Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tieu luan CTV thanh tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.3 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
B. NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:.....................................................................................3
II. MỤC TIÊU XỨ LÝ TÌNH HUỐNG:................................................................5
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN......................................................................8
1. Nguyên nhân chủ quan:.................................................................................8
2. Nguyên nhân khách quan:..............................................................................8
IV. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP....................................................................8
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ĐÃ LỰA CHỌN:...............................11
VI. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT..............................................................................12
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................14

1


A. MỞ ĐẦU
Học thêm, dạy thêm là một trong những vấn đề nan giải trong ngành Giáo
dục & Đào tạo hiện nay. Trong thời gian vừa qua, dư luận và báo chí đã tốn
không ít giấy mực để bàn về vấn đề dạy thêm, học thêm. Có ý kiến cho rằng
việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu chính đáng của người dân, bao gồm cả
người học lẫn người dạy. Song cũng có ý kiến cho rằng việc dạy thêm, học thêm
là không cần thiết, vì nó tạo áp lực học hành quá lớn cho học sinh. Bản chất của
việc dạy thêm, học thêm không có gì đáng phê phán, nếu như nó được thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành Giáo dục & Đào tạo đề
ra, và được xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện, củng cố, khắc sâu, bổ sung kiến
thức của người học, động cơ học và không vụ lợi của dạy.
Học thêm tích cực sẽ “tích cực” góp phần nâng cao mặt bằng kiến thức
của người học, đồng thời sẽ là động cơ để giáo viên không ngừng tự học để nâng
cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Song điều đáng bàn là hoạt động dạy
thêm, học thêm ở nhiều nơi hiện nay đang diễn ra tràn lan. Có nhiều lý do dẫn


đến hoạt động dạy thêm, học thêm diễn ra tràn lan, khó kiểm soát. Về phía gia
đình: Một số với mong muốn con mình được giỏi giang bằng bạn bằng bè, nhất
là phải dành được kết quả cao trong các kì thi, nên khuyến khích con đi học;
Một số gia đình thì cho con đi học theo “phong trào”, người ta cho con đi học
thêm thì mình cũng cho con đi học thêm; thậm chí có gia đình vì sợ bị cô giáo
trù úm nên đành cho con đi học thêm. Về phía giáo viên, ở đâu đó, vì lợi ích
kinh tế đã lôi kéo, thậm chí dùng “tiểu xảo” để ép học sinh học thêm.
Bản thân tôi là một giáo viên và là CTV thanh tra trong ngành Giáo dục &
Đào tạo của Sở; trong thời gian qua toàn ngành đang triển khai và thực hiện có
hiệu quả các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh"; cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục, nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học
sinh không đạt chuẩn lớp"; cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
1


đạo đức, tự học và sáng tạo";… Qua học lớp Bồi dưỡng kiến thức CTV Thanh
tra của Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi
tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích cho công tác của mình và mở rộng thêm
hiểu biết về công tác thanh tra ở ngành mà mình đang công tác. Từ một tình
huống cụ thể có thật vừa xảy ra ở trường mình đang dạy liên quan đến vấn đề
dạy thêm học thêm, với trách nhiệm là CTV Thanh tra nên tôi chọn đề tài: “Giải
quyết đơn khiếu nại về nội dung đề kiểm tra tập trung 1 tiết môn Toán có
trong nội dung dạy thêm ở nhà của một giáo viên” để cùng tham gia giải
quyết, tháo gỡ vướng mắc. Đây là một cơ hội tốt để bản thân vận dụng những
kiến thức đã được học tập, liên hệ với thực tế giúp cho quá trình công tác của
bản thân ngày càng tốt hơn.

2



B. NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
Vào giữa tháng 11/2009, Hiệu trưởng trường THPT D có nhận được một
lá đơn khiếu nại của học sinh về việc ra đề kiểm tra chung 1 tiết môn Toán có
nội dung giống như nội dung trong lớp dạy thêm ở nhà của thầy Lê Văn P. Nội
dung đơn khiếu nại cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Dương, ngày 15 tháng 11 năm 2009

ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng trường THPT D.
Chúng em tên là: Nguyễn Văn B, Lê Thị C và Hồ Thanh K – đại diện
cho các bạn học sinh khối 11B trường THPT D.
Nay chúng em làm đơn này xin trình bày sự việc như sau:
Ngày 02/11 vừa qua, nhà trường có tổ chức một đợt kiểm tra chung môn
Toán cho toàn khối 11. Sau khi kiểm tra xong, các bạn có bàn luận về đề ấy
và so sánh kết quả. Một số bạn nói rằng trong đề có câu giống hoàn toàn nội
dung học thêm của thầy P. Trong khi đó toàn bộ đề có 5 câu và 2 câu có trong
nội dung dạy thêm của thầy là 2 câu dạng khó. Ngoài ra, theo em được biết là
đề kiểm tra vừa qua là do thầy P được thầy Tổ trưởng phân công cho thầy P
ra đề.
Với đề kiểm tra mà thầy P đã ra cho khối 11 vừa qua làm cho đa số các
bạn trong khối cảm thấy bức xúc. Đa số là điểm dưới trung bình hoặc ở mức
điểm 5, 6. Hầu như những ai đi học thêm thầy đều được điểm 8 trở lên. Điều

3



này làm cho chúng em cảm thấy thất vọng và không công bằng đối với học
sinh chúng em.
Chúng em viết đơn này kính mong thầy hiệu trưởng xem xét có thể cho
chúng em làm lại bài kiểm tra 1 tiết, để không bị ảnh hưởng kết quả học tập của
chúng em.
Trong khi chờ đợi sự đồng ý của thầy hiệu trưởng, chúng em xin chân
thành cảm ơn thầy rất nhiều.
Bình Dương, ngày 08 tháng 11 năm 2009
Người viết đơn
Nguyễn Văn B
Lê Thịc C
Hồ Thanh K
(đã ký)
Sau khi nhận được đơn với nội dung phản ánh, Ban Giám Hiệu – Ban
chấp hành Công đoàn nhà trường đã vào cuộc điều tra, xác minh để giải quyết.
Bản thân nhận nhiệm vụ được giao, ý thức được trách nhiệm với nhà trường, với
ngành, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn trường đã họp bàn và thống
nhất: Một mặt xác minh sự việc qua học sinh; một mặt yêu cầu thầy P tường
trình sự việc và nộp cho Ban giám hiệu. Sau khi nhận được tường trình của thầy
P sẽ có hướng xử lý tiếp theo.
Qua xác minh đối tượng cho thấy thầy P có dạy thêm ở nhà nhưng không
có đơn xin phép của Nhà trường. Những học sinh học thêm thầy gồm nhiều
nhóm, mỗi nhóm từ 10 – 12 em và các em học ở nhiều lớp khác nhau. Khi kiểm
tra lại những em có điểm cao là những em có học thêm với thầy P và thống kê
kết quả cho thấy tỉ lệ bài kiểm tra dưới trung bình chiếm hơn 50%. Về phần
tường trình của thầy P, thầy nói rằng việc dạy thêm của ở nhà của thầy là vi
phạm luật vì không có đơn xin phép. Thầy nghĩ rằng, vì thầy dạy có một hay hai
nhóm và số lượng không nhiều nên thầy không làm đơn. Việc nội dung đề kiểm
tra thầy ra có 2 câu trong đề giống nội dung dạy thêm là do thầy có sưu tầm đề
4



thi trên trang web www.hocmai.vn. Thầy cho rằng, có thể có một số em tự học ở
nhà cũng có thể lên mạng tìm kiếm thông tin và trùng hợp với những thông tin
của thầy.
II. MỤC TIÊU XỨ LÝ TÌNH HUỐNG:
* Các văn bản căn cứ:
Luật Giáo dục năm 2005
Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo.
Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
1. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều
lệ nhà trường;
2. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của
người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính
đáng của người học;
3. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức,trình độ
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương
tốt cho người học;
Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm
Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện
của người học;
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục;
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Điều 34. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh sự,
uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu đối xử công bằng và
5



tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của
học sinh; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.
2. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
3. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật của ngành, các
quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự
kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
4. Thông tư 17/2012/TT-BGD ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ GD&ĐT về
việc ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Điều 3. Các trường hợp không dạy thêm học thêm
1. Đối với các trường dạy học 2 buổi/ngày, nhà trường và giáo viên không thực
hiện hoạt động dạy thêm học thêm cho học sinh; việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi
chuyển cấp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ thực hiện
trong các buổi học tại trường.
2. Không dạy thêm học thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: nhận
quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình; phụ đạo cho những
học sinh yếu, kém; bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao; luyện tập kỹ năng
đọc, viết cho học sinh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Điều 4. Các trường không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2
buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về
nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham
gia dạy thêm trong nhà trường;

6



b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang
dạy chính khóa khi chưa cho được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý
giáo viên đó.
Điều 23. Xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tùy theo tính
chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐCP ngày 11/4/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xử
lý kỷ luật cán bộ, công chức và Thông tư số 03/2006/TT- BNV ngày 8/2/2006
của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
35/2005/NĐ-CP.
3. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy
định dạy thêm, học thêm có hành vi lừa đảo hoặc tổ chức dạy thêm học thêm trái
quy định dẫn tới vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội được xử lý theo
các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.
* Đứng trước tình huống như vậy, rõ ràng nhà trường phải có biện pháp giải
quyết, xử lý với mục tiêu:
- Giải quyết vụ việc ép học sinh học thêm trái với quy định của Luật Giáo
dục, Điều lệ của trường phổ thông một cách nhanh chóng, dứt điểm, đúng quy
định của pháp luật trong công tác quản lý nhà trường.
- Giải quyết các đơn khiếu nại của cha mẹ học sinh và học sinh một cách
thỏa đáng, kịp thời, không để dư luận xã hội đối với đội ngũ nhà giáo xung
quanh vấn đề ép học sinh học thêm trái với quy định của pháp luật.
- Xử lý nghiêm minh, đúng Luật Giáo dục đối với trường hợp vi phạm
những quy định pháp luật về dạy thêm, học thêm trong các trường phổ thông.
- Bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh, cha mẹ học sinh,
đặc biệt là những quyền về học tập, vui chơi, giải trí,…
7



- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của chính
quyền và địa phương, nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý giáo dục, tăng
cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực giáo dục, thắt chặt kỉ luật, kỉ cương trong
xã hội.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân chủ quan:
- Bản thân thầy P không ý thức được hậu quả của mình làm, làm trái với
quy định của ngành, làm mất uy tín của Nhà trường, làm xấu đi hình ảnh người
thầy trong mắt nhân dân và phụ huynh học sinh.
- Chế độ thi cử, kiểm tra đánh giá, xếp loại hằng năm của ngành có tác
động rất lớn đến tâm lý của phụ huynh và học sinh. Đây là cơ hội tốt để giáo
viên dạy thêm ở nhà.
- Chế độ tiền lương của giáo viên trong những năm qua còn thấp chưa đủ
đảm bảo cuộc sống của cá nhân và gia đình, cho nên ngoài giờ dạy chính khóa
con đường tốt hơn để tăng thu nhập là dạy thêm.
2. Nguyên nhân khách quan:
- Cơ chế thị trường đã tác động đến nhận thức của một số cán bộ, công
chức, viên chức trong đó có cả nhà giáo – làm xấu đi hình ảnh của chính mình.
- Việc quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường chưa sâu sát, việc
tuyên truyền giáo dục về đạo đức nhà giáo cho cán bộ giáo viên còn chưa
thường xuyên, liên tục.
- Việc thanh tra, kiểm tra của các ngành, các cấp, Ban giám hiệu nhà
trường nặng về hình thức, qua loa, chưa sâu sát, còn nể nang, ngần ngại trong
việc kiểm tra hoạt động dạy thêm của giáo viên ngoài nhà trường.
IV. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP
* Phương án 1: Dạy thêm trái quy định là vi phạm luật giáo dục, hơn nữa
thầy P đã không có đơn xin phép của cấp trên và còn có hành vi gần giống như
8



“lộ đề” trong thi cử, kiểm tra. Như vậy thầy P đã vi phạm Luật, vi phạm các quy
định, hướng dẫn của ngành. Vì vậy cần thành lập Hội đồng kỉ luật, tiến hành
kiểm điểm, kỉ luật thầy P. Hình thức kỉ luật có thể là khiển trách và sau đó
chuyển làm công tác khác, không cho trực tiếp đứng đứng lớp.
Phương án này có những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Xử lý dứt điểm vi phạm của thầy P, ổn định được dư luận và làm dịu sự bất
bình học sinh.
+ Làm bài học đắt giá cho các giáo viên khác đã, đang hoặc sắp có ý định dạy
thêm sai quy định.
- Nhược điểm:
+ Trước mắt nhà trường sẽ thiếu 1 giáo viên môn Toán, trong khi các giáo viên
dạy cùng môn đã rất nhiều tiết nên việc dạy thay cho thầy P sẽ có nhiều vất vả
hơn.
+ Tiếp theo việc thành lập hội đồng kỉ luật và tiến hành các thủ tục kỉ luật thầy P.
Và nhà trường có thể sẽ gặp phản ứng từ phía thầy P vì thầy cho rằng việc đề
kiểm tra của thầy giống nội dung dạy thêm của thầy không có chứng cứ.
+ Đồng thời việc cho học sinh làm lại bài kiểm tra là không thực hiện vì kế
hoạch đã đưa ra và điểm đã vào sổ hoàn tất nên thay đổi cũng gặp nhiều khó
khăn.
Dó đó phương án này không khả thi.
* Phương án 2: Căn cứ vào tường trình của thầy P thì thầy cho rằng mình
không có “lộ đề” trong kiểm tra. Việc bài kiểm tra có một số câu trùng với đề
của thầy cho là do các em cũng ngẫu nhiên tìm thông tin trên mạng. Thầy chỉ bất
cẩn việc không thay đổi số liệu của bài toán. Như vậy, hành vi của thầy P là
không cố ý để lộ đề kiểm tra mà chỉ không có đơn xin phép dạy thêm, do thầy
nghĩ rằng mình chỉ dạy nhóm nhỏ, dạy kèm nên không viết đơn xin phép. Do đó,
9



tiếp tục để thầy P giảng dạy bình thường, không kỉ luật thầy P mà chỉ nhắc nhở
thầy phải thận trọng trong công việc. Yêu cầu thầy P dừng ngay việc dạy thêm ở
nhà hoặc nếu có dạy thì phải làm đơn xin phép cấp trên, nếu cấp trên đồng ý thì
mới được mở lớp dạy thêm và không tổ chức cho học sinh khối 11 làm lại bài
kiểm tra một tiết.
Phương án này có những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Không gây xáo trộn về mặt nhân sự và không tốn kém về mặt thời
gian.
- Nhược điểm:
+ Gây không tốt về mặt dư luận từ phía nhà trường và xã hội, vì cho rằng thầy P
vi phạm quy định dạy thêm mà vẫn không bị hình thức xử lý nào.
+ Sẽ có một số thành phần khác cảm thấy không thỏa đáng với những quy định
của pháp luật mà có thể tiếp tục vi phạm.
Do vậy, phương án này cũng không khả thi.
* Phương án 3:
- Căn cứ vào nội dung bản tường trình của thầy P là không có ý để “lộ đề” kiểm
tra.
- Căn cứ vào tình hình thực tế: thầy P là người trực tiếp tổ chức lớp học do nhu
cầu của một số phụ huynh và học sinh yêu cầu, không phải vì mục đích, lợi ích
cá nhân riêng tư, mà do sơ suất trong công việc nên có xảy ra một sự cố như thế.
- Nghiên cứu nguyên nhân sự việc: do thầy P đã có thời gian dài dạy lớp gần 8
năm, là giáo viên có kinh nghiệm nên cũng tạo được chút uy tín đối với học sinh
và cho mẹ học sinh. Với những lý do trên, phương án giải quyết là: vẫn để thầy
P tiếp tục giảng dạy, nhưng nhà trường sẽ phê bình, cảnh cáo thầy P trước hội
đồng sư phạm và nhắc nhở thầy P không được dạy thêm ngoài nhà trường, cắt
thi đua của thầy P trong năm học này và đồng thời tổ chức cho học sinh làm lại
bài kiểm tra 1 tiết.
10



Phương án này có những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Không làm xáo trộn cơ cấu giáo viên của trường hiện có.
+ Đáp ứng được nguyện vọng của học sinh.
- Nhược điểm:
+ Tốn kém về mặt thời gian và công sức để cho các em làm lại bài kiểm tra 1
tiết.
+ Ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động của nhà trường.
Với sự phân tích những ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương án ở trên, tôi lựa
chọn phương án 3 để giải quyết, xử lý tình huống này. Vì phương án này bên
cạnh một số nhược điểm, hạn chế thì còn nhiều ưu điểm hơn. Với cách giải
quyết này chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, giáo viên trong
nhà trường cũng như ổn định được dư luận của nhân dân. Bản thân thầy P chắc
chắn sẽ hài lòng với cách giải quyết như thế.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ĐÃ LỰA CHỌN:
Khi nhận được đơn thư khiếu nại do Hiệu trưởng chuyển xuống và được giao
nhiệm vụ là xác minh làm rõ nội dung đơn nêu. Với nhiệm vụ và quyền hạn của
CTV thanh tra, cần phải phối hợp với BGH nhà trường, BCH Công đoàn và các
Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch giải quyết vụ việc theo các bước sau:
- Bước 1: Báo cáo ngay cho Chi bộ nhà trường và các đoàn thể có liên quan.
Đồng thời họp BGH, BCH Công đoàn, Ban Thanh tra Nhân dân. Hiệu trưởng
bàn bạc và quyết định thành lập tổ xác minh đơn thư bao gồm các thành phẩn:
Đại diện ban giám hiệu, ban chấp hành công đoàn, Ban thanh tra nhân dân. Tổ
xác minh có nhiệm vụ xác minh trong học sinh và nơi cư trú của thầy P để xem
xét về việc thầy P có tổ chức dạy thêm đúng quy định hay không.
- Bước 2: Tổ xác minh tiến hành xác minh qua các kênh thông tin và làm việc
với thầy P về nội dung đơn phản ánh. Yêu cầu thầy P tường trình sự việc một
11



cách trung thực và hẹn ngày nộp bản tường trình. Sau khi xác minh xong và
nhận bản tường trình của thầy P, tiến hành tổng hợp kết quả xác minh và tường
trình, họp và đưa ra kết luận. Kết quả xác minh cho thấy thầy P vẫn có tổ chức
dạy thêm ở nhà nhưng không có đơn xin phép. Trong bản tường trình, thầy P
không thừa nhận mình cố ý để “lộ đề” kiểm tra mà chỉ do bất cẩn nên mới có
tình huống này xảy ra. Từ kết quả xác minh, tổ xác minh báo cáo kết quả và
tham mưu tư vấn cho Hiệu trưởng không nên chuyển công tác đối với thầy P mà
nên phê bình, nhắc nhở, yêu cầu thầy không được tự ý tổ chức lớp dạy thêm ở
nhà, và đồng thời tổ chức cho học sinh làm lại bài kiểm tra một tiết.
- Bước 3: Hiệu trưởng xác định nội dung kết luận, tư vấn Chi bộ, Ban giám
hiệu, Ban chấp hành công Đoàn, Ban Thanh tra Nhân dân. Họp Hội đồng sư
phạm thông báo kết luận và phương án giải quyết.
- Bước 4: Hoàn thành giải quết sự việc và lên kế hoạch cho học sinh làm lại bài
kiểm tra một tiết.
VI. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Giải pháp đề ra cho dù có hiệu quả thì cũng là tình thế bắt buộc phải làm, đó là
chúng ta đang phải “chữa bệnh”. Còn “ phòng bệnh” mới là giả pháp tốt nhất, là
giải pháp cơ bản và bền vững nhất. Xây dựng một môi trường giáo dục lành
mạnh, ngăn chặn những hiện tượng phi giáo dục, nghĩa là chúng ta đang “phòng
bệnh”. Qua sự việc trên, tôi xin có một số kiến nghị sau:
- Cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu, quan tâm tới đời sống người giáo viên giúp họ sống được bằng chính nghề
của mình.
- Bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu giáo viên theo đúng Thông tư 35/2006/TTLTBGDDT- BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên Bộ GD&ĐT và Nội vụ về
hướng dẫn định mức biên chế viên chức các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

12


- Tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đặc biệt

là tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người luôn có ý thức
thượng tôn pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành để đảm bảo
cho các cơ quan tổ chức thực hiện đúng qui định pháp luật.

13


C. KẾT LUẬN
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, mặt trái của cuộc sống tác động từ mọi
phía, tác động mọi lúc, mọi nơi. Toàn xã hội nói chung, ngành GD&ĐT nói
riêng, phải đương đầu với nhiều khó khăn, phức tạp. Việc bồi dưỡng, xây dựng
và quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên để đội ngũ này luôn luôn vững vàng trước
mọi tình huống của cuộc sống là một yêu cầu cấp thiết. Trong bất cứ xã hội nào
thì hình ảnh người thầy vẫn được đề cao và tôn trọng, nghề dạy học vẫn là nghề
cao quý trong các nghề cao quý. Dạy thêm học thêm tràn lan, trái quy định, hành
vi đó phải được ngăn chặn để làm lành mạnh hóa môi trường giáo dục. Nhận
thức được ý nghĩa của công tác thanh tra trong lĩnh vực giáo dục mà cụ thể là đề
xuất những xử lý hiện tượng dạy thêm học thêm tràn lan, gây bức xúc trong xã
hội mà lâu nay báo chí đã phản ánh, tôi đã chọn tình huống này để phân tích
cũng như đề ra phương án xử lý góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
hành chính Nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện làm đề tài: Với sự
hiểu biết còn hạn chế, thời gian đầu tư, nghiên cứu có hạn. Tôi đã nêu lên những
suy nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống “Giải quyết đơn khiếu nại
về nội dung đề kiểm tra tập trung 1 tiết môn Toán có trong nội dung dạy
thêm ở nhà của một giáo viên”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các Thầy Cô để những nội dung trình bày trên được hoàn thiện hơn, có
thể vận dụng vào thực tiễn một cách thiết thực hơn.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này.
Bình Dương, ngày 19 tháng 12 năm 2018

Lê Sỹ An

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số 38/2005/ QH11 ngày 14 tháng 7 năm 2007 – Luật Giáo dục.
2. Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý
kỷ luật cán bộ công chức.
3. Thông tư 17/2012/TT-BGD ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ GD&ĐT
về việc ban hành Quy định về dạy thêm học thêm.
4. Trang web www.doc.edu.vn

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×