TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ VÙNG CHĂN NUÔI TẬP TRUNG TỈNH HÀ
TĨNH ĐẾN NĂM 2020
I.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Chăn ni giữ vai trị, vị trí quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp, cung cấp
thực phẩm có chất lượng cao như: thịt, trứng, sữa... cho con người, nguồn sức kéo,
phân bón hữu cơ, ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến, góp phần rất quan trọng
trong cơ cấu thu nhập của người nông dân, cũng như giải quyết việc làm, cải thiện
đời sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định tình hình ở nơng thơn.
Chăn ni đã từng bước phát triển theo hướng hàng hoá, trang trại, tập trung và
hình thành một số mơ hình chăn ni cơng nghệ cao. Giá trị sản phẩm chăn nuôi
trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 30% năm 2006 lên 42% năm 2011,
tạo được bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy vậy,
tốc độ phát triển chăn ni cịn chậm, năng suất, chất lượng, số lượng và giá trị sản
phẩm còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Sản xuất chăn ni
mang tính truyền thống, quy mơ nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ khá lớn (70%), trang trại chăn
nuôi tập trung công nghiệp, bán công nghiệp chưa nhiều, dịch bệnh vẫn xảy ra trên
đàn gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến phát triển ngành chăn nuôi. Để ngành chăn
nuôi phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nơng nghiệp,
nơng thơn. Từng bước hình thành vùng chăn ni hàng hố, tập trung quy mơ lớn,
an tồn dịch bệnh tách khỏi khu vực dân cư, đảm bảo vệ sinh mơi trường, hồn
thành các chỉ tiêu của quyết định số: 1303/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch
phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 là yêu
cầu cần thiết.
Hà Tĩnh có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội để
phát triển chăn ni: Diện tích đất nông nghiệp 461.883 ha, chiếm 77%; cư dân
nông thôn chiếm 85%; lao động trong nông nghiệp chiếm 62%; giá trị sản xuất
nông nghiệp chiếm 35%, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 42% trong tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp. Những năm gần đây, các giống vật ni có năng suất và chất lượng
cao được đưa vào sản xuất, cùng với áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong
chăn nuôi nên đã hình thành các trang trại chăn ni tập trung, cơng nghiệp và các
mơ hình sản xuất liên doanh, liên kết phát triển bền vững.
Tuy vậy, chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh; chăn
nuôi truyền thống nhỏ lẻ trong nông hộ vẫn là chủ yếu, chăn nuôi trang trại chưa
nhiều, năng suất chất lượng, hiệu quả chưa cao; một số dịch bệnh chưa được kiểm
sốt, nguy cơ ơ nhiễm mơi trường ngày càng cao, đặc biệt là những nơi chăn nuôi
trang trại mật độ lớn.
Trong khn khổ nội dung học phần chính sách nơng nghiệp, nhóm chúng
tơi thực hiện đề tài “Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách quy hoạch phát
triển chăn ni và vùng chăn nuôi tập trung tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020”. Với
mong muốn áp dụng những kiến thức được học cho việc phân tích chính sách áp
dụng cho một địa phương, cụ thể ở đây là chính sách quy hoạch phát triển chăn
nuôi và nuôi trồng tập trung tỉnh Hà Tĩnh, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện và nâng cao hiệu quả cho chăn ni tập trung ở đây.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích quyết định số: 1303/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát
triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
2.2 Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi tập trung và vùng
chăn nuôi tập trung.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách duyệt quy hoạch phát triển chăn
nuôi và vùng chăn nuôi tập trung tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
- Đề xuất một số giải pháp quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung và vùng
nuôi tập trung.
2.3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cơng tác tổ chức thực hiện chính sách quy hoạch phát triển chăn nuôi tập
trung và vùng nuôi tập trung..
- Các tác nhân tham gia thực hiện gồm: Nhà nước, cộng đồng, người dân, cơ
chế thực hiện chính sách quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung và vùng nuôi tập
trung.
2.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại tỉnh Hà Tĩnh
- Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến
năm 2020.
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp thứ cấp và phương pháp sơ cấp.
- Phương pháp so sánh, kết hợp với phương pháp dự báo kinh tế, đánh giá khả
năng thực hiện
- Phương pháp thống kê miêu tả
2.4 Một số lí luận cơ bản của chính sách
Chăn ni tập trung là hình thức chăn ni trang trại quy mơ lớn, áp dụng
phương thức sản xuất công nghiệp tiên tiến thay thế cho chăn nuôi nông hộ, quy
mô nhỏ lẻ.
Phát triển chăn ni tập trung là hình thức tổ chức sản xuất hàng hố
nơng nghiệp, trên cơ sở tăng quy mô, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, gắn
với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khống chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường để
bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và an toàn dịch bệnh cho người và gia súc, nâng cao
hiệu quả sản xuất ngành chăn ni; tạo việc làm, tăng thu nhập và khuyến khích
nơng dân làm giàu.
Quy hoạch là để đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện biện pháp xử lý môi
trường ở các khu chăn nuôi tập trung tại vùng quy hoạch.
Quy hoạch phát triển chăn nuôi: là các huyện đều phải xây dựng khu chăn
ni tập trung, các xã đều có chăn nuôi tập trung gắn với phát triển nông thôn mới,
ưu tiên các xã có chăn ni lớn. Mỗi xã, thị trấn quy hoạch vùng chăn ni ít nhất
từ 5 - 10ha để xây dựng khu chăn nuôi tập trung xa dân cư.
II. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN
- Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 12/12/1999 về
chương trình giống cây trồng, giống vật ni và giống cây lâm nghiệp đến năm
2010.
- Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 13/12/2007 hướng dẫn
chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng giống vật nuôi.
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
- Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 20/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
ban hành Quy định vùng, cơ sở an tồn dịch bệnh động vật.
- Nghị quyết 26-NQ/TW về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn ngày 05/8/2008 của
Ban Chấp hành Trung ương.
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm
2020.
- Quyết định 2165/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2009 - 2015 và định
hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 2194/2009/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp giống vật nuôi và giống
thuỷ sản đến năm 2020.
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.
III. TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ VÙNG CHĂN NUÔI TẬP TRUNG TỈNH
HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020
3.1. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
3.1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, thị xã lập kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện Quy hoạch phù hợp với tình
hình phát triển chăn ni của địa phương. Cụ thể hóa các chương trình, dự án đầu
tư, rà sốt, xây dựng các chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển; định kỳ
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư thực hiện các chức năng chuyển
giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công tác tuyên truyền, tập huấn. Thành lập hệ
thống thông tin về giống, giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ và giá cả sản
phẩm… Phối hợp với UBND các huyện tổ chức các mơ hình, điểm mẫu chăn ni
điển hình.
- Chỉ đạo các phịng ban chun mơn, Chi cục Thú y quản lý nhà nước về thú y và
an toàn vệ sinh thực phẩm. Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm dịch, kiểm soát giết
mổ. Hàng năm tổ chức tiêm phòng định kỳ, tiêm bổ sung hoặc đột xuất khi có dịch.
Củng cố hoạt động mạng lưới thú y cơ sở. Tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các văn
bản của Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và PTNT về cơng tác phịng, chống dịch,
cơng tác kiểm tra, giám sát điều kiện chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung trên địa
bàn. Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.
3.1.2. Các sở, ngành, cơ quan liên quan:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, các ngành liên quan và các địa phương trong việc quy hoạch vùng chăn nuôi
tập trung, cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung; hướng dẫn thủ tục, hồ
sơ và thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, chế
biến tập trung theo quy định; hướng dẫn việc đánh giá tác động môi trường.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ Quy hoạch được duyệt, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện
Quy hoạch hàng năm; thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án ưu tiên để
thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ.
- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, các
sở, ngành liên quan rà sốt, xây dựng chính sách, bố trí nguồn kinh phì ngân sách
hàng năm; ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra, nghiệm thu, thanh quyết
tốn nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện Quy hoạch có hiệu quả.
- Sở Cơng thương: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các chính
sách, đề xuất các giải pháp ổn định, phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn
nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích
chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong lĩnh
vực chăn nuôi. Ưu tiên bố trí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật về giống, cải tiến công nghệ chăn nuôi, nhất là áp dụng công nghệ
cao.
- Đề nghị các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn
tỉnh có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn
đầu tư phát triển chăn nuôi.
- Đề nghị UBMTTQ tỉnh, Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh, Tỉnh đoàn, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hà Tĩnh và các cơ quan liên
quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành liên
quan tuyên truyền, vận động các tổ chức, người chăn nuôi thực hiện tốt quy hoạch.
3.1.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Xây dựng quy hoạch chi tiết, kế hoạch cụ thể và phân công trách nhiệm tổ chức
thực hiện dự án ở các xã có quy hoạch vùng chăn ni tập trung; tăng cường chỉ
đạo xây dựng và khuyến khích sự liên kết giữa các thành phần kinh tế trong quá
trình thực hiện.
- Chỉ đạo tổ chức và thực hiện lồng ghép có hiệu quả với chương trình xây dựng
nơng thơn mới trên địa bàn.
- Huy động vốn, nhân lực, đóng góp của nhân dân để thực hiện triển khai xây dựng
các khu chăn ni tập trung; tun truyền, kiểm sốt việc chăn ni an tồn và
cơng tác phịng chống dịch bệnh.
3.2. Phân cấp trong triển khai thực hiện như thế nào?
Phân cấp trong triển khai thực hiện chính sách là việc làm rất cần thiết và
quan trọng nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc ứng dụng vào trong thực tế. Với
quyết định quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung Tỉnh Hà
Tĩnh đến năm 2020 thì phân cấp được thực hiện như sau:
* Đối với vùng chăn ni thì được phân cấp thành 3 cấp với đặc điểm về địa hình
điều kiện tự nhiên:
- Vùng rất thích hợp sẽ chăn ni theo hướng trang trại tập trung, xây dựng
với quy mơ lớn. Đó là những vùng miền núi, vùng trà sơn, vùng trung du chủ yếu ở
các huyện Hương Sơn, Hương Khê Nghi Xuân Can Lộc, Vũ Quang, Thạch Hà
- Vùng thích hợp thì sẽ bố trí chăn ni theo hướng trang trại thâm canh,
chuyên canh, bán thâm canh ở các vùng gò đồi thuộc các huyện Đức Thọ, Can
Lộc, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà.
- Vùng khá thích hợp thì bố trí ở vùng đồng bằng, có điều kiện quy hoạch
của các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ
* Đối với các cơ quan ban ngành có liên quan cũng được phân cấp theo trình tự từ
cao đến thấp, từ xa đến gần với các công việc nhiệm vụ cụ thể:
- Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp và
chỉ đạo các phịng ban liên quan.
- Các sở, ngành, cơ quan liên quan
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.
3.3. Huy động nguồn lực như thế nào
3.3.1. Về đất đai
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cần triển khai
quy hoạch ổn định, lâu dài các vùng chăn nuôi trang trại tập trung đến các huyện,
xã. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa… tạo quỹ đất để
giao, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi được các cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt. Tiến hành quy hoạch 33 vùng chăn ni tập trung,
tổng diện tích 1.509 ha tại 10 huyện trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các xã đã quy hoạch 389 vùng chăn ni tập
trung, với tổng diện tích 2.941 ha trên địa bàn 12 huyện, thành phố, thị xã.
- Chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, gò
đồi… sang phát triển chăn nuôi trang trại.
3.3.2.Về huy động vốn đầu tư
- Vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngồi hàng rào như đường giao
thơng, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước… tới các khu chăn nuôi, trang trại
tập trung theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh.
- Huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi trang trại tập
trung, cơ sở giết mổ, chế biến, hỗ trợ đầu tư phát triển chợ bán buôn sản phẩm
chăn nuôi.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước đầu tư phát triển chăn
nuôi theo hướng chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.
3.3.2.1. Tổng vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư
- Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung đến năm 2020
là 1.114 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2012 - 2015: nhu cầu vốn là 388,25 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách: 103,97 tỷ đồng, chiếm 26,78%;
+ Vốn vay tín dụng: 90,93 tỷ đồng, chiếm 23,42%;
+ Vốn tự có: 193,35 tỷ đồng, chiếm 49,8%.
- Giai đoạn 2016 - 2020: nhu cầu vốn là 725,75 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách: 141,88 tỷ đồng, chiếm 19,55%;
+ Vốn vay tín dụng: 193,7 tỷ đồng, chiếm 26,69%;
+ Vốn tự có: 390,16 tỷ đồng, chiếm 53,76%.
3.3.2.2. Nguồn vốn đầu tư
- Vốn ngân sách: bao gồm các hạng mục như xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng
rào vùng chăn nuôi tập trung (đường giao thông, điện, hệ thống cấp thoát nước
chung), các dự án ưu tiên; xây dựng các mơ hình khuyến nơng chăn ni từ nguồn
kinh phí sự nghiệp khoa học, sự nghiệp ngành nông nghiệp các cấp trung ương và
địa phương; vốn chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Vốn vay từ các tổ chức tài chính tín dụng: Thực hiện theo Nghị định số
41/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày
27/4/2007 của UBND tỉnh về một số chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ
sở chế biến, giết mổ gia súc gia cầm, trang trại chăn nuôi vay với lãi suất ưu đãi
(hoặc được ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn phần chênh lệch giữa lãi suất vay
vốn của các tổ chức tín dụng khác với lãi suất tín dụng ưu đãi) để mua giống, trang
thiết bị, xây dựng chuồng trại.
- Vốn tự có của dân, doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh khác: Đầu
tư vào xây dựng các trang trại chăn ni của hộ gia đình và các doanh nghiệp…
3.3.3. Về con giống
Tập trung huy động toàn bộ nguồn giống con vật để đạt được kết quả mong đợi
bao gồm các loại gia súc, gia cầm hiện có phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu,
vùng...
3.3.4. Về lao động
Huy động nguồn lực trong và ngoài tỉnh đến để thực hiện việc chăn nuôi tập
trung đạt hiệu quả cao. Ưu tiên những người dân có nhiều kinh nghiệm trong vấn
đề chăn nuôi gia súc gia cầm.
Cần tổ chức các lớp tập huấn cho người dân nâng cao nghiệp vụ, đi tham
quan học tập các mơ hình tổ chức sản xuất để có được một bộ phận lực lượng lao
động có tay nghề và kinh nghiệm cao hơn.
3.4. Nội dung triển khai chính sách.
Sau khi quyết định được ban hành thì chính sách được triển khai thực hiện với từng
bước cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.
3.4.1. Quy hoạch tổng đàn
Trước tiên cần thực hiện quy hoạch tổng đàn bao gồm các loại gia súc gia
cầm như: trâu, bò, lợn, gia cầm, hươu và dê với số lượng cụ thể.
- Đến năm 2015: Quy hoạch phát triển số lượng đàn trâu đạt 112.000 con; đàn bị
234.700 con, trong đó bò lai Zêbu 105.615 con; đàn lợn 524.200 con; tổng đàn lợi
nái 80.000 con, trong đó lợn nái ngoại 20.000 con; đàn gia cầm 6,4 triệu con; đàn
hươu 58.100 con; đàn dê 17.000 con.
- Đến năm 2020: Quy hoạch phát triển số lượng đàn trâu đạt 121.000 con; đàn bò
278.000 con, trong đó bị lai Zêbu 139.000 con; đàn lợn 707.000 con; tổng đàn lợi
nái 104.000 con, trong đó lợn nái ngoại 31.500 con; đàn gia cầm 7,9 triệu con; đàn
hươu 102.300 con; đàn dê 20.000 con.
3.4.2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng sinh thái
Quy hoạch phát triển chăn nuôi Hà Tĩnh được thực hiện đồng thời giữa phát
triển chăn nuôi ở các vùng sinh thái, phù hợp với từng đối tượng, phương thức sản
xuất chăn nuôi và gắn với q trình quy hoạch xây dựng nơng thơn mới.
a) Vùng chăn ni lợn
- Vùng 1 (vùng rất thích hợp): Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung,
cơng nghiệp hàng hóa; xây dựng các khu chăn ni lợn thịt quy mô lớn tại các
vùng ven núi, vùng trà sơn các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can
Lộc, Nghi Xuân.
- Vùng 2 (vùng thích hợp): Bố trí các khu chăn nuôi lợn theo hướng thâm canh,
chuyên canh ở các vùng gò đồi thuộc các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên,
Thạch Hà, Lộc Hà.
- Vùng 3 (vùng khá thích hợp): Bố trí chăn ni lợn tại vùng đồng bằng, có điều
kiện quy hoạch của các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ.
b) Vùng chăn nuôi bị:
- Vùng 1 (vùng rất thích hợp): Quy hoạch phát triển chăn ni bị thịt, sữa theo
hướng trang trại sản xuất hàng hóa tập trung, cơng nghiệp tại các vùng trung du và
miền núi của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Nghi Xuân gắn với quy
hoạch phát triển đồng cỏ làm thức ăn.
- Vùng 2 (vùng thích hợp): Phát triển chăn ni bò thịt, sữa tại các huyện Kỳ Anh,
Cẩm Xuyên, Vũ Quang, vùng trà sơn của các huyện Đức Thọ, Thạch Hà, Lộc Hà.
c) Vùng chăn nuôi trâu:
- Vùng 1 (vùng thích hợp): Quy hoạch chăn ni trâu theo hướng trang trại thâm
canh, bán thâm canh gắn với việc trồng cỏ, tận thu, bảo quản, chế biến các phụ
phẩm nông nghiệp làm thức ăn tại vùng trà sơn ven núi các huyện Kỳ Anh, Cẩm
Xuyên, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Thạch Hà.
- Vùng 2 (vùng khá thích hợp): Phát triển chăn nuôi trâu vùng đồng bằng, ở các
huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Vũ Quang, Lộc Hà.
d) Vùng chăn nuôi gà:
- Vùng 1 (vùng rất thích hợp): Bố trí khu chăn nuôi gà thả vườn kết hợp với phát
triển trang trại trồng cây lâu năm tại các vùng trung du và miền núi như: Hương
Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Thạch Hà.
- Vùng 2 (vùng khá thích hợp): Bố trí vùng chăn nuôi gà công nghiệp ở các xã
vùng đồng bằng của Thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Kỳ Anh,
Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Lộc Hà.
e) Vùng chăn ni vịt: Bố trí các trang trại chăn nuôi vịt ở các xã vùng trũng, vùng
lúa trọng điểm của các huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ,
Cẩm Xuyên.
d) Vùng chăn nuôi Hươu tập trung:
- Vùng 1 (vùng rất thích hợp): Bố trí trang trại chăn nuôi hươu ở các huyện miền
núi bao gồm các xã của các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang.
- Vùng 2 (vùng thích hợp): Mở rộng phát triển địa bàn một số xã vùng trà sơn của
huyện Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ.
e) Vùng nuôi Ong tập trung: phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi Hương Sơn,
Hương Khê và Vũ Quang.
f) Vùng nuôi Dê tập trung: Phân bố chủ yếu ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê,
Vũ Quang, Đức Thọ và vùng đồi hoặc vùng núi ven biển của các huyện Thạch Hà,
Can Lộc, Nghi Xuân.
3.4.3. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung
- Quy hoạch vùng trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn: Trên cơ sở đặc điểm
và lợi thế của từng vùng sinh thái, để khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật
nuôi, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường
- Quy hoạch vùng trang trại chăn nuôi tập trung theo quy hoạch xây dựng nông
thôn mới: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới các
xã đã quy hoạch 389 vùng chăn nuôi tập trung, với tổng diện tích 2.941 ha trên địa
bàn 12 huyện, thành phố, thị xã.
3.4.4. Quy hoạch phát triển sản xuất giống
a) Giống lợn:
Tổ chức lại hệ thống sản xuất giống theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm
trên địa bàn các huyện; đến năm 2015 toàn tỉnh có 80.000 nái (15% tổng đàn)
trong đó 20.000 nái ngoại, năm 2020 có 104.000 nái trong đó có 31.500 nái ngoại.
- Đầu tư nâng cấp các trại lợn giống hiện có và xây dựng thêm một số trại tại các
huyện bằng hình thức liên kết, phấn đấu đến năm 2015 có 2.900 nái ngoại ơng bà
và 17.100 nái ngoại cấp bố mẹ, năm 2020 có 4.500 nái ngoại cấp ơng bà và 27.000
nái ngoại cấp bố mẹ, trong đó Tổng Cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh
cung ứng khoảng 67% số lượng lợn giống ngoại bố mẹ và 60% lợn giống thương
phẩm cho toàn tỉnh.
- Nâng cấp Trại Giống lợn Đức Long đủ điều kiện nuôi 200 nái; Quy hoạch xây
dựng các cơ sở sản xuất lợn giống bố mẹ tại các huyện Thạch Hà, Kỳ Anh, Can
Lộc, Hương Khê, Đức Thọ, Vũ Quang…; các cơ sở sản xuất lợn giống thương
phẩm tại các huyện, phấn đấu mỗi huyện có từ 2 - 4 cơ sở.
- Quy hoạch các cơ sở thụ tinh nhân tạo: Nâng cấp Trạm truyền giống Đức Long
đủ tiêu chuẩn để sản xuất và cung ứng liều tinh chất lượng cao với quy mô 40 - 60
đực giống. Quy hoạch thêm 01 cơ sở truyền tinh nhân tạo chất lượng cao tại huyện
Thạch Hà hoặc Cẩm Xuyên.
b) Giống Trâu bò:
- Quy hoạch mỗi huyện, thành phố, thị xã có 1-2 điểm cung ứng, truyền tinh nhân
tạo giống trâu, bò để tăng tỷ lệ bò lai Zêbu và cải tiến, nâng cao chất lượng đàn
trâu; đào tạo 60 dẫn tinh viên/năm phục vụ cơng tác thụ tinh nhân tạo trâu, bị.
- Giống trâu: Lựa chọn những con giống địa phương có tầm vóc lớn, phẩm chất tốt
trong đàn hoặc thực hiện đảo đực giống giữa các địa phương, mua đực giống tốt từ
các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa… cho phối giống tự nhiên trong đàn để nâng
cao tầm vóc, năng suất đàn trâu địa phương.
Thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo trâu bằng tinh trâu Murrah; phấn đấu mỗi
năm tạo ra 1.000 - 2.000 con trâu 50% máu Murrah có tầm vóc lớn, sinh trưởng,
phát triển tốt.
- Giống bị: Đẩy mạnh chương trình cải tiến, nâng cao tầm vóc đàn bò địa phương
bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, đặc biệt tạo con lai 3/4 máu ngoại hoặc nhảy
trực tiếp (ở vùng sâu, vùng xa), nâng tỷ lệ bò lai Zêbu lên 45% năm 2015 và 50%
năm 2020.
c) Giống Gia cầm:
Quy hoạch mỗi huyện có 5 - 6 cơ sở sản xuất giống gia cầm thương phẩm. Xây
dựng 12 - 15 lị ấp trứng, giống gia cầm quy mơ 50.000 - 100.000 trứng giống tại
các vùng chăn nuôi gia cầm phát triển như Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm
Xuyên, Can Lộc.
3.4.5. Quy hoạch khu nuôi cách ly các vật nuôi nhập khẩu
Để đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm tra, kiểm soát việc mua bán, vận chuyển
gia súc, gia cầm qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, định hướng trong thời gian tới
quy hoạch 1 khu cách ly vật nuôi nhập khẩu với quy mô từ 5 - 7 ha tại huyện
Hương Sơn.
3.4.6. Định hướng quy hoạch một số yếu tố phục vụ phát triển chăn nuôi
a) Cơ sở chế biến và dịch vụ thức ăn chăn nuôi
Tăng sản lượng sản xuất thức ăn của nhà máy thức ăn gia súc Thiên Lộc,
đảm bảo cung ứng trên 45% năm 2015 và 75% vào năm 2020 lượng thức ăn công
nghiệp trên địa bàn tỉnh; ký kết các hợp đồng cung ứng thức ăn từ nhà máy đến các
cơ sở chăn nuôi để giảm các chi phí vận chuyển, bao bì, đóng gói và các chi phí tại
các đại lý kinh doanh thức ăn. Tuyên truyền, khuyến cáo việc sử dụng thức ăn
công nghiệp, tăng tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp từ 37% năm 2011 lên 60%
năm 2015 và 70 - 75% năm 2020 (đối với lợn); từ 20% năm 2011 lên 50% năm
2015 và 70% năm 2020 (đối với gia cầm). Quy hoạch xây dựng thêm 01 nhà máy
sản xuất thức ăn tại khu kinh tế Vũng Áng để cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng thức
ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
b) Thức ăn thơ xanh
Phát triển diện tích cây thức ăn xanh bằng các giống cỏ có năng suất cao,
ngô gieo dày… ở các vùng quy hoạch trang trại chăn ni trâu, bị (thịt, sữa). Diện
tích có trồng tăng từ 1.350 ha (năm 2011) lên 2.000 ha năm 2015 và 4.000 ha năm
2020.
c) Cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi
- Cơ sở giết mổ tập trung: Quy hoạch đến năm 2015 có 17 cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung và năm 2020 có 33 cơ sở; đảm bảo cơng suất giết mổ bình quân
đạt 70 gia súc/ngày/cơ sở và 1.500 gia cầm/ngày/cơ sở, theo Quyết định số
24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh.
- Cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi: Khuyến khích đầu tư xây dựng 01
nhà máy giết mổ, chế biến súc sản tại khu kinh tế Vũng Áng.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
- Chăn ni đã khẳng định được vai trị, vị trí quan trọng trong ngành nơng nghiệp,
tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 42% (năm 2011) trong tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp; tốc độ tăng trưởng về sản lượng thịt hơi xuất chuồng tương đối cao, đạt
6%/năm; chất lượng đàn vật ni được cải thiện đáng kể: tỷ lệ bị lai Zêbu 30% và
tỷ lệ lợn nái ngoại, nái lai 28%.
- Phương thức chăn ni đã có sự chuyển biến tích cực từ chăn ni truyền thống,
nhỏ lẻ trong nơng hộ sang phát triển theo hướng trang trại, tập trung công nghiệp,
tách khỏi khu dân cư.
- Áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến: hệ thống chuồng lồng, chuồng kín, hệ
thống làm mát, máng ăn, máng uống tự động. Đưa một số giống năng suất, chất
lượng cao: lợn Landrace, Pietran, Duroc; bò Brahman, Charolais; gà Ai cập,
Leghorn, vịt Kakicambell, Super Meat … vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
- Các mơ hình khuyến nơng, mơ hình theo chính sách 252/QĐ-UBND đã chuyển
giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn ni, góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất. Hình thành một số mơ hình trang trại chăn nuôi liên doanh, liên kết, thực
hiện tốt công tác thú y và xử lý môi trường chăn nuôi, phát triển bền vững và có xu
thế nhân ra diện rộng.
- Quy hoạch các điểm cung ứng, truyền tinh nhân tạo trâu, bò để tăng tỷ lệ bò lai
Zêbu và cải tiến, nâng cao chất lượng đàn trâu; phát triển các vùng chăn ni trâu,
bị giống.
- Quy hoạch các cơ sở sản xuất giống lợn bố mẹ tại Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can
Lộc, Hương Khê, Thạch Hà; các cơ sở sản xuất giống thương phẩm tại các huyện,
phấn đấu mỗi huyện có từ 2 - 4 cơ sở. Quy hoạch 02 cơ sở thụ tinh nhân tạo lợn tại
Đức Thọ, Thạch Hà hoặc Cẩm Xuyên.
- Quy hoạch 5 - 6 cơ sở/huyện sản xuất giống gia cầm thương phẩm cung cấp con
giống cho sản xuất.
Phát triển diện tích cỏ trồng bằng các giống cỏ cho năng suất cao; đồng thời cải tạo
đồng cỏ tự nhiên có sự quản lý trong chăn thả, thu hoạch cỏ và các loại cây làm
thức ăn cho chăn nuôi theo hộ gia đình để chủ động nguồn thức ăn xanh cho gia
súc. Diện tích cây thức ăn sẽ tăng từ 1.350 ha năm 2011 lên 2.000 ha năm 2015 và
4.000 ha năm 2020.
- Đã huy động được Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2011-2015: 365,43 tỷ
đồng trong đó Vốn ngân sách nhà nước: 115,43 tỷ đồng, Vốn của các doanh
nghiệp, người chăn nuôi: 250,0 tỷ đồng.
- Ở thành phố, thị xã có từ 1 - 2 cơ sở; ở thị trấn, thị tứ và khu vực đơng dân cư có
ít nhất 1 cơ sở, hình thành các cơ sở giết mổ tập trung liên xã.
- Xây dựng 01 nhà máy chế biến súc sản ở khu kinh tế Vũng Áng.
* Bên cạnh những cái đạt được cịn có những tồn tại và hạn chế
- Chăn ni nhỏ lẻ, phân tán chiếm tỷ lệ cao (70% tổng đàn) nên ảnh hưởng đến
cơng tác phịng, chống dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường.
- Sản xuất, cung ứng giống vật nuôi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, phải
nhập con giống trôi nổi trên thị trường không đảm bảo phẩm cấp và an tồn dịch
bệnh; cơng tác quản lý còn nhiều bất cập do sự thiếu đồng bộ về hệ thống tổ chức,
quản lý Nhà nước về giống vật ni.
- Cơng tác phịng, chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi chưa được đảm
bảo, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (LMLM gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia
cầm) vẫn xảy ra làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
- Sản lượng thức ăn công nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh cịn ít; hệ thống cung
ứng thức ăn qua nhiều bước trung gian nên giá bị đẩy lên cao, ảnh hưởng đến sản
xuất, thu nhập của người chăn nuôi.
- Chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm cịn hạn chế, chưa hình thành được các
HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi.
- Việc tiếp cận với khoa học công nghệ, nguồn vốn, các cơ chế chính sách của
Trung ương, tỉnh … đối với người chăn ni cịn hạn chế, gây khó khăn trong việc
đầu tư phát triển chăn nuôi.
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH
5.1. Mặt được
- Các tiến bộ về giống vật ni, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc
ni dưỡng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi tập trung, đặc biệt là
chăn nuôi lợn, gia cầm, vì vậy năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn
nuôi được cải thiện đáng kể. Phần lớn các giống gia súc, gia cầm cao sản trên thế
giới được nhập vào nước ta và nuôi ở các trang trại; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
đạt xấp xỉ so với các nước trong khu vực và bằng 85-90% so với các nước tiên tiến.
- Chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần kiểm sốt dịch bệnh. Do phần lớn các
trang trại đầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến và áp dụng các biện pháp an toàn
sinh học, cho nên mặc dù dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng xảy ra trên
diện rộng, nhưng hầu hết các trang trại chăn nuôi vẫn chủ động khống chế và kiểm
soát được các dịch bệnh nguy hiểm này.
- Chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả diện
tích đất đồi gị, đất hoang hố, đất ven sơng ven biển và diện tích mặt nước... Tạo
ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa lớn, thúc đẩy quá trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, giết
mổ phát triển tại địa bàn các huyện của tỉnh Hà Tĩnh.
- Đồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mơ chăn ni, loại hình chăn
ni trang trại, tập trung đã góp phần tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người sản xuất. Chăn nuôi tập trung đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia
đầu tư như nông dân, cán bộ, công chức, người đã nghỉ hưu, các doanh nhân trong
và ngoài nước.
- Cùng với sự phát triển chăn nuôi trang trại đã hình thành các phương thức tổ chức
sản xuất mới trong ngành chăn nuôi như HTX sản xuất dịch vụ, Liên minh HTX,
Câu lạc bộ trang trại. Các loại hình sản xuất này đã góp phần củng cố và thúc đẩy
chăn ni trang trại phát triển có hiệu quả, bền vững.
5.2. Mặt chưa được
- Chăn nuôi trang trại tập trung hình thành và phát triển thiếu sự quy hoạch tổng
thể và lâu dài của các địa phương. Hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch, kế
hoạch trung hạn và dài hạn để phát triển tập trung dẫn đến tình trạng các trang trại
được xây dựng manh mún, thiếu sự đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chưa hình thành
liên vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Một số nơi bước đầu thực hiện quy hoạch
nhưng còn gặp nhiều khó khăn lúng túng trong q trình dồn điền đổi thửa và giải
phóng mặt bằng. Thời gian giao đất, cho thuê đất; thủ tục giao đất, cho thuê đất
còn nhiều khó khăn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cịn rất chậm làm
ảnh hưởng tới q trình đầu tư. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận trang trại theo
Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ trong quá trình triển khai
cịn gặp khó khăn; việc cấp giấy chứng nhận trang trại cũng chỉ mang tính hình
thức vì khơng có giá trị thế chấp.
- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển tập trung rất lớn, trong khi đó khả năng tiếp cận
nguồn vốn của người dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do tài sản thế chấp
của các cơ sở chăn nuôi tập trung là đất đai. Giá trị đất đai ở những nơi đầu tư chăn
ni thường có giá trị thấp, những tài sản khác như thiết bị, con giống thường
không được ngân hàng chấp nhận nên khả năng vay bằng tài sản thế chấp bị hạn
chế rất nhiều. Thời gian vay vốn ngắn chưa phù hợp với chu kỳ chăn ni, gây khó
khăn cho chủ chăn ni khi định hướng phát triển lâu dài.
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất của hầu hết các chủ chăn ni cịn
nhiều mặt bị hạn chế. Họ phần lớn xuất thân từ nơng dân, hoặc thành phần khác có
vốn nhưng chưa được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý kinh tế tập
trung nên điều hành sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Không những hạn chế
về mặt chuyên môn mà kể cả những thơng tin thị trường ít được cập nhật.
- Hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tập trung mặc dù đã được hình thành
nhưng cịn manh mún, chưa phát triển bền vững. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi tập
trung được tiêu thụ thông qua thương lái, cho nên có lúc, có nơi cịn bị ép cấp, ép
giá, gây thua thiệt cho người chăn nuôi. Giá cả sản phẩm chăn ni cịn biến động
lớn, bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố về tâm lý; giá thu mua
tại trại cịn có sự chênh lệch lớn so với giá bán cho người tiêu dùng.
- Do sự hình thành và phát triển tập trung chăn nuôi thiếu quy hoạch khiến một số
vùng đặc biệt ở đồng bằng bị ô nhiễm môi trường. Một số chủ trang trại chưa đầu
tư thoả đáng cho hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng mà thải trực
tiếp ra ao, hồ, đồng ruộng, gây ô nhiễm nặng môi trường xung quanh. Một số trang
trại mặc dù có đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nhưng do chưa bảo đảm đúng quy
trình nên hiệu quả xử lý chất thải chưa triệt để.
VI. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Để hồn thiện chính sách cần có một số giải pháp sau:
6.1. Giống:
a) Giống lợn:
- Chú trọng phát triển đàn lợn giống (ông bà, bố mẹ) đủ số lượng, chất lượng cao.
Đến năm 2015, có 80.000 nái trong đó 20.000 nái ngoại, 36.000 nái lai; năm 2020
có 104.000 nái trong đó 31.000 nái ngoại, 57.000 nái lai. Đối với nái ngoại: năm
2015 có 2.000 con cấp ơng bà, 12.000 con cấp bố mẹ để sản xuất 270.000 lợn
thương phẩm; năm 2020 có 3.200 con cấp ơng bà, 20.000 con cấp bố mẹ, sản xuất
448.000 lợn thương phẩm, với nòng cốt chủ lực là Tổng Cơng ty Khống sản và
Thương mại Hà Tĩnh; tạo ra dòng sản phẩm lớn, đồng nhất có chất lượng cao, từng
bước xây dựng thương hiệu sản phẩm lợn Hà Tĩnh gắn với thương hiệu Thái Lan.
- Tăng cường chăm sóc, ni dưỡng, quản lý lợn đực giống, mua bổ sung lợn đực
giống năng suất, chất lượng cao phục vụ cơng tác nạc hóa đàn lợn, đến năm 2015
có 420 đực giống và 620 con năm 2020.
b) Giống bị:
- Đẩy mạnh chương trình cải tiến, nâng cao tầm vóc đàn bị địa phương bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) hoặc phối giống trực tiếp với đực giống lai
Zêbu tạo đàn bị lai có tỷ lệ máu ngoại trên 50%; tỷ lệ bò lai chiếm 45% vào năm
2015 và 50% năm 2020.
- Bình tuyển, chọn lọc đàn bò cái lai Zêbu (F1), sử dụng tinh của các giống bò thịt
cao sản như Charolais, Shahiwal, Brahman… phối giống tạo đàn bị lai thịt có 75%
máu ngoại trở lên. Nhân rộng mơ hình bị lai hướng thịt năng suất, chất lượng cao
(75% máu ngoại) ở Đức Thọ, Hương Sơn ra toàn tỉnh.
- Xây dựng, nâng cấp mạng lưới TTNT và dịch vụ kỹ thuật đến tận cơ sở nhằm
cung cấp vật tư TTNT, chuyển giao kỹ thuật phối giống nhân tạo; đào tạo 60 dẫn
tinh viên/năm phục vụ cơng tác TTNT bị.
- Cần chọn lọc khoảng 700 con đực lai Zêbu làm giống trong tổng đàn đực lai
Zêbu (hiện có 7.000 con), trên 50% máu Zêbu để phối giống trực tiếp cho vùng
sâu, vùng xa chưa triển khai được công tác TTNT.
c) Giống trâu:
- Chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lượng, số lượng đàn trâu địa phương:
Bình tuyển, chọn đực giống tốt ở các vùng có truyền thống nuôi trâu như Kỳ Anh,
Can Lộc, Cẩm Xuyên… Chọn 1.500 trâu đực có khối lượng từ 450 kg trở lên, xếp
cấp tổng hợp đạt cấp 1 trở lên, phấn đấu đưa tỷ lệ đực giống chiếm 10% tổng đàn.
Thực hiện luân chuyển trâu đực giữa các địa phương trong tỉnh để tránh hiện tượng
đồng huyết.
Chọn trâu cái có khối lượng từ 300 kg trở lên, xếp cấp tổng hợp đạt từ cấp 2 trở
lên, tạo đàn cái nền phục vụ công tác cải tạo đàn trâu.
- Xây dựng các vùng giống trâu để cung cấp những con giống tốt cho người chăn
ni; có chính sách hỗ trợ đối với người nuôi giữ trâu đực. Đầu tư mua trâu đực
giống tốt từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An để nâng cao năng suất, tầm vóc đàn trâu
địa phương.
- Thụ tinh nhân tạo trâu: Mỗi năm chọn 1.000 - 2.000 trâu cái để làm trâu cái nền,
phát hiện động dục và TTNT với tinh trâu Murrah, tạo đàn trâu lai 50% máu
Murrah tầm vóc lớn (tăng 20% so với trâu địa phương), sinh trưởng, phát triển tốt.
- Thực hiện Dự án Phát triển giống trâu giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
d) Giống gia cầm:
- Chọn lọc, cải tạo các giống gia cầm địa phương chất lượng cao như gà ri, vịt cỏ…
nhằm giải quyết một phần nhu cầu con giống tại chỗ phục vụ chăn nuôi gia cầm
bán chăn thả.
- Sử dụng các giống gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt như gà Ai cập, gà Lorgh,
vịt Kakicapbell, vịt Super Meat, vịt CV 2000… để phát triển chăn nuôi theo hướng
cơng nghiệp. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất giống gia cầm an tồn
sinh học với quy mơ vừa và lớn trong vùng quy hoạch trang trại tập trung.
đ) Giống hươu: Tiến hành bình tuyển, chọn lọc để từng bước nâng cao chất lượng
đàn hươu. Xây dựng vùng giống nhân dân để sản xuất giống hươu tốt phục vụ nhu
cầu phát triển đàn. Tiến tới làm thủ tục công nhận hươu là giống vật nuôi.
e) Quản lý giống: Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống theo Pháp lệnh
Giống vật nuôi và các quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các tổ chức, cá
nhân sản xuất, cung ứng giống phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất chất lượng giống vật nuôi theo
hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi
phạm.
3. Kỹ thuật:
Chuồng trại: Sử dụng các kiểu chuồng thích nghi với biến đổi khí hậu như chống
lũ lụt, chống rét, chống nắng nóng; áp dụng các cơng nghệ chuồng lồng, chuồng
sàn, có hệ thống làm mát… đối với chăn nuôi lợn, gia cầm.
Với chăn nuôi truyền thống trong nông hộ chuồng trại phải đảm bảo các điều kiện
vệ sinh thú y, có hệ thống xử lý chất thải bằng bể biogas hoặc hố xử lý phân, rác
thải
4. Khuyến nông, thông tin tuyên truyền
- Xây dựng và nhân rộng các mơ hình chăn ni gia trai, trang trại an tồn dịch
bệnh, bảo vệ mơi trường và hiệu quả kinh tế cao.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn ni an tồn sinh học, biện pháp
phòng chống dịch bệnh
- Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nội dung của
Pháp lệnh Giống vật nuôi, Pháp lệnh Thú y, Nghị định Quản lý thức ăn chăn nuôi,
các quy định, hướng dẫn về quản lý giống và phòng chống dịch bệnh, các chính
sách của Trung ương, Tỉnh về phát triển chăn ni.
5. Thú y:
- Kiện toàn hệ thống thú y từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, nâng cao năng lực và cơ
sở vật chất. Chủ động nguồn kinh phí dự phịng mua vắc xin, hóa chất… trong
cơng tác phịng, chống dịch.
- Đẩy mạnh cơng tác tiêm phịng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc theo quy định
cho đàn gia súc, gia cầm; phấn đấu tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% theo kế hoạch.
- Tổ chức hệ thống kiểm dịch tận cơ sở, kiểm soát chặt chẽ số lượng gia súc, gia
cầm giống đưa về nuôi trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn nuôi cách ly và tiêm phòng bổ
sung trước khi nhập đàn.
- Tăng cường cơng tác kiểm sốt giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y ở lò, điểm giết
mổ, chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật;
- Giám sát chặt chẽ các loại dịch bệnh, phát hiện sớm, bao vây kịp thời, khống chế
có hiệu quả khơng để dịch lan rộng.
- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày
26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tại các cơ sở sản xuất giống,
vùng tái định cư và các xã xây dựng Nông thôn mới.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh Thú y và các văn bản
quy định về phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm của cơ quan có thẩm
quyền, xử lý các vi phạm theo Nghị định số 129/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của
Chính phủ.
6. Xử lý chất thải và môi trường chăn nuôi
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, an tồn dịch bệnh,
phát triển bền vững; khuyến khích phát triển chăn ni trang trại, gia trại theo mơ
hình khép kín từ chuồng trại, giống, thức ăn, hệ thống xử lý chất thải, phòng chống
dịch bệnh để sản phẩm chăn ni đảm bảo chất lượng và an tồn vệ sinh thú y.
- Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mơ trên 1.000 con phải có báo cáo đánh
giá tác động môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, các trang trại có quy
mơ 100 - 1.000 con phải có cam kết bảo vệ mơi trường được Phịng Tài nguyên và
Môi trường - Ủy ban nhân dân huyện xác nhận.
- Tiếp tục thực hiện Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt
Nam 2007 - 2011”, để người dân có thể tiếp cận tiện ích của cơng trình khí sinh
học. Đưa các công nghệ mới, tiên tiến về xử lý môi trường chăn nuôi như công
nghệ vi sinh, công nghệ Ion hóa, cơng nghệ vật liệu mới…
- Chăn ni trang trại quy mơ vừa có thể áp dụng phương pháp xử lý bằng Biogas;
quy mô lớn cần kết hợp với phương pháp ủ sinh học và các phương pháp khác;
- Kiên quyết xử lý các trường hợp sản xuất chăn nuôi vi phạm về vệ sinh thú y và
môi trường theo quy định của Nhà nước.
7. Hệ thống giết mổ, chế biến
- Nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nhằm đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Các địa phương cần có chính sách, lồng ghép các dự án trên địa bàn để hỗ trợ một
phần kinh phí triển khai xây dựng và nâng cấp hoàn chỉnh các cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm tập trung
8. Tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm
a) Tổ chức sản xuất
- Thành lập các Hiệp hội ngành nghề chăn nuôi, Hợp tác xã kiểu mới trong sản
xuất, dịch vụ chăn ni thơng qua Hội Nơng dân, các đồn thể, câu lạc bộ chăn
ni
- Phát triển hình thức chăn ni liên doanh, liên kết theo hướng an toàn dịch bệnh,
ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp để xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ
sản phẩm.
- Hình thành các quỹ hỗ trợ rủi ro trong chăn nuôi do thiên tai, dịch bệnh; cần có
chính sách phù hợp để duy trì và phát triển sản xuất, trong đó có một phần thuộc về
Nhà nước.
b) Thị trường tiêu thụ sản phẩm