Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

THỰC TIỄN QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.61 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Tên đề tài:
THỰC TIỄN QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
Ở VIỆT NAM
Mã số : ĐHL2018-SV-02

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: Nguyễn Thị Minh Nhớ
Thời gian thực hiện: Từ 1/2018 đến 12/2018
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Họ và tên, học hàm, học vị: TS. Hoàng Thị Hải
Yến
Ký xác nhận đồng ý cho nghiệm thu:
SINH VIÊN PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU: Tưởng Thị
Ngân

Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học riêng của nhóm nghiên cứu, các số liệu thực tiễn và kết quả
nghiên cứu của công trình nghiên cứu là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

NHÓM TÁC GIẢ

1




Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Thực tiễn quyền chuyển
đổi giới tính ở Việt Nam”, nhóm nghiên cứu đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường,
cán bộ giảng viên Khoa Luật Dân sự; cán bộ phòng KHCN&MTHTQT Trường Đại học Luật- Đại học Huế, chúng tôi xin bày tỏ
lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
và chân thành nhất đến TS. Hoàng Thị Hải Yến- giảng viên
trực tiếp hướng dẫn đã chỉ bảo tận tình cùng những định hướng
đúng đắn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhóm hoàn
thành công trình nghiên cứu khoa học này.
Mặc dù nhóm nghiên cứu đã có nhiều cố gắng để thực hiện
đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song bước đầu làm quen với
nghiên cứu khoa học cùng những hạn chế trong việc tiếp cận đề
tài và kinh nghiệm thực tế, công trình nghiên cứu khó tránh khỏi
thiếu sót. Nhóm nghiên cứu cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô
trong Hội đồng nghiệm thu đề tài đưa ra những ý kiến vô cùng
quý báu giúp cho nhóm nghiên cứu khắc phục được những thiếu
sót trong công trình.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2018
Nhóm tác giả

2


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang
Lời cam đoan ...............................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................iii
Danh mục từ viết tắt ..................................................................iv

PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.....................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài....................................................7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................8
6. Kết cấu đề tài..........................................................................8
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI.....................................................................................9
1.1. Khái quát chung về quyền chuyển đổi giới tính...................9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................9
1.1.1.1. Khái niệm chuyển đổi giới tính.......................................9
1.1.1.2. Khái niệm người chuyển giới........................................10
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyền chuyển đổi giới
tính............................................................................................12
1.1.2.1. Khái niệm quyền chuyển đổi giới tính..........................12
1.1.2.2. Đặc điểm của quyền chuyển đổi giới tính....................13
1.1.2.3. Phân biệt quyền chuyển đổi giới tính và quyền xác định lại
giới tính......................................................................................14
1.1.2.4. Ý nghĩa của quyền chuyển đổi giới tính.......................16
3



1.2. Khái quát chung pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính. 18
1.2.1. Khái niệm pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính........18
1.2.2. Pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở một số quốc gia
trên thế giới...............................................................................19
1.2.3. Sự cần thiết thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính.........23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................25
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC
THI PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT
NAM..........................................................................................26
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền chuyển đổi giới
tính............................................................................................26
2.1.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền chuyển đổi
giới tính......................................................................................26
2.1.2. Các quy định pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính.. .28
2.1.2.1. Quyền chuyển đổi giới tính..........................................28
2.1.2.2. Quyền nhân thân khác của người chuyển đổi giới tính
trong Bộ Luật Dân sự.................................................................31
2.1.2.3. Các quyền của người chuyển đổi giới tính trong lĩnh vực
Hôn nhân gia đình.....................................................................33
2.1.2.4. Các quyền của người chuyển giới trong lĩnh vực y tế, lao
động việc làm và bình đẳng giới...............................................36
2.1.2.5. Người chuyển đổi giới tính trong quan hệ pháp luật Hình
sự...............................................................................................37
2.1.2.6. Người chuyển đổi giới tính trong quan hệ pháp luật Tố
tụng hình sự...............................................................................39
2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam về quyền liên quan
đến quyền chuyển đổi giới tính.................................................40
2.2.1. Thành tựu đạt được trong việc thực thi quyền liên quan
đến quyền chuyển đổi giới tính và nguyên nhân......................40
2.2.2. Khó khăn trong việc thực thi quyền liên quan đến quyền

chuyển đổi giới tính và nguyên nhân........................................44
4


2.2.2.1. Khó khăn về khả năng được chuyển đổi giới tính........44
2.2.2.2. Khó khăn về quyền nhân thân khác của người chuyển đổi
giới tính......................................................................................46
2.2.2.3. Khó khăn về quyền của người chuyển đổi giới tính trong
Luật Hôn nhân và gia đình........................................................48
2.2.2.4. Khó khăn của người chuyển giới trong lĩnh vực y tế, lao
động và bình đẳng giới..............................................................49
2.2.2.5. Khó khăn của người chuyển đổi giới tính trong pháp luật
Hình sự......................................................................................52
2.2.2.6. Khó khăn của người chuyển đổi giới tính trong pháp luật
Tố tụng hình sự..........................................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................56
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH.........................................................57
3.1. Định hướng xây dựng pháp luật về quyền chuyển đổi giới
tính............................................................................................57
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chuyển đổi giới
tính............................................................................................61
3.2.1. Xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính................................62
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến quyền chuyển đổi giới
tính............................................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................69
KẾT LUẬN.................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................71

5



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật dân sự

BLLĐ

Bộ luật lao động

LHNVGĐ

Luật hôn nhân và gia đình

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

LHT

Luật hộ tịch

LKBCB


Luật khám bệnh chữa bệnh

LNCN

Luật nuôi con nuôi

LGBT

Người đồng
chuyển giới

tính,

FTM

Từ nữ sang nam

MTF

Từ nam sang nữ

ISEE
CHXHCN

song

tính,

Viện nghiên cứu xã hội-kinh tế và
môi trường

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giới tính là một trong những yếu tố thuộc về nhân thân,
gắn chặt với mỗi cá nhân con người. Pháp luật mỗi nước cũng
quy định những quyền và nghĩa vụ khác nhau cho từng giới tính
cụ thể. Có thể nói, giới tính của con người là một vấn đề quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cá nhân nói
riêng và của cả xã hội nói chung. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi
chính đáng của cá nhân thì mỗi người cần được sống đúng, sống
thật với giới tính của mình.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, không phải lúc nào giới tính
của một người cũng được hoàn thiện khi người đó sinh ra, có
nhiều trường hợp giới tính thật của một người lại không trùng
khớp với biểu hiện của cơ quan sinh dục bên ngoài như mọi
người vẫn nhìn thấy. Có những người do dị tật tại cơ quan sinh
dục mà không phân biệt được rõ giới tính là nam hay nữ, hoặc
cũng có người biểu hiện ra bên ngoài rõ là nam hoặc nữ nhưng
khi họ trưởng thành thì cơ thể lại biến đổi thành giới tính ngược
lại với giới tính ban đầu họ mang. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống, tâm sinh lý của họ, bản thân họ bị dằn vặt, bị
chính gia đình, bạn bè và cả xã hội xa lánh. Vì vậy, những người
này rất cần được can thiệp để tìm lại đúng giới tính của mình.
Quyền chuyển đổi giới tính là quyền nhân thân đặc biệt
của con người. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã
có những quy định bổ sung rất tiến bộ về quyền con người,

trong đó khẳng định nhà nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các
quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội (Điều 14), và quyền của mọi người được bình
đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời
sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16). Thêm
vào đó, với những bất cập do việc không thừa nhận quyền
chuyển đổi giới tính trong thời gian vừa qua, BLDS 2015 đã
chính thức ghi nhận cho cá nhân được chuyển đổi giới tính.
BLDS 2015 đã bổ sung quy định tại Điều 36 và Điều 37, trong
1


đó khẳng định cá nhân có quyền xác định lại giới tính và việc
chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Đây
là văn bản pháp lí đầu tiên ghi nhận chính thức về cá nhân có
thể thực hiện việc chuyển đổi giới tính. Với sự ghi nhận này, cơ
hội để được sống thật với tâm tư, nguyện vọng của người
chuyển giới được mở ra.
Một điểm đáng ghi nhận là Điều 37 BLDS năm 2015 đã
thừa nhận cho cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa
vụ đăng kí thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ
tịch. Việc đăng kí thay đổi hộ tịch của những cá nhân chuyển
giới là mong mỏi, là điều kiện để họ giải quyết “rắc rối pháp lí”
trong cuộc sống khi họ chưa được ghi nhận quyền này.Với ghi
nhận này cá nhân đã tiến hành chuyển đổi giới tính trước ngày
01/01/2017 được quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ như:
chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu… Việc ghi
nhận cho các cá nhân chuyển đổi giới tính được đăng kí thay đổi
hộ tịch là một điểm tiến bộ, giải quyết được nhiều bất cập đang
tồn tại trong thời gian qua, góp phần tháo gỡ vướng mắc trong

việc áp dụng các quy định của pháp luật hộ tịch, pháp luật hình
sự, pháp luật tố tụng hình sự… liên quan đến nhóm người này.
Tuy nhiên việc thực hiện trên thực tế về chuyển đổi giới
tính của cá nhân cũng như quy định về quyền chuyển đổi giới
tính của cá nhân vẫn còn phải chờ các văn bản luật khác được
ban hành, vì hiện tại trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
hành, chưa có bất kỳ văn bản hay quy định pháp luật nào quy
định cụ thể về vấn đề này. Cần phải xem xét cụ thể các điều
kiện về độ tuổi, tình trạng hôn nhân… sao cho phù hợp với
thông lệ quốc tế cũng như truyền thống đạo đức của dân tộc,
tránh sự định hướng lệch lạc về giới tính, đặc biệt là đối với bộ
phận thanh thiếu niên ở độ tuổi nhận thức về giới tính còn chưa
sâu sắc và dễ bị ảnh hưởng lẫn nhau, bởi xu hướng, phong trào.
Đây thực sự là những vấn đề phức tạp trên thực tế mà các nhà
làm luật cần đưa ra những quy định phù hợp để bảo đảm thực
hiện việc chuyển đổi giới tính cũng như quy định về quyền
chuyển đổi giới tính được đi vào đời sống một cách phù hợp và
hiệu quả.
2


Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đã
lựa chọn đề tài “Thực tiễn quyền chuyển đổi giới tính ở
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình để làm rõ
lên quyền của nhóm người chuyển đổi giới tính trong đời sống
xã hội cũng như trong quy định của pháp luật.

3



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm vừa qua tại Việt Nam đã có khá nhiều
nghiên cứu liên quan đến vấn đề quyền được chuyển đổi giới
tính được thực hiện, có rất nhiều công trình khoa học các cấp,
và các bài viết nghiên cứu, trao đổi quan đến vấn đề quyền
chuyển đổi giới tính trong đó tiêu biểu có thể kể như: Nghiên
cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) (2015) “Có bao nhiêu
nước hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính. Có phải bởi vì tôi là
LGBT”; Lương Thế Huy và Phạm Quỳnh Phương (2015), “Phân
biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt
Nam”, Viện nghiên cứu tính Xã hội Kinh tế và Môi trường iSEE;
Báo cáo Quốc gia Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp
quốc UNDP Việt Nam (2014), “Là người đồng, song tính và
chuyển giới (LGBT) ở Châu Á”; Trương Hồng Quang (2014),
“Người chuyển giới và pháp luật thế giới về người chuyển giới”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Bộ Tư pháp; Trung tâm ICS, tổ
chức Bảo vệ và thúc đẩy quyền của Người Đồng tính, Song tính
và Chuyển giới (LGBT) (2012), “Báo cáo khuyến nghị: Nội dung
cần sửa đổi đối với Bộ Luật Lao động liên quan tới quyền và lợi
ích của người lao động là người đồng tính, song tính và chuyển
giới tại Việt Nam”; ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải (2018), “Quyền
chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam”, Bộ tư pháp; Trương Hồng Quang (2015), “Công nhận
chuyển đổi giới tính: Việt Nam đang trên đường bồi đắp giá trị
nhân văn của pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Bộ Tư
pháp; Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), “Bình luận khoa học
Bộ luật dân sự 2015 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội; PGS.TS. Đỗ Văn
Đại (Chủ biên) (2016), “Bình luận khoa học những điểm mới của
bộ luật dân sự năm 2015”, Nhà xuất bản Hồng Đức- Hội Luật gia

Việt Nam, Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn qua các tài liệu
sau:

4


Sách chuyên khảo
1. Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa
học Bộ luật dân sự 2015 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội. Trong sách
này tác giả đã phân tích và bình luận tất cả các điều luật trong
BLDS 2015. Cụ thể, trong Điều 37 về chuyển đổi giới tính tác giả
đã phân tích rõ nội dung của điều luật và đưa ra những bình
luận tích cực cũng như tiêu cực của pháp luật từ đó đưa ra kiến
nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
2. PGS.TS. Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa
học những điểm mới của bộ luật dân sự năm 2015, Nhà xuất
bản Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội. Tài liệu chủ yếu
bình luận phân tích những điểm mới trong BLDS năm 2015,
phân tích làm rõ nội dung của từng điều luật; bình luận các nội
dung tích cực và phù hợp với thực tiễn thực hiện và áp dụng các
quy định của Bộ luật dân sự; phát hiện những nội dung còn hạn
chế, chồng chéo, trùng lập, thiếu khuyết từ đó có định hướng
hoàn thiện.
Báo cáo, đề tài
3. Trung tâm ICS, tổ chức Bảo vệ và thúc đẩy quyền của
Người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới (LGBT) (2012), Báo
cáo khuyến nghị: Nội dung cần sửa đổi đối với Bộ Luật Lao động

liên quan tới quyền và lợi ích của người lao động là người đồng
tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam. Báo cáo phân tích
cái nhìn tổng quan về môi trường lao động của người chuyển
giới tại Việt Nam, những vấn đề có liên quan trực tiếp tới quyền
và lợi ích hợp pháp của người LGBT trong quan hệ lao động và
ứng xử trong môi trường lao động, đưa ra các quan điểm tích
cực về quyền của người LGBT – Tổng quan Pháp luật Việt Nam
và xu thế Quốc tế, xu thế Quốc tế trong cách xây dựng chính
sách lao động cho người LGBT. Từ vấn đề tổng quan trên đã đưa
ra các kiến nghị cụ thể trong BLLĐ để bảo vệ nhóm nguời
chuyển giới.

5


4. Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP Việt Nam
(2014), Là người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở
Châu Á: Báo cáo Quốc gia Việt Nam. Bài báo cáo đã hệ thống
tổng quan về lịch sử LGBT tại Việt Nam, đánh giá những bước
phát triển gần đây của nhóm người LGBT. Đối thoại quốc gia về
cộng đồng LGBT Việt Nam về các vấn đề như: lao động, gia
đình, chính sách y tế, giáo dục, chính sách quyền và luật. Đưa
ra các chiến lược then chốt để pháp triển và xây dựng năng lực
của các tổ chức LGBT. Báo cáo này đã tiếp cận vấn đề quyền
chuyển đổi giới tính từ nhiều góc độ và đã làm rõ một số vấn đề
thực tiễn về quyền chuyển đổi giới tính.
5. Lương Thế Huy và Phạm Quỳnh Phương (2015), Có phải
bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục
và bản dạng giới tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế
và Môi trường iSEE. Với những khảo sát từ thực tiễn tác giả đã

nêu lên hiện trạng về phân biệt đối xử trên các mặt đời sống với
LGBT như trong gia đình, trường học, nơi làm việc, trong y tế,
trong các lĩnh vực đời sống khác và cả trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước. Bài nghiên cứu còn đưa ra
các câu chuyện về LGBT được chia sẻ và những nhận thức đối
với quyền, nhu cầu và mong đợi của chính họ. Những nghiên
cứu trên đã làm rõ được những khó khăn bất cập mà nhóm
người LGBT đã và đang gánh chịu.
6. Phạm Quỳnh Hương-Lê Quang Bình-Mai Thanh Tú
(2012), Khát vọng được là chính mình, Viện nghiên cứu xã hội,
kinh tế và môi trường ISEE. Báo cáo đưa ra những vấn đề lý luận
về người chuyển giới và cộng đồng chuyển giới, sau đó là thực
tiễn về cộng đồng chuyển giới ở Việt Nam, những thách thức
khó khăn của cộng đồng người chuyển giới và đưa ra khuyến
nghị để khắc phục khó khăn.
7. Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) (2015),
Có bao nhiêu nước hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính. Nghiên
cứu của ISEE đã thống kê danh sách các nước đã cho phép hợp
pháp hóa chuyển đổi giới tính ở các châu lục trên thế giới. Bên
cạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra các câu chuyện chuyển giới
của một số nước và cách giải quyết của họ. Dựa trên bài nghiên
6


cứu này có thể rút ra được kinh nghiệm giải quyết của quốc tế
về vấn đề chuyển đổi giới tính.
Bài báo khoa học
8. ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải (2018), Quyền chuyển đổi giới
tính theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ tư pháp.
Bài viết nghiên cứu về Quyền chuyển đổi giới tính ở một số nước

trên thế giới; sau đó là nghiên cứu về Quyền chuyển đổi giới
tính trong pháp luật dân sự Việt Nam, từ đó đưa ra quan điểm
riêng của tác giả.
9. Trương Hồng Quang (2015), Công nhận chuyển đổi giới
tính: Việt Nam đang trên đường bồi đắp giá trị nhân văn của
pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Bộ Tư pháp. Bài viết là
sự trao đổi lại ý kiến của tác giả Tiến Dũng có bài viết “Công
nhận quyền chuyển đổi giới tính: Rồi sẽ đi về đâu?”. Từ đó đưa
ra ý kiến quan điểm riêng của tác giả về sự cần thiết cho việc
công nhận chuyển đổi giới tính.
10. Trương Hồng Quang (2014), Người chuyển giới và pháp
luật thế giới về người chuyển giới, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Bộ Tư pháp. Tác giả đã đi đến làm rõ các vấn đề lí luận chung về
người chuyển giới, đưa ra các khái niệm và phân biệt các khái
niệm đó và hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới
quy định về quyền chuyển đổi giới tính. Đây là nguồn tham
khảo để so sánh đối chiếu giữa pháp luật về quyền chuyển đổi
giới tính của Việt Nam với một số nước.
Bên cạnh những bài nghiên cứu, báo cáo, sách chuyên
khảo trên thì các trang báo điện tử cũng góp phần không nhỏ
cho bài nghiên cứu như:
11. Dương Thành Lợi (1994), Rousseau và Khế Ước Xã Hội,
/>12. Thanh Mận (2012), Bi kịch của người chuyển giới - Bài
3:
Luật

nên
xem
xét?
/>13. Di Linh (2015), Cộng đồng chuyển giới “cám ơn Quốc

hội” nhưng vẫn lo, />7


14. Thế Hoàn (2017), Hơn 300.000 người Việt muốn
chuyển giới: Con số nói lên điều gì? tin tức Việt Nam,
/>15. Thiên Lam (2017), Người chuyển giới khó khăn tiếp cận
dịch
vụ
y
tế
trong
nước,
/>16. Nguyễn Hạnh (2016), Chăm sóc y tế người đồng tính

chuyển
giới:
Các
rào
cản
cần
tháo
gỡ,
/>17. Hà Nhuận Nam (2015), Lâm Chi Khanh bật khóc khi
được pháp luật công nhận giới tính, />18. Huyền Linh, Chuyển đổi giới tính trong pháp luật một
số quốc gia, />Các trang báo điện tử trên cũng đã làm rõ được những vấn
đề cụ thể của người chuyển giới trong các khía cạnh đời sống xã
hội như những khó khăn, bất cập, những chia sẻ, trải nghiệm
của nhóm người LGBT trong đời sống cũng như những hạn chế
của pháp luật vẫn chưa đảm bảo được quyền và lợi ích của
nhóm người này.

Những nghiên cứu kể trên đều đã phân tích chuyên sâu,
cung cấp được lượng kiến thức đầy đủ liên quan đến đề tài mà
nhóm nghiên cứu đang thực hiện. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự
năm 2015 (viết tắt là BLDS năm 2015) đã làm thay đổi quan
niệm cũ và đưa đến một cách tiếp cận mới đối với quyền
chuyển đổi giới tính. Chính vì vậy, một số nội dung của các tài
liệu trên không còn phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này phần nào vẫn giữ
nguyên giá trị trên phương diện lí luận. Trên cơ sở đó, nhóm
8


nghiên cứu lựa chọn, kế thừa một số cơ sở lí luận và thực tiễn
đã được nghiên cứu phù hợp với đề tài.
Dựa trên các nội dung đã kế thừa, nhóm tiến hành nghiên
cứu độc lập, từ đó bổ sung thêm những kiến thức mới vào phần
lý luận vốn có, bên cạnh các nghiên cứu của nhóm về thực tiễn
thi hành quyền chuyển đổi giới tính, từ đó đưa ra một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở
Việt Nam.

9


3. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài
3.1. Mục tiêu đề tài
Đề tài có mục tiêu nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận
và những quy định pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở
Việt Nam. Đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật
liên quan đến quyền này. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm

xây dựng pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính và nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật liên quan đến quyền chuyển đổi giới
tính ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ đề tài
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ
cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ các khái niệm như: Chuyển
đổi giới tính, người chuyển giới, quyền chuyển đổi giới tính. Làm
rõ đặc điểm của quyền chuyển đổi giới tính trên cơ sở phân biệt
quyền này với quyền xác định lại giới tính.
Thứ hai, nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về
quyền chuyển đổi giới tính khái niệm pháp luật về quyền
chuyển đổi giới tính; pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính
của một số nước trên thế giới cũng như sự cần thiết xây dựng
pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam. Đồng thời
cũng nghiên cứu nội dung quy định pháp luật về quyền liên
quan đến quyền chuyển đổi giới tính.
Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam
về quyền liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính.
Thứ tư, đề xuất định hướng xây dựng pháp luật về quyền
chuyển đổi giới tính.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luật
hiện hành về quyền chuyển đổi giới tính, quyền liên quan đến
quyền chuyển đổi giới tính và và thực thi pháp luật về quyền
chuyển đổi giới tính ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
10



Phạm vi về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu pháp
luật Việt Nam hiện hành về quyền chuyển đổi giới tính, cụ thể là
các quy định của BLDS năm 2015 và các quy định trong các lĩnh
vực pháp luật khác có liên quan như pháp luật Hộ tịch, Hôn
nhân gia đình, Hình sự... Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu tìm
hiểu chế định về quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một
số quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Pháp, Anh.. Về thực tiễn ban hành pháp luật và thực trạng thực
thi pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính, đề tài nghiên cứu
tình hình ban hành pháp luật và thực thi pháp luật ở các cấp độ
ở Việt nam trên phạm vi cả nước.
Phạm vi về thời gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn ban hành
và thực thi pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam
từ năm 2015 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu tiếp cận từ cơ sở quy định của pháp luật,
tham khảo các công trình nghiên cứu. Đồng thời, phân tích,
đánh giá các tài liệu thu thập qua thực tiễn. Từ đó đưa ra kết
luận của nhóm nghiên cứu về đề tài đang thực hiện. Như vậy,
việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên các phương pháp sau:
1. Phương pháp phân tích, diễn giải làm sáng tỏ các khái
niệm, các quy định của pháp luật hiện hành về quyền chuyển
đổi giới tính ở Việt Nam; phân tích luật thành văn, nhằm phân
tích ý nghĩa của một số quy phạm pháp luật về chuyển đổi giới
tính để có những nhận thức cơ bản đối với quyền này. Phương
pháp này được sử dụng ở chương 1 và chương 2.
2. Phương pháp so sánh để có sự đối chiếu tham khảo
kinh nghiệm pháp luật nước ngoài và làm rõ sự tiến bộ của pháp
luật Việt Nam về chuyển đổi giới tính. Phương pháp này được sử

dụng xuyên suốt trong cả bài.
3. Việc thực hiện đề tài liên quan đến thực tiễn quyền
chuyển đổi giới tính nên phương pháp thống kê, phương pháp
chứng minh các số liệu cụ thể và các vụ việc thực tiễn điển hình
liên quan đến việc chuyển đổi giới tính để minh chứng cho
những nhận xét đánh giá của pháp luật hiện hành về quyền
11


chuyển đổi giới tính. Phương pháp này được sử dụng ở chương
2.
4. Phương pháp đánh giá, quy nạp: Được sử dụng ở chương
2 để đánh giá những tác động của các quy định pháp luật trong
thực tiễn thực thi pháp luật về quyền liên quan đến quyền chuyển
đổi giới tính. Từ đó đưa ra những kết luận về ý nghĩa tích cực và
hạn chế của pháp luật thực định về quyền liên quan đến quyền
chuyển đổi giới tính nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện ở chương
3.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài
nghiên cứu khoa học bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Một số vấn đề lí luận và pháp luật về quyền
chuyển đổi giới tính ở một số nước trên thế giới.
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp
luật về quyền chuyển đổi giới tính.
Chương 3. Định hướng xây dựng pháp luật về quyền
chuyển đổi giới tính.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Chuyển đổi giới tính là nội dung lần đầu tiên được đưa vào
BLDS 2015. Xét về cả khía cạnh thực tiễn và pháp lý, được đảm
bảo các quyền con người mang ý nghĩa rất quan trọng trong bộ
phận nhóm người có nhu cầu chuyển giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam
hiện nay chỉ mới có sự công nhận về quyền xác định lại giới tính
còn quyền chuyển đổi giới tính vẫn chưa có quy định cụ thể
nào. Trong chương 1, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích
và làm rõ những vấn đề lí luận liên quan đến quyền chuyển đổi
giới tính bao gồm: khái quát chung về quyền chuyển đổi giới
tính và khái quát chung pháp luật về quyền chuyển đổi giới
tính.
12


1.1. Khái quát chung về quyền chuyển đổi giới tính
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm giới tính và giới
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì: “Giới
tính là những đặc điểm sinh học và sinh lý nhằm xác định một
cá thể là nam hay nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất
mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được”.
Hoặc một định nghĩa khác “Giới tính là một tập hợp những đặc
điểm riêng biệt, tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ. Ví dụ:
đàn ông to khỏe, bộc trực, cứng rắn; phụ nữ nhỏ yếu, kín đáo,
dịu dàng.”1 Theo các khái niệm trên, giới tính trước hết là sự
khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ thể hiện qua
cấu tạo của cơ thể, đặc điểm thể chất và sinh lý, chức năng sinh
sản của phụ nữ và nam giới. Các đặc điểm sinh học của phụ nữ
hoặc nam giới được hình thành ngay từ khi sinh ra (bẩm sinh),
không thay đổi theo thời gian (trừ trường hợp có sự can thiệp

của tiến bộ khoa học) và các đặc điểm này có sự giống nhau
giữa các nhóm dân tộc và các vùng địa lý. Tuy nhiên, không phải
ở giai đoạn, thời kỳ nào giới tính cũng được hiểu là yếu tố tự
nhiên thuộc về con người, hình thành sẵn trong con người. Con
người nói chung và giới tính của con người nói riêng cũng trải
qua những sự thay đổi trong tư duy nhận thức qua các giai đoạn
phát triển khác nhau của loài người.
Thuật ngữ giới tính thường hay bị nhầm lẫn với thuật ngữ
giới. “Giới là từ để chỉ những vai trò, hành vi, hoạt động, và các
thuộc tính được xem là chuẩn mực cho nam giới, đàn ông hay
nữ giới, đàn bà. Giới là cái hình thành trong quá trình con người
lớn lên trong xã hội, ảnh hưởng đến cách họ cư xử, giao tiếp,
cảm nhận về chính mình. Những khái niệm, định nghĩa về giới
có thể khác nhau tùy theo từng xã hội và nền văn hóa, còn giới
tính sinh học thì thường được hiểu giống nhau ở mọi nơi.” 2 Giới
1 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015 của nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.

2 Phạm Quỳnh Phương - Vũ Thành Long Đỗ Quỳnh Anh - Hoàng Ngọc An (2018), Báo cáo
nghiên cứu Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tính của người chuyển

13


là sự khác biệt về mặt xã hội giữa phụ nữ và nam giới ví dụ như:
vai trò thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị. Vai trò giới được
biết đến thông qua quá trình dạy dỗ học tập và có sự khác nhau
theo từng nền văn hóa, từng thời kỳ. Những đặc trưng về giới
mang tính xã hội, do xã hội quy định. Ví dụ như từ khi nhỏ đứa
trẻ sẽ được dạy dỗ tùy theo nó là trai hay gái, đứa trẻ phải học

cách là con trai hay con gái để được xã hội chấp nhận. Giới thể
hiện các đặc trưng xã hội của phụ nữa và nam giới nên rất đa
dạng. Nó phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã
hội của mỗi nước. Ngay trong một nước cũng có sự khác biệt
đáng kể về vị trí, tiếng nói của phụ nữ và nam giới ở mỗi khu
vực (thành thị, nông thôn), giũa các giai tầng xã hội ( trí thức,
nông dân, công nhân…).
Như vậy, giới là yếu tố thuộc cảm nhận mong muốn của
mỗi cá nhân, suy nghĩ của người đó về mình là nam hay nữ, còn
giới tính là sự biểu hiện bên ngoài của giới thông qua các cấu
tạo bộ phận cơ thể. Sự biểu hiện của giới tính so với giới có thể
thống nhất hoặc khác biệt. Khi giới và giới tính không thống
nhất cá nhân thường có mong muốn được chuyển đổi giới tính,
tức là thay đổi cấu tạo, hình dáng các bộ phận trên cơ thể cho
phù hợp với cả nhận suy nghĩ của mình.
1.1.1.2. Khái niệm người chuyển giới
Mặc dù người chuyển giới (transgender) và chuyển đổi giới
tính (transsexual) tồn tại ở mọi xã hội, mọi nơi trên thế giới, tuy
nhiên những khái niệm này vẫn được hiểu một cách khá nhầm
lẫn và gây lúng túng ngay cả với những người trong cuộc khi
không thể xác định bản dạng giới của mình.
Người chuyển giới hay còn có các thuật ngữ khác như
người xuyên giới, người vượt giới, người cải giới (đề cập đến
ngoại hình, thể hiện bên ngoài), người đổi giống (từ cũ, hiếm),
người chuyển đổi giới tính (đề cập đến tình trạng cơ thể đã phẫu
thuật).
Theo tài liệu của Viện ISEE (Viện nghiên cứu xã hội – Kinh
tế và Môi trường), tổ chức này đưa ra thì “Người chuyển giới hay
còn gọi là Transgender là một thuật ngữ được khởi đầu từ nước
giới ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường ISEE


14


Mỹ, được sử dụng để chỉ chung những người có lối sống dường
như khác với những chuẩn mực về giới trong xã hội. Nó được
dùng để chỉ những người vượt ra khỏi biên giới bình thường về
giới, trong cách ăn mặc, trong cách thể hiện bản thân, và cả
những người đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để có được cơ
thể như giới tính họ mong muốn.”3 “Transgender” bao gồm nội
hàm rất rộng: cả những ai sẵn sàng trải qua phẫu thuật, hoặc
không muốn phẫu thuật nhưng đơn thuần muốn thể hiện bản
thân và sống cuộc đời họ như một giới tính khác. Theo như
nghiên cứu trên thì người chuyển giới là một người được sinh ra
với cơ thể sinh học là nam hay nữ, nhưng có một khát vọng
mạnh mẽ và nhất quán, có giới tính khác với giới tính sinh học
của họ lúc sinh. Họ có thể trải qua hoặc không trải qua việc điều
trị y tế để chuyển đối sang bản dạng giới họ chọn. Bên cạnh đó,
tổ chức này cũng đưa ra khái niệm cụ thể về người chuyển giới
nữ và người chuyển giới nam, theo đó: “Người chuyển giới nữ là
người sinh ra là nam và có giới tính tự nhận, nghĩ rằng mình là
nữ”; “Người chuyển giới nam là người sinh ra là nữ và có giới
tính tự nhận, nghĩ rằng mình là nam”.
Ở một nghiên cứu khác của Bách khoa toàn thư mở khái
niệm về người chuyển giới được hiểu cụ thể hơn “Người chuyển
giới (tiếng Anh: Transgender) hay còn gọi là hoán tính, là trạng
thái tâm lý giới tính của một người không phù hợp với giới tính
của cơ thể”4. Dưới góc độ này những người chuyển giới được mô
tả là những người khi sinh ra đã mang sẵn một giới tính sinh học
(dựa vào cơ quan sinh dục để phân biệt), nhưng tâm lý của

những người này cảm nhận rằng giới tính của họ không giống
với giới tính mà thể xác của họ đang có. Không phải tất cả
những người chuyển giới đều muốn thay đổi cơ thể họ, mặc dù
một số khác thì cảm thấy mong muốn điều này. Tuy nhiên, hầu
hết những người chuyển giới đều mong muốn thiết lập một vai
trò xã hội phù hợp với giới tính mà tâm lý của họ tự xác định.

3 Phạm Quỳnh Hương-Lê Quang Bình-Mai Thanh Tú (2012), Khát vọng được là chính mình, Viện nghiên cứu
xã hội, kinh tế và môi trường ISEE.

4 Bách khoa toàn thư mở, Người chuyển giới, />%E1%BB%83n_gi%E1%BB%9Bi.

15


Theo những định nghĩa trên nhóm nghiên cứu đưa ra khái
niệm: Người chuyển giới được xác định dựa trên việc một cá
nhân suy nghĩ, cảm nhận, sự tự nhận của chính họ, không phụ
thuộc vào các thủ tục y khoa và thủ tục pháp lí.
Có thể nói đối với người chuyển giới, quá trình tự nhận
thức về bản dạng giới là một quá trình khó khăn và lâu dài từ
khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Đặc biệt, việc nhận thức ra
bản dạng giới của họ luôn đi kèm với quyết định chuyển đổi liên
quan đến thể hiện giới và đón nhận những thách thức trong cuộc
sống.
1.1.1.3. Khái niệm chuyển đổi giới tính
Chuyển đổi giới tính hiện nay là một vấn đề đang được xã
hội đặc biệt quan tâm về cả đời sống và pháp luật. Tuy nhiên
trong xã hội vẫn có rất nhiều cá nhân chưa hiểu rõ về thuật ngữ
này hoặc là bị nhầm lẫn với những thuật ngữ khác.

Theo Bách khoa toàn thư mở, “Chuyển đổi giới
tính (hoặc phẫu thuật chuyển giới) là khái niệm dùng để chỉ
những biện pháp y khoa dùng để thay đổi giới tính của một
người, trong đó bao gồm những công đoạn như phẫu thuật
chuyển đổi giới tính, tiêm hoóc-môn, phẫu thuật chỉnh
hình. Người chuyển đổi giới tính là người đã thực hiện chuyển
đổi giới tính.”5 Hiểu theo quan điểm này, việc chuyển đổi giới
tính chỉ đơn thuần là sự tác động về mặt y học vào cơ thể con
người, sau khi kết thúc các thủ tục đó họ sẽ được thừa nhận là
người chuyển đổi giới tính.
Một khái niệm khác nêu ra “Chuyển đổi giới tính - một cá
nhân khỏe mạnh được xác định với giới tính khác với giới tính
ban đầu và họ kích thích hormones hoặc phẫu thuật khẳng định
giới tính hoặc cả hai để nữ hóa hoặc nam hóa cơ thể; họ có thể
sống trọn đời trong vai trò của người chuyển giới.”6 Những người
chuyển đổi giới tính cảm thấy rằng họ thuộc về giới tính khác,
5 Từ điển Bách khoa, Chuyển đổi giới tính, />%C4%91%E1%BB%95i_gi%E1%BB%9Bi_t%C3%ADnh.
6 Committee on Health Care for Underserved Women -This information should not be construed as dictating an
exclusive course of treatment or procedure to be followed. “Health Care for Transgender Individuals”
/>
16


họ muốn trở thành và hoạt động như những người khác giới. Đối
với họ, các cơ quan sinh dục của họ là những dị dạng kinh tởm
phải được thay đổi bởi con dao của bác sĩ phẫu thuật.
Chuyển đổi giới tính là một sự thay đổi trong mối quan hệ
giữa tình dục có thể nhìn thấy của một cá nhân và bản sắc giới
tính của họ. Người chuyển đổi giới tính có giới tính sinh học khi
sinh ra hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, người đó lại mong

muốn, tự nhận mình mang giới tính khác với giới tính sinh học
khi được sinh ra. Chẳng hạn, một người chuyển đổi giới tính là
phụ nữ có thể cảm thấy rằng bản sắc đàn ông phù hợp hơn và
thực hiện các bước sau: Sử dụng tên nam thay vì tên phụ nữ, sử
dụng đại từ nam thay vì đại từ nữ, ăn mặc như một người đàn
ông, tham gia các hoạt động thường gắn liền với nam giới trong
nền văn hoá. “Những người này hoàn toàn nhận thức được giới
tính thực sự của mình là nam hay nữ. Đối với người chuyển đổi
giới tính thì họ lại có cấu tạo sinh học hoàn chỉnh và việc
chuyển đổi giới tính là xuất phát từ nhu cầu sống với đúng cảm
nhận, suy nghĩ và tình cảm của con người họ”7.
Việc chuyển đổi giới tính đem lại sự hào hứng và hạnh
phúc cho những người có mong muốn chuyển giới, hay nói cách
khác đó là tia sáng mặt trời, cánh cửa thiên đường mở ra dành
cho họ để họ đến với một thế giới mới thực sự phù hợp với mình
mà ở trong đó họ sống chính với bản thân họ với hình dạng bên
ngoài và tính cách bên trong thống nhất làm một. “Phẫu thuật
chuyển đổi giới tính là bước cuối cùng trong quá trình điều trị
bệnh nhân rối loạn nhận thức tính dục. Mục đích phẫu thuật để
tạo bộ phận sinh dục nam hoặc nữ giúp người chuyển giới thỏa
mái về hình dáng bên ngoài của mình.”8
Như vậy, chuyển đổi giới tính là việc dùng các biện pháp y
khoa nhằm thay đổi đi giới tính hiện tại thành một giới tính khác
theo mong muốn của người có nhu cầu chuyển giới để họ được
sống đúng với giới tính thật của mình.
7 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015 của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.
8 Trung tâm chuyển đổi giới tính, phẫu thuật chuyển đổi giới tính, />
17



1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyền
chuyển đổi giới tính
1.1.2.1. Khái niệm quyền chuyển đổi giới tính
Giống như các quyền con người khác, quyền chuyển đổi
giới tính là những giá trị tự nhiên, vốn có mà mỗi thành viên của
cộng đồng nhân loại đều được hưởng. Là thành viên của cộng
đồng nhân loại, những người chuyển giới cũng phải được nhà
nước, xã hội bảo vệ và tôn trọng, cho dù họ có những đặc điểm
khác biệt về bản dạng giới và xu hướng tính dục.
Người chuyển giới là người bình thường như mọi cá nhân
khác trong xã hội, có khả năng thực hiện các nghĩa vụ và được
quyền hưởng các quyền bình đẳng, ngang bằng như những
người khác. Một trong những quyền quan trọng nhất là quyền
được công nhận và tôn trọng. Vì thế, xã hội cần nhìn nhận người
chuyển giới như người bình thường với đầy đủ các nghĩa vụ,
không được phép miệt thị, xúc phạm hay coi họ như những
bệnh nhân lệch lạc về tâm thần. Theo John Locke, “tự do là khả
năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn
mà không gặp bất kỳ cản trở nào” 9. Như vậy, quyền chuyển đổi
giới tính là một phần của tự do. Tự do được xem như một giá trị
tự thân của con người. Người chuyển giới chuyển đổi giới tính để
có thể được tự do là chính mình, theo đúng bản năng tự nhiên
của cơ thể. Đây là những nhu cầu tự nhiên, chính đáng mà
những người chuyển giới được hưởng, được làm, được các chủ
thể khác, bao gồm nhà nước, xã hội, gia đình… tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm.
Chính vì vậy,
Quyền chuyển đổi giới tính là một quyền con người dành
cho một nhóm xã hội đặc biệt, đó là nhóm những người có nhu

cầu chuyển giới. Nhằm đáp ứng quyền được thay đổi về mặt
sinh học và quyền được nhà nước, pháp luật công nhận giới tính
mới ở trên giấy tờ tùy thân.
1.1.2.2. Đặc điểm của quyền chuyển đổi giới tính
9 Trương Hồng Quang (2015), Công nhận chuyển đổi giới tính: Việt Nam đang trên đường bồi đắp giá trị nhân
văn của pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Bộ Tư pháp.

18


×