Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.46 KB, 107 trang )

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

“QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

Bắc Giang, 2013
i


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1

.I SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH.................................................................
.II CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH............................................................................
.1 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, BCH Trung ương Đảng, Chính phủ...................
.2 Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn...........................................................
.3 Tỉnh Bắc Giang.................................................................................................
.III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................
.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu xây dựng quy hoạch.........................................
.2 Mục tiêu............................................................................................................
.3 Phương pháp nghiên cứu xây dựng quy hoạch..................................................


.IV NỘI DUNG QUY HOẠCH...............................................................................
.V SẢN PHẨM QUY HOẠCH................................................................................
PHẦN I...........................................................................................................................................6
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI TỈNH BẮC GIANG...........................................................................................................6

.I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG TÁC
ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI....................................................
.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................
.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................6
.1.2. Địa hình.....................................................................................................6
.1.3. Khí hậu......................................................................................................6
.1.4. Tài nguyên thiên nhiên..............................................................................6
.2 Điều kiện kinh tế-xã hội....................................................................................
.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh Bắc Giang....................................7
.3 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp.................................................................
.4 Sản xuất trồng trọt có liên quan đến chăn nuôi................................................
.5 Điều kiện hạ tầng liên quan đến phát triển chăn nuôi......................................
.5.1. Về hệ thống giao thông...........................................................................10
.5.2. Về hệ thống điện.....................................................................................10
.5.3. Về hệ thống chợ......................................................................................11
ii


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

.II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA TỈNH BẮC GIANG
........................................................................................................................
.1 Vị trí vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp và phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh...................................................................................

.2 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.............
.2.1. Tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi......................................................12
.2.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi...................12
.3 Thực trạng quy mô phát triển và biến động đàn, sản lượng thịt, trứng............
.3.1. Chăn nuôi trâu.........................................................................................13
.3.2. Chăn nuôi bò...........................................................................................15
.3.3. Chăn nuôi lợn:.........................................................................................17
.3.4. Chăn nuôi gia cầm:.................................................................................19
.3.5. Chăn nuôi khác........................................................................................21
.4 Về hệ thống quản lý, phương thức tổ chức chăn nuôi......................................
.4.1. Hệ thống tổ chức quản lý........................................................................22
.4.1. Quản lý nhà nước về chăn nuôi...............................................................22
.4.2. Phương thức, tổ chức sản xuất chăn nuôi................................................23
.5 Về hiệu quả một số mô hình chăn nuôi...........................................................
.5.1. Hiệu quả kinh tế......................................................................................26
.5.2. Đánh giá chung về hiệu quả chăn nuôi....................................................27
.6 Về giống vật nuôi............................................................................................
.6.1. Số lượng và phân bố các cơ sở chăn nuôi lợn giống gốc, đàn bò hạt nhân
trên địa bàn cả nước.............................................................................27
.6.2. Sản xuất, quản lý giống vật nuôi Tỉnh Bắc Giang...................................27
.6.3. Giống gia cầm:........................................................................................28
.6.4. Đánh giá chung.......................................................................................28
.7 Cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi.........................................................................
.7.1. Các cơ sở sản xuất giống.........................................................................29
.7.2. Cơ sở hạ tầng chăn nuôi..........................................................................29
.8 Về công tác thú y và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi........................
.8.1. Hệ thống tổ chức ngành Thú y tỉnh Bắc Giang.......................................29
.8.2. Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh........................30
.9 Về sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi.....................................................
.9.1. Thức ăn thô xanh:....................................................................................31

.9.2. Thức ăn tận dụng:....................................................................................31
iii


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

.9.3. Chế biến thức ăn quy mô hộ gia đình:.....................................................31
.9.4. Thức ăn công nghiệp:..............................................................................31
.9.5. Công tác quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi:.........................................32
.10 Về thu mua, tiêu thụ và chế biến sản phẩm chăn nuôi...................................
.10.1. Về thu mua tiêu thụ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang........32
.10.2. Về giết mổ gia súc, gia cầm..................................................................32
.10.3. Về chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.....................33
.11 Một số chính sách của Trung Ương và của tỉnh liên quan đến phát triển
chăn nuôi.......................................................................................................
.11.1. Một số chính sách của Trung Ương.......................................................33
.11.2. Một số chính sách của tỉnh....................................................................35
.12 Thực trạng môi trường trong chăn nuôi.........................................................
.12.1. Thực trạng môi trường chăn nuôi nông hộ............................................35
.12.1. Thực trạng môi trường chăn nuôi các gia trại, trang trại.......................36
.III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI......................................
.1 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:.....................................
.2 Đánh giá chung về thực trạng chăn nuôi:........................................................
PHẦN II QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM
2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2030.............................................................................................41

.I DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
CỦA TỈNH.....................................................................................................
.1 Chiến lược phát triển chăn nuôi cả nước đến năm 2020..................................

.1.1. Định hướng phát triển đến năm 2020......................................................41
.1.2. Một số chỉ tiêu cụ thể phát triển chăn nuôi cả nước đến năm 2020:........42
.2 Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính cả nước đến
năm 2020, tầm nhìn 2030..............................................................................
.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang....................................
.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GDP................................................42
.3.2. Dự báo về nguồn vốn đầu tư:..................................................................43
.3.3. Cơ hội phát triển......................................................................................43
.3.4. Lao động, việc làm..................................................................................43
.4 Dự báo các yếu tố tác động.............................................................................
.4.1. Dự báo thị trường, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi.....................................44
.4.2. Các yếu tố tác động từ việc thực hiện các cam kết WTO........................45
.4.3. Dự báo khả năng cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi và tác động của các
iv


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

yếu tố về giá cả đầu vào trong sản xuất chăn nuôi................................47
.4.4. Dự báo tiến bộ khoa học-kỹ thuật...........................................................47
.II CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI.........................................
.1 Cơ sở tính toán xây dựng phương án quy hoạch..............................................
.2 Các phương án phát triển chăn nuôi đến 2020.................................................
.3 Lựa chọn phương án quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020......................................................................................................
.III QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI............................
.1 Quan điểm phát triển.......................................................................................
.2 Mục tiêu phát triển chăn nuôi..........................................................................
.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................52
.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................53

.IV QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH
HƯỚNG NĂM 2030......................................................................................
.1 Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị chăn nuôi................................................
.2 Quy hoạch phát triển đàn vật nuôi và sản phẩm (phương án chọn).................
.2.1. Quy hoạch đàn trâu.................................................................................56
.2.2. Quy hoạch đàn bò:..................................................................................56
.2.3. Quy hoạch đàn lợn..................................................................................58
.2.4. Quy hoạch đàn gia cầm:..........................................................................61
.3 Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung theo hướng phát triển sản xuất hàng
hóa 64
.3.1. Quy hoạch vùng chăn nuôi gà đồi Yên Thế.............................................64
.3.2. Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại.....................66
.3.3. Quy hoạch chăn nuôi khác có kiểm soát.................................................72
.4 Quy hoạch phát triển sản xuất giống vật nuôi..................................................
.5 Quy hoạch vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi...................................................
.5.1. Nhu cầu thức ăn cho gia súc, gia cầm.....................................................73
.5.2. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng đến năm
2020 liên quan đến chăn nuôi...............................................................74
.5.3. Quy hoạch nhà máy sản xuất thức ăn......................................................75
.5.4. Quy hoạch phát triển trồng cỏ.................................................................75
.6 Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.............
.6.1. Giai đoạn 2013-2015:..............................................................................76
.6.2. Giai đoạn 2016-2020:..............................................................................77
.6.3. Giai đoạn sau năm 2020:.........................................................................77
.V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO
v


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030


VỆ MÔI TRƯỜNG.......................................................................................
.1 Các tác động môi trường.................................................................................
.1.1. Các loại chất thải phát sinh.....................................................................77
.2 Các phương án giảm thiểu tác động môi trường..............................................
.2.1. Xử lý chất thải rắn...................................................................................78
.2.2. Xử lý nước thải.......................................................................................79
.2.3. Xử lý khí thải, mùi hôi............................................................................79
.2.4. Giảm thiểu các tác động khác..................................................................79
.VI ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ........
.1 Các chương trình phát triển.............................................................................
.2 Các dự án ưu tiên đầu tư..................................................................................
.VII VỐN ĐẦU TƯ, PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ..................................................
.1 Tổng vốn đầu tư, cơ cấu các nguồn vốn..........................................................
.2 Nguồn vốn đầu tư............................................................................................
PHẦN III......................................................................................................................................83
CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................................83

.I CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN........................................................................
.1 Giải pháp về phân vùng và cân đối quỹ đất đai cho phát triển chăn nuôi........
.2 Giải pháp về khoa học - công nghệ.................................................................
.2.1. Giải pháp về giống..................................................................................84
.2.2. Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi......................................85
.2.3. Công tác khuyến nông:............................................................................86
.3 Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chăn nuôi, thu
mua, giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi...........................
.4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về
chăn nuôi, thú y.............................................................................................
.4.1. Tăng cường đào tạo, tập huấn.................................................................87
.4.2. Đầu tư tăng cường năng lực quản lý ngành thú y....................................88
.4.3. Giám sát, thông tin dịch bệnh:.................................................................88

.4.4. Phòng chống dịch bệnh:..........................................................................88
.4.5. Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:............................89
.4.6. Quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y:............................89
.5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi......................................
.6 Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển chăn nuôi.......................................
.7 Giải pháp về cơ chế và chính sách...................................................................
.7.1. Cơ chế, chính sách..................................................................................90
vi


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

.7.2. Về đất đai................................................................................................90
.7.3. Chế biến thức ăn chăn nuôi.....................................................................91
.7.4. Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm...............................91
.7.5. Tín dụng..................................................................................................91
.7.6. Ưu đãi đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến tiêu thụ sản phẩm. . .91
.7.7. Bảo hiểm vật nuôi...................................................................................92
.8 Giải pháp về xử lý môi trường trong chăn nuôi...............................................
.9 Giải pháp về tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất trong chăn nuôi....................
.10 Giải pháp về thông tin tuyên truyền..............................................................
.II HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH.....................................................................
.1 Hiệu quả kinh tế..............................................................................................
.2 Hiệu quả xã hội...............................................................................................
.3 Hiệu quả về môi trường...................................................................................
.III TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.......................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................98

.I KẾT LUẬN.........................................................................................................
.II KIẾN NGHỊ......................................................................................................


vii


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU
UBND
Uỷ ban nhân dân
CNTY
Chăn nuôi thú y
TĂCN
Thức ăn chăn nuôi
TACN
Thức ăn công nghiệp
CN
Chăn nuôi
DT
Diện tích
NS
Năng suất
SL
Sản lượng
GTSX
Giá trị sản xuất
GTGT
Giá trị gia tăng
NLTS
Nông lâm thuỷ sản
CNXD

Công nghiệp, xây dung
TMDV
Thương mại dịch vụ
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
HTX
Hợp tác xã
SX
Sản xuất
APEC
Hiệp hội các nước Châu Á - Thái bình dương
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BNN&PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BVTV
Bảo vệ thực vật
ĐBSH
Đồng bằng sông hồng
KHKT
Khoa học kỹ thuật
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TBKT
Tiến bộ kỹ thuật
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
XNK
Xuất nhập khẩu
LMLM

Lở mồm long móng
BCH
Ban chấp hành
KT-XH
Kinh tế - xã hội
SPS
TDMNPB
KTTTBB

KTTĐPB

Cam kết trong các lĩnh vực kiểm dịch động thực vật

Trung du miền núi phía Bắc
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Kinh tế trọng điểm phía Bắc

viii


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

CÁC BẢNG BIỂU TRONG TÀI LIỆU
Trang
Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế qua các năm..................................................7
Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2012.......................................11
Bảng 3: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 (giá ss 2010)....................13
Bảng 4: Diễn biến đàn trâu tỉnh Bắc Giang từ 2001-2012....................................................14
Bảng 5: Phân bố đàn trâu tỉnh Bắc Giang năm 2012............................................................15
Bảng 6: Diễn biến đàn bò giai đoạn 2001-2012.......................................................................15

Bảng 7: Phân bố đàn bò tỉnh Bắc Giang năm 2012...............................................................16
Bảng 8: Diễn biến đàn lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2001-2012................................17
Bảng 9: Phân bố đàn lợn của tỉnh Bắc Giang năm 2012.......................................................18
Bảng 10: Thực trạng tổng đàn, cơ cấu đàn gia cầm giai đoạn 2001-2012..........................19
Bảng 11: Phân bố đàn gia cầm của tỉnh Bắc Giang năm 2012.............................................20
Bảng 12: Thống kê hiện trạng các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư.................25
Bảng 13: Kết quả tổng hợp 02 phương án phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang..............50
Bảng 14: Dự kiến các chỉ tiêu tăng trưởng và cơ cấu GTSX chăn nuôi (giá SS)...............55
Bảng 15: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt trâu tỉnh Bắc Giang đến năm 2020................56
Bảng 16: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt bò tỉnh Bắc Giang đến năm 2020...................57
Bảng 17: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt lợn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020..................60
Bảng 18: Dự kiến số lượng, sản lượng thịt gia cầm tỉnh Bắc Giang đến năm 2020..........63
Bảng 19: Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung đến năm 2020.......................................71
Bảng 20: Dự kiến số lượng trang trại chăn nuôi đến năm 2020...........................................72
Bảng 21: Dự kiến nhu cầu thức ăn thô xanh đến năm 2020.................................................73
Bảng 22: Dự kiến nhu cầu thức ăn tinh cho gia súc gia cầm đến năm 2020......................74
Bảng 23: Dự kiến diện tích cỏ trồng mới đến năm 2020.......................................................76
Bảng 24: Dự kiến nguồn vốn và phân kỳ vốn đến năm 2020................................................81

ix


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

MỞ ĐẦU
.I

SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

Bắc Giang có tổng diện tích tự nhiên 3.849,71 km2, với đặc điểm địa hình có

nhiều vùng sinh thái: vùng núi, vùng đồi gò, đồng bằng, bãi ven sông; điều kiện
khí hậu và đất đai; nguồn lao động đang làm việc ở nông thôn khá dồi dào, năm
2012 khoảng 909,8 ngàn người chiếm 57,2% dân số toàn tỉnh, là động lực thúc đẩy
ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển.
Ngành chăn nuôi của Bắc Giang không ngừng phát triển và đóng góp ngày
càng cao hơn vào giá trị GDP của ngành nông nghiệp, nếu năm 2001 tỷ trọng
ngành chăn nuôi mới chỉ chiếm 30,6% thì đến năm 2012 tăng lên 51,97%. Chăn
nuôi của tỉnh phát triển cả về tổng đàn và sản phẩm, luôn đứng ở tốp đầu các tỉnh,
thành phố trên cả nước. Năm 2012 toàn tỉnh có tổng đàn lợn và trâu bò đạt 1,38
triệu con (đàn lợn có 1,17 triệu con, đàn trâu bò 202 nghìn con), tổng đàn gia cầm
15,6 triệu con, trong đó riêng huyện Yên Thế với tổng đàn gần 4,8 triệu con; tổng
sản lượng thịt hơi xuất chuồng 197 nghìn tấn (chiếm khoảng 4,61% tổng sản lượng
thịt hơi xuất chuồng cả nước). Sản phẩm chăn nuôi đã đáp ứng cho thị trường tiêu
dùng tại chỗ của Bắc Giang và một phần cho các tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh,
Hải Phòng,...
Trong những năm qua chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang đạt tốc độ tăng trưởng
cao so với vùng TDMNPB và toàn quốc theo công bố của Tổng cục thống kê năm
2012: đàn lợn xếp thứ 1 vùng TDMNPB và đứng thứ 3 so với toàn quốc, chỉ sau
Hà Nội và Đồng Nai; đàn gia cầm đứng thứ nhất vùng TDMNPB và đứng thứ 4
toàn quốc; đàn bò đứng thứ 2 vùng TDMNPB và đứng thứ 12 toàn quốc (1).
Ngành chăn nuôi của tỉnh đã có những chuyển dịch rõ rệt, bước đầu đã hình
thành một số trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn. Nhiều tiến bộ khoa học, kỹ
thuật mới đã được áp dụng trong công tác chọn giống, lai tạo giống, chăm sóc,
nuôi dưỡng góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, kiểm soát được dịch
bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, cơ
bản đáp ứng được nhu cầu thịt trong tỉnh mà còn góp phần giải quyết việc làm và
tạo nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình ở nông thôn (trên 80% hộ tham gia chăn
nuôi).
Tuy nhiên, chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang nhìn trên bình diện chung vẫn chủ
yếu ở nông hộ, gia trại, một số trang trại,... tuy có sự phát triển nhưng mang tính tự

phát, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là chưa có một quy hoạch tổng thể
phát triển chăn nuôi của tỉnh; thiếu định hướng và sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo; cơ chế, chính sách thiếu cụ thể, kinh phí đầu tư chưa thoả đáng,...nên chưa tạo
ra được khối lượng sản phẩm hàng hóa, chưa có sự gắn kết chặt chẽ trong sản xuất
chế biến, tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra chưa có các hợp đồng tiêu thụ mà chủ yếu
1

Chi tiết xem phụ lục 1

Trang 1


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

do tư thương đảm nhận nên tình trạng ép giá vẫn xẩy ra. Từ đó chưa phát huy được
việc vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước cho phát triển
chăn nuôi, khó khăn áp dụng đồng bộ các giải pháp để tạo ra chuỗi sản xuất - chế
biến - tiêu thụ, xử lý môi trường về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Mặt khác nước ta đã là thành viên chính thức của WTO với việc sẽ triển khai
thực hiện hàng loạt các cam kết, trong đó có cam kết bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu
nông sản và không áp dụng hạn ngạch thuế suất. Đây vừa là thách thức vừa là cơ
hội đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, đối với ngành chăn nuôi nói riêng.
Trong nông nghiệp, sẽ thực hiện những cam kết trong các lĩnh vực kiểm dịch động
thực vật (SPS), đầu tư, dịch vụ; tiếp tục ký các Hiệp định bảo vệ và kiểm dịch thực
vật, thú y với các nước nhập khẩu nông sản Việt Nam. Những nhân tố này đòi hỏi
các nhà sản xuất và quản lý phải tạo ra được những sản phẩm hàng hóa có sức
cạnh tranh cao. Muốn vậy, ngoài yếu tố về con giống, kỹ thuật cần điều chỉnh lại
cơ cấu đối tượng nuôi đáp ứng với nhu cầu thị trường, gắn với lợi thế sản xuất từng
vùng sinh thái trên cơ sở xác định các định hướng chính sách làm điểm tựa chắc
chắn cho chăn nuôi phát triển bền vững.

Với những lý do trên việc “ Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm
2020, định hướng đến năm 2030” là hết sức cần thiết. Nhằm khai thác thế mạnh
về điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho phát triển chăn nuôi hàng hoá, tập trung,
quy mô lớn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế; đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công
tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh.
.II CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
.1 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, BCH Trung ương Đảng, Chính phủ
- Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004;
- Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004
- Luật số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi,
chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp.
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng chính phủ
Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống
thủy sản đến năm 2020.
- Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang
đến năm 2020.

Trang 2



Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của BCH TW khóa X về nền
nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2013 về - Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Bắc Giang
- Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2030;
.2 Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
- Quyết định số 1039/QĐ-BNN-NN ngày 09/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm.
- Quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an
toàn.
- Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong
nông hộ.
- Quyết định số 1948/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong
nông hộ.
- Quyết định số 67/2002/QĐ-BNN ngày 16 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối
với giống vật nuôi”.
- Quyết định số 66/2008/QĐ – BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày

26/3/2008 về việc ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
- Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Quy hoạch hệ thống sản xuất giống
một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/04/2009 của Bộ nông nghiệp &
phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận
chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi.
- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định
việc kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm
nông lâm thuỷ sản; Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/08/2011 sửa đổi
Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư
nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;
- Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày
01/03/2012 của liên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài Chính, Kế hoạch
& Đầu tư về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi
Trang 3


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

cho Đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thuỷ
sản đến năm 2020;
.3 Tỉnh Bắc Giang
- Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2006-2020 (ban hành kèm theo quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày
11/8/2006).
- Chỉ thị 12-CT/TU ngày 01/7/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp
tục vận động nông dân “dồn điền đổi thửa”, tổ chức các mô hình sản xuất hang hóa
tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Chương trình
phát triển sản xuất hàng hoá tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn
2011-2015;
- Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 9/12/2011 về quy định mức hỗ trợ đầu
tư phát triển chăn nuôi thú y trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và
siêu thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 ( ban hành kèm theo Quyết định số 513/
QĐ-UBND ngày 30/12/2011)
- Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 574/ QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)
- Quyết định số 1189 /QĐ-UBND, ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển chăn
nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn tỉnh.
- Niên giám thống kê các huyện và tỉnh từ 2001-2012
.III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu xây dựng quy hoạch
- Đối tượng: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 nghiên cứu về:
+ Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, sản xuất và kinh
doanh trong lĩnh vực chăn nuôi.
+ Một số vật nuôi chủ lực gồm: đàn lợn, đàn gia cầm, đàn trâu, bò; vật nuôi
khác có kiểm soát.
- Phạm vi:
+ Về không gian: Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian:
+ Số liệu để đánh giá thực trạng được thống kê xử lý trong giai đoạn 20012012.
+ Quy hoạch được tính toán ở các năm mốc 2015, 2020 và định hướng năm
2030.

.2 Mục tiêu
- Đánh giá phân tích thực trạng chăn nuôi tỉnh Bắc Giang; làm rõ những kết
quả đạt được; những tồn tại, khó khăn và thách thức.

Trang 4


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng chuyển dần từ quy mô nhỏ,
phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại, chăn nuôi tập trung bán công nghiệp và
công nghiệp, nâng cao năng suất-chất lượng và hiệu quả theo hướng tăng giá trị,
bền vững, an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đề xuất các dự án ưu tiên để thực hiện nội dung quy hoạch cho các giai
đoạn.
- Xây dựng các giải pháp để phát triển chăn nuôi bền vững-hiệu quả; giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
.3 Phương pháp nghiên cứu xây dựng quy hoạch
- Phương pháp thu thập tài liệu, kế thừa các nguồn thông tin, tư liệu hiện có;
- Phương pháp phân tích thống kê, phân tích hệ thống, phân tích chuỗi sản
phẩm;
- Phương pháp điều tra, đánh giá, nghiên cứu ở các điểm đại diện, kết hợp
phỏng vấn chuyên gia;
- Phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người
dân (PRA);
- Phương pháp ma trận phân tích chính sách (PAM).
.IV NỘI DUNG QUY HOẠCH
Gồm 5 phần:
1. Mở đầu,
2. Phần I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng phát triển chăn

nuôi tỉnh Bắc Giang,
3. Phần II. Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030.
4. Phần III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
5. Kết luận và đề nghị
.V SẢN PHẨM QUY HOẠCH
Sản phẩm quy hoạch gồm:
1. Báo cáo quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 (25 bộ)
2. Bản đồ hiện trạng phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang; tỷ lệ 1/100.000
3. Bản đồ quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030; tỷ lệ 1/100.000
4. Bản đồ quy hoạch vùng chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030; tỷ lệ 1/50.000
5. Đĩa CD ghi file báo cáo, số liệu, bản đồ

Trang 5


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH BẮC GIANG
.I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG TÁC ĐỘNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

.1 Điều kiện tự nhiên

.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có diện tích
tự nhiên là 3.849,71 km2, dân số trung bình năm 2012 có 1,59 triệu người, mật độ
dân số 413 người/km2.
Vị trí địa lý của tỉnh nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc (Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh), gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ
Long, Thái Nguyên, là điểm trung chuyển giữa thủ đô Hà Nội với cửa khẩu Lạng
Sơn. Mặt khác trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường giao thông thủy, bộ và đường
sắt khá thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu giữa tỉnh với vùng đồng bằng sông
Hồng và khu vực Cửa khẩu phía Bắc, Đông - Bắc,...
.1.2. Địa hình
Tỉnh Bắc Giang có 9 huyện (huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên
Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng) và một thành phố
(thành phố Bắc Giang), có đặc điểm địa hình đa dạng và phức tạp, vừa có đồng
bằng, trung du và miền núi.
.1.3. Khí hậu
Khí hậu tỉnh Bắc Giang mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một
năm có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm;
mùa Thu và mùa Xuân khí hậu ẩm ướt.
- Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 23-24 oC, nhiệt độ thấp nhất: 4oC,
nhiệt độ cao nhất 39oC.
- Độ ẩm không khí trung bình 83%; các tháng về mùa khô có độ ẩm không
khí thường thấp khoảng từ 70-80%.
- Lượng mưa trung bình năm 1.533mm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9,
lượng mưa bình quân trong các tháng này từ 200–300 mm/tháng.
- Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió
mùa Đông Bắc về mùa đông, trời khô, lạnh; ngoài ra còn xuất hiện cả gió mùa Tây
Nam khô nóng.
.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
.1.4.1. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt ở tỉnh Bắc Giang do 3 con sông lớn (Sông Cầu, sông Lục
Nam, sông Thương) chảy qua địa bàn tỉnh và hàng trăm hồ chứa nước lớn nhỏ cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
b. Nguồn nước ngầm
Qua điều tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú (ước lưu
lượng đạt 0,33 tỷ m3/năm). Khảo sát các giếng khoan dùng cho sinh hoạt của dân cư
cho thấy lưu lượng nước khá lớn, chất lượng nước tốt đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của
Trang 6


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

các hộ gia đình và cung cấp nước cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh.
.1.4.2. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp cho
thấy đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất phù
sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn trên núi
và nhóm đất tầng mỏng (Chi tiết xem phụ lục 2).
.1.4.3. Thảm cỏ tự nhiên
Hiện tại, cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu để nuôi trâu, bò, dê,
hầu hết các hộ nuôi đại gia súc sử dụng cỏ tự nhiên dưới hình thức chăn thả kết
hợp cắt cỏ cho gia súc ăn. Tuy nhiên do việc giao đất, giao rừng và nhân dân tận
dụng các vạt đất trống phục vụ trồng trọt, trồng cây phân tán làm hạn chế diện tích
cỏ tự nhiên… ở một số huyện có số lượng đàn đại gia súc lớn, lượng cỏ tự nhiên
cung cấp không đủ cho trâu, bò, nhất là trong mùa khô, người chăn nuôi phải tận
dụng thêm phụ phẩm nông nghiệp như rơm, dây lạc, thân ngô, ngọn mía và trồng
cỏ mới đáp ứng được nhu cầu thức ăn cho vật nuôi,...
.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh Bắc Giang

.2.1.1. Quy mô tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế qua các năm
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Thực hiện qua các năm
2001

2005

2012

Tốc độ PTBQ
hàng năm (%)
200120012005
2012

A. Các chỉ tiêu về kinh tế
I. Tổng sản phẩm trong tỉnh
(GDP)

1. GDP (giá so sánh năm 2010)
Chia ra:
Nông lâm nghiệp &thủy sản
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ

3043,8 9251,6 23.500,7

tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng

3. GDP (giá hiện hành)
Chia ra:
Nông lâm nghiệp &thủy sản
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
Thuế nhập khẩu

tỷ đồng

4. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành)

%

Chia ra:
Nông lâm nghiệp &thủy sản
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
Thuế nhập khẩu

%
%
%

tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng


24,90

18,57

1560,3 3627,6
491,6 2314,8
991,9 3264,6
7565,
3926,48
4

6463,6
8958,7
7744,1

18,38
36,33
26,90

12,57
27,37
18,68

30338,8

14,02

18,58


1913,79 3184,4
595,20 1766,0
1417,5 2586,1
28,90
100
100

8421,3
11730,1
9585,2
602,20
100

10,72
24,30
12,78

13,14
28,20
17,27

48,74
15,16
36,10

42,09
23,34
34,18
0,38


27,76
38,66
31,59
1,98

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang - năm 2012

- Tổng sản phẩm nội địa của Tỉnh Bắc Giang(GDP) năm 2012 đạt 30,34
nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 0,93% tổng GDP của cả nước.
Trang 7


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2012 là 18,75%/năm
(giá SS năm 2010). Trong đó, ngành nông lâm nghiệp thủy sản đạt 12,57%/năm;
ngành dịch vụ là 18,68%/năm và ngành công nghiệp là 27,37%.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành của Bắc Giang có sự dịch chuyển khá nhanh
theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 48,74% năm 2001 xuống
còn 27,76% năm 2012; công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,16% năm 2001 lên
38,66% năm 2012; ngành Thương mại dịch vụ có tỷ trọng là 31,59%.
- Các thành phần kinh tế đều được tỉnh khuyến khích phát triển, năng suất
lao động, năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên trong thời gian vừa qua, góp phần
quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao
động. Những lĩnh vực sản xuất cải thiện năng suất nhiều phải kể đến là nông
nghiệp (sản xuất lương thực, vải thiều, gà đồi Yên Thế, rau xanh,…) và công
nghiệp là một số sản phẩm như đạm, điện, may, điện tử, chế biến nông sản,...
Sơ đồ 1. Cơ cấu GDP Tỉnh Bắc Giang

.2.1.2. Các chỉ tiêu kinh tế khác

GDP bình quân đầu người đã được cải thiện, năm 2001 đạt 2,58 triệu
đồng/người, năm 2010 đạt 12,45 triệu đồng/người, năm 2012 đạt 19,1 triệu
đồng/người. Chênh lệch GDP bình quân đầu người của Bắc Giang so với mặt bằng
chung của cả nước được thu hẹp đáng kể (Chi tiết xem phụ lục 3).
.2.1.3. Dân số, lao động
a. Dân số
Dân số trung bình năm 2012 toàn tỉnh là 1,59 triệu người (chiếm 1,79% dân
số toàn quốc- xếp thứ 1 trong vùng TDMNPB và xếp thứ 16 cả nước), trong đó dân
số đô thị là 154,34 nghìn người, dân số nông thôn là 1.434,14 nghìn người, tỷ lệ đô
thị hóa đạt 9,72% Tổng dân số.
Tỷ suất sinh năm 2012 là 1,76%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,20% thấp
hơn năm 2001 là 1,24%. (Chi tiết xem phụ lục 3)
b. Lao động và việc làm
Lực lượng lao động toàn tỉnh năm 2012 là 1.259.891 người trong đó: lao
động thành thị với 126.586 lao động, chiếm 10,05% so với lực lượng lao động toàn
tỉnh; lao động nông thôn với 1.133.305lao động chiếm 89,95% so với lực lượng
lao động toàn tỉnh (trong đó lao động nông thôn đang làm việc tại thời điểm là
909.845 người).
Trang 8


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn những năm qua diễn ra còn
chậm so với yêu cầu, chưa đều giữa các vùng và các địa phương nhưng cũng có
điểm mới là xu hướng hoạt động đa dạng ngành nghề của lao động ở khu vực nông
thôn ngày càng tăng.
Chất lượng lao động từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng lao
động. Tuy nhiên đào tạo còn nhiều bất cập về số lượng và cơ cấu ngành nghề, chủ
yếu là đào tạo ngắn hạn, trình độ sơ cấp và lao động đơn giản; một số nghề khó tìm

kiếm việc làm và không phát huy hiệu quả. Năm 2012 tỷ lệ lao động khu vực nông
thôn qua đào tạo đạt khoảng 28% (tỷ lệ số lao động đã qua đào tạo toàn tỉnh đạt
40,5%).
c. Nguồn nhân lực cho phát triển chăn nuôi
Hiện nay, nguồn nhân lực ngành chăn nuôi chưa có sự tách bạch rõ ràng
giữa lao động ngành nông, lâm, thủy sản và chưa có số liệu thống kê riêng. Năm
2012 toàn tỉnh có 177.230 hộ có chăn nuôi lợn chiếm 55,3% tổng số hộ nông
nghiệp trong tỉnh; 248.407 hộ có chăn nuôi gà chiếm 75% hộ nông nghiệp. Nhìn
chung nguồn nhân lực cho phát triển chăn nuôi của tỉnh khá phong phú, hàng năm
thu nhập của người chăn nuôi ngày một tăng; chăn nuôi là biện pháp xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn.
Kết quả điều tra về các trang trại chăn nuôi năm 2012 cho thấy; Trong tổng
số 1.371 lao động thường xuyên của trang trại chủ yếu là lao động chưa qua đào
tạo chiếm 80%, lao động qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ chiếm 3,69%. Lao
động qua đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên chiếm 16,25%
Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư cơ bản chưa qua các
trường lớp đào tạo.
* Những hạn chế chủ yếu
Chất lượng nhân lực ngành chăn nuôi còn thấp so với yêu cầu phát triển của
ngành, chủ yếu là người lao động tự học hỏi lẫn nhau, thiếu các chuyên gia có trình
độ am hiểu thực tiễn, người lao động chưa được đào tạo bài bản nên việc ứng dụng
công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất còn ít, chưa theo kịp trình độ
phát triển của khoa học công nghệ.
.3 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
- Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh năm 2012. Tổng diện
tích đất nông nghiệp 273.856,94 ha chiếm 71,24% tổng diện tích đất tự nhiên của
tỉnh. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 127.259,54 ha chiếm 46,46% diện tích đất
nông nghiệp; đất lâm nghiệp 140.748,26 ha chiếm 36,62%; đất nuôi trồng thủy sản
5.664,68 ha chiếm 1,47% diện tích đất tự nhiên.
- Đối tượng sử dụng đất chủ yếu do gia đình sử dụng chiếm trên 50% diện

tích đất các loại.
- Đất trồng cây hàng năm: toàn tỉnh có 78.665,41 ha chiếm 20,46% diện tích
đất tự nhiên của tỉnh.
- Đất trồng lúa: Toàn tỉnh diện tích đất trồng lúa hiện có là 71.625,47 ha
chiếm 18,63% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi với diện tích 333,5ha chiếm 0,12% diện tích đất
nông nghiệp, diện tích cỏ dùng vào chăn nuôi của tỉnh là quá ít so với số lượng đàn
gia súc của tỉnh.
Trang 9


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

- Đất trồng cây lâu năm: toàn tỉnh có 48.594,13 ha chiếm 12,64% diện tích đất
tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó diện tích trồng nhãn, vải 37.443 ha chiểm 77,05% diện
tích cây lâu năm toàn tỉnh. Vải thiều là loại cây đặc sản của tỉnh do vậy hầu như
diện tích tương đối ổn định.
- Đất lâm nghiệp: toàn tỉnh có 140.748,26 ha chiếm 36,62% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh. Trong đó rừng sản xuất 106.297,71 ha; rừng phòng hộ 20.677,17
ha. Còn lại trên 13 ngàn ha rừng đặc dụng.
(Chi tiết xem phụ lục 4)
.4 Sản xuất trồng trọt có liên quan đến chăn nuôi
Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2012 là 112.155 ha, sản lượng là 629,15
nghìn tấn; trong đó, vụ Đông Xuân là 53,23 nghìn ha, sản lượng 316,04 nghìn tấn
và vụ Mùa 58,92 nghìn ha, sản lượng 313,11 nghìn tấn. Diện tích đất lúa là đồng
bãi chăn thả vịt, tận dụng lượng lúa rơi vãi sau khi thu hoạch, đem lại thu nhập
đáng kể cho người chăn nuôi thủy cầm; đồng thời, với sản lượng lúa trên 660
nghìn tấn qua xay xát có thể thu được cám là nguyên liệu để chế biến thức ăn gia
súc hoặc sử dụng trực tiếp cho chăn nuôi (lợn, gà) làm giảm được giá thành sản
phẩm chăn nuôi. Mặt khác, đồng ruộng trồng lúa cũng cung cấp nguồn rơm sử

dụng làm thức ăn thô cho trâu bò; song hiện tại lượng rơm sử dụng làm thức ăn thô
cho trâu bò còn ít so chủ yếu sử dụng rơm vụ Mùa, còn phần lớn người nông dân
để lại rơm tại đồng ruộng. Khi Bắc Giang phát triển mạnh đàn trâu, đàn bò, cần
khuyến cáo nông dân nên tận dụng rơm phơi khô dự trữ và ủ urê để làm thức ăn,
đây là nguồn cung cấp thức ăn thô rất quan trọng trong mùa đông.
Ngoài ra, hàng năm có gần 10 nghìn ha ngô, trên 12 nghìn ha lạc,… có thể
sử dụng phụ phẩm như thân cây ngô, dây lạc, rơm rạ, ngọn mía làm thức ăn xanh
cho chăn nuôi trâu bò. Đặc biệt, hiện nay ở nhiều huyện nông dân đã tận dụng
trồng cỏ xen trong vườn cây lâu năm để giải quyết một phần thức ăn thô xanh cho
đàn trâu, bò.
.5 Điều kiện hạ tầng liên quan đến phát triển chăn nuôi
.5.1. Về hệ thống giao thông
Toàn tỉnh 100% số xã có đường ôtô đến trụ sở UBND xã, 191 xã có đường
đến trụ sở UBND xã được nhựa/bê tông hóa, số xã có đường xe ôtô đi được quanh
năm đến trụ sở UBND xã là 206 xã, đạt 99,52%. Trong số xã có đường ôtô đến trụ
sở UBND xã quanh năm có 132 xã miền núi, đạt 100%; 41 xã vùng cao, đạt
97,62%; 33 xã đồng bằng - trung du đạt 100%.
Hệ thống giao thông đường trục xã, liên xã được chú trọng phát triển mạnh
với 156 xã có đường trục xã, liên xã được rải nhựa/bê tông với chiều rộng mặt
đường từ 3m – dưới 6m. Trong đó: có 106 xã miền núi, 23 xã vùng cao, 27 xã đồng
bằng – trung du; 44 xã có đường trục xã, liên xã được rải nhựa/bê tông với chiều
rộng mặt đường từ 2m – dưới 3m; 85 xã có đường trục xã, liên xã được đắp đất với
chiều rộng mặt đường từ 3m – dưới 6m… Với cơ sở hạ tầng giao thông được đầu
tư mở rộng cả về chiều sâu và bề rộng.
.5.2. Về hệ thống điện
Toàn tỉnh 100% tổng số xã có điện, chất lượng điện ở khu vực nông thôn
được nâng cao thể hiện qua tỷ lệ xã, thôn và hộ có điện lưới quốc gia. Có thể nói,
điện khí hóa nông thôn là điểm sáng đáng ghi nhận nhất trong bức tranh tổng quát
T r a n g 10



Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

về xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn của tỉnh. Đó là thành tựu có ý
nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những hạn chế
cần được khắc phục. Tỷ lệ thôn, bản của các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào
dân tộc ít người của tỉnh được phủ mạng điện lưới quốc gia chỉ đạt ở mức 98,03%.
Nhìn chung về hệ thống điện của tỉnh đảm bảo đủ cung cấp cho các cơ sở
chăn nuôi.
.5.3. Về hệ thống chợ
Toàn tỉnh có 105 xã có chợ, chiếm 50,72% số xã. Tỷ lệ xã có chợ chênh lệch
khá xa giữa các vùng kinh tế của tỉnh, như: xã miền núi chiếm 50,76%, xã vùng
cao 35,71%, xã đồng bằng – trung du 69,70%.
Hiện nay số chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố đạt 66,6%. Tỷ lệ xã
có chợ họp hàng ngày được xây dựng kiên cố, bán kiên cố cũng có sự chênh lệch
giữa các vùng. Cụ thể: xã miền núi 8,33%; xã vùng cao 2,38%; xã đồng bằng –
trung du đạt 18,18%... thấp hơn mức bình chung cả nước. Số xã trong tỉnh có chợ
chỉ chiếm tỷ trọng tuy chưa cao (50,72%), tuy nhiên các chợ đều có khu vực bán
sản phẩm chăn nuôi riêng, ngoài ra mỗi thôn xóm đều hình thành các chợ tạm, chợ
cóc, góp phần phát triển tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
.II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA TỈNH BẮC GIANG
.1 Vị trí vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp và
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Bảng 2: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT

Hạng mục


I
1
2
3
II
1
2
3
III
1
2
3

Tổng GTSX (giá
2010)
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ NN
Tổng GTSX (giá
HH)
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ NN
Cơ cấu GTSX (%)
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ NN

Năm

2001

Năm
2005

Năm
2012

5.482,87

8.108,60

13.940,12

3.168,86
2.141,61
172,40
2.556,08

5.604,13
2.259,50
244,96
4.217,88

7.199,27
6.207,4
533,47
19.776,25

1.678,90

782,12
95,05
100
65,68
30,60
3,72

2.630,99
1.456,70
130,20
100
62,38
34,54
3,09

8.793,12
10.277,41
705,72
100
44,46
51,97
3,57

Tốc độ tăng BQ (%/năm)
2001200520012005
2012
2012
8,14
12,08
1,08

7,28

8,05
3,64
15,53
11,76

8,09
7,08
9,27
9,87

10,54
9,40
13,24
6,50

24,70
18,81
32,20
27,31

18,59
14,80
23,94
18,18

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang - năm 2012

Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 2010) của tỉnh Bắc Giang năm

2005 đạt 8.109 tỷ đồng và đến năm 2012 đạt: 13.940 tỷ đồng (trong đó giá trị
ngành chăn nuôi đạt 6.207 tỷ đồng). Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2012
T r a n g 11


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

là: 8,09%/năm và giai đoạn 2005 - 2012 là: 8,05%/năm. Trong đó tăng trưởng
ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 là 9,72%/năm, giai đoạn 2005-2012 là
15,53%/năm.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế) của tỉnh Bắc Giang năm 2001 đạt
2.556 tỷ đồng, năm 2010 đạt 12.734 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 19.776 tỷ đồng
(trong đó giá trị ngành chăn nuôi đạt 10.277 tỷ đồng, chiếm 51,97% giá trị sản
xuất nông nghiệp); Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi từ 2001 đến 2012 tăng khá,
năm 2001 chiếm 30,6% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, năm 2005 là 34,54%,
năm 2010 là 44,95% và năm 2012 là 51,97%. (Chi tiết xem phụ lục 5)
Chăn nuôi ngoài đóng góp đáng kể cho kinh tế ngành nông nghiệp còn tạo ra
nguồn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người, cung cấp nguồn sức
kéo và nguồn phân bón dồi dào cho sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện đất
nông nghiệp ngày một thu hẹp (do phát triển công nghiệp, dịch vụ và khu dân
cư,...), khả năng tăng vụ và tăng năng suất cây trồng có giới hạn thì chăn nuôi ngày
càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế của tỉnh; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập
của người dân.
.2 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
.2.1. Tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 đạt
9,27%/năm, trong đó tăng trưởng của các nhóm sản phẩm như sau:
- Chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò), giai đoạn 2001-2005 đạt 2,03%/năm;
giai đoạn 2005-2012 đạt 13,25%/năm.

- Chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2001-2005 giảm 10,07%/năm, nguyên nhân
giảm do từ năm 2004 sự xuất hiện của dịch cúm gia cầm đã gây tổn thất nặng nề
đến chăn nuôi gia cầm; giai đoạn 2005-2012 đạt 29,14%/năm, trong đó giai đoạn
2010-2012 đạt 3,55%/năm, tổng giai đoạn 2001-2012 tốc độ tăng trưởng đàn gia
cầm đạt 11,06%.
Như vậy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chăn nuôi gia cầm có ưu thế phát triển,
nhất là phát triển chăn nuôi gà đồi.
.2.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi
- Năm 2012, trong nội bộ ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất (giá so sánh năm
2010) chăn nuôi gia súc đạt 3.897,98 tỷ đồng (trong đó: chăn nuôi trâu bò đạt
240,57 tỷ đồng, chăn nuôi lợn đạt 3657,41 tỷ đồng) chiếm 62,80% tổng giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm 33,92% (đạt 2105,62 tỷ đồng),
chăn nuôi khác chiếm 3,28% (đạt 203,78 tỷ đồng). Các loại vật nuôi chủ lực của
tỉnh Bắc Giang là: lợn, gà, bò.
T r a n g 12


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

Bảng 3: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2001-2012 (giá ss 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT

Hạng mục

I Chăn nuôi
1 Chăn nuôi gia súc

Trâu, bò
Lợn

2 Gia cầm
Chăn nuôi khác và sản
3 phẩm chăn nuôi
II Cơ cấu (%)
1 Chăn nuôi gia súc

Trâu, bò
Lợn
2 Gia cầm
Chăn nuôi khác và sản
3 phẩm chăn nuôi

Năm
2001

Năm
2005

Năm
2012

2.141,61
1.475,29
31,12
1.444,17
597,66
68,65

2.259,50
1.631,28

36,41
1.594,87
351,49
276,73

6.207,4
3.897,98
240,57
3.657,41
2.105,62
203,78

100,00
68,89
1,45
67,43
27,91
3,21

100,00
72,20
1,61
70,59
15,56
12,25

100,00
62,80
3,88
58,92

33,92
3,28

Tốc độ tăng BQ (%/năm)
2001200520012005
2012
2012
1,08
15,53
9,27
2,03
13,25
8,43
3,19
30,96
18,58
2,00
12,59
8,05
-10,07
29,14
11,06
32,15
-4,28
9,49

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2012

- Trong giai đoạn 2001-2012, cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi có sự chuyển
dịch theo hướng giảm cơ cấu đàn gia súc, tăng cơ cấu đàn gia cầm, cụ thể:

- Năm 2001 cơ cấu giá trị chăn nuôi gia súc chiếm 68,89%, năm 2005 cơ cấu
giá trị chăn nuôi gia súc chiếm 72,2%, đến năm 2012 chỉ tiêu này là 62,80%. Trong
thời gian này đa phần chăn nuôi trâu, bò giảm, do sức kéo dần được thay thế bằng
cơ giới hóa, bên cạnh đó các bãi chăn thả ven rừng được người dân sử dụng trồng
cây hoặc cải tạo thành đất canh tác, đồng cỏ cũng như đất đai ngày càng thu hẹp
nên ảnh hưởng đến tổng đàn trâu giảm mạnh, mặt khác chăn nuôi lợn trên địa bàn
tỉnh lại tăng do chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại.
- Cơ cấu giá trị đàn gia cầm năm 2001 chiếm 27,91%, năm 2005 cơ cấu giá
trị đàn gia cầm đạt 15,56%, đến năm 2012 tăng lên 33,92% vào năm 2012. Giai
đoạn 2001-2005 cơ cấu đàn gia cầm giảm, nguyên nhân chủ yếu là do dịch cúm gia
cầm năm 2004 làm cho người dân không an tâm đầu tư và chăn nuôi gia cầm. Giai
đoạn 2006-2012 cơ cấu đàn gia cầm tăng, nguyên nhân trong vài năm gần đây dịch
cúm gia cầm ít diễn ra trên địa bàn, phong trào chăn nuôi gà đồi phát triển, đặc biệt
là gà đồi Yên Thế, các trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn ngày càng nhiều
dẫn đến giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm tăng.
.3 Thực trạng quy mô phát triển và biến động đàn, sản lượng thịt,
trứng
.3.1. Chăn nuôi trâu
.3.1.1. Diễn biến đàn trâu và sản lượng thịt
- Trong giai đoạn 2001-2012 đã giảm liên tục, năm 2001 có: 100.824 con,
năm 2005 giảm xuống 91.991 con và năm 2012 chỉ còn: 68.816 con (bình quân
giai đoạn 2001-2012 giảm 3,41%/năm).
- Sản lượng thịt giai đoạn 2001-2005 giảm từ 1.514 tấn năm 2001 xuống
1.045 tấn năm 2005, trong giai đoạn này đàn trâu chủ yếu chăn nuôi để lấy sức kéo
phục vụ sản xuất nông nghiệp, số lượng trâu lấy thịt có xu hướng giảm (số con
T r a n g 13


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030


xuất chuồng giảm). Giai đoạn 2005-2012 sản lượng thịt tăng do: trong giai đoạn
này cơ giới hóa trong nông nghiệp phát triển dẫn đến đàn trâu phát triển theo
hướng lấy thịt, trong giai đoạn này có sự quan tâm trong công tác bình tuyển đàn
trâu vì vậy trọng lượng xuất chuồng cũng tăng lên đáng kể (năm 2012 trọng lượng
trâu xuất chuồng đạt 200-250kg/con), số con xuất chuồng năm 2012 là 12.050con,
sản lượng thịt đạt 2.451 tấn.
Bảng 4: Diễn biến đàn trâu tỉnh Bắc Giang từ 2001-2012

TT

Hạng mục

ĐVT

Năm
2001

Năm
2005

Năm
2012

Tốc độ tăng
BQ/năm (%)
20012005

20012012

1 Tổng đàn


con

100.824

91.991

68.816

-1,82

-3,41

Trâu cái

con

29.239

26.677

18.581

-1,82

-4,04

Trâu đực

con


49.404

45.076

34.408

-1,82

-3,24

Nghé

con

22.181

20.238

15.827

-1,82

-3,02

tấn

1.514

1.045


2.451

-7,15

4,48

2 SL thịt hơi

Nguồn: Niên Giám thống kê, tổng hợp từ các huyện năm 2012

Sơ đồ 2.

Diễn biến tổng đàn trâu và sản lượng thịt trâu của tỉnh Bắc
Giang

- Cả giai đoạn 2001-2012, đa phần các huyện đều có tổng đàn giảm, huyện
có tốc độ đàn trâu giảm mạnh như Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên, Yên Thế,...
* Nguyên nhân: Nhu cầu sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp giảm, đất
nông nghiệp ngày bị thu hẹp bởi tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đồng thời diện
tích cỏ tự nhiên, bãi chăn thả bị thu hẹp. Lao động phổ thông ở nông thôn ngày
càng giảm do chuyển ra làm việc ở các khu công nghiệp, thị trấn, TP. Bắc Giang,...
(Chi tiết xem phụ lục 6,7)
T r a n g 14


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

.3.1.2.


Phân bố đàn trâu

Bảng 5: Phân bố đàn trâu tỉnh Bắc Giang năm 2012
Trong đó
STT

Hạng mục

1 TP. Bắc Giang
2 H. Lục Ngạn
3 H. Lục Nam
4 H. Sơn Động
5 H. Yên Thế
6 H. Hiệp Hoà
7 H. Lạng Giang
8 H. Tân Yên
9 H. Việt Yên
10 H. Yên Dũng
Tổng cộng

Tổng đàn (con)
411
17.200
12.800
10.292
7.292
4.284
8.425
4.736
1.920

1.456
68.816

Trâu
Trâu cái
đực
206
111
8.600
4.644
6.400
3.456
5.146
2.779
3.646
1.969
2.142
1.157
4.213
2.275
2.368
1.279
960
518
728
393
34.408
18.581

Nghé

95
3.956
2.944
2.367
1.677
985
1.938
1.089
442
335
15.827

Nguồn: Niên Giám thống kê năm 2012 và tổng hợp từ các huyện

Đàn trâu số lượng đầu con nhiều ở các huyện miền núi như: Lục Ngạn, Lục
Nam, Sơn Động, Yên Thế, Lạng Giang, chiếm 81% tổng đàn của tỉnh.
.3.1.3. Qui mô, phương thức, thức ăn chăn nuôi trâu
- Qui mô chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình.
- Phương thức, thức ăn chăn nuôi 100% là tận dụng phụ phẩm nông nghiệp
và chăn thả đối với các xã trung du, miền núi.
.3.2. Chăn nuôi bò
.3.2.1. Diễn biến đàn bò và sản lượng thịt
- Tổng đàn bò: năm 2001 có 75,1 nghìn con; Năm 2005 tăng lên 99,8 nghìn
con và năm 2012 tổng đàn bò là 132,75 nghìn con.
- Sản lượng thịt bò liên tục tăng: năm 2001 sản lượng thịt hơi đạt 974 tấn
đến năm 2012 sản lượng thịt hơi đạt 5.016 tấn (số con xuất chuồng năm 2012 đạt
30.773 con/năm, trọng lượng bình quân đạt 150-160kg/con).
- Trong đó giai đoạn 2005 - 2010, đàn bò tăng 51.174 con. Nguyên nhân do
giá bán bò sinh sản và bò thịt tăng nên nông dân chuyển dịch từ chăn nuôi lấy sức
kéo sang chăn nuôi lấy thịt là chính. Giai đoạn 2010-2012, đàn bò giảm 18.234

con, nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận chăn nuôi không cao như giai đoạn trước,
đồng thời bãi chăn thả bị thu hẹp, lao động chuyển dịch mạnh sang khu vực công
nghiệp. Tuy nhiên xu hướng giữ ổn định về tổng đàn trong những năm tới do giá
bán bò thịt hiện tại khá cao, bò ít bị mắc dịch bệnh hơn so với lợn và gia cầm, rủi
ro ít hơn.
Bảng 6: Diễn biến đàn bò giai đoạn 2001-2012
T r a n g 15


Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030

TT

Hạng mục

1 Tổng đàn
Trong đó: - Bò lai
Tỷ lệ bò lai
Bò cái sinh sản
2 SL thịt hơi

ĐVT

con
con
%
con
tấn

Năm

2001

Năm
2005

Năm
2012

Tốc độ tăng
BQ/năm (%)
200120012005
2012

75.097
7.510
10,0

99.811 132.751
34.934 87.309
35,0
66,0

5,85
36,00

4,86
22,68

15.019
974


16.968
1.045

2,47
1,43

4,86
14,64

26.550
5.016

Nguồn: Niên Giám thống kê 2012, tổng hợp từ các huyện

Sơ đồ 3.

Diễn biến tổng đàn bò và sản lượng thịt bò của tỉnh Bắc Giang

Trong giai đoạn 2001-2010, đàn bò tăng bình quân 7,23%/năm, huyện có tốc
độ tăng cao như: Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Lạng Giang,...
Trong giai đoạn từ 2010-2012, đàn bò giảm bình quân (4,2%/năm), huyện có
tốc độ giảm cao như: Lục Ngạn, Yên Thế, Yên Dũng, Tân Yên,…
.3.2.2. Phân bố đàn bò
Bảng 7: Phân bố đàn bò tỉnh Bắc Giang năm 2012
Trong đó
STT

Hạng mục


1
TP. Bắc Giang
2
H. Lục Ngạn
3
H. Lục Nam
4
H. Sơn Động
5
H. Yên Thế
6
H. Hiệp Hoà
7
H. Lạng Giang
8
H. Tân Yên
9
H. Việt Yên
10
H. Yên Dũng
Tổng cộng

Tổng đàn
(con)

5.220
3.695
9.653
1.713
3.408

36.257
22.421
20.348
21.995
8.041
132.751

Bò đực

Bò cái

Tỷ lệ
bò lai
(%)



157
3654
1409
111
2587
997
290
6757
2606
51
1199
463
102

2386
920
1088 25380
9789
673 15695
6053
610 14244
5494
660 15397
5938
241
5629
2171
2655 92.928 35.840

65
30
40
64
35
71
80
65
65
68
66

Nguồn: Niên Giám thống kê, tổng hợp từ các huyện năm 2012

Đàn bò số lượng đầu con nhiều ở các huyện: Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân

T r a n g 16


×