Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Quản lý phát triển bền vững trung tâm học tập cộng đồng góp phần xây dựng xã hội học tập ở đồng bằng sông Cửu Long (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 182 trang )

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 5
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 6
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................... 6
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 6
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6
6. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu ................................. 7
7. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................ 8
8. Đóng góp mới của luận án .................................................................................. 8
9. Bố cục của luận án ............................................................................................... 9
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRUNG TÂM
HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP ..... 10
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu ....................................................................... 10
1.1.1. Về học tập suốt đời và xã hội học tập ...................................................... 10
1.1.2. Về trung tâm học tập cộng đồng và quản lý phát triển bền vững trung tâm
học tập cộng đồng................................................................................................... 13
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 18
1.2.1. Quản lý ...................................................................................................... 18
1.2.2. Quản lý giáo dục ...................................................................................... 18
1.2.3. Trung tâm học tập cộng đồng và phát triển TTHTCĐ........................... 19
1.2.3.1. Trung tâm học tập cộng đồng ............................................................ 19
1.2.3.2. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng ............................................ 20
1.2.3.3. Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng ............................... 21
1.2.4. Phát triển bền vững và quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ ............. 23
1.2.4.1. Phát triển bền vững ............................................................................ 23
1.2.4.2. Quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ .............................................. 24
1.3. Trung tâm học tập cộng đồng trong việc xây dựng XHHT và phát triển



2
kinh tế- xã hội ........................................................................................................ 26
1.3.1. Xã hội học tập- đòi hỏi cấp thiết .............................................................. 26
1.3.2. Đặc trưng của XHHT .............................................................................. 27
1.3.3. Vai trò của trung tâm học tập cộng đồng góp phần xây dựng XHHT và
phát triển kinh tế- xã hội ........................................................................................ 28
1.3.3.1. Đặc trưng của TTHTCĐ........................................................................ 28
1.3.3.2. Vai trò của TTHTCĐ trong việc xây dựng xã hội học tập ........................ 29
1.3.3.3. Vai của TTHTCĐ trong việc phát triển kinh tế- xã hội ............................ 32
1.4. Quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững ................. 36
1.4.1. Bối cảnh thời đại và xu thế phát triển của giáo dục suốt đời .................. 36
1.4.1.1. Mục đích học tập................................................................................... 36
1.4.1.2. Đặc điểm học tập .................................................................................. 37
1.4.1.3. Về nội dung học tập............................................................................ 37
1.4.1.4. Về chương trình học tập ..................................................................... 43
1.4.1.5. Những cam kết hành động toàn cầu về giáo dục vì sự phát triển bền vững tại
các TTHTCĐ ............................................................................................................ 45
1.4.2. Mục tiêu, nguyên lý và tiến trình quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng
phát triển bền vững ................................................................................................ 48
1.4.3. Phương thức quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền
vững ......................................................................................................................... 49
1.4.4. Tính chất quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững
................................................................................................................................. 51
1.4.5. Nội dung quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững ...... 54
1.4.5.1. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ ....... 54
1.4.5.2. Quản lý các chương trình đáp ứng nhu cầu của người học tại TTHTCĐ . 57
1.4.5.3. Quản lý các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ.................................... 58
1.5. Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển
bền vững ................................................................................................................. 60

1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển


3
bền vững ................................................................................................................. 61
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 64
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 66
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRUNG TÂM HỌC
TẬP CỘNG ĐỒNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CƯU LONG .................................................................................. 66
2.1. Khái quát về quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng tại các nước
trên thế giới và Việt Nam. ..................................................................................... 66
2.1.1. Trên thế giới ............................................................................................. 66
2.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 74
2.2. Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế- xã hội, giáo dục đào tạo, xây dựng và
phát triển TTHTCĐ ở Đồng bằng sông Cửu Long. ........................................... 80
2.2.1. Về địa lý tự nhiên ..................................................................................... 80
2.2.2. Về kinh tế- xã hội ..................................................................................... 81
2.2.3. Về giáo dục đào tạo .................................................................................. 84
2.2.4. Về xây dựng và phát triển TTHTCĐ ....................................................... 85
2.3. Thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở Đồng bằng sông Cửu Long ...... 88
2.3.1. Tổ chức khảo sát ...................................................................................... 88
2.3.2. Khảo sát thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL ................. 89
2.3.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ .................. 90
2.3.2.2. Về xây dựng các chương trình (chủ đề học tập) và tổ chức các hoạt
động ở trung tâm. .................................................................................................. 102
2.3.2.3. Về các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ .................................... 109
2.3.2.4. Về hỗ trợ công tác kiểm tra, đánh giá quản lý phát triển TTHTCĐ 110
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL. ..... 110
2.4.1. Thành tựu ............................................................................................... 110

2.4.2. Hạn chế ................................................................................................... 111
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 113
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 115


4
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRUNG TÂM HỌC TẬP
CỘNG ĐỒNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG ............................................................................................. 115
3.1. Định hướng phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL .............................................. 115
3.2. Các giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ góp phần xây dựng
XHHT ở ĐBSCL.................................................................................................. 117
3.2.1. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................... 117
3.2.2. Các giải pháp .......................................................................................... 119
Giải pháp 1: Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ
............................................................................................................................... 119
Giải pháp 2: Quản lý các chương trình đáp ứng nhu cầu của người học tại các
TTHTCĐ ............................................................................................................... 132
Giải pháp 3: Quản lý các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ .................... 136
Giải pháp 4. Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển bền vững trung tâm
HTCĐ. ................................................................................................................... 138
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp ........................ 143
3.4. Thử nghiệm giải pháp đề xuất .................................................................... 147
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 154
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 155
1. Kết luận ............................................................................................................ 155
2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 158
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 171



5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước những xu thế của thời đại cũng như thực tiễn của nước ta trong tiến trình
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta chủ trương và nhấn
mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
để phát triển nhanh và bền vững. Nguồn lực con người hay nguồn nhân lực với ý
nghĩa như một yếu tố cơ bản của nội lực kinh tế - xã hội sẽ đóng vai trò quyết định
trong việc thực hiện mục tiêu phát triển. Nguồn nhân lực đó chỉ có thể phát triển đầy
đủ, có hệ thống và bền vững thông qua việc phát triển giáo dục và đào tạo. Trong
đó, việc quản lý phát triển TTHTCĐ là rất quan trọng.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ: “Phát
triển giáo dục thường xuyên tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù
hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; bước đầu hình thành xã hội học tập. Chất
lượng giáo dục thường xuyên được nâng cao, giúp người học có kiến thức, kỹ năng
thiết thực để tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc
sống vật chất và tinh thần...”.
Trung tâm học tập cộng đồng, một trong những cơ sở của giáo dục thường
xuyên được hình thành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong cộng đồng
tại các xã, phường, thị trấn được học tập, được trang bị kiến thức nhiều mặt góp phần
tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội
trong cộng đồng. Hiện nay cả nước đã có trên 11 ngàn TTHTCĐ đang hoạt động và
các trung tâm này đã thực sự trở thành trường học của nhân dân lao động, là công cụ
thiết yếu để xây dựng XHHT từ cơ sở. Điều đó cho thấy việc phát triển các TTHTCĐ
là cần thiết và đã trở thành xu thế tất yếu của xã hội.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sông nước, trên 80% sản xuất nông nghiệp,
mặt bằng dân trí còn thấp so với cả nước, nên sự đóng góp của giáo dục đào tạo nói
chung và các TTHTCĐ nói riêng có ý nghĩa rất lớn. Nhìn lại quá trình xây dựng và
phát triển các TTHTCĐ của vùng từ năm 2002 đến nay cho thấy các TTHTCĐ đã

phát triển và có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của vùng. Tuy vậy,


6
bên cạnh những trung tâm hoạt động có hiệu quả và phát triển, vẫn có không ít những
trung tâm hoạt động kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan
như các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động; các điều kiện đáp ứng nhu cầu
người học; sự phối hợp và nhất là tiêu chuẩn giám sát, đánh giá của TTHTCD còn
nhiều khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, làm thề nào để quản lý phát triển bền vững
các TTHTCĐ ở ĐBSCL là rất cấp thiết.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý phát triển bền vững
trung tâm học tập cộng đồng góp phần xây dựng xã hội học tập ở đồng bằng sông
Cửu Long” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh gia thực trạng việc quản lý phát triển bền
vững TTHTCĐ ở ĐBSCL, đề xuất những giải pháp quản lý phát triển bền vững
TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT ở Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý phát triển TTHTCĐ
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ ở ĐB sông Cửu Long.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL sẽ đạt được kết quả bền vững
góp phần xây dựng XHHT ở Đồng bằng sông Cửu Long, nếu đề xuất và thực hiện
được các giải pháp của đề tài mang tính hệ thống, toàn diện dựa trên những đặc trưng
của TTHTCĐ, đồng thời chú ý đến đặc điểm kinh tế- xã hội, truyền thống văn hóa
và thực tiễn giáo dục ở ĐB sông Cửu Long.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ góp phần
xây dựng XHHT;
- Đánh giá thực trạng xây dựng, tổ chức quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL;


7
- Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ ở ĐBSCL.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ, đối tượng là
CBQL, GV/HDV, người học tại TTHTCĐ xã/phường/thị trấn và các tổ chức, đoàn
thể, cơ quan quản lý có liên quan đến TTHTCĐ.
- Nghiên cứu thực tiễn xây dựng, tổ chức quản lý phát triển TTHTCĐ và tổ
chức khảo nghiệm, thử nghiệm một số biện pháp quản lý phát triển bền vững
TTHTCĐ ở ĐBSCL. Về địa bàn khảo sát thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở
ĐBSCL được thực hiện tại 3 tỉnh/thành phố: An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
6. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống: TTHTCĐ là tiểu hệ thống trong hệ thống GDQD. Do đó,
mỗi sự thay đổi của tiểu hệ thống cũng ảnh hưởng tới hệ thống và ngược lại.
- Tiếp cận phát triển: TTHTCĐ cần có sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược
và thích ứng với môi trường luôn thay đổi.
- Tiếp cận nhu cầu học tập: nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng rất
đa dạng. Hệ thống GDCQ chưa đáp ứng được nhu cầu này nên GDKCQ trong đó có
TTHTCĐ là một trong những thành phần nòng cốt cần được quan tâm, phát triển để
đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời của người dân.
- Tiếp cận quản lý sự thay đổi: thế giới luôn thay đổi với tốc độ nhanh chóng
và đó là quy luật tất yếu của sự phát triển. Cho nên nhà quản lý phải nắm bắt được
sự thay đổi và điều chỉnh nó đi theo hướng có lợi cho tổ chức.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu, các công trình

nghiên cứu có liên quan đến đề tài,… nhằm xây dựng những nguyên tắc, xác định
các khái niệm cơ bản có liên quan và nội dung quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ,
hình thành khung lý thuyết về tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển bền vững
TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT.
- Nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, để điều tra thực


8
trạng hoạt động quản lý phát triển TTHTCĐ và các tác động của nó đối với việc xây
dựng XHHT; Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn lãnh đạo cấp uỷ đảng, chính
quyền địa phương; CBQL, giáo viên và người học tại một số TTHTCĐ,... nhằm thu
thập những thông tin về thực trạng hoạt động và quản lý phát triển TTHTCĐ;
Phương pháp quan sát, các báo cáo, trao đổi ở TTHTCĐ và quan sát trực tiếp về đối
tượng nghiên cứu để thu được những thông tin về đối tượng nghiên cứu; Phương
pháp khảo nghiệm, thử nghiệm, để khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của việc
vận dụng các đề xuất; Phương pháp so sánh và tổng kết kinh nghiệm, tổng kết kinh
nghiệm trong nước và quốc tế và so sánh công tác quản lý phát triển TTHTCĐ ở các
tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL qua các tài liệu thu thập được.
6.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích định lượng và định tính kết quả
điều tra và các số liệu thống kê được thu thập trong quá trình nghiên cứu.
7. Luận điểm bảo vệ
Trung tâm HTCĐ là cơ sở GDKCQ bằng chính vai trò và đặc điểm của mình
đã góp phần đắc lực vào việc xây dựng XHHT ở cơ sở. Quản lý phát triển bền vững
TTHTCĐ là quá trình nhằm cung cấp các cơ hội và điều kiện học tập trong cộng
đồng cùng với việc cải thiện chất lượng học tập đáp ứng yêu cầu của mỗi cá nhân và
của cả cộng đồng góp phần xây dựng XHHT.
Trong thời gian qua, việc quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL còn nhiều hạn
chế. Để quản lý phát triển TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT ở ĐBSCL được bền
vững phù hợp với đặc thù hoạt động học tập của người học và đặc điểm KT - XH

của vùng, theo chúng tôi cần tập trung quản lý các nội dung cơ bản sau: 1). Các điều
kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ. 2). Các chương trình đáp ứng
nhu cầu của người học tại các TTHTCĐ. 3). Các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ
và 4). Có được bộ tiêu chí để đánh giá quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ góp
phần xây dựng XHHT ở Đồng bằng sông Cửu Long.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lý luận


9
- Đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận của mô hình TTHTCĐ như một thiết chế
giáo dục - xã hội với những đặc trưng của nó.
- Tiếp cận lý thuyết quản lý vào việc quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐB sông
Cửu Long trong điều kiện hiện nay, từ triết lý TTHTCĐ là của cộng đồng, do cộng
đồng và vì cộng đồng, đáp ứng nhu cầu HTSĐ của mọi người dân trong cộng đồng.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phát triển TTHTCĐ trong
sự tác động qua lại của chúng.
8.2. Về mặt thực tiễn
- Đã nghiên cứu thực trạng xây dựng và quản lý phát triển TTHTCĐ trên thế
giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó khảo sát và đánh giá thực trạng việc xây dựng và
quản lý phát triển phát triển TTHTCĐ ở ĐB sông Cửu Long.
- Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá và một số giải pháp quản lý phát triển bền vững
TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT ở ĐBSCL.
9. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển bền vững trung tâm học tập
cộng đồng góp phần xây dựng xã hội học tập.
- Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển bền vững trung tâm học tập cộng
đồng góp phần xây dựng xã hội học tập ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Chương 3: Giải pháp quản lý phát triển bền vững trung tâm học tập cộng đồng

góp phần xây dựng xã hội học tập ở đồng bằng sông Cửu Long.


10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRUNG TÂM
HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Về học tập suốt đời và xã hội học tập
Năm 1996, với tên gọi “Học tập, một kho báu tiềm ẩn” UNESCO công bố công
trình của Jacque Delors, nguyên chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) [150] và được thế
giới thừa nhận như một triết lý của giáo dục thế kỷ XXI. Trong công trình này tác
giả đã phân tích việc HTSĐ. Với triết lý của một nền giáo dục cần thiết cho thế kỷ
XXI: “Giáo dục phải dựa trên 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, học để cùng chung
sống và học để làm người”. Bốn trụ cột này phải được đặt trên nền tảng HTSĐ và
xây dựng XHHT. Từ đây xuất hiện 2 đặc trưng mới của giáo dục thế kỷ XXI là:
HTSĐ và XHHT. HTSĐ được coi như là chìa khóa để bước vào thế kỷ XXI, nó hình
thành một quan niệm mới về giáo dục là giáo dục ban đầu và giáo dục tiếp tục.
HTSĐ gắn với quan niệm mới tiên tiến quan niệm về một XHHT. Ở một XHHT có
thể tạo ra cơ hội học tập và phát huy mạnh mẽ tiềm năng của mỗi con người.
Cùng với công trình đã nêu ở trên, còn có nhiều nghiên cứu đề cập và nhấn
mạnh tới xu thế HTSĐ trong điều kiện hiện nay. Ví dụ, các nhà tương lai học, giáo
dục học trên thế giới như Toffler Alvin, Bennis, Warren Stephen Covey, Gary
Hamel, Kevin Kelly, Philip Kotler, John Kotter Michael Porter, Perer Senge,
Thomas L.Friedman, Raja. RoySingh, Viên Quốc Chấn,... Các nhà tương lai học
trên đã đưa ra dự báo nền giáo dục mới hoàn toàn khác với nền giáo dục truyền thống
mà đặc trưng cơ bản của nó là sự lỗi thời nhanh chóng của kiến thức cũng như của
các ngành sản xuất trong xã hội. Do đó, nền giáo dục mới phải hướng đến sự giáo
dục suốt đời.
Đi liền với việc nghiên cứu về xu thế HTSĐ của nền giáo dục mới, nhiều nhà

khoa học đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề XHHT. Các nhà khoa học đã tiếp cận về
XHHT theo nhiều cách khác nhau, có thể kể đến ba cách tiếp cận chính: Cách tiếp
cận logic. Điển hình cho cách tiếp cận logic là Faure và cộng sự. Faure, Torsten


11
Husen và Steward Ranson. Theo cách tiếp cận quá trình, Donald Schon [163] trong
các năm 1963, 1967, 1973 đã cho rằng xã hội và tất cả các cơ quan, tổ chức trong nó
có những quá trình biến đổi liên tiếp. Do đó, cần phải hiểu, định hướng, gây ảnh
hưởng và quản lý được những sự thay đổi liên tiếp đó. Tiêu biểu cho cách tiếp cận
theo nhu cầu là Rober M. Hutchins [160]. Năm 1968, Rober M. Hutchins khẳng định
sự cấp thiết cần phải hình thành XHHT và giáo dục phải tạo điều kiện cho việc học
tập của con người diễn ra liên tục.
Công trình của Donal Schon, với ý tưởng các công ty, các phong trào xã hội và
các cơ quan đều phải là “các hệ thống học tập” (learning system). Trong các công
trình của mình, Robert M.Hutchins đã phân tích cơ sở xã hội của của một XHHT.
Một trong những công trình nghiên cứu về XHHT đáng quan tâm nhất là của Hutsen,
nghiên cứu vai trò của sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật với sự ra đời của XHHT,
đặc biệt từ những năm 40 của thế kỷ trước. Một trong những công trình được nhiều
người đánh giá cao là của Richard Edwards [156]. Theo Richard Edwards, XHHT
là một xã hội đảm bảo tự do dân chủ và bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là mọi
người dân đều tạo cho mình khả năng tự học và tự học suốt đời, từ đó nẩy sinh ra
động cơ học tập, nhu cầu học tập là một động lực quan trọng thúc đẩy sự học ngày
càng cao.
Về mô hình XHHT, Roger Boshier đề xuất một mô hình XHHT cho phép con
người có thể tham gia học tập trong suốt cuộc đời của họ. Hughes bằng cách tiếp
cận theo nguồn cảm hứng, mô tả XHHT như là một xã hội mà các quốc gia và khu
vực đòi hỏi cần phải có để duy trì cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng
tăng. Còn Edwards, năm 1997 đưa ra các mô hình XHHT tuy có nhiều điểm khác
nhau nhưng tổng hợp lại chúng đều đề cập tới các khía cạnh nhu cầu và nghĩa vụ

học tập; cơ hội và điều kiện học tập của người dân.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên, đã giải quyết được các nội dung cơ
bản của vấn đề xu thế HTSĐ và xây dựng một XHHT như tính tất yếu của thời đại.
Đến những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, xu thế HTSĐ và một XHHT
đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Đơn cử một số nước như sau:


12
Tại Mỹ, trong báo cáo của Ủy ban Giáo dục chất lượng cao đã gửi Quốc hội
tháng 4 năm 1984, trong đó nhấn mạnh: Cần phải dốc sức vào việc giáo dục suốt
đời, mở ra phong trào giáo dục với mục tiêu xã hội hóa giáo dục. Ngày 18 tháng 4
năm 1991, trong chiến lược GD của kế hoạch năm 2000 lại nhấn mạnh thêm: HTSĐ
kiến thức, kỹ thuật và hô hào mở cuộc vận động cả nước thành “cả nước đi học”.
Tại Pháp, tư tưởng HTSĐ lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1960 bởi Paolo
Langơ, nhà quản lý giáo dục. Năm 1972 Ủy ban quốc tế do Thủ tướng Pháp chủ trì
đã đưa ra báo cáo với tên gọi: “Sự tồn tại của học hội thế giới, giáo dục hôm nay và
ngày mai” đã chính thức xác nhận tính pháp lý của tư tưởng HTSĐ không chỉ ở Pháp
mà trên phạm vi quốc tế. Từ đó quan niệm HTSĐ ngày càng thâm nhập vào thực
tiễn giáo dục của nhiều nước trên thế giới có nền giáo dục tiên tiến.
Tại Hàn Quốc, Hội đồng của Tổng thống về cải cách giáo dục đã xuất bản cuốn
sách “Hệ thống giáo dục mới” ngày 31 tháng 5 năm 1995, quan điểm cơ bản là xây
dựng một xã hội giáo dục sống động và mở cửa. Hướng ưu tiên của chương trình cải
cách là đa dạng hóa các loại hình giáo dục, tạo ra nhiều cơ hội giáo dục cho mọi tầng
lớp nhân dân lựa chọn. Từ đó thành lập Trung tâm đa phương tiện Quốc gia tạo điều
kiện cho nhiều người dân được tiếp cận và các phương tiện thông tin hiện đại vào
việc học tập của mình.
Tại Nhật Bản, có thể nói đây là nước đi đầu trong việc triển khai tư tưởng HTSĐ
và xây dựng XHHT. Ngay từ những năm 70 Nhật Bản đã công bố cuốn sách trắng,
trong đó khẳng định: Nhật Bản đang đối diện với mục tiêu của việc cải cách giáo
dục thế kỷ XXI: “Thực hiện một XHHT suốt đời”. Trong lĩnh vực triển khai XHHT,

Nhật Bản cũng là nước đi đầu với hệ thống TTHTCĐ (KO-MIN-KAN).
Ở Việt Nam, Các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập tới xu thế HTSĐ và xây dựng
một XHHT. Có thể nêu một số trong các nhà nghiên cứu về vần đề này: Phạm Minh
Hạc, Vũ Ngọc Hải [35,37,38], Nguyễn Vinh Hiển [45], Nguyễn Minh Đường
[28,29], Phạm Tất Dong [11,12,13,14,16,17], Đặng Quốc Bảo [5], Nguyễn Hữu
Châu, Nguyễn Ngọc Phú [58], Mai Văn Trang [68], Tô Bá Trượng [71], Nguyễn
Hồng Sơn [62], Phạm Đỗ Nhật Tiến [66,67], Thái Xuân Đào [21], Bế Hồng Hạnh,


13
Nguyễn Hoàng Hải, Bùi Minh Hiền [44], Trần Khánh Đức, Nguyễn Tiến Đạt đã
nhấn mạnh quan điểm, cơ sở lý luận về nền giáo dục hiện đại và XHHT suốt đời,
những vấn đề cơ bản để xây dựng XHHT ở nước ta, quan niệm mới về việc học.
Phạm Tất Dong đã đề cập đến nội dung phát triển các thiết chế giáo dục trên địa bàn
xã, phường, thị trấn theo hướng xây dựng XHHT và những điều kiện để xây dựng
XHHT ở xã, phường, thị trấn.
Trong các năm 2004 và 2005, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam và
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tổ chức hai cuộc Hội thảo toàn quốc với chủ
đề xây dựng XHHT ở Việt Nam. Hội thảo đã thu hút rất nhiều nhà khoa học giáo
dục và xã hội. Nhiều vấn đề cơ bản về tư tưởng HTSĐ và xây dựng XHHT ở Việt
Nam đã được làm sáng tỏ như các khái niệm về HTSĐ về XHHT, cơ sở phương
pháp luận của việc xây dựng XHHT, vai trò của XHHT trong thời đại mới, đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục để xây dựng XHHT. Cũng từ đây, vấn đề HTSĐ
và xây dựng XHHT đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam đưa vào các nghị quyết
của Đảng và chủ trương chính sách của Nhà nước.
1.1.2. Về trung tâm học tập cộng đồng và quản lý phát triển bền vững trung
tâm học tập cộng đồng
Vào cuối thập kỷ 60, khi khoa học và công nghệ phát triển nhanh, hầu hết các
nước trên thế giới đều nhận thấy hệ thống GDCQ không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội. Xu hướng tập trung hoá, đô thị hoá giáo dục đã làm mất cân đối về

trình độ dân trí và nguồn nhân lực giữa các vùng miền, cơ cấu ngành nghề,…
Năm 1972, Edgar Faure [158 ] xuất bản cuốn sách “Học để tồn tại” đã làm xoay
chuyển nhận thức về giáo dục, đặc biệt là giáo dục người lớn và đặt trong khuôn khổ
“Giáo dục suốt đời”. Từ đó, các quan điểm khác nhau về GDSĐ, HTSĐ, XHHT
được đưa ra bàn luận, nhiều nhà giáo dục lớn trên thế giới đã thấy cần thiết phải có
quan niệm rộng hơn về giáo dục: Giáo dục người lớn, GDTX, giáo dục không chính
quy phải được coi là một bộ phận chủ yếu, quan trọng cùng với nhà trường chính
quy cung cấp cơ hội học tập suốt đời cho nhân dân.
Giáo dục không chỉ là giai đoạn tức thời, chỉ diễn ra một lần, chỉ giới hạn ở độ


14
tuổi học sinh, sinh viên mà là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cả cuộc đời.
Học tập suốt đời là một quá trình học tập có mục đích, có định hướng, không phải
học tuỳ hứng, ngẫu nhiên. Tuỳ theo nhu cầu của mỗi người mà có mục đích học
riêng của mình: Học để biết, học để làm việc, học để cùng chung sống, để hoà nhập,
học để tồn tại và học để khẳng định mình.
Năm 2001, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học tại Gia Lâm,
Hà Nội, là nơi có TTHTCĐ hoạt động tốt để phân tích đánh giá ưu, khuyết điểm của
các loại hình thức học tập cộng đồng như TTHTCĐ, TT Khuyến học cộng đồng, TT
Giáo dục cộng đồng. Từ đó, xác định rõ tên gọi khác nhau nhưng đều là những cơ sở
giáo dục đa chức năng, ngoài công lập, không chính quy của dân, do dân, vì dân, cần
gì học nấy một cách thường xuyên, liên tục, suốt đời.
Năm 2002-2003, Bộ GDĐT phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam tổng kết
hoàn chỉnh mô hình, xây dựng thể chế, biên soạn tài liệu, hướng dẫn và huấn luyện
cán bộ, tranh thủ sự ủng hộ của các ngành, các cấp nhằm đẩy mạnh việc thành lập
TTHTCĐ ở xã, phường, thị trấn.
Nhiều địa phương như tỉnh Thái Bình, Thanh Hoá, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh
Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tây… đã có nhiều biện pháp sáng tạo, chủ động huy động sức
mạnh tổng hợp của xã hội để tận dụng những tiềm lực sẵn có phát triển nhanh chóng

TTHTCĐ. Qua đó, đã tạo cơ hội và điều kiện cho các đối tượng ở bên ngoài nhà
trường được học một cách thường xuyên, liên tục; được nâng cao dân trí; góp phần
phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, khôi phục nghề truyền thống, phát triển nghề
mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH thông qua hoạt động chuyển
giao ứng dụng khoa học công nghệ, hướng nghiệp, học nghề,…
Việc thực hiện HTSĐ và xây dựng XHHT phải được gắn kết chặt chẽ với các
phương thức giáo dục mở: GDCQ, giáo dục không chính quy, giáo dục phi chính
quy hay giáo dục ban đầu và giáo dục tiếp tục hay là giáo dục thường xuyên với đặc
trưng là giáo dục cộng đồng và được thực hiện bởi trung tâm học tập cộng đồng.
UNESCO xem mô hình TTHCĐ là một công cụ, một cơ chế có hiệu quả nhất
trong việc thực hiện giáo dục cho mọi người và mọi người cho giáo dục. Trung tâm


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full












×