Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO đề CƯƠNG ôn THI TUYỂN SINH bác sĩ y học cổ TRUYỀN hệ 4 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.63 KB, 43 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH BÁC SĨ Y HỌC CỔ
TRUYỀN
1.Nội dung cơ bản của học thuyết kinh lạc.
1. Khái niệm.
- Kinh mạch là những đường chính chạy dọc theo cơ thể.
- Lạc mạch là những đường ngang nối các đường chính với nhau
Kinh mạch và lạc mạch tạo thành hệ thống kinh lạc đi khắp cơ thể. Trong
kinh lạc có khí huyết vận hành, trên hệ kinh lạc có các huyệt.
2. Các kinh mạch chính.
- Kinh thủ Thái âm Phế.
- Kinh thủ Dương minh Đại trường.
. - Kinh túc Dương minh Vị.
. - Kinh túc Thái âm Tì.
- Kinh thủ Thiếu âm Tâm.
- Kinh thủ Thái dương Tiểu trường.
- Kinh túc Thái dương Bàng quang.
- Kinh túc Thiếu âm Thận.
. - Kinh thủ Quyết âm Tâm bào
- Kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu
- Kinh túc Thiếu dương Đởm.
- Kinh túc Quyết âm Can
- Mạch Nhâm, mạch Đốc, mạch xung, mạch đới
- Mạch âm duy và dương duy, mạch âm kiểu và dương kiểu.
3. Tác dụng của kinh lạc.
3.1. Về sinh lí.
- Vận chuyển khí huyết để nuôi dưỡng cơ thể.
- Chống lại ngoại tà để bảo vệ cơ thể.
- Hệ thống kinh lạc làm cơ thể trở thành khối thống nhất.
3.2. Về bệnh lí.
Kinh lạc là nơi phản ánh tà bệnh xâm nhập và truyền bệnh, nếu truyền từ
nông vào sâu thì bệnh ngày càng nặng và từ sâu ra nông thì bệnh ngày càng


nhẹ.
Ví dụ: Tà nhập kinh Thái dương sẽ gây sốt, nhức đầu, đau cứng vai gáy,
mạch phù... Nếu chẩn trị không tốt, tà sẽ truyền vào kinh thiếu dương gây đau
sườn ngực, sốt nóng-rét, miệng đắng, mạch huyền tế...
3.3. Về chẩn đoán.


Dựa vào vị trí bệnh để xác định Kinh và Tạng Phủ bị bệnh, ví dụ, đau đầu
vùng trán là bệnh kinh Dương minh, vùng gáy là bệnh kinh Thái dương, vùng
thái dương là bệnh kinh Thiếu dương, vùng đỉnh đầu là bệnh kinh Quyết âm...
3.4. Về trị bệnh.
Để sử dụng huyệt trong điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ, đau đầu vùng
trán phải chọn huyệt thuộc kinh Dương minh....

2. kinh thủ thái âm phế
1. Đường đi.
Từ huyệt Trung phủ (khoang liên sườn II cắt rãnh đen ta ngực), xuống mặt
trước ngoài cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, qua cổ tay và ô mô cái gan tay, tận
cùng ở góc ngoài chân móng ngón tay cái.
2. chủ trị.
2.1. Tại chỗ và theo đường kinh:
- Chữa các bệnh đau khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, bàn tay.
- Chữa đau dây thần kinh liên sườn II, đám rối cánh tay, đặc biệt là đau dây
thần kinh quay.


2.2. Toàn thân.
- Chữa sốt cảm cúm, viêm họng, ho hen,
khó thở, viêm phế quản.
3. Huyệt vị.

3.1. Trung phủ.
- Vị trí: ở khoang liên sườn II (sát bờ trên
xương sườn III), cắt rãnh đen ta ngực.
- Chủ trị: Ho xuyễn, đau tức ngực, đau vai
lưng.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3- 0,5 thốn, cứu 310 phút.
- Chú ý
Không châm sâu quá, để tránh tổn thương
phổi, màng phổi.

Kinh thủ thái âm phế
1. Trung phủ

2. Vân môn

3. Xích trạch

4. Liệt

khuyết
5. Thái uyên

6. Ngư tế

7. Thiếu thương

3.2. Xích trạch.

- Vị trí: Nằm trên nếp gấp khuỷu tay, sát bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay
và bờ trong gân cơ ngửa dài cẳng tay.

- Chủ trị: Đau khớp khuỷu và cánh tay, ho xuyễn, thổ huyết, viêm họng…
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,5- 0,7 thốn, cứu 3- 10 phút.
- ứng dụng lâm sàng:
+ Không vê kim và đảo chiều kim nhiều lần, để tránh làm tổn thương thần
kinh quay và động mạch cánh tay sâu.
3.3. Liệt khuyết.
- Vị trí: Phía trên mỏm trâm quay, sát bờ trong gân cơ ngửa dài và bờ ngoài
xương quay, từ lằn chỉ cổ tay đo lên 1,5 thốn.
- Chủ trị: Nhức đầu, ho, viêm họng, đau vai gáy, đau khớp cổ tay, cẳng
tay…
- Kỹ thuật: Châm nghiêng sâu 0,2- 0,3 thốn, cứu 5-10 phút.


3.4. Thái uyên (huyệt hội của mạch).
- Vị trí: Tại giao điểm của rãnh động mạch quay với nếp lằn chỉ cổ tay (bên
ngoài gân cơ gan tay lớn).
- Chủ trị: Đau cổ, cẳng và cánh tay, đau vai ngực, ho viêm họng, ho ra máu,
hen xuyễn, ho gà.
- Kỹ thuật: Châm nghiêng sâu 0,2 - 0,3 thốn, cứu 3 - 5 phút.
- Chú ý: Không châm vào động mạch và màng xương, không dùng kim ba
cạnh để chích máu.
3.5. Thiếu thương.
- Vị trí: Cách góc ngoài chân móng ngón tay cái 0,2 thốn.
- Chủ trị: Ho, hen, chảy máu cam, hôn mê, sốt cao, co giật, ngón tay đau
nhức và co quắp.
- Kỹ thuật: Châm xiên sâu 0,1 thốn, không cứu, chích nặn máu khi cấp
cứu.
- Chú ý:
+ Trích nặn máu kết hợp với châm Hợp cốc để điều trị viêm Amiđan cấp.
+ Tránh châm vào màng xương (vùng cảm giác rất nhạy) nên rất đau.


kinh thủ dương minh đại trường
1. Đường đi.
Từ góc ngoài chân móng ngón tay trỏ, qua khe giữa xương bàn tay 1-2, vào
hố lào, rồi lên dọc phía sau ngoài cẳng tay, khuỷu tay, cánh tay, lên trước
mỏm cùng vai, tới gáy hội với các kinh dương tại huyệt Đại chùy, rồi vòng ra
trước hõm vai, tới cổ-mặt, vòng môi trên. Hai kinh phải trái bắt chéo ở huyệt
Nhân trung và tận cùng ở cạnh cánh mũi bên đối diện.


2. chủ trị.
2.1. Tại chỗ và theo đường kinh.
- Đau các khớp bàn tay, cổ tay, khớp
khuỷu, khớp vai.
- Đau dây thần kinh quay, đau đám rối
cánh tay, liệt nửa người.
- Viêm họng, đau răng, chảy máu cam, liệt
dây VII.
2.2. Toàn thân.
- Sốt cao, cảm mạo có sốt, cúm.
- Các bệnh về đường tiêu hoá có sốt như
ỉa chảy nhiễm trùng, kiết lỵ.
3. Huyệt vị.
3.1. Thương dương.
- Vị trí: Cách góc ngoài chân móng ngón
tay trỏ 0,2 thốn.
- Chủ trị: ù tai, điếc tai, đau răng, viêm
họng, đau vai gáy, đau ngón tay trỏ, sốt cao,
hôn mê, co giật…
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,1 thốn, không

cứu, (chích nặn máu khi cấp cứu).

Kinh thủ dương minh
Đại trường
1. Thương dương
2. Hợp cốc
3. Dương khê
4. Khúc trì
5. Kiên ngung
6. Nghinh hương

3.2. Hợp cốc.
- Vị trí: Chỗ lõm khe giữa xương bàn tay 1-2, nằm trên cơ liên đốt mu tay.
(hoặc đặt nếp gấp đốt 1-2 ngón tay cái bên đối diện lên hố khẩu, đầu ngón
cái là huyệt).
- Chủ trị: Đau nhức tê mỏi bàn tay, ngón tay, cánh tay.
Đau vai, nhức đầu, đau mắt, nhức răng, ù tai, chảy máu cam.


Liệt mặt, trúng phong, sốt không ra mồ hôi, làm tăng co bóp tử
cung.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,7 thốn, cứu 10-20 phút.
- Chú ý:
+ Kết hợp với Nội quan để châm tê, không châm cho phụ nữ có thai.
+ Dễ châm vào mạch máu gây tụ máu dưới da, phải tránh mạch máu khi
châm.
3.3. Dương khê.
- Vị trí: Sát đầu dưới mỏm trâm quay ở đáy hố lào.
- Chủ trị: Đau nhức cổ, cẳng, cánh, khuỷu tay và khớp vai, đau răng, đau
mắt, viêm họng, ù tai, điếc tai, sốt cao, nhức đầu, đau tức ngực khó thở…

- Kĩ thuật: Châm thẳng, luồn kim vào khe xương, sâu 0,3-0,4 thốn, cứu 1015 phút.
- Chú ý: Kết hợp với Liệt khuyết để chữa đau nhức cổ tay.
3.4. Khúc trì.
- Vị trí: Đầu ngoài của nếp gấp khuỷu tay (khi gấp cẳng tay với cánh tay)
- Chủ trị: Viêm họng, đau nhức khớp khuỷu, tay yếu, tê mỏi và đau nhức.
Sốt, mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, rối loạn kinh nguyệt, lao hạch

- Kỹ thuật: Châm sâu 0,8-1,5 thốn, cứu 10-20 phút.
- Chú ý:
+ Kết hợp với Thái xung, Huyết hải để điều trị dị ứng.
+ Kết hợp với Đại chùy, Hợp cốc, Thập tuyên để điều trị sốt cao.
3.5. Kiên ngung.
- Vị trí: Tại điểm giữa của mỏm cùng vai với mấu động lớn của xương cánh
tay, (sát bờ trước mỏm cùng vai, hoặc ở chỗ lõm nhỏ phía trước khi giang
tay).
- Chủ trị: Đau nhức khớp vai, liệt chi trên…
- Kỹ thuật: Châm thẳng sâu 0,8-1,5 thốn, cứu 15-30 phút.
- Chú ý: Kết hợp với Khúc trì, Hợp cốc để điều trị liệt chi trên.


3.6. Nghinh hương.
- Vị trí: Tại giao điểm của rãnh mũi má với đường thẳng ngang qua chân
cánh mũi, (cách chân cánh mũi 0,5 thốn).
- Chủ trị: Liệt mặt, viêm mũi, ngạt mũi, chảy máu cam.
- Kỹ thuật: Châm nghiêng sâu 0,2-0,3 thốn, cứu 5-10 phút.


Kinh túc dương minh vị
1. Đường đi.
Từ huyệt Thừa khấp ở bờ dưới ổ mắt, xuống cạnh mép, vòng quanh môi

dưới và giao với mạch Nhâm, rồi đi tới trước góc hàm dưới, tại đây chia 2
nhánh.
- Nhánh 1: Từ góc hàm lên trước tai và góc trán tận cùng ở huyệt Đầu duy.
- Nhánh 2: Từ góc hàm, xuống
cổ, hố thượng đòn, qua núm vú,
xuống dọc bụng cách mạch
Nhâm 2 thốn, xuống bẹn, đùi,
dọc theo cơ thẳng trước đùi,
xuống cẳng chân dọc phía ngoài
xương chày, xuống cổ chân, dọc
mu bàn chân, tận cùng ở góc
ngoài chân móng ngón chân 2.

Kinh túc

2. chủ trị.

dương minh vị

2.1. Tại chỗ và theo đường kinh.

1. Thừa khấp

- Liệt dây VII, đau thần kinh

2. Địa thương

liên sườn, thần kinh đùi, thần
kinh hông to.
- Đau khớp háng, khớp gối,

khớp cổ chân, bàn chân.
- Chảy máu cam, viêm tuyến

3. Giáp xa
4. Đầu duy
5. Thiên khu
6. Qui lai
7. Lương khâu
8. Độc tỵ

vú, ít sữa.

9. Túc tam lý

2.2. Toàn thân.

10. Phong long

- Sốt cao, đau răng, viêm lợi,
nôn mửa, nấc, đau bụng, đầy
bụng, ỉa chảy, kiết lỵ.

11. Giải khê


3. Huyệt vị.

3.1. Thừa khấp.
- Vị trí: Tại giao điểm của bờ dưới ổ mắt với đường dọc qua chính giữa mắt.
- Chủ trị: Liệt mặt, quáng gà, đau mắt đỏ, viêm tuyến lệ…

- Kỹ thuật: Châm sâu 0,2-0,3 thốn, không vê kim, không cứu.
- Chú ý:
+ Khi châm phải đẩy nhãn cầu lên trên, hướng mũi kim xuống dưới, dựa
theo bờ ổ mắt, để tránh châm vào nhãn cầu.
3.2. Địa thương.
- Vị trí: Từ khóe mép đo ngang ra 0,4 thốn.
- Chủ trị: Liệt mặt, đau dây thần kinh V, chốc mép, chảy dãi.
- Kỹ thuật: Chữa liệt mặt thì hướng mũi kim về huyệt Giáp xa, châm sâu
0,7-1 thốn, chữa bệnh khác thì châm thẳng sâu 0,2-0,3 thốn. Cứu 10-20 phút
(tránh gây bỏng thành sẹo).
3.3. Giáp xa.
- Vị trí: Từ Địa thương đo ra 2 thốn, hoặc chỗ cao nhất của cơ cắn khi cắn
chặt răng, (chỗ đó lõm xuống khi không cắn răng).
- Chủ trị: Liệt mặt, cứng hàm, đau răng, quai bị.
- Kỹ thuật: Chữa liệt mặt thì hướng mũi kim về huyệt Địa thương, chữa đau
răng thì hướng mũi kim về răng đau sâu 0,7-1 thốn.
Chữa bệnh khác thì châm thẳng sâu 0,3-0,4 thốn. Cứu 10-20 phút (tránh
gây bỏng thành sẹo).
- Chú ý:
+ Khi châm đắc khí thấy tức nặng tại chỗ.
+ Ôn châm cùng với Địa thương, Tình minh bên bệnh để chữa liệt mặt.
3.4. Đầu duy.


- Vị trí: Tại góc trán, cách chân tóc 0,5 thốn (giữa hai khớp xương trán và
xương đỉnh).
- Chủ trị: Nhức đầu vùng trán thái dương, đau mắt, giật mi mắt, viêm tuyến
lệ.
- Kỹ thuật: Châm nghiêng sâu 0,5-0,7 thốn, không cứu.
- Chú ý:

+ Khi châm đắc khí thấy tức nặng tại chỗ và lan rộng cả mảng đầu.
+ Nếu châm vào xương thì đau buốt.
3.5. Thiên khu.
- Vị trí: Từ chính giữa rốn đo ngang ra 2 thốn.
- Chủ trị: Bụng sôi, đầy, đau tức, ăn không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, táo bón.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,7-1 thốn, cứu 5-15 phút.
- Chú ý:
+ Khi châm đắc khí thấy tức nặng tại chỗ và lan rộng tới chỗ đau.
+ Nếu có thai thì không châm sâu.
3.6. Quy lai.
- Vị trí: Từ huyệt Thiên khu đo xuống 4 thốn, (Trung cực đo ra 2 thốn).
- Chủ trị: Đau hạ vị, viêm tinh hoàn, thống kinh, khí hư, viêm phần phụ.
- Kĩ thuật: Châm nghiêng 0,7-1,2 thốn, cứu 5-15 phút.
- Chú ý:
+ Khi châm đắc khí thấy tức nặng tại chỗ và lan rộng tới bộ phận sinh dục.
+ Nếu có thai hoặc bí đái có cầu bàng quang thì không châm sâu, phải bảo
bệnh nhân di tiểu trước khi châm.
2.7. Lương khâu.
- Vị trí: Góc trên ngoài xương bánh chè, đo lên 2 thốn (trong khe giữa gân
cơ thẳng trước với cơ rộng ngoài của cơ tứ đầu đùi).
- Chủ trị: Sưng đau khớp gối, cơn đau dạ dày, viêm tắc tuyến vú.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,6-1 thốn, cứu 5-10 phút.
- Chú ý:
+ Kết hợp với Trung quản, Nội quan để điều trị viêm dạ dày.


3.8. Độc tỵ.
- Vị trí: Chỗ lõm góc dưới, phía ngoài xương bánh chè, bờ ngoài gân cơ tứ
đầu đùi (hơi co gối cho rõ lõm).
- Chủ trị: Sưng đau khớp gối.

- Kĩ thuật: Châm luồn kim dưới xương bánh chè, mũi kim hướng lên góc
trên trong của xương bánh chè, sâu 0,6-1 thốn, cứu 5-10 phút.
- Chú ý:
+ Kết hợp với Lương khâu, Dương lăng tuyền để điều trị viêm đau khớp gối.
3.9. Túc tam lý (tổng huyệt điều trị vùng trung tiêu).
- Vị trí: Từ Độc tỵ đo xuống 3 thốn, từ mào chày ngang ra 1 khoát ngón tay.
- Chủ trị: Khớp gối sưng đau và co duỗi khó khăn, liệt chân, bụng sôi, đầy
chướng ăn không tiêu, đau dạ dày, nôn, ỉa chảy, táo bón, viêm tắc tuyến vú…
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,5-1 thốn, cứu 5-10 phút.
- Chú ý:
+ Là huyệt phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
+ Kết hợp với Trung quản, Nội quan, Thái xung để điều trị viêm loét dạ dày.
+ Kết hợp với Hợp cốc, Thiên khu, Quan nguyên để điều trị tiêu hóa không
tốt.


kinh túc thái âm tỳ
1. Đường đi.
Từ góc trong chân móng ngón chân cái, dọc theo đường tiếp giáp da gan và
mu chân, tới đầu sau xương bàn chân I, qua bờ trước mắt cá trong, lên cẳng
chân chạy dọc phía sau trong xương chày, qua gối, chạy dọc phía trước trong
đùi, qua bẹn.


Lên dọc bụng cách mạch Nhâm 4 thốn, đi
chếch ra ngoài lên dọc ngực cách mạch Nhâm
6 thốn, tới bờ trên xương sườn IV, thì quặt
xuống dưới nách, tận cùng ở bờ trên xương
sườn VII (huyệt Đại bao).
2. chủ trị.

2.1. Tại chỗ và theo đường kinh.
- Đau liên sườn, thần kinh đùi, thần kinh to.
- Đau khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân.
2.2. Toàn thân.
- Cơn đau dạ dày, nôn mửa, đầy hơi, ỉa
chảy, táo bón.
- Di tinh, rối loạn kinh nguyệt, dong kinh,
dong huyết.
- Thiếu máu, suy nhược thần kinh, nhức
đầu, mất ngủ…
3. Huyệt vị.

Kinh túc thái âm tỳ
1. ẩn bạch

3.1. ẩn bạch.

2. Thái bạch

Vị trí: mé trong cách góc móng chân cái 0,1

3. Công tôn

thốn.
Điều trị: chướng bụng, rối loạn kinh
nguyệt, mất ngủ.

4. Tam âm giao
5. Âm lăng tuyền
6. Huyết hải

7. Đại bao

3.2. Tam âm giao.
- Vị trí: Đỉnh mắt cá trong đo lên 3 thốn, sát bờ sau trong xương chày.
- Chủ trị: Sưng đau cẳng chân, bụng đau, đầy chướng ăn không tiêu, không
muốn ăn, nôn mửa, ỉa chảy, rối loạn kinh nguyệt, di mộng tinh, đái dắt, đái
buốt, đái dầm, mất ngủ, đau nhức mỏi toàn thân.


- Kỹ thuật: Châm sâu 0,5-1 thốn, cứu 5-10 phút.
3.3. Âm lăng tuyền.
- Vị trí: Vuốt dọc bờ sau trong xương chày, đến ngành ngang là huyệt. Hoặc
ở chỗ lõm bờ sau trên xương chày, với đường ngang qua lồi củ trước xương
chày.
- Chủ trị: Sưng đau khớp gối, ngực đau, bụng lạnh đầy chướng, ăn không
tiêu, không muốn ăn, nôn mửa, ỉa chảy, thống kinh, di mộng tinh, đái dắt, đái
buốt, đái dầm.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,5-1 thốn, cứu 5-10 phút.
3.4. Huyết hải.
- Vị trí: Góc trong trên xương bánh chè đo lên 2 thốn (gấp gối để lấy huyệt),
trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong.
- Chủ trị: Đau khớp gối, đau dây thần kinh đùi, rong kinh, kinh nguyệt
không đều, mẩn ngứa, dị ứng.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,5-1 thốn, cứu 5-10 phút.
- Chú ý: Kết hợp với Khúc trì, Phong thị để chữa mẩn ngứa dị ứng.
3.5. Đại bao.
- Vị trí: Giao của đường nách giữa với bờ trên của xương sườn VII.
- Chủ trị: Thân mình nhức mỏi nặng nề, tay chân yếu mỏi, đau tức ngực,
khó thở, ho, hen xuyễn, đau thần kinh liên sườn.
- Kỹ thuật: Châm nghiêng 0,2-0,3 thốn, cứu 5-10 phút.

- Chú ý: Không châm sâu, để tránh tổn thương phổi.

kinh thủ thiếu âm tâm
1. Đường đi.


Từ đỉnh hõm nách xuống dọc phía trong cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, qua
ô mô út gan tay, dọc mé trước ngoài ngón út, tận cùng góc ngoài chân móng
ngón tay út.
2. chủ trị.
2.1. Tại chỗ và theo đường
kinh.
- Đau khớp khuỷu, khớp cổ
tay, bàn tay.
- Đau đám rối cánh tay, đặc
biệt là dây trụ, liệt chi trên.
2.2. Toàn thân.
- Các bệnh rối loạn thần
kinh tim như hồi hộp, nhịp tim
không đều.
- Mất ngủ, sốt cao, co giật.
3. Huyệt vị.
3.1. Cực tuyền.
- Vị trí: Tại đỉnh hõm nách
(khi giơ tay ngang vuông góc
với thân người).
- Chủ trị: Đau ngực vùng
trước tim, đau thần kinh liên
sườn, đau vai, nách, tay đau
không giơ lên được, lao

hạch…
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,30,5 thốn, cứu 3-5 phút.
- Chú ý: Không vê kim, để
tránh tổn thương mạch máu
thần kinh nách.

Kinh thủ thiếu âm tâm
1. Cực tuyền

2. Thiếu hải

3. Thông lý

4. Thần môn
5. Thiếu xung


3.2. Thiếu hải.
- Vị trí: Đầu trong nếp gấp khuỷu (khi gấp cẳng tay vào cánh tay).
- Chủ trị: Đau ngực vùng tim, đau đầu chóng mặt, tay tê dại đau nhức…
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,7 thốn, cứu 5-10 phút.
3.3. Thông lý.
- Vị trí: Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 1 thốn, giữa khe gân cơ trụ trước với gân cơ
gáp chung các ngón, (huyệt Thần môn đo lên 1 thốn).
- Chủ trị: Đau cổ, cẳng, khuỷu tay, hồi hộp bứt dứt trong ngực, đau vùng
trước tim, đau đầu chóng mặt, sốt không ra mồ hôi, cứng lưỡi khó nói.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,4 thốn, cứu 10-15 phút.
- Chú ý:
+ Kết hợp với Tâm du để điều trị nhịp tim không đều.
3.4. Thần môn.

- Vị trí: Trên lằn chỉ cổ tay, chỗ lõm giữa đầu dưới xương trụ và xương đậu.
- Chủ trị: Hồi hộp trống ngực, đau ngực vùng tim, lòng bàn tay nóng, mất
ngủ, suy nhược thần kinh.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,2- 0,3 thốn, cứu 5-10 phút.
- Chú ý:
+ Kết hợp với Tâm du, Nội quan, Dương lăng tuyền, để điều trị nhịp tim
không đều.
3.5. Thiếu xung.
- Vị trí: Cách góc ngoài chân móng ngón tay út 0,2 thốn (chỗ tiếp giáp giữa
da gan và da mu).
- Chủ trị: Hồi hộp trống ngực, đau ngực vùng tim, hôn mê, sốt cao co giật.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,1 thốn, cứu 3 - 5 phút. Khi cấp cứu thì sau châm
nặn ra ít máu.


kinh thủ thái dương tiểu trường
1. Đường đi.
Từ góc trong chân móng ngón tay út, dọc theo đường tiếp giáp da gan và da
mu của bờ trong ngón út và bàn tay, qua cổ tay, cẳng tay, khuỷu tay, đi dọc
phía sau trong cánh tay, lên sau khớp vai, đi ngoằn ngoèo sau vai, rồi lên cổ,
đi chếch ra trước góc hàm, lên mặt gò má, và tận cùng tại huyệt Thính cung
trước bình nhĩ.
2. chủ trị.
2.1. Tại chỗ và theo đường kinh.
- Đau đám rối thần kinh cánh
tay, đặc biệt là dây thần kinh trụ.
- Viêm họng, đau khớp vai,
khớp khuỷu tay, khớp cổ tay,
bàn tay.
2.2. Toàn thân.

- Rối loạn thần kinh tim, sốt
cao, co giật, viêm tuyến vú, ít
sữa.
3. Huyệt vị.
3.1. Thiếu trạch.
- Vị trí: Cách góc trong chân
móng ngón tay út 0,1 thốn.
- Chủ trị: Cứng gáy, cứng
lưỡi, viêm họng, đau mắt, nhức
đầu, chảy máu cam. Viêm tắc
tuyến vú, sốt cao không ra mồ
hôi, ngất, hôn mê.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,1
thốn, cứu 3-5 phút. Khi cấp cứu

Kinh thủ thái dương tiểu trường
1. Thiếu trạch

2. Hậu khê

3. Uyển cốt

4. Thiên tông

5. Quyền liêu

6. Thính cung


thì nặn máu sau châm.


3.2. . Hậu khê.
- Vị trí: Chỗ lõm giữa xương bàn tay V với đốt I ngón V, trên đường tiếp
giáp da mu và da gan bàn tay (đầu đường vân tay khi nắm tay).
- Chủ trị: Đau đầu, cứng gáy, chảy máu cam, đau mắt, tai ù, tai điếc, sốt rét,
ngón tay đau nhức, co duỗi khó khăn.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,5 thốn, cứu 5-15 phút.
- Chú ý: Kết hợp với Đại chùy, Đào tạo, Giản sử, để điều trị sốt rét.


3.3. Uyển cốt.
- Vị trí: Chỗ lõm nơi tiếp giáp giữa xương bàn tay V với xương móc, trên
đường da mu và da gan bàn tay.
- Chủ trị: Ngón bàn tay đau nhức và co quắp, đau đầu, đau vai cứng gáy, ù
tai mắt mờ, hoàng đản, sốt không ra mồ hôi.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,5 thốn, cứu 5-15 phút.
3.4. Thiên tông.
- Vị trí: Chính giữa xương bả vai, (chỗ giao của đường thẳng dọc qua gai
sống vai, với đường thẳng ngang qua mỏm gai D4).
- Chủ trị: Đau vai cứng gáy, tai ù, tai điếc…
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,5-1 thốn, cứu 5-10 phút.
3.5. Quyền liêu.
- Vị trí: Chỗ thấp nhất của cung xương gò má, (chỗ giao nhau của đường
dọc kẻ từ đuôi mắt xuống với đường ngang qua chân cánh mũi).
- Chủ trị: Liệt dây VII, đau răng hàm trên, viêm xoang hàm, giật mi mắt.
- Kỹ thuật: Châm nghiêng 0,2-0,3 thốn, cứu 5-15 phút.
- Chú ý: Khi cần cứu không được gây bỏng.
3.6. Thính cung.
- Vị trí: Chỗ lõm trước giữa chân bình nhĩ (nắp tai).
- Chủ trị: ù tai, điếc tai, liệt dây VII, đau răng.

- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,7 thốn.
- Chú ý:
+ Khi cần cứu không được gây bỏng.
+ Kết hợp với ế phong, Hợp cốc để điều trị viêm tai giữa.
+ Châm nông thì căng tức tại chỗ, châm sâu thì tức nặng thấu vào trong tai,
châm vào màng xương thì đau buốt và vướng kim (phải lùi hoặc rút kim).

kinh túc thái dương bàng quang
1. Đường đi.
Từ khóe mắt trong lên trán, đỉnh đầu ra sau gáy, đến huyệt Thiên trụ chia
thành hai nhánh chạy song song với cột sống:
* Nhánh 1: Từ huyệt Thiên trụ xuống lưng, cách đường giữa sống lưng
(Mạch Đốc) 1,5 thốn, qua mông ra mặt sau đùi tới khoeo.


* Nhánh 2: Từ Thiên trụ xuống lưng, cách đường giữa sống lưng (Mạch
Đốc) 3 thốn, qua mông tới mặt sau đùi tới khoeo và hợp với nhánh 1 tại huyệt
ủy trung.
Từ khoeo đi xuống dọc giữa mặt sau cẳng chân, rồi đi phía sau mắt cá
ngoài, dọc theo bờ ngoài mu bàn chân, tận cùng ở góc ngoài chân móng ngón
út.
2. chủ trị.
2.1. Tại chỗ và theo đường kinh.
- Đau dây thần kinh hông to, đau khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân.
- Liệt dây VII, bệnh về mắt, đau vai gáy, đau lưng.
- Các du huyệt chữa bệnh các tạng phủ.
2.2. Toàn thân: Chữa cảm mạo, hạ sốt; chữa đau dọc phía sau lưng.
3. Huyệt vị.
3.1. Tình minh.


- Vị trí: Cách khóe mắt trong 0,1 thốn.
- Chủ trị: Liệt mặt, đau mắt, chắp lẹo, quáng gà.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,1 thốn, không cứu.
- Chú ý: + Châm nông thì hướng mũi kim về phía gốc mũi.
+ Châm sâu thì phải đẩy nhãn cầu ra ngoài rồi đưa (rút) kim đi sát ổ mắt,
không vê kim, rút kim xong dùng bông vô trùng ấn lỗ châm để tránh chảy
máu.
3.2. Toản trúc.
- Vị trí: Chỗ lõm đầu trong cung lông mày.
- Chủ trị: Các bệnh về mắt (hoa mắt, chảy nước mắt, mắt mờ), liệt mặt, đau
nhức trán-đỉnh đầu.
- Kỹ thuật: Châm xuyên 0,1-0,5 thốn, không cứu.
- Chú ý:
+ Kết hợp với Tình minh, Túc tam lí, Quang minh để điều trị đục thủy tinh
thể.
+ Kết hợp với Ngư yêu, Phong trì, Hợp cốc để điều trị đau nhức trán đỉnh.
3.3. Đại trữ (huyệt hội của cốt).
- Vị trí: Giao của khe liên đốt sống D 1D2, với mạch Đốc đo ngang ra 1,5
thốn.


- Chủ trị: Nhức đầu, đau vai, cứng gáy, cảm mạo, ho, sốt không có mồ hôi,
đau nhức trong xương.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,5 thốn, cứu 5-15 phút.
3.4. Phế du.
- Vị trí: Giao của khe liên đốt sống D 3D4, với mạch Đốc đo ngang ra 1,5
thốn.
- Chủ trị: Đau lưng, cứng gáy vẹo cổ. Ho, hen, đau tức ngực, khó thở, ho ra
máu, ra mồ hôi trộm, lao phổi, chắp lẹo.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,5 thốn, cứu 10-30 phút.

- Chú ý: + Không châm sâu.
+ Kết hợp với Hợp cốc, Đại chùy, Cao hoang du để chữa viêm phế
quản mạn.
3.5. Tâm du.
- Vị trí: Giao của khe liên đốt sống D 5D6, với mạch Đốc đo ngang ra 1,5
thốn.
- Chủ trị: Hồi hộp trống ngực, đau vùng tim, mất ngủ, hay quên, động kinh,
nôn nuốt khó.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,5 thốn, cứu 5-15 phút.
- Chú ý: + Không châm sâu.
+ Kết hợp với Thần môn, Phong long để điều trị tâm phế mạn.
3.6. Cách du (huyệt hội của huyết).
- Vị trí: Giao của khe liên đốt sống D 7D8, với mạch Đốc đo ngang ra 1,5
thốn.
- Chủ trị: Đau thắt lưng, nấc, ăn uống kém, sốt không có mồ hôi, đạo hãn,
ho lao, huyết hư, huyết nhiệt...
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,5 thốn, cứu 5-15 phút.
- Chú ý: Không châm sâu.


3.7. Can du.
- Vị trí: Giao của khe liên đốt sống
D9D10, với mạch Đốc đo ngang ra 1,5
thốn.
- Chủ trị: Đau tức sườn ngực, hoàng
đản, mắt sưng đau có màng, hoa mắt,
chảy máu cam, đau cột sống.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,5 thốn,
cứu 5-15 phút.
- Chú ý: Không châm sâu.

3.8. Tỳ du.
- Vị trí: Giao của khe liên đốt sống
D11D12, với mạch Đốc đo ngang ra 1,5
thốn.
- Chủ trị: Đầy bụng, ăn kém, đau dạ
dày, nấc, ỉa chảy, hoàng đản, các chứng
về đàm và phù thũng.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,5 thốn,
cứu 5-15 phút.
- Chú ý: Không châm sâu.

3.9. Vị du.
- Vị trí: Giao của khe liên đốt sống
D12L1, với mạch Đốc đo ngang ra 1,5
thốn.

Kinh túc thái dương bàng quang
1. Tình minh

2. Toản trúc

3. Đại trữ

4. Phế du

5. Đốc du

6. Tâm du

7. Cách du


8. can du

- Chủ trị: Cơn đau dạ dày cấp do 9. Tỳ du
10. Vị du
lạnh, bụng đầy, ăn uống kém, nôn, ỉa 11. Tam tiêu du 12. Thận du
chảy...
- Kĩ thuật: Châm sâu 0,3- 0,5 thốn,
cứu 5-10 phút.

13. Đại trường du 14. Bàng quang du
15. Thứ liêu

16. Thừa phù

17. Uỷ dương

18. Uỷ trung

19. Y hy

20. cách quan

21. Thừa sơn

3.10. Thận du.

22. Côn lôn



- Vị trí: Giao của khe liên đốt sống L 2L3, với mạch Đốc đo ngang ra 1,5
thốn.
- Chủ trị: Đau lưng, hoa mắt chóng mặt, ù tai, điếc tai, lâm chứng, rối loạn
kinh nguyệt, di tinh, liệt dương, đái dầm…
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,3-0,5 thốn, cứu 5-15 phút.
- Chú ý:
+ Không châm sâu.
+ Kết hợp với Tam âm giao, Trung cực, Bàng quang du để điều trị lâm
chứng.
3.11. Đại trường du.
- Vị trí: Giao của khe liên đốt sống L 4,L5, với mạch Đốc đo ngang ra 1,5
thốn.
- Chủ trị: Đau bụng cứng lưng, liệt chi dưới, bụng sôi đau, ỉa chảy, táo
bón...
- Kĩ thuật: Châm sâu 0,3-0,8 thốn, cứu 10-20 phút.
3.12. Thứ liêu.
- Vị trí: Chính ngay lỗ cùng S2.
- Chủ trị: Đau lưng lan xuống bộ phận sinh dục ngoài, đau dây thần kinh
hông to, kinh nguyệt không đều, di tinh liệt dương, đái dầm, đái nhiều lần...
- Kĩ thuật: Châm sâu 0,3- 0,8 thốn, cứu 5-15 phút.
- Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ, hoặc lan theo đường kinh, khi
châm đúng lỗ cùng sẽ có cảm giác như điện chạy.
3.13. Thừa phù.
- Vị trí: ở giữa nếp lằn mông.
- Chủ trị: Trĩ, đau lưng, đau dây thần kinh hông to.
- Kỹ thuật: Châm thẳng 0,7-1,5 thốn, cứu 5-15 phút.
3.14. ủy trung.
- Vị trí: Giữa nếp lằn khoeo.
- Chủ trị: Đau lưng, mỏi gối, đau dây thần kinh hông to, thổ tả , cảm
nắng…

- Kỹ thuật: Châm sâu 1-1,5 thốn.
- Chú ý:
+ Nếu thổ tả, hoặc ứ huyết thì chích nặn máu tĩnh mạch.
+ Không kích thích mạnh để tránh tổn thương mạch máu và thần kinh.


+ Kết hợp với Khúc trạch để điều trị thổ tả.
+ Kết hợp với Nhân trung để điều trị cảm nắng.

3.15. Thừa sơn.
- Vị trí: Giữa bắp chân, (góc của hai cơ sinh đôi sau cẳng chân).
- Chủ trị: Đau nhức, tê mỏi cẳng chân, đau thắt lưng và dây thần kinh hông
to, trĩ, sa sinh dục trực tràng.
- Kỹ thuật: Châm sâu 0,5-0,8 thốn, cứu 5-10 phút.
3.16. Côn lôn.
- Vị trí: ở giữa đường thẳng nối đỉnh mắt cá ngoài với gân gót, (đỉnh mắt cá
ngoài ngang ra sau 0,5 thốn).
- Chủ trị: Đau lưng, đau dây thần kinh hông to, vẹo cổ, nhức đầu hoa mắt,
chóng mặt, động kinh, đẻ khó sót nhau thai...
- Kỹ thuật: : Châm hướng vào mắt cá trong sâu 0,3-0,4 thốn, cứu 5-10 phút.
- Chú ý: Không châm cho phụ nữ có thai.


Kinh túc thiếu âm thận
1. Đường đi.
Từ góc trong chân móng ngón chân út, (đi dưới lòng bàn chân), chạy chếch
về bờ trong bàn chân, tới sau mắt cá trong thì vòng xuống gót chân, rồi lên
cẳng chân (giao với kinh Can, Tỳ ở huyệt Tam âm giao) và chạy dọc theo bờ
sau trong xương chày, qua phía trong khoeo, đùi, lên bụng, ngực và tận cùng
bờ dưới xương đòn (huyệt Du phủ).

2. chủ trị.
2.1. Tại chỗ và theo đường kinh.
- Cơn đau vùng thượng vị và hạ vị thuộc
hệ tiêu hoá và sinh dục, tiết niệu, táo bón, ỉa
chảy.
- Đau các khớp gối, khớp cổ chân, bàn
chân.
2.2. Toàn thân.
- Bệnh thuộc hệ sinh dục, tiết niệu: Rong
kinh, rong huyết, thống kinh, viêm bàng
quang, bí đái, di tinh.
- Bệnh thuộc bộ máy hô hấp: Ho, hen,
viêm phế quản (thận chủ về nạp khí).
- Bệnh suy nhược thần kinh: Nhức đầu,
mất ngủ…
3. Huyệt vị.
3.1. Dũng tuyền.

Kinh túc thiếu âm thận

- Vị trí: Chỗ lõm giữa hai cơ gan chân 1. Dũng tuyền
trong và gan chân ngoài, hoặc điểm nối 2/5
trước và 3/5 sau của đoạn thẳng từ đầu
ngón chân 2 tới giữa bờ sau gót chân.

4. Âm cốc

2. Thái khê

5. Hoang du


3. Chiếu hải

6. Du phủ


×