1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định giáo dục là quốc sách
hàng đầu, khẳng định vị trí then chốt của giáo dục, đào tạo trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Với quan điểm, định hướng chiến lược được Đảng và Nhà nước đề
ra, trong những năm qua ngành GD-ĐT đã tập trung giải quyết nhiều
khâu trọng yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như đổi
mới chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt
là xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển đội ngũ giáo viên.
Trong đào tạo nghề, người giáo viên đóng vai trò quan trọng đối
với việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của học sinh. Người giáo viên là
chủ thể của hoạt động dạy học. Năng lực thực hành nghề nghiệp của
người công nhân chính là kết quả đào tạo của các nhà trường. Năng lực
này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khả năng hướng dẫn thực hành
của người thầy đóng vai trò quyết định, bởi vậy trong quá trình đào tạo
của các trường dạy nghề, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân
trước hết phải nâng cao NLDH cho đội ngũ giáo viên dạy thực hành (sau
đây gọi là giáo viên thực hành - GVTH).
Qua khảo sát thực tế đội ngũ GVTH tại các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc cho thấy cần thiết phải có các biện pháp bồi dưỡng NLDH
cho GVTH nhằm chuẩn hóa và từng bước nâng cao năng lực của giáo viên.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên
thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc” sẽ góp phần giải
quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc bồi dưỡng NLDH cho
GVTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các trường dạy nghề
khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực giáo viên và thực trạng năng
lực đội ngũ GVTH, xây dựng biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH
các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc nhằm chuẩn hóa và từng
bước nâng cao năng lực cho GVTH.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho
GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
2
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, NLDH của đội ngũ GVTH ở các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc chưa đáp ứng được đòi hỏi về đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và khu vực. Nếu các
biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH được xây dựng trên cơ sở lý luận về
phát triển NLDH, các tiêu chí NLDH và phù hợp với nhu cầu thực tế về bồi
dưỡng NLDH của GVTH thì sẽ giúp các trường dạy nghề khu vực miền núi phía
Bắc từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận bồi dưỡng NLDH cho GVTH.
- Đánh giá thực trạng năng lực GVTH và thực trạng bồi
dưỡng GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
- Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường
dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
- Tổ chức khảo nghiệm và thực nghiệm chứng minh tính đúng đắn
và hiệu quả của các biện pháp bồi dưỡng được đề xuất.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Việc khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực GVTH được tiến hành ở
các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian 5 năm vừa
qua và tổ chức thực nghiệm, đánh giá NLDH sau bồi dưỡng của GVTH
nghề Hàn điện và GVTH nghề Điện công nghiệp tại Khoa Đào tạo nghề
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên.
7. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng hệ thống các quan điểm
sau: Quan điểm hệ thống - cấu trúc; quan điểm thực tiễn.
8. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm.
9. Những luận điểm cần bảo vệ
- Quan điểm “Có thầy giỏi mới có trò giỏi” đòi hỏi GVTH phải
được bồi dưỡng để hoàn thiện và phát triển năng lực, phẩm chất.
3
- NLDH là thành tố chính trong cấu trúc năng lực SPKT, quyết định
chất lượng đội ngũ giáo viên, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.
- Các biện pháp bồi dưỡng phải được xây dựng trên cơ sở lý luận
bồi dưỡng năng lực giáo viên, thực trạng năng lực và bồi dưỡng đội ngũ
GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
- Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH có tính hệ thống, có
mối quan hệ, tác động lẫn nhau.
10. Những đóng góp mới của luận án
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong
phú thêm lý luận về vấn đề bồi dưỡng NLDH cho GVTH, xây dựng được cấu
trúc NLDH và tiêu chí đánh giá NLDH cho GVTH làm cơ sở nghiên cứu
thực trạng và đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ GVTH
trong các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
- Về mặt thực tiễn: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng
lực, bồi dưỡng NLDH của GVTH và đề xuất biện pháp bồi dưỡng
NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
11. Cấu trúc luận án
Luận án được cấu trúc gồm các phần:
- Mở đầu
- Kết quả nghiên cứu
Chương 1. Cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo
viên thực hành trong các trường dạy nghề
Chương 2. Thực trạng năng lực và bồi dưỡng năng lực dạy học
cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
Chương 3. Biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên
thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
- Kết luận và kiến nghị
- Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC
CHO GIÁO VIÊN THỰC HÀNH TRONG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Tại Liên Xô (cũ), có công trình nghiên cứu của Xukhômlinxki: “Tâm
lý học nghề nghiệp” (1972) đề cập đến một số vấn đề về tâm lý học trong dạy
4
sản xuất; công trình của Ia. Batưxep và X.A Sapôrinxki: “Cơ sở giáo dục học
nghề nghiệp” (1977) nghiên cứu sâu về giáo dục nghề nghiệp.
Viện Dạy nghề CHLB Đức có nhiều đề tài nghiên cứu về năng
lực của GVDN. Một trong các đề tài có giá trị và được quan tâm nhiều
nhất là đề tài “Đào tạo giáo viên dạy nghề chuyên sâu theo năng lực”.
Với quan điểm trên, giáo viên dạy nghề được đào tạo theo 3 loại: Giáo
viên dạy lý thuyết, giáo viên dạy thực hành, giáo viên dạy cả lý thuyết
và thực hành. Trên cơ sở phân loại giáo viên, tập trung đào tạo, bồi
dưỡng chuyên sâu theo dạng chuyên môn hóa.
Viện Dạy nghề Trung Quốc xây dựng nội dung đào tạo giáo viên
dạy nghề theo 3 cấp trình độ. Ở mỗi cấp trình độ đòi hỏi người giáo viên
phải có năng lực nhất định, muốn nâng cấp trình độ cần tham gia các khóa
bồi dưỡng những năng lực còn thiếu so với yêu cầu của cấp trình độ đó.
Viện nghiên cứu Dạy nghề Vương quốc Anh có đề tài: “ Năng lực sư
phạm kỹ thuật - yếu tố quyết định tạo nên nhân cách toàn diện của người
giáo viên dạy nghề”. Khẳng định vai trò quan trọng của năng lực SPKT.
1.1.2. Ở trong nước
Năm 1991, tác giả Trần Khánh Đức biên soạn và xuất bản cuốn
“Mô hình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề”.
Năm 1994, nhóm tác giả Nguyễn Duy Hồ, Nguyễn Văn Sự, Lê
Trần Lâm xuất bản cuốn “Tổng luận giáo viên dạy nghề Việt Nam”.
Năm 2001, tác giả Nguyễn Đức Trí chủ trì đề tài nghiên cứu “Mô
hình đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ đại học cho các trường
THCN&DN”. Đề tài đưa ra mô hình nhân cách, mô hình hoạt động của
người giáo viên làm cơ sở để xác định mô hình đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên THCN và dạy nghề.
Năm 2003, tác giả Trần Hùng Lượng hoàn thành luận án tiến sỹ với
đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho giáo
viên dạy nghề Việt Nam hiện nay”.
Ngoài ra còn nhiều viết của các tác giả đề cập đến vấn đề bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên như: Tác giả Nguyễn Thanh Hà, tác giả Ngô Tự Thành, tác
giả Phạm Hồng Quang, nhóm tác giả Vũ Quốc Chung và Nguyễn Văn Cường,
nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Hợi và Thái Văn Thành đã có bài viết trên Tạp chí
Giáo dục nghiên cứu và đề xuất giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng GVDN.
Về phía các Bộ, Ngành chủ quản trong đã có nhiều nghiên cứu và
biên soạn một số chương trình bồi dưỡng GVDN. Cụ thể là:
Năm 1992, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc
1 (bậc cơ sở) cho giáo viên các trường THCN và dạy nghề. Năm 1993, Bộ
GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 2 (bậc nâng cao).
5
Năm 1994, Bộ GD&ĐT ban hành “Tiêu chuẩn giáo viên giỏi” với
các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên trên cơ sở mức độ hoàn thành
chức trách, nhiệm vụ của người giáo viên.
Năm 1995, Bộ GD&ĐT tổ chức “Đánh giá thực trạng và những đổi
mới của ngành dạy nghề”.
Năm 2005, Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH ban hành Chương
trình khung Chứng chỉ sư phạm dạy nghề thay thế chương trình sư phạm
bậc 1, bậc 2 trong đào tạo GVDN trình độ Cao đẳng sư phạm kỹ thuật;
đào tạo và cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho các đối tượng đã có trình
độ chuyên môn kỹ thuật để làm GVDN.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo viên dạy nghề
GVDN là những người giảng dạy các môn kỹ thuật cơ sở, môn lý
thuyết nghề và thực hành nghề. GVDN có chức năng đào tạo nguồn nhân
lực có kỹ thuật trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
1.2.2. Giáo viên thực hành
GVTH là những người chuyên giảng dạy các môn học/môđun thực
hành nghề, giúp học sinh có được kỹ năng, kỹ xảo và phẩm chất nghề nghiệp.
1.2.3. Dạy học
Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục. Dạy học
bao hàm hoạt động dạy của giáo viên (người dạy) và hoạt động học của học
sinh (người học). Hoạt động dạy và hoạt động học luôn gắn bó với nhau,
thống nhất biện chứng với nhau trong quá trình dạy học.
1.2.4. Năng lực
Có nhiều khái niệm về năng lực, nhưng điểm chung trong các khái
niệm là: Năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại
hoạt động cụ thể nào đó. Năng lực là một yếu tố của nhân cách nên mang dấu
ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được hình thành theo
quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó giáo dục, hoạt động và
giao lưu có vai trò quyết định. Mặt khác, về bản chất, năng lực được tạo nên
bởi các thành tố: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, các yếu tố này không tồn tại
riêng lẻ mà chúng hòa quyện, đan xen vào nhau. Do vậy, năng lực ở mỗi con
người có được nhờ vào sự bền bỉ, kiên trì học tập, ôn luyện, rèn luyện và tích
lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn.
Năng lực có 3 cấp độ khác nhau: Năng lực bình thường; tài
năng; thiên tài.
1.2.5. Năng lực sư phạm
Năng lực sư phạm thuộc loại năng lực chuyên biệt, đặc trưng của
nghề dạy học (trong đó có dạy nghề hay đào tạo nghề nghiệp).
6
Theo quan điểm của tác giả Phạm Minh Hạc thì “Năng lực sư phạm là
tổ hợp những đặc tính tâm lý của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của
hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy” và “Năng
lực sư phạm tựa như là hình chiếu của hoạt động sư phạm”. Như vậy, năng
lực sư phạm là một thành tố tạo nên nhân cách của người giáo viên.
1.2.6. Năng lực sư phạm kỹ thuật
Do tính đặc thù của dạy nghề nên đối với người GVDN ngoài năng
lực sư phạm (chung cho mọi giáo viên) còn phải có năng lực chuyên môn
nghề nghiệp. Tích hợp hai năng lực này tạo ra năng lực của GVDN - Đó
là năng lực SPKT. Năng lực SPKT thuộc loại năng lực chuyên biệt, đặc
trưng cho người GVDN. Cấu trúc của năng lực SPKT gồm: NLDH trong
dạy nghề, năng lực giáo dục nghề nghiệp, năng lực tổ chức các hoạt động
dạy nghề và giáo dục nghề nghiệp.
1.2.7. Năng lực dạy học trong dạy nghề
Từ các khái niệm năng lực, năng lực SPKT và cấu trúc năng lực
SPKT, năng lực dạy nghề có thể hiểu “Là sự tổ hợp một số đặc điểm tâm
lý của nhân cách người GVDN nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động
dạy nghề để hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người
lao động theo mục tiêu đào tạo”.
Năng lực dạy học trong dạy nghề (sau đây gọi tắt là năng lực dạy
học - NLDH) gồm các nhóm: Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề; nhóm
năng lực thực hiện dạy nghề; nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập.
1.2.8. Bồi dưỡng và bồi dưỡng NLDH cho GVTH
- Có một số khái niệm về bồi dưỡng: Bồi dưỡng là quá trình làm cho
năng lực hoặc phẩm chất của con người tăng thêm; Bồi dưỡng là quá trình
làm cho đối tượng tốt hơn, giỏi hơn; Theo quan niệm của UNESCO thì bồi
dưỡng với ý nghĩa là nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá
nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn,
nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng NLDH cho GVTH chính là quá trình tác vào đối tượng
(GVTH) để người giáo viên nâng cao NLDH trong dạy nghề. Việc tổ
chức bồi dưỡng cho GVTH gồm các loại hình: Bồi dưỡng chuẩn hóa; Bồi
dưỡng thường xuyên; Bồi dưỡng nâng cao; Tự bồi dưỡng.
1.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành
1.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH
Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH được xây dựng trên các cơ sở:
1/Cấu trúc NLDH; 2/Phân tích hoạt động của GVDN với các công việc
cụ thể theo phương pháp DACUM; 3/Nội dung đánh giá bài giảng thực
hành sử dụng trong hội thi giáo viên giỏi toàn quốc Ngành dạy nghề.
7
1.3.2. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH
Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH
TT Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH Điểm chuẩn
1 Nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành
30
1.1 Xác định mục đích, yêu cầu của bài thực hành 5
1.2 Chuẩn bị các điều kiện cho bài thực hành 5
1.3 Biên soạn giáo án, đề cương bài thực hành 5
1.4 Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành 3
1.5 Lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học cho bài thực hành 5
1.6 Dự kiến các tình huống sư phạm và phương án xử lý trong quá
trình thực hiện giáo án
2
1.7 Xây dựng tiêu chí, thang điểm đánh giá các nội dung của bài thực hành 5
2 Nhóm năng lực thực hiện dạy thực hành
60
2.1 Sư phạm
40
2.1.1 Tư thế, tác phong 5
2.1.2 Ngôn ngữ 2
2.1.3 Đặt vấn đề, chuyển tiếp vấn đề 2
2.1.4 Phối hợp các phương pháp dạy thực hành 5
2.1.5 Lựa chọn các bước thao tác mẫu 3
2.1.6 Sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học 3
2.1.7 Phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học 3
2.1.8 Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh 5
2.1.9 Giáo dục phẩm chất và tác phong nghề nghiệp 5
2.1.10 Xử lý các tình huống sư phạm trong giờ giảng 2
2.1.11 Hướng dẫn cách học, cách luyện tập cho học sinh 5
2.2 Chuyên môn
20
2.2.1 Nội dung 2
2.2.2 Trình tự hướng dẫn 1
2.2.3 Cấu trúc bài giảng 1
2.2.4 Thao tác mẫu 5
2.2.5 Phân tích, làm mẫu các thao tác khó 4
2.2.6 Uốn nắn các thao tác sai, thao tác thiếu chính xác của học sinh
trong thực hành bài tập
3
2.2.7 Kết hợp lý thuyết và thực hành 2
2.2.8 Liên hệ thực tế 1
2.2.9 Củng cố bài 1
3 Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập
10
3.1 Phân tích kết quả thực hiện bài thực hành của học sinh 2
3.2 Lượng hóa kết quả tiếp thu bài của học sinh 3
3.3 Xử lý thông tin phản hồi từ học sinh 5
Tổng số điểm 100
8
Trên cơ sở nội dung các tiêu chí và thang điểm đánh giá, xếp loại
NLDH của GVTH được chia làm 4 loại: Loại giỏi (≥ 80 điểm); loại khá (70
đến < 80 điểm); loại trung bình (50 đến < 70 điểm); loại yếu (< 50 điểm).
1.4. Mục tiêu, nội dung, loại hình bồi dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành
1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng
- Mục tiêu chung: Phát triển và hoàn thiện nhân cách GVTH để có
một đội ngũ GVTH giỏi chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đào
tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
- Mục tiêu cụ thể: Chuẩn hóa đội ngũ GVTH; Nâng cao năng lực sư
phạm, nâng cao trình độ tay nghề; Tiếp cận với thực tiễn phát triển khoa
khoa học và công nghệ mới.
1.4.2. Nội dung bồi dưỡng
Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng thuộc nhóm năng lực chuẩn bị và nhóm
năng lực thực hiện dạy thực hành, nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập.
1.4.3. Loại hình bồi dưỡng
Loại hình bồi dưỡng được phân loại theo nhiều cách khác nhau: Theo
thời gian; theo cách tổ chức; theo kiến thức, kỹ năng; theo chu kỳ hoặc theo sự
kết hợp giữa các loại hình trên. Trong thực tế thường sử dụng loại hình bồi
dưỡng kết hợp. Ngoài ra còn hình thức tự bồi dưỡng của cá nhân giáo viên.
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng
Yếu tố chủ quan chính là nhận thức về nhu cầu và tầm quan trọng của việc
bồi dưỡng NLDH cho GVTH của các nhà trường và của bản thân mỗi giáo
viên. Yếu tố khách quan bao gồm các yếu tố trong các khâu của quá trình bồi
dưỡng và một số tác động khác của xã hội.
Kết luận chương 1
1. GVDN có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp cho người học. Để hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của
mình, GVDN được đào tạo để có năng lực chuyên môn kỹ thuật, năng lực sư
phạm và phẩm chất nghề nghiệp. Một trong những năng lực đặc trưng cho
GVDN là năng lực SPKT. Năng lực SPKT là loại năng lực chuyên biệt bao
gồm NLDH trong dạy nghề, năng lực giáo dục nghề nghiệp và năng lực tổ
chức với các năng lực, kỹ năng tương ứng. Năng lực SPKT giúp người
GVDN hoàn thành nhiệm vụ dạy học và giáo dục nghề nghiệp cho học sinh.
9
2. NLDH trong dạy nghề là thành tố chính cấu thành năng lực SPKT.
NLDH của GVTH là một tập hợp các nhóm năng lực với các năng lực, kỹ
năng thành phần. NLDH giúp GVTH chuẩn bị bài giảng, thực hiện bài
giảng và đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy thực hành với các
kỹ năng có tính đặc thù mà các loại giáo viên khác không có như: Thiết kế
phiếu hướng dẫn thực hành; phối hợp các phương pháp dạy thực hành; lựa
chọn các thao tác mẫu; làm mẫu các thao tác; phân tích, làm mẫu các thao
tác khó; kết hợp lý thuyết với thực hành NLDH của GVTH ảnh hưởng
trực tiếp đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh.
3. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH được xây dựng trên cơ sở cấu trúc
NLDH trong dạy nghề, phân tích hoạt động của GVTH và các tiêu chí
đánh giá bài giảng thực hành. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH bao
trùm mọi hoạt động chuyên môn, hoạt động sư phạm của GVTH trong
việc chuẩn bị, thực hiện bài giảng và đánh giá kết quả học tập. Tiêu chí
đánh giá NLDH của GVTH là công cụ để khảo sát, điều tra thực trạng và
đánh giá NLDH sau bồi dưỡng của nhóm giáo viên TN.
4. Bồi dưỡng NLDH cho GVTH nhằm đạt mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ và
nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm Xác định mục tiêu,
nội dung và lựa chọn loại hình bồi dưỡng phù hợp giúp cho việc bồi
dưỡng đạt kết quả, nâng cao được NLDH cho GVTH.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THỰC HÀNH
CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
2.1. Sơ lược về ngành dạy nghề, đặc điểm đội ngũ giáo viên dạy nghề
và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề
Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề có tác động trực tiếp đến
sự hình thành, phát triển đội ngũ GVDN. Qúa trình này có thể chia ra các thời kỳ
sau:1946-1954; 1954-1964; 1964-1975; 1975-1986; 1986-1998; 1998 đến nay.
2.1.2. Đặc điểm đội ngũ GVTH và học sinh học nghề các trường dạy nghề
khu vực miền núi phía Bắc
Mô hình đào tạo và bồi dưỡng GVDN cho thấy tính khác biệt của đội
ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc với GVTH ở các
khu vực khác trong toàn quốc, đó là: GVTH đa số là cử nhân tốt nghiệp các
trường đại học, cao đẳng (có trình độ tay nghề tương đương bậc 2/7) được bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm (sư phạm bậc 1, bậc 2) và bồi dưỡng tay nghề để
đảm nhiệm việc dạy thực hành. Tính khác biệt nêu trên đã phần nào phản ánh
sự yếu kém về năng lực sư phạm, trình độ tay nghề của đội ngũ GVTH.
10
Học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
tập trung có nhiều hạn chế về trình độ học vấn, về hiểu biết xã hội, về tiếp
thu kiến thức và ý thức tập thể.
2.2. Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên thực hành các trường dạy
nghề khu vực miền núi phía Bắc
2.2.1. Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm
2.2.1.1. Thực trạng
Số liệu tổng hợp cho thấy: Trình độ chuyên môn của đội ngũ GVTH
về mặt chỉ số hầu như đạt chuẩn 100% (82,4% có trình độ từ cao đẳng trở
lên), được biểu diễn theo biểu đồ sau:
8,7%
16,3%
18,6%
56,4%
Công nhân bậc cao
Cao đẳng
Đại học
SĐH
Hình 2.3. Biểu đồ thực trạng trình độ chuyên môn của GVTH
Trình độ sư phạm là một vấn đề yếu của đội ngũ GVTH. Qua kết
quả điều tra 610 giáo viên với 160 giáo viên có bằng SPKT và 450 giáo
viên được bồi dưỡng sư phạm bậc 1, bậc 2. Thực trạng trình độ sư phạm
của đội ngũ giáo viên được biểu diễn theo biểu đồ sau:
10.4%
9.4%
4.3%
2.5%
27.7%
45.7%
ĐHSPKT CQ
ĐHSPKT TC
CĐSPKT CQ
CĐSPKT TC
SP BẬC 1
SP BẬC 2
Hình 2.4. Biểu đồ thực trạng trình độ sư phạm của GVTH
2.2.1.2. Nguyên nhân
Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm do ba nguyên
nhân chính, cụ thể là: Các trường Sư phạm kỹ thuật không đáp ứng đủ số
GVTH; các giáo viên phần lớn không được đào tạo chính thống để làm
GVTH; GVTH đa dạng về trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo
nên việc bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn.
2.2.2. Thực trạng trình độ tay nghề
2.2.2.1. Thực trạng
Biểu đồ thực trạng trình độ tay nghề của GVTH cho thấy tương quan
tỷ lệ giữa các tay nghề của GVTH:
11
22,8%
51,4%
23,3%
2,5%
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc >5
Hình 2.5. Biểu đồ thực trạng trình độ tay nghề của GVTH
2.2.2.2. Nguyên nhân
Nghệ nhân và công nhân bậc cao chưa được sử dụng nhiều trong đào
tạo nghề; chương trình đào tạo chuyên nghiệp chưa đảm bảo cho người học
có được trình độ tay nghề để có thể làm GVTH; công tác bồi dưỡng, tự bồi
dưỡng nâng cao tay nghề của GVTH chưa được chú trọng.
2.2.3. Thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới
2.2.3.1. Thực trạng
Khảo sát 610 giáo viên ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía
Bắc cho thấy mức độ hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới
của GVTH chưa đạt yêu cầu.
8,0%
33,7%
58,3%
0,0%
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Hình 2.6. Biểu đồ thực trạng mức độ hiểu biết thực tế sản xuất
và tiếp cận công nghệ mới của GVTH
2.2.3.2. Nguyên nhân
Chưa có giải pháp để thực hiện tốt nguyên lý giáo dục “Nhà trường gắn
liền với xã hội, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”; thiếu sự tăng
cường cơ sở vật chất của các nhà trường; thiếu kinh phí cho việc tổ chức thăm
quan, học tập, bồi dưỡng hiểu biết về thực tế sản xuất và cập nhật công nghệ mới.
2.2.4. Thực trạng trình độ ngoại ngữ và tin học
2.2.4.1. Thực trạng
Khảo sát 610 giáo viên dạy nghề của các tỉnh khu vực miền núi phía
Bắc, hiện có 100% giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ. Nhưng khả năng
ứng dụng hạn chế. Số liệu thống kê của các nhà trường cũng cho thấy đã
có 100% các bộ môn được trang bị máy tính để phục vụ việc soạn bài,
giảng bài. Tuy nhiên mức độ sử dụng đạt hiệu quả chưa cao.
2.2.4.2. Nguyên nhân
- Hạn chế về trình độ ngoại ngữ do chưa nhận thức được tầm quan
trọng, phương pháp dạy và học, môi trường học ngoại ngữ chưa tốt.
- Hạn chế về trình độ tin học do thiếu kiến thức, thiếu đầu tư thời gian
12
2.2.5. Đánh giá NLDH của GVTH
Tiến hành kiểm tra 55 hồ sơ dự giờ tại các Phòng Đào tạo và thực
hiện dự giờ giảng tại lớp 10 GVTH của 5 trường dạy nghề thuộc địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả đánh giá và xếp loại NLDH của 65
GVTH được tổng hợp trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá NLDH của GVTH
TT Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH
Điểm
chuẩn
Điểm
khảo sát
1 Nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành 30 15,5 - 27,0
1.1 Xác định mục đích - yêu cầu của bài thực hành 5 2,5 - 4,5
1.2 Chuẩn bị các điều kiện (vật tư, dụng cụ ) cho bài thực hành 5 2,5 - 5,0
1.3 Biên soạn giáo án, đề cương bài thực hành 5 3,0 - 4,5
1.4 Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành 3 1,5 - 2,5
1.5 Lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học cho bài thực hành 5 2,0 - 4,5
1.6 Dự kiến các tình huống sư phạm và phương án xử lý trong
quá trình thực hiện giáo án
2 1,0 - 1,5
1.7 Xây dựng tiêu chí, thang điểm đánh giá các nội dung của
bài thực hành
5 3,0 - 4,5
2 Nhóm năng lực thực hiện dạy thực hành 60 27,5 - 55,0
2.1 Sư phạm 40 16,5 - 35,5
2.1.1 Tư thế, tác phong 5 2,5 - 5,0
2.1.2 Ngôn ngữ 2 1,0 - 1,5
2.1.3 Đặt vấn đề, chuyển tiếp vấn đề s 2 0,5 - 1,5
2.1.4 Phối hợp các phương pháp dạy thực hành 5 2,5 - 4,5
2.1.5 Lựa chọn các bước thao tác mẫu 3 2,0 - 3,0
2.1.6 Sử dụng phù hợp, có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học 3 1,0 - 2,5
2.1.7 Phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học 3 1,0 - 2,5
2.1.8 Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh 5 1,0 - 4,5
2.1.9 Giáo dục phẩm chất và tác phong nghề nghiệp 5 1,5 - 4,5
2.1.10 Xử lý các tình huống sư phạm trong giờ giảng 2 0,5 - 1,5
2.1.11 Hướng dẫn cách học, cách luyện tập cho học sinh 5 3,0 - 4,5
2.2 Chuyên môn 20 11,0 - 19,5
2.2.1 Nội dung 2 1,5 - 2,0
2.2.2 Trình tự hướng dẫn 1 0,5 - 1,0
2.2.3 Cấu trúc bài giảng 1 0,5 - 1,0
2.2.4 Thao tác mẫu 5 2,5 - 5,0
2.2.5 Phân tích, làm mẫu các thao tác khó 4 2,0 - 4,0
2.2.6 Uốn nắn các thao tác sai, thao tác thiếu chính xác của học
sinh trong thực hành bài tập
3 2,0 - 3,0
2.2.7 Kết hợp lý thuyết và thực hành 2 1,0 - 1,5
2.2.8 Liên hệ thực tế 1 0,5 - 1,0
2.2.9 Củng cố bài 1 0,5 - 1,0
3 Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập 10 5,5 - 8,5
3.1 Phân tích kết quả thực hiện bài thực hành của học sinh 2 1,0 - 1,5
3.2 Lượng hóa kết quả tiếp thu bài của học sinh 3 1,5 - 2,5
3.3 Xử lý thông tin phản hồi từ học sinh 5 3,0 - 4,5
Tổng số điểm: 100 48,5 - 90,5
13
Biểu đồ dưới đây cho biết xếp loại NLDH của GVTH
.
Hình 2.8. Biểu đồ đánh giá NLDH của GVTH
Hình 2.7. Biểu đồ xếp loại NLDH của GVTH
* Nhận xét: Thực trạng năng lực của GVTH các trường dạy nghề khu
vực miền núi phía Bắc còn những tồn tại cần khắc phục như năng lực sư
phạm dạy nghề yếu, trình độ tay nghề thấp, hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp
cận công nghệ mới hạn chế, trình độ ngoại ngữ, tin học chưa cao.
2.3. Thực trạng kết quả học thực hành của học sinh
Kết quả học tập của học sinh là một minh chứng đánh NLDH của
GVTH.
Biểu đồ sau thể hiện rõ kết quả học thực hành chưa cao.
1.95%
5.64%
33.75%
40.58%
11.88%
6.20%
X.sắc
Giỏi
Khá
TB khá
T.bình
Yếu - Kém
Hình 2.8. Biểu đồ kết quả học tập của học sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên
nhân do NLDH của GVTH còn yếu gây ra.
2.4. Thực trạng bồi dưỡng giáo viên thực hành các trường dạy nghề
khu vực miền núi phía Bắc
2.4.1. Thực trạng nội dung bồi dưỡng và số GVTH được bồi dưỡng
2.4.1.1. Thực trạng
Thống kê cho thấy: Nội dung bồi dưỡng chủ yếu là các năng lực
thiết yếu (sư phạm kỹ thuật, chuyên môn và các năng lực bổ trợ), số
giáo viên được bồi dưỡng hàng năm thấp (1/3 lượt giáo viên được bồi
dưỡng/năm).
2.4.1.2. Nguyên nhân
Các nguyên nhân tác động gây nên thực trạng, đó là: Việc tập trung
giáo viên khó khăn; áp lực về giảng dạy lớn; ý thức của giáo viên trong thực
hiện nhiệm vụ bồi dưỡng chưa cao.
15.4%
23.1%
58.5%
3.0%
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại TBình
Loại Yếu
14
2.4.1. Thực trạng đáp ứng các nội dung bồi dưỡng GVTH
2.4.1.1. Thực trạng
Số liệu cho thấy các nội dung bồi dưỡng giáo viên chưa đáp ứng được
yêu cầu về phát triển đội ngũ GVTH. Các nội dung bồi dưỡng giáo viên (5
nội dung) đều được đánh giá ở mức không cao (chủ yếu ở mức 3 - mức đạt).
2.4.1.2. Nguyên nhân
Có một số nguyên nhân cơ bản, gồm: Do điều kiện mở lớp; trình độ ban
đầu thấp, không đồng đều; nhu cầu bồi dưỡng lớn; điều kiện mở lớp khó khăn.
* Nhận xét: Thực trạng bồi dưỡng GVTH các trường dạy nghề khu vực
miềm núi phía Bắc còn những hạn chế cần khắc phục như chưa đáp ứng được
nhu cầu, nội dung bồi dưỡng của giáo viên; loại hình bồi dưỡng chưa phù hợp;
hiệu quả bồi dưỡng thấp; chưa có chế tài khuyến khích bồi dưỡng.
2.5. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề
2.5.1. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng GVDN trong toàn quốc
- Dự kiến tuyển sinh đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 2.536.600 học sinh.
- Nhu cầu GVDN giai đoạn 2008 - 2015 cần bổ sung 35.863 GVDN.
- Dự kiến đào tạo, bồi dưỡng 20.000 GVDN giai đoạn 2009 - 2015.
2.5.2. Nhu cầu bồi dưỡng của GVTH các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc
Nhu cầu bồi dưỡng của GVTH trong cả 3 lĩnh vực: Kiến thức sư
phạm, kiến thức chuyên môn và kiến thức bổ trợ rất cao (1965 lượt
người/năm). Đặc biệt trong lĩnh vực sư phạm (trên 700 lượt người/năm).
2.6. Sự cần thiết bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành
Sự cần thiết thể hiện ở các mặt sau: Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên;
trách nhiệm của các nhà trường trong việc phát triển đội ngũ; thực trạng đòi
hỏi phải bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của xã hội; yêu cầu của người học.
Kết luận chương 2
1. Đội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều chuyên môn,
nhiều cấp trình độ, nhiều hệ đào tạo khác nhau và một phần không
nhỏ không được đào tạo tại các trường SPKT nên năng lực của
GVDN còn nhiều mặt hạn chế, trong đó có hạn chế về NLDH.
2. Khảo sát thực trạng năng lực của GVTH các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc cho thấy đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn khá
cao. Tuy nhiên các năng lực cần thiết cho người GVTH là năng lực sư
phạm, trình độ tay nghề, hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới để
15
vận dụng trong quá trình giảng dạy còn nhiều bất cập. Thực trạng trên
được đánh giá qua việc xếp loại và tự xếp loại NLDH đạt loại trung bình
của GVTH còn chiếm phần lớn. Điều đó cũng chứng tỏ chất lượng đội
ngũ GVTH chưa cao tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.
3. Khảo sát thực trạng bồi dưỡng giáo viên chứng tỏ công tác bồi dưỡng
đội ngũ chưa thực sự được quan tâm. Nội dung bồi dưỡng, số giáo viên
tham gia bồi dưỡng rất hạn chế. Các nội dung liên quan đến bồi dưỡng
giáo viên đều ở mức thấp, chưa đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.
4. Mối quan hệ nhân quả giữa năng lực của thầy và kỹ năng của học trò
được thể hiện rõ qua thực trạng kết quả học thực hành của học sinh. Kết
quả học thực hành của học sinh còn ở mức trung bình có nghĩa là năng
lực của GVTH còn hạn chế cần được bồi dưỡng.
5. Xác định rõ nguyên nhân của thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng của giáo
viên làm cơ sở cho việc định hướng xây dựng, đề xuất các biện pháp khắc
phục tồn tại, nâng cao tính thực tiễn, tính khả thi của các biện pháp đồng
thời đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên.
Chương 3
BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO
VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
3.1. Định hướng công tác bồi dưỡng
Bồi dưỡng trước hết nhằm chuẩn hóa đội ngũ; bồi dưỡng là bổ sung,
nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp còn thiếu, còn yếu; việc tổ chức
bồi dưỡng phải linh hoạt, mềm dẻo; tính hiệu quả trong công tác bồi
dưỡng phải cao, tránh hình thức gây tốn kém, lãng phí.
3.2. Các nguyên tắc trong việc đề xuất biện pháp bồi dưỡng
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích.
- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
3.3. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành
3.3.1. Biện pháp 1: Xác định nhu cầu, nội dung dưỡng và lựa chọn, xây
dựng chương trình bồi dưỡng GVTH
3.3.1.1. Mục tiêu
Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây dựng chương trình
bồi dưỡng GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc tạo điều kiện
16
cho các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi
dưỡng nâng cao năng lực GVTH trong chiến lược phát triển nhà trường.
3.3.1.2. Nội dung
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng
- Xác định nội dung bồi dưỡng: Nội dung cho bồi dưỡng chuẩn hóa
và nội dung cho bồi dưỡng nâng cao.
- Lựa chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng: Chương trình bồi
dưỡng chuẩn hóa và chương trình bồi dưỡng nâng cao.
3.3.1.3. Tổ chức thực hiện
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên gồm các bước: Xây
dựng phiếu thăm dò - phát và thu phiếu - tổng hợp và xử lý thông tin - xác
định nhu cầu bồi dưỡng.
- Xác định nội dung bồi dưỡng gồm các bước: Xem xét nhu cầu
bồi dưỡng cấp thiết - xác định sơ bộ nội dung bồi dưỡng - xem xét các
điều kiện đáp ứng nội dung sơ bộ lựa chọn - lựa chọn chính thức, lập danh
mục nội dung bồi dưỡng.
- Lựa chọn chương trình bồi dưỡng gồm các bước: Tập hợp, phân
loại chương trình bồi dưỡng hiện có - xem xét khả năng ứng dụng - lựa
chọn chương trình phù hợp với nội dung bồi dưỡng.
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng gồm các bước: Xác định chương trình
bồi dưỡng cần xây dựng - Tiến hành xây dựng chương trình theo quy trình 5 bước
(phân tích nhu cầu; thiết kế chương trình; Triển khai xây dựng; áp dụng; đánh giá).
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện
Thực hiện biện pháp 1 cần 6 điều kiện.
3.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH
3.3.2.1. Mục tiêu
Bồi dưỡng chuẩn hóa nhằm giúp GVTH chưa đạt chuẩn theo quy định
của nhà nước được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và các tiêu chuẩn khác để đạt
chuẩn và tiếp tục hoàn thiện, phát triển nhân cách người giáo viên.
3.3.2.2. Nội dung
Bồi dưỡng chuẩn hóa gồm các nội dung: Bồi dưỡng sư phạm dạy
nghề; bồi dưỡng tay nghề; bồi dưỡng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận
công nghệ mới của nghề.
3.3.2.3. Tổ chức thực hiện
- Bồi dưỡng sư phạm dạy nghề gồm các bước: Lựa chọn chương
trình - xây dựng kế hoạch - tổ chức bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng tay nghề gồm các bước: Xác định nghề cần xây dựng
chương trình bồi dưỡng - xây dựng chương trình bồi dưỡng tay nghề bậc 4/7-
17
xây dựng kế hoạch - tổ chức bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng hiểu biết thực tế sản xuất và cập nhật công nghệ mới của
nghề gồm các bước: Khảo sát nhu cầu - lựa chọn nội dung - xác định loại
hình (thăm quan, hội thảo, tập huấn) - xây dựng kế hoạch - tổ chức bồi
dưỡng.
3.3.2.4. Điều kiện thực hiện
Thực hiện biện pháp 2 cần 5 điều kiện.
3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GVTH
3.3.3.1. Mục tiêu
Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ nhằm giúp các GVTH hoàn
thiện và phát triển nhân cách ở mức cao hơn, có đầy đủ năng lực cần thiết
để tổ chức và thực hiện quá trình dạy nghề đạt hiệu quả cao.
3.3.3.2. Nội dung
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ sư phạm dạy nghề.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực hỗ trợ.
3.3.3.3. Tổ chức thực hiện
Bồi dưỡng nâng cao năng lực gồm các bước sau: Xác định nhu
cầu - lựa chọn hoặc xây dựng chương trình bồi dưỡng - xây dựng kế
hoạch - tổ chức bồi dưỡng.
3.3.3.4. Điều kiện thực hiện
Thực hiện biện pháp 3 cần 8 điều kiện.
3.3.4. Biện pháp 4: Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học
3.3.4.1. Mục tiêu
Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu khoa học.
3.3.4.2. Nội dung
- Tự bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học.
- Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học
3.3.4.3. Tổ chức thực hiện
Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học gồm các bước sau: Xem xét
nội dung nghiên cứu và nội dung bồi dưỡng - đăng ký đề tài - lập kế hoạch thực
hiện - tổ chức nghiên cứu - tổ chức hội thảo - nghiệm thu.
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện
Thực hiện biện pháp 4 cần 4 điều kiện.
3.3.5. Biện pháp 5: Đánh giá kết quả bồi dưỡng GVTH
3.3.5.1. Mục tiêu
18
Thông qua kết quả bồi dưỡng, đánh giá mức độ đạt được theo mục
tiêu, yêu cầu đề ra cho khóa bồi dưỡng GVTH.
3.3.5.2. Nội dung
- Đánh giá kết quả trong quá trình bồi dưỡng.
- Đánh giá kết quả sau bồi dưỡng.
3.3.5.3. Tổ chức thực hiện
Đánh giá kết quả bồi dưỡng gồm các bước sau: Phân công cán bộ lớp
theo dõi hoạt động của lớp - xây dựng mẫu biểu liên quan - tổng hợp kết
quả thi, kiểm tra - tổ chức thực hiện tự đánh giá - tổ chức các hoạt động liên
quan đến đánh giá kết quả bồi dưỡng - báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm.
3.3.5.4. Điều kiện thực hiện
Thực hiện biện pháp 5 cần 3 điều kiện.
3.4. Kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Số phiếu thăm dò phát ra: 500 phiếu; Số phiếu thăm dò thu về: 470
phiếu. Đối tượng thăm dò gồm lãnh đạo trường; lãnh đạo phòng, khoa, bộ
môn; các giáo viên (chủ yếu là GVTH). Kết quả như sau:
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
TT Các biện pháp đề xuất
Mức độ
cần thiết (%)
Tính
khả thi (%)
1 Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa
chọn, xây dựng chương trình bồi dưỡng GVTH
95 90
2 Tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH 95 95
3 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GVTH 90 85
4 Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học 90 80
5 Đánh giá kết quả bồi dưỡng 90 90
Kết quả thăm dò cho thấy các biện pháp đưa ra cơ bản phù hợp với
nhu cầu thực tế về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các nhà trường.
3.5. Thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp
3.5.1. Giả thuyết thực nghiệm
NLDH của GVTH được nâng cao hơn, tạo điều kiện cho họ hoàn thành
tốt nhiệm vụ của người giáo viên nếu họ được bồi dưỡng hoàn thiện chứng chỉ
sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề đạt chuẩn quy định.
3.5.2. Mục tiêu thực nghiệm
Khẳng định tính đúng đắn của giải pháp đề xuất thông qua so sánh
kết quả kiểm tra, đánh giá NLDH của nhóm TN và nhóm ĐC.
3.5.3. Địa điểm tổ chức và đối tượng thực nghiệm
3.5.3.1. Địa điểm tổ chức thực nghiệm
19
Thực nghiệm được tổ chức tại khoa Đào tạo nghề Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên.
3.5.3.2. Đối tượng thực nghiệm
- Lựa chọn GVTH thuộc khoa Đào tạo nghề có các điều kiện ban
đầu về năng lực và trình độ như sau: Trình độ chuyên môn - kỹ sư chuyên
ngành kỹ thuật (Hàn điện, Điện công nghiệp); trình độ sư phạm - sư phạm
bậc 1; trình độ tay nghề - bậc 3/7.
- Số giáo viên trên được chia làm 2 nhóm: Nhóm TN và nhóm ĐC
(mỗi nhóm 5 giáo viên). Nhóm TN được bồi dưỡng sư phạm dạy nghề hoàn
thiện và chuẩn hóa trình độ tay nghề bậc 4/7. Nhóm đối chứng chưa bồi
dưỡng sư phạm dạy nghề hoàn thiện và chưa chuẩn hóa trình độ tay nghề.
3.5.4. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm được lựa chọn trong các biện pháp bồi
dưỡng đã đề xuất và được trình bày tại bảng 3.2
Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm
Biện pháp
Nội dung
chính
Nội dung
thành phần
Nội dung thực nghiệm
Biện pháp 1
Xác định nhu
cầu, nội dung
bồi dưỡng và
lựa chọn, xây
dựng nội dung
bồi dưỡng
GVTH
- Xác định nhu cầu,
nội dung bồi dưỡng
- Lựa chọn, xây dựng
nội dung bồi dưỡng
1. Nội dung bồi dưỡng
chuẩn hóa
2. Lựa chọn chương trình
sư phạm dạy nghề do
TCDN – Bộ LĐTB&XH
ban hành tháng 12/2005
3. Xây dựng chương trình
nâng bậc tay nghề bậc 4/7
Biện pháp 2
Bồi dưỡng
chuẩn hóa
GVTH
- Bồi dưỡng sư phạm
dạy nghề
- Bồi dưỡng tay nghề
- Bồi dưỡng
hiểu biết thực tế
SX&KT, CNM
4. Bồi dưỡng sư phạm
dạy nghề
5. Bồi dưỡng tay nghề bậc
4/7 (nghề Hàn điện, nghề
Điện công nghiệp)
Biện pháp 5
Đánh giá kết
quả bồi dưỡng
GVTH
- Đánh giá kết quả
trong bồi dưỡng
- Đánh giá kết quả sau
bồi dưỡng
6. Đánh giá k
ết quả trong
bồi dưỡng
7. Đánh giá kết quả sau
bồi dưỡng
3.5.4.1. Xác định nội dung bồi dưỡng
- Bồi dưỡng sư phạm dạy nghề hoàn thiện
- Bồi dưỡng chuẩn trình độ tay nghề
3.5.4.2. Lựa chọn chương trình bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng sư phạm dạy nghề hoàn thiện theo quyết định số
742/QĐ-TCDN ngày 7/12/2005 do TCDN - Bộ LĐTB&XH ban hành.
3.5.4.3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng
20
Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng bậc tay nghề từ tay nghề
bậc 3/7 lên bậc 4/7 cho nghề Điện công nghiệp và nghề Hàn điện.
3.5.4.4. Tổ chức bồi dưỡng, thi và cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề
3.5.4.5. Tổ chức bồi dưỡng, thi nâng bậc và công nhận tay nghề
3.5.4.6. Tự đánh giá NLDH sau bồi dưỡng
Giáo viên nhóm TN tự kiểm tra, đánh giá NLDH sau bồi dưỡng
theo 30 tiêu chí/3 nhóm năng lực (bảng 3.5). Kết quả tự đánh giá như sau:
Bảng 3.5. Kết quả tự đánh giá NLDH của GVTH sau bồi dưỡng
TT Tiêu chí đánh giá NLDH
Điểm
chuẩn
Điểm
tự đáng giá
Xếp loại
1 Nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành 30 23,5 - 27,5 Khá, giỏi
2 Năng lực thực hiện dạy thực hành 60 43,0 - 55,5 Khá, giỏi
3 Năng lực đánh giá kết quả học tập 10 7,5 - 9,0 Khá, giỏi
Tổng số điểm: 100 74,0 - 92,0 Khá, giỏi
3.5.4.7. Tổ chức dự giờ đánh giá NLDH của GVTH
1) Lựa chọn chuẩn đánh giá
Sử dụng Phiếu đánh giá bài giảng thực hành của hội thi giáo viên
giỏi toàn quốc ngành dạy nghề để đánh giá. Kết quả đánh giá, xếp loại
đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy.
2) Tổ chức dự giờ và tổng hợp kết quả đánh giá bài giảng
- Tổ chức dự giờ và đánh giá bài giảng đối với nhóm TN và nhóm ĐC
- So sánh kết quả giữa nhóm TN và nhóm ĐC
Điểm trung bình (*) được lấy làm cơ sở để so sánh kết quả giảng
dạy giữa nhóm TN và nhóm ĐC.
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá bài giảng của nhóm TN và nhóm ĐC
Điểm trung bình (*)
Tổng điểm
(1)
Điểm
chuẩn bị (2)
Điểm
nội dung (3)
Điểm
phương pháp (4)
Giáo
án
TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
GA1 85,5 74,8 10,5 8,7 19,7 17,7 50,3 43,5
GA2 90,8 73,7 11,0 8.0 20,8 17,5 54,0 43,2
GA3 80,5 78,8 9,7 9,5 18,2 17,3 47,7 47,0
GA4 80,8 68,0 8,7 8,0 18,8 17,3 48,3 37,7
GA5 81,5 80,5 11,2 11,0 19,3 18,8 46,0 45,7
GA6 78,8 74,8 9,5 9,2 17,3 17,0 46,3 43,7
GA7 78,3 67,7 9,5 7,8 18,7 16,2 45,2 38,7
GA8 85,0 70,3 10,8 9,7 20,3 16,8 48,8 38,8
GA9 80,8 70,8 10,5 8,7 18,7 16,3 46,7 40,8
GA10 84,3 70,2 10,0 8,3 18,3 16,5 51,0 40,3
Điểm TB (*)
nhóm (5)
82,63 72,96 10,14 8,89 19,01 17,14 48,43 41,94
21
Kết quả tính toán được biểu diễn bằng các đồ thị tương ứng:
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn điểm toàn bài (1)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
TN
ĐC
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn điểm chuẩn bị (2)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
22
24
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
HÌnh 3.4. Đồ thị biểu diễn điểm nội dung (3)
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
55
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn điểm phương pháp (4)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 2 3 4
TN
ĐC
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh điểm đánh giá bài giảng giữa hai nhóm TN và ĐC (5)
* K
ết quả học tập của học sinh
Tổng hợp điểm từ các bài kiểm tra học sinh các lớp do nhóm TN và
nhóm ĐC giảng dạy theo 10 giáo án cho thấy: Kết quả học tập của học sinh do
nhóm TN giảng dạy cao hơn kết quả học tập do nhóm ĐC giảng dạy.
22
3.5.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm cho thấy: GVTH được bồi dưỡng sư phạm dạy
nghề và bồi dưỡng nâng bậc tay nghề đã tổ chức thực hiện bài giảng tốt hơn
các GVTH chưa qua bồi dưỡng. Kết quả thực nghiệm chứng tỏ các biện pháp
đề xuất đã thực sự nâng cao NLDH cho GVTH.
Kết luận chương 3
1. Biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH được xây dựng với các
nguyên tắc xác định và trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận về bồi
dưỡng giáo viên, kết quả khảo sát, điều tra thực trạng năng lực GVTH các
trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc cũng như phù hợp với mục
đích, yêu cầu về xây dựng nội dung bồi dưỡng.
2. Các biện pháp đề xuất có sự liên quan mật thiết với nhau tạo thành một
hệ thống đồng bộ, thống nhất: Xác định nhu cầu - xác định nội dung - lựa
chọn, xây dựng chương trình - tổ chức bồi dưỡng (bồi dưỡng chuẩn hóa,
bồi dưỡng nâng cao) - đánh giá.
3. Các biện pháp được khảo nghiệm để xin ý kiến của các nhà khoa học,
các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề và GVDN trong các nhà
trường. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các ý kiến đều có sự đồng thuận
cao trong việc khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải
pháp được đề xuất.
4. Tổ chức thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp đề xuất
được thực hiện tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái
Nguyên để chuẩn hóa GVTH nghề Điện công nghiệp, GVTH nghề Hàn
điện đã thu được kết quả khả quan. Kết quả tự đánh giá của giáo viên và
kết quả đánh giá qua dự giờ đối với nhóm TN khẳng định NLDH của
GVTH được nâng cao hơn.
5. Kết quả thực nghiệm trên nhóm TN, nhóm ĐC và các lớp học sinh
khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án nêu ra.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao năng lực
dạy nghề, đồng thời tiếp thu và kế thừa kết quả từ các công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như từ kinh nghiệm nhiều năm
tham gia hoạt động đào tạo nghề, chúng tôi có một số kết luận như sau:
1.1. Đòi hỏi về nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao để phục
vụ sự nghiệp CNH, HĐH theo chỉ thị, nghị quyết của Đảng đặt ra cho
ngành giáo dục, đào tạo những nhiệm vụ quan trọng, trong đó có chiến
lược phát triển đội ngũ các nhà giáo. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là
23
nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ
các nhà giáo, làm nòng cốt cho việc thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo
1.2. Đối với đào tạo nghề, NLDH của GVTH đóng vai trò chủ yếu trong
việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh. NLDH của
GVTH được phân tích theo từng công việc trong trong quá trình chuẩn bị,
thực hiện dạy thực hành, đánh giá kết quả học thực hành và được xây
dựng gồm 30 tiêu chí với các kỹ năng cần có của GVTH. Đây là cơ sở
quan trọng để xây dựng các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH.
1.3. Thực trạng năng lực của GVTH, thực trạng bồi dưỡng giáo viên các
trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc cho thấy: Một số năng lực cần
thiết như năng lực sư phạm, năng lực hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận
công nghệ mới, trình độ tay nghề của một số GVTH còn yếu và thiếu,
chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề; Việc bồi
dưỡng giáo viên còn nhiều hạn chế: Hạn chế về nội dung bồi dưỡng, hạn
chề về số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng Thực trạng đó ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh nên cần phải có các biện pháp
bồi dưỡng để khắc phục thực trạng.
1.4. Luận án đề xuất được một hệ thống các biện pháp bồi dưỡng NLDH
cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc tương đối
đầy đủ, đảm báo tính khoa học và quy trình chặt chẽ. Các biện pháp đề
xuất đảm bảo tính mục đích, tính toàn diện, tính thực tiễn, tính khả thi và
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó biện pháp 2: Tổ chức bồi
dưỡng chuẩn hóa GVTH là biện pháp quan trọng để bồi dưỡng GVTH đạt
chuẩn theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên, làm tiền
đề cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội.
1.5. Kết quả lấy ý kiến của cán bộ quản lý và các giáo viên trong các nhà
trường cho thấy: Các biện pháp đề xuất được sự đồng thuận cao qua việc
khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Nếu được
tổ chức thực hiện cho phù hợp với điều kiện của mỗi nhà trường các biện
pháp bồi dưỡng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực.
1.6. Thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp cho kết
quả rất khả quan. Thông qua việc so sánh kết quả học thực hành
của học sinh do nhóm TN và nhóm ĐCV giảng dạy cho thấy: Việc
bồi dưỡng sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho
GVTH đã giúp giáo viên nhóm TN nâng cao NLDH. Điều đó
khẳng định khả năng vận dụng trong thực tiễn của các biện pháp
được đề xuất.
2. Kiến nghị
Các biện pháp được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng năng
lực và bồi dưỡng GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
24
nhưng cũng là thực trạng chung của đội ngũ GVDN hiện nay. Vì vậy để
nâng cao năng lực của GVDN, chúng tôi xin kiến nghị một số điểm sau:
2.1. Trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 20.000 GVDN đến năm 1015 của
Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH cần lưu ý đến chương trình đào tạo,
bồi dưỡng và hình thức tổ chức bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng cho đội
ngũ GVDN được tuyển dụng mới từ các trường chuyên nghiệp. Về chương
trình: Phải xây dựng các chương trình chuẩn, đảm bảo GVDN có đủ năng
lực thực sự tham gia quá trình đào tạo nghề đạt chất lượng; Về hình thức tổ
chức: Tổ chức bồi dưỡng tập trung, dài hạn. Hình thức này đảm bảo cho
người học tập trung được thời gian, chuyên tâm vào bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm và tay nghề.
2.2. Đối với đội ngũ GVDN hiện có kế hoạch cụ thể để hoàn thiện đội ngũ
trong một thời gian hạn định bằng cách: Tiến hành phân loại giáo viên, xác
định nhu cầu bồi dưỡng, xác định nội dung bồi dưỡng, lựa chọn hình thức
bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng (thời gian, địa điểm, số lượng
người tham gia khóa học ) theo kế hoạch chung của cơ quan chủ quản hoặc
của các nhà trường.
2.3. Điểm yếu lâu nay của GVTH là tay nghề nghề chưa cao, hiểu biết thực
tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế dẫn đến đào tạo chưa
đáp ứng nhu cầu xã hội. Giải quyết triệt để tồn tại này không chỉ cần sự nỗ
lực, cố gắng của giáo viên (nâng cao tay nghề) mà còn cần sự đầu tư cơ sở
vật chất, thiết bị mới, công nghệ mới của các cơ quan quản lý và các nhà
trường. Đối với dạy thực hành có đủ hai yếu tố là con người (người thầy) và
cơ sở vật chất (thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng ) mới có thể giải được bài toán
nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
2.4. Tự bồi dưỡng là một biện pháp có tính chủ động cao, chỉ có chính
giáo viên mới biết mình thiếu những năng lực gì và cần bồi dưỡng đến
đâu, bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả. Đối với các nhà trường: Cần
tạo điều kiện về thời gian, về chế độ (giờ tự học, tự bồi dưỡng được tính
là giờ nghiên cứu khoa học ), về kinh phí (hỗ trợ dưới dạng các đề tài
khoa học ) cho hoạt động tự bồi dưỡng. Đối với giáo viên: Chủ động bồi
dưỡng nâng cao năng lực của giáo viên thông qua tự học, tự nghiên cứu
các tài liệu, các mô hình, đúc rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy, hội
giảng, dự giờ. Biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng chung thành quá trình tự
đào tạo, bồi dưỡng của bản thân.
2.5. Cần có các chế độ, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với giáo viên
đạt kết quả cao trong bồi dưỡng. Ví dụ như: Nâng lương trước thời hạn,
khen thưởng đột xuất, ưu tiên trong việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Để
động viên được nhiều giáo viên tham gia bồi dưỡng, nâng cao được chất
lượng, hiệu quả bồi dưỡng. Qua đó từng bước chuẩn hóa và nâng cao
năng lực đội ngũ giáo viên.
25
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯƠNG ĐẠI ĐỨC
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN
THỰC HÀNH Ở CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62.14.01.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011