Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.75 KB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
---------—²–---------

MAI THỊ DIỆU HẰNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
---------—²–---------

MAI THỊ DIỆU HẰNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số



: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. VŨ VĂN NINH

2. PGS, TS. ĐỖ VĂN THÀNH

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình

nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả

Mai Thị Diệu Hằng


ii

MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan ................................................................................................................i
Mục lục....................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................v
Danh mục các bảng ....................................................................................................vi
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................. viii
Danh mục các hình.................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP................................................................................22

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.............22
1.1.1. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh doanh ..............................................22
1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh .......................................................................24
1.1.3. Lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.......................26
1.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ....................................................................................................30
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính .........................................30
1.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp ..............................39
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG............................................................................42
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .............................................................42
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.............................................................44
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN ..........................................48
1.4.1. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thủy sản Trung Quốc ..........................48
1.4.2. Kinh nghiệm của các DN thủy sản Thái Lan ................................................49
1.4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ .................................................................................49
1.4.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam. ............................................................................50



iii
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN Ở VIỆT NAM ..........................................................52

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ DOANH NGHIỆP THỦY
SẢN Ở VIỆT NAM ..................................................................................................52
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. ................................................................52
2.1.2. Vai trò của ngành thủy sản và doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam.............57
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành
thủy sản ở Việt Nam ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh..........................61
2.1.4. Cơ chế chính sáchmà của nhà nƣớc đối với ngành.......................................70

2.1.5. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam .................................................73
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP THỦY SẢN ĐIỂN HÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2017 .............................76
2.2.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế - tài chính của các doanh nghiệp thủy
sản điển hình ...................................................................................................76
2.2.2. Thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp thủy sản
điển hình ở Việt Nam...................................................................................102
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP THỦY SẢN Ở VIỆT NAM...................................................................116

2.3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc của các doanh nghiệp thủy sản ở Việt
Nam trong hoạt động kinh doanh thời gian qua .........................................116
2.3.2. Những điểm hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc thực
hiện hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp........................................117
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ............124


3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 ................................................124
3.1.1. Quan điểm qui hoạch ....................................................................................124
3.1.2. Định hƣớng qui hoạch ..................................................................................125

3.1.3. Mục tiêu của ngành.......................................................................................128
3.1.4. Một số phƣơng hƣớng phát triển..................................................................129


iv
3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ............130
3.2.1. Cơ hội của ngành thủy sản Việt Nam..........................................................130

3.2.2. Thách thức của các doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam ............................133
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN Ở VIỆT NAM...................................................138
3.3.1. Giải pháp về gia tăng giá trị sản phẩm.........................................................138
3.3.2. Hoàn chỉnh chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh.............................................139
3.3.3. Giải pháp về vốn ...........................................................................................140
3.3.4. Giải pháp về quản lý tài sản .........................................................................142
3.3.5. Giải pháp về quản trị chi phí ........................................................................143
3.3.6. Giải pháp hoạch định kế hoạch tài chính.....................................................145
3.3.7. Giải pháp về đổi mới chính sách đối với ngƣời lao động trong các
doanh nghiệp trong ngành để thu hút nguồn nhân lực có trình độ,
có năng lực....................................................................................................146
3.3.8. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trƣờng, bảo
vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, hợp tác quốc tế .......................147
3.4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP........................................................148
3.4.1. Tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng ...........................................148

3.4.2. Xác định đúng và nâng cao vai trò của Chính phủ đối với ngành và
các doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam ......................................................149

KẾT LUẬN .....................................................................................................................151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................154
PHỤ LỤC.........................................................................................................................157


v

DANH MỤC CÁC CH

VIẾT TẮT

BEP
CPBH

: Tỷ suất sinh lời kinh tế cuả tài sản
: Chi phí bán hàng

CPQLDN
CPTC
DN VNN

: Chi phí quản lý doanh nghiệp
: Chi phí tài chính
: Doanh nghiệp


DN
DNCP

: Doanh nghiệp
: Doanh nghiệp cổ phần

DNNN
DNTNHH-TN
DT
HQKD

: Doanh nghiệp nhà nƣớc
: Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn - tƣ nhân
: Doanh thu
: Hiệu quả kinh doanh

KT-XH
LN

: Kinh tế xã hội
: Lợi nhuận

NPT
NSNN
ROA
ROE
ROS

: Nợ phải trả


SWOT
TNXH
TS
TSDH
TSNH
TTCK
TTS
VCSH

: Ngân sách nhà nƣớc

: Lợi nhuận ròng trên tài sản
: Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
: Lợi nhuận ròng trên doanh thu
: Streng-Weakness-Opportunity-Threat.
: Trách nhiệm xã hội
: Thủy sản
: Tài sản dài hạn
: Tài sản ngắn hạn
: Thị trƣờng chứng khoán
: Tổng tài sản
: Vốn chủ sở hữu


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lƣợng các doanh nghiệp toàn ngành thủy sản ở Việt Nam ....................55

Bảng 2.2: Số lƣợng các DN thủy sản thuộc các phân ngành nhỏ giai đoạn
2011-2017. .....................................................................................................................56
Bảng 2.3: Số lƣợng lao động trong các doanh nghiệp ngành thủy sản ở Việt Nam...........56
Bảng 2.4: Số nộp NSNN các DN thủy sản thuộc các phân ngành nhỏ giai
đoạn 2011-2017 .............................................................................................................58
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp thủy sản điển hình..........................76
Bảng 2.6: Tốc độ gia tăng doanh thu, lợi nhuận của các DN thủy sản điển
hình qua các năm ...........................................................................................................77
Bảng 2.7: Số liệu về một số chi phí của các doanh nghiệp thủy sản điển hình...........79
Bảng 2.8: Phân tích tỷ trọng của các nhóm chi phí so với doanh thu thuần. ..............81
Bảng 2.9: Tài sản của các doanh nghiệp thủy sản điển hình ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2017 .............................................................................................................82
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu ðo lýờng cõ cấu vốn của các DN thủy sản ðiển hình............83
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng vốn của các DN niêm yết trên TTCK.
So sánh với các DN ngành thực phẩm và SXKD niêm yết .........................................84
Bảng 2.12: Chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng sinh lời của 54 doanh
nghiệp điển hình theo năm ............................................................................................86
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của nhóm các DN thủy
sản niêm yết trên TTCK Việt Nam...............................................................................88
Bảng 2.14: Phân tích Dupont các DN thủy sản điển hình ở Việt Nam .......................88
Bảng 2.15: Thống kê mô tả mức phân tán chỉ tiêu khả năng sinh lời của 54
doanh nghiệp thủy sản điển hình ..................................................................................90
Bảng 2.16: Thống kê mô tả mức phân tán chỉ tiêu khả năng sinh lời kinh tế
của 54 doanh nghiệp điển hình .....................................................................................92
Bảng 2.17: Mức độ phân tán chỉ tiêu BEP của các quan sát........................................94


vii
Bảng 2.18: Thống kê mô tả mức độ phân tán chỉ tiêu tác động của nợ đến
ROE của 378 quan sát. FL ROE ...................................................................................94

Bảng 2.19: Các trƣờng hợp tác động của nợ đến ROE ................................................95
Bảng 2.20: Mức độ phân tán ROA, ROE của các quan sát .........................................95
Bảng 2.21: Khả năng thanh toán của các DN thủy sản điển hình ở Việt Nam ...........96
Bảng 2.22: Thống kê mô tả khả năng thanh toán lãi vay .............................................96
Bảng 2.23: Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Minh Phú trong 5 năm 2012-2017 .........97
Bảng 2.24: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Hùng Vƣơng ............................99
Bảng 2.25: Kết quả kinh doanh của ba doanh nghiệp điển hình ...............................100
Bảng 2.26: Thu nộp vào NSNN của các DN thủy sản điển hình năm 2011-2017 ........102
Bảng 2.27: Số lao động và mức thu nhập bình quân của các DN thủy sản
điển hình ......................................................................................................................103
Bảng 2.28: Năng suất lao động tại các DN thủy sản điển hình .................................104
Bảng 2.29: Doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết từ
2011-2017 ....................................................................................................................106
Bảng 2.30: Thống kê việc thực hiện các chứng nhận chất lƣợng của 17 doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam niêm yết............................................................................107
Bảng 2.31: Kết quả khảo sát về ngƣời lao động.........................................................113
Bảng 2.32: Kết quả khảo sát ngƣời lao động về vấn đề môi trƣờng .........................114
Bảng 3.1: Phân tích SWOT các doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam ........................137


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Doanh thu lợi nhuận các DN điển hình năm 2011-2017. .......................78
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản của các DN thủy sản điển hình ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2017 .............................................................................................................83
Biểu đồ 2.3: Khả năng sinh lời của các DN thủy sản điển hình theo năm ..................87
Biểu đồ 2.4: So sánh BEP và lãi suất cho vay bình quân trên TT liên ngân
hàng năm 2011-2017.....................................................................................................91

Biểu đồ 2.5: Số lƣợng áp dụng các chứng nhận tiêu chuẩn tại các DN thủy
sản ở Việt Nam trong khảo sát....................................................................................109
Biểu đồ 2.6: Mức độ quan trong của việc thực hiện trách nhiệm với ngƣời lao
động tại các DN đƣợc khảo sát ...................................................................................110
Biểu đồ 2.7: Mức độ quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm của DN với
môi trƣờng (Nhà quản trị đánh giá) ............................................................................111
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ chi phí dành cho con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng so với
tổng chi phí của doanh nghiệp ....................................................................................112

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Kết quả hoạt động xuất khẩu của thủy sản Việt Nam 2005-2017...............60
Hình 2.2: Chuỗi giá trị ngành nuôi trồng thủy sản.......................................................66
Hình 2.3: Mối liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản ....................................67
Hình 3.1: Dự báo cung cầu thủy sản thế giới .............................................................131


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế của tất cả các quốc gia hiện nay doanh nghiệp (DN) giữ vai
trò then chốt. Với tƣ cách là các công dân đƣợc pháp luật cho phép thành lập, tồn tại
và phát triển thì mục tiêu của các doanh nghiệp là phục vụ sự phát triển của xã hội.
Sự đáp ứng đúng các nhu cầu cho các chủ thể kinh tế xã hội khác nhau là con đƣờng
chung để các nhà đầu tƣ vào DN tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu của
mình. DN nào càng đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng, DN đó càng có cơ hội tồn tại lâu

dài và phát triển mạnh mẽ, nhà đầu tƣ vào DN có lợi nhuận tốt và bền vững. Khi đó,
các nhà kinh tế nhìn nhận là DN hoạt động hiệu quả cao, đóng góp vào sự hiệu quả

của cả nền kinh tế quốc gia, đa quốc gia và toàn thế giới.
Dù hoạt động kinh doanh dù ở lĩnh vực nào, kinh doanh hiệu quả là nhiệm vụ
quan trọng mà các DN phải đạt đƣợc. Nâng cao đƣợc hiệu quả kinh doanh (HQKD)
là điều kiện cần giúp doanh nghiệp nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của mình trên

thị trƣờng, thực hiện đƣợc các mục tiêu lợi nhuận hay phát triển. Thị trƣờng ngày nay
không chỉ bó hẹp ở phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi khu vực và thế giới.
Cạnh tranh trong môi trƣờng hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ vậy là rất khó khăn. Vì vậy
trong quản trị, các DN cần phải liên tục đánh giá lại HQKD của mình để từ đó có giải
pháp phù hợp nhằm gia tăng hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, nâng cao đƣợc
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên trƣờng quốc tế.
Kinh doanh hiệu quả cả về kinh tế, xã hội là mục tiêu trƣớc mắt và cũng là lâu
dài của hầu hết các doanh nghiệp. Bởi vì kinh doanh hiệu quả không chỉ cho thấy
doanh nghiệp đó đã hoạt động tốt trong lĩnh vực của mình mà còn cho thấy doanh
nghiệp đó xứng đáng để tồn tại và phát triển, đóng góp cho sự phát triển chung của
nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, yêu cầu kinh
doanh hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi doanh nghiệp có khả năng làm tốt
nhất những gì mình có thể mà còn đáp ứng đƣợc nhu cầu cao hơn ở phạm vi rộng hơn
trong khu vực và toàn cầu. Vì vậy phạm trù hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở
phạm vi doanh nghiệp cá biệt mà phải là hiệu quả kinh tế của ngành, hiệu quả kinh tế
xã hội của quốc gia trong lĩnh vực đó.


2
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh
mẽ của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, các DN thủy sản nói riêng. Năm 2017,
chúng ta cán mốc xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới hơn 8 tỷ đôla Mỹ các mặt hàng
thủy sản. Các DN cũng đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng từ thị trƣờng trong
nƣớc. Để đạt đƣợc thành tựu đó, các DN thủy sản ở Việt Nam đã không ngừng nỗ


lực, cố gắng trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng tiêu chuẩn cao từ phía thị trƣờng
trong và ngoài nƣớc. Doanh thu liên tục gia tăng. Tuy vậy, các DN cũng gặp phải
muôn vàn khó khăn phải giải quyết: từ đáp ứng các vấn đề Luật pháp quốc tế đến các
qui định luật pháp quốc gia, từ vấn đề hội nhập sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại
đến vấn đề phát huy truyền thống đất nƣớc, từ vấn đề trách nhiệm kinh tế - tài chính
cho đến các vấn đề trách nhiệm xã hội, môi trƣờng. Cũng có nhiều đơn vị phá sản bỏ

cuộc, cũng có nhiều doanh nghiệp cất cánh, trở thành các nhà sản xuất kinh doanh lớn
và chủ lực trên thị trƣờng quốc tế.
Qua nghiên cứu, tác giả luận án nhận thấy: hiện nay còn rất nhiều quan niệm
khác nhau về hiệu quả kinh doanh của DN. Vì thế cũng tồn tại quan điểm khác nhau
về các phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả, các bộ chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu
quả, các tranh luận xác định mối quan hệ giữa HQKD và các nhân tố ảnh hƣởng rất
đa dạng. Tác giả thấy rằng mỗi quan điểm đều có cở khoa học rất vững vàng nhƣng
chƣa đầy đủ vì DN là một chủ thể kinh tế có đời sống rất phong phú, phức tạp đòi hỏi

các nhà chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị phải nhìn nhận DN ở nhiều
góc độ đa dạng và toàn diện hơn là một đối tƣợng hay công cụ phát triển kinh tế.

Trên thế giới hiện nay, bối cảnh kinh tế hiện nay đã có nhiều thay đổi. Tiến bộ
khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghệ 4.0, đã đƣa các quốc gia, các DN và con
ngƣời xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Dù DN bạn ở Việt Nam cũng có thể đáp ứng

nhu cầu cho các đối tác trên toàn thế giới nếu bạn có đủ khả năng. Cơ hội để các DN
tìm kiếm lợi nhuận cũng nhƣ phát triển rất đa dạng và lớn. Tất nhiên thách thức cũng
rất nhiều khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế. Các DN sẽ phải đối mặt với nhiều
khó khăn, nhiều rào cản. DN cần phải nhìn nhận rõ vị trí, vai trò, điểm yếu, điểm

mạnh, cơ hội, thách thức của mình để có chiến lƣợc phát triển phù hợp, để thực hiện
bốn chữ kinh doanh hiệu quả.



3
Các DN thủy sản ở Việt Nam tuy còn rất non trẻ nhƣng đã chứng minh đƣợc
tiềm lực phát triển trong thời gian đổi mới kinh tế đất nƣớc. Những đóng góp của DN
cho sự phát triển chung là rất đáng ghi nhận. Hơn nữa, ngành thủy sản Việt Nam là
ngành có rất nhiều tiềm năng phát triển.Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, kết qủa
kinh doanh của các DN thủy sản Việt Nam còn thấp, chƣa xứng với tiềm lực của DN
và ngành. Cụ thể, nếu so với các ngành kinh tế khá, khả năng sinh lời thấp và thiếu ổn
định hơn rất nhiều cho dù doanh thu tăng trƣởng rất ổn định. Cơ cấu vốn nghiêng về

nợ phải trả rất lớn khiến cho lo ngại về rủi ro tài chính và kinh doanh tăng cao. Xuất
khẩu phát triển nhƣng hàng bị trả lại cũng rất nhiều. Các quốc gia nhập khẩu thƣờng
xuyên nghi ngại về xuất xứ, chất lƣợng của DN Việt. Số lƣợng các DN niêm yết trên
TTCK còn ít và chƣa thu hút nhà đầutƣ. Số lƣợng DN rất lớn nhƣng chủ yếu là DN

qui mô vừa và nhỏ, thiếu sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị ngành. Ngành thủy
sản là một mũi nhọn kinh tế nhƣng chƣa có các DN xuyên quốc gia đủ lớn để giữ vai
trò đầu tàu cho phát triển mạnh mẽ ra thị trƣờng thế giới.

Xuất phát từ những quan điểm đa dạng về hiệu quả kinh doanh trên thực tế.
Xuất phát từ những nghiên cứu về một số doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam điển
hình với rất nhiều phát hiện về sự bất cập trong vấn đề hiệu quả tài chính, hiệu quả
kinh doanh tổng thể và phát triển bền vững, tác giả nhận thấy:cần thiết phải nhận thức
lại về thế nào là kinh doanh hiệu quả và làm sao để nâng cao HQKD của các doanh
nghiệpthủy sản ở Việt Nam hiện nay. Để ngành thủy sản vƣơn lên xứng tầm là ngành
knh tế mũi nhọn của Việt Nam, để các DN thủy sản Việt Nam vƣơn lên là những con
chim đầu đàn trong ngành thủy sản trên thế giới.

Vì vậy,tác giả đã lựa chọn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh

doanh, thực trạng cũng nhƣ giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các
doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu trong luận án
tiến sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan các công trình trong nước
a. Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Vấn đề HQKD đã đƣợc các nhà kinh tế học trên thế giới đi sâu nghiên cứu từ
những năm 1930, đặc biệt từ những năm 1960 đến nay. Hoạt động sản xuất kinh
doanh nhƣ thế nào đƣợc coi là có hiệu quả? Những biểu hiện cụ thể của HQKD là gì?


4
Đánh giá HQKD bằng cách nào? Làm sao để sản xuất kinh doanh có hiệu quả? Đó là

những nội dung đƣợc đặt ra cho nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và điều hành sản
xuất quan tâm nghiên cứu.
“HQKD là sự so sánh tương quan giữa kết quả đầu ra và các chi phí đã phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh”.
Ở Việt Nam, nhiều tác giả nghiên cứu về HQKD có cùng quan điểm này nhƣ
các tác giả Ngô Đình Giao, Lƣu Bích Hồ, Trần Văn Thao. Các tác giả này cho rằng
hiệu quả là quan hệ tỷ lệ hoặc hiệu số giữa kết quả với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết
quả đó. Quan điểm này đề cập đến hiệu quả chính là trình độ sử dụng chi phí tạo ra
kết quả nhƣ thế nào. Tuy nhiên, nếu hai đối tƣợng, dùng quan hệ hiệu số giữa một chỉ
tiêu kết quả với một chỉ tiêu chi phí nào đó thì ta lại thu đƣợc một chỉ tiêu kết quả
khác, không so sánh đƣợc là ai hiệu quả hơn. Kết quả này chƣa phản ánh đƣợc hiệu
quả. Quan điểm này cũng mới chỉ đề cập đến chi phí thực tế phát sinh mà bỏ qua mối
quan hệ giữa chi phí với nguồn lực của chi phí đó. Vì thế chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả
cũng chỉ dừng lại ở việc so sánh đơn giản theo số tuyệt đối.

- Theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc trƣờng Đại học Kinh tế Quốc

dân, Đại học Thƣơng mại, Học viện Bƣu chính viễn thông…đánh giá HQKD phải
đánh giá về sức sản xuất, suất hao phí và sức sinh lời. Trong đó đánh giá HQKD bao

gồm việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng tài sản lƣu
động, khả năng sinh lời của vốn thông qua chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời vốn

CSH. Việc đánh giá HQKD đƣợc đánh giá HQKD trên cả góc độ khả năng sử dụng
các nguồn lực và khả năng sinh lời của nguồn lực. Tuy nhiên, việc phân tích suất hao
phí chính là xem xét nghịch đảo các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất nên ít có ý nghĩa.
Quan điểm này đi sâu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận tài sản

trong doanh nghiệp. Nhƣng ngành nghề khác nhau có điểm đặc thù khác nhau trong
vấn đề đó nên không thể so sánh giữa các DN đƣợc là DN nào hiệu quả hơn về khía
cạnh hao phí, sức sinh lời. Hơn nữa hoạt động kinh doanh của DN chịu sự tác động
rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài nên vấn đề hiệu quả nội bộ chỉ là một khía cạnh
của hiệu quả kinh doanh.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Công trình bày trong giáo trình “Phân
tích kinh doanh” của trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Theo ông, đánh giá HQKD


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full













×