Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI tập THÁNG THỨ NHẤT môn luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.01 KB, 10 trang )

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT: VẤN

ĐỀ CHUNG

 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự:
1 Những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là:

Trả lời:
+ Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người về những lợi ích vật chất
được tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất của xã hội với các đặc điểm:
• Quan hệ tài sản là quan hệ ý chí.
• Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ mang hình
thức hàng hóa tiền tệ.
• Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ có nội dung
kinh tế.
+ Quan hệ nhân thân là những quan hệ giữa người với người về những lợi ích
tinh thần tức là những lợi ích không có giá trị kinh tế, không tính ra được bằng
tiền và không thể di chuyển được vì nó gắn liền với với những cá nhân, với
những tổ chức nhất định.
• Quan hệ nhân thân là những quan hệ về những lợi ích không tính ra được
bằng tiền.
• Quan hệ nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định không thể di
chuyển được trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2 Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và
BLDS 2015 không? Vì sao?
Trả lời: Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có các đặc
điểm là:
• Quan hệ tài sản là quan hệ ý chí, tức là ý chí của các chủ thể tham gia vào quan
hệ đó.
- Quan hệ tài sản không phải là quan hệ sản xuất mà chỉ là biểu hiện của quan
hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất có hai mặt : mặt khách quan và mặt chủ quan.


+ Mặt khách quan: khách quan vì mỗi một thế hệ khi sinh ra đã có sắn một
loại hình quan hệ sản xuất, họ không thể tự ý bác bỏ nó. Vì con người
không tham gia vào những quan hệ nhất dịnh đối với nhau khi sản xuất ra
của cải vật chất cũng như trong khi tham gia vào các quá trình phân phối,
trao đổi và tiêu thụ.
+ Mặt chủ quan: con người khi tham gia vào những quan hệ kinh tế cụ thể
trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ, con người đều có tính
toán, đều có mục đích của mình và lựa chọn những phương thức đạt mới
mục tiêu đó.

1


- Quan hệ tài sản có là những quan hệ ý chí thì pháp luật mới điều chỉnh được.
Nhà nước sử dụng pháp luật để tác động vào xử sự của con người tức là tác động đến ý
chí của con người, tác động vào mặt chủ quan của quan hệ sản xuất,
- Tuy nhiên quan hệ tài sản là quan hệ ý chí không phụ thuộc vào việc những
quan hệ ấy có được pháp luật điều chỉnh hay không.
• Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ mang hình thức
hàng hóa - tiền tệ.
- Xã hội còn có sản xuất hàng hóa do dó còn có sự tồn tại của nhiều hình thức
sở hữu và các mối liên hệ kinh tế giữa các thành phần kinh tế phải được xây dựng theo
mô hình mua - bán tức là trao đổi dưới hình thức tiền tệ.
- Do có sự chênh lệch giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa lao động
kỹ thuật và lao động giản đơn, giữa lao động lành nghề và lao động không lành nghề
mà chúng ta lại thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, điều đó đòi hỏi phải
dùng một thước đo trung gian là tiền tệ để đánh giá, so sánh kết quả lao động.
- Một số quan hệ tài sản không có dạng hàng hóa tiền tệ quan hệ sở hữu, quan
hệ tặng cho, quan hệ thừa kế, quan hệ cho vay không lấy lãi... vẫn thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật Dân sự vì tuy những quan hệ này không mang hình thức hàng hóa

tiền tệ nhưng vẫn chịu sự chi phối của quay luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa là
quy luật giá trị, vì vậy người ta còn gọi những quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều
chỉnh là những quan hệ mang hình thức giá trị.
• Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ có nội dung kinh tế.
- Thể hiện ở chỗ nó liên quan đến vấn đề tài sản thuộc về ai ( sở hữu) đến vấn
đề chuyển tài sản từ người này sang người khác như thế nào ( hợp đồng – thừa kế ). Luật Dân sự điều chỉnh những quan hệ tài sản phát sinh giữa cá nhân với cá nhân –
giữa cá nhân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong các quan hệ dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
 Quan hệ dân sự và quan hệ pháp luật dân sự:
1 Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có thuộc

đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không?
Trả lời: Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực thuộc đối tượng
điều chỉnh của pháp luật dân sự vì đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự là những
quan hệ xã hội mang tính chất tài sản hoặc tính chất nhân thân. Mà " con trâu đực "
được xem là một tài sản vì vậy trường hợp trên là quan hệ tài sản.

2


2

Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những
đặc điểm gì?

Trả lời: Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có các đặc
điểm là:
Quan hệ tài sản là quan hệ ý chí, tức là ý chí của các chủ thể tham gia
vào quan hệ đó.
• Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ mang hình

thức hàng hóa tiền tệ.

Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ có nội
dung kinh tế.
3 Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự. Những
thành phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh Giáp và
anh Phú về con trâu cái?


Trả lời: Những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự là:
+ Chủ thể: Là những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự có
quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự đó gồm: Cá nhân, pháp nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia với tư cách
đặc biệt.
+ Khách thể: Là một trong các yếu tố để cấu thành quan hệ pháp luật nói
chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng gồm:





Tài sản là khách thể trong quan hệ pháp luật về sở hữu.
Các giá trị nhân thân trong quan hệ nhân thân.
Kết quả của quá trình hoạt động tinh thần sáng tạo.
Hành vi trong quan hệ nghĩa vụ là hợp đồng.

+ Nội dung: Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể
trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể. Trong quan hệ pháp luật dân sự,
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phát sinh do quy định của pháp luật hoặc do
các chủ thể chủ động tạo ra thông qua các giao dịch phù hợp với quy định của

pháp luật.
 Trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu, những thành phần

của quan hệ pháp luật được thể hiện ở:
- Chủ thể tham gia vào quan hệ: Chủ thể là anh Giáp và anh Phú.
- Khách thể: Nguyên nhân gây phát sinh quan hệ giữa anh Giáp và anh
Phú là quyền sở hữu con trâu cái.
- Nội dung: Là quyền và nghĩa vụ được xác lập từ việc chiếm hữu tài
sản (con trâu) không có căn cứ pháp luật.
3


4

Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào?

Trả lời: Quan hệ pháp luật dân sự có các đặc điểm sau:
Quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu là quan hệ xã hội được các quy phạm
pháp luật dân sự điều chỉnh.
• Quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ mang tính ý chí.
• Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự
được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
• Tồn tại ngay cả trong trường hợp không có quy phạm pháp luật nào trực
tiếp điều chỉnh.
• Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều
bình đẳng.
• Bình đẳng về khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
• Bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ dân sự phát
sinh từ quan hệ pháp luật dân sự.
• Bình đẳng trong việc chịu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm nghĩa

vụ.
• Quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng về chủ thể, khách thể và phương
pháp bảo về.
5 Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ
giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái phát sinh trên những căn cứ
nào?


Trả lời: Những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự là: Quy phạm pháp luật,
chủ thể và sự kiện pháp lý.
 Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái được phát sinh trên

căn cứ:
• Về chủ thể: Là anh Giáp và anh Phú, anh Phú là chủ sở hữu con trâu
cái, anh Giáp là người đã nuôi dưỡng con trâu trong thời gian nó bị
lạc đàn.
• Sự kiện pháp lý: Anh Phú thả 9 con trâu trong rừng, 07/5/2004 anh
kiểm tra thấy mất 2 con trâu (1 con đực và 1 con cái) và sau đó anh
tìm thấy trâu của mình trong trang trại nhà anh Giáp. Tuy nhiên anh
Giáp chỉ trả lại con trâu đực còn con trâu cái thì không. Từ đó làm
phát sinh quan hệ giữa anh Phúc và anh Giáp liên quan đến con trâu
cái đó là tranh chấp quyền sở hữu con trâu cái.
• Quy phạm pháp luật được áp dụng: Điều 242, BLDS năm 2005 và
Điều 231, BLDS năm 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc
bị thất lạc.

4


 Tuyên bố cá nhân đã chết:

1 Những điểm giống nhau và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và

tuyên bố một người đã chết.
Trả lời:
-

-

Giống nhau:
+ Người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố khi đủ các điều
kiện theo luật định.
+ Khi không có tin tức chính xác của người bị tuyên là mất tích, chết từ khi
có tin tức cuối cùng.
+ Khi người bị tuyên bố mất tích, chết thì vợ hoặc chồng của người bị tuyên
có quyền ly hôn và khi có quyết định hủy bỏ tuyên bố thì việc ly hôn vẫn có
hiệu lực.
+ Tài sản của người bị tuyên bố mất tích, chết được giải quyết theo luật
định.
+ Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích, chết phải được gửi
cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người đó để ghi chú
theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Khác nhau:
• Trường hợp bị tuyên bố mất tích:
+ Thời gian: khi một người biệt tích từ 2 năm liền trở lên, mặc dù đã
áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự.
+ Tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha,
mẹ của người mất tích quản lý.
• Trường hợp bị tuyên bố chết:
+ Thời gian: một người được tuyên bố là chết khi thuộc các trường

hợp:
a Sau 3 năm, kể từ khi tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực
pháp luật.
b Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ khi kết thúc chiến
tranh.
c Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 2 năm kể từ ngày
tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai kết thúc mà vẫn không có tin
tức xác thực là còn sống.
d Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn
sống.
+ Tài sản của người bị tuyên bố chết được giải quyết như đối với
người đã chết; tài sản được giải quyết theo quy định pháp luật về thừa
kế.

2

Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống thì trong thời
hạn bao nhiêu lâu thì có thể bị yêu cầu Tòa án tuyên bố là đã chết?
5


Trả lời: Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống thì sau 5 năm thì
có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố là đã chết.
3

Trường hợp của ông Hùng và ông Phúc có được coi là người biệt tích và
không có tin tức xác thực là còn sống không? Đoạn nào của hai Quyết định
trên cho câu trả lời.

Trả lời: Trường hợp của ông Hùng và ông Phúc được coi là người biệt tích và không

có tin tức xác thực là còn sống.
+ Trong quyết định số 01/2007/QĐST-VDS ngày 03/01/2007 của Tòa án nhân
dân Quận 4 có đoạn “Cho đến năm 1995, ông Hùng đã tự ý bỏ nhà ra đi. Bà
Thảo có báo chính quyền phường 08, Quận 4 và Công an địa phương đã xóa hộ
khẩu vào ngày 08/10/2003. Sau đó bà Thảo và gia đình cũng nhiều lần đi tìm
kiếm ông Hùng về giải quyết chuyện gia đình nhưng không được, không biết
tin tức gì và không thấy ông Hùng trở về nhà” cho thấy trường hợp của ông
Hùng là biệt tích và không có tin tức gì để làm căn cứ tuyên bố ông Hùng đã
chết.
+ Trong quyết định số 10/2009/QĐ-VDS ngày 02/06/2009 của Tòa án nhân dân
Quận 6 về việc tuyên bố một người đã chết có đoạn “Ngày 21/06/1975 ông
Nguyễn Khoa Phúc đột ngột bỏ đi, bà cũng như bên gia đình chồng đã tìm kiếm
nhiều nơi nhưng không gặp…” cho thấy trường hợp của ông Phúc cũng là
người biệt tích không có tin tức xác thực còn sống.
4 Theo quy định hiện hành, kể từ ngày nào ông Hùng và ông Phúc được coi
là người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống để tính thời hạn
cho phép tuyên bố họ đã chết?
Trả lời: Theo quy định hiện hành, kể từ ngày biết được tin tức cuối cùng của ông Hùng
và ông Phúc mà bằng các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự mà vẫn không có tin tức gì thì ông Hùng và ông Phúc được coi là
biệt tích và không có tin tức là còn sống thì sau 5 năm thì được phép tuyên bố người
đó đã chết.
5

Tòa án có tuyên ông Hùng và ông Phúc đã chết không? Đoạn nào của hai
quyết định trên cho câu trả lời.

Trả lời:
+ Trong quyết định số 01/2007/QĐST-VDS ngày 03/01/2007 của Tòa án nhân
dân quận 4 có đoạn “Tuyên bố ông Mai Văn Hùng, sinh năm 1968 có nơi cư trú

cuối cùng tại số 129F/123/120F Bến Vân Đồn, phường 08, Quận 4 là đã chết.
Ngày chết của ông Mai Văn Hùng là ngày quyết định có hiệu lực pháp luật”
tuyên bố ông Hùng đã chết.
+ Trong quyết định số 10/2009/QĐ-VDS ngày 02/06/2009 của Tòa án nhân dân
quận 6 có đoạn “Tuyên bố ông Nguyễn Khoa Phúc – sinh năm 1947- Nơi cư trú
6


cuối cùng: 602 Phạm Văn Chí, Phường 8, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh là đã chết.
Ngày chết được xác định là ngày 21 tháng 6 năm 1975” tuyên bố ông Phúc đã
chết.
6 Tòa án xác định ông Hùng và ông Phúc chết vào ngày nào? Đoạn nào của
hai quyết định trên cho câu trả lời.
Trả lời: Tòa án tuyên bố ngày ông Hùng chết là ngày có hiệu lực pháp luật của quyết
định, mà ngày có hiệu lực là ngày 03/01/2007 nên ngày ông Hùng chết là ngày
03/01/2007. Còn trong quyết định tuyên bố ông Phúc chết thì Tòa có nêu thời gian cụ
thể là ngày 21 tháng 6 năm 1975.
7

Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày ông Hùng và ông Phúc
chết trong hai quyết định trên.

Trả lời: Việc tòa án xác định ngày chết của ông Hùng và ông Phúc là có căn cứ pháp lý
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế:
+ Ngày ông Hùng được tuyên bố là chết là ngày có hiệu lực pháp luật của quyết
định, nếu như ngày có hiệu lực trễ hơn ngày được cho là chết thì sẽ kéo theo
nhiều hệ quả. Việc phân chia thừa kế sẽ gặp khó khăn khi chưa có quyết định
của Tòa về một người được tuyên là đã chết.
+ Ngày ông Phúc được tuyên là cũng là ngày ông bỏ đi, như vậy là không hợp
lý, bởi vì ngày ông bỏ đi là ngày ông còn sống, mà theo BLDS 2015, một người

phải biệt tích 5 năm liền mà không căn cứ xác minh là còn sống thì mới bị
tuyên bố là đã chết. Nếu ông Phúc trở về sau đó rồi lại bỏ đi thì ngày ông được
tuyên là chết nên là ngày không có tin tức cuối cùng về ông khi đã thực hiện tất
cả các điều kiện tìm kiếm theo luật định.
 Tổ hợp tác:
Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ
của anh/chị về những điểm mới này.
Trả lời:
-

Những điểm mới của BLDS 2015 và BLDS 2005 về tổ hợp tác:
+ Không có khái niệm Tổ hợp tác và chỉ xác định Tổ hợp tác không có tư
cách pháp nhân.
+ Trong BLDS 2015 chỉ quy định có 3 điều khoản về Tổ hợp tác không có
tư cách pháp nhân trong khi đó BLDS 2005 quy định chi tiết hơn về Tổ hợp
tác.
+ Không thể hiện rõ các quy định về tài sản cũng như quyền đại diện Tổ hợp
tác tham gia các giao dịch dân sự mà chỉ nói chung chung.
+ Chỉ nêu nghĩa vụ dân sự của tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân mà
không nêu quyền hạn của Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân.
+ Tổ hợp tác có tư cách pháp nhân không được quy định nhiều trong BLDS
2015.
7


+ Có nêu thêm hậu quả pháp lý do người đại diện tổ hợp tác không có tư
cách pháp nhân khi không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại
diện.
+ Không trình bày rõ các chế định về tổ hợp tác mà phải có sự liên quan đến
Luật hợp tác xã năm 2013.

Có thể nói quy định về khái niệm tổ hợp tác và xác định tổ hợp tác có tư cách pháp
nhân của BLDS 2005 tạo nên sự mập mờ về ranh giới giữa hai loại chủ thể của pháp
luật dân sự là pháp nhân và tổ hợp tác bằng cụm từ “ Đăng kí hoạt động” mà không có
quy định hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của tổ hợp tác theo loại trách nhiệm vô hạn
của tổ hợp tác như trước đây hay là trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân. Việc đăng kí
hoạt động với tư cách của pháp nhân là tự nguyện hay là quy định bắt buộc của Pháp
luật vì phần lớn các tổ hợp tác phát triển ở quy mô lớn nhưng không muốn chuyển đổi
thành pháp nhân vì muốn được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho
loại hình này. Theo đó BLDS 2015 đã bỏ đi khái niệm Tổ hợp tác và xác định tổ hợp
tác có tư cách pháp nhân là hoàn toàn hợp lý. Việc ghi nhận Tổ hợp tác là chủ thể của
quan hệ pháp luật dân sự không mang lại ý nghĩa nhiều và không thiết thực.

8




9


10



×