Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề thuyết minh về con trâu ở làng quê việt NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.92 KB, 2 trang )

Đề Thuyết Minh Về Con Trâu Ở
Làng Quê Việt NAM.
Bài Làm
Con Trâu đã xuất hiện trong nền văn minh lúa nước Việt Nam từ lâu đời , từ thuở ban thơ của ngành
nông nghiệp lúa nước. Bất kì ai, người nào, cũng có lẽ đã từng ít nhất một lần gặp được con Trâu hoặc
thêm tí nữa là được chạm vào nó một hay vài lần .Con Trâu đứng thứ 2 trong 12 con giáp , được gọi là
Sửu . Con Trâu được nhiều người nhắc tới hay sở hữu từ người nông dân làng da rám nắng do ánh mặt
trời chói chang rọi vào làng da mỏng manh cho đến những nhà thơ nổi tiếng, người giàu có.
Trong cơ nghiệp nhà nông , con Trâu là loài gia súc hết sức quan trọng được xếp hạng nhất trong các
loài gia súc của nhà nông . Việt Nam có rất nhiều câu ca dao về Trâu như :
“ Trâu ơi ta bảo trâu này ,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy vày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công .
Bao giờ ngon lúa còn bông ,
Thì còn ngon cỏ ngoài đồng trâu ăn.”
( Ca dao Việt Nam )
Từ buổi đầu lịch sử , khi nhân dân ta biết trồng lúa , thì người bạn thân thiết ấy đã hỗ trợ , gắn bó với
ta như hình với bóng , đặc biết là khi làm ruộng. Người bạn ấy chính là “Chú” Trâu đáng yêu đấy.

Trong nghệ thuật , hình ảnh Chú Trâu còn được khắc họa lên tranh Đông Hồ . Tranh Đông Hồ còn gọi là
tranh mộc bản, vì loại tranh này được làm theo phương thức khắc bản gỗ in do dân gian sản xuất. Tranh Đông Hồ
có màu sắc rực rỡ, trong đó chú trọng nhất là đường nét đen chạy viền; bố cục không gò bó, là sự thể hiện và gắn
liền với đời sống văn hóa của người dân.
Ngoài ra, còn có hai lễ hội về trâu nữa. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là 1 lễ hội theo phong tục cổ , có từ lâu đời và
đã trở thành 1 lễ hội truyền thống của người dân Đồ Sơn ( Hải Phòng). Lễ hội được diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm
lịch hằng năm, rất nhộn nhịp. Riêng cộng đồng người dân Hải Phòng còn có câu ca dao cổ :
“Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mùng chin tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán tram nghề,
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu.”




Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên ( Người Ba-Na ), là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những

người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn
mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc ở Tây
Nguyên ( Việt Nam ).
Trâu còn cung cấp thịt, da, sừng: thịt dùng để ăn hoặc bán lấy tiền . Da trâu còn có thể được dung
cho việc chữa bệnh . Còn sừng trâu thì được dùng để làm đồ mĩ nghệ .
Trâu là người bạn thân thiết của tuổi thơ trẻ em : ngồi lên lưng trâu thôi sáo , thả diều, học bài,
đọc sách ,…. Nói như thế mọi người đã nhớ ra được những thần đồng trong lịch sử nào chưa ?
Trâu ở Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa. Trâu thì có nhiều loại lắm ! Mà ở Đất Việt
thì chúng ta chỉ thường thấy Trâu đi cày thôi ! Vậy trâu đi cày là loại trâu gì mọi người có biết không ?
Khác với bò và một số loài gia súc khác, thời gian mang thai của trâu thường dao động trong
khoảng 358-365 ngày, trung bình là 360 ngày, trung bình, thời gian mang thai của trâu là khoảng 10
tháng rưỡi và phụ thuộc vào từng loại hình trâu (trâu sông mang thai khoảng 305-307 ngày, trâu đầm lầy
320-325 ngày). Trong thời gian mang thai trâu cần đủ chất dinh dưỡng cho duy trì cơ thể, tăng trọng bản
thân và nuôi bào thai. Dựa vào sự phát triển của thai, có thể chia làm hai giai đoạn để chăm sóc nuôi
dưỡng trâu cái chửa: giai đoạn 1 từ lúc bắt đầu chửa đến 7-8 tháng, giai đoạn 2 từ đó đến khi đẻ (hay gọi
là giai đoạn có chửa 2-3 tháng trước khi đẻ).
Biết bao nhiêu thế kỷ đã trôi qua, trâu đã góp phần làm cho nền văn minh lúa nước Việt Nam
thêm phát triển, gia tăng năng suất, giảm thời gian cày bừa, giảm bớt sức lực của người nông dân ,…
Trâu là 1 loài gia súc hết sức quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung. Trâu “Việt Nam” gắn liền như hình như bóng với người nông dân . Theo thống kê năm 2016, sản
lượng lúa gạo của Việt Nam đã lọt vào top 10 và đứng vị trí thứ 5 trên Thế giới với sản lượng 28,234
triệu tấn/năm




×