Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp bảo tồn loài Pơ mu, Sa mu dầu ở Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH NGA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP BẢO TỒN LOÀI PƠ MU
(Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas),
SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayata)
Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGHỆ AN - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH NGA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP BẢO TỒN LOÀI PƠ MU
(Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas),
SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayata)
Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 9.42.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN ANH DŨNG
2. PGS.TS. TRẦN HUY THÁI

NGHỆ AN - 2019


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................. 3
4. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................ 3
5. Bố cục của luận án ................................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 5
1.1. Tổng quan về ngành Thông (Pinophyta) .............................................................. 5
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 6
1.2. Một số nghiên cứu về loài Pơ mu và Sa mu dầu .................................................. 7
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................... 7
1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................................. 12
1.2.3. Nghiên cứu ở Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An .......................... 22
1.3. Đặc điểm Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội khu vực nghiên cứu ................ 25

1.3.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 25
1.3.2. Địa hình ........................................................................................................ 25
1.3.3. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................... 26
1.3.4. Thuỷ văn....................................................................................................... 27
1.3.5. Đất đai .......................................................................................................... 28
1.3.6. Đặc điểm kinh tế, xã hội .............................................................................. 28


iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu........................................................................ 32
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................... 32
2.3.3. Phương pháp điều tra thực địa ..................................................................... 32
2.3.4. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................... 40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 48
3.1. Đặc điểm hình thái và giải phẫu ......................................................................... 48
3.1.1. Đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Pơ mu ................................................ 48
3.1.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Sa mu dầu .......................................... 53
3.2. Đặc điểm phát triển theo mùa ............................................................................. 58
3.2.1. Đặc điểm phát triển theo mùa của loài Pơ mu ............................................. 58
3.2.2. Đặc điểm phát triển theo mùa của loài Sa mu dầu ....................................... 59
3.3. Một số đặc điểm sinh thái ................................................................................... 60
3.3.1. Đặc điểm phân bố loài Pơ mu và Sa mu dầu ............................................... 60
3.3.2. Mật độ, diện tích và trữ lượng...................................................................... 64
3.3.3. Một số đặc điểm quần xã thực vật rừng nơi có loài Pơ mu và Sa mu dầu

phân bố......................................................................................................... 70
3.3.4. Đặc điểm địa hình, hướng phơi .................................................................... 78
3.3.5. Đặc điểm đất đai........................................................................................... 81
3.3.6. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................... 84
3.4. Đặc điểm tái sinh và kỹ thuật nhân giống........................................................... 85
3.4.1. Đặc điểm tái sinh và ảnh hưởng của độ tàn che đến khả năng tái sinh........ 85
3.4.2. Thử nghiệm kỹ thuật nhân giống bằng hạt và cành hom loài Pơ mu và
Sa mu dầu .................................................................................................... 89


v
3.5. Thành phần hóa học tinh dầu các bộ phận loài Pơ mu và Sa mu dầu ................ 97
3.5.1. Thành phần hóa học tinh dầu loài Pơ mu ..................................................... 97
3.5.2. Thành phần hóa học tinh dầu loài Sa mu dầu ............................................ 101
3.6. Một số thông số di truyền dạng gỗ trắng và đỏ ................................................ 110
3.6.1. Một số thông số di truyền dạng gỗ trắng và đỏ loài Pơ mu ....................... 110
3.6.2. Một số thông số di truyền dạng gỗ trắng và đỏ loài Sa mu dầu ................. 114
3.7. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài Pơ mu,
Sa mu dầu tại Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An ...................................... 116
3.7.1. Đánh giá thực trạng bảo tồn loài Pơ mu và Sa mu dầu hiện nay ............... 116
3.7.2. Các nguyên nhân chính gây suy giảm loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu
dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An ....................................................... 120
3.7.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu
dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An ....................................................... 128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 136
1. Kết luận ................................................................................................................ 136
2. Kiến nghị.............................................................................................................. 137
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN LUẬN ÁN... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 140
PHỤLỤC



vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TT

VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

ABT

Transplantone

2

AFLP

Amplified fragment length polymorphisms

3

CS

Cộng sự

4


BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

5

DTSQ

Dự trữ sinh quyển

6

ĐDSH

Đa dạng sinh học

7

IAA

Indole-3-acetic acid

8

IBA

Indole-3-butyric acid

9


IIIA1

Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo

10

IIIA2

Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình

11

IIIA3

Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh giàu

12

ISSR

Inter simple sequence sepeat

13

IUCN

14

NAA


Napthalen - acetic acid

15

NST

Nhiễm sắc thể

16

NXB

Nhà xuất bản

17

QLRPH

Quản lí rừng phòng hộ

18

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

19

TK


Tiểu khu

20

TTG

Transparent tetsta glabra

21

UPGMA

Unweighted Pair Group Method with Arithmatic Mean

22

VQG

Vườn quốc gia

International Union for Conservatioan of Nature and Natural
Resources


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các tuyến điều tra thực địa ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An .................. 33
Bảng 2.2. Danh sách và mã số các loài lấy trên genbank dùng để so sánh ................ 47

Bảng 3.1. Đặc điểm phát triển theo mùa của loài Pơ mu ........................................... 58
Bảng 3.2. Đặc điểm phát triển theo mùa của loài Sa mu dầu ..................................... 59
Bảng 3.3. Phân bố Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An .............. 61
Bảng 3.4. Mật độ loài Pơ mu và Sa mu dầu trong các OTC ...................................... 64
Bảng 3.5. Diện tích và trữ lượng của Pơ mu, Sa mu dầu ở các xã tại Khu DTSQ
miền Tây Nghệ An ..................................................................................... 66
Bảng 3.6. So sánh diện tích và trữ lượng phân bố loài Pơ mu và Sa mu dầu
theo các vùng chính ở khu vực nghiên cứu................................................ 68
Bảng 3.7. So sánh diện tích phân bố và trữ lượng Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu
BTTN Pù Hoạt, Nghệ An với Khu BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa ........... 69
Bảng 3.8. Mức độ xuất hiện của loài cây mọc cùng với các loài cây nghiên cứu...... 76
Bảng 3.9. Độ cao, độ dốc Pơ mu và Sa mu dầu phân bố ở các xã thuộc Khu
DTSQ miền Tây Nghệ An ......................................................................... 79
Bảng 3.10. Các loại đất loài nơi Pơ mu và Sa mu dầu phân bố ................................... 81
Bảng 3.11. Đặc điểm tính chất lý hóa một số loại đất nơi loài Pơ mu và Sa mu
dầu phân bố ................................................................................................ 82
Bảng 3.12. Mật độ cây tái sinh theo chiều cao ............................................................. 86
Bảng 3.13. Số cây tái sinh theo độ tàn che ................................................................... 87
Bảng 3.14. Tỉ lệ nảy mầm và chiều cao cây con của hạt giống Pơ mu ........................ 90
Bảng 3.15. Tỉ lệ nảy mầm và chiều cao cây con của hạt giống Sa mu dầu.................. 92
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỉ lệ sống và sự hình
thành rễ của hom Pơ mu trên giá thể cát .................................................... 94
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỉ lệ sống và sự hình
thành rễ của hom Sa mu dầu trên giá thể cát ............................................. 96
Bảng 3.18. Thành phần hóa học của tinh dầu các bộ phận cây Pơ mu (F. hodginsii)
ở Khu DTSQ Tây Nghệ An ....................................................................... 98


viii
Bảng 3.19. So sánh các thành phần tinh dầu lá Pơ mu ở Nghệ An (Việt Nam) với

Phúc Kiến (Trung Quốc) .......................................................................... 101
Bảng 3.20. Thành phần hóa học của tinh dầu các bộ phận cây Sa mu dầu (C. konishi)
ở Khu DTSQ Tây Nghệ An ..................................................................... 103
Bảng 3.21. So sánh thành phần tinh dầu chính trong lá Sa mu dầu ở Nghệ An
(Việt Nam) và (Đài Loan) Trung Quốc ................................................... 108
Bảng 3.22. Thành phần hóa học chính tinh dầu gỗ C. konishii các vùng phân bố
ở Việt Nam và Trung Quốc ...................................................................... 109
Bảng 3.23. Bảng khoảng cách di truyền giữa các mẫu F. hodginsii so sánh với 3
loài trong họ Hoàng đàn trên genbank ..................................................... 112
Bảng 3.24. Kết quả so sánh các Nucleic sai khác trên vùng gen rbcL giữa các
mẫu F. hodginsii thu ở Quế Phong với F. hodginsii trên genbank .......... 113
Bảng 3.25. Kết quả so sánh các Nucleic sai khác trên vùng gen 18S-rDNA giữa
các mẫu C. lanceolata var. konishii ở Nghệ An với C. lanceolata var.
konishii trên genbank ............................................................................... 115
Bảng 3.26. Kết quả so sánh các Nucleic sai khác trên vùng gen 18S-rDNA giữa
các mẫu C. lanceolata var. konishii thu ở Nghệ An với C. lanceolata
var. konishii trên genbank ........................................................................ 116
Bảng 3.27. Các xã thuộc Khu DTSQ có thể gây trồng rừng Pơ mu và Sa mu dầu .... 132


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1.

Bản đồ Khu DTSQ miền Tây Nghệ An ..................................................... 25

Hình 2.1.

Bản đồ các tuyến điều tra thực địa ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An....... 36


Hình 3.1.

Cấu tạo giải phẫu rễ Pơ mu ........................................................................ 48

Hình 3.2.

Hình thái thân Pơ mu ................................................................................. 49

Hình 3.3.

Cấu tạo giải phẫu thân Pơ mu .................................................................... 50

Hình 3.4.

Hình thái lá Pơ mu ..................................................................................... 51

Hình 3.5.

Cấu tạo giải phẫu lá Pơ mu ........................................................................ 52

Hình 3.6.

Hình thái nón, hạt Pơ mu ........................................................................... 53

Hình 3.7.

Cấu tạo giải phẫu rễ Sa mu dầu.................................................................. 54

Hình 3.8.


Hình thái thân Sa mu dầu ........................................................................... 54

Hình 3.9.

Cấu tạo giải phẫu cành non Sa mu dầu ...................................................... 55

Hình 3.10. Hình thái lá Sa mu dầu ............................................................................... 56
Hình 3.11. Cấu tạo giải phẫu lá Sa mu dầu .................................................................. 57
Hình 3.12. Hình thái nón, hạt ....................................................................................... 58
Hình 3.13. Bản đồ các vùng phân bố loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu DTSQ
miền Tây Nghệ An ..................................................................................... 63
Hình 3.14. Biều đồ tỉ lệ % diện tích cư trú và trữ lượng loài Pơ mu ........................... 68
Hình 3.15. Biểu đồ tỉ lệ % diện tích cư trú và trữ lượng loài Sa mu dầu..................... 68
Hình 3.16. Biểu đồ so sánh diện tích phân bố và trữ lượng Pơ mu ở Khu BTTN
Pù Hoạt so với Khu BTTN Xuân Liên....................................................... 69
Hình 3.17. Biểu đồ so sánh diện tích phân bố và trữ lượng Sa mu dầu ở Khu
BTTN Pù Hoạt so với Khu BTTN Xuân Liên ........................................... 69
Hình 3.18. Phẫu diện đồ 1 - Khu vực có Pơ mu phân bố............................................. 72
Hình 3.19. Phẫu diện đồ 2 - Khu vực có Sa mu phân bố ............................................. 73
Hình 3.20. Phẫu diện đồ 3 - Khu vực có cả Sa mu và Pơ mu phân bố ........................ 74
Hình 3.21. Một số loại đất nơi loài Pơ mu và Sa mu dầu phân bố .............................. 82
Hình 3.22. Một số hình ảnh cây tái sinh của loài Pơ mu ............................................. 88


x
Hình 3.23. Một số hình ảnh cây tái sinh của loài Sa mu dầu ....................................... 89
Hình 3.24. Một số hình ảnh về nhân giống Pơ mu bằng gieo hạt ................................ 91
Hình 3.25. Một số hình ảnh về nhân giống Sa mu dầu bằng gieo hạt ......................... 93
Hình 3.26. Một số hình ảnh về nhân giống Pơ mu bằng giâm hom ............................ 95

Hình 3.27. Một số hình ảnh về nhân giống Sa mu dầu bằng giâm hom ...................... 97
Hình 3.28. Mối quan hệ di truyền của 2 mẫu Pơ mu nghiên cứu với một số loài
trong họ Hoàng đàn trên genbank (phương pháp Neighbor Joining) ...... 111
Hình 3.29. Mối quan hệ di truyền của mẫu Pơ mu đỏ và Pơ mu trắng nghiên cứu
với một số loài trong họ Hoàng đàn trên genbank (phương pháp
Neighbor Joining)..................................................................................... 111
Hình 3.30. Mối quan hệ di truyền của 6 mẫu Pơ mu nghiên cứu với một số loài
trong họ Hoàng đàn trên genbank (phương pháp Neighbor Joining) ...... 113
Hình 3.31. Mối quan hệ di truyền của mẫu Sa mu đỏ và Sa mu trắng nghiên cứu
với một số loài trong họ Hoàng đàn trên genbank (phương pháp
Neighbor Joining)..................................................................................... 114
Hình 3.32. Mối quan hệ di truyền của mẫu Sa mu đỏ và Sa mu trắng nghiên cứu
với một số loài trong họ Hoàng đàn trên genbank (phương pháp
Neighbor Joining)..................................................................................... 115
Hình 3.33. Một số hình ảnh cây Sa mu dầu chết tự nhiên ......................................... 119
Hình 3.34. Một số hình ảnh cây Pơ mu và Sa mu dầu đã bị khai thác ...................... 121
Hình 3.35. Lợp mái nhà bằng gỗ Sa mu dầu ở xã Tam Hợp (Tương Dương) ........... 121
Hình 3.36. Gốc gỗ Sa mu dầu ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) ................................... 122
Hình 3.37. Chặt hạ Sa mu dầu mở đường tuần tra ở xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn) ... 123
Hình 3.38. Trồng xen lẫn C. konishii và C. lanceolata ở xã Tây Sơn, Kỳ Sơn ......... 128


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghệ An là một tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ có diện tích rừng tự nhiên
lớn nhất trong cả nước (762.785,8 ha) [57]. Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây
Nghệ An (tỉnh Nghệ An) là khu DTSQ lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 1.299.795
ha,là hành lang xanh kết nối 3 vùng lõi: Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, Khu Bảo tồn
thiên nhiên (BTTN) Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt. Khu DTSQ miền Tây Nghệ An

được đánh giá có giá trị lớn về đa dạng sinh học với hệ thực vật hơn 2.500 loài thực vật
bậc cao, hệ động vật gồm 130 loài động vật lớn nhỏ, 295 loài chim, 54 loài lưỡng cư và
bò sát, 83 loài cá và 39 loài dơi, được xem như là ‘‘một phòng thí nghiệm sống lớn nhất
Đông Nam Á”. Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của khu DTSQ với sự có mặt của hơn
70 loài thực vật và 88 loài động vật được liệt kê trong danh lục Sách Đỏ Việt Nam [49].
Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có địa hình núi cao và núi thấp với kiểu rừng á
ẩm nhiệt đới chiếm tỉ lệ khá lớnlà điều kiện thuận lợi cho các loài ngànhThông
(Pinophyta) phát triển. Theo kết quả nghiên cứu của Phan kế Lộc và cs. (2013), ở
Nghệ An có 12 loài Thông [32] và xếp thứ 3 trong vùng phân bố và sinh thái Thông ở
Việt Nam sau vùng Đông Bắc và Tây Nguyên [35]. Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn)
A. Henry et H. H. Thomas) và Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata) là hai trong
số những loài Thông đã được ghi nhận có mặt ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
Thông Việt Nam nói chung và 2 loài Pơ mu và Sa mu dầu nói riêng có ý nghĩa
quan trọng về sinh thái, kinh tế và văn hóa [93]. Pơ mu và Sa mu dầu thường chỉ sống
ở độ cao từ 800 m trở lên, nơi rừng thường có sương mù bao phủ nên có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc giữ hệ sinh thái rừng đầu nguồn. Pơ muvà Sa mu dầu có
nhiều giá trị đối với con người như cho gỗ sử dụng để làm vật liệu xây dựng, làm nhà
cửa, đồ mỹ nghệ; tinh dầu và các hợp chất tinh dầu sử dụng để làm dược liệu, mỹ
phẩm và trong y học [18], [62], [65], [73], [76], [101], [109],... Từ nhựa Sa mu dầu sử
dụng làm thuốc chữa một số bệnh ngoài da, đặc biệttinh dầu của loài này được người
xưa sử dụng để ướp xác do tính chất kháng khuẩn cực kỳ cao. Ngoài những giá trị


2
trên, hai loài Thông này còn có ý nghĩa về mặt khoa học lịch sử, dựa trên nghiên cứu
những vòng thân Pơ mu hàng trăm tuổi cung cấp bằng chứng về lịch sử biến đổi điều
kiện khí hậu của vùng tự nhiên mà nó tồn tại [119].
Pơ mu và Sa mu dầu là 2 loài có trong danh lục IUCN, Sách Đỏ Việt Nam và
xếp nhóm IIA Nghị Định 32/ NĐ - CP của Chính phủ [11].Theo Sách Đỏ Việt Nam
(2007), Pơ mu là được xếp hạng ở mức Nguy cấp_EN A1a,c,d) [5], còn theo IUCN

(2015) được xếp trong tình trạng Sẽ nguy cấp_VU A2acd; B2ab (ii,iii,iv,v) [130]. Loài
Sa mu dầu theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), được xếp hạng ở mức Sẽ nguy cấp_VU
A1a,d,c1 [5], còn theo IUCN (2015) được xếp trong tình trạng Nguy cấp_EN A2cd;
B2ab(ii,iii,v) [130].
Từ trước đến nay, đã có một số nghiên cứu công bố về một số điểm phân bố
cũng như một số đặc điểm sinh học, sinh thái và tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu [32],
[42] và Sa mu dầu [3], [17], [32], [42], [44] ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, nhưng
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ các cơ sở khoa học cần thiết để
bảo tồn hai loài Thông nàycho toàn bộ khu DTSQ.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia
hodginsii(Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Sa mu dầu (Cunninghamia konishii
Hayata) ở Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An” nhằm góp phần bảo tồn,
phát triển hai loài quý hiếm trên ở Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần bổ sung thêm, đầy đủ hơn về đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái,
nhân giống và thành phần hóa học tinh dầu của loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu DTSQ
miền Tây Nghệ An, làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát triển
hai loài này tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả được đặc điểm hình thái, giải phẫu, đặc điểm phát triển theo mùa, một
số đặc điểm sinh thái (phân bố, mật độ, diện tích, trữ lượng, một số đặc điểm quần xã
và điều kiện khí hậu, đất đai) của loài Pơ mu và Sa mu dầu.


3
- Hiểu được đặc điểm tái sinh tự nhiên và đánh giá khả năng nhân giống bằng
hạt, bằng hom của loài Pơ mu và Sa mu dầu.
- Xác định được thành phần hóa học tinh dầu các bộ phận của cây Pơ mu và

Sa mu dầu.
- Đánh giá hiện trạng loài Pơ mu và Sa mu dầu từ đó đề xuất các giải pháp bảo
tồn và phát triển hai loài này.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung đầy đủ hơn các dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái, nhân
giống và thành phần hóa học tinh dầu của loài Pơ mu và Sa mu dầu, hai loài Thông có
vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng cũng như đời sống của con người.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp dữ liệu khoa học về loài Pơ mu và Sa mu dầu của toàn bộ Khu
DTSQ miền Tây Nghệ An, từ đó định hướng cho công tác bảo tồn và phát triển hai
loài này tại tỉnh Nghệ An cũng như cho một số khu vực khác ở Việt Nam.
- Luận án là tài liệu tham khảo,tài liệu nghiên cứu và giảng dạy cho các nhà
khoa học, các cán bộ kỹ thuật, sinh viên,... về các đặc điểm sinh học, sinh thái, thành
phần hóa học tinh dầu và nhân giống của loài Pơ mu và Sa mu dầu.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Bổ sung một số dẫn liệu mới về cấu trúc giải phẫu loài Pơ mu và Sa mu dầu.
- Bổ sung một số dẫn liệu mới về các điểm phân bố, diện tích và trữ lượng loài
Pơ mu và Sa mu dầu cho toàn bộ Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
- Bổ sung một số dẫn liệu mới về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong nhân
giống bằng hom loài Sa mu dầu ở Việt Nam.
- Bổ sung một số dẫn liệu mới về thành phần hóa học tinh dầu lá loài Pơ mu ở
Việt Nam, tinh dầu nón loài Pơ mu và tinhdầu nón, rễ, nhựa của loài Sa mu dầu cho
khoa học.
- Bổ sung một số dẫn liệu mới về mới về dạng gỗ đỏ và dạng gỗ trắng của
Pơ mu và Sa mu dầu bằng một số thông số di truyền.


4
5. Bố cục của luận án

Luận án gồm có 137 trang. Bố cục như sau:
Mở đầu

4 trang

Chương 1. Tổng quan tài liệu

26 trang

Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

17 trang

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

88 trang

Kết luận và kiến nghị

2 trang

Danh mục các công trình khoa học có liên quan luận án
Tài liệu tham khảo
Ngoài ra luận án còn có 07 phụ lục:
Phụ lục 1. Các tuyến điều tra ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An có loài Pơ mu
và Sa mu dầu phân bố
Phụ lục 2. Sinh cảnh sống của loài Pơ mu và Sa mu dầu
Phụ lục 3. Danh lục các loài mọc cùng loài Pơ mu và Sa mu dầu
Phụ lục 4. Một số hình ảnh về các loài mọc cùng loài Pơ mu và Sa mu dầu
Phụ lục 5. Kết quả phân tích tính chất lí, hóa của đất

Phụ lục 6. Sắc kí phổ phân tích thành phần hóa học tinh dầu loài Pơ mu và
Sa mu dầu
Phụ lục 7. Kết quả so sánh trình tự DNA (18S, rbcL, matK) giữa các mẫu của
loài Pơ mu và Sa mu dầu nghiên cứu với các loài trên genbank


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về ngành Thông (Pinophyta)
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, số loài ngành Thông (Pinophyta) hiện tồn tại trong thảm thực vật
trên bề mặt trái đất không nhiều. Cây lá kim phân bố rộng khắp ở tất cả các châu lục,
trừ Nam Cực nơi mà không có bất cứ loại cây thân gỗ sống. Cây lá kim sống ở tất cả
các cảnh quan, từ Bắc Cực đến xích đạo, từ thảo nguyên đến vùng đất thấp gần biển,
đến những ngọn núi cao nhất quanh năm bao phủ tuyết và từ các khu rừng rậm của
Alaska đến trung tâm của sa mạc Sahara [84].
Theo Aljos Farjon (2010), cây lá kim có 615 loài thuộc trong 70 chi, 8 họ: họ
Thông (Pinaceae), họ Thông tre (Podocarpaceae), họ Bách tán (Araucariaceae), họ
Đỉnh tùng (Cephalotaxaceae), họ Hoàng đàn (Cupressaceae),họ Thông đỏ (Taxaceae)
và 2 họ chưa có đại diện ở Việt Nam: Phyllocladaceae và Sciadopityaceae. Những họ
có số loài nhiều nhất gồm họ Thông (Pinaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae) và họ
Hoàng đàn (Cupressaceae). Họ Thông (Pinaceae) chỉ phân bố phía Bắc bán cầu có 11
chi với 231 loài, chi nhiều loài nhất là Pinus với 113 loài. Họ Kim giao
(Podocarpaceae) phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và ở vùng núi Nam bán cầu có18
chi với 174 loài, chi nhiều loài nhất là Podocarpus với 98 loài. Họ Hoàng đàn
(Cupressaceae) phân bố ở nhiều châu lục, có 30 chi với 135 loài [84]. Số lượng loài
cây lá kim không đáng kể trong nhóm thực vật bậc cao có mạch nhưng lại có vai trò
quan trọng trong hệ sinh thái rừng và hầu hết chúng đều có giá trị trong đời sống kinh

tế và xã hội ở nhiều nước trên thế giới.
Đến nay có rất nhiều loài của ngành Thông đã bị tuyệt chủng và có nhiều loài
nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Đặc biệt đối với nhiều loài nguy cơ tuyệt chủng tăng lên
do các quần thể thường nhỏ và có phân bố hạn chế. Theo Danh Lục Sách Đỏ của
IUCN (2013), liệt kê 211 loài ngành Thông (chiếm 34%) được đánh giá bị đe dọa
tuyệt chủng ở mức quốc tế [122].


6
Số loài cây lá kim ở vùng nhiệt đới khoảng 200 loài [85] và theo kết quả phân
tích nguy cơ tuyệt chủng các loài thực vật trên toàn cầu, do vườn thực vật Royal
Botanic Gardens, Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên (Anh) và Liên minh quốc tế về Bảo
tồn thiên nhiên thực hiện năm 2010 đã đưa ra kết luận: “1/5 loài thực vật trên thế giới
đang bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó nhóm thực vật Thông là nhóm bị đe dọa cao nhất
và môi trường sống bị đe dọa nhất là những rừng mưa nhiệt đới. Lý do phổ biến nhất
khiến thực vật ở đây bị đe dọa là những hoạt động của con người đã gây tổn thất môi
trường sống của chúng” [139]. Do vậy, điểm nóng của công tác bảo tồn ngành Thông
hiện nay nằm ở những vùng nhiệt đới.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam có 33 loài Thông (Pinophyta) bản địa thuộc 5 họ 19 chi: họ Thông
(Pinaceae) với 5 chi 13 loài, họ Hoàng đàn (Cupressaceae) với 7 chi 7 loài, họ Thông
(Podocarpaceae) với 4 chi 7 loài, họ Thông đỏ (Taxaceae) với 2 chi 5 loài và họ Đỉnh
tùng (Cephalotaxaceae) với 1chi 1 loài [33].Có 7 loài đặc hữu thuộc 4 họ bao gồm:
Cupressaceae có 2 loài (Cupressus torulosa và Calocedrus rupes-tris), Pinaceae có 2
loài (Pinus dalatensis và P. krempfii), Taxaceae có 2 loài (Amentotaxus hatuyenensis
và A. poilanei) và Taxodiaceae có 1 loài (Xanthocyparis vietnamensis) [114]. Tất cả
các loài ngành Thông ở Việt Nam đều có ý nghĩa lớn như cung cấp gỗ, nhựa, tinh dầu,
dược liệu, làm cảnh, cây trồng rừng,...
Dựa trên Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), 33 taxon bậc loài
được công bố ở Việt Nam thì trong đó có 26 loài (chiếm gần 80%) bị đe dọa tuyệt

chủng (CR, EN và VU) với Rất nguy cấp (CR) là 3 loài, Nguy cấp (EN) là 8 loài, Sẽ
nguy cấp (VU) là 15 loài. Trong đó loài Pơ mu xếp phân hạng là VU, loài Sa mu dầu
là EN. Việt Nam là một trong 10 điểm nóng về Thông trên thế giới [33].
Trướcthực trạng chung của các loài Thông cũng như loài Pơ mu và Sa mu dầu ở
Việt Nam, đã đặt thách thức không nhỏ với vấn đề bảo tồn các loài này trên cả nước.
Do đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm sinh học, sinh thái Pơ mu và
Sa mu dầu làm cơ sở khoa học phục vụ cho vấn đề bảo tồn hai loài cây này cho từng
vùng và trên cả nước.


7
1.2. Một số nghiên cứu về loài Pơ mu và Sa mu dầu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Vị trí phân loại
Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et H. H. Thomas (Syn: Cupressus
hodginsii Dunn 1908; Fokiena kawaii Hayata 1917, Fokiena maclurei Merrill 1922,
Fokiena hodginsii var. kawaii (Hayata) Silba 2000, Fokiena hodginsii subsp. kawaii
(Hayata) Silba 2006)là đại diện duy nhất còn sống của chi Pơ mu (Fokienia) thuộc họ
Hoàng đàn (Cupressaceae), bộ Thông (Pinales). E. N. Hodgins thu mẫu loài nàyđầu
tiên vào năm 1908 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc và mô tả về mặt phân loại hình thái
thực vật lần đầu tiên vào năm 1911 trong cuốn The Gardeners' Chronicle [92].
Cunninghamia konishii Hayata (Syn: Cunninghamialanceolata var. konishii
(Hayata) Fujita) thuộc chi Cunninghamia, họ Hoàng đàn (Cupressaceae), bộ Thông
(Pinales). ChiSa mộc (Cunninghamia) được Brown thành lập năm 1826, chỉ gồm một
loài chuẩn Cunninghamialanceolata (Lamb.) Hook. (Syn: Cunninghamialanceolata
var. lanceolata) mọc ở Trung và Nam Trung Quốc. Năm 1908, Bunzô Hayata đã mô tả
và công bố thêm C. konishii mọc tự nhiên ở Đài Loan với một số sai khác nhỏ với
C.lanceolata, chủ yếu kích thước lá và độ dày đặc của các dải lỗ khí ở hai mặt lá [89].
Các nhà thực vật phân loại xem xét C. konishii Hayata và C. lanceolata (Lamb.) Hook.
là 2 loài hay chỉ là dạng thứ thuộc chiCunninghamia. Lu và cs. (1999) khi phân tích

RFLP của đoạn trnD-trnT lục lạp của cả 2 loài này đã đi đến kết luận C. konishii chỉ là
tên đồng nghĩa của C. lanceolata [112]. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều nhà khoa học
vẫn xem chi Cunninghamia có 2 loài làCunninghamia konishii Hayata và Cunninghamia
lanceolata (Lamb.) Hook [121].
1.2.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, giải phẫu
Trên thế giới đã có những nghiên cứu mô tả về hình thái, cơ quan sinh sản, sự
phát triển của noãn, sự thụ tinh và phát triển phôi của loài Pơ mu [78], [79], [80], [84],
[99], [135].
Đối với loài Sa mu dầu mới chỉ có nghiên cứu mô tả về hình thái bên ngoài
[84],[89]. Trong chi Cunninghamia, C. lanceolata gần gũi với C. konisshii đã được mô


8
tả chi tiết về hình thái, giải phẫu, phát triển nón đực, sự hình thành hạt phấn và phát
triển nón cái nhưng chưa có mô tả nào cho C. konishii [63], [98], [100].
1.2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái
Pơ mu phân bố hẹp trên thế giới, chỉ có ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam [85],
[94]. Ở Trung Quốc, loài phân bố ở phía Nam và Đông Nam (Chiết Giang, Phúc Kiến,
Giang Tây, Quảng Đông, Hồ Nam, Quảng Tây, Trùng Khánh, Quý Châu, Vân Nam và
Tứ Xuyên) [theo 128], Lào (Hủa phăn, Khăm Muộn, Xiêng Khoảng) [64] và rộng
khắp nhiều tỉnh từ phía Bắc kéo dài đến phía Nam Việt Nam (Điện Biên, Lai Châu,
Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Hoà Bình, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận và
Khánh Hoà) [33]. Diện tích phân bố của loài Pơ mu trên toàn thế giới còn khoảng
166.600 ha, sô cá thể ở Trung Quốc ước tính là 654.789 cá thể [theo 130].
Loài Pơ mu phân bố trên dông núi hoặc sườn núi dốc ở độ cao từ 350 m 2.100 m ở Trung Quốc [84], 1.000 m - 2.400 m ở Lào [64], 1.300 m- 2.700 m ở Đài
Loan [104]. Khả năng chịu lạnh của loài có thể -6,70C đến -12,10C [66]. Pơ mu mọc
trên các loại đất khác nhau, đất có tính axit (pH = 5 - 6); đất vàng hoặc đất nâu cát
pha sét trên đá sa thạch, đá phiến sét, đá granit hoặc đá riolit và có khả năng thoát
nước tốt. Ở Trung Quốc, loài này nhiệt độ trung bình hàng năm là 11,7 -150C và

lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 -2.000 mm [95]. Pơ mu mọc cùng với các
loài thuộc các chi Castanopsis,Quercus, Lithocarpus thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ
Thù du (Cornaceae), họ Chè (Theaceae),... và với các loài cây lá kim như
Cephalotaxus fortunei, Nothotsuga longibracteata, Cunninghamia lanceolata, Pinus
massoniana và Pinus densata [theo 130].
Sa mu dầuphân bố hẹp ở Trung Quốc (Đài Loan và Phúc Kiến) [85] và Lào
(Hủa Phăn và Xiêng Khoảng) [64] và Việt Nam (Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa và
Nghệ An) [33].
Đặc điểm sinh thái của Sa mu dầu là cây ưa đất thoát nước tốt, nhiều mùn
hoặcđất cát pha sét; khí hậu lạnh, nhiều sương mù, rất ẩm [84]. Ở Đài Loan, loài phân
bố ở độ cao từ 1.300 m - 2.800m [theo 107], 1.300 m - 2.000 m ở Trung Quốc [134],


9
900 m - 2.200 m ở Lào [64], 960 m - 2.000 m ở Việt Nam [93]. Khả năng chịu đựng
lạnh của loài có thể -1,10C đến -6,60C [66].
Ở Đài Loan, Sa mu dầu hỗn giao với cây lá kim hoặc hỗn giao cây lá rộng - lá kim
á ẩm nhiệt đới, mọc kèm với các loài cây lá kim như Chamaecyparis formosensi,
Chamaecyparis obtusa var. formosana, Calocedrus formosana, Taiwaniacryptomerioides
và các loài cây lá rộng như Acer morrisonense, Abies kawakamii, Schima superba,
Photinia davidiana, Rhododendron formosanum, Pasania sp., và cây họ hòa thảo như
Yushania niitakayamensis [104].
Loài Pơ mu ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc một năm ra nón hai lần: lần đầu vào
mùa xuân từ tháng 4 đến tháng 5 và chín vào tháng 9 cùng năm, các hạt giống được
tạo ra không có khả năng phát triển; lần 2 vào mùa thu từ tháng 9 đến tháng 10, chín
vào tháng 10 năm sau và các hạt giống được tạo ra có khả năng phát triển [96]. Ở Lào:
Pơ mu thụ phấn tháng 3 - 4, nón chín tháng 10 - 11. Loài Sa mu dầu ở Lào, thụ phấn
tháng 1 - 3, nón chín tháng 8 - 11 [64].
1.2.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh và nhân giống
Ở Lào, khả năng tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu là thưa thớt và không ổn định

do cây trưởng thành trở nên khan hiếm. Khả năng tái sinh tự nhiên của loài Sa mu dầu
tốt dọc theo biên giới Việt Lào ở những nơi đất bị sạt lở [64].
Đã có một số thử nghiệm về nhân giống bằng hom loài Pơ mu ở tỉnh Phúc
Kiến, Trung Quốc. Kết quả thực nghiệm giâm hom năm 2007, cho thấy đối với loài Pơ
mu nên tiến hành cắt tỉa từ cây mẹ tốt nhất là từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, cây sẽ
nảy chồi vào tháng 6 và giai đoạn này thích hợp cho cắt hom, nên cắt hom vào tháng 6,
10. Cắt hom tốt ở cây mẹ 2 - 4 tuổi, hom ra rễ tốt nhất là IBA (Indole-3-butyric acid)
với nồng độ (100 mg/L), thời gian ngâm hom (0,5 h), giá thể giâm hom nên trên nền
cát [137]. Kết quả thử nghiệm giâm hom loài này năm 2012 cho thấy: mùa thu là mùa
tốt nhất trong việc cắt hom Pơ mu. Sử dụng ABT (Transplantone)dạng bột, nồng độ
200 mg, ngâm hom trong 0,5 h, tỷ lệ hom ra rễ ở một số cây mẹ là 100% [72].
Kết quả nghiên cứu về nhân giống bằng hom đối với loài C. konishii trên thế
giới rất ít. Liang Wen-ying (2010) tiến hành thử nghiệm giâm hom ở hai điểm: Lâm


10
trường Lai Châu và Lâm trường Mân Thanh Mĩ Cô, Phúc Kiến, Trung Quốc. Thu hái
cành homvào tháng 3 năm 2013, cành giâm có 2, 3 chồi, kích thước dài 8 - 10 cm, sử
dụng chất kích thích ABT và NAA (Napthalen - acetic acid), ngâm hom trong chất
kích thích 2 h. Sử dụng nồng độ ABT và NAA ở các nồng độ 40, 80, 120 mg. Kết quả
thực nghiệm cho thấy tỉ lệ hom sống chênh lệch giữa các nồng độ là không lớn, ở nồng
độ ABT và NAA 80 mg cho kết quả tỉ lệ hom ra rễ cao nhất, với tỉ lệ hom sống tương
ứng ở hai điểm nghiên cứu: ABT (90,27%; 96,35%) và NAA (85,67%; 90,27%) [107].
1.2.1.5. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu
Trên thế giới, nghiên cứu về thành phần hóa họctinh dầu Pơ mu tập trung nhiều
vào thành phần hợp chất và tìm kiếm các hợp chất mới từ lá, cành nhánh; thử nghiệm
hoạt tính của một số hợp chất [115], [133], [138].
Thành phần tinh dầu lá Pơ mu ở Trung Quốc, trong hai công trình công bố cho
thấy sự tích lũy hợp chất chính là khác biệt. Theo Pan J. G. và cs. (1991), đã xác định
có 33 hợp chất trong tinh dầu lá ở tỉnh Phúc Kiến, các thành phần chính của tinh dầu là

α-pinene (24,89%), limonene (8,46%), caryophyllene oxide (4,01%), rimuene (3,22%)
[115]. Zhang Yan-ping và cs. (2008), cũng đã xác định thành phần tinh dầu lá ở tỉnh
Phúc Kiến, có 14 hợp chất bao gồm: β-cubebene (22,51%), τ-cadinol (19,88%) và
caryophyllene (10,13%) [138].
Các hợp chất trong tinh dầu Pơ mu có nhiều công dụng khác nhau như sử dụng
làm dược liệu, mỹ phẩm [65] và trong y học có hoạt động kháng khuẩn đối với Tụ cầu
vàng (Staphylococcus aureus) và Nấm men (Rhodotorula glutinis), hoạt động kháng u
chống lại dòng tế bào ung thư phổi NCI-H460, dòng tế bào ung thư máu HL-60, dòng
tế bào ung thư gan SMMC-7721, tế bàoung thư phổi A-549, tế bào ung thư vú MCF-7
và tế bào ung thư đại tràng SW480 [132], [133], [138].
Trên thế giới nghiên đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu của Sa
mu dầu, chủ yếu tập trung nghiên cứu thành phần tinh dầu lá, gỗ thân và gỗ rễ, tìm kiếm
các hợp chất mới và công dụng của các hợp chất [70], [77], [90], [105], [124], [125].
Tiến hành phân tích thành phần hợp chất trong tinh dầu từng bộ phận cây Sa mu
dầu cho thấy có sự khác nhau về tích lũy các hợp chất chủ yếu. Từ tinh dầu lá ở Đài


11
Loan gồm α-pinene (36,4%), α-thujene (11,4%), α-eudesmol (8,1%), elemol (5,8%),
β-elemene (3,5%), γ-eudesmol (2,8%) và γ-himachalene (2,7%) [124]. Tinh dầu từ vỏ
gồm 11 hợp chất chính đã được phân lập và xác định là α-cedrene (15%), β-cedrene
(10%), caryophyllene (35%), β-selinene (2%), caryophyllene oxide (5%), α-terpineol
(10%), 4-tecpineol (0,2%), cedrol (3%), α-terpinyl acetate (1%), 1-methyl-4- (α-hydroxyisopropyl) benzen (0,2%), và α- cadinol (2%) [77]. Từ tinh dầu gỗ lõi ở Đài
Loan là cedrol (58,3%), α-cedrene (11,8%), α-terpineol (4,2%) và β-cedrene (3,5%);
thành phần hợp chất gỗ lõi C. konishii bao gồm thuộc các nhóm: Monoterpene
hydrocarbons: 0,9%, Oxygenated monoterpenes: 10,5%, Sesquiterpene hydrocarbons:
19,5%, Oxygenated sesquiterpenes: 67,6 %, Diterpenes: 1,6% [125].
Thành phần của tinh dầu và các hợp chất phân lập từ tinh dầu, đặc biệt hợp chất
cedrol của C. konishii đã được thử nghiệm cho thấy có nhiều công dụng như có khả
năng kháng nấm (Rhizoctonia solani, Fusarium solani, Pestalotiopsis funereal

và Ganoderma austral), kiểm soát được mối (Trametes versicolor, Lenzites betulina,
Laetiporus sulphureus,Gloeophyllum trabeum, Laetiporussulphureus, và Coptotermes
formosanus), tiêu diệt các ấu trùng muỗi (Aedes aegypti, Aedes albopictus, Anopheles
gambiae), hoạt tính kháng viêm điều trị các đại thực bào RAW264.7,... [73], [74],
[75], [76], [81], [109]. Đây là kết quả nổ lực của các nhà khoa học để tìm kiếm sản
phẩm tự nhiên có thể sử dụng được trong kiểm soát mối ngầm, chống lại muỗi sốt xuất
huyết và hướng tới cho sự phát triển của các loại thuốc chống viêm.
1.2.1.6. Nghiên cứu về đặc điểm di truyền
Nghiên cứu di truyền loài F. hodginsii chủ yếu tập trung nghiên cứu số lượng,
kích thước nhiễm sắc thể (NST) và khối lượng bộ gen nhân của loài. Bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội của loài 2n = 22, có sự sai khác về hình thái NST giữa các quần thể khác
nhau có thể liên quan đến hình thái bên ngoài cũng như khả năng sinh sản của từng
cây [105]. Kích thước nhiễm sắc thể trong khoảng 18,21 μm đến 10,7 μm [71].Khối
lượng bộ gen nhân của Pơ mu là 22,2 pg [136].
Đối với C. konishii trên thế giới, chủ yếu tập trung vào đánh giá đa dạng di
truyền ở cấp độ quần thể và mối quan hệ di truyền với C. lanceolata [82], [97], [108],


12
[113], [120]. Bộ NST lưỡng bội của loài C. konishii là 2n = 22 [120]. Phân tích
phương sai phân tử cho thấy sự biến đổi di truyền giữa các quần thể C. konishii ở các
huyện khác nhau ở Đài Loan tương đối cao (24,60%). Dựa vào chỉ thị phân tử AFLP
(Amplified Fragment Length Polymorphisms), phân nhóm theo phương pháp UPGMA
(Unweighted Pair Group Method with Arithmatic Mean) cho thấy sáu dòng tiến hóa
của C. konishii được bắt nguồn từ C. lanceolata [82].
Các công trình nghiên cứu Pơ mu trên thế giới nghiên cứu tập trung về: phân
loại; hình thái bên ngoài; giải phẫu và phát triển của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh; một
số đặc điểm sinh thái; thử nghiệm về nhân giống bằng giâm hom; phân tích thành phần
hóa học tinh dầu lá; đặc điểm di truyền về bộ NST lưỡng bội của loài.
Đối với loài Sa mu dầu mới nghiên cứu về phân loại, phân bố, mô tả hình

thái và một số đặc điểm sinh thái, phân tích về thành phần hóa học tinh dầu chủ yếu
tập trung gỗ thân và lá, nhân giống loài chỉ mới giâm hom, còn thứ C. lanceolata
gần gũi với C. konishii được nghiên cứu kĩ hơn về cơ quan sinh sản, bộ NST lưỡng
bội của loài.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Fokienia hodginsii được công bố đầu tiên trong cuốn “Cây Cỏ
Miền Nam Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ năm 1970. Pơ mu (Fokienia hodginsii
(Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), có tên gọi khác là: Mạy vạc, Hòng, Mạy long lanh.
Ở Việt Nam, chi Cunninghamia có 2 loài: Cunninghamia lanceolata (Lamk.)
Hook (Cunninghamia lanceolata (Lamb)Hook.var. lanceota) - Sa mộc trồng được
nhập từ Trung Quốc đưa vào trồng từ vài chục năm nay làm cảnh như ở Sa Pa, Tam
Đảo, trồng thành rừng như Quản Bạ, Lạng Sơn và Cunninghamia konishii Hayata
(Cunninghamia lanceolata var. konishii (Hayata) Fujita) là taxon mọc tự nhiên ở Việt
Nam [33], tên thường gọi là Sa mộc dầu, tên gọi khác như: Mạy lâng lênh (Thái), Mạy
lung linh, Ngọc am, Sa mộc quế phong, Sa mu dầu [5].
C. konishii mọc tự nhiên ở nước ta, phát hiện lần đầu tiên vào năm 1960 ở núi
Pha Ca Tủn, huyện Quỳ Châu thuộc Khu BTTN Pù Huống [83]. Đến năm 1964 loài
này được giới thiệu trong Danh lục thực vật sông Hiếu (1964). Năm 1991, Phạm


13
Hoàng Hộ đã giới thiệu loài C. konishii có ở miền Bắc Việt Nam trong cuốn “Cây cỏ
Việt Nam, tập 1” trên cơ sở phân tích các mẫu vật có ở Bảo tàng thiên nhiên Paris
(Pháp) và sau đó Vũ Văn Dũng và cs. (1996), đã khẳng định sự có mặt của loài này ở
Pù Huống, tỉnh Nghệ An [86]. Đến năm 1999, loài mới được định danh chính thức bởi
Phan Kế Lộc và Nguyễn Tiến Hiệp khi đã kiểm tra các mẫu sưu tập ở xã Hạch Dịch,
huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An [31].
1.2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, giải phẫu
Ở nước ta, đặc điểm hình thái loài Pơ mu và Sa mu dầu đã có nhiều bản mô tả
về hình thái các cơ quan dinh dưỡng, cơ quan sinh sản nhưng chưa có mô tả nào về

cấu trúc giải phẫu lá, thân, rễ của 2 loài này [21], [25], [33], [38], [93].
1.2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái
a. Đặc điểm sinh thái loài Pơ mu
Ở Việt Nam, F. hodginsii phân bố hầu hết ở các tỉnh vùng Bắc và Đông Bắc,
sang Tây Bắc, dọc dãy Trường Sơn, Tây Nguyên và điểm cực Nam ở Ninh Thuận
[33]. Tuy nhiên, tiến hành điều tra trữ lượng loài này trên cả nước còn rất ít. Theo
công bố của Nguyễn Duy Chuyên và Lý Thọ (1995), diện tích phân bố Pơ mu ở 10 địa
phương (Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm
Đồng, Gia Lai, Ninh Thuận) là 52.526 ha, tổng trữ lượng gỗ: 1.826.797 m3, bình quân
mỗi ha có 34,77 m3/ha [theo 14]. Kết quả điều tra năm 2011, trữ lượng Pơ mu ở Khu
BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa là 6.369,722 m3 [13]. Những năm gần đây có những
phát hiện mới bổ sung thêm một số dẫn liệu khoa học mới về loài này ở Việt Nam.
Năm 2016, phát hiện quần thể Pơ mu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam với diện
tích 240 ha với 1.366 cá thể, trong đó khảo sát có 725 cá thể có đường kính 1,5 m trở
lên được công nhận Cây di sản Việt Nam, đây là quần thể Pơ mu lớn nhất biết đến
hiện nay ở Việt Nam [34]. Tháng 5/2018, ở VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh đã phát hiện
quần thể Pơ mu có cây có kích thước rất lớn (đường kính đoạn gốc lên đến 2,2 m,
chiều cao gần 30m),có niên đại khoảng 800 - 1.000 năm [59].
TheoViện Điều tra và Quy hoạch rừng (1996), Pơ mu là loài không chịu được
bóng râm và cần có khí hậu mát mẻ, nhiều mưa [86]. Pơ mu gặp thành các khu rừng


14
gần như thuần loài trên các dông núi đá vôi hoặc núi đất, có khi mọc từng cá thể hoặc
thành các đám nhỏ rải rác trên các sườn núi và thung lũng trong rừng nguyên sinh rậm
thường xanh cây lá rộng nhiệt đới gió mùa núi thấp và núi trung bình (nhiệt độ trung
bình năm 13 - 200C, lượng mưa trên 1.800 mm) với các loài ưu thế thuộc họ Dẻ
(Fagaceae), Long não (Lauraceae) và Ngọc lan (Magnoliaceae). Trên các vùng núi đá
vôi miền Bắc Việt Nam (Hà Giang, Bắc Kạn và Hoà Bình) loài này đôi khi hình thành
các khu rừng thuần loài trên dông núi đá vôi ở độ cao 900 - 1.400 m trên mặt biển.

Các loài mọc cùng Pơ mu tùy vùng phân bố, ở các tỉnh phía Nam loài này mọc
cùng Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông đà lạt (Pinus dalatensis) và Thông lá dẹt
(Pinus krempfii), ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung loài này gặp cùng với Sa mu dầu
(Cunninghamia konishii), Bách đài loan (Taiwania cryptomerioides) và Thông pà cò
(Pinus kwangtungensis),... [93].
Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số nghiên cứu bổ sung dẫn liệu đặc
điểm sinh thái loài Pơ mu ở một số vùng. Mai Văn Chuyên và cs. (2011), nghiên cứu
Pơ mu ở Khu BTTN Xuân Liên (tỉnh Thanh Hoá) cho thấy loài phân bố độ cao từ 903
m trở lên nhưng phổ biến ở độ cao trên 1.000 m, tập trung ở sườn núi hoặc đỉnh núi;
mọc trên loa ̣i đất Feralit mùn có tầng thảm mục rất dày, loài này chiếm tầng vượt tán
của lâm phần, mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ
Long não (Lauraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae); các loài luôn đi kèm với Pơ mu là Dẻ lá tre (Quercus
bambusaefolia), Dẻ cau (Quercus fleuhy), Sồi (Lithocarpus dussandi), Sao mặt quỷ
(Hopea mollissima), Côm tầng (Elaeocarpus dubius),... [13]. Theo Nguyễn Thị
Phương Trang (2012), khi nghiên cứu F. hodginsii ở một số tỉnh phía Bắc (Lào Cai,
Sơn La, Hà Giang, Hoà Bình) và một số tỉnh ở miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An) cho
thấy: Pơ mu phân bố chủ yếu trên các sườn núi ở độ cao từ 1.200 m - 3.000 m, độ ẩm
80 - 85%, nhiệt độ trung bình 15 - 200C, kích thước quần thể trung bình 60 cá thể/quần
thể, độ cao là yếu tố quyết định đến sự phân bố của Pơ mu. Pơ mu thường mọc chung
với các loài như Sâng (Pometia pinata), Dẻ đá (Lithocarpus cornea), các loài thuộc
họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Re (Lauraceae) và các loài cây lá kim gồm Thông nàng


15
(Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn (Cupressus tonkinensis), Kim giao bắc
(Nageia fleuryi),… [52].
Về thời gian hạt chín của loài Pơ mu trong các công bố ở Việt Nam đã có sự
thống nhất. Theo Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip Ian Thomas (2004), hạt loài Pơ mu
ở miền Bắc chín vào tháng 11 và miền Nam vào tháng 7 [35]. Kết quả nghiên cứu

của Phan Kế Lộc và cộng sự (2013), loài Pơ mu thụ phấn tháng 3, 4; hạt chín tháng
10 - 11 [33].
b. Đặc điểm sinh thái loài Sa mu dầu
Loài Sa mu dầu ở nước ta phân bố hẹp ở các tỉnh phía Bắc (Hà Giang, Sơn La)
miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An), phân bố nhiều nhất là ở Nghệ An trên các dãy núi
biên giới với Lào [33]. Số liệu về diện tích và trữ lượng loài này chỉ mới có ở Khu
BTTN Xuân Liên, Thanh Hóa với diện tích vùng phân bố 553,46 ha chiếm 2,1% tổng
diện tích toàn khu bảo tồn; trữ lượng 4.191,08 m3; cá thể lớn nhất đạt trữ lượng 77,892
m3 gỗ, cá thể nhỏ nhất là 0,760 m3 và trung bình một cá thểSa mu dầu trong khu vực
nghiên cứu đạt tới trên 20 m3 [13].
Sa mu dầu ở Việt Nam mọc rải rác thành các đám nhỏ trong rừng nguyên sinh
rậm thường xanh hỗn giao nhiệt đới gió mùa núi thấp hoặc núi trung bình (nhiệt độ
trung bình năm 13 - 190C lượng mưa trên 1.500 mm) trên đất phong hoá từ granít hoặc
các đá mẹ silicát khác ở độ cao 960 - 2.000 m trên mặt biển. Các loài Thông mọc kèm
gồm Pơ mu (F. hodginsii), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) và Thông nàng
(Dacrycarpus imbricatus),...[93].
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu bổ sung dẫn liệu đặc điểm sinh thái loài
Sa mu dầu ở một số vùng. Mai Văn Chuyên và cs. (2011), nghiên cứu Sa mu dầu ở
Khu BTTN Xuân Liên (tỉnh Thanh Hoá) cho thấy loài phân bố ở rừng kín thường xanh
chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp, mọc ở độ cao trên 1.000 m, hỗn giao với Pơ
mu và nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ
Dầu (Dipterocarpaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae),...
loại đất Feralit mùn có tầng thảm mục rất dày, loài này chiếm tầng vượt tán của lâm
phần. Tính ca ̣nh tranh của loài khác đối với loài Sa mu dầu cũng giố ng như Pơ mu,


×