Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

04 chuyên đề tính độ dài đoạn thẳng (bài tập)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.36 KB, 1 trang )

Trung tâm Unix
Tầng 1 – CT 1.1 – Chung cư ngõ 183 Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân
 04.6269.1558 – 0916001075 |  |  unix.edu.vn

Mỗi tuần, các em sẽ rèn luyện 5 bài tập. Trong đó có 2 - 3 bài thầy cô đã hướng dẫn cách suy nghĩ trên
lớp. Nhiệm vụ về nhà của các em là:
- Suy nghĩ hướng giải của các bài còn lại.
- Trình bày cả 5 bài đầy đủ, sạch sẽ như bài thi ra giấy
- Nộp lại bài về nhà cho thầy cô vào buổi học đại số tuần tới.
Với các bạn muốn có thêm cơ hội để luyện tập với các bại khó hơn nữa và muốn cộng nhiều điểm kinh
nghiệm ở trung tâm hơn nữa, chúng ta sẽ làm thêm 1 bài cuối.

Hình lớp 7 CB
Bài: Chuyên đề: Tính độ dài đoạn thẳng
Bài 1: Cho M thuộc đoạn thẳng PQ. Biết PM = 2cm; MQ = 3cm. Tính PQ
Bài 2: Gọi M và N là hai điểm nằm ngoài đoạn thẳng AB (và nằm trên đường thẳng AB). Biết AN = BM. So sánh
AM và BN
Bài 3: Trên tia Ox lấy ba điểm A, B, C sao cho OA = 2 cm, OB = 5 cm và OC = 8 cm
a. Trong ba điểm A, B, C điểm nào là trung điểm của đoạn thẳng mà hai đầu mút của đoạn thẳng là hai điểm còn lại
b. Gọi H, I, K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng OA, AB, BC. Tính độ dài các đoạn thẳng HI, HK, IK
Bài 4: Cho 4 điểm A, C, D, B theo thứ tự thuộc đường thẳng xy. Biết AB = 6cm, AC = 2cm, CD = 1cm. Chứng tỏ D
là trung điểm của đoạn thẳng AB
Bài 5: Cho đoạn thẳng AB và một điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC < CB. Các điểm D và E theo thứ tự
là trung điểm của AC và CB. Gọi I là trung điểm của đoạn DE. Hãy chứng tỏ điểm I nằm giữa hai điểm E và C

Bài 6*: Cho đoạn thẳng AB và trung điểm O của nó. Trên tia đối của tia BA lấy điểm
M bất kì (M khác B). Chứng tỏ rằng OM =

Tài liệu học sinh © UNIX 2017

MA  MB


2

1



×