Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo tình hình tháng 7 năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.63 KB, 11 trang )

NỘI DUNG BÁO CÁO THÁNG 7 NĂM 2009
THÔNG TIN TRONG NƯỚC
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ 10
I. THÔNG BÁO KẾT QUẢ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 10
II. KẾT QUẢ CỤ THỂ TRÊN CÁC NỘI DUNG HỘI NGHỊ TW 10
TỔNG QUAN VỀ HỘI NGHỊ BCH TRUNG ƯƠNG 10
Ngày 29/6/2009 tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
10 đã khai mạc với nội dung chính là bàn việc chuẩn bị cho Đại hội XI.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị, trong đó ông
khẳng định chủ trương "tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng" để đến năm 2020 Việt Nam
cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đây là sự kiện được coi là quan trọng nhất trong hoạt động của Đảng Cộng sản sẽ
được tổ chức vào quý I năm 2011 với nhiệm vụ đề ra và quyết định chiến lược phát triển
cho Việt Nam trong giai đoạn năm 2011-2020.
I. THÔNG BÁO KẾT QUẢ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 10
Hội nghị Trung ương lần này sẽ xem xét một số vấn đề cơ bản để chuẩn bị cho
Đại hội sắp tới:
1. Trung ương thảo luận đề cương báo cáo Tổng kết, bổ sung và phát triển Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm
1991).
2. Trung ương thảo luận đề cương báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát
triển KT-XH 10 năm 2001-2010 và xây dựng chiến lược phát triển KT-XH 10 năm
2011-2020.
3. Trung ương thảo luận dự thảo của Bộ Chính trị về định hướng chuẩn bị Đại hội
XI của Đảng và đại hội các cấp.
4. Trung ương thảo luận quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội
XI.
5. Trung ương còn bàn một số vấn đề quan trọng khác như:
- Bàn về kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
1


- Thảo luận về báo cáo triển khai quy hoạch vùng Bôxit.
- Nghe thảo luận về báo cáo việc Việt Nam nộp báo cáo về ranh giới thềm lục địa
cho LHQ; Nghe và bàn một số vấn đề về tình hình Biển Đông gần đây; Tình hình cắm
mốc Biên giới Việt - Trung; Việt - Lào…
II. KẾT QUẢ CỤ THỂ TRÊN CÁC NỘI DUNG HỘI NGHỊ TW 10
Sau một tuần làm việc, chiều 4-7-2009, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khoá X) đã bế mạc tại Hà Nội và đưa ra thông báo với 3 nội dung quan
trọng của hội nghị đó là:
1. Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 1991)
2. Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2001 - 2010 và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011
- 2020)
3. Định hướng chuẩn bị Đại hội XI của Đảng và đại hội Đảng các cấp.
1. Về bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 1991)
Như chúng ta đã biết Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Đảng ở Việt Nam
dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, diễn ra từ ngày 3 - 7.2.1930 tại Hương Cảng
(Trung Quốc). Lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam và bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng
Bí thư đầu tiên của Đảng.
Cương lĩnh cách mạng đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị
thông qua tuy vắn tắt song đã nêu được những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng,
khoa học, phù hợp với nhu cầu khách quan của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt
Nam lúc bấy giờ.
Cho đến tháng 6.1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã họp tại Hà Nội. Tại Đại hội này Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên CNXH cùng với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000 đã được thông qua. Ý nghĩa quan trọng của Đại hội VII là lần đầu tiên Đại hội
thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta và
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đây là những văn kiện

quan trọng nhất xuyên suốt đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta trong nột thòi
kỳ lịch sử tương đối lâu dài.
Nội dung chính của Cương lĩnh năm 1991:
2
1. Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm
2. Quá độ lên CNXH ở nước ta
3. Những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối
ngoại
4. Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng
Qua thảo luận hội nghị Trung ương đã khẳng định: Cương lĩnh năm 1991 có giá
trị lịch sử to lớn về lý luận chính trị, tư tưởng và chỉ đạo thực tiễn. Dưới ánh sáng dẫn
đường của Cương lĩnh, toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta đã bền gan, vững chí, nỗ lực
phấn đấu đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, trụ vững trong bối cảnh
Liên Xô và các nước XHCN ở Ðông Âu sụp đổ, tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới
đất nước, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Cương lĩnh năm 1991 là
mốc son sáng ngời về bản lĩnh và trí tuệ Ðảng ta trong lịch sử vẻ vang lãnh đạo Cách
mạng Việt Nam.
Tuy nhiên, trước tình hình mới, một số vấn đề trong Cương lĩnh năm 1991 cần
được bổ sung, phát triển. Hơn nữa Đại hội X đã quyết định “Sau Đại hội X, cần tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi
hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên
CNXH”.
Ban Chấp hành Trung ương thảo luận nhất trí trong quá trình bổ sung phát triển
trên cơ sở một số định hướng sau:
- Không đặt vấn đề sửa đổi cương lĩnh mà chỉ bổ sung với hàm nghĩa là
không sửa đổi những tư tưởng lớn trong cương lĩnh, đề tránh đến mức thấp nhất
những lợi dụng của kẻ thù (không nên làm mồi cho kẻ thù tấn công).
- Việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 được thực hiện theo tinh
thần tiếp tục đổi mới, bám sát thực tiễn của đất nước và thời đại, kế thừa những
nội dung vẫn còn nguyên giá trị của Cương lĩnh năm 1991... và nêu lên được mục

tiêu của chặng đường sắp tới.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
sau khi đại hội đảng các cấp thảo luận, nhân dân tham gia góp ý, sẽ được trình Ðại
hội XI của Ðảng. Ðó được xem là tuyên ngôn chính trị của Đảng, mang tầm định
hướng chiến lược về con đường phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, là ngọn cờ chiến đấu của Đảng và dân tộc ta trong sự nghiệp xây
dựng đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là nền tảng lý luận, nền
3
tảng tư tưởng và chính trị, định hướng cho mọi hoạt động của chúng ta hiện nay
cũng như trong những thập kỷ tới
- Tên gọi của cương lĩnh:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới
Cương lĩnh xây dựng đất nước 2011
Cương lĩnh xây dựng CNH, HĐH lên CNXH
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới lên CNXH
Thống nhất: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ
sung và phát triển).
- Về một số vấn đề, trong quá trình thảo luận vẫn còn có ý kiến khác nhau
hoặc cần được làm rõ, Ban Chấp hành Trung ương quyết định giao cho Bộ Chính
trị chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc trình Ban Chấp hành Trung ương thảo
luận trong các hội nghị tới.
2. Về đề cương chi tiết báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10
năm 2011 - 2020.
- Việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược 2001 - 2010 cũng như việc
xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho thời kỳ mới 2011 - 2020 cần được
nhìn nhận, đánh giá, phân tích một cách toàn diện sâu sắc những thành tựu, những ưu
điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
- Đánh giá đúng nguồn lực, thế mạnh của đất nước và khả năng sáng tạo của nhân
dân để từ đó xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới.

- Tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Phát triển toàn diện văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, phát triển sự
nghiệp y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đổi mới toàn diện GD -
ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ
- Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
- Giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội
4
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế, xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiệu lực, hiệu quả...
3. Về định hướng chuẩn bị Đại hội XI của Đảng và đại hội Đảng các cấp
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và quyết định về định hướng chuẩn bị
Đại hội XI của Đảng và đại hội Đảng các cấp với những nội dung chính sau đây:
1. Bối cảnh Đại hội XI (xác định bối cảnh như thế nào để đề ra đường lối, phương
hướng hợp lý, vừa mang tính chiến lược)
- Đất nước đã thoát khỏi nền khủng hoảng kinh tế hay chưa; tăng trưởng kinh tế
có bền vững không, cao hay thấp; lãm phát ở mức độ như thế nào; tình hình an ninh
chính trị có được giữ vưng hay không...?
- Tình hình suy thoái kinh tế trên thế giới như thế nào, tình hình an ninh thế giới
có ổn định hay không, hay nhiều nơi mất ổn định; tình hình ngoại giao của việt Nam như
thế nào, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ra sao...?
2. Những yêu cầu mà Đại hội XI và Đại hội các cấp phải đạt được
- Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, gắn với việc
thực hiện có chiều sâu của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”.
- Tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo định
hướng xã hội chủ nghĩa để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.

- Phải làm cho văn hoá thật sự phát triển, đây là nền tảng, tinh thần của xã hội.
- Tập trung giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
- Đảm bảo mở rộng dân chủ tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
3. Chuẩn bị 5 văn kiện quan trọng trình Đại hội.
- Báo cáo chính trị
- Báo cáo tổng kết bổ sung phát triển Cương lĩnh năm 1991
- Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược 2001 - 2010 và phương hướng nhiệm vụ
2011 - 2020.
- Báo cáo chỉ đạo
- Báo cáo bổ sung sửa đổi điều lệ Đảng.
4. Thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội XI
5

×