Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH Tuyển dụng vị trí: Bác sĩ Y học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.23 KB, 70 trang )

TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH
KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Tuyển dụng vị trí: Bác sĩ Y học cổ truyền
I. TÀI LIỆU
- Y học cổ truyền tập I, GS. Trần Thúy -PGS. Phạm Duy Nhạc - GS. Hoàng
Bảo Chậu, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2005.
- Y học cổ truyền tập II, GS. Trần Thúy -PGS. Phạm Duy Nhạc - GS. Hoàng
Bảo Chậu, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2005.
- Ngoại khoa cơ sở, GS.TS Phạm Gia Khánh, Học viện Quân y, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, 2004.
- Bệnh học Nội khoa tập II, PGS.TS Nguyễn Phú Kháng, Học viện Quân y,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2003.
- Giáo trình Bệnh học ngoại khoa, lồng ngực, tim mạch, tuyến giáp, Đặng
Ngọc Hùng, Học viện Quân y, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2001.
- Hướng dẫn chẫn đoán và điều trị bệnh nội khoa, TS Nguyễn Quốc Anh PGS.TS Ngô Quý Châu, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2011.
- Ngoại Y học cổ truyền, PGS.TS Phạm Văn Trịnh - TS Lê Lương Đống,
Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, năm 2012.
- Bệnh học truyền nhiễm, Học viện Quân y, Nhà xuất bản quân đội nhân
dân, 2004.
II. CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
Câu 01: Anh (chị) hãy trình bày các quy luật cơ bản của học thuyết âm dương?
Đáp án:
Nội dung
Âm dương đối lập
Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương.
Thí dụ: ngày và đêm, nước và lửa, ức chế và hưng phấn…
Âm dương hỗ căn:
Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau, hai mặt âm dương tuy đối lập, nhưng

Điểm
10


05
10

phải nương tựa lẫn nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt

05

đều là tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.
Âm dương tiêu trưởng:

05


Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không
ngừng chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.
Âm dương bình hành:
Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn lập
lại được thế thăng bằng, thế quân bình giữa hai mặt.
Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống
nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.
Cộng

10

10

10
65

Câu 02: Anh (chị) hãy trình bày ứng dụng của học thuyết âm dương trong y học

về mặt sinh lý cơ thể và sự phát sinh bệnh tật?
Đáp án:
Nội dung

Điểm

Về cấu tạo cơ thể và sinh lý:
Âm: tạng, kinh âm. huyết, bụng, trong, dưới…
Dương: phủ, kinh dương, khí, lưng, ngoài, trên…
Do tính chất trong âm có dương, trong dương có âm nên còn phân ra
phế âm, phế khí, vị âm, vị hỏa….
Vật chất dinh dưỡng thuộc âm, cơ năng hoạt động thuộc dương.

10

10
10

Về quá trình phát sinh và phát triển của bệnh tật:
Bệnh tật phát sinh do sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể, biểu
hiện bằng hiện tượng thiên thắng hoặc thiên suy.
Trong quá trình phát triển của bệnh tật, tính chất bệnh còn chuyển hóa
lẫn nhau giữa âm dương, âm cực dương sinh, hay dương cực âm sinh.
Sự mất cân bằng âm dương gây ra những chứng bệnh ở những vị trí
khác nhau tùy tính chất âm dương: âm hư sinh nội nhiệt, dương hư sinh

15

10


10

ngoại hàn…
Cộng

65

Câu 03: Anh (chị) hãy trình bày các quy luật hoạt động trong học thuyết về ngũ
hành?
Đáp án:
Nội dung

Điểm


Trong điều kiện bình thường vật chất trong thiên nhiên và hoạt động
của tạng phủ trong cơ thể người liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy
nhau vận động phát triển thông qua quy luật tương sinh hoặc chế ước

10

lẫn nhau để giữ thế quân bình bằng quy luật tương khắc:
Ngũ hành tương sinh: là chỉ mối quan hệ sinh ra, thúc đẩy nhau phát
triển của ngũ hành theo thứ tự: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh
kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Tương ứng trong cơ thể con người

15

là: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim, phế
kim sinh thận thủy, thân thủy sinh can mộc.

Ngũ hành tương khắc: là mối quan hệ ức chế nhau lần lượt của ngũ
hành theo thứ tự: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc
kim, kim khắc mộc. Tương tự trong cơ thể người là: can mộc khắc tỳ

15

thổ, tỳ thổ khắc thận thủy, thận thủy khắc tâm hỏa, tâm hỏa khắc phế
kim, phế kim khăc can mộc.
Quá trình tương sinh và tương khắc lặp đi lặp lại không ngừng để duy
trì sự tồn tại, phát triển và cân bằng của sự vật trong thiên nhiên cũng

10

như trong cơ thể con người.
Trong điều kiện bất thường, hay bệnh lý, có hiện tượng hành nọ, tạng
nọ khắc hành kia, tạng kia quá mạnh gọi là tương thừa, hoặc hành nọ,

15

tạng nọ không khắc được hành kia, tạng kia gọi là tương vũ.
Cộng

65

Câu 04: Anh (chị) hãy nêu các ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong y học?
Đáp án:
Nội dung
Về sinh lý: Sự sắp xếp các tạng phủ theo ngũ hành và sự liên quan của

Điểm


chúng đến ngũ vị, ngũ sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động tình chí

15

giúp cho việc học về các hiện tượng sinh lý tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ.
Về bệnh lý: căn cứ vào ngũ hành có thể tìm ra vị trí phát sinh một
chứng bệnh của một tạng phủ nào đó để đề ra phương pháp chữa bệnh
thích hợp.
Về chẩn đoán: Căn cứ vào triệu chứng về ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan,
thể chất để tìm bệnh thộc các tạng phủ có liên quan.

10

10


Về điều trị:
Đề ra nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ mẹ, thực thì tả con.
Ví dụ bệnh phế khí hư, phế lao…cần phải kiện tỳ vì tỳ thổ sinh phế kim
(hư bổ mẹ)….
Châm cứu: ứng dụng ngũ hành để tìm ra hệ thống huyệt ngũ du áp
dụng vào điều trị.
Về thuốc:

10

10

Người ta tìm kiếm và xét tác dụng của thuốc đối với bệnh tật các tạng

phủ trên cơ sở liên quan giữa màu sắc, tính vị với tạng phủ.

10

Ngừi ta còn vận dụng ngũ vị để bào chế, làm thay đổi tính năng vị
thuốc cho phù hợp với yêu cầu chữa bệnh.
Cộng

65

Câu 05: Anh (chị) hãy nêu nguyên nhân bên trong (thất tình)?
Đáp án:
Nội dung
Điểm
Bảy thứ tình chí gây ra do những rối loạn về tâm lý, tình cảm đó là:
10
Vui, giận, buồn, nghĩ, lo , kinh, sợ.
Tình chí bị kích động hay những sang chấn tinh thần gây ra sự mất
thăng bằng về âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc mà gây ra các
bệnh nội thương như cao huyết áp, suy nhược thần kinh, loét dạ dày tá

10

tràng…
Thất tình và tạng phủ có lien quan mật thiết:
- Tình chí bị kích động, tạng phủ sẽ biến hóa ra thất tình, can sinh ra
giận giữ, tâm sinh ra vui mừng, tỳ sinh ra lo nghĩ, phế sinh ra lo lắng,

10


thận sinh ra kinh sợ.
- Thất tình gây tổn thương tinh, khí, huyết của tạng phủ: giận hại can,
vui quá hại tâm, nghĩ hại tỳ, lo hại phế, sợ hãi hại thận. Đặc biệt thất
tình làm ảnh hưởng tới khí của các phủ tạng: giận làm khí thăng ( cáu

10

gắt), vui thì khí hoãn, buồn thì khí tiêu, sợ thì khí hạ.
Thất tình đặc biệt hay gây các chứng bệnh cho 3 tạng: Tâm, can, tỳ
- Tâm: Kinh quý, chính xung, mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn
định, hoang tưởng, cười nói huyên thuyên, thao cuồng, điên cuồng…

10


- Can: Tinh thần uất ức, hay cáu gắt, mạng sườn đầy tức, phụ nữ đau
vú, kinh nguyệt không đều, thống kinh.
- Tỳ: Ăn uống kém, không muốn ăn, bụng đầy, đại tiện bất thường, phụ
nữa bế kinh, rong huyết…
Cộng

10
05
65

Câu 06: Anh (chị) hãy kể tên, nêu các đặc tính chung của các nguyên nhân gây
bệnh bên ngoài (lục dâm, lục tà)?
Đáp án:
Nội dung
Điểm

Sáu thứ khí gồm: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, khi trở thành nguyên
10
nhân gây bệnh gọi là lục dâm, lục tà.
Đặc tính chung:
Gây ra những bệnh ngoại cảm (từ bên ngoài đưa tới) như bệnh nhiễm
trùng, truyền nhiễm, đau dây thần kinh ngoại biên do lạnh…..
Luôn có quan hệ mật thiết với thời tiết: phong: mùa xuân; hàn: mùa
đông; thử: mùa hè; táo: mùa thu.
Sáu thứ khí hay phối hợp với nhau, mà phong hay xuất hiện hơn cả, làm
bệnh có tính đa dạng như phong hàn, phong thấp, phong nhiệt…
Cần phân biệt các chứng phong, hàn, thấp…do lục khí gây ra (bên
ngoài) với phong, hàn, thấp…do trong cơ thể sinh ra (nội phong, nội

15

15
15

10

hàn, nội thấp…)
Cộng

65

Câu 07: Anh (chị) hãy trình bày hai cương lĩnh biểu và lý trong bát cương?
Đáp án:
Nội dung
Biểu và lý là hai cương lĩnh để tìm vị trí nông sâu của bệnh tật, đánh


Điểm

giá tiên lượng và đề ra các phương pháp chữa bệnh thích hợp (bênh ở

05

biểu thì phát tán, bệnh ở lý thì dung phép thanh, hạ, ôn, bổ…)
Biểu chứng:
Là bệnh còn ở ngoài, ở nông, thường xuất hiện ở gân, xương, cơ nhục,
kinh lạc: bệnh cảm mạo và truyền nhiễm ở giai đoạn đầu (YHCT gọi là
bệnh ở phần vệ, YHHĐ là giai đoạn viêm long, khởi phát).

10


Các biểu hiện lâm sàng: phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng,
mạch phù, đau đầu, đau minh, ngạt mũi, ho…
Lý chứng:
Là bệnh ở bên trong, sâu thuộc các tạng: bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn
toàn phát và có biến chứng mất nước, mất điện giải, chảy máu ( YHCT
gọi là bệnh đã vào phần dinh, khí, huyết).
Các biểu hiện lâm sàng: sốt cao, khát, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi
vàng, nước tiểu đỏ, nôn mửa, ỉa chảy, táo, mạch trầm…
Sự phân biệt giữa biểu chứng và lý chứng thường chú ý đến có sốt cao
hay sốt kèm theo sợ lạnh, chất lưỡi đỏ hay nhạt, rêu lưỡi vàng hay
trắng, mạch phù hay trầm…
Biểu và lý còn kết hợp với các cương lĩnh khác như hư, thực, hàn,
nhiệt, và có sự lẫn lộn giữa biểu và lý.
Cộng


10

10

10

10

10
65

Câu 08: Trình bày cấu tạo của hệ kinh lạc?
Đáp án:
Nội dung

Điểm

Mười hai kinh mạch chính: 6 kinh âm, 6 kinh dương phân bố đều ở

10

Cấu tạo hệ kinh lạc gồm:
chân tay.
Tám kinh mạch phụ (bát mạch kỳ kinh): nhâm mạch, đốc mạch, xung
mạch, đới mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương

10

kiểu mạch.
12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính

12 kinh cân nối liền các đầu xương ở tứ chi không vào tạng phủ.
15 biệt lạc đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc.
Tôn lạc: từ biệt lạc phân nhánh nhỏ.
Phù lạc: từ tôn lạc nổi ở ngoài da.
Huyệt: gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh

05
05
05
05
05

phụ cộng là 371 nằm trên 14 đường kinh ( tính cả 2 bênh là 690 huyệt)

10

và khoảng 200 huyệt ngoài đường kinh.
Kinh khí và kinh huyết: là các thành phần vận hành trong kinh lạc.
Ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh nó cư trú.
Cộng

10
65


Câu 09: Anh (chị) hãy trình bày tác dụng của hệ kinh lạc?
Đáp án:.
Nội dung
Về sinh lý:
Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể,

chống ngoại tà bảo vệ cơ thể.
Liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, cửu khiếu, cân mạch,
xương, da…) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất.
Về bệnh lý: Khi công năng hoạt động của kinh lạc bị trở ngại, gây kinh
khí không thông suốt thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh
thường truyền từ ngoài vào trong, từ bì phu, cơ nhục vào tạng phủ, tức

Điểm
10

10

10

là từ kinh mạch vào tạng phủ.
Bệnh ở phủ tạng thường có những biểu hiện ở đường kinh mạch đi
qua.Ví dụ: vị nhiệt thì loét miệng, cơn đau co thắt ở động mạch vành thì

10

đau ở kinh tâm…
Về chẩn đoán: Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những
vị trí nhất định của cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau,
tức, chướng,..) điện sinh vật trên đường đi của kinh mạch, người ta
chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đógọi là kinh lạc chẩn. Ví dụ: nhức

10

đầu vùng đỉnh do can, đau nửa đầu do đởm, đau đầu sau gáy thuộc
bang quang…

Ngoài ra người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tỉnh huyệt,
nguyên huyệt, bằng máy đo kinh lạc để đánh giá tình trạng hư thực của
khí huyết…
Về điều trị: Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương
pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và dung thuốc.
Cộng

05

10
65

Câu 10: Anh (chị) hãy trình bày chức năng sinh lý của tạng tâm?
Đáp án:
Nội dung
Chủ về thần chí: Tâm chủ về các hoạt động thần chí và tư duy, tinh và

Điểm
10


huyết là cơ sở của thần chí mà tâm chủ huyết mạch nên tâm cũng làm
chủ thần chí.
Tâm là nơi cư trú của thần, vì vậy gọi là “tâm tang thần”.
Chủ huyết mạch, biểu hiện ra mặt. Tâm khí thúc đẩy huyết dịch đi nuôi
dưỡng toàn thân.
Nếu tâm khí mạnh huyết dịch vận chuyển không ngừng, toàn thân được
nuôi dưỡng tốt, biểu hiện ra nét mặt hồng hào, trái lại tâm khí giảm sút
thì sắc mặt xanh xao, có khi huyết dịch bị ứ lại gây ra các chứng mạch
kết, mạch sáp, huyết ứ…

Khai khiếu ra lưỡi: Biệt lạc của tâm thông ra lưỡi, khí huyết của tâm đi
ra lưỡi để duy trì hoạt động của chất lưỡi.
Tâm bào lạc bảo vệ: Tâm bào lạc là tổ chức bảo vệ ở bên ngoài của
tâm, không cho tà khí xâm phạm vào tâm.
Ngoài ra người ta còn quan tâm đến mối quan hệ sinh khắc, biểu lý với

05
10

10

10
10

các tạng phủ khác: tâm hỏa sinh tỳ thổ, khắc phế kim, tâm với tiểu

10

trường có quan hệ biểu lý với nhau….
Cộng

65

Câu 11: Anh (chị) hãy trình bày chức năng sinh lý của tạng thận?
Đáp án:
Nội dung
Thận thuộc hành thủy.

Điểm
05


Thân tàng tinh – vật chất cơ bản của hoạt động sống là tinh. Tinh bao
gồm tinh của nam nữ trong giao hợp là nguồn gốc của sinh tồn và tinh
do thức ăn sinh ra giúp cơ thể sinh tồn, phát triển. Tinh của nam nữ là

10

tinh của tiên nhiên, tinh của thức ăn là tinh hậu nhiên. Cả hai loại tinh
cùng tàng chứa ở thận.
Tinh tiên nhiên do cha mẹ truyền, có từ lúc thành bào thai tới khi chết,
tinh luôn sinh trưởng hóa dục - tinh tiên nhiên cần dinh dưỡng của tinh
hậu nhiên – hai thứ tác động qua lại. Tiên nhiên là căn bản.
Tàng tinh là công năng quan trọng của thận; sinh trưởng; phát dục, sinh
đẻ đều nhờ tác dụng của thận tinh – còn gọi là thận khí.
Thận chủ cốt tủy – tinh hoa thể hiện ở tóc. Thận tàng tinh – tinh suy tủy

10

10
10


– tủy nuôi dưỡng xương. Nếu thận yếu, sẽ sinh tủy kém – tủy kém sẽ
sinh xương kém mà sinh chứng cốt tý (đau xương) biểu hiện ở người
lạnh, sợ lạnh, khớp xương co cứng. Nếu nhiệt lưu ở thận, thủy dịch bị
đốt nóng mà thành khô xương dần dần thành cốt nuy, yếu liệt vô lực.
Não là bể chứa tủy nên não và thận có quan hệ thông nhau. Tinh khí
chứa ở thận thịnh hay suy ảnh hưởng tới công năng của não.
Thận chủ thủy – nước uống vào, tỳ vị chưng bốc lên phế, phế khí túc
giáng làm cho thủy dịch chảy xuống mà dồn về thận. Thủy dịch do tỳ

thổ chưng bốc, có thanh có trọc. Thanh đi lên trọc đi xuống. Trong

10

thanh có trọc, trong trọc có thanh, thứ thanh trong thanh thì từ phế mà
ra khắp da lông.
Thức trọc trong thanh thì theo tam tiêu mà xuống thận. Nước lên phế
thành thứ thanh. Thủy dịch dồn về thận làm trọc. Thứ rọc trong trọc
theo đường bàng quang mà thải ra ngoài. Thứ thanh trong trọc thì chứa
lại ở thận. Tinh dịch chứa ở thận, nhờ thận dương chưng nóng hóa

10

thành khí mà lên phế. Từ phế giáng xuống mà tới thận. Tuần hoàn như
vậy để duy trì sự thay đổi cũ mới của nước trong cơ thể. Thận dương
kém thì sự đổi cũ thay mới sẽ trở ngại có thể sinh phù thũng.
Cộng

65

Câu 12: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị tăng huyết áp
thể âm hư dương xung?
Đáp án:
Nội dung
Triệu chứng: hoa mắt, nhức đầu, tai ù, dễ cáu gắt, miệng đắng, họng
khô, ít ngủ, hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt sác.
Nếu thiên về âm hư thì chóng mặt hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, hay quên,
long bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền tế sác.
Nếu thiên về dương xung thì đầu đau dữ dội, mắt đỏ, táo bón, họng
khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác, có lực.

Pháp điều trị: Tư âm tiềm dương. nếu âm hư nhiều thì nặng về tư dưỡng
can thận âm; nếu dương xung nhiều hay can hỏa thịnh thì Bình can tiết

Điểm
10
10
10
10


dương, thanh can, tả hỏa.
Phương thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm.
Nếu âm hư nặng thì dùng bài Lục vị quy thược hoặc Kỷ cúc địa hoàng

05

hoàn.
Nếu thiên về can dương xung thì dùng bài Long đởm tả can thang.
Châm cứu: thái xung, thái khê, tam âm giao, dương lăng tuyền, phong

05

trì, nội quan, thần môn.
Nhức đầu thì châm: thái dương, bách hội, đầu duy.
Nhĩ châm: điểm hạ huyết áp, can, thận.
Cộng

05

10


65

Câu 13: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị tăng huyết áp
thể can thận hư?
Đáp án:
Nội dung
Hay gặp ở người già, xơ cứng động mạch.
Triệu chứng:
Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt dễ sợ, ngủ ít, hay mê,
lưng gối yếu, miệng khô, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền, tế , sác
(thiên về âm hư).
Nếu thiên về dương hư thì mặt trắng, chân gối yếu mềm, đi tiểu nhiều,
liệt dương, di tinh, mạch trầm tế.
Pháp điều trị: nếu thiên về âm hư thì Tư bổ can thận âm, nếu thiên về
dương hư thì Ôn dưỡng can thận.
Phương thuốc:
Nếu can thậ âm hư dùng bài Lục vị quy thược hoặc Kỷ cúc địa hoàng

Điểm
05

10

10
10

10

hoàn.

Nếu can thận dương hư thì dùng bài trên gia thêm các vị bổ dương như:
Ba kích, ích trí nhân, đỗ trọng…. không nên dùng các vị cay nóng

10

mạnh như nhục quế, phụ tử….
Châm cứu:
Châm bổ: Thái khê, Tam âm giao, Thận du, Can du, Huyết hải.

10

Nếu dương hư cứu thêm Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn.
Cộng

65


Câu 14: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị tăng huyết áp
thể tâm tỳ hư?
Đáp án:
Nội dung
Hay gặp ở người già, có kèm theo các bệnh loét dạ dày tá tràng và viêm
đại tràng mạn.
Triệu chứng:

Điểm
10

Sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ăn ít, ngủ ít, đi ngoài phân lỏng, đầu


15

choáng, hoa mắt, lưỡi nhạt, mạch huyền, tế.
Pháp điều trị: kiện tỳ, bổ huyết, an thần.
Phương thuốc: Quy tỳ thang gia giảm:
Bạch truật
12g
Long nhã

15
10
12g

Đảng sâm

12g

Hòe hoa

8g

Đương quy

8g

Ngưu tất

12g

Mộc hương


4g

Hoàng cầm

8g

Viễn chí

8g

Tang ký sinh

12g

Táo nhân
Châm cứu:

10

12g

Châm bổ các huyệt: túc tam lý, tam âm giao, huyết hải, nộ quan, thầm

05

môn…
Cộng

65


Câu 15: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị tăng huyết áp
thể đàm thấp?
Đáp án:
Nội dung
Hay gặp ở người béo có tăng huyết áp và mỡ máu cao.
Triệu chứng:
Người béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồn nôn, ăn ít, ngủ
kém, rêu lưỡi trắng dính, miệng nhạt, mạch huyền, hoạt.
Nếu đàm thấp hóa hỏa thì khi ngủ hay giật mình, đầu có cảm giác căng,
mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: Kiện tỳ trừ thấp hóa đàm.
Phương thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm.

Điểm
05
15

05
10
10


Bán hạ chế

6g

16g

Phục linh


8g

Cam thảo

6g

Bạch truật

12g

Tràn bì

6g

Câu đằng

16g

Thiên ma

16g

Tang ký sinh

16g

Ngưu tất

16g


Ý dĩ

16g

Hòe hoa
Châm cứu:

10

Châm các huyệt: thái xung, túc lâm khấp, túc tam lý, phong long,

10

dương lăng tuyền, can du, đởm du…
Cộng

65

Câu 16: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị bệnh viêm phế
quản cấp tính thể phong hàn?
Đáp án:
Nội dung
Viêm phế quản cấp do phong hàn thường ở giai đoạn đầu của viêm phế
quản cấp.
Triệuchứng:

Điểm
05


Ho ra đờm loãng, trắng, dễ khạc, sốt sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi,

15

ngứa cổ, khan tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Pháp điều trị: sơ phong tán hàn, tuyên phế, trừ đàm.
Phương thuốc: Hạnh tô tán:
Hạnh nhân
12g
Trần bì

10
10
4g

Tô diệp

10g

Phục linh

6g

Tiền hồ

10g

Cam thảo

6g


Bán hạ chế

6g

Cát cánh

8g

Chỉsác

6g

Đại táo

4 quả

Gừng

3 lát

Tán bột, uống mỗi ngày 15-20g, chia 2 lần
Châm cứu: châm tả các huyệt Phong môn, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại
quan, Xích trạch, Thái uyên.
Cộng

05

05
15

65


Câu 17: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị bệnh viêm phế
quản cấp tính thể phong nhiệt?
Đáp án:
Nội dung
Gặp ở viêm phế quản cấp và đợt cấp viêm phế quản mãn.
Triệu chứng: ho khạc ra nhiều đờm màu vàng, trắng dính, họng khô,
họng đau, sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác.
Pháp điều trị: sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế trừ đàm.
Phương thuốc: Tang cúc ẩm gia giảm:
Tang diệp12g
Cát cánh
8g
Cúc hoa

12g

Hạnh nhân

12g

Liên kiều

12g

Cam thảo

4g


Tiền hồ

12g

Bạc hà6g
Ngưu bàng tử

Điểm
05
15
10
10

05

12g

Nếu đờm nhiều, vàng, dính kèm sốt cao bỏ Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà,
Ngưu bàng, thêm Hoàng cầm 12g, Ngư tinh thảo 20 – 40g.
Châm cứu: châm tả các huyệt: Trung phủ, Thiên đột, Phế du, phong
môn, Hợp cốc, ngoại quan, Xích trạch, Liệt khuyết.
Cộng

10
10
65

Câu 18: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng, pháp, phương điều trị cơn hen phế
quản thể hen hàn?

Đáp án:
Nội dung
Triệu chứng: Xuất hiện đột ngột, khó thở thì thở ra, ngực đầy tức, có
tiếng rên rít, rên ngáy, vã mồ hôi, kèm theo các triệu chứng:
Người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng có bọt dễ khạc, không khát,

Điểm
15

thích uống nước nóng, đại tiện nhão, lưỡi nhợt, rêu mỏng trắng, mạch
huyền tế.
Pháp điều trị: Ôn phế tán hàn, trừ đàm, hạ suyễn.
Phương thuốc: Xạ can ma hoàng thang gia giảm:

10
10


Xạ can

6g

Ma hoàng

10g

Khoản đông hoa

12g


Sinh khương

4g

Ngũ vị tử

8g

Tế tân

12g

Bán hạ chế

8g

Đại táo

12g

Tử uyển

12g

Châm cứu: châm bổ các huyệt: Thiên đột, Chiên trung, Phong môn,
Định suyễn, Liệt khuyết, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lý.
Cứu các huyệt: Phế du, Cao hoang, Thận du.
Nhĩ châm các huyệt: Bình suyễn, Tuyến thượng thận, Giao cảm thần

05


10

môn, Phế du.
Cộng

65

Câu 19: Khái niệm và nguyên nhân của tăng sản lành tính tiền liệt tuyến theo
YHCT?
Đáp án :
Nội dung
Khái niệm:
Sự rối loạn tiểu tiện đái khó, bí đái ... YHCT qui vào chứng lung bế.
Tiểu không thông, nhỏ ra từng giọt ngắn ít, thể bệnh cấp gọi là bế. Mặc dù
mức độ có khác nhau nhưng tiểu khó ra đều gọi là lung bế.
Nguyên nhân :
Đặc điểm chủ yếu của bệnh là đái khó, bí đái…tức là rối loạn khí hóa nước
ở tam tiêu, bàng quang.
- Thấp nhiệt trở trệ bàng quang, làm khí hóa không lợi, tiểu tiện không
thông mà thành bí đái.
- Do tỳ khí không thăng: ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ béo ngọt,

Điểm
05

05

05


10

nướng rán…bổ quá sinh thấp nhiệt, đổ xuống bàng quang hoặc ăn đồ sống
lạnh làm tổn thương tỳ vị, hoặc bị bệnh lâu ngày, người già yếu làm cho tỳ

10

khí hư, thanh khí không thăng mà trọc âm không giáng, vì thế mà tiểu tiện
không lợi.
- Do can uất khí trệ: thất tình nội thương làm can khí mất điều hòa, nội
thương khí cơ mất điều hòa, kinh lạc không thông, ảnh hưởng đến chức
năng khí hóa của tỳ, phế, thận, tam tiêu, bàng quang bị rối loạn, làm thủy

10


đạo bị nghẽn tắc.
- Thận hư: người tuổi già sức yếu, hoặc tổn hại tinh huyết, làm thận dương
hư hoặc tỳ thận lưỡng hư, khí hóa bất cập
- Niệu lộ trở tắc: ứ huyết, bại tinh… làm tắc đường tiểu, nên bị bí đái
Cộng

10
10
65

Câu 20: Triệu chứng, pháp, phương điều trị chứng lung bế thể bàng quang hư hàn,
thể thận âm hư?
Đáp án :


Nội dung

Điểm

- Triệu chứng:
Rối loạn tiểu tiện: xuất hiện tiểu đêm một hoặc nhiều lần, thậm chí tiểu
nhiều lần ban ngày nặng thì đái vặt, tiểu không tự chủ, tiểu nhỏ giọt khó đi

12

không có sức bài tiết, đái són. Bệnh diễn biến đã lâu, có xu hướng từ từ tăng
dần.
Thận dương hư: lưng đau, chân lạnh, tinh thần uể oải, sợ lạnh, mặt trắng
nhạt, tiểu có lẫn chất đục, liệt dương, tảo tinh, lưỡi nhạt bệu, mạch trầm
nhược.

12

Pháp: Ôn thận hóa khí hành thủy
Phương :
Bài 1: Thỏ ty tử hoàn gia giảm

12

Tang phiêu tiêu 20g, thỏ ty tử 10g, trạch tả 10g.
Phân tích: Thỏ ty tử bổ thận, ích tinh; Tang phiêu tiêu bổ thận, sáp tinh, chỉ
di; Trạch tả thấm thủy thấp, lấy tả giúp cho bổ.

12


Nếu di niệu nặng gia Phúc bồn tử, Kim anh tử.
Bài 2: Tế sinh thận khí hoàn
Thục địa 12g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 10g, Phụ tử chế 4g, Nhục quế 4 g,
Bạch linh 12g, Trạch tả 12g, Đan bì 10g, Ngưu tất 12g, Xa tiền tử 12g.
Tác dụng: ôn thận, ích khí, bổ thận, thông tiểu
Xoa bóp, bấm các huyệt: Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên, Thái khê, Âm
cốc, Dũng tuyền.

12

05


Cộng

65

Câu 21: Triệu chứng, pháp, phương điều trị chứng lung bế thể can khí uất kết?
Đáp án:

Nội dung

Điểm

Triệu chứng: tiểu khó, nhỏ giọt hoặc không ra lúc nặng lúc nhẹ, tiểu són
hoặc di niệu, đau tức chướng bụng dưới khi có khi không, kèm tinh thần uất
ức, hay nổi cáu hoặc đa phiền, choáng đầu, mất ngủ, miệng đắng, họng khô,

10


ngực sườn đầy tức, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền sác hoặc sáp.
Pháp: Hành khí tiêu tích, hoạt huyết thông lạc
Phương:

10

Bài 1: Sài hồ sơ can thang gia giảm
Sài hồ 8g, Bạch thược 12g, Chỉ sác 8g, Chích thảo 4g, Xuyên khung 8g,
Hương phụ 8g. Sắc uống ngày 01thang
Phân tích: Sài hồ hòa giải thiếu dương; Thược dược, Cam thảo điều lí can
tỳ, làm công năng của khí lưu loát khoan khoái, hoãn cấp chỉ thống. Sài hồ

10

kết hợp chỉ sác có tác dụng thăng thanh giáng trọc; Xuyên khung, Hương
phụ để hoạt huyết hành khí, tiêu ứ.
Bài 2: Trầm hương tán: Trầm hương 20g, Hoạt thạch 20g, Thạch vĩ 20g,
Cam thảo 10g, Vương bất lưu hành 20g, Đương quy 20g, Trần bì 10g, Bạch

10

thược 30g, Đông quỳ tử 10g.
Bài 3: Đại thất khí thang (Y học nhập môn)
Thanh bì 30g, Trần bì 30g, Cát cánh 30g, Tam lăng 30g, Hương phụ 40g,
Hoắc hương 30g, Quan quế 30g, Cam thảo 30g, Nga truật 30g, Ích trí nhân

10

30g. Tác dụng: hành trệ, phá khí, tiêu kết.
Trinh nữ hoàng cung (Náng lá rộng-Crinum latifolium L.): hành huyết tán ứ,

tiêu thũng chỉ thống, thanh nhiệt giải độc. Liều lượng: 3 lá sắc uống/ngày X

15

07 ngày, nghỉ 07 ngày, uống 09 đợt (tổng cộng 63 ngày).
Cộng
Câu 22: Triệu chứng, pháp, phương điều trị chứng lung bế thể niệu lộ ứ tắc ?

65


Đáp án :

Nội dung
Điểm
Triệu chứng: Bị rối loạn tiểu tiện đã lâu, tiểu ra nhỏ giọt, tia nước tiểu yếu
hoặc không thành tia hoặc thành nhiều tia, phải đứng lâu mới đái hết, khi
tiểu phải rặn. Nặng thì bí đái, tiểu đau, đầy chướng bụng dưới, đau chói
không di chuyển. Miệng lưỡi tím có điểm ứ huyết, mạch sáp.
Pháp: Hành ứ tán kết, lợi niệu
Phương: cổ phương
Bài 1: Huyết phủ trục ứ thang: Đương quy 12g, Đào nhân 8g, Chỉ xác 6g,

15

10

Sài
hồ 12g, Cát cánh 8g, Ngưu tất 12g, Sinh đại hoàng 12g, Hồng hoa 8g, Xích
thược 8g, Xuyên khung 8g, Cam thảo 4g. Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, hành

khí chỉ thống
Cách dùng: sắc nước uống, ngày chia 2 lần
Phân tích:

15

Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa: hoạt huyết hóa ứ là chủ dược
Xuyên khung, Xích thược: hoạt huyết hóa ứ
Sinh địa phối hợp Đương qui dưỡng huyết hòa âm
Ngưu tất: hoạt huyết, thông mạch hoạt lạc
Cam thảo: điều hòa các vị thuốc
Nếu tuyến tiền liệt co cứng gia Tam lăng, Nga truật, nếu khí hư gia Hoàng
kỳ, Đẳng sâm.
Bài 2: Đào nhân 10g, hồng hoa 10g, xích thược 10g, đan sâm 20g, trạch lan

10

10g, vương bất lưu hành 10g, nguyên hồ 10g, xuyên sơn giáp 5g, ngưu tất
10g, đương quy 10g. Nếu thăm khám thấy tuyến tiền liệt bị xơ cứng, cần

10

thêm tam lăng 6g, nga truật 6g, tạo giác thích 6g. Sắc hai nước, hợp hai
nước lại, chia thành 3 phần uống trong ngày.
Châm: Hợp cốc, Tam âm giao, Khúc trì, Trung cực, Túc tam lý.
Cộng

05
65



Câu 23: Triệu chứng, pháp, phương điều trị chứng lung bế thể tỳ khí hư ( tỳ hư khí
hãm)?
Đáp án :

Nội dung
Triệu chứng: Bệnh phát trì hoãn, không có sức đẩy nước tiểu ra, hoặc tiểu
tiện phải gắng sức, ra nhỏ giọt, sót rớt dầm dề, lao động quá sức thì bệnh

Điểm
10

nặng hơn, bụng dưới chướng trệ.
Sắc mặt không tươi, tinh thần mệt mỏi, hơi thở ngắn, tiếng nói nhỏ yếu, ăn
không ngon miệng, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, lưỡi nhạt hoặc nhạt bệu, rìa
lưỡi có nếp hằn răng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhược vô lực.
Biện chứng: Tỳ hư, thanh khí không thăng, trọc âm không giáng nên tiểu
tiện không lợi, trung khí thăng đề không có sức nên bụng dưới chướng trệ.
Tỳ khí hư Chức năng vận hóa kém nên ăn không ngon miệng, bụng chướng.
Khí huyết không đầy đủ nên sắc mặt không tươi, mệt mỏi, đoản hơi…
Pháp: Ích khí, kiện tỳ, lợi niệu.
Phương dược: Bổ trung ich khí thang hợp với Thỏ ty tử hoàn: Thỏ ty tử,
phục linh, sơn dược, liên nhục, kỷ tử, hoàng kỳ, đảng sâm, cam thảo, bạch

10

10
10
10
10


truật, thăng ma, sài hồ, đương quy, trần bì.
Phân tích bài thuốc: Hoàng kỳ bổ ích trung khí, thăng dương cố biểu; nhân
sâm, phục linh, cam thảo, bạch truật kiện tỳ, ích khí, hóa thấp; thăng ma, sài
hồ hợp với sâm, kỳ để thăng đề thanh dương khí; quy vĩ, kỷ tử bổ huyết hòa

05

doanh; Thỏ ty tử, Sơn dược, Liên nhục kiện tỳ ích khí, cố tinh, hóa trọc;
Trần bì lý khí hóa thấp.
Cộng

65

Câu 24: Triệu chứng, pháp, phương điều trị chứng lung bế thể thận âm hư và thể
bang quang thấp nhiệt?
Đáp án :
Nội dung
Thể thận âm hư:
Triệu chứng: mót tiểu mà đi đái không ra, lưng đau, chân mỏi, đầu váng,
hoa mắt, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, rối loạn sinh dục, vùng hội âm có cảm

Điểm
10


giác nặng tức, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, mạch trầm tế sác.
Pháp: Ích thận tư âm, thanh tiết tướng hỏa.
Phương :
(Bài Lục vị địa hoàng hoàn để bổ thận âm; tri mẫu, hoàng bá tiết tướng hỏa


10

vong động).
Phân tích bài thuốc: Bài Lục vị địa hoàng hoàn để bổ thận âm; tri mẫu,
hoàng bá tiết tướng hỏa vong động.

10

Châm Thận du, Quan nguyên du, Tam âm giao, Thái khê, Trung Cực.
Thể bàng quang thấp nhiệt :
Triệu chứng: Tiểu nhiều, tiếu dắt, tiểu buốt, tiểu đục, tiểu ra máu, đường
tiểu nóng, đau, vùng hội âm chướng đau, đau lan đến bụng dưới, xuống
xương cùng, âm hành và đùi, toàn thân lúc nóng lúc lạnh, nước tiểu vàng,

10

đỏ hoặc đau, táo bón, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch
hoạt sác.
Pháp: Thanh nhiệt lợi niệu

10

Phương :
Bài 1: Bát chính tán gia giảm: Cù mạch, Xa tiền tử, Biển súc, Hoạt thạch,
Đăng tâm, Chi tử, Đại hoàng, Cam thảo. Sắc uống.
Phân tích bài thuốc: Cù mạch lợi thấp thông lâm, thanh nhiệt lương huyết;

10


Đăng tâm thanh tâm hỏa, mà hóa thấp trọc; Xa tiền tử, Biển súc, Chi tử
thanh Can nhiệt, thông Bàng quang; Đại hoàng thông phủ tả nhiệt; Cam
thảo hoãn cấp chỉ thống.
Bài 2: Tỳ giải phân thanh ẩm: Tỳ giải 10g, xa tiền thảo 10g, phục linh 10g,
đan sâm 10g, hoàng bá 6g, ý dĩ nhân 10g, hậu phác 10g, liên tâm 10g,
xương bồ 10g. Sắc hai nước, hợp hai nước lại, chia thành 3 phần uống trong

05

ngày.
Châm cứu : Trung Cực, Âm lăng tuyền, Tam âm giao.
Cộng

65

Câu 25: Anh(chị) hãy trình bày nguyên nhân,triệu chứng và phương pháp điều trị
của đau dây thần kinh hông do lạnh theo YHCT?


Đáp án:

Nội dung

Điểm

Nguyên nhân do trúng phong hàn ở kinh lạc
10
Triệu chứng: đau cùng thắt lưng lan xuống mông,mặt sau đùi,cẳng chân,đi
10
lại khó khăn,chưa teo cơ, toàn thân:sợ lạnh,rêu lưỡi trắng,mạch phù.

Phương pháp chữa: khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết ( hoạt lạc)
10
Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm
Độc hoạt 12g

Tế tân 8g

Phòng phong 8g

Chỉ xác 8g

Uy linh tiên 12g

Trần bì 8g

Đan sâm 12g

Ngưu tất 12g

Tang ký sinh 12g

Xuyên khung 12g

Quế chi 8g
Châm cứu: Đại trường du,Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Ủy trung, Thừa
sơn,Dương lăng tuyền,Giải khê,Côn lôn....
Thủy châm: Vitamin B12 vào các huyệt trên
Nhĩ châm: vùng dây tọa

15


10
05
05

Cộng

65

Câu 26: Anh(chị) hãy trình bày nguyên nhân,triệu chứng,phương pháp điều trị của
đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống gây chèn ép theo YHCT?
Đáp án :
Nội dung
Nguyên nhân: phong hàn thấp tý

Điểm
10

Triệu chứng: đau vùng thắt lưng cùng, lan xuống chân theo dọc đường đi
của dây hông,teo cơ, bệnh kéo dài,dễ tái phát thường kèm theo triệu chứng 10
toàn thân: ăn kém,ngủ ít,mạch nhu hoãn, trầm nhược...
Phương pháp điều trị: khu phong,tán hàn,trừ thấp,hoạt huyết,bổ can thận,nếu
có teo cơ phải bổ khí huyết.

10


Bài thuốc: Độc hoạt tang kí sinh gia giảm.

10


Độc hoạt 12g

Đẳng sâm 12g

Tang kí sinh 12g

Cam thảo 8g

Phòng phong 8g

Phục linh 12g

Tế tân 6g

Bạch thược 12g

Quế chi 6g

Đương quy 12g

Ngưu tất 12g

Thục địa 12g

Đỗ trọng 8g
Đại táo 12g
Châm cứu: Đại trường du, Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Ủy trung, Thừa
sơn, Dương lăng tuyền, Giải khê,Côn lôn....
Thủy châm: Vitamin B12 vào các huyệt trên


10

10
5

Cộng

65

Câu 27: Anh(chị) hãy trình bày nguyên nhân,triệu chứng,phương pháp điều trị của
bệnh đau lưng cấp do co cứng các cơ theo YHCT?
Đáp án :

Nội dung

Điểm

Nguyên nhân:phong hàn thấp

5

Triệu chứng: đau lưng xảy ra đột ngột,sau khi bị lạnh, mưa, ẩm thấp,đau
nhiều, không cúi được,ho và trở mình cũng đau,thường đau 1 bên,ấn các cơ 10
sống lưng bên đau co cứng,mạch trầm huyền.
Phương pháp điều trị: khu phong, tán hàn,trừ thấp,ôn kinh hoạt lạc(hành
khí, hoạt huyết)
Bài thuốc:Can khương thương truật thang gia giảm
Can khương 6g


Khương hoạt 12g

Tang kí sinh 12g

Phục linh 10g

Quế chi 8g

Ngưu tất 12g

10

10

Thương truật 8g
Nếu đau nhiều có thể thêm Phụ tử chế 8g, Tế tân 4g
Châm cứu:Châm kim tại vùng đau, cần châm tả nếu từ D12 trở lên thì thêm 10


2 huyệt Kiên tỉnh,nếu từ thắt lưng trở xuống châm huyệt Ủy trung,Dương
lăng tuyền cùng bên đau.
Xoa bóp:dùng các thủ thuật ấn,day,lăn…trên vùng cơ bị co cứng,nếu từ
thắt lưng trở xuống ấn day huyệt Côn lôn cùng bên.
Nhĩ châm: vùng lưng,thắt lưng

10

Sau khi châ,,xoa bóp,nhĩ châm nên bảo người bệnh vận động ngay thường 10
kết quả nhanh chóng
Cộng


65

Câu 28: Anh (chị) hãy trình bày bệnh danh,nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của suy
nhược cơ thể theo YHCT?
Đáp án :

Nội dung
Bệnh danh: Hư lao

Điểm
10

Nguyên nhân và Cơ chế bệnh sinh:
Do bẩm sinh:trong thời kì thai nghén mẹ không được ăn uống đầy đủ,mắc
các bệnh cấp tính,ngộ độc khi dùng thuốc...ảnh hưởng địa tạng của thai
nhi;sau khi đẻ trẻ em lại không được nuôi dưỡng tốt điều hòa tinh huyết 15
làm ảnh hưởng đến tinh, khí huyết của các tạng phủ nhất là tạng thận gây
các chứng bệnh như chậm phát dục(trí tuệ chậm phát triển, chậm biết đi,
chậm mọc răng...)...
Do ăn uống thiếu thốn hoặc ăn nhiều các chất bổ béo,cay ngọt...làm ảnh
hưởng đến công năng của tỳ vị.Tỳ vị không vận hóa được thủy cốc gây khí 10
huyết tân dịch giảm sút đưa đến sự rối loạn công năng tạng phủ khác.
Do laođộng quá sức,phòng dục quá độ làm tinh,khí,thần bị giảm sút gây
hoạt động của các tạng tâm,tỳ,thận,phế,…bị suy kém đi.
Sau khi mắc bệnh cấp tính trầm trọng hoặc mắc các bệnh mạn tính,khí

10

huyết tân dịch âm dương đều bị ảnh hưởng làm rối loạn rối loạn hoạt động 10

các tạng phủ dẫn tới bệnh.
Chứng hư lao thể hiện ở sự giảm sút về tinh,khí,huyết,tân dịch làm mất sự
điều hòa của công năng các tạng phủ

10


Cộng

65

Câu 29: Anh(chị) Trình bày triệu chứng, phương pháp điều trị của bệnh viêm loét
dạ dày tá tràng thể huyết ứ theo YHCT?
Đáp án :
Nội dung

Điểm

Triệu chứng:đau dữ dội ở một vị trí nhất định,cứ án,chia làm 2 thực chứng
và hư chứng:
Hư chứng:sắc mặt xanh nhợt,người mệt mỏi,chân tay lạnh,môi nhạt,chất 15
lưỡi bệu có điểm ứ huyết,rêu lưỡi nhuận,mạch hư đại hoặc tế sác.
Thực chứng: nôn ra máu,ỉa phân đen,môi đỏ,lưỡi đỏ,rêu lưỡi vàng mạch
huyền sác hữu lực.
Phương pháp điều trị:
Thực chứng:thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết

10

Hư chứng: bổ huyết chỉ huyết

Thực chứng:
Bài 1
Sinh địa 40g

Cam thảo 6g

Hoàng cầm 12g

Bồ hoàng 12g

Trắc bá diệp 16g

Chi tử 8g

10

A giao 12g
Bài:Thất tiêu tán
Bồ hoàng 12g

Ngũ linh chi 12g

10

Tán bột mỗi ngày uống 10g chia 2 lần
Hư chứng:
Tứ quân tử thang gia giảm:
Đẳng sâm 16g

Hoàng kỳ 12g


Bạch truật 12g

A giao 8g

Phục linh 12g

Tây thảo 8g

Cam thảo 6g

10


Châm cứu:
Hư chứng: cứu các huyệt Can du, Tỳ du,Cao hoang,Cách du,Tâm du

10

Thực chứng:châm tả các huyệt Can du, tỳ du,Thái xung,Huyết hải,Hợp cốc
Cộng

65

Câu 30: Anh (chị) hãy nêu định nghĩa, tính chất chung và những điểm cần lưu ý
khi sử dụng thuốc giải biểu?
Đáp án:
Nội dung
ĐN: Thuốc giải biểu là những thuốc dung để đưa ngoại tà (phong, hàn,


Điểm

thấp, nhiệt) ra ngoài bằng đường mồ hôi, chữa những bệnh còn ở bên

10

ngoài biểu), làm cho bệnh không xâm nhập vào trong (lý).
Tính chất: các vị thuốc này đa số có vị cay, có tác dụng phát tán, gây ra
mồ hôi và theo mồ hôi đưa tà khí ra ngoài, vì vậy còn gọi là nhóm thuốc

10

giải biểu phát hãn hay phát tán giải biểu.
Những điểm cần chú ý khi dung thuốc giải biểu:
Chỉ sử dụng thuốc này khi tà còn ở biểu, nếu tà khí đã vào bên
trong mà biểu chứng vẫn còn thì phải phối hợp với thuốc chữa phần lý,
gọi là biểu lý song giải.
Mùa hè nóng dung lượng ít, mùa đông lạnh dung lượng cao hơn.
Phụ nữ sau sinh, người già, trẻ em thì dung lượng ít hơn và phối ngũ với
các thuốc dưỡng âm, bổ huyết, ích khí.
Các vị thuốc phát hãn không nên dung kéo dài, đạt kết quả chữa bệnh
thì ngưng dùng thuốc ngay.
Khi uống thuốc cho ra mồ hôi, nên uống nóng, ăn cháo nóng, đắpchăn
mặc quần áo ấm để giúp cho việc ra mồ hôi tốt hơn.
Cộng

10

05
10

10
10
65

Câu 31: Trình bày về phối ngũ trong dùng thuốc?
Đáp án:
Nội dung
Phối ngũ là việc sử dụng kết hợp hai vị thuốc trở lên, nhằm phát huy
hiệu lực chữa bệnh, hạn chế tác dụng xấu của vị thuốc, và thích ứng với

Điểm
10


những bệnh chứng phức tạp.
Có những loại phối ngũ sau đây:
Tương tu: hai thứ thuốc có cùng tác dụng hỗ trợ kết quả cho nhau.
Tương sử: hai vị thuốc trở lên, một thứ là chính một thứ là phụ để nâng
cao hiệu quả chữa bệnh.
Tương tu và tương sử là hai cách phối ngũ hay dung trên lâm sàng.
Tương úy: khi một thuốc có tác dụng xấu, dung chung với một thuốc
khác để chế ngự. Ví dụ: bán hạ úy sinh khương.
Tương sát: một vị có độc, dung một vị khác để triệt tiêu độc tính trở lên
không độc.
Tương ố: hai vị thuốc dung chung với nhau sẽ làm giảm hoặc mất tác
dụng của nhau,ví dụ như hoàng cầm với sinh khương.
Tương phản: hai vị thuốc khi phối hợp với nhau làm tăng độc tính của
nhau.
Tương ố và tương phản là cấm kỵ trong khi dung thuốc.
Ngoài ra còn cách sử dụng đơn độc một vị thuốc mà tác dụng như: độc

sâm thang chỉ dung độc vị nhân sâm.
Cộng

10

10

05
05
10

10

05
65

Câu 32: Trình bày bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn (thành phần, cách dùng, công
dụng, chủ trị và phân tích bài thuốc)?
Đáp án:
Nội dung
Thành phần: Thục địa 320g; sơn dược 160g; sơn thù du 160g; phục linh
120g; trạch tả 120g; đan bì 120g.
Cách dùng: tán bột làm hoàn nhỏ. Uống ngày 2 lần với muối nhạt, lúc

Điểm
10

bụng trống. Cũng có thể sắc thang uống với liều thích hợp gọi là Lục vị

10


địa hoàng thang.
Công dụng: Tư bổ can thận.
Chủ trị: chữa chứng can thận âm hư, hư hỏa bốc lên, lung gối mỏi yếu,

10

nhức trong xương, ngũ tâm phiền nhiệt, hoa mắt chóng mặt, ù tai, di
tinh, mồ hôi trộm, họng đau, khô, khát nước, răng lung lay, lưỡi khô,
đỏ, ít rêu. Mạch tế sác.
Phân tích bài thuốc:

10

10


×