Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Báo cáo tình hình tháng 5 năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.07 KB, 7 trang )

BÀO CÁO TÌNH HÌNH THÁNG 5
I. KẾT QUẢ THU HOẠCH VỤ XUÂN VÀ TRIỂN KHAI VỤ HÈ THU
Kết quả thu hoạch vụ xuân (Tính đến ngày 19/ 5/ 09 cây trồng vụ Xuân thu
hoạch đạt kết quả cao)
1. Cây Lúa: Diện tích gieo trồng 85.720 ha đạt năng suất chung toàn tỉnh đạt
62,7 tạ/ha trong đó diện tích lúa lai chiếm 72,2% tổng diện tích. So với vụ xuân
năm ngoái diện tích tăng 17 ha, năng suất và sản lượng đều tăng.
2. Cây lạc: Diện tích gieo trồng 19.600 ha đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra và
hiện nay mới thu hoạch được 30% tổng diện tích gieo trồng, dự kiến năng suất đạt
24,1 tạ/ha.
3. Cây ngô: Diện tích gieo trồng 16.164 ha đạt mục tiêu kế hoạch đạt ra,
năng suất dự kiến 47 tạ/ha.
Ngoài ra các cây trồng khác như, khoai lang… cũng tăng và đạt năng suấy
cao, riêng cây mía có phần giảm sút.
Triển khai sản xuất vụ hè thu
Tỉnh Nghệ An đang triển khai sản xuất vụ hè thu - vụ mùa năm 2009. Theo
kế hoạch, toàn tỉnh sẽ gieo cấy 57.000 ha lúa hè thu, 41.000 ha lúa vụ mùa.
II. TÌNH HÌNH KTXH CẢ NƯỚC 5 THÁNG ĐẦU NĂM
Tình hình nền kinh tế đang có dấu hiệu tích cực và ra khỏi giai đoạn khó
khăn nhất. Cụ thể trong 5 tháng qua có 6 dấu hiệu đáng mừng:
- Thị trường xuất khẩu nông sản đã được khơi thông
- Dịch vụ khách du lịch quốc tế phát triển
- Các doanh nghiệp phát triển
- Lao động mất việc làm có giảm dần
- Đầu tư của nước ngoài phát triển
- Thị trường chứng khoán bất động sản đã phục hồi
Bên cạnh đó cũng có những yếu kém sau:
- Sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều chỉ tiêu tuy đã tăng
dần nhưng vẫn thấp hợ so với cùng kỳ năm ngoái
- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chúng ta chưa được thay đổi nhiều
- Cân đối ngân sách căng thẳng


- Các chế độ an sinh xã hội triển khai chậm, lũng túng và thậm chí còn có
hiện tượng tiêu cực
- Tình hình an ninh trật tự còn có diễn biến phức tạp
Về giải pháp thực hiện (5 giải pháp)
- Thực hiện có hiểu quả các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng
- Điều chỉnh một số chỉ tiêu quan trọng, tốc độ tăng trưởng GDP từ 6% đến
6,5%
-
1
I. XUNG QUANH VIỆC KHAI THÁC BÔXIT - NHÔM Ở TÂY
NGUYÊN
Từ tháng 11/2008, sau khi 2 dự án “Tổ hợp bôxít-nhôm” tại Tân Rai - Lâm
Đồng được khởi công ngày 26/7/2008, và tiếp đó dự án “khai thác bôxít sản xuất
alumina” tại Nhân Cơ - Đắc Nông sẽ được khởi công trong quý I-2009 và những
thông tin về dự kiến hợp tác đầu tư với nước ngoài khai thác bôxít quy mô lớn ở
Tây Nguyên kèm theo bao tiêu sản phẩm từ 2007 đến 2015 có xét đến 2025, có rất
nhiều bài báo trên các phương tiện thông tin đại chúng bày tỏ sự lo ngại trước
quyết định khai thác bôxít ở Tây Nguyên, nhất là vào thời điểm hiện nay với sản
phẩm sơ chế là alumina, đặt dấu hỏi về hiệu quả kinh tế, cảnh báo về công nghệ và
hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và xã hội.
Để tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề
này. Ngày 24/4/2009, ông Trương Tấn Sang thay mặt Bộ Chính trị đã ký thông
báo kết luận của Bộ Chính trị về quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế
biến, sử dụng bôxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
1. Theo kết luận này, nước ta có nguồn tài nguyên bôxit dồi dào, việc phát
triển thành ngành công nghiệp khai thác, chế biến alumin, nhôm để sử dụng trong
nước và xuất khẩu là chủ trương đúng, đã được nêu ra trong hai kỳ đại hội IX và X
của Đảng. Trong thời gian tới, phát triển ngành công nghiệp khai thác bôxit, chế
biến alumin, nhôm phải bảo đảm lợi ích trước mắt, lâu dài và bền vững của đất
nước; có bước đi thích hợp, từ nhỏ đến lớn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bảo đảm

hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh, quốc phòng. Trong
giai đoạn đầu sản xuất alumin, cần khẩn trương đẩy mạnh xây dựng các dự án thủy
điện, cung cấp một phần cho việc luyện nhôm để nâng cao giá trị nguồn tài
nguyên bôxit phục vụ trong nước và xuất khẩu.
2. Tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao
của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà
soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước và khu vực Tây nguyên trong từng thời kỳ; gắn với phát triển kết cấu hạ
tầng, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và quốc
tế để đạt hiệu quả toàn diện.
3. Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai hai dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ
do Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN làm chủ đầu tư, chưa chủ trương
bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài; sử dụng lao động trong nước, chỉ
sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết, lựa chọn công nghệ hiện đại;
thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường. Khẩn trương lập báo
cáo môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng dự
án để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Riêng dự án Nhân Cơ, cần rà soát toàn bộ
các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi
trường, nếu thật sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường mới tiếp
2
tục triển khai thực hiện. Quá trình triển khai hai dự án này cần thực hiện tốt việc
hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác. Trên cơ sở kết quả của hai dự án, tổ
chức rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch cho giai đoạn
tiếp theo.
4. Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo
các bộ, ngành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế
biến, sử dụng bôxit và triển khai hai dự án nói trên. Trong đó, lưu ý chỉ đạo chặt
chẽ về sử dụng công nghệ, bảo vệ môi trường, hoàn thổ, trồng rừng, đền bù tái
định cư, những vấn đề xã hội, bảo đảm đời sống cho đồng bào thuộc diện phải thu
hồi đất, quản lý tốt lao động nước ngoài và trật tự an toàn xã hội trong vùng dự

án... Ban cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị báo cáo vấn đề này với Ban Chấp hành
trung ương trong kỳ họp giữa năm 2009 và chỉ đạo việc chuẩn bị báo cáo Quốc
hội.
II. TÌNH HÌNH THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC BÔXIT NHÔM Ở TÂY
NGUYÊN
1. Tiềm năng về bôxit và công nghiệp nhôm ở nước ta
- Nước ta có tiềm năng và trữ lượng quặng bôxit đứng thứ 3 thế giới khoảng
6,3 tỷ tấn, chất lượng ở mức trung bình
- Ở miền Bắc. Trữ lượng ít hơn so với Tây nguyên nhưng chất lượng cao
hơn
- Ở miền Nam. Ước tính có khoảng 5,4 tỷ tấn quặng bôxit tập trung chủ yếu
ở Tây Nguyên (4 tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Con Tum), trong đó riêng
Đắc Nông chiếm 3,4 tỷ tấn.
2. Công nghệ khai thác và sản xuất trong ngành công nghiệp Nhôm
- Đầu tiên là khai thác quặng bôxit, chủ yếu ở trên sườn và đỉnh đồi, chiều
dày các vỉa quặng trung bình 3-5m, nằm dưới lớp đất phủ với khoảng cách trung
bình 0-2m. có nơi nằm trên mặt đất.
- Sản xuất Alumin là sản phẩm chính của chúng ta chủ yếu sử dụng công
nghệ Bayer do nhà đầu tư Trung Quốc cung cấp.
- Nguồn nước sử dụng cho dự án là 24tr m
3
/năm. Đến năm 2015 dự kiến
tăng công suất lên gấp đôi, và cùng với các nhà máy khác sẽ được xây dựng trên
Tây Nguyên nhằm đạt công suất khoảng 6 đến 8 triệu tấn alumina/ năm, thì cần
phải có một lượng nước khoảng 160 triệu m
3
/năm, lấy ở đâu ?
TKV cho biết nhà thầu sẽ sử dụng 100% nước mặt, không sử dụng nguồn
nước ngầm, bằng cách đắp đập tạo hồ chứa nước trong mùa mưa và một phần điều
hoà nước từ các đập, hồ thuỷ điện của vùng trong mùa khô

- Chất thải trong quá trình sản xuất Alumina. Theo quy trình hiện nay, muốn
sản xuất 1 tấn nhôm cần phải có 2 tấn alumin, tức phải khai thác ít nhất 4 tấn
quặng bôxit. Và quá trình này thải ra đến 3 tấn bùn đỏ, đây là một thứ chất thải
cực kỳ độc hại và nguy hiểm
3
Báo cáo của các nhà thầu bảo đảm rằng việc xử lý ô nhiểm, chất thải bùn đỏ,
sẽ được làm triệt để nhằm giảm thiểu tác động xấu đên môi trường, và với phương
pháp khai thác theo trình tự cuốn chiếu, “công tác hoàn thổ, phục hồi không gian
sẽ được hoàn nguyên ngay sau khi khai thác xong từng khu vực”.
- Về vấn đề An sinh xã hội
TKV cho biết con em của Lâm Đồng và Đắc Nông đã được gửi đi đào tạo để
phục vụ hai nhà máy. Hoạt động của các nhà máy sẽ kéo theo sự phát triển các
ngành kinh tế khác. Kinh tế thuần nông lâm sẽ chuyển dần sang kinh tế đa ngành
nghề. Thu ngân sách và thu nhập của của người dân của hai tỉnh Lâm Đồng và
Đắc Nông sẽ tăng.
3. Lợi ích kinh tế của dự án này
Thị trường Alumina là rất rộng lớn, giá thành 1 tấn Alumina từ 200 đến 600
USD, Nhôm thì đắt gấp 9 đến 10 lần Alumina (tuy nhiên để sản xuất ra được
nhôm thì tốn rất nhiều điện)
Dự kiến mỗi dự án khoảng 2000 lao động trực tiếp và 2 dự án này sẽ hoàn
vốn trong vòng 10 đến 15 năm
4. Thực tế đã triển khai 2 dự án ở Tây Nguyên
Dự án Tân rai ở Lâm Đồng - Chủ đầu tư: Tập đoàn CN than - khoáng sản
Việt Nam, nhà thầu là Công ty TNHH ChaLiCo - Trung Quốc
- Với diện tích 424 ha
- Xây dựng xong cơ sở hạ tầng, đường điện, nước của khu tái định cư
- Dự án đang thi công đúng tiến độ và dự kiến đưa và sản xuất cuối năm
2010
- Hiện nay có khoảng xấp xỉ 530 công nhân Trung Quốc, 300 công nhân
Việt Nam và dự kiến lên tới 2000 công nhân.

Dự án Nhân Cơ ở Đắc Nông - Chủ đầu tư vẫn là nhà thầu như Tân Rai, chỉ
khác là dự án này mới thực hiện được một số khâu như san lấp mặt bằng và hiện
nay đang dừng lại, ở đây mới chỉ có một số chuyên gia kỹ thuật ở Trung Quốc
chưa có lao động phổ thông.
III. CÁC DỰ ÁN KÈM THEO
1. Triển khai xây dựng Cảng biển Kê Gà ở Bình Thuận để xuất khẩu
alumina
2. Xây dựng một tuyến đường sắt dài khoảng 270 km để đưa sản phẩm
alumina từ Tây Nguyên về xuất khẩu tại Cảng biển Kê Gà (Bình Thuận).
3. Xây dựng nhà máy điện Đồng Nai 5 để phục vụ cho sản xuất nhôm. (Điện
phân để có được 1 tấn nhôm từ alumina cần tiêu thụ khoảng 14.500 đến 15.500
kwh)
4
C. BÁO CÁO NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HỘI ĐỒNG LHQ
Ngày 8/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneve (Thụy Sỹ), Nhóm làm việc
của Hội đồng nhân quyền theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR) của LHQ về
tình hình bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia thành viên LHQ đã
xem xét báo cáo của Chính phủ Việt Nam.
Tham dự khóa họp có đầy đủ 192 thành viên của Hội đồng nhân quyền,
nhiều tổ chức trực thuộc LHQ và các tổ chức quốc tế khác. Đoàn đại biểu nước ta
tham dự khóa họp với sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan Nhà nước có liên
quan là Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân tối cao; Bộ
Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Văn phòng
Chính phủ; Ban Tôn giáo của Chính phủ; Ủy ban Dân tộc, và đại diện của một số
tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.
Trình bày báo cáo tại cuộc đối thoại, ông Phạm Bình Minh – UVTWĐ, Thứ
trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội đồng
nhân quyền, nêu rõ rằng Việt Nam coi trọng việc chuẩn bị Báo cáo UPR để thực
hiện nghĩa vụ của một quốc gia thành viên, rút kinh nghiệm và đảm bảo ngày càng
đầy đủ hơn quyền con người ở Việt Nam và tăng cường hợp tác quốc tế.

Thứ trưởng khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn
trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ở Việt
Nam, các dân tộc chưa từng có xung đột sắc tộc và các tôn giáo cùng chung sống
hòa bình. Bảo đảm quyền con người là nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt
Nam vì đã từng bị tước bỏ những quyền tự do cơ bản nhất khi phải làm người dân
thuộc địa và đã trải qua muôn vàn hy sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc để
giành lại quyền sống.
Sau khi nêu bật sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về các loại hình thông
tin đại chúng, đời sống tín ngưỡng sinh động và phong phú trong xã hội Việt Nam
cũng như việc đảm bảo quyền của phụ nữ, trẻ em và người tàn tật, Thứ trưởng
nhấn mạnh rằng chính nhờ việc đảm bảo các quyền con người, các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam đã có những bước tiến lớn, nhất là trong những
năm thực hiện công cuộc Đổi mới vừa qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam đạt ở mức cao liên tục trên 7%/năm trong hơn một thập kỷ qua. Việc gắn
tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt và đời sống
văn hóa có tiến bộ cụ thể. Sau 20 năm đổi mới, thu nhập bình quân đầu người đã
tăng gấp 5 lần; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia giảm 4 lần (từ 60% xuống
còn 13,8%) và được LHQ cùng nhiều đối tác phát triển nhìn nhận là một trong số
những nước đạt thành tích giảm nghèo ấn tượng nhất.
Thứ trưởng cũng thừa nhận ở Việt Nam vẫn còn những bất cập, khó khăn
tồn tại cần giải quyết, trong đó hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, có chỗ còn
chồng chéo mâu thuẫn, chưa theo kịp thực tiễn, dẫn đến khó khăn, thậm chí hiểu
5

×