Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG CÔNG tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.19 KB, 10 trang )

Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM
Khoa: xã hội học
Môn: Công tác xã hội

Câu 1: Công tác xã hội (CTXH) là gì ? Phân biệt những điểm giống nhau và
khác nhau giữa hoạt động từ thiện và hoạt động công tác xã hội ? Liên hệ
thực tế ở Việt Nam.






Khái niệm 1: Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội
là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để
nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức
năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ
(Zastrow, 1996: 5).
CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân
đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực
và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999:..).
Khái niệm 2: Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội
nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp
thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ
con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho
cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về
hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm
tương tác giữa con người và môi trường của họ.
Khái niệm 3: Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải
quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh
các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội,


hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và
xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

Hay nói bao quát hơn: Công tác xã hội là ngành học thuật và hoạt động chuyên
môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức
năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội
Một chuyên viên thực hành công tác xã hội được gọi là một cán bộ /nhân viên công
tác xã hội. Ví dụ về những lĩnh vực mà một nhân viên xã hội có thể hoạt động là:
cứu đói, kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn,
điều chỉnh mức độ đô thị hóa, pháp y, chỉnh đốn, pháp luật, quan hệ lao động, hòa
nhập xã hội, bảo vệ trẻ em, bảo vệ người cao tuổi, các quyền của phụ nữ, quyền


con người, quản lý người bị xã hội chối bỏ, cai nghiện, phục hồi chức năng, phát
triển đạo đức, hòa giải văn hoá, quản lý thiên tai, sức khỏe tâm thần, trị liệu hành
vi và khuyết tật.
Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối
quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho
cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi
con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con
người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hộilà các nguyên tắc
căn bản của nghề
 Những điểm giống và khác nhau ở hoạt động từ thiện và hoạt động công tác

xã hội ( Liên hệ những hình ảnh thực tế)


Khái niệm từ thiện:

_ Từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu kém. Hoạt động từ thiện có thể

thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm, thời gian hay là
cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe hay là những hành
động trợ giúp tinh thần như an ủi. Từ thiện có thể là hành động của cá nhân hay
là một tập thể, cộng đồng, thông qua các Tổ chức từ thiện


Giống nhau:

Cả hai đều là động tác, hoạt động tổ chức giúp đỡ người khác, hướng đến
những người có hoàn cảnh khó khăn, không thể tự bản than vươn lên, cần sự
giúp đỡ từ một cá nhân, một tập thể hay một tổ chức nào đó.


Khác nhau:

Ngành Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học ứng dụng có trên
dưới 100 năm thâm niên. Khởi đầu từ hoạt động từ thiện, nhưng từ khi trở thành là
một khoa học độc lập, ngành CTXH khác hẳn với hoạt động từ thiện bởi triết lý
khoa học của mình với các quy phạm đạo đức, các nguyên tắc và phương pháp
hành động đặc thù để giúp cá nhân, nhóm, tập thể và cộng đồng gặp khó khăn,
bằng cách khơi dậy tiềm năng của chính họ để tìm ra những giải pháp và nguồn lực
(bên trong và bên ngoài) để vượt khó và hòa nhập cộng đồng. Không chỉ giải quyết
mà còn phòng ngừa các vấn đề xã hội, CTXH góp phần thực hiện an sinh xã hội,
đẩy mạnh phát triển xã hội để hướng tới phát triển bền vững. CTXH nhằm tiến tới
“bình đẳng công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người”.


Cả 2 đều là động tác giúp đỡ người khác, nhưng khác xa về mặt phương
pháp, hiệu quả và có khi ngay cả động cơ. Trước năm 1975 người ta thường dùng
cụm từ “xoa dầu cù là” để ám chỉ Công Tác Từ Thiện (CTTT) vì nó đem lại hiệu

quả nhất thời. Ví dụ thấy 1 em lang thang, cơ nhỡ bạn cho nó 5000 đồng để nó có
được bữa cơm no bụng rồi thôi. Nó tiếp tục đi ăn xin, sẽ phát triển tính ỉ lại, lười
lao động và bộ mặt thành phố tiếp tục xấu, ngược lại nếu bạn đưa cho nó tới 1
trung tâm xã hội, nơi đó nó được học chữ, học nghề, trở nên người tốt và có ích
cho xã hội. Cho tiền thì dễ, còn giúp cho 1 kẻ yếu trở thành tự lực đòi hỏi nhiều
kiến thức khoa học, nhiều công phu và thời gian. Trường hợp trên đòi hỏi sự can
thiệp của 1 nhà chuyên môn gọi là nhân viên xã hội chuyên nghiệp được đào tạo về
Công tác xã hôi (CTXH) hẳn hoi.
Điều quan trọng cho mọi hành động là động cơ, Công tác xã hội có động cơ duy
nhất là lợi ích của đối tượng được giúp đỡ, Công tác từ thiện phần lớn cũng có
động cơ như vậy, tuy nhiên cũng có những động cơ không phải là người có nhu
cầu.
Trên thực tế, có không ít người đi làm từ thiện để thỏa mãn nhu cầu tâm lý riêng
của mình (để nổi tiếng, để xoá đi mặc cảm hay nỗi buồn nào đó). Ai cũng có nhu
cầu tâm lý riêng nhưng phải đặt nhu cầu của người mình muốn giúp lên trước, có
như vậy việc làm mới có hiệu quả.

1.

Động cơ xuất phát:

+ Công tác xã hội:


Nhu cầu thực tế.



Phát huy tiềm năng của đối tượng.




Có tổ chức, lãnh đạo.

+ Hoạt động từ thiện:

2.



Bộc phát.



Cá nhân hoặc dưới sự kêu gọi của tổ chức công tác xã hội

Đối tượng :


+ Công tác xã hội:
_ Trợ giúp người già, người tàn tật và người nhiễm HIV/AIDS;
_ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bạo hành, bị sao nhãng;
_Các nhóm người đặc biệt – dễ bị tổn thương (khuyết tật, người lang thang
kiếm sống, người nghiện ma tuý, người nhiễm HIV, người già, phụ nữ bị bạo hành)
_ Các cá nhân, cộng đồng hoặc các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn, khủng
hoảng;
_ Học sinh, sinh viên có vấn đề trong các trường học;
_ Các bệnh nhân và gia đình của người bệnh, kể cả người tâm thần (tai các bệnh
viện và phòng khám);
_ Bất bình đẳng và bình đẳng giới.

+ Hoạt động từ thiện:


Chủ yếu là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn

3. Quan hệ:

+ Công tác xã hội


Cộng tác, gần gũi



Không có sự thương hại.



Giúp thân chủ tự vươn lên.



Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

+ Hoạt động từ thiện


Có sự thương hại.




Quan hệ người giàu – kẻ nghèo.




4.

Bàng quang, đến rồi đi.

Phương pháp

+ Công tác xã hội:


Hướng dẫn, phát huy tiềm năng của đối tượng



Cứu trợ nhất thời, hoạt động thường xuyên.



Không ban ơn

+ Hoạt động từ thiện:

5.




Làm thay đối tượng.



Không hoạt động thường xuyên

Kết quả

+ Công tác xã hội
– Đối tượng được tiếp xúc, tự giải quyết vấn đề.
+ Hoạt động từ thiện:
– Tạo sự ỷ lại, thụ động, chờ đợi nơi đối tượng.
=> Công tác xã hội và công tác từ thiện tuy cùng chung mục đích là “giúp đỡ thân
chủ” nhưng công tác xã hội là công tác mang tính khoa học, được nghiên cứu và
thực hiện một cách nghiêm túc với mục đích là làm tác nhân giúp thân chủ tự nói
lên vấn đề của mình. Từ đó thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình mà không dựa
dẫm, lệ thuộc. Công tác xã hội là một công tác thiết thực của mọi xã hội nhằm góp
phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Trong khi đó, công tác từ thiện mang tính chất nhất thời, dễ tạo sự thụ động và ỷ lại
nơi thân chủ. Nhưng không thể phủ nhận các kết quả nhất định mà công tác từ
thiện đã mang lại.




Liên hệ thực tế ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, các hoạt động công tác xã hội đã được các cơ quan và các tổ chức xã
hội quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, cùng với sự

phát triển về kinh tế, những năm gần đây khoảng cách giàu nghèo và các vấn đề xã
hội có chiều hướng gia tăng và trở nên phức tạp. Do đó, Việt Nam rất cần những
cán bộ CTXH có trình độ chuyên môn và cần phải nâng cao chất lượng đào tạo và
đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên CTXH để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của xã hội.
Ông Tô Đức – Trưởng phòng CTXH (Cục Bảo trợ xã hội) chỉ ra là đội ngũ cán bộ,
nhân viên và cộng tác viên CTXH còn quá mỏng và cũng chưa chuyên nghiệp; các
hoạt động hiện tại mang nặng tính quản lý Nhà nước hơn là hướng dẫn, hỗ trợ cung
cấp dịch vụ công cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm giúp đỡ họ tự giải
quyết các vấn đề xã hội nảy sinh. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các
cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, nhất là các cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng
cho người tàn tật, người tâm thần còn nghèo nàn; phương pháp chăm sóc, điều trị
và trợ giúp đối tượng tại các cơ sở còn nhiều hạn chế; năng lực chăm sóc, trợ giúp
các đối tượng của các cơ sở đạt hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của
đối tượng.
Triển vọng phát triển nghề CTXH tại Việt Nam đến năm 2020 sẽ dần phát triển
theo hướng chuyên nghiệp hơn với những quy chuẩn đạo đức và kỹ năng chuyên
môn. Đặc biệt, phát triển nghề CTXH ở nước ta cũng sẽ kế thừa được những tri
thức nghề CTXH của thế giới và phát triển truyền thống tương thân, tương ái của
dân tộc Việt Nam. Theo hướng phát triển này, những hoạt động không chuyên sẽ
dần được tách riêng khỏi hoạt động của nghề CTXH.
Câu 2: Công tác xã hội cá nhân khác công tác xã hội nhóm ở những điểm
nào ? Ví dụ.


Công tác xã hội cá nhân:

CTXHCN là phương pháp can thiệp đầu tiên của ngành được xây dựng một cách
khoa học. Phương pháp này bắt đầu từ cuối những năm 1800 với các tổ chức Từ
Thiện (Charity Organizations) Mỹ. Các tổ chức này tuyển dụng những nhà thăm

viếng hữu nghị (friendly visitors) để giúp đỡ người nghèo. Họ tới thăm từng người


tìm hiểu cặn kẽ những người cần sự giúp đỡ cho những lời khuyên và giúp đỡ tài
chánh. Dịch vụ chủ yếu mà họ cùng cấp là tham vấn.


Công tác xã hội nhóm:

CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường củng cố chức năng xã
hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn
đề của cá nhân có nghĩa là :
- Ứng dụng những kiến thức kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng
động nhóm)
- Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề
- Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ
thân chủ (cá nhân nhóm cộng đồng) thay đổi hành vi thái độ niềm tin nhằm giúp
thân chủ tăng cường năng lực đối phó chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm
của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu.
Thí dụ : - Nhóm trẻ đá banh của lớp học tình thương
- Nhóm của 3 người bộ hành kết hợp để đẩy tảng đá bên dường.


So sánh sự khác nhau giữa công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm:

CTXH cá nhân : khám phá bên trong liên quan đến các tiếp cận diễn biến tâm lý
vớisự chuẩn bị tài nguyên thật cụ thể trong khi CTXH nhóm dựa trên chương trình
hoạtđộng kích thích các nhóm viên hành động.
CTXH cá nhân nhắm đến giải quyết vấn đề và phục hồi trong khi CTXH nhóm
dùngbầu khí vui tưởi để giải quyết vấn đề.

Phương pháp CTXH nhóm tại cơ sở có mục tiêu và quan tâm khác với phương
pháp sự dụng trong CTXH cá nhân
Đối tượng của CTXH cá nhân phần lớn là người kém may mắn, thiếu thốn,
kémnăng lực ( từ được dùng là thân chủ) trong khi đối tượng của CTXH nhóm bao


gồm nhiều loại thành phần hơn (từ được thích dùng hơn là thành viên hơn là thân
chủ ),nhắm đến mặt mạnh hơn là mặt yếu.
Các báo cáo của CTXH cá nhân quan tâm nhiều về đầu ra, chuẩn đoán, trị liệu
trong khi các báo cáo trong CTXH nhóm chú trọng đến tiến trình nhóm


Ví dụ:

Đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực, trong công tác xã hội cá nhân, nhân viên xã hội
(NVXH) sẽ lắng nghe, quan sát và vấn đàm dưới hình thức 1-1, lắng nghe câu
chuyện của người phụ nữ và tìm hiểu nguyên nhân, NVXH sẽ phải thu thập dữ
kiện liên quan đến vấn đề (ai là người bạo lực, trong khoảng thời gian nào,…), cần
biết thân chủ nhận thức về vấn đề như thế nào (xấu hay chỉ cảm thấy bình
thường ?), cô ấy đã làm gì để giải quyết (đấu tranh hay chỉ chịu đựng ?), các dữ
kiện về bản thân thân chủ, về gia đình và về tài nguyên của thân chủ. Khi một thân
chủ không có khả năng cung cấp thông tin cần thiết thì các thành viên gia đình
(không phải người bạo lực) được phỏng vấn để cung cấp thông tin. Đây không phải
là một cuộc hội thoại ngẫu nhiên mà cần phải được chuẩn bị kĩ lưỡng trước.
Cùng với nhóm phụ nữ bị bạo lực, công tác xã hội nhóm sẽ tìm hiểu về đối tượng
bị bạo lực, sau đó tập hợp lại thành một nhóm (tránh đưa vào nhóm 2 nhóm người
khác nhau như một người phụ nữ 40 tuổi đã có 2 con và người 20 tuổi chưa có con;
… hoặc đưa vào nhóm 2 người có quan hệ thân thiết hay đã có xung đột với nhau
vì như vậy sẽ gây mất tính đoàn kết nhóm). Sau khi đưa ra các quy tắc hoạt động
nhóm thì sẽ bắt đầu sinh hoạt, NVXH ở đây không áp đặt cho dù đã dự trù trước,

càng ít áp đặt thì nhóm càng tích cực có sáng kiến. Vấn đề ở đây là NVXH phải sử
dụng tiến trình tâm lý nhóm để tạo sự thảo luận càng nhiều càng tốt trước khi
thông qua quyết định chung. Đối với mục đích xã hội hóa, điều quan trọng không
phải là thành quả mà tiến trình tăng trưởng của nhóm viên. Hoạt động nhóm chủ
yếu dựa trên sự chủ động và đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm, các cô gái
sẽ chia sẻ câu chuyện của mình đồng thời cũng lắng nghe các câu chuyện của các
cô gái khác, sau đó đưa ra suy nghĩ của mình. Như vậy, mỗi người dều có thể chủ
động chia sẻ câu chuyện của mình mà không phải lo sợ hay cảm thấy ngại ngùng
khi phải kể ra câu chuyện của mình.
Như vậy, tùy vào đối tượng, điều kiện và mức độ cần giúp đỡ của thân chủ mà
NVXH sẽ lựa chọn các thức phù hợp nhất.


Câu 3: Một phụ nữ có hai con nhỏ, bé trai 3 tuổi và bé gái 9 tuổi, thường
xuyên bị chồng bạo hành. Cô ấy rất buồn và muốn li dị, cô ấy đến gặp NVXH.
Với vai trò là NVXH, bạn sẽ hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề này như thế
nào?
Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, mọi nền văn hoá, không phân biệt tôn giáo,
giàu nghèo, trình độ học vấn cao hay thấp. Những hành vi bạo lực gia đình gây ra
để lại nhiều tổn hại đối với cộng đồng xã hội, đặc biệt đối với nạn nhân bị bạo
hành.
Thân chủ chủ động đến gặp nhân viên xã hội là điểm thuận lợi đầu tiên, vì thân chủ
chủ động tìm đến nhân viên xã hội để được giúp đỡ, để tìm ra cách giải quyết vấn
đề nên quá trình tạo lập mối quan hệ giữa thân chủ và nhân viên xã hội sẽ dễ dàng
hơn. Là một nhân viên xã hội, đầu tiên phải thiết lập mối quan hệ tin tưởng với
thân chủ, quan tâm, tìm hiểu sau khi lắng nghe thân chủ bộc lộ vấn đề của mình,
song song đó là quan sát. Thân chủ là một người phụ nữ có 2 con nhỏ và thường
xuyên bị chồng bạo hành. Đây là vấn đề về bạo lực gia đình, không chỉ ảnh hưởng
đến thân chủ mà còn tác động không ít đến 2 đứa trẻ. Đầu tiên sẽ hỏi xem tình
trạng bạo hành nào đã diễn ra trong khoảng thời gian bao lâu? Hành động tác động

như thế nào đến thể xác và tâm lý của thân chủ? Thân chủ đã từng có cách nào để
ngăn chặn hành động tiếp diễn hay không? Lý do vì sao người chồng lại có xu
hướng bạo hành vợ mình? Sau khi tìm hiểu đủ thông tin, cần phải thuyết phục
được thân chủ khắc phục các khó khăn và tự giải quyết vấn đề của chính mình, hỗ
trợ thân chủ bằng các hình thức khác nhau, tùy theo hoàn cảnh và tình trạng của
thân chủ mà có những hướng giải quyết khác nhau.
Với vai trò là một nhân viên xã hội tôi sẽ hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề này
theo từng bước:
_ Tìm hiểu rõ về nguyên nhân và vấn đề gây nên tình trạng hiện tại cho gia đình
của than chủ
_ Đưa ra lời khuyên giúp thân chủ hướng đến những suy nghĩ tích cực hơn trong
đời sống hôn nhân, đặc biệt đối với hai cháu nhỏ
+ Nên chủ động kinh tế để đủ khả năng lo cho hai cháu trong trường hợp xấu
nhất.


+ Dành nhiều thời gian cho hai cháu và công việc để tránh những suy nghĩ tiêu
cực
_ Giúp than chủ liên hệ với các tổ chức bảo vệ phụ nữa, hội phụ nữ trong địa
phương để có thể phổ biến một cách đúng đắn nhất cho than chủ về luật hôn nhân
gia đình, luạt bạo hành và cố ý gây thương tích.
_Hỗ trợ thân chủ để có thể thỏa thuận bàn bạc về vấn đề ly hôn với người chồng
_Tạo điều kiên công ăn việc làm và hỗ trợ điều kiện nuôi con cho thân chủ sau quá
trình ly hôn.



×