Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về Xóa Đói Giảm Nghèo ở Việt Nam từ năm 1945 tới nay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.13 KB, 20 trang )

CHỦ ĐỀ : Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam về Xóa
Đói Giảm Nghèo từ năm 1945 tới nay.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
I.Những vấn đề chung về đói nghèo
1.Các định nghĩa về đói nghèo
2.Nguyên nhân gây ra đói nghèo
3.Tác động của đói nghèo với kinh tế và xã hội
II. Công tác xóa đói giảm nghèo(XDGN)
1. Định nghĩa XDGN
2.XDGN với ASXH
3.Các chương trình xóa đói giảm nghèo
4.Nguồn tài chính XDGN
5.Mục tiêu Thiên Niên Kỷ XDGN
PHẦN II CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM TỪ 1945 TỚI NAY.
I.Quá trình thực hiện trước năm 1986
1. Giai đoạn 1945-1954
2. Giai đoạn 1955-1975
3. Giai đoạn 1975-1986
II.Quá trình thực hiện sau năm 1986.
1. Giai đoạn 1986-1990
2. Giai đoạn từ 1990 đến nay
III.Hạn chế, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện XDGN
1. Hạn chế
2. Khó khăn
3. Bài học kinh nghiệm
PHẦN III : ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 2011-2020
1. Mục tiêu
2. Định hướng
KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU

Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với
những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của
từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Ở Việt Nam là một
nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác
còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp,
tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra nhiều nơi. Chính vì vậy vấn đề đói nghèo đã được
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu,
nhiệm vụ chính trị - xã hội. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có
nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Và đã thu được nhiều
kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó gặp nhiều khó khăn và những tồn tại.
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO
I.Những vấn đề chung về đói nghèo
1.Các định nghĩa về đói nghèo
_ Đói là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe.
_Nghèo được hiểu theo nghĩa rộng hơn là tình trạng thiếu hụt các điều kiện sống
về vật chất, tinh thần… hoặc có mức sống thấp hơn mức trung bình chung.
Đói nghèo là tình trạng thiếu hụt những điều kiện cần thiết ( điều kiện vật chất:
thức ăn, nước uống, quần áo…. và điều kiện về mặt xã hội: giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, cung cấp thông tin, quan hệ cộng đồng…) để đảm bảo mức sống tối thiểu
của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư.
Trong xã hội phát triển, sự thiếu hụt còn có thể bao hàm cả tự do tôn giáo, tự do tín
ngưỡng.
_ Trên quan điểm quản lí vĩ mô, khái niệm đói nghèo được sử dụng với 2 cấp độ:
• Nghèo tuyệt đối: Gắn liền với tình trạng thiếu hụt các điều kiện cần thiết để
đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng ( gọi là đói) và tiếp cận với các nhu cầu tối
thiểu khác như chữa bệnh, học tập, đi lại ( gọi là nghèo). Mỗi quốc gia hay
các tổ chức quốc tế thường xây dựng cho mình 1 tiêu chuẩn riêng để đánh

giá mức độ đói nghèo và được gọi là chuẩn nghèo. Có thể có sự khác nhau
giữa các vùng, các địa phương và thay đổi theo thời gian.
• Nghèo tương đối: được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với nghèo tuyệt đối,
gắn liền với tình trạng một cá nhân hay một bộ phận dân cư có thu nhập thấp
hơn thu nhập trung bình của các thành viên khác trong xã hội, nó trực tiếp
phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các thành viên trong xã hội.
Theo WB, nghèo tương đối là những người có mức thu nhập bình quân dưới
2USD/1 ngày.
_ Chuẩn nghèo
Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức
độ giàu nghèo .
Ở VN, Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 như sau: người có thu
nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000 đồng/tháng là người nghèo.
Cụ thể, những hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập bình quân dưới
200.000 đồng/người/tháng (2,4 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Ở khu
vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3,12 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Mức
chuẩn nghèo mới cao hơn mức cũ 2 lần, kéo theo số hộ được xếp vào diện nghèo
cũng tăng lên 3 lần.
2.Nguyên nhân gây ra đói nghèo
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đói nghèo của người dân.
• Khách quan: Do sự không thuận lợi của điều kiện tự nhiên ở một số
vùng miền; do gặp phải những sự kiện bất thường trong cuộc sống như ốm
đau, bệnh tật, tai nạn; do mặt trái của nền kinh tế thị trường mà chưa có sự
can thiệp đầy đủ kịp thời của Chính phủ…
• Chủ quan: Từ bản thân người nghèo như trình độ văn hóa thấp, gia
đình đông con, tập tục lạc hậu, lười lao động…
Liên hệ ở Việt Nam, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đói nghèo
của các hộ dân. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
năm 2004, tình trạng đói nghèo ở Việt Nam do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thiếu vốn sản xuất:79% ; thiếu kiến thức sản xuất: 70% ; thiếu thông tin thị
trường: 35%; ốm đau bệnh tật: 32%; không có đất sản xuất: 29%; đông con: 24%;
không tìm được việc làm: 24%; rủi ro bất thường trong cuộc sống: 5,9%; gia đình
có người mắc tệ nạn xã hội: 1%.
3.Tác động của đói nghèo với kinh tế và xã hội
Đói nghèo không chỉ là vấn đề riêng của nhưng người rơi vào cảnh đói
nghèo, mà còn là một vấn đề xã hội lớn, cần tới sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi
vì đói nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu
sắc: Đói nghèo gây suy thoái kinh tế; gia tăng tội phạm xã hội; tăng dịch bệnh do
không đủ sức khỏe chống chọi với bệnh tật; gây bất ổn chính trị thậm trí dẫn tới
nội chiến, chiến tranh; làm tăng sự phân biết đối xử giữa người nghèo và người
giàu; làm giảm tuổi thọ của cong người…
II. Công tác xóa đói giảm nghèo(XDGN)
1. Định nghĩa XDGN
Chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và
công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể kinh tế xã hội nhằm
giải quyết vấn đề nghèo đói thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó xây
dựng một xã hội tốt đẹp
2.XDGN với ASXH
Mối quan hệ giữa XDGN vời ASXH thể hiện qua 4 yếu tố sau:
- Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách
ASXH mỗi quốc gia. Cùng với bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, các
chương trình xóa đói giảm nghèo tạo ra một tấm lưới toàn diện bảo vệ cho các
thành viên trong xã hội. Nếu như BHXH hướng tới đối tượng là người lao động,
cứu trợ xã hội hướng tới những người khó khăn và bị tổn thương trong cuộc sống,
ưu đãi xã hội hướng tới những người có công với nước thì xóa đói giảm nghèo
hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống đó là
tất cả người nghèo.
- Thứ hai, xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo ASXH một cách lâu dài và bền
vững. Mặc dù BHXH là một chính sách ASXH lớn nhưng thực tế cho thấy đối

tượng được hưởng lợi từ bảo hiểm xã hội chủ yếu là tầng lớp dân cư có thu nhập
bậc trung chứ không phải người nghèo. Còn với chính sách cứu trợ xã hội, mặc dù
người nghèo là một trong những diện được hưởng nhiều nhưng các trợ giúp
này( trừ một số trợ cấp dài hạn )thường có tính chất tức thì và ngắn hạn. Vì vậy,
xóa đói giảm nghèo được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững, giúp người
nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cuộc sống của mình, góp phần tạo ra mạng lưới an
sinh toàn diện cho mỗi quốc gia.
- Thứ ba, xóa đói giảm nghèo , xét về lâu dài góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ
thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp ASXH. Khi tỉ lệ người
nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít người hơn cần trợ giúp của chính sách ASXH.
- Cuối cùng, xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất
lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH. Khi đói nghèo giảm và xã
hội giàu có hơn, các quỹ ASXH sẽ dồi dào hơn trong khi các đối tượng cần trợ cấp
ASXH cũng giảm. Vì vậy. người nghèo nói riêng và những người gặp khó khăn
nói chung có điều kiện để nhận mức trợ cấp ASXH tốt hơn.

3.Các chương trình xóa đói giảm nghèo
Các chương trình xóa đói giảm nghèo có thể chia ra làm 3 nhóm chính:
a. Nhóm các biện pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng
thu nhập
1. Tín dụng ưu đãi cho người nghèo
2. Hỗ trợ đất sản xuất
3. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
4. Chương trình khuyến nông, lâm, ngư
5. Các chương trình hỗ trợ khác ( Tùy điều kiện cụ thể của mỗi nước)
b. Nhóm các biện pháp tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản
1. Hỗ trợ về y tế cho người nghèo
2. Hỗ trợ người nghèo vè giáo dục
3. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở

4. Hỗ trợ các dịch vụ về nước sạch và vệ sinh
c. Nhóm các biện pháp mở rộng mạng lưới ASXH đến với người nghèo.
4.Nguồn tài chính XDGN
1.2.2. Nguồn tài chính của xóa đói giảm nghèo
Nguồn tài chính xóa đói giảm nghèo thông thường bao gồm:
- Ngân sách nhà nước(ngân sách trung ương và ngân sách sách địa phương). Phần
chi tiêu này của ngân sách nhà nước là chi tiêu công. Dây là một trong những can
thiệp quan trọng của nhà nước nhằm làm giảm bất cập của kinh tế thị trường là sự
gia tăng khoảng cách giàu nghèo,đảm bảo công bằng xã hội.
- Huy động cộng đồng. Nguồn tài chính này có xu hướng gia tăng trong những
năm gần đây. Nó thể hiện tính cộng đồng và tình tương thân tương ái giữa các
thành viên trong xã hội
- Huy động quốc tế. Trong nền kinh tế mở toàn cầu hóa, xóa đói giảm nghèo không
phải chỉ là việc riêng của các nước nghèo,đang phát triển, mà là nhiệm vụ toàn cầu.
- Vốn tín dụng. Đây chính là các khoản vay vốn tín dụng
ưu đãi cho người nghèo, để người nghèo có các khoản vốn để đầu tư sản xuất, có
điều kiện nâng cao thu nhập và thoát nghèo.
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước mà vai trò của từng nguồn vốn là
khác nhau. Nhưng nhìn chung ngân sách nhà nước và vốn tín dụng là nguồn tài
chính chủ yếu của chính sách xóa đói giảm nghèo. Cùng với đó sự giúp đỡ của
cộng đòng và quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo giúp
cho những người nghèo có cơ hội thoát nghèo.
5.Mục tiêu Thiên Niên Kỷ và XDGN
Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu:
1. Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói.
2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học.
3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ.
4. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
5. Tăng cường sức khỏe bà mẹ.
6. Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác.

7. Đảm bảo bền vững môi trường.
8. Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.
Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm nghèo
một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong
những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển.
Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn ẩn chứa
nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn định kinh tế - xã
hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động trực tiếp hay
gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo.
PHẦN II . CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM TỪ 1945
TỚI NAY.
I.Quá trình thực hiện trước năm 1986
Trong thời kì từ năm 1945-1986, tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn, chiến
tranh tàn phá nặng nề. Chính vì vậy trong thời kì này bên cạnh chống giặc ngoại
xâm thì giặc đói là rất quan trọng. Nên Nhà nước tập nhiều chính phát triển nông
nghiệp, đảm bảo ổn định lương thực quốc gia. Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở
giai đoạn nay đi sâu vào ‘ Xóa Đói’.
1. Giai đoạn 1945-1954
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính
quyền Cách mạng ra đời chưa có thời gian củng cố, đã phải đương đầu với hàng
loạt khó khăn thách thức của “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Đảng và
Nhà nước ta đã bắt tay ngay vào giải quyết những khó khăn cấp bách của đời sống
nhân dân, tăng cường thực lực cách mạng trên tất cả các phương diện chính trị,
quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, một
trong những chủ trương hàng đầu của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí
Minh lãnh đạo là “diệt giặc đói”. Ngày 6/1/1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong thời kỳ này (1946-1954) kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có
vị trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia

sản xuất, Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm tô,
giảm tức. Năm 1949, sắc lệnh giảm tô, giảm tức được ban hành, đồng thời tạm cấp
ruộng đất thu được của thực dân Pháp và địa chủ bỏ chạy vào vùng địch tạm chiếm
chia cho nông dân nghèo.
Kết quả
Trong các vùng giải phóng, sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương
thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị
sản lượng nông nghiệp ở miền Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm. Nhiều
cơ sở công nghiệp quan trọng phục vụ quốc phòng và sản xuất hàng hóa tiêu dùng
thiết yếu cho nhân dân được khôi phục và mở rộng.
Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến tháng 4/1953 ở vùng tự do và đến tháng
7/1954 ở vùng mới giải phóng, nông dân miền Bắc đã được chia 475.900 ha ruộng
đất và ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410.000 ha. Do
lực lượng sản xuất được giải phóng, sản xuất nông nghiệp vùng giải phóng đạt
mức tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 2,95 triệu tấn, tăng 13,7%
so với năm 1946, trong đó riêng thóc đạt 2,3 triệu tấn tăng 15,9%.
>>Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kiệt quệ vì sự bóc lột lâu dài của đế
quốc và phong kiến, dân tộc ta đã đứng lên kháng chiến 9 năm gian khổ chống
thực dân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
2. Giai đoạn 1955-1975
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta
đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ chiến
lược: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp
tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc trong cả nước. nhà nước
tập trung xóa đói bằng các chính sách nông nghiệp.
Để hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn khắc phục hậu quả nặng nề của chiến
tranh và tàn dư của chế độ phong kiến, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương
và chính sách kinh tế, tài chính tích cực, trong đó nổi bật nhất là cải cách ruộng

×