Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1945 đến năm 1960) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.93 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU HẰNG

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI TIÊU
DÙNG MỸ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ HAI (TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1960)

Ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 9229011

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HÀ NỘI – 2019


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN THỊ VINH

Phản biện 1: GS. TS. Đỗ Thanh Bình
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Hữu Cát

Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Dũng
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại: Hội trường


, Học viện Khoa học xã

hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi

giờ

phút, ngày

tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện:
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với dân số gần 95 triệu người, Việt Nam hiện là nước đông dân
thứ 14 trên thế giới, thứ 8 Châu Á, thứ 3 khu vực Đông Nam Á và
đang bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ thanh - thiếu niên
cao nhất trong lịch sử của Việt Nam. Sự phát triển dân số cùng quá
trình dịch chuyển dân cư vào các trung tâm đô thị lớn đang tạo ra
những ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại Việt Nam.
Nước Mỹ cũng đã từng trải qua thời kỳ công nghiệp hóa với sự
bùng nổ kinh tế, đô thị và dân số trong 15 năm sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, trở thành một quốc gia có đặc trưng là một xã hội tiêu
dùng không ngừng vận động. Thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ

hai, từ năm 1945 đến năm 1960, được xem là thời kỳ vàng của nước
Mỹ. Sự hưng thịnh của nền kinh tế cùng với sự phát triển của các
chính sách khuyến khích tiêu dùng trong hơn một thập kỷ này đã đưa
đời sống tiêu dùng của nước Mỹ đến một cấp độ mới. Sự phát triển
của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ
hai một mặt đã tạo ra chất xúc tác thúc đẩy sản xuất, khoa học kỹ
thuật, nâng cao mức sống, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy
cơ gây bất ổn kinh tế, xã hội và môi trường cho quốc gia này trong
những thập kỷ sau.
Việc nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ trong thời kỳ này và
những tác động đa chiều của nó đến nước Mỹ trong những thập kỷ
sau sẽ góp phần đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng thúc đẩy tiêu
dùng và phát triển kinh tế, xã hội theo hướng tăng trưởng bền vững.

1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ sự vận động và thay đổi của xã
hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (19451960). Trên cơ sở đó, luận án đánh giá những tác động của xã hội
tiêu dùng đối với sự phát triển của nước Mỹ và đưa ra những gợi ý
kinh nghiệm cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau: (1) Hệ thống hóa tư liệu trong và ngoài nước
có liên quan đến xã hội tiêu dùng Mỹ; (2) Phân tích cơ sở lý thuyết
về xã hội tiêu dùng Mỹ; (3) Phân tích những yếu tố chi phối và tác
động đến sự hình thành của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thời kỳ hậu

Chiến tranh thế giới thứ hai; (4) Phân tích sự vận động và thay đổi
của xã hội tiêu dùng Mỹ trong giai đoạn 1945 – 1960 để thấy rõ xu
hướng tiêu dùng của quốc gia này và những vấn đề đặt ra; (5) Đánh
giá những tác động tích cực và tiêu cực của xã hội tiêu dùng đối với
nước Mỹ và đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong quá trình công
nghiệp hóa, hội nhập kinh tế và phát triển xã hội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về quá trình phát triển của xã hội
tiêu dùng ở nước Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm
1945 đến năm 1960).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận án nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ; những
biến đổi mạnh mẽ về điều kiện phát triển, sự vận động và hệ quả của

2


xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ hai. Về
thời gian, luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội
tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1960).
Tuy nhiên, để có một cách nhìn tổng thể trong tiến trình lịch sử nhằm
rút ra những đánh giá, kết luận xác đáng, tác giả cũng đề cập đến một
số nội dung liên quan đến giai đoạn trước và sau thời gian nêu trên.
Về nội dung, luận án sẽ tổng quan tình hình nghiên cứu xã hội tiêu
dùng Mỹ; phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển và quá
trình vận động của xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ 1945 -1960; đánh giá
tác động của xã hội tiêu dùng đến nước Mỹ trong thời kỳ này và ảnh
hưởng của nó trong những thập kỷ sau để từ đó rút ra những gợi ý
cho Việt Nam.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương
pháp duy vật lịch sử để nghiên cứu, phân tích, đánh giá và rút ra các
kết luận để làm rõ mối liên hệ và các tác động của bối cảnh lịch sử đối
với xã hội Mỹ trong thời kỳ 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp
chủ đạo được sử dụng trong luận án nhằm làm rõ nội dung của luận
án. Phương pháp so sánh cũng được vận dụng nhằm làm rõ các mô
hình trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai của xã hội tiêu dùng
Mỹ. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nhằm làm sáng tỏ
những vấn đề đặt ra trong luận án.

3


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống từ góc nhìn của
nhà nghiên cứu Việt Nam về quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng
Mỹ giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1960). Luận án
làm rõ một số vấn đề lý thuyết về xã hội tiêu dùng, chỉ ra sự vận
động và tác động của xã hội tiêu dùng đến sự thay đổi tư duy, nhu
cầu và hành động của người tiêu dùng Mỹ; phân tích những tác động
tích cực và tiêu cực của việc khuyến khích tiêu dùng ở Mỹ để từ đó
rút ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung vào việc nghiên cứu lịch sử Mỹ ở

Việt Nam qua cách tiếp cận vấn đề tiêu dùng trong xã hội Mỹ thời kỳ
1945-1960. Luận án sẽ góp phần làm sáng rõ những vấn đề cơ bản
cũng như tính hai mặt của một xã hội tiêu dùng phát triển nhất thế
giới. Đây cũng là một cố gắng lấp vào khoảng trống trong các nghiên
cứu về xã hội tiêu dùng ở Mỹ từ góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt
Nam và gợi ý về những định hướng cho sự phát triển của kinh tế tiêu
dùng tại Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến với
những mặt tích cực và tiêu cực của nó có thể đem lại những gợi ý cho
Việt Nam trong việc điều chỉnh và đưa ra các chính sách có sự kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt kinh tế, xã hội và phát
triển bền vững cho Việt Nam.

4


7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương chính:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về sự phát triển của xã
hội tiêu dùng Mỹ (từ năm 1945 đến năm 1960).
Chương 3. Sự vận động của xã hội tiêu dùng Mỹ (từ năm 1945
đến năm 1960).
Chương 4. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ.
Kết luận
Danh mục công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài
luận án
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Nước Mỹ thời hậu chiến đã đạt được những thành tựu kinh tế xã hội mới, tạo tiền đề cho sự bùng nổ của một xã hội tiêu dùng Mỹ
hiện đại. Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo tư liệu từ nhiều
nguồn khác nhau, chúng tôi nhận thấy hiện nay chưa có tài liệu nào
tại Việt Nam nghiên cứu cụ thể, trực tiếp về xã hội tiêu dùng Mỹ
cùng với những biến động của nó trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, có thể
thấy có một số tư liệu quan trọng về quá trình phát triển của chủ
nghĩa tư bản bởi đây là tiền đề cho sự ra đời của xã hội tiêu dùng.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội,

5


văn hóa, tôn giáo Mỹ đã giúp chúng tôi điểm lại những nét cơ bản
của xã hội, con người Mỹ và có cái nhìn bao quát về quốc gia này.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Trên thế giới, xã hội tiêu dùng Mỹ đã được nhiều học giả Mỹ
cũng như các học giả nước ngoài xem là một hiện tượng trong quá
trình phát triển của nước Mỹ thế kỷ XX. Để phục vụ cho việc thực
hiện đề tài nghiên cứu của luận án, chúng tôi đã tiếp cận được một số
công trình nghiên cứu, tài liệu, sách báo, tạp chí nước ngoài liên quan
chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu. Tổng quan một số công trình nghiên
cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ, sự bùng nổ của nó trong thời kỳ hậu
chiến (1945-1960) và một số tác động của nó đến nước Mỹ được chia
thành các mục sau:
1.1.1.

Công trình về những vấn đề lý thuyết


1.1.2.

Các công trình nghiên cứu kinh điển

1.1.3.

Các công trình nghiên cứu đương đại

1.1.4.

Các công trình nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu
chiến

1.1.5.

Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của xã hội tiêu
dùng Mỹ

Một số nhận xét
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các tư liệu trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, hiện chưa có công trình nghiên cứu trong nước chuyên
sâu về xã hội tiêu dùng Mỹ nói chung và xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đi sâu phân
tích các bình diện khác nhau của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thế kỷ

6



XX với cách tiếp cận từ kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử đến xã hội
học, nhân học, tâm lý học, giới....
Thứ ba, những công trình trong tài liệu tổng quan này là những
nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài của luận án.
Tuy nhiên, việc khảo cứu các nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ
thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai cho thấy, một số vấn đề chưa
được làm rõ. Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung phân tích một cách hệ
thống những vấn đề sau đây:
-

Làm rõ những nhân tố thúc đẩy sự hình thành xã hội tiêu
dùng Mỹ thời kỳ 1945 – 1960;

-

Phân tích những thay đổi lớn về quan niệm và lối tiêu dùng
Mỹ trong thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 –
1960);

-

Phân tích những tác động của xã hội tiêu dùng đối với sự
phát triển của nước Mỹ trong giai đoạn này và những thập kỷ
sau để từ đó đưa ra những gợi ý cho Việt Nam.
CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Khái niệm xã hội tiêu dùng
Từ việc nghiên cứu các công trình lý thuyết và thực tiến, luận án
đưa ra một định nghĩa bao hàm những khía cạnh khác nhau của xã
hội tiêu dùng. Đó là một xã hội có các chính sách kinh tế đặt trọng
tâm vào tiêu dùng. Xã hội tiêu dùng này có khuynh hướng xem trọng
vật chất, lấy tiêu dùng vật chất làm mục đích, thước đo cho các giá trị

7


sống. Việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ không chỉ để đáp ứng
những nhu cầu tối thiểu của con người mà còn để thể hiện phong
cách và lối sống của họ. Tiêu dùng được xem là đem lại hạnh phúc và
ý nghĩa cho cuộc sống của mỗi cá nhân.
2.1.2. Các lý thuyết về sự tồn tại và phát triển của xã hội tiêu dùng
Sự ra đời của xã hội tiêu dùng đã được các nhà lý thuyết từ kinh
điển đến đương đại lý giải trong nhiều thập kỷ qua. Trước hết, luận
án sẽ trình bày lý thuyết kinh điển của nhà kinh tế học, xã hội học
người Mỹ, Thorstein Veblen (1857-1929), tiếp đến là các lý thuyết
đương đại của các nhà xã hội học có ảnh hưởng như Jean Baudrillard,
Pierre Bourdieu, Mary Douglas - Baron Isherwood và Grant
McCracken.
2.1.3. Cơ sở lịch sử của xã hội tiêu dùng Mỹ
Xã hội tiêu dùng Mỹ có quá trình hình thành và phát triển trong
suốt chiều dài lịch sử của quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh
rằng, nước Mỹ không bỗng chốc trở thành một xã hội tiêu dùng khi
“tiết kiệm” vốn là một trong những đặc điểm tính cách và giá trị được
đề cao từ thời kỳ lập quốc. Tinh thần “tiết kiệm” luôn được kêu gọi
trong suốt chiều dài lịch sử của nước Mỹ từ khi lập quốc hồi đầu thế
kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Trong đó, hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với

tư duy và hành động tiết kiệm của nước Mỹ là yếu tố tôn giáo và
chính trị. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cuộc
cách mạng công nghệ, quá trình công nghiệp hóa đã đem lại cho Mỹ
nhiều cơ hội để bước vào thời kỳ kinh tế hưng thịnh mà ở đó, quan
niệm khuyến khích tiết kiệm đã không còn phù hợp. Nước Mỹ đã
nhanh chóng trở thành quốc gia giàu có, dư khả năng đáp ứng tất cả

8


các nhu cầu thiết yếu của người dân và quốc gia này thực sự bước
vào thời kỳ phát triển của một xã hội tiêu dùng.
2.2. Cơ sở hình thành xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960
2.2.1. Yếu tố chính trị
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai quốc gia mạnh nhất bước ra
từ cuộc chiến là Mỹ và Liên Xô đã gia tăng tranh giành ảnh hưởng
trên thế giới. Hệ tư tưởng Mác-xít Lê-nin-nít vẫn tiếp tục là kim chỉ
nam cho các chính sách của Liên Xô với phương thức quản lý tập
trung bao cấp truyền thống, đối lập với mô hình phát triển của nước
Mỹ. Học thuyết Truman của Mỹ ra đời đã chính thức mở đầu cuộc
Chiến tranh lạnh nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa.
Bối cảnh chính trị trong nước và quốc tế đã tạo ra một tư tưởng
chủ đạo của xã hội Mỹ thời kỳ này là ước vọng về một gia đình hạnh
phúc, đầy đủ cả về vật chất và tinh thần, trở thành nơi trú ẩn an toàn
trước các mối đe dọa từ thế giới bên ngoài. Hình ảnh một căn bếp
tiện nghi với mức tiêu dùng phong phú và nền kinh tế thịnh vượng đã
giúp Mỹ khẳng định vai trò là một cường quốc thế giới cuối những
năm 50 của thế kỷ XX. Động cơ chính trị này là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ

sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2.2.2. Yếu tố kinh tế
Trong thời gian 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh
tế Mỹ có tốc độ tăng trưởng phi thường, giúp Mỹ vươn lên đứng đầu
thế giới và củng cố được vị thế của mình trong các lĩnh vực chính trị,
đối ngoại, an ninh và quốc phòng. Tổng thu nhập quốc dân (GNP),
đơn vị đo lường toàn bộ hàng hóa và dịch vụ, của Mỹ nhảy vọt từ

9


212 tỉ USD năm 1945 lên tới 520 tỉ USD năm 1961. Nước Mỹ bước
vào thời kỳ hưng thịnh chưa từng có trong lịch sử và được nhà kinh
tế học nổi tiếng John Kenneth Galbraith gọi là “Xã hội thịnh vượng”.
Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Mỹ đã kích thích sự phát triển
của nền kinh tế thị trường. Đồng nghĩa với nó, tự do cạnh tranh đã
làm đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành, kích thích sản xuất và tiêu
dùng. Đây chính là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của xã
hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến.
2.2.3. Yếu tố xã hội
Nước Mỹ 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi
chung là thời kỳ “bùng nổ” không chỉ để nói đến sự bùng nổ kinh tế
mà còn để nói đến sự bùng nổ trẻ sơ sinh, một xu thế xã hội nổi bật
của thời kỳ hậu chiến. Bùng nổ dân số luôn song hành cùng sự bùng
nổ các đô thị mới. Đây là lần đầu tiên số người Mỹ sống ở ngoại ô
nhiều hơn so với ở thành phố hay nông thôn. Phát triển đô thị đã tạo
ra một hiện tượng mới được các nhà đô thị học những năm 60 của thế
kỷ XX gọi là megalopolis, hay “chuỗi đô thị”, để chỉ các đô thị lớn
có xu hướng lan rộng và kết nối với nhau theo một trục giao thông
huyết mạch.

Về đời sống tinh thần, tôn giáo được đề cao trong thời kỳ này với
ý thức về lòng yêu nước và khẳng định sự trung thành. Số lượng
thành viên của tất cả các giáo phái gia tăng nhanh chóng. Những
người Mỹ mới định cư tại các vùng ngoại ô đặc biệt đề cao vai trò
của nhà thờ trong việc thúc đẩy các giá trị gia đình và tạo ra sự gắn
kết xã hội.

10


CHƢƠNG 3
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ (1945 -1960)
Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1960 được xem là thời kỳ vàng
của nước Mỹ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến những thay đổi
xã hội lớn chưa từng thấy. Sự hưng thịnh của nền kinh tế cùng với sự
phát triển của các công cụ khuyến khích tiêu dùng trong hơn một
thập kỷ này đã đưa đời sống tiêu dùng của nước Mỹ đến một cấp độ
mới.
3.1. Những thay đổi trong phƣơng thức tiêu dùng của nƣớc Mỹ
(1945-1960)
3.1.1. Thay đổi về nhà ở
Trong những năm đầu sau chiến tranh (1945-1950), sự trở về của
16 triệu cựu chiến binh Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với mong
ước lập gia đình và khởi đầu một cuộc sống mới đã làm bùng nổ nhu
cầu về nhà ở thời hậu chiến. Luật G.I. Bill dành riêng cho các cựu
chiến binh cùng sự hỗ trợ của chính phủ cho các gia đình mới đến
định cư ở các vùng ngoại ô đã giúp cho nhiều người Mỹ có khả năng
mua nhà. Luật nhà ở (Housing Act) năm 1949 đã chi hàng tỉ đô la tín
dụng nhằm đem lại cơ hội cho tất cả người Mỹ mua nhà và thời hạn
thế chấp lên tới 30 năm, đem lại niềm lạc quan cho hàng triệu người

dân với nguyện vọng thực hiện giấc mơ Mỹ thời bình là “có việc làm,
mua nhà, kết hôn và đủ khả năng kinh tế cho gia đình”. Sau 15 năm
suy thoái kinh tế, cộng với Chiến tranh thế giới thứ hai và sự thiếu
thốn nhà ở, người Mỹ dường như không thể kiên nhẫn hơn với việc
thực hiện giấc mơ có nhà riêng. Trong những năm 1950-1960, nhu
cầu về nhà ở của người dân tiếp tục mở rộng trên khắp các bang. Mô

11


hình các khu nhà đô thị Levittown đã nhanh chóng được sao chép lại
trên khắp nước Mỹ.
3.1.2. Thay đổi về phương tiện di chuyển
Trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (19451950), cuộc sống mới ở các khu ngoại ô đã làm cho nhu cầu sở hữu
xe hơi của các cá nhân và gia đình Mỹ trở thành thiết yếu. Cùng lúc
đó, nền kinh tế thịnh vượng thời hậu chiến đã nhanh chóng đáp ứng
được nhu cầu này của đại đa số người Mỹ. Niềm đam mê ngày một
lớn của giới trẻ cũng như những người trưởng thành Mỹ đối với xe
hơi là nhân tố căn bản cho sự ra đời của một tiểu văn hóa với tên gọi
“Văn hóa xe hơi”, đưa xe hơi trở thành một trong những biểu tượng
tiêu dùng có ảnh hưởng nhất của thập niên 1950.
Với sự phát triển đô thị, việc xây dựng các tuyến đường cao tốc
đã nhanh chóng biến đất nông thôn thành những khu dân cư đông
đúc. Các đường cao tốc liên bang này đã thúc đẩy sự phát triển của
ngành du lịch và ngành vận tải đường bộ, đồng thời đưa sự phát triển
của đô thị ngày càng vươn rộng ra khỏi các khu nội đô. Sự phát triển
mạnh mẽ của hệ thống đường cao tốc và nhu cầu nghỉ dưỡng của
thập niên 1950 cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại hình
phương tiện giao thông đường không và đường thủy, đáp ứng nhu
cầu di chuyển đa dạng của xã hội Mỹ.

3.1.3. Thay đổi về thiết bị tiện ích tiết kiệm lao động
Trước sự gia tăng nhà ở và số lượng gia đình thuộc tầng lớp
trung lưu, các nhà sản xuất đã sử dụng nhiều phương tiện nhằm
khuyến khích lối sống hiện đại thông qua việc mua sắm và sử dụng
các đồ gia dụng tiện ích. Nhiều thiết bị và dụng cụ tiết kiệm lao động
đã bắt đầu xuất hiện trong các gia đình Mỹ hiện đại, làm thay đổi

12


nhịp sống và có ảnh hưởng tới việc hình thành các giá trị gia đình
mới. Nhờ đó, các gia đình trung lưu Mỹ đã được nâng cao mức sống,
giảm thời gian làm việc nhà và tăng thời gian cho các hoạt động khác
nhằm duy trì sự gắn kết gia đình. Những phương tiện người Mỹ mơ
ước được sở hữu sau chiến tranh chủ yếu là máy móc thiết bị cho một
cuộc sống gia đình hiện đại, giúp họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và
giải trí hơn như TV, xe hơi, máy giặt – máy sấy, tủ lạnh, bếp điện, lò
nướng, máy xay, máy ép, máy nghiền đá, máy pha sữa, máy hút bụi,
máy cắt cỏ và máy điều hòa nhiệt độ.
3.1.4. Thay đổi về các loại hình giải trí
Nền kinh tế thịnh vượng thời hậu chiến cùng với sự ra đời của
các thiết bị và thực phẩm tiện dụng đã giúp người Mỹ có thêm nhiều
tiền bạc và thời gian dành cho nghỉ ngơi và giải trí hơn so với trước.
Các hoạt động giải trí của họ cũng đa dạng và phong phú hơn. Những
năm hậu chiến được xem là thời kỳ hoàng kim của truyền hình, tạo ra
những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống Mỹ. Với một quốc gia vốn
có sự đa dạng về sắc tộc và vùng miền như Mỹ thì những chương
trình truyền hình chung về các sự kiện chính trị, xã hội, giải trí đã tạo
nên sự gắn kết dân tộc và thúc đẩy một nền văn hóa đại chúng.
Hàng triệu người Mỹ, đặc biệt là nam giới, đã dành thời gian

tham gia vào các hoạt động thể thao và hoạt động giải trí ngoài trời
khác như bowling, cắm trại, câu cá, đánh gôn, đi bộ, săn bắn, dã
ngoại, bóng chày, bơi lội và quần vợt. Người Mỹ cũng quan tâm đến
việc đọc sách hơn trước sự mở rộng của thị trường sách. Họ đặc biệt
quan tâm đến sách viết về tôn giáo, nấu ăn, sách dạy tự hoàn thiện
bản thân và bài trí nhà cửa.

13


3.2. Sự phát triển của các công cụ thúc đẩy tiêu dùng ở Mỹ
3.2.1. Quảng cáo và truyền thông
Đồng hành cùng sự phát triển của các doanh nghiệp theo định
hướng kích cầu là sự ra đời của các phương thức kinh doanh mới. Để
kích thích bán hàng và gia tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp đã tăng
cường quảng cáo. Họ liên tục cập nhật sản phẩm để thúc đẩy nhu cầu
tiêu dùng hàng hóa, tạo ra một xã hội có tâm lý xem trọng tiêu dùng.
Nội dung quảng cáo trong thời kỳ hậu chiến phản ánh sự trở lại của ý
thức coi trọng các giá trị gia đình truyền thống. Tivi được xem là
công cụ phát huy tối đa khả năng quảng bá cho một “Giấc mơ Mỹ”
mới và xây dựng một nền văn hóa đại chúng thời hậu chiến bằng
cách ca ngợi chủ nghĩa cá nhân và lối sống tiêu dùng thông qua
truyền hình thương mại. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông
khác như đài phát thanh và báo chí cũng là những phương tiện hỗ trợ
tích cực cho quảng cáo.
3.2.2. Thẻ tín dụng
Trong những năm 1945-1950, trước sự gia tăng nhu cầu mua sắm
hàng hóa, sự ra đời của phương thức mua hàng bằng thẻ tín dụng là
một trong những nhân tố quan trọng kích thích cho sự phát triển của
xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu chiến. Trả tiền bằng thẻ dần trở

thành phương thức thanh toán thông dụng ở Mỹ. Hình thức thanh
toán này đã kích thích cầu, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế, tỉ lệ
thất nghiệp thấp, giúp nhiều người Mỹ có được cuộc sống đầy đủ và
sung túc. Sự ra đời của thẻ tín dụng đánh dấu một bước đột phá lớn
trong lĩnh vực tài chính, công nghệ và xã hội.
Cuộc cách mạng thẻ tín dụng cũng làm nên sự biến đổi sâu sắc
trong quan niệm của xã hội Mỹ đối với vấn đề về nợ. Họ không thể

14


từ chối sức hấp dẫn của việc mua sắm những hàng hóa tiện ích được
quảng cáo bạt ngàn trên khắp các phương tiện truyền thông nhằm
hướng tới một cuộc sống mang màu Giấc Mơ Mỹ. Đây cũng là thời
điểm mà tầng lớp trung lưu Mỹ bắt đầu thay đổi tư duy và cách sử
dụng đồng tiền. Khẩu hiệu mua sắm phổ biến thời kỳ này là “mua
trước - trả sau”.
3.2.3. Trung tâm thương mại
Làn sóng di cư của tầng lớp trung lưu Mỹ từ thành phố lớn ra các
vùng ngoại ô đã làm phát sinh nhu cầu mua sắm thuận lợi tại những
khu ngoại ô mới này thay vì phải đi vào tận trung tâm các đô thị. Các
nhà bán lẻ cũng nhanh chóng nhận thấy người Mỹ thời hậu chiến nói
chung và đặc biệt là tầng lớp trung lưu Mỹ đang ngày càng gia tăng
này có nhu cầu được mua sắm hầu như tất cả vật dụng cho một cuộc
sống mới. Để tiếp cận một cách nhanh chóng và dễ dàng với những
người tiêu dùng tiềm năng này, các nhà qui hoạch đã xây dựng nhiều
cửa hàng tại các dải thương mại. Những dải này được đặt tại những
vị trí chiến lược giữa các điểm nối trên đường cao tốc hay dọc các
tuyến giao thông trọng điểm nhằm thu hút người tiêu dùng trên các
địa bàn quanh đó.

Đặc điểm của các trung tâm mua sắm là có diện tích khổng lồ với
sức chứa lên tới hàng trăm cửa hàng thuộc nhiều thương hiệu lớn nhỏ
trong các lĩnh vực tiêu dùng và giải trí. Nhiều trung tâm còn có cả
những nhà hàng nổi tiếng và rạp chiếu phim. Chúng cũng có những
bãi đỗ xe rộng mênh mông và được gửi miễn phí. Đường cao tốc
thuận lợi, việc đỗ xe dễ dàng cộng với giờ mở cửa kéo dài đến tối là
những yếu tố thu hút người tiêu dùng đến đây.

15


3.2.4. Phương thức chăm sóc và giáo dục trẻ em
Thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh đã đưa nước Mỹ thời kỳ hậu chiến
trở thành một quốc gia lấy trẻ em làm trọng tâm phát triển, nơi cha
mẹ, giáo viên, nhà sản xuất và nhà phân phối... làm việc hết mình để
đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ nhỏ. Trong vấn đề giáo dục trẻ em, các
bậc cha mẹ của thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh đã áp dụng việc lấy trẻ em
làm trung tâm theo phương pháp nuôi dạy trẻ của bác sĩ Benjamin
Spock, tác giả cuốn sách bán chạy nhất thời kỳ hậu chiến, The
Common Sense Book of Baby and Child Care Baby (Tìm hiểu tâm lý
và chăm sóc trẻ). Ông đã làm nên một cuộc cách mạng trong việc
nuôi dạy trẻ bằng cách sử dụng liệu pháp phân tâm học để nghiên
cứu nhu cầu của trẻ và sự hòa hợp trong gia đình. Theo ông, cha mẹ
cần lắng nghe và kích thích sự phát triển tư duy của trẻ. Đây cũng là
cách giáo dục khởi đầu cho sự tôn trọng cá nhân và dân chủ trong gia
đình Mỹ. Thời kỳ này cũng là lúc hình thành một nền văn hóa thanh
niên, phản ánh lối sống mới của những người trẻ tuổi thời bình trong
một xã hội thịnh vượng. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển
và mở rộng của các thị trường sản phẩm dành cho họ.
CHƢƠNG 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ
4.1. Tác động của xã hội tiêu dùng Mỹ
4.1.1. Tác động kinh tế
Sự tăng trưởng của nền kinh tế cùng những biến đổi xã hội về
dân cư và môi trường sống đã kích thích tiêu dùng của người dân
Mỹ. Sức mua tăng đã tác động trở lại kích thích sản xuất trong nước
và xuất khẩu nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội tiêu

16


dùng Mỹ đã tạo ra những tác động đa chiều đến nền kinh tế Mỹ trong
những thập niên tiếp theo. Tiêu dùng tính theo bình quân đầu người
tiếp tục gia tăng cùng với những mong muốn ngày một lớn của người
tiêu dùng Mỹ. Cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng bắt đầu tăng
trưởng mạnh mẽ thông qua việc nới lỏng các quy định về thẻ tín dụng
từ năm 1978. Các công ty thẻ tín dụng không chỉ hướng tới các khách
hàng thu nhập cao mà còn hướng đến cả các khách hàng thuộc tầng
lớp trung lưu và thu nhập thấp. Tuy nhiên, bi kịch cho nền kinh tế
chính là ở chỗ người tiêu dùng Mỹ luôn có tâm lý hướng tới mức tiêu
dùng của nhóm người có thu nhập cao gấp 3 đến 5 lần so với thu
nhập của họ, dẫn đến kết quả là hàng triệu người Mỹ đạt mức kỷ lục
nợ tiêu dùng, làm phình to thị trường nợ, gây rủi ro cho hệ thống

tài chính, đồng thời cũng làm gia tăng mức thâm hụt thương
mại của Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 đã khiến
người Mỹ phải quay lại với lối sống tiết kiệm từng bị cho là lạc điệu
trong một xã hội tiêu dùng.
4.1.2. Tác động xã hội
Xã hội tiêu dùng góp phần tạo ra sự phân hóa tầng lớp ngày một

lớn bởi kích thích tiêu dùng tạo ra tâm lý chi tiêu hướng thượng. Bất
bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm xã hội bắt đầu gia tăng trong
thập kỷ 1970 khi thu nhập của một nhóm thiểu số ở nấc thang kinh
tế cao nhất đã tăng lên nhiều lần trong khi thu nhập của tầng lớp
trung lưu và lao động tăng lên không đáng kể. Sự phục hồi kinh tế
Mỹ từ giữa những năm 80 đến hết những năm 90 của thế kỷ XX đã
giúp người tiêu dùng Mỹ tin tưởng hơn vào việc tiếp tục theo đuổi
giấc mơ Mỹ. Quan niệm của người Mỹ về “đồ dùng thiết yếu” cũng
thay đổi rõ rệt. Giấc mơ Mỹ ngày một lớn hơn bởi nhu cầu ngày một

17


gia tăng của giới nhà giàu đã khiến các tầng lớp xã hội khác lấy đó
làm chuẩn mực và cố gắng đi theo cho dù họ có khả năng đáp ứng
được hay không. Khi tiêu dùng tăng cao thì tài chính của các gia đình
Mỹ cũng trở nên mất cân đối. Hậu quả của việc tiêu dùng quá mức và
tăng thời gian lao động đã dẫn đến tình trạng mất an ninh tài chính và
những căng thẳng, lo lắng cho nhiều người Mỹ. Họ ít cảm thấy hài
lòng với cuộc sống và mất tự chủ trong việc chi tiêu. Tiêu dùng thái
quá cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến các mối quan hệ gia
đình và gắn kết xã hội của người Mỹ.
4.1.3. Tác động môi trường
Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1945-1960 đã khiến nước Mỹ phải
trả giá đối với vấn đề môi trường trước sự suy thoái đất đai, ô nhiễm
nguồn nước, không khí và hệ sinh thái. Việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên để phục vụ sản xuất và tiêu dùng cũng gây tổn hại đến
thổ nhưỡng, đồng thời, chất thải độc hại từ các nhà máy hóa chất dần
thấm sâu vào lòng đất. Nước Mỹ dường như đang hình thành những
bãi rác thải lớn chưa từng thấy. Trong đó, quân sự và nông nghiệp là

hai lĩnh vực gây ô nhiễm nhiều nhất.
Trong những thập niên qua, xã hội tiêu dùng Mỹ đã tạo ra một
nền văn hóa “vứt bỏ” lãng phí khi vòng đời của một sản phẩm trong
xã hội tiêu dùng được nhanh chóng rút ngắn từ lúc mua cho đến lúc
trở thành rác thải. Đặc biệt, rác thải điện tử của Mỹ nếu không qua tái
chế sẽ được xuất khẩu sang các nước đang phát triển, tiếp tục gây ra
những hệ lụy về môi trường và sức khỏe cho các quốc gia này.

18


4.2. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ và gợi ý cho Việt Nam
4.2.1. Một số đặc điểm của xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960
Thứ nhất, động cơ chính trị và tăng trưởng kinh tế là điều kiện
tiên quyết cho sự phát triển của xã hội tiêu dùng hiện đại Mỹ.
Thứ hai, xã hội tiêu dùng Mỹ không ngừng vận động và thay đổi.
Thứ ba, xã hội tiêu dùng Mỹ đã sớm bộc lộ những hạn chế và
gây ảnh hưởng lâu dài đến nhiều mặt của đời sống xã hội Mỹ.
4.2.2. Xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang
phát triển với mức thu nhập trung bình trong một nền kinh tế năng
động có mức hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế cùng với sự cải thiện chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật cũng như hạ tầng xã hội là điều kiện làm gia tăng chất lượng
đời sống mọi mặt của cư dân đô thị khiến cho tỷ trọng dân cư đô thị ở
Việt Nam tăng nhanh hơn nhiều so với các thời kỳ trước. Người Việt
Nam đang chuyển dần từ lối tiêu dùng của một nước nông nghiệp
sang lối tiêu dùng của xã hội công nghiệp. Điều đó thể hiện rõ từ nhà
ở với tiện nghi sinh hoạt hầu hết bằng đồ điện tử cho đến phương tiện
đi lại bằng xe máy, ô tô. Nhịp sống mới cũng tác động đến nhu cầu

ẩm thực của người Việt. Đặc biệt, dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao là môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của thức ăn nhanh. Trong quá trình
thay đổi thói quen tiêu dùng này, Việt Nam cũng đã bắt nhịp với xu
hướng thế giới trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, gia tăng
sử dụng thẻ tín dụng và các hình thức thanh toán điện tử, giúp họ linh
hoạt hơn trong giao dịch và an toàn trong chi trả.

19


4.2.3. Một số gợi ý đối với Việt Nam
Nghiên cứu về lịch sử khuyến khích tiêu dùng ở Mỹ trong thời
gian từ năm 1945 đến năm 1960 cho thấy một bài học lịch sử là sau
hơn 70 năm của chính sách này, tiêu dùng thái quá đã khiến nước Mỹ
gặp phải những vấn đề về khủng hoảng nợ tiêu dùng, phân tầng xã
hội và suy thoái môi trường. Hiện Việt Nam mới ở thời kỳ đầu trong
việc thực hiện chính sách khuyến khích tiêu dùng, trong đó ưu tiên
tiêu dùng hàng nội địa. Trong quá trình thực hiện các chính sách để
tiến tới một nền kinh tế thị trường với đầy đủ các đặc trưng của nó,
Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và tham khảo các bài học về chương trình
định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững mà
nước Mỹ đã thành công trên một số phương diện.
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trong các chương của luận án, có thể đi đến
một vài kết luận sau đây:
Thứ nhất, trong thế kỷ XVIII và XIX, tôn giáo, đặc biệt là đạo
đức Tin lành về lao động và tiết kiệm đã đóng một vai trò thiết yếu
trong việc kiểm soát lối chi tiêu của xã hội Mỹ. Thời kỳ này, tiết
kiệm được đưa vào giảng dạy trong các trường học, nhà thờ, được

các chính trị gia tôn vinh và giới trí thức đưa vào các tác phẩm văn
học. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghệ, quá trình công nghiệp
hóa và thậm chí là các cuộc chiến tranh đã đem lại cho Mỹ nhiều cơ
hội để bước vào thời kỳ kinh tế hưng thịnh mà ở đó, quan niệm
khuyến khích tiết kiệm đã không còn phù hợp. Đặc biệt, sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ đã nhanh chóng trở thành quốc gia

20


giàu có. Song hành cùng những con số ấn tượng về một thời kỳ phát
triển kinh tế - xã hội rực rỡ là tâm lý lạc quan, phấn khởi của hàng
triệu người Mỹ khi được hưởng những thành quả của một “xã hội
thịnh vượng”. Thời kỳ này, Mỹ dư khả năng đáp ứng tất cả các nhu
cầu thiết yếu của người dân và thực sự bước vào thời kỳ phát triển
của một nền kinh tế tiêu dùng hiện đại trong thế kỷ XX. Với thu nhập
thực tế cao hơn, người Mỹ có khả năng chi tiêu cho một cuộc sống
vật chất và tinh thần đầy đủ hơn so với trước. Những người phải vay
nợ cũng tin tưởng rằng họ sẽ nhanh chóng có khả năng trả nợ trong
một tương lai gần. Tâm lý này cũng là động lực giúp nhiều người Mỹ
có tinh thần lao động tích cực hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế
Mỹ. Hàng triệu người Mỹ cho rằng “Giấc mơ Mỹ” là điều có thể trở
thành hiện thực. Đó không chỉ đơn giản là giấc mơ thoát nghèo mà là
niềm tin lớn rằng, bất cứ ai cũng có thể thành công và vươn cao trong
xã hội Mỹ nếu họ chăm chỉ và quyết tâm. Nước Mỹ thời kỳ này thực
sự là miền đất của những cơ hội và kỳ vọng lớn.
Thứ hai, sự vận động của xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu Chiến
tranh thế giới thứ hai (1945-1960) diễn ra mạnh mẽ trên nhiều
phương diện, trong đó nổi trội nhất là vấn đề nhà ở, phương tiện di
chuyển, thiết bị tiêu dùng và hình thức giải trí. Lần đầu tiên trong lịch

sử Mỹ diễn ra cuộc di cư lớn nhất từ thành phố đến các vùng ngoại vi
và hình thành nên những cộng đồng dân cư với kết cấu ngày một
đồng nhất. Sự di chuyển này cũng đánh dấu sự gia tăng của tầng lớp
trung lưu Mỹ. Dấu ấn của xu hướng tiêu dùng thời kỳ này là sự ra đời
của các khu dân cư đồng nhất, các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh và
sự phổ biến của những máy móc thiết bị cho một cuộc sống gia đình
hiện đại, giúp người Mỹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và giải trí hơn.

21


Sự tiện nghi của căn bếp là hình ảnh thể hiện mức sống, sự yên bình
và các giá trị gia đình được tôn vinh trong thập kỷ này trước những
căng thẳng ngày một leo thang của cuộc Chiến tranh lạnh. Sức mua
của thời kỳ này gia tăng một phần là do nhu cầu tiêu dùng của người
Mỹ khi bước vào một cuộc sống mới thời bình nhưng cũng một phần
là do sự phát triển của các yếu tố làm kích thích tiêu dùng. Trong đó,
TV đã trở thành công cụ quảng cáo hàng đầu của giới doanh nghiệp
Mỹ, làm thay đổi tư duy và hành động của hàng triệu người tiêu dùng
Mỹ. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự phát triển của phương thức mua
hàng bằng thẻ tín dụng và sự ra đời của các trung tâm mua sắm lớn
với nhiều hệ thống cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, sự gia tăng của một
thế hệ trẻ được sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên trong một thời điểm
đặc biệt của nước Mỹ với những giá trị hạnh phúc được đo bằng của
cải vật chất đã đưa nước Mỹ bước sang một cấp độ tiêu dùng mới.
Quan niệm của người Mỹ thập kỷ sau chiến tranh về một cuộc sống
hạnh phúc là có nhà ở ngoại ô, có gia đình, trẻ con và việc làm ổn
định, đã trở thành hiện thực.
Thứ ba, sự phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thời kỳ hậu
Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1960) cũng sớm bộc lộ những tác

động tiêu cực đến nước Mỹ trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, xã hội
tiêu dùng gia tăng chi tiêu đã dẫn đến vay nợ, mất cân đối về tài
chính và cuối cùng là dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ. Nền
kinh tế dựa chủ yếu vào tiêu dùng sẽ không có tình bền vững và
khiến nước Mỹ phải đứng trước một bài toán khó khi một mặt phải
duy trì tiêu dùng cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác là
luôn đứng trước nguy cơ sụp đổ khi tiêu dùng quá mức sẽ dẫn đến
tình trạng không có khả năng thanh toán và lãi suất ngày một cao. Xã

22


hội tiêu dùng đã góp phần tạo ra sự phân hóa tầng lớp ngày một lớn.
Kích thích tiêu dùng tạo ra tâm lý chi tiêu hướng thượng. Khi các
tầng lớp dưới có khả năng tiếp thu được những giá trị của các tầng
lớp trên thì tầng lớp trên lại tiếp tục thay đổi thói quen và phương
thức tiêu dùng nhằm duy trì khoảng cách xã hội và tạo sự khác biệt
với tầng lớp dưới. Xã hội tiêu dùng cũng làm con người mất cân bằng
trong cuộc sống khi phải làm việc nhiều hơn để chi trả cho các nhu
cầu mới ngày một lớn. Nhu cầu lao động từ nền kinh tế thị trường
làm giảm các tương tác trong gia đình và xã hội. Xã hội tiêu dùng
làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và tạo ra một xã hội lãng phí khi hàng
hóa được sử dụng và thay thế một cách nhanh chóng. Rác thải từ xã
hội tiêu dùng này nhanh chóng hủy hoại sức khỏe và môi trường
sống của con người và các loài động thực vật trong thiên nhiên.
Thứ tư, việc nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn từ năm
1945 đến năm 1960 gợi mở cho Việt Nam nhiều bài học quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập với xu thế phát
triển chung của thế giới. Với dân số gần 95 triệu người và đang trong
thời kỳ cơ cấu dân số vàng, sự phát triển dân số cùng quá trình dịch

chuyển dân cư vào các trung tâm đô thị lớn đang tạo ra những ảnh
hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại Việt Nam. Trong đó,
việc gia tăng lực lượng lao động và hộ gia đình hạt nhân sẽ kích thích
tiêu dùng. Nền kinh tế tiêu dùng sẽ trở thành một yếu tố lớn trong
tổng thể nền kinh tế. Bên cạnh đó, một tầng lớp mới có thu nhập cao
sẽ gia tăng ở Việt Nam và là lực lượng thúc đẩy tăng trưởng các mặt
hàng xa xỉ phẩm. Ảnh hưởng của thương mại hiện đại cũng tác động
đến phương thức tiêu dùng của Việt Nam khi người dân bắt đầu giảm
mua sắm hàng ngày tại các chợ truyền thống và bắt đầu mua khối

23


×