Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận - Phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.9 KB, 20 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Tiểu luận
Phát thanh

I. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT THANH
1- Khái niệm
Phát thanh là một thể loại báo chí, thông báo về một sự kiện mới, tuyên
bố mới, tình hình mới về sự việc, hiện tượng con người đã, đang và sẽ xảy ra,
được truyền đạt trực tiếp, dễ hiểu đến đối tượng thính giả bằng phương tiện
radio. Như thế, phát thanh tác động đến thính giả bằng : âm thanh, lời nói,
tiếng động, âm nhạc.
Chúng ta hiểu thuật ngữ phát thanh là bao gồm cả hai hình thức: hữu
tuyến và vô tuyến. Hiện nay, trên thế giới không có đất nước nào mà không
có phát thanh.
Dù phát thanh có mục đích phục vụ cho các mặt : thương mại, quảng
cáo, chính trị xã hội…….thì phát thanh vẫn có mục đích chung nhất là phục
vụ cho lợi ích chung của đông đảo quần chúng nhân dân.
2- Đặc điểm của phát thanh
- So với truyền hình thì phát thanh thông tin nhanh hơn :
Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay rằng khi có một sự kiện mới
xảy ra thì phát thanh chính là phương tiện để truyền tải thông tin một cách
nhanh nhất đến công chúng. Báo in thì bị giới hạn về diện tích trang báo, số
câu chữ trong số báo đó, truyền hình thì còn phải qua công đoạn quay, dựng,
chỉnh sửa thì mới ra được sản phẩm. Trong khi phát thanh thì có thể tổng hợp
và đưa tin ngay sau khi xảy ra sự kiện hoặc có thể đưa tin trực tiếp khi mà
chương trình, sự kiện đó vẫn đang xảy ra. Điều này phù hợp với các chức
năng của các loại hình báo chí: Khi có một sự kiện mới xảy ra thì phát thanh
đưa tin, truyền hình chứng thực và phản ánh, diễn giải còn báo in làm nhiệm
vụ phân tích và bình luận, đánh giá vấn đề một cách chính xác nhất.


- Phương thức tác động của phát thanh:
2
Phát thanh thông tin nhanh, có độ phủ sóng rộng, dễ tiếp nhận và có
khả năng kích thích trí tưởng tượng. Hiện nay, phát thanh đang có một đối thủ
rất lợi hại là truyền hình vì vừa nghe được tiếng vừa xem được hình, lại có
nhiều kênh để lựa chọn. Nhưng về mặt kỹ thuật, việc lan toả sóng truyền hình
khó khăn và phức tạp hơn sóng phát thanh và rõ ràng máy thu hình vẫn đắt và
rõ ràng máy thu hình vẫn đắt hơn máy thu thanh. Và đến nay, ngay ở nước ta,
nhiều vùng sâu vùng xa chưa bắt được sóng truyền hình. Ngoài ra, nhiều
người khi nghe nhạc vẫn thích nghe trên phát thanh hơn vì nó làm cho tập
trung nên âm thanh của nhạc không bị mất tập trung vì hình ảnh. Dù sao thì
phát thanh cũng đã có nhiều biện pháp cải tiến về kĩ thuật (tăng sóng chung
và FM để đảm bảo chất lượng sóng), và về nội dung: tăng nội dung tin nhanh
nhạy hơn, không ngừng cải tiến các tiết mục phát thanh hấp dẫn, bổ ích hơn…
Cho đến nay, chưa có nước nào trên thế giới kể cả Mỹ, Anh, Pháp dám bỏ
phát thanh cả, có thể nói cả hai ngành cùng song song phát triển tuy rằng
truyền hình phát triển nhanh hơn.
- Có đối tượng thính giả nghe rộng rãi:
Không chỉ ở thành thị, nơi có các nguồn thông tin phong phú và đa
dạng mà ngay ở nông thôn những nơi có trình độ dân trí chưa cao nhưng
người dân nơi đây vẫn hàng ngày gắn bó với chiếc đài radio và xem đó như
một người bạn thân thiết của họ. Những thông tin họ nghe trên đài chỉ đơn
giản là những mẩu tin về thời tiết, những câu chuyện kể đêm khuya, hoặc
những câu chuyện , thông tin có nội dung gần gũi gắn bó với đời sống sinh
hoạt hàng ngày của họ .
- Quá trình truyền tải thông tin đến người nghe là:
S ↔ M ↔ C ↔ R ↔ E và E → S
3
II . VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT
NAM

- Đài tiếng nói Việt Nam thành lập ngày 7/9/1945.
- Lý do quyết định chọn tên gọi là “Đài Tiếng nói Việt Nam” là: nước
Việt Nam đã bị thực dân Pháp xoá tên trên bản đồ thế giới. Trước kia, người
ta chỉ biết có nước Đông Pháp (tức là Đông Dương thuộc Pháp) gồm 5 xứ:
Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên và Ai Lao. Vậy tên Đài phải nêu rõ
tên nước Việt Nam, mà là Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nước có chủ
quyền độc lập. Trong lời giới thiệu lại còn nói rõ là “Phát thanh từ Hà Nội,
Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Còn việc chọn nhạc hiệu cho Đài
vì nhạc và lời bài “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi đã nói được với nhân
dân cả nước và toàn thể thế giới rằng: “Độc lập tự do của Việt Nam không
phải do ai ban phát mà là từ cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và phát xít
Nhật mà giành được" – đối với các nước đồng minh bấy giờ ý nghĩa đó rất
quan trọng - mà mãi về sau này ý nghĩa ấy càng rất quan trọng đối với các thế
hệ con cháu Việt Nam cho nên đến nay trải qua hơn 59 năm nhạc hiệu của
Đài vẫn là bài Diệt phát xít quen thuộc.
- Cuối năm 1971, đài phát sóng lớn của Tiếng nói Việt Nam ở Bạch
Mai và Mễ Trì bị B52 của Mỹ đánh hỏng. Ở trong nước cũng chỉ còn những
đài phát thanh công suất nhỏ mà tình hình chính trị chung là đang chuẩn bị
một cuộc đấu tranh chính trị lớn nhân Hiệp nghị Paris về Việt Nam sắp được
kí kết , phải có một đài phát thanh lớn mạnh cho cả nước và Thế giới nghe.
Được sự đồng ý của 2 Chính Phủ Việt Nam và Trung Quốc , một đoàn cán bộ
hơn 100 người sang làm việc tại Côn Minh, phát nhờ trên máy phát sóng
mạnh của Đài Côn Minh, trong nước và thế giới nghe rất rõ. Vì thế , nói sau
khi bị B52 đánh phá mà đài tiếng nói Việt Nam phát triển mạnh hơn trước là
vì vậy. Thời gian phát sóng nhờ sóng Côn Minh kéo dài đến gần một năm
4
rưỡi, đến năm 1973 thì khôi phục lại được sóng của đài Mễ Trì và Bạch Mai
thì đài tiếng nói Việt Nam lại được rút về phát trong nước.
- Ban đầu, bên cạnh chương trình tiếng Việt lúc đó có ngay cả các
chương trình tiếng nước ngoài, tất cả gồm 7 thứ tiếng : Anh, Pháp, Bắc Kinh,

Quảng Đông( chỉ do một người phụ trách là anh Trần Sinh trong suốt cả cuộc
kháng chiến chống Pháp), tiếng Lào, Khmer và tiếng quốc tế ngữ (Esperanto)
vì lúc đó mọi ngườ cho rằng nếu phát thanh tiếng này thì nhiều ngườ trên Thế
Giới sẽ nghe và hiểu được… Nhưng sau một thời gian thì bỏ buổi phát thanh
này vì thấy rằng không hiệu quả và bỏ cả buổi tiếng Lào vì không tìm ra được
cán bộ phụ trách. Đến cuối thời gian kháng chiến chống Pháp, khi được tăng
cường thêm cán bộ thì có thêm buổi phát thanh tiếng Thái. Hiện nay thì Đài
tiếng nói Việt Nam phát 11 thứ tiếng. Ông Lê Quí – nguyên Phó Chủ nhiệm
Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam cho rằng như thế là đủ, vấn đề là
tăng cường chất lượng chứ không phải là số lượng các thứ tiếng phát thanh.
III. TIN PHÁT THANH
1 - Vị trí và vai trò của tin phát thanh:
- Tin phát thanh là một thể loại có vai trò rất quan trọng bởi tỷ lệ của
tin phát thanh là rất lớn trong các chương trình phát thanh hiện nay. Đặc biệt
là trong thời đại bùng nổ về thông tin như hiện nay, người ta không có thời
gian để có thể kiên nhẫn nghe hết một bài phóng sự hay một bài bình luận dù
cho nó có thể hấp dẫn, trong một khoảng thời gian ngắn họ chỉ muốn biết
thêm tin tức về những vấn đề “ nóng” thì tin phát thanh chính là sự lựa chon
của họ. Trong một khoảng thời gian ngắn người nghe có thể nắm bắt được
những thông tin “nóng hổi” , có thể lúc đó họ đang làm công việc khác nhưng
vẫn có thể nghe đài.
5
- Ngoài ra, phát thanh cũng là một phương tiện dùng để cung cấp thông
tin cho các loại hình báo chí khác. Phát thanh là nền tảng, là xung kích để
phục vụ thông tin cho công chúng.
- Với khả năng đưa tin nhanh phát thanh còn được coi là “tờ báo sản
xuất hàng giờ”. Ví dụ : bản tin thời sự, tin âm nhạc…………..
2 - Khái niệm tin phát thanh
Tin phát thanh là thể loại báo chí phát thanh thông báo về một sự kiện
mới, tuyên bố mới, tình hình mới về sự kiện, hiện tượng, con người đã, đang

và sẽ xảy ra được truyền đạt trực tiếp, dễ hiểu đến đối tượng thính giả bằng
phương tiện radio.
Hoặc có thể đưa ra khái niệm này một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn
như sau: Tin phát thanh là thể loại thuộc nhóm phát thanh; thông báo, truyền
đạt những tin tức, thông tin sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực
khách quan một cách ngắn gọn dễ hiểu đến người nghe bằng phương tiện
radio ( theo PGS.TS Dương Xuân Sơn).
3- Cách viết tin phát thanh
Viết bài cho đài phát thanh có lẽ là khó nhất, bởi người nghe chỉ có mỗi
một con đường cảm nhận là dùng thính giác. Thường có câu nói rằng "muốn
đọc kỹ thì xem báo" chứ không ai bảo nghe đài, xem TV. Quy ngược lại là
không thể bệ nguyên xi bài viết cho báo in vào studio mà đọc vì không hiệu
quả. Song hình như đó lại là cái cách rất phổ biến hiện nay. Với các bài phóng
sự thì nhiều phóng viên phát thanh làm tương đối tốt - xét về văn phong cho
báo nói - nhưng các loại tin tức, bình luận thì tiêu chí nhanh và tiện lợi được
đặt lên hàng đầu chứ không phải văn phong.
6
Hãy lấy một ví dụ đơn giản: Đài phát thanh được Thông tấn xã cung
cấp thông tin quốc tế đều đặn thành những bản in sẵn theo giờ thỏa thuận. Có
ai đảm bảo là những bản tin này được biên tập lại cho phù hợp với báo nói
không? Có thì bao nhiêu phần trăm? Còn nếu không thì... “thôi rồi Lượm ơi”.
Các biên tập viên của TTXVN đương nhiên không thể biết cách viết cho nhà
đài, họ toàn viết cho báo in thôi.
Cách viết lead hiện nay còn quá nhiều điều phải bàn và không ít báo
luôn luôn có đầy những cái lead lòng thòng với đầy những cái ngoặc đơn,
ngoặc kép, chức vụ dài dòng, ý chính thì nằm tận cuối câu. Làm một người
đọc nhìn còn tức mắt, nghe qua đài thì có mấy ai chịu nổi cơ chứ. Rồi còn sự
liên kết giữa các đoạn văn với nhau nữa. Nhưng vì ao-xọt (outsource) nên
không đúng yêu cầu đã đành, nhiều bài do nhà đài tự biên tập cũng chưa ổn.
Chung quy vì người viết tin toàn viết theo tư duy và ý thích riêng, không đặt

mình vào vị trí của một người đang vừa lái xe vừa nghe radio, một bác nông
dân vừa xỉa răng vừa ôm cái tran-xi-to ngồi dưới bụi tre.
Thực ra thì các thủ thuật để viết tin cho đài phát thanh cũng chỉ cần tóm
gọn trong mấy cái gạch đầu dòng. Khác với đọc báo, người nghe khi quên
mất nội dung đoạn đầu thì không thể quay trở lại được. Vậy nên nếu chất
chồng thông tin trong một bài đọc ngắn chỉ chỉ càng tự hại mình bởi thính giả
không thể nào theo dõi hết - nghe sau là quên trước. Những câu viết trúc trắc
đầy các mệnh đề phụ cũng chính là những cái mạng nhện lùng nhùng làm rối
thêm, chưa kể thói quen không hay của một số đồng nghiệp là thích chơi chữ
• Dưới đây là một số điểm nên và không nên để tham khảo khi viết tin
bài cho đài phát thanh:

NÊN
1. Kể chuyện theo trật tự LOGIC.
7
2. Viết như nói, nói như viết (dùng các câu ngắn. Nếu dùng câu dài thì tiếp
ngay sau đó nên là một câu ngắn).
3. Mỗi câu chỉ mang MỘT ý. Chỉ một mà thôi!
4. Dùng thời HIỆN TẠI.
5. Dùng thể CHỦ ĐỘNG.
6. Dùng ngôn từ để vẽ nên bức tranh (Hãy để độc giả tự rút ra kết luận - chỉ
kể/mô tả những gì đang diễn ra.).
7. Quý trọng những từ bình thường, giảm bớt những từ bóng bẩy, chơi chữ.
8. Phiên âm rõ các tên riêng nước ngoài, kể cả những tên đã biết rõ.

KHÔNG NÊN
1. Không nói những gì không cần. Hãy đi thẳng vào vấn đề.
2. Không viết tắt (ví dụ HLHPNVN, TƯMTTQVN, WB, NATO, IMF,
UNDP)
3. Không chất đầy bài bằng các tính từ.

4. Không dùng những lời sáo rỗng.
5. Không dùng biệt ngữ.
6. Tránh ngôn ngữ mơ hồ. Hãy nói cụ thể.
7. Tránh từ đồng nghĩa hoặc các biến thể.
8. Không dùng con số dài để tránh đọc nhầm, dùng số chẵn khi có thể (Ví dụ:
1 triệu 200 ngàn hoặc 1,2 triệu thay cho 1.200.000, gần 1.900 tấn thay cho
1.878 tấn)
9. Không viết tắt các đơn vị đo lường (Ví dụ: viết rõ là mét khối thay cho m3,
hécta thay cho ha, đôla Ôxtrâylia thay do AUD)
10. Không gửi tin khi chưa thử đọc thành tiếng chính bài viết của mình.
4- Hiện trạng việc thu thập tin ở xa của đài thiếng nói Việt Nam
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×