
Đông; giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Đường vận chuyển 1 ở phía
Bắc; giáp với đường Đường vận chuyển 2 ở phía Tây.

Hình 1.1. Vị trí khu vực thực hiện Dự án
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

20


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

b) Vị trí khu đất đổ thải đất hữu cơ.
Toàn bộ chất thải xây dựng không tái sử dụng được như xi măng, gạch, bê
tông vỡ, cùng với lớp đất phong hóa sẽ được đổ bỏ ở bãi rác cũ thành phố Đồng
Hới trước đây (Khu vực Ba Trang, thôn 6, xã Lộc Ninh).
Bãi rác có diện tích 13,5 ha, thời gian vận hành từ năm 2002 đến năm 2008
và hiện nay đã đóng cửa.
Bãi rác có vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp rừng trồng bạch đàn, Phía Nam giáp
rừng trồng bạch đàn, Phía Tây giáp tuyến đường đất nối với đường tránh thành
phố Đồng Hới và rừng thông, Phía Đông giáp rừng thông và tràm hoa vàng. Bãi
rác cách khu dân cư gần nhất là 2,5 km.
Hiện nay bãi rác thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Môi trường và Phát
triển Đô thị. Trong quá trình đóng cửa bãi rác, việc cho phép đổ chất thải đào từ
quá trình nạo vét, xây dựng các công trình vẫn được cấp phép nhằm tăng lượng

đất phủ bề mặt bãi rác, tăng diện tích trồng cây, giúp cho việc phục hồi môi
trường diễn ra nhanh hơn.

Hình 1.2. Vị trí đổ thải đất hữu cơ của Dự án
1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án
1.4.1. Mục tiêu đầu tư
Công trình Hạ tầng quảng trường trung tâm sẽ là không gian tôn vinh lên giá
trị hình ảnh quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nằm giữa trung tâm thành
phố Đồng Hới, nơi đây là trung tâm văn hóa; kinh tế; chính trị của tỉnh Quảng
Bình, vừa nằm trên tuyến Quốc lộ 1 – là tuyến giao thông đường bộ nối liền hai
miền Bắc Nam của đất nước. Đây sẽ là điểm nhấn cảnh quan của khu vực trung
tâm thành phố, là dấu ấn đẹp trong lòng du khách khi đi qua hay ghé thăm mảnh
đất Quảng Bình.
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

21


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

Công trình còn là nơi tổ chức các sự kiện chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh
như lễ mít tinh - diễu hành kỉ niệm những ngày lễ lớn của tỉnh nhà và đất nước;
biểu diễn văn nghệ quần chúng. Là điểm thăm quan, dạo chơi lý tưởng cho bà con
nhân dân và du khách khi đến với Đồng Hới, Quảng Bình.Tạo điểm nhấn cho
cảnh quan đô thị hiện đại khu vực trung tâm thành phố.
Đầu tư xây dựng Hạ tầng quảng trường trung tâm nhằm hoàn thiện đồ án
quy hoạch chi tiết Quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt.
Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đồng bộ và hiện đại,

đảm bảo tính khả thi, ổn định và phát triển lâu dài, với các hạng mục công trình
gồm: san nền, giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc và một số
hạng mục dân dụng quan trọng như Đền thờ Bác Hồ, nhà dịch vụ phụ trợ và hạng
mục liên quan khác.
1.4.2. Quy mô đầu tư xây dựng của Dự án
Công trình hạ tầng quảng trường trung tâm là công trình hạ tầng kỹ thuật
đầy đủ các hạng mục: San nền; giao thông; cấp điện; chiếu sáng; thông tin; cấp
thoát nước và các hạng mục dân dụng: Đền thờ Bác Hồ (xây dựng giai đoạn sau);
Nhà dịch vụ, phụ trợ; Trạm biến áp, trạm bơm; Chòi nghỉ, đường dạo; cây xanh
cảnh quan…
Quy mô khu đất diện tích: 7,3 ha. Các hạng mục cụ thể như sau:
1.4.2.1. San nền
Khu vực sân quảng trường.
Khu nhà dịch vụ, đón tiếp.
Khu công viên phía Nam, bồn hoa tả, hữu.
Khu vực đồi cây và công trình Đền thờ Bác Hồ (xây dựng giai đoạn sau).
Với tổng diện tích 35.100,57 m2. Các lô còn lại khối lượng đào đắp nhỏ
được tính toán trong hạng mục phá dỡ.
1.4.2.2. Giao thông
Đường giao thông bao gồm: Tuyến đường Hùng Vương được mở rộng mặt
về phía Tây 10m (thuộc phạm vi dự án).Khi thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng đến
diện tích công trình khu vực mới và cũ cần hoàn trả lại mặt bằng theo mức độ
hoàn thiện hiện có.
- Tuyến Đường vận chuyển 1 (Trần Phú cũ) và Đường vận chuyển 1 (Lê
Duẩn cũ), cơ cấu mặt cắt dự án như sau: Bn=23,0m; Bm=2x7,5m; Blề=
(3,0+5,0)m;
- Tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, cơ cấu mặt cắt dự án như sau:
Bn=19,5m; Bm=2x5,25m; Blề= 2x4,5m;
- Tuyến đường bao Thành nối từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường
giữa Quảng trường trung tâm rộng 48,2m, cơ cấu mặt cắt dự án như sau:

Bn=13,0m; Bm=2x3,5m; Blề= 2x3,0; (Tuyến này, khi thực hiện dự án đã điều
chỉnh bậc cấp Lễ đài nên giảm vỉa hè phía Lễ đài từ 6.0m còn lại 4.2m);
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

22


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

- Tuyến đường trung tâm chạy giữa trung tâm quảng trường rộng 48,2m kết
nối từ Đường vận chuyển 1, Đường vận chuyển 2 với đường Nguyễn Thị Minh
Khai, cơ cấu mặt cắt dự án như sau: Bn=48,2m; Bm=(7,5+27,5)m; Blề=
(4,2+9,0)m;
- Đường xung quanh thành cổ được mở rộng 13m trong đó một bên phía
giáp bờ tường thành được trồng thảm cỏ lạc, phía bên đồi cây và vườn hoa lát bó
vỉa, nền vỉa hè trồng thảm cỏ xen kẻ tảng đá tạo đường dạo đi bộ.
1.4.2.3. Cấp điện
Cấp điện cho hệ thống sân quảng trường và công viên, vườn hoa phía sau
quần thể tượng đài tạo không gian ánh sáng phù hợp cho tính chất quảng trường
và sân vườn công viên, chiếu sáng cụm tượng,...
1.4.2.4. Cấp nước
Nguồn cấp nước cho khu vực được khởi thủy từ tuyến ống trên đường
Nguyễn Thị Minh Khai (tuyến ống D100 hiện có).
Cấp nước cho các khu vực: sân quảng trường ô thảm cỏ, đồi cây phía sau,
công viên phía Nam khu vực, bồn cây tả, hữu, cây xanh vỉa hè, hệ thống cứu hỏa
dọc đường nội bộ khu vực quảng trường và các công trình dân dụng: Đền thờ Bác
Hồ, nhà dịch vụ, phụ trợ.
1.4.2.5. Thoát nước mặt
Trên cơ sở mạng lưới giao thông và địa hình cảnh quan thiết kế, thiết lập

các tuyến thoát nước mưa dọc theo vỉa hè các tuyến đường hiện có thu gom nước
toàn bộ khu vực lập quy hoạch thoát về hệ thống thoát nước mặt dọc đường Hùng
Vương rồi xả ra hồ Thành theo hai cửa xả tại cầu Bắc Thành và Nam Thành. Tính
toán thủy lực tuyến cống căn cứ vào diện tích lưu vực, dự phòng nước chảy tràn
tại khu vực công viên, cây xanh.
1.4.2.6. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Do khu vực đặc thù và chỉ có một công trình dịch vụ, phụ trợ, vệ sinh với
diện tích nhỏ và hiện tại xung quanh khu vực chưa có đường ống thoát nước thải,
do đó, khi thực hiện Dự án thì cần xử lý nước thải khu nhà dịch vụ, phụ trợ, vệ
sinh thông qua bể tự hoại, sau đó cho tự thấm, bố trí ống chờ để đấu nối chung
vào đường ống thoát nước mặt chung của thành phố khi có hệ thống thoát nước
thải trên đường Hùng Vương.
Vệ sinh môi trường: Trong khu vực quảng trường, công viên bố trí các điểm
gom rác bằng các thùng rác có khoảng cách hợp lý và dấu vào các điểm cây xanh
phù hợp nhằm chứa rác sinh hoạt rồi tập kết vào xe chở rác chung của thành phố
Đồng Hới mang đi xử lý hằng ngày.
1.4.2.7. Các hạng mục dân dụng
* Đền thờ Bác Hồ (xây dựng giai đoạn sau):
- Diện tích xây dựng khoảng: 165m2.
- Diện tích sử dụng khoảng: 54m2.
- Hình thức kiến trúc: nhà ngói, mang dáng dấp đền thờ của kiến trúc Việt
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

23


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

Nam.

- Tầng cao: 1 tầng (có mái cổ lầu).
- Chức năng: gồm không gian thờ, hành lang, phòng chờ hành lễ.
* Nhà dịch vụ, phụ trợ gồm:
- Khu nhà đón tiếp- dịch vụ giải khát (bao gồm: Kho, pha chế, khu vực đón
tiếp):183,5m2.
- Khu nhà quản lý (bao gồm: Phòng quản lý, phòng hướng dẫn, phòng trực
ban), diện tích:172,0m2;
- Khu khà vệ sinh: 52m2 (thiết kế cảnh quan, cây xanh để che chắn tạo sự kín
đáo cho công trình).
Tổng diện tích sử dụng: 213,8m.2
Diện tích xây dựng: 407,0m2.
- Chức năng: dịch vụ, phụ trợ, vệ sinh...
- Hình thức kiến trúc: nhà mái ngói xiên theo kiến trúc truyền thống Việt
Nam.
- Tầng cao công trình: 1 tầng.
* Nhà/trạm nghỉ chân:
Diện tích xây dựng: 42m2.
1.4.2.8. Hệ thống sân vườn, cây xanh, thảm cỏ, đường dạo
Diện tích cây xanh khu vực đồi cây: 18.320m2.
Khu công viên phía Nam: 4780m2.
Khu vực sân quảng trường, ô cỏ: 8958m.2
Khu bồn hoa tả, hữu: 3244m.2.
1.4.3. Phương án thiết kế xây dựng
1.4.3.1. Quy hoạch mặt bằng tổng thể
Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng quảng trường trung tâm dự kiến bố trí các
hạng mục công trình như: Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Quảng
Bình (được thiết kế và thi công độc lập, dự án riêng); Đền thờ Bác Hồ (xây dựng
giai đoạn sau); Khu vực Quảng trường, sân hành lễ, hệ thống đường diễu hành,
đường dạo, cây xanh, đồi cây, thảm cỏ; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các hạng
mục dân dụng dịch vụ, phụ trợ khác.

Cụ thể, các khu chức năng bố trí như sau:
- Khu vực Quảng trường (kí hiệu: SQT1,2) bố trí phía trước giáp đường
Hùng Vương, tính từ mép nhựa hiện có đường Hùng Vương lùi vào 10m đến mép
đường diễu hành là 94,9m, chiều rộng từ mép đường Lê Duẩn đến mép đường
Trần Phú rộng khoảng 94,8m. Diện tích sân Quảng trường là 5.387,5m 2, khu vực
thảm cỏ là 3.558,5m2.
- Đường diễu hành trước Tượng đài (láng nhựa cao cấp) rộng khoảng 35.0m
để tổ chức các buổi diễu hành, tập trung đông người trong các dịp lễ, hội. Đường
mặt trước hai bên hông khu vực tượng đài có cấu tạo mặt đường rộng 15m, vỉa hè
mỗi bên 3m để trồng cây xanh và tạo hành lang đi bộ.
- Khu vực đất xây dựng Tượng đài (kí hiệu:TĐ) có diện tích là 3000.0m 2 là
Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

24


Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: Hạ tầng quảng trường trung tâm

khu vực bao gồm khu vực xây dựng cụm Tượng đài và phù điêu, sân hành lễ.
Quy cách mẫu cụm Tượng theo phương án tuyển chọn và phê duyệt riêng.
- Khu vực cây xanh, công viên bao gồm khu vực phía sau lưng cụm Tượng
đài (kí hiệu: CX1) có diện tích 20794.0m2. Tại đây bố trí chức năng cây xanh,
công viên, đường dạo, tạo đồi cỏ nhấp nhô tăng tính thẩm mỹ và độ vững chãi
khu vực cụm tượng đài. Đồi cây phía sau tượng đài đắp đất cao khoảng 7.0m so
với mặt bằng chung khu vực Quảng trường. Xung quanh các bên giáp đường giao
thông bố trí đồi dốc thoải, mềm mại. Các đường lên xuống bám theo độ cong của
đường đồng mức sau khi tạo đồi cỏ.
- Khu vực đồi cây (kí hiệu: CX-1), bố trí Đền thờ Bác Hồ trong tổng thể khu
vực cây xanh và nằm trên trục Thần đạo- trục chính của quần thể tượng đài và

quảng trường, phù hợp chung với khu vực Quảng trường tương lai. Khu vực nền
đất bố trí Đền thờ Bác Hồ (kí hiệu: NTN), có diện tích 1915.0m 2 (xây dựng giai
đoạn).
- Khu vực cây xanh phía trước hai bên tượng đài – bồn hoa tả, hữu (kí hiệu:
CX2,3) có diện tích 3.224.0m,2 trồng thảm cỏ và cây xanh có tính đăng đối và
cao, thẳng, ví dụ: như cây cau vua, cau ta,...
- Khu vực cây xanh phía bên trái sau lưng cụm Tượng đài (phía Nam), có kí
hiệu: CX4) là khu vực công viên cây xanh với nội dung là công viên văn hóa,
trang trí, tổ chức cảnh quan có những nội dung chủ đề phù hợp. Tại khu vực này
bố trí cây xanh, công viên cảnh quan và dự phòng định vị các vị trí chờ để trồng
các cây lưu niệm của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân, người có công
và ý nghĩa với sự phát triển chung của tỉnh nhà.
- Khu vực Dịch vụ- phụ trợ (kí hiệu: DV-PT) có diện tích 2014.0m 2, bố trí
bãi đỗ xe, Nhà đón tiếp, khu vệ sinh, giải khát và hạng mục phụ trợ khác: trạm
bơm, nhà để máy phát điện.
- Đất giao thông: Xung quanh khu vực cụm Tượng đài bố trí đường giao
thông bao quanh, có mặt cắt từ 13.0m đến 18.0m; 19.5m; 21.0m; 35m, có vỉa hè
lát đá tự nhiên và mặt đường láng thảm nhựa tiêu chuẩn cao hoặc lát đá nguyên
khối, bó vỉa bằng đá tự nhiên nguyên khối. Các đường dạo sau lưng tượng đài có
độ rộng khoảng 3,0m để tổ chức các đường đi bộ, tiếp cận đồi cỏ phía sau cụm
Tượng đài.
- Đường Hùng Vương đề xuất cải tạo chỉnh sửa mở rộng về hai phía Quảng
trường và nhà Bảo tàng tỉnh mỗi bên 10m mặt nhựa nhằm tạo độ thông thoáng và
điểm nhấn cho khu vực Quảng trường cũng như đảm bảo lưu thông cục bộ cho
các phương tiện giao thông. (Trong ranh giới dự án chỉ triển khai mở rộng về phía
Quảng trường).
Giải pháp kiến trúc tổng mặt bằng
Tổng thể khu vực cụm Tượng đài và Quảng trường bố trí đối xứng, phía
trước là khu vực Quảng trường, giữa là cụm Tượng đài Bác Hồ cùng nhân dân
Quảng Bình, sau lưng cụm tượng đài là đồi cây, thảm cỏ, công viên và bố trí Đền

Chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Minh Hoàng

25


×