Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 183 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
-----**------

ĐỖ ANH VINH

GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
-----**------

ĐỖ ANH VINH

GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS PHAN HỮU TÍCH
2. PGS. TS LÊ VĂN CƯỜNG



HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong
Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy đinh.
Tác giả

Đỗ Anh Vinh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BQP:

Bộ Quốc phòng

CBHC:

Cán bộ hậu cần

CTĐ, CTCT:

Công tác đảng, công tác chính trị

ĐĐCM:


Đạo đức cách mạng

HVHC:

Học viện Hậu cần

Nxb:

Nhà xuất bản

QĐNDVN:

Quân đội nhân dân Việt Nam

QUTW:

Quân ủy Trung ương

TCCT:

Tổng cục Chính trị

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang
1


MỞ ĐẦU
Chương 1:
1.1.
1.2.
1.3.

Chương 2:
2.1.
2.2.

Chương 3:

3.1.
3.2.

Chương 4:

4.1.

4.2.

Tổng quan các công trình khoa học có liên quan
đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của
đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội
Các công trình khoa học ở nước ngoài
Các công trình khoa học ở Việt Nam
Đánh giá khái quát kết quả của các công trình khoa
học có liên quan đến luận án và những vấn đề luận
án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục, rèn
luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần
Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay
Ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam và đội
ngũ cán bộ hậu cần quân đội
Đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn luyện đạo đức
cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần quâ n đội
Đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn luyện đạo
đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần Quân
đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay - thực
trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm
Thực trạng đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ
hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ
cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam - thực
trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm
Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh giáo
dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán
bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm
2030
Dự báo thuận lợi, khó khăn, và phương hướng đẩy
mạnh giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của
đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội
Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần
Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6
6
12

27

29
29
40

67
67

75

108

108

115
149
151
152
165


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức của người cán bộ nói chung và của người cán bộ quân đội nói
riêng là phẩm chất quan trọng trong nhân cách người cán bộ. Nhưng, đạo đức
cách mạng (ĐĐCM) của người cán bộ không phải tự nhiên mà có, phải trải qua
quá trình tự rèn luyện bền bỉ, thường xuyên, lâu dài, gian khổ và sự quan tâm
giáo dục của cấp ủy, tổ chức đảng mới tạo nên. Cán bộ quân đội hoạt động trong
môi trường đặc biệt, là lực lượng được trang bị vũ khí, khí tài, cơ sở vật chất,
phương tiện phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, công
tác với nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ
Tổ quốc. Để cán bộ quân đội thực sự yên tâm công tác, tuyệt đối trung thành với
sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, tổ chức đảng, người chỉ huy, cơ
quan chức năng các cấp trong quân đội cần thực hiện tốt công tác giáo dục chính
trị cho cán bộ quân đội. Trong đó, giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của người cán bộ
quân đội trong điều kiện hiện nay là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp
ủy đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên và của bản thân từng cán bộ Hậu cần Quân
đội nhằm tiếp tục bồi dưỡng, phát huy phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong
tình hình mới. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ trực tiếp góp phần xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) vững mạnh về chính trị, hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao.
“Công tác hậu cần quân đội là một mặt công tác quân sự, gồm tổng
thể những hoạt động để bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải
cho quân đội nhằm duy trì khả năng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm
vụ và sẵn sàng chi viện về hậu cần cho các lực lượng vũ trang và
nhân dân địa phương trong các tình huống…; là công tác chuyên
môn của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần; đồng thời là công tác
chung, mọi cán bộ, chiến sỹ và công nhân viên quốc phòng trong
toàn quân có trách nhiệm tham gia thực hiện” [22, tr.3].
Đội ngũ cán bộ Hậu cần (CBHC) Quân đội là lực lượng có vai trò quan
trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác hậu cần của quân đội, là

đội ngũ trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, tài chính hậu cần; tổ chức tạo nguồn,
bảo đảm lực lượng, vật chất, phương tiện hậu cần cho các nhiệm vụ huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, công tác của các đơn vị trong toàn quân;


2
tổ chức quản lý, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ,
nhân viên hậu cần các cấp; nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội; nghiên
cứu, phát triển khoa học hậu cần quân sự; tham mưu cho các cấp ủy đảng lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác hậu cần nhân dân bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới.
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động bảo đảm hậu cần của đội ngũ
CBHC Quân đội dễ nảy sinh tham nhũng, “lợi ích nhóm” và sự suy thoái về
đạo đức, lối sống. Để hạn chế và loại trừ tình trạng này, các cấp ủy, tổ chức
đảng, người chỉ huy các cấp trong quân đội phải thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp lớn. Trong đó, giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội
là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.
Trong những năm qua, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò rất quan trọng
của ĐĐCM đối với đội ngũ CBHC Quân đội, các cấp ủy, tổ chức đảng, người
chỉ huy trong quân đội đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục,
rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC đạt nhiều kết quả quan trọng. Nội dung
giáo dục, rèn luyện đã cụ thể, thiết thực hơn, gắn liền và sát với nhiệm vụ bảo
đảm hậu cần, với chức trách, nhiệm vụ của CBHC ở từng cấp, từng quân,
binh chủng và từng đơn vị. Hình thức giáo dục, rèn luyện ĐĐCM đã được đổi
mới theo hướng đa dạng, phát huy được vai trò của các cấp ủy, tổ chức đảng,
các đoàn thể trong đơn vị tham gia giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ
CBHC Quân đội.
Đa số CBHC Quân đội luôn chủ động tự giáo dục, rèn luyện ĐĐCM và
có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, cần kiệm, liêm
chính, ý thức kỷ luật nghiêm, chấp hành tốt mệnh lệnh cấp trên, chế độ quy

định của ngành, điều lệnh, điều lệ quân đội. Nhờ đó, chất lượng công tác hậu
cần từng bước được nâng lên; đã tích cực thực hành tiết kiệm…khai thác hiệu
quả vũ khí, trang bị kỹ thuật, cơ sở vật chất, quân lương, quân trang, bảo đảm
kịp thời cho nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều
CBHC luôn gương mẫu về đạo đức, lối sống, tận tâm, tận lực trong công việc,
sâu sát với bộ đội, thích ứng với phương thức bảo đảm hậu cần trong điều
kiện hiện nay.
Tuy nhiên, công tác tổ chức giáo dục, rèn luyện ĐĐCM đối với đội ngũ
CBHC Quân đội của các cấp ủy đảng, người chỉ huy, cơ quan chức năng…
vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém như: nội dung giáo dục của nhiều cấp ủy, tổ


3
chức đảng, chỉ huy đơn vị chưa được đổi mới, còn chung chung, có nội dung
chưa gắn với thực tiễn nhiệm vụ bảo đảm hậu cần và chức trách, nhiệm vụ
của CBHC; còn biểu hiện hình thức trong công tác giáo dục, rèn luyện. Việc
theo dõi, kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBHC tự rèn luyện
ĐĐCM của nhiều cấp ủy chưa thường xuyên và chặt chẽ. Vai trò của nhiều tổ
chức đoàn thể chưa được phát huy mạnh mẽ trong tham gia giáo dục, rèn
luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC.
Bên cạnh đó, hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ
CBHC Quân đội vẫn là khâu yếu, còn những hạn chế nhất định, chưa đáp
ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm hậu cần trong điều kiện mới. Một số
CBHC thiếu tích cực trong học tập nghiên cứu lý luận chính trị, hoặc có học
nhưng còn chàng màng, dẫn đến tình trạng hẫng hụt về trình độ lý luận, nắm
những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối chủ trương của Đảng chưa sâu”. ĐĐCM của một bộ phận
CBHC có biểu hiện suy giảm: trong công việc họ chú ý nhiều đến ý nghĩa
vật chất hơn là ý nghĩa chính trị, đạo đức. Vẫn còn một số cán bộ lợi dụng
kẽ hở của cơ chế để buôn bán trái phép, bớt xén tiêu chuẩn bộ đội, sử dụng

phương tiện của đơn vị, công sức của bộ đội vào mục đích làm giàu cho cá
nhân; một số CBHC có biểu hiện giảm sút lòng tin vào thắng lợi của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vi phạm các quy định
về công tác bảo đảm hậu cần, cửa quyền, sách nhiễu cấp dưới, sa vào tham
nhũng, lãng phí. Đồng thời, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị
trường đã làm một bộ phận CBHC suy thoái về đạo đức, lối sống với những
biểu hiện mới, tinh vi, làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, danh dự người
CBHC và chất lượng bảo đảm hậu cần quân đội.
Vì vậy, việc lựa chọn và thực hiện đề tài luận án:“Giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt
Nam giai đoạn hiện nay”, thực sự là vấn đề cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục, rèn
luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện
nay, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh
giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội đến năm 2030.


4
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài luận án, chỉ rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, những nội dung
luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.
- Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục, rèn luyện
ĐĐCM của CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay
- Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐĐCM và thực trạng giáo dục, rèn
luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội từ năm 2005 đến năm 2018;
chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm
- Đề xuất phướng hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện

ĐĐCM của CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu về giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC
Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu hoạt động giáo dục, rèn luyện
ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội (cán bộ tham mưu hậu cần; cán bộ quân
nhu; cán bộ vận tải; cán bộ xăng dầu; cán bộ doanh trại).
- Địa bàn khảo sát, nghiên cứu: Các cơ quan, đơn vị thuộc các quân
khu, quân chủng, quân đoàn trên địa bàn phía bắc
- Thời gian nghiên cứu, khảo sát: từ năm 2005 đến năm 2018; phương
hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030.
4. Cở sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán
bộ, và ĐĐCM của cán bộ, đảng viên.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ
Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam và thực trạng giáo dục, rèn luyện
ĐĐCM của đội ngũ CBHC QĐNDVN từ năm 2005 đến năm 2018; các báo


5
cáo, tổng kết công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT); báo cáo, sơ,
tổng kết về hoạt động giáo dục ĐĐCM; sơ kết, tổng kết thực hiện cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; số
liệu điều tra, khảo sát ở các cơ quan, đơn vị hậu cần trong toàn quân.
4.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong
đó, đặc biệt chú trọng phương pháp: phân tích kết hợp với tổng hợp; lôgíc kết
hợp với lịch sử, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Trình bày có hệ thống những vấn đề chung về ngành Hậu cần quân
đội; cán bộ Hậu cần, ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội.
- Tổng kết một số kinh nghiệm giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ
CBHC Quân đội từ năm 2005 đến năm 2018.
- Xác định chuẩn mực ĐĐCM của từng loại CBHC Quân đội; đổi mới nội dung,
phương thức giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội đến năm 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo
dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ khoa học cho cấp ủy,
tổ chức đảng, cơ quan chính trị, người chỉ huy, đội ngũ cán bộ chính trị các
cấp trong quân đội nghiên cứu, tham khảo xác định chủ trương, giải pháp
trong giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của CBHC ở đơn vị.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập về ĐĐCM nói chung
và ĐĐCM của người CBHC Quân đội nói riêng tại Học viện Hậu cần
(HVHC) và các cơ sở bồi dưỡng CBHC Quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án kết cấu gồm: mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục
các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


6
Chương 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC, RÈN LUYÊN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở NƯỚC NGOÀI

1.1. 1. Công trình của các nhà khoa học Nga
- “Thế nào là quân nhân có đạo đức” của Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp [80]. Tác
giả đã khái quát những khái niệm cơ bản của đạo đức học Mác - Lênin, chỉ rõ
nội dung và một số biểu hiện của đạo đức quân nhân, phân tích những vấn đề
cơ bản thuộc về phẩm chất đạo đức cần thiết của người chiến sĩ Xô Viết. Đồng
thời, chỉ ra những cách thức, biện pháp tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức
của người quân nhân cách mạng.
- “Đạo đức Cộng sản chủ nghĩa và nghĩa vụ của quân nhân” của A.X.
Milôvidốp [2]. Khi trình bày về đạo đức cộng sản chủ nghĩa, tác giả chỉ ra đây
là cơ sở, nền tảng để người cộng sản nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của
mình đối với sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, tác giả đã nêu lên mục tiêu giáo
dục đạo đức là “nhằm xây dựng một quan điểm sống tích cực, xây dựng một thái
độ tự giác đối với nghĩa vụ xã hội, khi thống nhất giữa lời nói và việc làm trở
thành tiêu chuẩn trong cuộc sống hàng ngày” [2, tr.3].
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đạo đức cộng sản, tác giả xác định một
số phương pháp giáo dục đạo đức như: giáo dục thuyết phục, phương pháp
cưỡng bách, giáo dục sự thật, “đấu tranh thẳng thắn, chân thành, cởi mở, lập
trường nguyên tắc và lập trường của Đảng là cần thiết trong tập thể bộ đội Xô
viết”. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh việc giáo dục bằng gương sáng cá nhân:
“người chỉ huy cần phải là tấm gương cho cấp dưới trong việc chấp hành nghiêm
chỉnh các tiêu chuẩn đạo đức và thẩm mỹ của hành vi, hoàn thành tốt nhất các
yêu cầu của pháp luật xô viết, của lời thề quân nhân, điều lệnh quân đội và nghĩa
vụ phục vụ của mình” [2, tr.36]. Đồng thời, phải giáo dục bằng dư luận xã hội:
“dư luận có uy tín đạo đức to lớn, con người được trải qua trường học thật sự về
giáo dục nghĩa vụ đối với xã hội. Dư luận xã hội làm nảy sinh tinh thần trách

nhiệm trước tập thể ấy và trước toàn thể xã hội” [2, tr.36].
“Công tác đảng - chính trị trong các lực lượng vũ trang xô-viết”, của P.I.
Các-pen-cô [131]. Trong sách, các tác giả đã trình bày về công tác đảng - chính
trị ở đơn vị cơ sở. Trong đó, công tác đảng - công tác chính trị ở đơn vị cơ sở


7
phải có tính lý luận chặt chẽ và có tính thực tiễn cụ thể, phong phú; lý luận phải
gắn liền với hoạt động thực tiễn sinh động, không tách rời nhiệm vụ chính trị
của đơn vị. Về giáo dục đạo đức, các tác giả đã chỉ ra: “Việc giáo dục đạo đức
cho mọi người phải thống nhất, chặt chẽ với giáo dục tư tưởng - chính trị và
giáo dục quân nhân. Nếu đạt được trình độ tinh thần - đạo đức nhất định thì
chúng ta có thể đi xa hơn nữa trên con đường củng cố nhận thức về các quy tắc
và tiêu chuẩn của hành vi cộng sản chủ nghĩa…” [131, tr.68]. Theo tác giả,
việc giáo dục đạo đức thông qua đó hình thành lập trường sống của mỗi quân
nhân, để họ tự giác nhận và thực hiện nhiệm vụ, có thái độ rõ ràng, đấu tranh
chống các hiện tượng tiêu cực trong đơn vị.
1.1.2. Công trình của các nhà khoa học Trung Quốc
- “Giáo trình Công tác Chính trị” của Chương Tử Nghị [119]. Trong
sách, tác giả trình bày, luận giải về vấn đề đức và tài của người cán bộ trong
quá trình hiện đại hóa. Đức, tài là một thể thống nhất, không thể tách rời
nhau, hay coi trọng hoặc hạ thấp yếu tố nào. Theo tác giả: không có đức thì
không thể kiên trì định hướng XHCN, không thể toàn tâm, toàn ý phục vụ
nhân dân; trọng dụng người có tài mà không có đức sẽ có nguy hiểm rất lớn.
Không thể nghĩ rằng, một người thiếu niềm tin, kiên định ở chủ nghĩa cộng
sản; không hiểu gì về chính sách, phương châm, đường lối của Trung ương
Đảng, không có trách nhiệm với công việc, tính đảng yếu, tinh thần không
phấn chấn, đời sống hủ bại, hưởng lạc, ỷ quyền để mưu lợi cá nhân, thậm chí
vô kỷ luật, phạm pháp lại có thể gánh vác được trọng trách của những người
lãnh đạo. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh yếu tố đức và tài của người cán bộ

trong quân đội là rất quan trọng, cần phải xây dựng, giáo dục, vì đây là lực
lượng sẵn sàng hy sinh thân mình vì Tổ quốc.
- “Công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay” của Nhiệm Khắc
Lễ [97]. Trong sách, tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về công tác xây
dựng Đảng hiện nay của Trung Quốc. Trong đó, tác giả tập trung làm rõ việc
xây dưng đội ngũ cán bộ có đủ đức và tài trong quá trình xây dựng Đảng, xây
dựng nhà nước chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Theo đó, tác giả chỉ ra
nội hàm của đạo đức là: Kiên trì chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông,
kiên trì lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, trung
thành vô hạn với xây dựng Đảng, sự nghiệp của Đảng; kiên trì tôn chỉ, một
lòng một dạ phục vụ nhân dân, gắn bó với nhân dân, tự giác tiếp thu sự phê
bình, giám sát của Đảng và quần chúng, chống chủ nghĩa quan liêu và chủ
nghĩa hình thức; cần phải kiên trì đường lối tư tưởng thực sự cầu thị, có tác
phong công tác điều tra nghiên cứu, có tấm lòng nồng cháy đối với sự nghiệp


8
cách mạng và tinh thần trách nhiệm chính trị, có khả năng dùng phương pháp
tư tưởng Mácxít vũ trang cho mình; gương mẫu giữ gìn kỷ luật và pháp luật,
có phẩm chất đạo đức và tác phong tư tưởng cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp. Bên
cạnh đó, tác giả nêu rõ, cần xây dựng đạo đức trong mối quan hệ giữa đức và
tài, đó là yếu tố cần và đủ trong phẩm chất của người cán bộ.
- “Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng”, của La Quốc Kiệt [93]. Đây là cuốn
sách được dịch từ bộ giáo trình cùng tên, dùng làm giáo trình thông dụng của
môn học đạo đức tư tưởng cho mọi đối tượng sinh viên trong các trường đại
học của Trung Quốc. Trong sách, tác giả đã tập trung giải quyết mười hai vấn
đề cơ bản được đưa ra, trong đó, nhấn mạnh việc: bồi dưỡng phẩm chất đạo
đức tốt (chương X); kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp (chương
XI); kiên trì và tu dưỡng, bồi dưỡng nhân cách cao thượng (chương XII). “Tu
dưỡng đạo đức tư tưởng” quán triệt tinh thần: “Xây dựng đạo đức xã hội chủ

nghĩa cần lấy phục vụ nhân dân làm trung tâm”, mà Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 6, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (khóa XIV) đã xác định.
Khi bàn về sự hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, tác giả nêu rõ:
“Sự hình thành phẩm chất đạo đức là quá trình tác động lẫn nhau giữa ý thức đạo
đức và thực tiễn đạo đức của con người, đồng thời cũng là kết quả của nguyên
tắc, quy phạm đạo đức chiếm địa vị chủ đạo của xã hội biến thành hành động đã
được cụ thể hóa và cá tính hóa” [93, tr. 514-515]. Từ đó, tác giả trình bày những
yêu cầu, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, xác định một số biện pháp tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức, tư tưởng của sinh viên trong thời đại mới, đáp ứng yêu cầu
phát triển của xã hội.
- “Xây dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh
nghiệm của Trung Quốc” của Hội đồng lý luận Trung ương [87]. Cốn sách
tập hợp các bài viết và bài phát hiểu của các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu của
Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh những vấn đề cơ bản: xây dựng đảng
cầm quyền; tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất; xây dựng tổ
chức cơ sở đảng, đội ngũ đảng viên; đổi mới công tác tư tưởng, lý luận của
Đảng; tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật, liêm chính của Đảng; tăng
cường công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ… Một số bài viết tập
trung làm rõ những vấn đề cấp thiết trong xây dựng đảng cầm quyền, trong đó
nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là cần bồi dưỡng những giá trị cốt lõi về cần,
kiệm, liêm, chính, tận trung với nước, gắn bó mật thiết với nhân dân, phải biết
hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích quốc gia, dân tộc.


9
- “Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới - kinh nghiệm
Trung quốc, kinh nghiệm Việt Nam” của Hội đồng lý luận Trung ương [89].
Cuốn sách tập hợp một số bài viết trong Hội thảo lý luận làn thứ bảy giữa
Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về “Làm tốt công

tác quần chúng trong tình hình mới - Kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm
Việt Nam”, được tổ chức tại Giang Tô - Trung Quốc năm 2011. Các bài viết
trong sách đã khẳng định quần chúng nhân dân là người nắm giữ, sáng tạo
nên lịch sử. Trong điều kiện lịch sử của mỗi nước, Đảng Cộng sản Việt Nam
và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành
các cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó
khăn, thử thách và giành những thắng lợi vĩ đại. Những thắng lợi bắt nguồn từ
đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, được nhân dân đồng tình ủng hộ; đội
ngũ cán bộ, đảng viên luôn tiên phong, gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, luôn gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phát huy sức mạnh của quần
chúng trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Đồng thời, các bài viết cũng nêu
lên một số kinh nghiệm trong công tác quần chúng, và chỉ ra trong giai đoạn
hiện nay, công tác quần chúng cần tiếp tục được đổi mới; tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục đối với quần chúng nhân dân, và đối với đội ngũ cán
bộ, đảng viên của Đảng, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần
chúng, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
- “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới - kinh
nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam” của Hội đồng lý luận Trung
ương [88]. Cuốn sách tập hợp hai mươi sáu bài phát biểu, bài viết của các nhà
lãnh đạo, các nhà nghiên cứu của Trung Quốc và Việt Nam trong Hội thảo lý
luận lần thứ chín giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung
Quốc. Các bài viết tại Hội thảo xoay quanh các chuyên đề như: xây dựng tác
phong Đảng liêm chính; xây dựng chế độ; giám sát ràng buộc quyền lực; môi
trường xã hội; phòng, chống tham nhũng; trình bày các quan điểm, chủ
trương, chính sách, những cách làm tốt, những bài học kinh nghiệm của mỗi
bên. Đặc biệt trong bài “Những cách làm và kinh nghiệm chủ yếu về xây
dưng tác phong Đảng liêm chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc” của Lưu
Kỳ Bảo đã nêu lên sáu kinh nghiệm, nhấn mạnh kinh nghiệm phải: “kiên trì
nắm chắc công tác giáo dục liêm chính, xây dựng phòng tuyến đạo đức tư
tưởng vững chắc cho việc đấu tranh chống tham nhũng biến chất” [88, tr.28];



10
trong bài “Một vài góc độ lý giải tầm quan trọng của xây dựng tác phong
Đảng liêm chính” của Lý Thư Lỗi nêu lên 5 quan điểm, trong đó nhấn mạnh:
“bất kỳ một đảng cầm quyền nào, một chính quyền nào muốn đứng vững đều
cần xây dựng hình tượng đạo đức của mình, thể hiện trên mình giá trị đạo đức
tích cực và lấy đó để dẫn dắt trào lưu xã hội, chỉ có như vậy mới có thể được
nhân dân thừa nhận” [88, tr.73-74].
- “Công tác xây dựng Đảng của Đảng Cô ̣ng sản Trung Quốc trong giai
đoa ̣n hiêṇ nay” của Trường Lưu [99]. Bài viết đã làm rõ những kết quả nổi
bâ ̣t trong công tác xây dựng Đảng của Đảng Cô ̣ng sản Trung Quốc, nhất là
những thành tựu trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ
chức thời gian qua. Đặc biệt nhấn mạnh chiến dịch chố ng tham nhũng với
phương châm “kế t hơ ̣p phòng và chống”, khẩ u hiêu:
̣ “đả hổ , diệt ruồ i, săn
cáo” do Tổng Bí thư Đảng Cô ̣ng sản Trung Quốc - Tập Cận Bình phát động.
Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan đảng và nhà nước Trung Quốc đã phát
hiện và xử lý nghiêm khắc hơn 180 cán bộ cao cấ p vì tô ̣i tham nhũng và vi
phạm nghiêm trọng kỷ luâ ̣t đảng và hàng va ̣n cán bô ̣ từ cấ p huyê ̣n trở xuố ng.
Đồng thời, tác giả làm rõ một số vấ n đề rút ra từ công tác xây dựng Đảng của
Đảng Cộng sản Trung Quốc: mô ̣t là, sự cần thiế t và tính cấ p bách của viê ̣c đổi
mới và tăng cường công tác xây dựng Đảng trong tình hiǹ h hiê ̣n nay; hai là,
đổ i mới công tác xây dựng Đảng; ba là, tập trung nỗ lực của công tác xây
dựng Đảng hiêṇ nay vào đấu tranh chố ng tham nhũng; bố n là, công tác xây
dựng Đảng hiêṇ nay cầ n gắ n liền với cải cách hê ̣ thống chính tri,̣ xây dựng
nhà nước pháp quyề n xã hội chủ nghiã .
1.1.3. Các công trình của các nhà khoa học Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh
nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào” của Bunma KếtKêson [26]. Trong luận

án của mình, tác giả chỉ ra quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về
ĐĐCM, đó là đạo đức mới, đạo đức của những người cách mạng chân chính,
tiêu biểu, cao đẹp nhất cho những phẩm chất tiêu biểu của giai cấp công nhân
và nhân dân các bộ tộc Lào. Nó được kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc với sự tiếp thu các giá trị đạo đức tiên tiến của thời đại trong mọi
giai đoạn phát triển của cách mạng. Trong đó, Đảng Nhân dân cách mạng Lào
luôn khẳng định: Đạo đức cách mạng là cái gốc, là nền tảng của người cán bộ
lãnh đạo, đòi hỏi người cán bộ phải không ngừng rèn luyện phấn đấu.


11
Đồng thời, tác giả chỉ ra đặc trưng ĐĐCM của cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp tỉnh ở Lào là: Trung thành và quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng
lợi mục tiêu lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân và nhân dân các bộ
tộc Lào; sự thống nhất động cơ với hành động và yêu cầu hiệu quả; yêu
thương quý trọng con người là phẩm chất cơ bản về đạo đức của người cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Lào (được biểu hiện: qúy trọng phẩm giá
con người và tận tụy phục vụ lợi ích con người; căm ghét, đấu tranh xóa bỏ
mọi quan hệ thù địch đối với con người; biết thu phục, cảm hóa, thức tỉnh
kẻ thù và những người lầm đường lạc lối, chống lại con người); cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư; tình thần quốc tế trong sáng. Tác giả khẳng
định, trong điều kiện mới, việc nâng cao ĐĐCM của cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp tỉnh ở Lào là đòi hỏi tất yếu để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc,
dân chủ, thịnh vượng.
- “Rèn luyện đạo đức cán bộ lãnh đạo ở Lào trong điều kiện kinh tế thị
trường”, của Khămphăn Vông-pha-chăn [92]. Trong bài viết của mình, tác giả
chỉ ra, ĐĐCM là một tiêu chuẩn của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh
đạo nói riêng. Đối với Đảng Nhân dân cách mạng Lào chỉ làm tròn nhiệm vụ
và xứng đáng với vai trò đội tiên phong khi Đảng xây dựng được đội ngũ cán
bộ, đảng viên có nhận thức và năng lực, có ĐĐCM. Đó là những cán bộ có

phương pháp lãnh đạo, trách nhiệm cao với nhiệm vụ, không tham lam, không
lợi dụng chức vụ, quyền hạn, kiên định, thuỷ chung, trong sáng với lý tưởng
của Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; cần cù, tiết kiệm, khiêm tốn, có chí tiến
thủ, chịu khó nghiên cứu, học tập để nâng cao nhận thức, không ngừng vươn
lên, dám nghĩ, dám làm, tự chịu trách nhiệm trong công việc; không tham
nhũng, cục bộ, không coi lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích tập thể và Tổ quốc.
Tác giả chỉ ra, trong giai đoạn mới, tổ chức đảng các cấp cần thực
hiện một số giải pháp như: quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hệ
thống, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp uỷ; phải xây dựng kế hoạch
cụ thể để thực hiện; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ; mở rộng
dân chủ trong trong sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình, cùng nhau tiến
bộ, sửa chữa khuyết điểm của mỗi đảng viên. Là cán bộ lãnh đạo, người có
trọng trách cao trong cấp ủy, chính quyền, trước hết phải gương mẫu để
quần chúng noi theo.


12
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở VIỆT NAM

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện
đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta
Khi nghiên cứu về hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện ĐĐCM đối
với đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,
có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu, tiếp cận luận giải ở những góc độ
khác nhau, tiêu biểu có những công trình đáng chú ý như: “Quan điểm tư tưởng
Hồ Chí Minh về đức - tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội” của tiến sĩ
Nguyễn Quang Phát (chủ biên) [125]; “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương [13];
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” của Trương Ngọc Nam, Hoàng Anh [118];

“Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội
ngũ cán bộ doanh nghiệp quân đội” của Đặng Sỹ Lộc [98]; “Văn hóa đạo đức
Hồ Chí Minh” của Hoàng Chí Bảo [15]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn
Thị Hoài Phương [130]; “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục
đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên từ năm 1994 đến năm 2006” của
Đỗ Xuân Tuất [150]. “Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư
trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” của Ban Tuyên giáo Trung ương [10];
“Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng
trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lê Thị Vân Anh [1]; “Công an
nhân dân Việt Nam với tác phẩm tư cách người công an cách mệnh của Hồ Chí
Minh” của Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm [94]; “Xây dựng phong cách, tác phong
công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo Trung ương
[11]; “Hồ Chí Minh - Giá trị về tư tưởng và đạo đức” của Trần Quang Nhiếp,
Nguyễn Văn Sáu [122]; “Văn hóa đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bùi
Đình Phong [126]; “Đạo đức Bác Hồ tấm gương soi cho muôn đời” của Trần
Viết Hoàn [84]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân - giá trị lý luận và
thực tiễn” (xuất bản lần thứ 2) của GS, TS Tô Lâm [95].


13
Các công trình của các nhà nghiên cứu nêu trên đã tập trung phân tích,
chỉ rõ nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, đó
là sự kết tinh từ truyền thống của dân tộc Việt Nam, được phát huy, phát triển
trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát
triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin; tiếp thu
có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa đạo đức của nhân loại. Một
số công trình đã chỉ rõ ĐĐCM là “cái gốc”, là nền tảng để hình thành và phát

triển hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên, giúp họ hoàn thành tốt
nhiệm vụ cách mạng. Đồng thời, chỉ ra quan hệ đức - tài của người cách
mạng, đây là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức
là yếu tố quan trọng, quyết định việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm
chất nhân cách của người cách mạng.
Một số công trình đã luận giải làm rõ những yêu cầu về phẩm chất,
nguyên tắc xây dựng, rèn luyện ĐĐCM của người cán bộ, đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Về ĐĐCM, tuy có nhiều cách luận giải cụ thể khác nhau
gắn với từng đối tượng, thời điểm, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, nhưng về cơ
bản, các công trình đều chỉ ra biểu hiện trung nhất đạo đức của người cách
mạng là: trung với Đảng, Tổ quốc, hiếu với dân; yêu thương con người; sống
có nhân, nghĩa, có trí, dũng, uy tín của người cách mạng và luôn nêu cao tinh
thần: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Đồng
thời, các tác giả chỉ ra một số nguyên tắc rèn luyện ĐĐCM theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, gồm: nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức cách mạng; xây
đi đôi với chống; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời; tôn trọng, gắn bó với quần
chúng, nhân dân, phát huy vai trò của quần chúng, nhân dân trong sự nghiệp
cách mạng và rèn luyện cán bộ cách mạng về đạo đức, lối sống.
Một số công trình tiêu biểu của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài
luận án được khai thác:
- “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục đạo đức cách
mạng đối với cán bộ, đảng viên từ năm 1994 đến năm 2006”, của giả Đỗ Xuân
Tuất [150] đã khái quát sự lãnh đạo của Đảng ta trong giáo dục ĐĐCM cho cán
bộ, đảng viên từ 1994 đến 2006, và chỉ ra phẩm chất chung về đạo đức của
người cán bộ, đảng viên mà Đảng ta đã xác định trong Nghị quyết Đại hội VIII,
IX… trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: tuyệt
đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc…; luôn nêu
cao tinh thần “mình vì mọi người”, gắn bó với nhân dân, chống chủ nghĩa cá



14
nhân, quan liêu, chống đặc quyền, đặc lợi…; khiêm tốn, cầu thị, tích cực học
tập để không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt…; tự giác chấp hành kỷ luật,
nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình… Đồng thời chỉ ra những phẩm chất
đạo đức cách mạng riêng đã được cụ thể hóa trong điều kiện của mỗi tổ chức,
các ngành, các đơn vị.
- “Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh” của Giáo sư Hoàng Chí Bảo [15].
Cuốn sách tập trung giới thiệu 5 chuyên đề: Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh Một kiểu mẫu văn hóa đạo đức; Ba vấn đề lớn cần quan tâm trong cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Sửa đổi lối làm
việc” - Tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền;
Về hoàn cảnh ra đời, giá trị và ý nghĩa của tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Minh triết Hồ
Chí Minh về đạo đức. Cuốn sách chỉ ra trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới
gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức, từ bài giảng đầu tiên trong tác
phẩm “Đường cách mệnh” đến bản “Di chúc” cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức
là “cái gốc” của người cách mạng.
- “Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Lý [100].
Cuốn sách gồm 2 chương, phân tích làm rõ một số nội dung cơ bản về: đạo
đức và những giá trị đạo đức truyền thống; cơ sở hình thành các giá trị đạo
đức truyền thống ở Việt Nam; tính tất yếu, yêu cầu của việc kế thừa và phát
huy các giá trị đạo đức truyền ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tác giả
phân tích những điều kiện của kinh tế thị trường tác động tới giá trị đạo
đức truyền thống. Trên cơ sở làm rõ thực trạng, tác giả chỉ ra năm nhóm
giải pháp nhằm kế thừa, phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
- “Đạo đức nghề báo - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hoàng
Đình Cúc [34]. Trong sách của mình, tác giả quan niệm: Đạo đức là một hệ
thống nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực và những khái niệm có tính chất đánh

giá và tính chất mệnh lệnh điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ
với người khác và với cộng đồng (gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hay
toàn xã hội); là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản


15
ánh hiện thực đời sống xã hội, chế độ kinh tế - xã hội; là một phương thức
điều chỉnh hành vi của con người. Đồng thời luận giải, nghề làm báo là
một nghề do xã hội phân công. Đạo đức nghề báo là một loại đạo đức
nghề nghiệp, là một bộ phận, một yếu tố cấu thành của đạo đức xã hội.
Theo đó: Đạo đức nghề báo là hệ thống quy tắc, chuẩn mực đạo đức của
người làm báo trong quan hệ với xã hội, với nghề nghiệp, với đồng nghiệp
và với bản thân. Trên cơ sở phân tích đạo đức nghề báo với tư cách là một
lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp, các chuẩn mực và thực trạng của đạo đức
nghề báo ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo
đức nghề báo ở nước ta.
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng của
Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Hoài Phương [130]. Nội
dung cuốn sách gồm 2 chương: Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về ĐĐCM; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong xây dựng Đảng.
Trong đó, tác giả phân tích làm rõ ĐĐCM là một nội dung quan trọng, cơ bản
của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, là nền tảng của đạo đức mới ở Việt Nam.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định, và tổ chức thực hiện
tốt nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện ĐĐCM theo tư tưởng Hồ Chí Minh đối với
các tổ chức, và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Để thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ xây dựng Đảng trong điều kiện mới, tác giả nhấn mạnh cần tiếp tục
quán triệt, vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách cụ thể và
sâu sắc trong hoạt động xây dựng đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
thường xuyên, hàng ngày, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn
ĐĐCM: cần, kiệm, liêm, chính.

- “Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng,
cuộc sống riêng giản dị” của Ban Tuyên giáo Trung ương [10]. Sách trình bày
những nội dung tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về: tu dưỡng đạo
đức suốt đời; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; làm người công bộc tận
tụy, trung thành của nhân dân. Đây là tài liệu dùng cho cấp ủy, tổ chức đảng
các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá trình giáo dục, rèn luyện, tự
giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng, nhằm đẩy mạnh thực hiện nhiệm
vụ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên thực tiễn.


16
- “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường Đại học, cao
đẳng trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lê Thị Vân Anh [1].
Cuốn sách luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản trong công tác giáo dục đạo
đức; một số nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên qua môn học tư tưởng Hồ
Chí Minh. Thông qua đó, xây dựng cho sinh viên có nhận thức, suy nghĩ và
hành động phù hợp chuẩn mực đạo đức, góp phần thực hiện lẽ sống của Bác
Hồ. Bên cạnh đó, cuốn sách chỉ ra phương pháp giáo dục đạo đức thông qua
môn học tư tưởng Hồ Chí Minh là ngoài việc lồng ghép vào nội dung bài
giảng, giảng viên cần đưa ra các chủ đề về đạo đức vào các giờ Xêmina và
hướng dẫn, gợi ý, dẫn dắt sinh viên thể hiện các quan điểm, nhận thức và thái
độ về đạo đức, lẽ sống của mình; giảng viên cần xây dựng những bài kiểm tra,
bài thi mở, tạo điều kiện cho sinh viên trình bày những suy nghĩ, ý kiến cá nhân
của mình, liên hệ giữa lý luận và thực tiễn.
- “Công an nhân dân Việt Nam với tác phẩm tư cách người công an cách
mệnh của Hồ Chí Minh” của GS Tô Lâm [94]. Nội dung cuốn sách đi sâu phân
tích hoàn cảnh ra đời, chủ đề tư tưởng và kết cấu của tác phẩm Tư cách người
công an cách mệnh; phân tích nội dung cơ bản của tác phẩm. Từ đó, tác giả
khẳng định những giá trị và sức sống bền vững của tác phẩm tư cách người

công an cách mệnh đối với quá trình xây dựng và trưởng thành của lực lượng
Công an nhân dân. Điểm mới nổi bật thể hiện trong cuốn sách chính là việc tác
giả đã tiếp cận Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân không chỉ là 6 luận
điểm, 6 mệnh đề khoa học mà còn coi đó như một tác phẩm trọn vẹn, ngắn
gọn, dễ hiểu, dễ nhớ như 6 câu thơ của Bác. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh đến
tư cách gắn liền với đạo đức của người công an cách mệnh, với những chuẩn
mực tiêu biểu về lòng tận trung với Tổ quốc, tận hiếu với nhân dân. Cuốn sách
cũng làm rõ những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm Dân
vận, từ đó luận giải về văn hóa ứng xử của cán bộ, chiến sĩ công an khi làm
việc, tiếp xúc với nhân dân.
- “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của
cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo Trung ương [11]. Nội dung cuốn sách
gồm 3 phần, trong đó tập trung làm rõ: khái niệm phong cách; phong cách Hồ
Chí Minh mang đậm tính chất dân tộc và hiện đại, khoa học và cách mạng…
của một nhân cách lớn, một trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng, nhân văn của


17
nhà văn hóa lớn trên thế giới Hồ Chí Minh. Phong cách Hồ Chí Minh được
thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành chỉnh thể
nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức, thẩm mỹ; là tấm gương sáng cho mọi
người, mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo. Những nội dung cơ
bản của phong cách Hồ Chí Minh: Phong cách tư duy, phong cách làm việc,
phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách
sống. Để xây dựng phong cách công tác của người cán bộ, đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, cuốn sách chỉ ra cần xây dựng cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên có phong cách làm việc dân chủ, phong cách làm việc quần chúng,
phong cách làm việc khoa học, phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm.
- “Đạo đức Bác Hồ tấm gương soi cho muôn đời” của Trần Viết Hoàn

[84]. Cuốn sách gồm 33 bài viết ngắn gọn, mộc mạc, chân thực nhưng hết sức
sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
như những sinh hoạt đời thường của Người. Tác giả đã khai thác rất nhiều khía
cạnh về đạo đức của Bác Hồ từ việc ăn, mặc, ở, đến những quan niệm về đạo
đức mà Bác dạy cho cán bộ, chiến sĩ công an; đồng thời, tập trung phân tích
sâu sắc phong cách sống đời thường, giản dị, khiêm tốn, kính trọng dân, làm
gương trước quần chúng… của Bác. Từ đó, tác giả chỉ ra việc “tự phê bình và
phê bình” theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) như một phương thuốc
chữa bệnh cho cán bộ, đảng viên trong thời đại mới.
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân - giá trị lý luận và thực
tiễn” của GS Tô Lâm [95]. Sách gồm hai phần, nêu bật sự cần thiết phải nghiên
cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân; phân tích, làm sáng
tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với Công
an nhân dân; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân; sự cần thiết
phải giữ vững bản chất giai cấp, quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong Công an
nhân dân; về tăng cường sự đoàn kết, phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa Công
an nhân dân với Quân đội nhân dân, các cấp, các ngành và dựa vào nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức;
đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay
* Các công trình nghiên cứu vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay
Xây dựng Đảng về đạo đức là vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan
tâm, được Đảng ta tiếp tục xác định tại Đại hội lần thứ XII với nội dung yêu


18
cầu trong thời kỳ mới đã giành được sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt của
nhiều nhà khoa học, với nhiều công trình khác nhau đề cập đến vấn đề này.
Trong đó, có một số công trình tiêu biểu như: “Xây dựng Đảng về đạo đức

cần gắn chặt với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức” của PGS, TS
Nguyễn Minh Tuấn [149]; “Xây dựng Đảng về đa ̣o đức theo đinh
̣ hướng Văn
kiêṇ Đa ̣i hô ̣i XII của Đảng” của Phùng Hữu Phú [127]; “Vâ ̣n du ̣ng tư tưởng
Hồ Chí Minh về cầ n, kiê ̣m, liêm, chính vào xây dựng Đảng về đa ̣o đức trong
giai đoa ̣n hiê ̣n nay” của Trần Thị Minh Tuyết [151]; “Xây dựng Đảng ta ngày
càng trong sạch, vững mạnh, thực sự “là đạo đức, là văn minh” của GS Nguyễn
Phú Trọng [148]; “Mấy vấn đề cơ bản và tiên quyết xây dựng Đảng về đạo
đức, bảo đảm nâng cao sức mạnh, uy tín và trách nhiệm cầm quyền của Đảng
hiện nay” của Nhị Lê [96]; “Xây dựng đạo đức của cán bộ, đảng viên, chống
chủ nghĩa cá nhân, bè phái, “lợi ích nhóm” của PGS, TS Dương Trung Ý
[164]; “Xây dựng Đảng về đa ̣o đức trong giai đoa ̣n hiện nay” của GS Lê Hữu
Nghĩa [120]; “Xây dựng Đảng về đạo đức trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây
dựng tổ chức, xây dựng con người của Đảng bộ Tổng cục Kỹ thuật” của
Nguyễn Hữu Chính [32]; “Chuẩn mực đạo đức mới của đảng viên” của GS,
TS Vũ Văn Hiền [83]; “Một số giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức trong
Đảng bộ Quân đội” của PGS, TS Đặng Nam Điền, ThS Nguyễn Văn Giới
[78]; “Vấn đề đạo đức trong xây dựng Đảng hiện nay” của GS, TS Tạ Ngọc
Tấn [139]; “Xây dựng Đảng về đạo đức” của GS Hoàng Chí Bảo [16]; “Giáo
dục, rèn luyện nghĩa vụ đạo đức cách mạng cho đảng viên - một nội dung
quan trọng của xây dựng Đảng về đạo đức” của Đoàn Minh Huấn [90]; “Nâng
cao chất lượng xây dựng Đảng bộ Quân đội về đạo đức trong tình hình mới”
của Nguyễn Trọng Nghĩa [121]; “Nội dung, phương thức xây dựng Đảng về
đạo đức” của PGS, TS. Nguyễn Văn Giang [81].
Các công trình nêu trên đã tập trung luận giải, làm rõ những vấn đề cơ
bản về khái niệm, nội dung, phương thức xây dựng Đảng về đạo đức; nhấn
mạnh việc xây dựng chuẩn mực ĐĐCM của mỗi cán bộ, đảng viên là “gốc”
để xây dựng chuẩn mực đạo đức chung trong Đảng và hệ thống chính trị.
Trong điều kiện mỗi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị khác nhau có yêu
cầu, nhiệm vụ khác nhau nên quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về

đạo đức cũng phải được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm
nhiệm vụ được giao; chú trọng xây dựng chuẩn mực ĐĐCM cho từng đối
tượng cán bộ, đảng viên, sát với yêu cầu nhiệm vụ.


19
Một số công trình tiêu biểu của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài
luận án được khai thác:
- “Xây dựng Đảng về đạo đức cần gắn chặt với xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng, tổ chức” của PGS, TS Nguyễn Minh Tuấn [149]. Tác giả
quan niệm: xây dựng Đảng về đạo đức, là xây dựng và thực hiện những chuẩ n
mực giá trị đa ̣o đức cách ma ̣ng của đội ngũ đảng viên, làm cho Đảng trong
sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiế n đấ u của Đảng, xây
dựng thành công chủ nghiã xã hô ̣i và bảo vệ vững chắc Tổ quố c Việt Nam xã
hô ̣i chủ nghiã . Đồng thời tác giả phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa xây dựng
Đảng về đạo đức với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong
đó, xây dựng Đảng về chính trị có tính chất bao trùm, chi phối xây dựng Đảng
về tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức và đạo
đức đều xuất phát từ xây dựng Đảng về chính trị và phục vụ nhiệm vụ chính
trị, làm căn cứ lý luận và thực tiễn cho xây dựng Đảng về chính trị. Xây dựng
Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức gắn bó chặt chẽ, tác động qua
lại, là cơ sở, tiền đề và là hệ quả của nhau, thúc đẩy nhau, bảo đảm cho Đảng
Cộng sản Việt Nam thực sự là đội tiên phong lãnh đạo toàn xã hội.
- “Chuẩn mực đạo đức mới của đảng viên” của GS, TS Vũ Văn Hiền
[83]. Tác giả cho rằng, chuẩn mực đạo đức mới của đảng viên có thể quan
niệm là những điều quy định làm căn cứ để đánh giá đảng viên khác với
người ngoài Đảng, người đó có xứng đáng là thành viên trong đội ngũ tiên
phong của dân tộc - Đảng Cộng sản Việt Nam - hay không. Từ đó, tác giả đề
ra chuẩn mực đạo đức mới của đảng viên cần được nhìn nhận rõ nét trên
những vấn đề như: Về lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị; về nhận thức,

kiến thức, năng lực toàn diện; về lối sống, phong cách; về quan hệ với quần
chúng nhân dân. Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh về lập trường giai cấp,
bản lĩnh chính trị. Đạo đức cách mạng đòi hỏi đảng viên phải có thái độ đúng
đắn, tích cực, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ do công cuộc đổi mới đặt
ra; đảng viên cần ủng hộ nhân tố mới, tích cực tham gia chống tiêu cực và tệ
nạn xã hội, phê phán những biểu hiện mơ hồ, cực đoan, tư tưởng sai lệch.
- “Một số giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức trong Đảng bộ Quân đội”
của PGS, TS Đặng Nam Điền, ThS Nguyễn Văn Giới [79]. Các tác giả nhấn
mạnh, để góp phần xây dựng Đảng về đạo đức trong Đảng bộ quân đội hiện
nay, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội phải hướng tới thực
hiện tốt mục tiêu: Kiên định xây dựng nền tảng chính trị vững chắc, kỷ cương,
kỷ luật cao, đoàn kết thống nhất, trung thành tuyệt đối với Đảng, giữ vững lòng


20
tin yêu của nhân dân, sẵn sàng hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, tác giả nhấn mạnh, để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo
đức trong Đảng bộ quân đội hiện nay, cần thực hiện đồng bộ, nhiều giải pháp,
nhưng trước hết cần kiên trì bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên trong cơ quan, đơn vị; và từng bước cụ thể hóa chuẩn mực đạo đức của
người cán bộ, đảng viên trong Quân đội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII
của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), làm cơ sở để đội ngũ cán
bộ, sĩ quan học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong quá trình hoạt động.
- “Nội dung, phương thức xây dựng Đảng về đạo đức” của PGS, TS
Nguyễn Văn Giang [81]. Tác giả chỉ ra nội dung xây dựng Đảng về đạo đức
trong điều kiện hiện nay cần bao hàm các yêu cầu chủ yếu như: đối với Đảng
cần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, vì dân, vì nước và tổ
chức thực hiện đến nơi, đến chốn; xây dựng bộ máy của Đảng khoa học, gọn
nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả; có phương thức lãnh đạo khoa học; quyền lực được
kiểm soát, trách nhiệm rõ ràng. Đối với cán bộ, đảng viên phải thật sự tiên

phong, gương mẫu thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; nói đi đôi với làm; có lập
trường chính trị trung thành với Đảng, với nước, với dân; có ý thức trách nhiệm
cao với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; quan tâm, gần gũi
quần chúng. Không tham nhũng, lãng phí; dũng cảm bảo vệ cái đúng, đấu tranh
với cái sai. Đồng thời, tác giả nêu ra phương thức xây dựng Đảng về đạo đức
như: bằng tuyên truyền, giáo dục về ĐĐCM cho mỗi cán bộ, đảng viên; bằng
sự tu dưỡng, rèn luyện, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên; thông qua xây
dựng Nhà nước và các tổ chức của hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh,
hiệu lực, hiệu quả; và bằng kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng.
- “Giáo dục, rèn luyện nghĩa vụ đạo đức cách mạng cho đảng viên - một
nội dung quan trọng của xây dựng Đảng về đạo đức” của Đoàn Minh Huấn
[90]. Tác giả nêu ra những chuẩn mực về nghĩa vụ đạo đức của đảng viên là:
Gương mẫu thực hiện đầy đủ nghiã vu ̣ công dân; tính tiên phong, ưu tú trong
xã hô ̣i; trung thành (với Đảng, với Tổ quố c và nhân dân); dám hy sinh (cho lơ ̣i
ích chung); trung thực với Đảng; tuyệt đố i phu ̣c tùng kỷ luâ ̣t tổ chức, cương
lĩnh, điều lệ, nghị quyế t, nguyên tắ c của Đảng; giữ giǹ đoàn kế t, thống nhấ t
trong Đảng; tham gia xây dựng Đảng; gắ n bó mâ ̣t thiế t với nhân dân, tôn trọng
nhân dân, chăm lo và bảo vệ nhân dân; có lao động; có đa ̣o đức cách mạng và
lối sống lành mạnh; thường xuyên ho ̣c tâ ̣p nâng cao trình đô ̣ mo ̣i mă ̣t và rèn
luyê ̣n, tu dưỡng đa ̣o đức, lố i sống; hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ đươ ̣c giao; tự phê bình
và phê bình; đấ u tranh chố ng chủ nghiã cá nhân, cơ hô ̣i, cu ̣c bộ, tham nhũng.


×