Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Những thông tin nào cần được thu thập trong phương pháp phân tích lịch sử cuộc đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.46 KB, 2 trang )

Những thông tin nào cần được thu thập trong phương pháp phân tích lịch sử cuộc
đời?
Khái niệm: Là phương pháp thu thập thông tin về các sự kiện quan trọng diễn ra ở từng
giai đoạn cuộc đời liên quan đến sự xuất hiện, biểu hiện, làm tăng mức độ trầm trọng
vấn đề/rối loạn ở thân chủ.
Các thông tin tập trung vào một số vấn đề:


Các sự kiện quan trọng diễn ra trong suốt cuộc đời từ thời thơ ấu đến thời điểm hiện
tại.



Các sự kiện quan trọng diễn ra trước sự xuất hiện của vấn đề/rối loạn và ảnh hưởng
của chúng.



Với trẻ em, cần thu thập và phân tích thông tin về:
+ Quá trình mẹ mang thai và các sự kiện liên quan: sức khỏe và cảm xúc của
người mẹ, các thuốc sử dụng khi mang thai, các khó khăn của mẹ, sự hỗ trợ của
người thân, đứa trẻ có phải đứa con được cha mẹ mong chờ không…
+ Sự ra đời của trẻ và những sự kiện liên quan: thời điểm sinh, sự can thiệp khi
sinh, cân nặng trẻ, sức khỏe và cảm xúc của mẹ, những phản ứng đầu tiên của
trẻ, giấc ngủ và dinh dưỡng của trẻ…
+ Quá trình phát triển của trẻ (các mốc phát triển tâm vận động, phát triển nhận
thức, ngôn ngữ, xúc cảm và hành vi, kĩ năng tự phục vụ)
+ Hành vi của trẻ
+ Tiểu sử y tế của trẻ: chấn thương, tai nạn, bệnh tật, thuốc đã dùng…
+ Các kỹ năng xã hội của trẻ: đặc điểm quan hệ xã hội; hoạt động ưa thích …
Nếu trẻ là thanh thiếu niên cần tìm hiểu sở thích ngoài gia đình và nhà trường


của trẻ, bạn thân và nhóm bạn…
+ Quá trình học tập: việc học tập và thích ứng học đường, thời điểm đi nhà trẻ,
tiểu học, trung học,…các thành công/ thất bại học đường…


+ Gia đình: thành phần gia đình, thành viên trong gia đình, tuổi & trình độ học
vấn, mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình, bệnh mạn tính và rối loạn
tâm thần nếu có…
+ Những mong đợi của gia đình, thầy cô, bạn bè với trẻ
+ Những nỗ lực giải quyết vấn đề của trẻ



×